Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

KHDH Lịch sử bài 21 lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.48 KB, 14 trang )

Trường:
Tổ: Lịch sử
Ngày soạn: …/ …/2022

Họ và tên:

Ngày dạy: …/ …/2022
KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Bài 21: NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN
TRONG CÁC THẾ KỈ XVI – XVIII
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Sự sụp đổ của triều đại Lê sơ dẫn đến sự phát triển của các thế lực phong kiến và sự
ra đời của nhà Mạc.
- Nhà Mạc được thành lập và chiến tranh Nam – Bắc triều, chiến tranh Trịnh –
Nguyễn diễn ra trong thế kỉ XVI – XVIII dẫn đến sự chia cắt của đất nước
2. Về năng lực
2.1. Năng lực chung:
a. Năng lực tự học, tự chủ:
- Học sinh tự tìm tịi và nghiên cứu các tài liệu, tư liệu lịch sử có liên quan đến những
biến đổi của nhà nước phong kiến trong khoảng thời từ thế kỉ XVI – XVIII cụ thể là
sự sụp đổ của triều Lê sơ, nhà Mạc ra đời và các cuộc chiến tranh phong kiến nổ ra
khiến đất nước bị chia cắt thành 2 miền.
b. Năng lực giao tiếp và hợp tác:
- Thơng qua các hoạt động nhóm, phát vấn trình bày những hiểu biết về tình hình đất
nước trong các thế kỉ XVI – XVIII.
2.2. Năng lực lịch sử:



a. Năng lực tìm hiểu lịch sử:
- Nêu được những nội dung cơ bản về sự sụp đổ của nhà Lê sơ, sự ra đời của nhà Mạc
và các cuộc chiến tranh phong kiến thế kỉ XVI – XVIII.
- Khai thác và sử dụng lược đồ của cuộc chia cắt 2 miền đất nước, hình ảnh về triều
Lê – Trịnh.
b. Năng lực nhận thức và tư duy:
- Trình bày được sự suy sụp của triều Lê sơ, sự ra đời của nhà Mạc.
- Hiểu được nguyên nhân đất nước bị chia cắt.
3. Về phẩm chất:
- Yêu nước: bồi dưỡng ý thức xây dựng và bảo vệ đất nước thống nhất, nâng cao tinh
thần đoàn kết, ý thức dân tộc.
- Chăm chỉ: tìm tịi, học hỏi về những biến đổi của đất nước trong những thế kỉ XVI –
XVIII thông qua các tư liệu lịch sử, các tranh ảnh, lược đồ về triều Lê – Trịnh, đất
nước bị chia cắt, v.v.
- Trách nhiệm: ý thức bảo vệ, trân trọng cuộc sống hồ bình, đất nước thống nhất,
v.v.
- Trung thực: Lên án những hành động chống phá nhà nước, bồi dưỡng ý thức tôn
trọng sự thật lịch sử
- Nhân ái: biết yêu con người, yêu quê hương đất nước, cuộc sống hoà bình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
- Lược đồ về sự chia cắt đất nước
- Tranh ảnh, tranh vẽ về triều Lê – Trịnh
- Phiếu học tập
2. Đối với học sinh:


- Sưu tầm các tranh ảnh, lược đồ có liên quan đến bài học.
- Tài liệu tham khảo.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động khởi động (5 phút):
* Mục tiêu:
- Ôn tập nội dung bài học cũ, tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào tìm hiểu
bài mới.
- GV dẫn dắt vào bài học mới.
* Nội dung:
- HS hoạt động nhóm và tham gia trị chơi “chiếc ơ kì diệu” để bốc thăm và trả lời
đúng các câu hỏi.
* Sản phẩm:
* Cách thức thực hiện:
Hoạt động thầy – trò
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV tổ chức cho học sinh tham gia trị
chơi chiếc ơ kì diệu
- Thể lệ:
Cả lớp chia thành 4 đội lần lượt quay số
và trả lời câu hỏi trong con số vừa quay
được (câu hỏi có liên quan đến bài học
trước) trong thời gian 10s. Đội có đáp án
đúng sẽ nhận được +1đ và có 01 gợi ý
đặc biệt
- Hệ thống câu hỏi:
Câu 1: Phật giáo có vị trí đặc biệt quan
trọng và rất phổ biến vào thời nào?

Sản phẩm/ yêu cầu cần đạt
Câu
Đáp án
Gợi ý
1

B
Sông Gianh
2
C
Lê sơ
3
A
Nhà Mạc
4
C
Nam – Bắc triều
5
A
Lê – Trịnh
6
D
XVI - XVIII


A. Thời Hồ
B. Thời Lý – Trần
C. Thời Lê sơ
D. Thời Tiền Lê
Câu 2: Thời Lê sơ, tôn giáo nào được
nâng lên vị trí độc tơn?
A. Phật giáo
B. Đạo giáo
C. Nho giáo
D. Thiên chúa giáo
Câu 3: Việc thi cử để tuyển chọn người

tài cho đất nước được hoàn thiện và phát
triển dưới triều vua nào?
A. Lê Thánh Tông
B. Trần Nhân Tông
C. Lý Thái Tông
D. Lê Thái Tổ
Câu 4: Giáo dục Nho học có hạn chế gì?
A. Khơng tìm được nhân tài cho đất
nước
B. Khơng khuyến khích học hành thi cử
C. Khơng tạo điều kiện phát triển kinh tế
D. Chỉ có con em quan lại, dòng dõi quý
tộc mới đi học.
Câu 5: Hồn thành trích thơ sau:
……………., quan hầu đều biết chữ,
Thợ thuyền, con lại cũng ………………
(Thơ văn Lý – Trần)
A. Tướng võ, hay thơ
B. Tướng võ, biết văn
C. Quan lại, hay thơ


D. Tướng võ, hay văn
Câu 6: Cơng trình được xây dựng từ
cuối thế kỉ XIV, là điển hình của nghệ
thuật xây thành ở nước ta và ngày nay
được công nhận là Di sản văn hố thế
giới:
A. Hồng thành Thăng Long
B. Chùa Dâu

C. Kinh thành Huế
D. Thành nhà Hồ (Thanh Hoá)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ được
chuyển giao
- Các nhóm lần lượt chọn câu hỏi và trả
lời. Nếu trả lời đúng sẽ nhận được một
gợi ý đặc biệt.
Bước 3: Báo cáo nhiệm vụ
- HS trả lời câu hỏi, các đội khác lắng
nghe và bổ sung, giành quyền trả lời.
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá, kết
luận
- GV nhận xét câu trả lời của HS và dẫn
đáp án nếu HS trả lời đúng.
- Nhóm nào trả lời đúng sẽ được +1đ và
1 gợi ý.
- Dẫn dắt học sinh vào bài mới và nêu
nhiệm vụ nhận thức cho học sinh như
sau:
Như vậy, với những từ khoá trên đã gợi
cho các em điều gì?
+ Vào đầu thế kỉ XVI, cuộc khủng
hoảng chính trị đã làm cho triều Lê sơ


sụp đổ. Năm 1527, nhà Mạc được thành
lập. Chưa được bao lâu thì các cuộc
chiến tranh phong kiến đã nổ ra, đất
nước bị chia cắt làm hai với hai chính
quyền riêng biệt.

Để hiểu rõ hơn thì chúng ta sẽ bắt đầu
bài học hơm nay.
2. Hoạt động hình thành kiến thức (30 phút):
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự sụp đổ của triều Lê sơ. Nhà Mạc được thành lập
- Mục tiêu: HS trình bày được quá trình sụp đổ của triều Lê sơ và sự thay thế của nhà
Mạc với những đóng góp của triều Mạc đối với sự phát triển của đất nước.
- Nội dung: Học sinh làm việc cá nhân, nhóm để thực hiện thảo luận, trả lời các câu
hỏi của giáo viên
- Sản phẩm:
- Cách thức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS
Chuyển giao nhiệm vụ:

Yêu cầu cần đạt
1. Sự sụp đổ của triều Lê sơ. Nhà Mạc

- Giáo viên khái quát lại sự ra đời của được thành lập
nhà Lê sơ và yêu cầu học sinh làm việc - Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê sơ lâm vào
cặp đôi để trả lời các câu hỏi sau:

khủng hoảng suy yếu.

1) Tại sao triều đình nhà Lê suy sụp - Biểu hiện:
vào đầu thế kỉ XVI?

+ Các thế lực phong kiến nổi dậy tranh

2) Để củng cố đất nước, sau khi lên chấp quyền lực. Mạnh nhất là thế lực
nắm quyền thì nhà Mạc đã có những Mạc Đăng Dung.

động thái như thế nào?

+ Năm 1527, Mạc Đăng Dung phế truất

Thực hiện nhiệm vụ:

vua Lê, lập ra triều Mạc.

- Học sinh thảo luận cặp đơi

- Chính sách của triều Mạc:

- Tìm hiểu thơng tin trong SGK và trả + Nhà Mạc xây dựng chính quyền theo


lời câu hỏi

mơ hình cũ của nhà Lê

- Trong q trình HS thực hiện nhiệm + Tổ chức thi cử đều đặn
vụ, GV chú ý đến các HS để có thể gợi ý + Xây dựng quân đội mạnh
hoặc trợ giúp các em.

+ Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông

Báo cáo kết quả thực hiện:

dân

- GV cho HS tự nguyện phát biểu hoặc


 Những chính sách của nhà Mạc

gọi HS bất kì để trả lời câu hỏi theo yêu

bước đầu đã ổn định lại nhà nước.

cầu.

Do sự chống đối của cựu thần nhà Lê và

- HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng do chính sách cắt đất, thuần phục nhà
nghe và bổ sung.

Minh => nhân dân phản đối, nhà Mạc bị

Nhận xét, đánh giá và kết luận:

cô lập.

- GV nhận xét kết quả của HS và chốt lại
kiến thức
+ Sau khi thực hiện các biện pháp ngoại
giao cần thiết để xoa dịu nỗi nhục bại
trận của nhà Minh. Ngày 16 tháng 4 năm
Mậu Thân (1428), tại kinh thành Thăng
Long, Lê Lợi chính thức lên ngơi Hồng
đế, đặt niên hiệu là Thuận Thiên, khôi
phục quốc hiệu của nước nhà (vốn có từ
1054) là Đại Việt. Triều Hậu Lê chính

thức được dựng lên từ đó. Cuộc chiến
tranh giải phóng vĩ đại do Lê Lợi khởi
xướng và lãnh đạo đến đây kết thúc.
Triều đại Lê sơ được đánh giá là một
triều đại thịnh trị trong lịch sử phong
kiến Việt Nam với bộ máy nhà nước
hoàn chỉnh, giáo dục thi cử đạt đến giai
đoạn cực thịnh của giáo dục thi cử
phong kiến. Kinh tế được khôi phục và
phát triển, kinh đô Thăng Long thực sự


là đô thị sầm uất song từ đầu thế kỉ XVI
nhà Lê sơ lâm vào khủng hoảng, suy
sụp.
+ Nguyên nhân: Vua, quan chỉ lo ăn chơi
xa xỉ, không quan tâm đến triều chính và
nhân dân. Địa chủ ra sức chiếm đoạt
ruộng đất, bóc lột nơng dân. Một số thế
lực phong kiến cũng họp quân, đánh
nhau, tranh chấp quyền hành. Nổi trội
hơn cả là thế lực của Mạc Đăng Dung.
- GV kể về nhân vật Mạc Đăng Dung
(1483 – 1541)
+ Mạc Đăng Dung (1483 – 1541) quê ở
làng Cổ Trai, Nghi Dương, Hải Phịng.
Vốn xuất thân từ nghề chài lưới, có sức
khoẻ, đánh vật giỏi, thi đậu đô lực sĩ
được tuyển vào đội Túc vệ. Nhờ có sức
khoẻ, cương trực, lập được nhiều công

lớn trong việc dẹp yên xung đột giữa các
đại thần nên nhanh chóng được thăng
quan, tiết chức. Ơng từng làm đến chức
Thái phó, Tiết chế 13 đạo quân thuỷ bộ,
có thế lực lớn trong triều đình.
+ Trong bối cảnh nhà Lê suy yếu, bất
lực, Mạc Đăng Dung đã phế truất vua Lê
và thành lập triều Mạc.
+ Sau khi lên trị vì, nhà Mạc đã xây
dựng lại chính quyền theo mơ hình cũ
của nhà Lê, tổ chức lại thi cử đều đặn để
tuyển quan lại. Đồng thời, nhà Mạc cũng
cố gắng giải quyết vấn đề ruộng đất, tạo


điều kiện ổn định lại đất nước. Nhà Mạc
tập trung xây dựng một đạo quân thường
trực mạnh để đối phó với mọi tình hình
có thể xảy ra. Tuy nhiên, do chính sách
cắt đất thần phục nhà Minh, và bị các
quan lại nhà Lê sơ chống đối, nhà Mạc
dần bị cô lập.
Hoạt động 2: tìm hiểu tình hình đất nước bị chia cắt
Mục tiêu: HS dựa vào những hình ảnh, lược đồ; hiểu và trình bày được nguyên nhân
dẫn đến sự chia cắt đất nước trong các thế kỉ XVI – XVII.
Nội dung: Học sinh hoạt động nhóm, quan sát hình ảnh và thảo luận trả lời các câu
hỏi.
Sản phẩm:
Cách thức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Chuyển giao nhiệm vụ:

Yêu cầu cần đạt
2. Đất nước bị chia cắt

- GV yêu cầu học sinh chia thành 2 * Chiến tranh Nam – Bắc triều
nhóm, thảo luận và trả lời các câu hỏi:

- Cựu thần nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn

+ Nhóm 1 (tổ 1, 2): Nguyên nhân của Kim đã quy tụ lực lượng chống Mạc
cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều vào thế “Phù Lê diệt Mạc”  thành lập chính
kỉ XVI? Kết quả?

quyền ở Thanh Hố gọi là Nam triều,

+ Nhóm 2 (tổ 3, 4): Nguyên nhân dẫn tới đối đầu nhà Mạc ở Thăng Long – Bắc
chiến tranh Đàng Trong – Đàng Ngoài? triều.
Hậu quả của cuộc chiến tranh?

- 1545 – 1592 chiến tranh Nam Bắc

Thực hiện nhiệm vụ:

triều bùng nổ => Nhà Mạc bị lật đổ, đất

- HS chia nhóm và tìm hiểu thơng tin nước thống nhất.
trong SGK, trả lời câu hỏi

* Chiến tranh Trịnh – Nguyễn


Báo cáo kết quả hoạt động:

- Ở Thanh Hoá, Nam tiều vẫn tồn tại

- GV cho HS tự nguyện hoặc kêu bất kì những quyền lực nằm trong tay họ
một số HS trả lời câu hỏi

Trịnh.


- Các HS khác lắng nghe, bổ sung

- Ở Mạn Nam: họ Nguyễn cắt cứ xây

Đánh giá, nhận xét, kết luận:

dựng chính quyền riêng

- GV nhận xét kết quả của HS và chuẩn - 1627, họ Trịnh đem quân đánh họ
hoá kiến thức.

Nguyễn, chiến tranh Trịnh Nguyễn bùng

+ Nhà Mạc ra đời trong bối cảnh chiến nổ.
tranh phong kiến bùng nổ. Tuy bước đầu - Kết quả: 1672, hai bên giảng hồ, lấy
có góp phần ổn định lại xã hội nhưng trở sông Gianh làm giới tuyến => đất nước
thành nguyên cớ gây nên chiến tranh bị chia cắt.
Nam – Bắc triều.
+ Bộ phận cựu thần nhà Lê gắn bó với sự

nghiệp giải phóng đất nước của cha ơng,
khơng chấp nhận nền thống trị của nhà
Mạc, không phục họ Mạc => đã nổi lên ở
Thanh Hoá – quê hương của nhà Lê để
chống lại nhà Mạc => Chiến tranh Nam –
Bắc triều.
+ Nhà Mạc khơng cịn được ủng hộ, vì
vậy bị lật đổ, phải chạy lên Cao Bằng.
Đất nước thống nhất. Không lâu sau ở
Nam triều, quyền hành nằm trong tay họ
Trịnh (Trịnh Kiểm) đã hình thành một thế
lực cát cứ ở mạn Nam – thế lực họ
Nguyễn. Một cuộc chiến tranh phong
kiến mới lại bùng nổ. Chiến tranh Trịnh –
Nguyễn.
+ Gv khái quát về chiến tranh Trịnh –
Nguyễn và sử dụng bản đồ đất nước bị
chia cắt để học sinh nhận thức rõ hơn.
+ Cuối TK XVI, Nam triều chuyển về
Thăng Long nhưng quyền lực khơng cịn
tập trung trong tay vua Lê như trước mà


chuyển sang họ Trịnh. Phía nam họ
Nguyễn xây dựng cho mình chính quyền
riêng đối đầu với họ Trịnh ở Đàng Ngoài.
+ Trong lực lượng phù Lê: đứng đầu là
Nguyễn Kim. Nhưng từ khi Nguyễn Kim
chết, con rể Trịnh Kiểm đã tiếp tục sự
nghiệp “phù Lê diệt Mạc”. Để thao túng

quyền lực vào tay họ Trịnh, Trịnh Kiểm
giết Nguyễn Uông (con cả Nguyễn Kim).
Trước tình hình đó, người con thứ của
Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng xin cho
vào trấn thủ đất Thuận Hố. Từ đó, cơ
nghiệp họ Nguyễn ở mạn Nam dần được
xây dựng, tách khỏi sự lệ thuộc họ Trịnh
ở Đàng Ngoài.
+ 1627 – 1672, chiến tranh Trịnh –
Nguyễn bùng nổ, khơng phân được thắng
bại, hai bên giảng hồ, chia cắt đất nước
làm 2: Đàng Trong – Đàng Ngồi, lấy
sơng Gianh (Quảng Bình) làm giới tuyến.

Bản đồ đất nước bị chia cắt
3. Hoạt động luyện tập (5 phút)


- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hoá lại kiến thức mà HS được đã tiếp thu được ở
hoạt động khám phá về sự biến đổi của tình hình đất nước từ thế kỉ XVI -XVIII.
- Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Mảnh ghép. HS chọn một mảnh ghép
bất kì và trả lời câu hỏi trong mảnh ghép ấy.
- Sản phẩm:
- Cách thức thực hiện:
Hoạt động thầy – trò
Chuyển giao nhiệm vụ:

Yêu cầu cần đạt
Đáp án:


- GV cho HS tham gia trò chơi Mảnh 1. C
ghép, HS chọn mảnh ghép bất kì và trả 2. C
lời câu hỏi được đề ra trong mảnh ghép 3. B
để tìm ra điều bí ẩn sau những mảnh 4. B
ghép ấy.
+ Câu 1: Trong bối cảnh nhà Lê suy
yếu, bất lực, ai là người đã phế truất
vua Lê và thành lập triều Mạc?
A. Mạc Đĩnh Chi
B. Lê Chiêu Thống
C. Mạc Đăng Dung
D. Trịnh Kiểm
+ Câu 2: Kết quả của cuộc chiến tranh
Nam – Bắc triều (1545 - 1592)
A. nhà Lê bị sụp đổ
B. chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ
C. nhà Mạc bị lật đổ
D. Trịnh Kiểm thao túng quyền lực
+ Câu 3: Từ năm 1527 đến 1592, đất
nước ta diễn ra cục diện: Nam – Bắc
triều. Đó là cuộc tranh giành quyền
lực giữa các phe phái đối lập nào?

Mảnh ghép: Thành nhà Mạc (Lạng Sơn).


A. Lê (Nam triều) – Trịnh (Bắc triều)
B. Mạc (Nam triều) – Mạc (Bắc triều)
C. Lê, Trịnh (Nam triều) – Mạc (Bắc
triều)

D. Mạc (Nam triều) – Trịnh (Bắc triều)
+ Câu 4: Vào thế kỉ XVII, đâu là giới
tuyến chia cắt đất nước thành hai
miền: Đàng Trong và Đàng Ngồi.
A. Sơng Bến Hải – vĩ tuyến 16
B. Sông Gianh – vĩ tuyến 16
C. Sông Gianh – vĩ tuyến 17
D. Sông Bến Hải – vĩ tuyến 17
Mảnh ghép: Đây là đâu?
Thực hiện nhiệm vụ:
- HS hệ thống lại kiến thức đã học ở
hoạt động khám phá để trả lời được các
câu hỏi ở mảnh ghép.
Báo cáo kết quả thực hiện:
- HS lựa chọn một ơ bất kì và trả lời câu
hỏi
- HS khác lắng nghe và bổ sung
Đánh giá, nhận xét, kết luận:
GV nhận xét, chốt kết quả cho HS.
4. Hoạt động vận dụng và mở rộng (5 phút):
Mục tiêu: nhằm vận dụng kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội để giải quyết
những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.
Nội dung: học sinh chia nhóm vẽ sơ đồ tư duy về những biến đổi của tình hình đất
nước từ thế kỉ XVI – XVIII.
Sản phẩm: sơ đồ tư duy
Cách thức thực hiện:


Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS làm việc nhóm vẽ sơ đồ tư duy, hệ thống
kiến thức đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.

Thực hiện nhiệm vụ: HS chia nhóm và thực hiện nhiệm vụ được giao.
Báo cáo kết quả: Các nhóm trình bày sản phẩm. Các nhóm khác lắng nghe, quan sát
và nhận xét.
Đánh giá, nhận xét, kết luận: GV nhận xét những sản phẩm của các nhóm.
5. Dặn dị:
- Học bài (mục 1,2)
- Đọc thêm (mục 3,4)
- Chuẩn bị trước bài 22.



×