Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

BÁO cáo THỰC tập – MARKETING

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.47 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
KHOA THƯƠNG MẠI
----------o0o----------

BÀI TIỂU LUẬN NHÓM

NGÀNH: KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Tên đề tài:
TƯƠNG TAI CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
KHI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
BLOCKCHAIN VÀ TIỀN ĐIỀN ĐIỆN TỬ
(CRYPTOCURRENCIES)

GVHD: NGUYỄN HỒNG HẢI

TP .Hồ Chí Minh – năm 2021


DANH SÁCH THÀNH VIÊN TRONG NHĨM

STT

HỌC VÀ TÊN

MSSV

1

Nguyễn Hồng Ánh


197QT27901

2

Lê Thụy Thùy Trang

197TM29679

3

Bùi Dương Kim Phượng

197TM19531

4

Nguyễn Bảo Ngọc

197TM19412

5

Nguyễn Quốc Nhân

197TM06744

2


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BLOCKCHAIN VÀ TIỀN ĐIỆN TỬ
(CRYPTOCURRENCIES) ............................................................................................... 6
1.1 SƠ LƯỢC VỀ BỐI CẢNH TRƯỚC KHI BLOCKCHAIN VÀ CRYPTO
CURRENCY XÂM NHẬP VÀO THỊ TRƯỜNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ. ............. 6
1.2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ BLOCKCHAIN ........................................................... 6

1.3

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TIỀN ĐIỆN TỬ (CRYPTOCURRENCIES) .............. 7

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆN TẠI CỦA BLOCKCHAIN VÀ
CRYPTOCURRENCY TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ....................................... 8
2.1 NGUYÊN LÝ VẬN HÀNH CỦA BLOCKCHAIN VÀ CRYPTO TRÊN THỊ
TRƯỜNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ THẾ GIỚI. ........................................................ 8
2.1.1

Khái niệm sổ cái (ledger) trong Cryptocurrency ............................................ 8

2.1.2

Xác thực giao dịch Cryptocurrency trên Blockchain ...................................... 8

2.1.3

Cách vận hành của Cryptocurrency trên Blockchain ...................................... 8

2.1.4


Hình thức giao dịch ......................................................................................... 9

2.2

ỨNG DỤNG THỰC TIỄN CỦA BLOCKCHAIN ............................................... 9

2.2.1

Thanh toán trực tuyến ..................................................................................... 9

2.2.2

Truy xuất nguồn gốc ..................................................................................... 10

2.3

SWOT .................................................................................................................. 11

2.3.1

Strengths (điểm mạnh) .................................................................................. 11

2.3.2

Weaknesses (điểm yếu) ................................................................................. 12

2.3.3

Opportunities (cơ hội) ................................................................................... 12


2.3.4

Threats (thách thức) ...................................................................................... 12

CHƯƠNG 3: SỰ CHUYỂN ĐỔI CỦA BLOCKCHAIN VÀ CRYPTO ĐẾN THỊ
TRƯỜNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG TƯƠNG LAI. .................................. 14
3.1 SỰ ĐỔI MỚI CỦA THỊ TRƯỜNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ KHI
BLOCKCHAIN VÀ CRYPTO CURRENCY THÂM NHẬP. ..................................... 14
3.2 DỰ ĐOÁN XU HƯỚNG CỦA BLOCKCHAIN TRONG THỊ TRƯỜNG
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG TƯƠNG LAI. ..................................................... 15
3


3.3 DỰ ĐOÁN XU HƯỚNG CRYPTO TRONG THỊ TRƯỜNG THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ TRONG TƯƠNG LAI ................................................................................. 16
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 17
DANH MỤC THAM KHẢO .......................................................................................... 18

4


MỞ ĐẦU
Blockchain đang là chủ đề vơ cùng nóng trên tồn cầu hiện nay. Nó cùng với Bitcoin
và Cryptocurrencies trở thành đề tài bàn luận rất nhiều trên các trang mạng xã hội và trong
những cuộc trò chuyện của mọi người. Blockchain là một xu hướng công nghệ mới đang
nhận được khá nhiều sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trong chuỗi cung ứng, công nghệ này giúp làm cho các hệ thống minh bạch, mạnh mẽ và
ít phụ thuộc hơn vào các bên trung gian nhờ việc truy xuất nguồn gốc một cách rõ ràng, dễ
dàng hơn. Trên thế giới đã có một số công ty tiên phong ứng dụng công nghệ này vào hoạt

động của họ, và nó đã làm thay đổi mạnh mẽ trong ngành thương mại điện tử.
Vì vậy, đề tài tiểu luận của chúng em sẽ phân tích cụ thể Blockchain thực chất là
gì? Nó được ứng dụng vào thực tiễn như thế nào và sự chuyển đổi của công nghệ blockchain
và crypto đến thị trường thương mại điện tử trong tương lai ra làm sao. Bài tiểu luận này
của chúng em sẽ làm rõ những điều đó.

5


CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ BLOCKCHAIN
VÀ TIỀN ĐIỆN TỬ (CRYPTOCURRENCIES)
1.1
SƠ LƯỢC VỀ BỐI CẢNH TRƯỚC KHI
BLOCKCHAIN VÀ CRYPTO CURRENCY XÂM NHẬP
VÀO THỊ TRƯỜNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.
Năm 2008, trước sự chứng kiến của thế giới về thương vụ chấn động lịch sử mang
tên "bong bóng nhà đất". Thị trường bất động sản giao động mạnh và ln trong tình trạng
"sốt" giá, bắt buộc Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) phải bơm tiền vào cứu trợ dẫn đến
cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Và với những hệ lụy sau đó, lịng tin của người dân vào
những đồng tiền chính phủ bắt đầu suy giảm. Người ta bắt đầu nghi vấn về những đồng
tiền này. Và đây chính là thời điểm hoàn hảo nhất cho sự xuất hiện của một loại tiền tệ mới
gọi là cryptocurrency.
Sự xuất hiện của cryptocurrency cũng được xem như một liều thuốc an thần nhất thời. Dưới
đây là những cột mốc đáng quan tâm của đồng tiền mã hóa này:







Phiên bản đầu tiên của cryptocurrency - Bitcoin bắt đầu được thiết kế từ 2007 và
tên miền bitcoin.org được đăng ký vào ngày 18 tháng 8 năm 2008.
Giao dịch Bitcoin đầu tiên được thực hiện vào ngày 12 tháng 1 năm 2009, ngay khi
phần mềm Bitcoin được phát hành lần đầu.
Năm 2010 - năm Pizza khi một lập trình viên tại Florida là người đầu tiên đã mua
được một món hàng thật sự bằng Bitcoins khi bỏ ra 10,000 Bitcoins để đổi lấy 2 hộp
pizzas.
Một năm sau vụ crash vào 2011, Bitcoin bắt đầu vững chắc và đã bắt đầu xuất hiện
những sự kiện đầu tiên như: Taxi đầu tiên nhận Bitcoins, bệnh viện đầu tiên nhận
Bitcoins, xe hơi đầu tiên được mua bằng Bitcoins,...

Và đến tận bây giờ, trải qua hơn 10 năm trên thị trường, nhưng hiện tượng
cryptocurrency vẫn chưa bao giờ hạ nhiệt.

1.2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ BLOCKCHAIN

Theo Don & Alex Tapscott, thì Blockchain được định nghĩa là một cuốn sổ cái kỹ
thuật số không thể bị sửa đổi hay phá hỏng phá hỏng bởi các giao dịch kinh tế, nó được
lập trình để ghi lại khơng chỉ những giao dịch tài chính mà có thể ghi mọi thứ có giá trị. (
Cuộc Cách Mạng Blockchain 2016).

6


Theo Mougayar, blockchain có thể được định nghĩa từ ba góc độ khác nhau. Về
mặt kỹ thuật, nó là một cơ sở dữ liệu duy trì một sổ cái phân tán có thể được kiểm tra một
cách cơng khai. Với Kinh doanh, nó là một mạng lưới trao đổi để di chuyển các giao

dịch, giá trị và tài sản giữa các đối tác mà không cần sự hỗ trợ của các bên trung gian.
Nhìn qua lăng kính pháp lý, nó xác thực các giao dịch, từ đó thay thế các thực thể đáng
tin cậy trước đây (The Business Blockchain, 2016).
Vậy, ta có thể hiểu đơn giản Blockchain giống như một cuốn sổ cái giúp ghi lại
mọi giao dịch, hành động của ta một cách minh bạch và chân thật nhất.

1.3
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TIỀN ĐIỆN TỬ
(CRYPTOCURRENCIES)
Theo Andy Greenberg thì tiền mã hóa là một tài sản kỹ thuật số được thiết kế để
làm việc như là một trung gian trao đổi, sử dụng mật mã để đảm bảo các giao dịch, để kiểm
soát việc tạo ra các đơn vị bổ sung và để xác minh việc chuyển giao tài sản.
Theo cơ quan Giám sát Ngân hàng châu Âu (EBA) thì tiền mã hóa khơng phải một
đơn vị tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương hoặc cơ quan công quyền phát hành, cũng
không nhất thiết phải gắn liền với tiền pháp định. Tiền mã hóa được nhóm, cộng đồng cụ
thể chấp nhận làm phương tiện thanh toán và có thể chuyển nhượng, lưu trữ hoặc giao dịch
điện tử.
Vậy, ta có thể hiểu là tiền mã hóa là một loại tài sản kỹ thuật số được thiết kế để
làm việc như là một phương tiện trao đổi, mọi giao dịch đều được bảo mật và mang tính
ẩn danh. Chúng được tạo ra từ hệ thống máy tính và blockchain nên nó khơng phụ thuộc
vào một ngân hàng trung ương, cơ quan nhà nước hay bất kỳ tổ chức, cá nhân nào.

7


CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HIỆN TẠI CỦA
BLOCKCHAIN VÀ CRYPTOCURRENCY
TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
2.1

NGUYÊN LÝ VẬN HÀNH CỦA BLOCKCHAIN VÀ
CRYPTO TRÊN THỊ TRƯỜNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
THẾ GIỚI.
2.1.1

Khái niệm sổ cái (ledger) trong Cryptocurrency

Nguyên lý vận hành của Cryptocurrency cơ bản được dựa trên nguyên lý hoạt động
Blockchain. Đầu tiên, tất cả các giao dịch đều được ghi lại trên 1 cuốn sổ cái (ledger) và
chiếc sổ cái này khơng có ai là chủ sở hữu chính mà tất cả mọi người đều là chủ sở hữu
của nó. Tức có nghĩa là bất kỳ ai đều có thể ghi giao dịch lên chiếc sổ cái này mà không
cần thông qua một bên thứ ba (tính phi tập trung của Cryptocurrency).

2.1.2

Xác thực giao dịch Cryptocurrency trên Blockchain

Những việc bất kì ai cũng có thể ghi giao dịch có nghĩa là ai cũng có thể "ghi khống"
vào để tạo ra một giao dịch giả. Để giải quyết tình trạng trên, khi có một giao dịch được
diễn ra trên hệ thống thì phải thực hiện một loại mã hóa SHA256 gồm 1 cặp khóa (key
pair): public key (pk) và secret key (sk). Trong đó, SK dùng để người thực hiện giao dịch
xác nhận khi gặp tình trạng giả giao dịch. Cịn PK thì ai cũng phải biết để xác nhận chữ ký.
Q trình mã hóa và xác nhận có thể được mã hóa như sau:
Như vậy khơng ai có thể tự ghi khống giao dịch được nữa. Vì đơn giản là nếu khơng
có SK, chúng ta không thể tạo được một chữ ký hợp lệ. Các giao dịch cũ cũng lại càng
không thể sửa đổi vì chỉ cần 1 chút thay đổi là chữ ký sẽ khác hoàn toàn.
Ngoài ra để tránh trường hợp người khác copy số mã hóa của giao dịch trước, thì
mỗi giao dịch đều có một Unique ID (UID).

2.1.3


Cách vận hành của Cryptocurrency trên Blockchain

Mỗi giao dịch chính là 1 Block trên Blockchain. Để tạo ra block trên sổ cái này
người dùng phải giải 1 mã phương trình tốn học để tìm ra 1 con số gồm 256 chữ và phải
có 60 chữ số đầu là số 0. Block hợp lệ sẽ phải đính kèm con số này và người nhận chỉ cần
chạy hàm là check được kết quả, quá trình này gọi là Proof of work. Ngoài ra cách thức
thêm block vào sổ cái sẽ thay đổi, block mới sẽ nối đi vào block cũ tạo thành một dãy
mắc xích các blocks. Từ lúc này sổ cái còn được gọi là Blockchain.
8


Trên đầu mỗi block sẽ có chứa hash của block ngay trước nó, hash này tham gia vào
proof of work cho block tiếp theo. Vì thế block một khi đã thêm vào thì khơng thể thay đổi
thứ tự được nữa.

2.1.4

Hình thức giao dịch



on - chain: giao dịch trực tiếp trên dãy blockchain



off - chain: các giao dịch khơng thực hiện trực tiếp trên dãy blockchain
Giao dịch on – chain:

Để xác thực được 1 block ( tương đương với 1 giao dịch) thì người giao dịch phải

tìm ra 1 con số thỏa mãn điều kiện đã nói ở phần Cách vận hành của Cryptocurrency trên
Blockchain. Thì trong điều kiện hên xui nhất, máy tính phải đốn tới 2^60 lần. Những
người giao dịch khơng phải ai cũng có thể giải bài tốn này. Vì vậy đã xuất hiện những
người giải bài tốn - Miners (hay còn gọi là thợ đào).
Người lưu trữ Bitcoin thơng qua một ví Bitcoin- bao gồm một địa chỉ khoảng 2734 chữ và số. Địa chỉ này dùng để gửi và nhận Bitcoin. Khơng ai có thể biết địa chỉ này
gắn liền với cá nhân nào. Mỗi cá nhân có thể tạo vơ số địa chỉ Bitcoin mà không sợ trùng
lặp với ai.
Khi hai người thực hiện giao dịch, thì họ sẽ thơng báo là cho các Miners là có giao
dịch diễn ra. Các Miners sẽ giải mã một phương trình tốn học và khi bài tốn giải mã
thành công, một khối Bitcoin bao gồm thông tin giao dịch trong đó sẽ hồn tất việc xử lý.
Người nào giải bài toán sớm nhất là người chiến thắng và có phần thưởng (Block reward)
tương ứng với một số coin.
Giao dịch off – chain:
Ngược lại với on-chain, tất cả giao dịch xảy ra bên ngồi blockchain đều tính là
off - chain.

2.2
2.2.1

ỨNG DỤNG THỰC TIỄN CỦA BLOCKCHAIN
Thanh tốn trực tuyến

Cơng ty HSBC
HSBC cùng ING Bank thực hiện giao dịch tài trợ thương mại sử dụng công nghệ
Blockchain cho Cargill, một tập đồn quốc tế về nơng nghiệp và thực phẩm.

9


Chuyến hàng vận chuyển từ Argentina đến Malaysia. Giao dịch được tài trợ thương

mại thông qua L/C, được thực hiện hồn tồn trên nền tảng cơng nghệ Blockchain Corda
của R3.
Bên mua và bên bán sử dụng L/C ghi chép trên giấy để thực hiện các giao dịch. Các
giấy tờ được gửi đến mỗi bên trong giao dịch bằng đường bưu điện, người đưa thư hay fax.
Các chứng từ này thể hiện thơng tin về hàng hóa cung cấp và số tiền cần phải trả. Một L/C
có ý nghĩa như một lời cam kết rằng ngân hàng của bên mua sẽ thanh tốn cho lơ hàng một
khi họ nhận được, trong trường hợp bên mua không thể chi trả.
Thông thường, quy trình xử lý một L/C đi cùng với đường di chuyển của hàng hóa
từ một cơng ty này đến một công ty khác mất khoảng 5 - 10 ngày. Việc trao đổi chứng từ
của giao dịch sử dụng công nghệ Blockchain chỉ mất 24 giờ để hồn tất.
Cơng ty Nasdaq
Nasdaq đã cùng kết hợp với tập đoàn SEB ứng dụng cơng nghệ blockchain vào việc
giao dịch và thanh tốn bù trừ trên thị trường quỹ tương hỗ Thuỵ Điển. Trước đây, thị
trường này thiếu một điểm đăng ký quyền sở hữu tập trung. Việc mua bán các chứng chỉ
quỹ được thực hiện thông qua các trung gian. Khi một nhà đầu tư thông qua một ngân hàng
Thuỵ Điển để mua một chứng chỉ quỹ tương hỗ nước ngồi, chi phí trung gian là rất lớn.
Việc ứng dụng công nghệ blockchain cho phép các thành viên tham gia thị trường có thể
chia sẻ chung một cơ sở dữ liệu trong đó các giao dịch và sự thay đổi quyền sở hữu diễn ra
giữa các thành viên theo thời gian thực và tiết kiệm được chi phí trung gian.
Cơng ty Fado.vn
Đem lại giá trị minh bạch trong các hoạt động khuyến mãi của Fado cho khách hàng,
thì khi áp dụng hệ thống tích điểm thưởng trên nền tảng blockchain khách hàng nhận được
lợi ích rất lớn. Tài khoản khách hàng sẽ được tích lũy thêm điểm thưởng khi có bất kỳ giao
dịch phát sinh trên nền tảng FADO, điều này khác biệt với tất cả các hệ thống tích điểm
truyền thống khác khi chỉ chấp nhận tích điểm đối với giao dịch từ chính tài khoản của
khách hàng thực hiện. Cơ chế này được thực hiện hoàn toàn tự động và minh bạch, bất kỳ
ai trên thế giới cũng đều có thể truy cập và kiểm chứng những giao dịch này.

2.2.2


Truy xuất nguồn gốc

Công nghệ blockchain đã được ứng dụng trong nông nghiệp cụ thể là truy xuất
nguồn gốc trên toàn bộ chuỗi cung ứng. Blockchain cải thiện truy xuất nguồn gốc và minh
bạch trong chuỗi giá trị nông nghiệp.
Hiện tại ở Việt Nam, công ty TraceVerified là đơn vị đầu tiên ứng dụng và xây dựng
hệ thống truy xuất nguồn gốc trên nền tảng công nghệ Blockchain trong truy xuất nguồn
gốc thành công. Hệ thống được xây dựng theo quy chuẩn của châu Âu và nghiên cứu áp
dụng phù hợp với nền nông nghiệp Việt Nam.

10


-

Truy xuất nguồn gốc thịt heo:

Nguồn: />
Hình 2.1: Quy trình truy xuất nguồn gốc thịt heo
- Truy xuất nguồn gốc nông sản :
Doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ thông tin trong chuỗi cung ứng.
Trại hạt giống => Trại nuôi trồng => xưởng sản xuất, chế biến => vận chuyển => tới siêu
thị, cửa hàng => tới tay người tiêu dung.

2.3
2.3.1

SWOT
Strengths (điểm mạnh)


Minh bạch hồn tồn: Vì blockchain là một chuỗi hoàn toàn minh bạch cho các
bên liên quan nhờ vào cơ chế đặc biệt của chính nó. Rủi ro có thể thấp hơn. Blockchain có
thể cung cấp một nền tảng minh bạch cho thương mại điện tử và các hệ thống cư trú của
nó, đặc biệt là tài chính, tiền tệ, chuỗi cung ứng, cổ phiếu, sổ sách tài chính, trao đổi, v.v.
Giảm thiểu và loại bỏ vai trị của các bên trung gian: Việc ghi lại mọi hoạt động,
chế độ phân quyền của Blockchain mà nó có thể giảm đáng kể chi phí giao dịch bằng cách
giảm và loại bỏ vai trò của các bên trung gian và chi phí trao đổi chung.
Hoạt động chuyển tiền diễn ra nhanh chong với chi phí thấp: Loại bỏ trung gian
thì đặc biệt trong ngành ngân hàng, các chi phí hoa hồng giao dịch sẽ khơng cịn tồn tại.
Việc chuyển tiền cũng có thể được thực hiện nhanh hơn, vì tiền điện tử được chuyển trực
tiếp từ địa chỉ của ví sang địa chỉ của ví khác mà khơng cần thơng qua việc đổi tiền giữa
các đơn vị tiền tệ tại ngân hàng ở các nước khác nhau.
Lưu trữ và kiểm tra mọi hành động: Blockchain giúp bạn có thể ghi lại và lưu
giữ hồ sơ về các thay đổi dữ liệu nhờ vào chuỗi khối và cơ chế không thể sửa đổi. Do đó
cho phép theo dõi, kiểm tra thơng tin thông qua các tệp, các hành vi phá hoại như gian lận
tài chính có thể ngày càng giảm và dẫn đến rủi ro thấp hơn trong toàn hệ thống.
Tạo niềm tin giữa các đối tác: Blockchain làm trung gian tạo niềm tin giữa các
thành viên không quen biết và tin tưởng lẫn nhau bằng cách cung cấp nền tảng phát hiện
các thành viên thông qua xác thực dựa trên những chuỗi khối đã lưu lại trước đó.
11


Rủi ro thấp hơn: Liên quan đến tính khơng thể thay đổi của blockchain, các hệ
thống con dựa trên blockchain của thương mại điện tử không thể thực hiện thay đổi tùy ý
sau khi đăng ký thông tin. Hơn nữa, bản sao của blockchain trên mỗi nút mạng đảm bảo
rằng blockchain sẽ tồn tại trước các sự kiện bất ngờ.

2.3.2

Weaknesses (điểm yếu)


Tiêu thụ năng lượng: Blockchain yêu cầu tiêu tốn một nguồn năng lượng lớn cũng
như không gian lưu trữ. ví dụ, cơ chế Blockchain trong Bitcoin yêu cầu hơn 170 GB dung
lượng lưu trữ trên mỗi nút mạng.
Sự biến động của tiền điện tử, có thể trở thành hạn chế đối với việc áp dụng dựa
trên blockchain các khoản thanh toán. Trên thực tế, với thực tế là tiền điện tử là đối tượng
của sự đầu cơ và xem xét rằng cơng nghệ chưa hồn tồn trưởng thành (và lỗi thường xuyên
xuất hiện), giá trị của tiền điện tử cho thấy dao động rất lớn.
Rào cản pháp lý với tiền điện tử: Tuỳ thuộc vào các quốc gia khác nhau mà tiền
điện tử được chấp nhận theo từng dạng khác biệt.

2.3.3

Opportunities (cơ hội)

Hệ thống liên quan đến hợp đồng thông minh: Nhờ vào cơ chế của hợp đồng thông
minh, việc tự động hoá xác nhận hợp đồng trong một điều kiện cụ thể diễn ra có thể sẽ giúp
quản lý các dự án mang tính phức tạp hơn trong tương lai như bất động sản. Nó tốn ít thời
gian và chi phí hơn do loại bỏ được sự xuất hiện của bên thứ ba. Và những yếu tố như minh
bạch và an tồn của cơng nghệ Blockchain mà hợp đồng thơng minh có thể được xem xét
tính pháp lý ngang bằng hợp đồng truyền thống.
Hệ thống an toàn thực phẩm: Blockchain là một công nghệ lý tưởng để bảo quản
thực phẩm an toàn trên thế giới và đây là lý do cho khả năng của blockchain để thực hiện
quá trình thích ứng với quy trình. Thật vậy, an tồn thực phẩm cho thấy một trong những
quy trình kinh doanh chuỗi nóng nhất và các cơ hội thương mại của blockchain đang phổ
biến trong ngành công nghiệp thực phẩm.
Số lượng lớn các dữ liệu được lưu trữ trên blockchain, tạo ra cơ hội cho phát triển
đa ngành.

2.3.4


Threats (thách thức)

Các quy định về mơi trường: Nguy cơ nóng lên tồn cầu đã dẫn đến sự tập trung đổi
mới vào cách cư xử thân thiện với mơi trường. Chi phí điện năng cần thiết để triển khai các
mạng blockchain lớn là rất cao. Hiện tại, mạng bitcoin sử dụng điện nhiều hơn hầu hết các
12


quốc gia trên thế giới. Với sự gia tăng trong việc sử dụng blockchain, việc tải năng lượng
sẽ được xem xét nhiều hơn trước. Nếu khơng tìm thấy nhiều nguồn năng lượng hơn để
chạy các chương trình dựa trên blockchain, có lẽ sẽ có nhiều ý kiến phản đối đối với việc
tiêu thụ năng lượng quy mô lớn này.
Tấn công 51%: về mặt lý thuyết, các Blockchains là bất biến. Sức mạnh của lý
thuyết này tăng lên theo quy mô của mạng. Nếu khơng, bất kỳ chương trình blockchain
tiềm năng nào cũng khơng có được mạng lưới thành viên rộng lớn. Do đó, nó mở ra cánh
cửa cho một cuộc tấn công 51%. Cuộc tấn công 51% xảy ra khi một nút hoặc một nhóm
các nút, kiểm sốt 51% hàm băm của blockchain, thay đổi các bản ghi dữ liệu bằng cách
dẫn đồng thuận. Một cuộc tấn công 51% thành cơng vào blockchain có thể gây ra hậu quả
định mệnh.
Thị trường khơng tin tưởng vào cơng nghệ này, coi nó là khơng an tồn hoặc khơng
đáng tin cậy, do lỗi, tiền điện tử sự biến động, v.v. Các tác nhân khác có thể nghĩ rằng nó
quá phức tạp và tỷ lệ chấp nhận trên tồn thế giới có thể thấp. Như một biện pháp đối phó,
những người như vậy nên được đào tạo phù hợp để nhận thức được ưu điểm của công nghệ
này.
Quy định về việc sử dụng và quyền tài phán của các hợp đồng thông minh vẫn đang
được tranh luận có thể có các tình huống trong đó kết quả của một hợp đồng thơng minh
sẽ khơng được tòa án coi là hợp pháp theo luật hiện hành.
Bị lợi dụng cho các hoạt động phi pháp: rửa tiền bằng tiền ảo đã và đang gây ra
những tác hại khôn lường đối với kinh tế, xã hội và an ninh của mỗi quốc gia, phá vỡ sự

ổn định, tiềm ẩn nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cả nền kinh tế. Giới tội phạm hiện thường
dùng tiền ảo như một cơng cụ để rửa tiền, vì bản chất của tiền ảo là ẩn danh, nghĩa là rất
khó để biết thông tin của chủ thể giao dịch. Như vậy, độ an toàn khi thực hiện rửa tiền qua
tiền ảo là rất cao.

13


CHƯƠNG 3:
SỰ CHUYỂN ĐỔI CỦA
BLOCKCHAIN VÀ CRYPTO ĐẾN THỊ TRƯỜNG
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG TƯƠNG LAI.
3.1
SỰ ĐỔI MỚI CỦA THỊ TRƯỜNG THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ KHI BLOCKCHAIN VÀ CRYPTO CURRENCY
THÂM NHẬP.
Sự tác động của Covid 19 đã làm thay đổi rất lớn đến thói quen của người tiêu dùng
từ mua hàng truyền thống chuyển sang mua hàng trực tuyến.Trên 50% người tiêu dùng
Việt Nam giảm thói quen đi đến các siêu thị, cửa hàng. Tuy nhiên 25% trong số đó lại gia
tăng nhu cầu mua sắm online (theo báo cáo của Google và Temasek). Và đây cũng là cơ
hội cho các doanh nghiệp chuyển đổi mơ hình kinh doanh sang modern trade cụ thể hơn là
phát triển các chiến lược trên nền tảng TMĐT.
Nhưng trước hết, để có thể nắm bắt được thị trường này các doanh nghiệp phải hiểu
rõ các tiêu chí quan trọng sau đây:





Lịng tin người tiêu dùng

Mơ hình phân phối
Chăm sóc khách hàng
Thanh tốn online

Vậy, Blockchain đã giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề như:
Một trong các thách thức lớn nhất của doanh nghiệp trong thị trường TMĐT là sự
tin tưởng của người tiêu dùng và sự sẵn sàng chi trả cho những chi phí cao của mơ hình
phân phối. Nhưng thách thức lớn đó có thể được xử lý bằng các hợp đồng thông minh
(smart contract) khi ứng dụng công nghệ Blockchain giúp cho khách hàng cảm thấy an tâm
khi giao dịch.
Ngồi ra, Blockchain cịn giúp doanh nghiệp giải quyết như:
Theo dõi và giám sát chuỗi cung ứng hiệu quả
Thông thường các đơn vị kinh doanh sẽ gặp khó khăn trong theo dõi sản phẩm, quản
lý nguồn cung,…Ứng dụng của Blockchain giúp các tác vụ này trở nên dễ dàng hơn. Với
tính minh bạch và không thể thay thế, người bán và khách hàng đều có thể theo dõi từng
mắt xích của chuỗi cung ứng.
14


Minh bạch hơn đối với khách hàng
Ứng dụng Blockchain trong thương mại điện tử cho phép khách hàng biết từng thay
đổi nhỏ trong giao dịch. Một môi trường phi tập trung được thiết lập đảm bảo tính minh
bạch giữa người bán và người mua.
Đánh giá sản phẩm một cách trung thực
Khách hàng thường mắc sai lầm khi mua hàng bởi tin vào các đánh giá thiếu trung
thực trên mạng. Blockchain trong ngành tiêu dùng nhanh giúp các đánh giá sản phẩm sẽ
được xác thực. Chủ cửa hàng sẽ không thể tự ý xóa các bình luận tiêu cực về sản phẩm của
mình. Từ đó tạo mơi trường kinh doanh lành mạnh và hiệu quả.
Đặc biệt là thanh tốn an tồn
An toàn giao dịch từ trước đến nay vẫn là thách thức đối với ngành thương mại điện

tử nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Những nỗi lo về tiết lộ thơng tin thanh tốn, rị
rỉ đánh cắp dữ liệu, thay đổi mật khẩu thẻ và số dư sẽ được bảo vệ bởi Blockchain, bằng
cách:




Xác minh các liên kết của khoản thanh toán
Cho phép theo dõi thời gian thực
Cải thiện quy trình xác minh danh tính

Tóm lại, Blockchain là yếu tố giúp doanh nghiệp cải thiện những lỗ hổng của TMĐT
so với thương mại truyền thống.Từ đó triển khai các chiến lược hoạt động đáp ứng nhu cầu
của khách hàng. Đồng thời, nhờ các yếu tố nêu trên blockchain đang ngày càng khiến
TMĐT bành trướng sự ảnh hưởng của nó đến người tiêu dùng nói chung trên thị trường
thế giới và đặc biệt là thị trường Việt Nam trong những năm sắp tới.

3.2
DỰ ĐOÁN XU HƯỚNG CỦA BLOCKCHAIN TRONG
THỊ TRƯỜNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG TƯƠNG
LAI.
Trong tương lai, Blockchain chắc chắn rằng sẽ không thể thiếu trong thương mại
điện tử bởi ứng dụng vơ cùng hữu ích của nó. Nó sẽ được thay đổi như:
Blockchain sẽ giúp người tiêu dùng thay đổi hồn tồn về chế độ thanh tốn thay vì
sử dụng thanh tốn qua thẻ, tiền mặt thì trong tương lai sẽ xuất hiện những cryptocurrency
hoặc những giao dịch có ứng dụng Blockchain bởi sự an tồn, minh bạch, giao dịch phi
quốc gia và tránh đánh cắp dữ liệu, …của nó.
Hàng giả, hàng nhái trong tương lai cũng sẽ dần biến mất khỏi thị trường và thay
vào đó những sản phẩm chất lượng, những sản phẩm sở hữu trí tuệ… sẽ dễ dàng mua bán,
15



ngày càng phát triển và tạo nên xu hướng cho người tiêu dùng khi việc truy xuất nguồn gốc
của blockchain được ứng dụng rộng rãi trong thương mại điện tử.
Các doanh nghiệp sẽ chuyển sang ứng dụng blockchain trong giao dịch, hợp đồng
bởi sẽ tiết kiệm được chi phí rất lớn bởi khơng có bên trung gian, tiết kiệm được thời gian
và trong tương lai ứng dụng này sẽ được tối ưu hơn.
Trong tương lai, niềm tin các đối tác, mối quan hệ sẽ được nâng cao khi khơng cịn
những việc gian lận, lừa đảo nữa mà thay vào đó là chỉ cần dùng blockchain, một nhà tuyển
dụng có thể thấy CV của người phỏng vấn một cách chính xác, minh bạch nhất hay một
nhà đầu tư có thể yên tâm mà bỏ vốn khi các thông tin, kinh nghiệm của người gọi vốn đều
hiện lên qua ứng dụng Blockchain,..

3.3
DỰ ĐOÁN XU HƯỚNG CRYPTO TRONG THỊ
TRƯỜNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG TƯƠNG LAI
Xu hướng tiền điện tử ở tương lai vẫn cịn đang là tranh cãi. Có những góc nhìn
khác nhau về tiền điện tử, nhưng nhìn chung tiền điện tử sẽ vẫn phát triển và dần được
chấp nhận trong khoảng thời gian dài để mọi người thích ứng với nó:
Dragan Boskovic, nhà sáng lập kiêm Giám đốc Trung tâm nghiên cứu blockchain,
Đại học bang Arizona, Mỹ.“Các ngân hàng trung ương đang bận rộn với việc vạch ra quy
chế giám sát tiền ảo. Họ nhận thấy rằng tiền ảo là một phần không thể tách rời của nền kinh
tế kỹ thuật số và bởi vậy, tiền ảo sẽ trở thành một tài sản dịng chính trong 10 năm tới đây”.
Trong tương lai có lẽ những đồng NFT sẽ là xu hướng hỗ trợ trong việc bn bán
hàng hố, đặc biệt đối với Thị trường Thương mại điện tử. Cụ thể, NFT là một loại tài sản
kỹ thuật số, sử dụng công nghệ blockchain để khẳng định giá trị độc bản, Khơng thể sao
chép và tính sở hữu của chủ sở hữu nó. khác với Bitcoin, cũng dựa vào nền tảng
blockchain nhưng Bitcoin có thể thay thế được, vì các đồng Bitcoin giống nhau.
Vì lý do đó, Nhờ vào NFT mà mọi thứ có thể bán được trên mạng Với giá trị độc
nhất. Chẳng hạn nó có thể loại bỏ vấn nạn hàng giả Trong thương mại điện tử. Và giúp bán

được các sản phẩm đắt tiền như nhà đất. Thậm chí có thể mua được ở những quốc gia khác,
NFT Xóa bỏ mọi giới hạn về địa lý. Ngồi ra, NFT cũng được ứng dụng vào game, Nghệ
thuật.
NFT Được ứng dụng trong game, có thể tạo một thế giới ảo mà trong đó Con người
có thể trao đổi mua bán vật phẩm ở trong Thế giới ảo đó nhưng mang giá trị thật ở ngồi
đời. Điều này có thể làm thay đổi thị trường Thương mại điện tử hoàn toàn trong tương lai,
Đưa ta vào một thế giới số hóa hồn tồn mọi thứ đều có thể bn bán được và có giá chỉ
thực tế khơng thể làm giả, khơng thể xóa bỏ.
16


KẾT LUẬN
Từ lúc xuất hiện từ năm 2008 đến nay, thuật ngữ Blockchain nói chung trở thành
cơng nghệ thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ngày càng khiến cả thế giới “phát
sốt” vì mình. Được đánh giá là có thể ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực trong đời sống và
luôn gây sự quan tâm lớn không chỉ với những nhà làm kinh tế, kinh doanh, công nghiệp
điện tử hay trong bài tiểu luận trên là những những họa sĩ trẻ tuổi hay đến những người nội
trợ trong gia đình. Tuy chưa có thiên hướng rõ ràng về tương lai phát triển của Blockchain
cũng như tiền điện tử (Cryptocurrency), song hiện tại vẫn còn nhiều bất cập, rào cản, tuy
nhiên có thể nói cả hai cơng cụ này vẫn có thể trở thành một phần của cuộc sống hằng ngày
thông qua sổ cái phân tán, các phương thức thanh toán hoặc giải pháp phần mềm thay thế
cho những phương án hiện thời. Hiện nay, có rất nhiều cơng ty và tập đồn lớn đang xây
dựng mạng lưới của riêng mình bằng cơng nghệ Blockchain nói riêng và Cryptocurrency
nói chung. Chắc chắn rằng sẽ tạo nên một cuộc cách mạng trong vài năm tới trên thế giới
và cũng như tại Việt Nam. Góp phần đóng vai trị ngày càng lớn trong công cuộc thay đổi
thế giới, cũng giống như internet đã phát triển mạnh mẽ như ngày hôm nay. Blockchain
nói riêng và tiền điện tử (Cryptocurrency) đang ngày càng giúp con người tiến gần với xã
hội tương lai tiên tiến mà chúng ta hay xem trong các bộ phim khoa học viễn tưởng, giờ
đây điều đó đã dần thành hiện thực.
Trong thương mại điện tử, việc xuất hiện Blockchain hay Cryptocurrency đã làm

thay đổi và giúp cuộc sống chúng ta càng thuận tiện hơn. Như các cơ chế trong cách thanh
toán, mua sắm, sản xuất và nhiều lĩnh vực khác như nhóm đã nêu ra ở trên. Trong tương
lai, mọi giao dịch có thể được thực hiện mà khơng cần thơng qua bên thứ 2, thanh tốn dần
nhanh hơn, tiện lợi hơn, cũng như nhiều tính năng, lợi ích nổi bật khác mà Blockchain và
Cryptocurrency mang lại làm tiền đề hay bước ngoặt lớn trong Thương mại điện tử.
Cuối cùng ,chúng em xin gửi lời cảm ơn thầy Nguyễn Hoàng Hải đã cho chúng em
cơ hội nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề và nhiệt tình hướng dẫn để chúng em có thể hiểu hơn
về mơn Thương mại điện tử cũng như về Blockchain hay Cryptocurrency và hoàn thành
bài tiểu luận một cách tốt nhất.
--- HẾT ---

17


DANH MỤC THAM KHẢO
Tiếng Việt
• Trần Vũ Nghi (20/12/2017), “Bia Sài Gòn về tay tỉ phú Thái, cổ phiếu SAB liên tục
lao dốc”, Tuổi trẻ online, được download tại địa chỉ: />vào
ngày 20/12/2017
• Xuân trường – Bùi Lộc (13/07/2021), “Khung pháp lý về tiền ảo của một số nước
và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” : />• Trúc Mai ,“Tiền điện tử là gì? Tiền điện tử hoạt động như thế nào?” :
/>• Bytesoft, (05/11/2021), “Cuộc Chơi Thay Đổi - Ứng Dụng Cơng Nghệ Blockchain
Vào Thanh Tốn, Tài Chính, Ngân Hàng” : />• Truongphuchai, (2019), “Sử dụng Blockchain trong thanh tốn”:
/>• T.Linh, (09/09/2021), “Giao dịch thành cơng cà phê trên nền tảng blockchain”
• Khương Nha, vnexpress, (10/2021), “Blockchain giúp giải bài tốn minh bạch trong
từ thiện”
• ThS. Lê Văn Lâm – TS. Thân Thị Thu Thủy , Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí
Minh, “Ứng dụng cơng nghệ blockchain trên thị trường chứng khoán – kinh nghiệm
của các nước trên thế giới và gợi ý cho việt nam”
• VECOM, (18/06/2021), “Sàn Thương mại điện tử đầu tiên ở Việt nam ứng dụng

Blockchain vào thực tế” .
Tiếng nước ngồi
• H. Treiblmaier and C. Sillaber, Electronic Commerce Research and Applications 48
(2021), “The impact of blockchain on e-commerce: A framework for salient
research
topics”,
download:
/>8a2be3/The-impact-of-blockchain-on-e-commerce-A-framework-for-salientresearch-topics.pdf
• Hannah Leary (20 May 2021) , “The Rise of Cryptocurrency in Ecommerce: What
You Need to Know” : />• Beth Owens ( 29/4/2021 ), “Cryptocurrency in ecommerce: What you need to know
in 2021” : />
18


• “Bitcoin is an innovative payment network and a new kind of money”
/>• Mougayar, W., 2016. “The Business Blockchain” . Wiley.
• Andy Greenberg (20 April 2011). “Crypto Currency”. Forbes. Archived from the
original on 31 August 2011.
• European Central Bank (October 2012). “1”. Virtual Currency Schemes (PDF).
Frankfurt am Main: European Central Bank. p. 5. ISBN 978-92-899-0862-7.
• Ye Guo & Chen Liang, (2016), “Blockchain application and outlook in the banking
industry” : />• Binghui Wu & Tingting Duan, (2018), “The Application of Blockchain Technology
in Financial markets”
• Stefan Dziembowski, Lisa Eckey, Sebastian Faust, Daniel Malinowski, University
of Warsaw, S.Dziembowski,D.Malinowsk, TU Darmstadt, (2019), “ Perun: Virtual
Payment Hubs over Cryptocurrencies”
• Hossein Ghanbary Gharib Doosty MS, IT Management, Electronic Business Field,
Faculty of Progress Engineering, Iran University of Science and Technology
(IUST), Tehran, Iran *Corresponding Author Prof. Mohammad Fathian Faculty
member of Iran University of Science and Technology, Tehran, Iran, Oct. 2020,

“Combination SWOT-AHP analysis for using Blockchain in E-Commerce”.

19



×