Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng việc ra quyết định đạo đức của kiểm toán viên tại các doanh nghiệp kiểm toán việt nam p2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.6 KB, 9 trang )

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

Trong chương này, trình bày hệ thống hóa khái niệm giúp hướng dẫn việc khảo sát

tìm kiếm các vấn đề đã nghiên cứu ở nước ngoài và tại Việt Nam, phân tích và đánh
giá nhằm đưa ra định hướng vấn đề tiếp tục nghiên cứu. Tìm kiếm cơ sở lý luận
phục vụ đề xuất mơ hình nghiên cứu và hình thành các giả thuyết nghiên cứu.
2.1

Tổng quan khái niệm

Tổng quan khái niệm giúp làm sáng tỏ hơn về đề tài và vấn đề nghiên cứu đã đặt ra

trong Phần 1.1, đồng thời làm cơ sở cho việc tìm kiếm khảo sát những nghiên cứu
liên quan.
2.1.1

Ra quyết định đạo đức kiểm toán

Theo Duffy và cộng sự (2002), ra quyết định là quá trình đưa ra lựa chọn đúng đắn

từ các thơng tin khác nhau có liên quan và có thể thay thế nhau. De Janasz và cộng

sự (2002) cho rằng, xem xét các giá trị đạo đức là một trong những tiêu chí quyết
định đúng đắn. Và với Trevino (1986); Jones (1991), quyết định đạo đức là một
quyết định được công chúng chấp nhận cả về mặt pháp lý và đạo đức.

Trong lĩnh vực kiểm toán, Pairat và cộng sự (2009) cho rằng, ra quyết định về đạo
đức là quá trình và lý trí của KTV để lựa chọn quyết định tốt nhất từ các phương án


thay thế khác nhau sau khi xem xét đúng hướng các yếu tố như đạo đức, nhân cách,

phẩm chất tốt bất cứ khi nào gặp tình huống khó xử về đạo đức. Theo Fahimeh và
cộng sự (2013), việc ra quyết định dựa trên đạo đức giúp KTV đối diện được với
việc đưa ra lựa chọn khó khăn khi gặp tình huống khó xử về đạo đức, một tình

huống mà khơng có câu trả lời đúng hay sai rõ ràng. Theo Johari và cộng sự (2017),

việc tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp của KTV có thể gặp những nguy cơ

như: tư lợi, tự kiểm tra, tự bào chữa, quen biết và đe dọa. Bất kỳ nguy cơ nào trong
số này đều cần được xem xét nghiêm túc vì nó có thể ảnh hưởng đến quá trình ra
quyết định về đạo đức của KTV.

5


2.1.2

Tình huống khó xử về đạo đức

Theo Arnold cộng sự (1991), khả năng xác định và tham gia vào các hành vi đạo
đức hoặc phi đạo đức là cơ bản đối với bất kỳ nghề nào. Các quyết định mà KTV

đưa ra có thể đối diện với tình huống khó xử về đạo đức khi thực hiện cuộc kiểm

tốn, đó là quyết định phải thực hiện khi xử lý các vấn đề liên quan đến thơng tin tài
chính của khách hàng hoặc tổ chức, được tìm thấy trong quá trình kiểm tốn báo
cáo tài chính (BCTC). Theo Naslmosavi và cộng sự (2015), áp lực tình huống khó


xử về đạo đức thường do mối đe dọa tinh thần hoặc thực tế đối với mối quan hệ tài
chính trong tương lai giữa KTV và đối tượng kiểm toán.
2.1.3

Đạo đức nghề nghiệp kiểm toán

Theo Collste (2012), ĐĐNN bắt nguồn từ sự phản ánh đạo đức trong công việc dựa

trên thực tiễn của một nghề. Theo John và cộng sự (2013), tầm quan trọng của
ĐĐNN là: bảo vệ khách hàng và các chuyên gia, cung cấp các hướng dẫn về ứng xử

có thể chấp nhận được, nâng cao trình độ nhận thức và ý thức về các vấn đề, nâng

cao bản lĩnh nghề nghiệp và làm rõ lý tưởng và trách nhiệm của nghề nghiệp. Theo
Okezie (2016), ĐĐNN có thể được coi là việc thực hiện các quy tắc, chuẩn mực đạo

đức, văn hóa tổ chức và của chính một nghề cụ thể. Nhiều nguyên tắc và chuẩn mực

nghề nghiệp áp dụng cho ĐĐNN của kế toán viên và KTV để hỗ trợ thực hành ra
quyết định của họ đã được phát triển khi đối diện với các vấn đề khó xử về đạo đức.
2.2

Những nghiên cứu liên quan và vấn đề tiếp tục nghiên cứu

2.2.1 Những nghiên cứu liên quan

Nghiên cứu và đánh giá về các yếu tố quyết định và quan trọng trong việc ra quyết
định về đạo đức, Loe và cộng sự (2000) đã nhận định những yếu tố liên quan đến cá

nhân người ra quyết định như: giới tính, tuổi tác, kinh nghiệm, quốc tịch,... và

những yếu tố khác như: tổ chức, môi trường làm việc, nghề nghiệp,...

Nghiên cứu về ảnh hưởng đến hành vi đạo đức hoặc việc ra quyết định về đạo đức
của KTV, Francis và cộng sự (2004) đã cho rằng liên quan đến các yếu tố bên ngoài

6


như: thông tin nhận được, các chuẩn mực xã hội, đạo đức, luân lý và các yếu tố bên
trong như: đặc điểm cá nhân, tính cách, giá trị, tình cảm và trí tuệ.

Nghiên cứu về tính độc lập của quá trình ra quyết định về đạo đức kiểm tốn,

Negina và cộng sự (2017) cho rằng, tính độc lập của các KTV tham gia nghiên cứu
không bị ảnh hưởng, mặc dù phải đối diện với các tình huống đe dọa tính liên tục

của họ trong việc nhận các nhiệm vụ trong tương lai từ khách hàng, các KTV vẫn

có thể duy trì sự độc lập của họ, với thái độ bảo tồn và cần thiết để duy trì sự tín
nhiệm. Ngồi ra, khơng có sự khác biệt đáng kể nào liên quan đến tính độc lập của

đạo đức và phẩm chất đạo đức KTV, bất kể khi áp lực công việc của họ ở mức độ
như thế nào.

Nghiên cứu về cam kết đạo đức và chất lượng kiểm toán của KTV nhà nước,

ZhuKun và cộng sự (2017) phát hiện ra rằng sức mạnh của cam kết đạo đức của
KTV có liên hệ nghịch đảo với hành vi giảm chất lượng kiểm tốn. Ngồi ra, khi

nhiệm kỳ của KTV tăng lên, cam kết đạo đức trở nên hiệu quả hơn trong việc giảm

sự xuất hiện giảm chất lượng kiểm toán.

Nghiên cứu về việc KTV đối diện với các tình huống khó xử về đạo đức, Christelle
và cộng sự (2016) cho rằng, đào tạo làm tăng khả năng xác định một tình huống khó
xử về đạo đức.

Nghiên cứu về ảnh hưởng của giá trị cá nhân, triết lý đạo đức và văn hóa đạo đức tổ

chức đối với hành động và sự chấp nhận của KTV đối với rối loạn chức năng hành

vi, Sanda và cộng sự (2018) cho rằng, KTV có triết lý đạo đức tương đối sẽ có xu
hướng chấp nhận rối loạn chức năng hành vi, trong khi KTV theo thuyết duy tâm sẽ
có xu hướng từ chối hành vi đó. Văn hóa đạo đức tổ chức và giá trị cá nhân của việc

tự nâng cao được phát hiện có ảnh hưởng đến sự chấp nhận của KTV đối với rối
loạn chức năng hành vi. Tuy không nghiên cứu trực tiếp về ĐĐNN kiểm toán,
nhưng nghiên cứu về ĐĐNN và ảnh hưởng từ các yếu tố giá trị cá nhân và giá trị tổ

chức, Lê Thị Thanh Xuân và cộng sự (2015) nhận xét rằng, các yếu tố giá trị cá

7


nhân và giá trị tổ chức có ảnh hưởng tích cực đến ĐĐNN, trong đó chính sách của
tổ chức đối với các hành vi đạo đức có ảnh hưởng quan trọng nhất.
2.2.2 Vấn đề tiếp tục nghiên cứu

Những nghiên cứu gần đây được khảo sát cho thấy, các tác giả đã xem xét và đánh
giá các nhân tố/yếu tố như tổng hợp trong Bảng 2.1


Bảng 2.1 Tổng hợp các yếu tố/nhân tố từ các nghiên cứu gần đây.
Negina và
ZhuKun và
Sanda và
Lê Thị Thanh Christelle và
cộng sự
cộng sự
cộng sự
Xuân và cộng
cộng sự
(2017)
(2017)
(2018)
sự (2015)
(2016)
Tính độc lập
của các KTV
Cam kết đạo
đức của KTV
Nhận thức của Triết lý đạo
KTV
đức của KTV
Hình phạt
Sự
khen
thưởng, trừng
phạt
Nhiệm kỳ của
KTV
Văn hóa đạo

đức của tổ
chức
Chính
sách
của tổ chức
Giá trị cá nhân
Đào tạo

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Xét tổng thể các nghiên cứu được khảo sát ở trên thì, các nghiên cứu đã xem xét và
đánh giá các nhân tố: đặc điểm, giá trị cá nhân (tuổi tác, kinh nghiệm); môi trường

làm việc (chính sách của tổ chức, văn hóa tổ chức); nhận thức cá nhân (cam kết
nghề nghiệp, triết lý đạo đức); tập quán (quốc tịch), nguyên tắc đạo đức nghề

nghiệp (tính độc lập); đào tạo về đạo đức kiểm toán. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã

8


được tiến hành với mục tiêu, phương pháp, đối tượng khác nhau. Và mơ hình của
các nghiên cứu cũng khác nhau nên Tác giả khó chọn lựa được mơ hình phù hợp từ
các nghiên cứu này để áp dụng.

Mối liên hệ liên quan đến môi trường làm việc trong tổ chức và nhận thức của cá
nhân ở trên khá gần với định nghĩa về môi trường đạo đức của Schneider (1975), đó
là: “Mơi trường đạo đức là những nhận thức ổn định, có ý nghĩa về mặt tâm lý mà

một cá nhân nắm giữ liên quan đến các thủ tục và chính sách đạo đức trong tổ chức

và bộ phận của mình”. Hơn nữa, mơi trường kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa ở

Việt Nam, hoạt động của DNKT và hành vi của KTV được hướng dẫn và điều
chỉnh bởi pháp luật và những quy định liên quan.

Những gợi mở này giúp cho Tác giả có định hướng nghiên cứu xem các khía cạnh

là: pháp luật và qui định nghề nghiệp, môi trường làm việc tại DNKT, nhận thức
của KTV có ảnh hưởng đến việc ra quyết định về đạo đức của KTV tại các DNKT
Việt Nam hay không.
2.3

Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

2.3.1 Mơ hình nghiên cứu

Định hướng nghiên cứu tại phần 2.2.2, dựa trên định nghĩa về mơi trường đạo đức

của Schneider (1975), các khía cạnh nghiên cứu được nhận diện là: môi trường làm
việc tại DNKT và nhận thức của KTV. Để mở rộng cho nghiên cứu khía cạnh luật

và qui định nghề nghiệp, cần thiết có khung lý thuyết phù hợp và bao quát được tất
cả các khía cạnh nghiên cứu này.

Lý thuyết mơi trường làm việc có đạo đức do Victor và cộng sự (1988) đề xuất đã
có nhiều nghiên cứu dựa vào đó để giải thích và đánh giá mối liên hệ giữa môi

trường đạo đức và hành vi đạo đức. Lý thuyết này được hình thành sau một loạt các

nghiên cứu thực nghiệm và kết quả chứng minh sự tồn tại năm chiều hướng mơi

trường làm việc có đạo đức, đó là: (a) Luật và quy định, biểu thị mức độ mà nhân
viên tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Chính phủ, các quy định chun mơn
của tổ chức nghề nghiệp; (b) Các quy tắc, biểu thị mức độ mà nhân viên tuân thủ
9


nghiêm ngặt các quy tắc và nhiệm vụ của tổ chức hoặc đơn vị của họ; (c) Quan tâm,

biểu thị mức độ đặc trưng những người lao động tại nơi làm việc quan tâm chân

thành đến hạnh phúc của nhau; (d) Phương tiện, biểu thị mức độ mà nhân viên được
thúc đẩy bởi lợi ích cá nhân; và (e) Độc lập, biểu thị mức độ mà nhân viên dự kiến
sẽ được hướng dẫn bởi niềm tin đạo đức cá nhân của họ.

Shacklock và cộng sự (2013) đã áp dụng lý thuyết mơi trường làm việc có đạo đức
của Victor và cộng sự (1988) vào nghiên cứu thực nghiệm “Hiệu quả bản thân như

một biến số can thiệp giữa môi trường làm việc có đạo đức và việc ra quyết định”,

mơ hình nghiên cứu biểu thị như Hình 2.1, các biến độc lập tác động đến cá nhân
người được khảo sát dự đốn là khơng tn thủ một định hướng hoặc tình huống phi
đạo đức.

Hình 2.1 Mơ hình của Shacklock và cộng sự (2013)

Mơ hình nghiên cứu của Shacklock và cộng sự (2013) khá phù hợp để Tác giả đề

xuất mô hình nghiên cứu, vì có sự liên hệ đến việc ra quyết định đạo đức và hướng
nghiên cứu của họ với các nhân tố có sự tiếp cận với các chiều hướng mơi trường
làm việc có đạo đức của Victor và cộng sự (1988). Các chiều hướng môi trường làm


việc có đạo đức mà Tác giả có thể áp dụng cho nghiên cứu gồm: Luật và quy định,

10


các quy tắc, phương tiện và độc lập. Vì vậy, Tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu
gồm các nhân tố như trong Hình 2.2

Hình 2.2 Mơ hình nghiên cứu Tác giả đề xuất

2.3.2 Giả thuyết nghiên cứu

Để triển khai mơ hình nghiên cứu, Tác giả phát triển các giả thuyết liên quan đến
các nhân tố của mơ hình dựa trên một số cơ sở lý thuyết dưới đây.

Việc xử lý các vấn đề xã hội bằng pháp luật và lý giải việc điều chỉnh hành vi của
con người trên cơ sở những phương pháp luận liên quan. Theo Marian (2011), quy

định xuất hiện dưới hình thức can thiệp của nhà nước, được thực thi bởi các cơ quan
chuyên môn nhằm kiểm soát hành vi của các doanh nghiệp và các hoạt động cá
nhân khác. Boshoff và cộng sự (2011) cho biết, các lực lượng bên ngoài như: áp lực

cạnh tranh, nhu cầu nguồn lực, điều kiện kinh tế, thể chế chính trị và xã hội và
nhiều bên liên quan đồng thời ảnh hưởng đến hành vi đạo đức của cá nhân.

Theo Herzberg (1959) đề cập về hành vi tổ chức thì, các động cơ như: thành tích, tự

làm việc, trách nhiệm, tăng trưởng hay tiến bộ được thúc đẩy bởi: (a) các yếu tố bên


ngồi như: tiền, cơng nhận thành tích, sự cạnh tranh, các mệnh lệnh của người khác;
(b) các cơ chế tâm lý như: thử thách, hưởng thụ, làm giàu cá nhân, quan tâm, tự xác

định; (c) sự tự nhận thức như: có thể làm điều gì đó vì nó dẫn đến một kết quả riêng

biệt, mong đợi cái gì đó nhận được từ bên ngồi, nói đến làm điều gì đó vì nó vốn
11


thú vị hoặc phần thưởng thú vị bên trong. Ngược với động cơ là sự bất mãn thì tác
động bởi: chính sách và phương thức quản lý doanh nghiệp, sự giám sát, mối quan
hệ giữa các cá nhân, điều kiện làm việc, tiền lương, địa vị, sự an toàn.

Betz và cộng sự (1981) phát biểu rằng, hiệu quả bản thân như một biến số ảnh

hưởng đến hành vi của quyết định nghề nghiệp và điều chỉnh nghề nghiệp. Bandura
(1989) nói rằng, hiệu quả của bản thân đã được chứng minh ảnh hưởng trực tiếp đến

hành vi là KTV có đạo đức hoặc phi đạo đức. Bakre (2007) thì cho rằng, người có

tính chính trực được cho là hành động với các giá trị đạo đức và không thể đi lệch
hướng khi có tình huống tiêu cực cần xử lý.

Từ các dẫn luận trên, Tác giả đề xuất các giả thuyết về mối quan hệ giữa biến phụ
thuộc và biến độc lập trong mơ hình như sau:

H1: Luật và quy định nghề nghiệp không ảnh hưởng đáng kể đến việc ra quyết định
đạo đức của KTV tại các DNKT Việt Nam.

H2: Môi trường làm việc tại DNKT không ảnh hưởng đáng kể đến việc ra quyết

định đạo đức của KTV tại các DNKT Việt Nam.

H3: Nhận thức của KTV không ảnh hưởng đáng kể đến việc ra quyết định đạo đức
của KTV tại các DNKT Việt Nam.

12


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương này Tác giả đã hệ thống hóa các khái niệm như: ra quyết định đạo đức, tình

huống khó xử về đạo đức, đạo đức nghề nghiệp kiểm toán. Kết quả khảo sát các
nghiên cứu trước đã gợi mở cho Tác giả xác định hướng nghiên cứu về luật và qui

định nghề nghiệp, môi trường làm việc, nhận thức của KTV ảnh hưởng đến việc ra

quyết định về đạo đức của KTV tại các DNKT Việt Nam. Tác giả đề xuất mơ hình
nghiên cứu dựa trên mơ hình nghiên cứu của Shacklock và cộng sự (2013) và phát
triển các giả thuyết của mơ hình.

13



×