Trường: ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Khoa: Marketing
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, khi Việt Nam gia nhập WTO, chúng ta có nhiều cơ hội để phát
triền đất nước cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, nhưng cùng với nó là những
thách thức lớn. Một doanh nghiệp cũng vậy, muốn tồn tại và phát triển trong
thời đại kinh tế thị trường bây giờ thì cũng không ngừng đổi mới cơ cấu hoạt
động của mình. Không chỉ riêng những doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài…. Mà ngay cả các doanh nghiệp nhà nước cũng
phải đổi mới cơ cấu, bộ máy vận hành để phù hợp với những yêu cầu từ phía
khách hàng. Trong nền kinh tế thị trường việc kinh doanh của các doanh
nghệp gặp rất nhiều khó khăn, chịu sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường.
Cạnh tranh có thể làm cho doanh nghiệp mất đi thị trường, khách hàng, nếu
doanh nghiệp không có chính sách, chiến lược hợp lý. Nhưng cũng chính bởi
cạnh tranh cũng làm cho doanh nghiệp đổi mới, phát triển phù hợp hơn đối
thủ trong việc thỏa mãn khách hàng mục tiêu qua các chiến lược khác biệt
hóa sản phẩm và dịch vụ vung ứng. Để tìm hiểu điều này đồng thời thực hiện
phương châm giáo dục của nhà trường "Học đi đôi với hành", "Lý luận phải
gắn với thực tế", em đã đăng ký thực tập tại Công ty Giày Thượng Đình và đã
được nhà trường và công ty chấp nhận.
Trong quá trình thực tập tại Công ty, em đã đi sâu tìm hiểu hoạt động
của Công ty, về cơ cấu, quy mô tổ chức, các chiến lược cạnh tranh, phát triển
của công ty trên thị trường. Cùng với sự giúp đỡ của Nhà trường, Ban Lãnh
đạo, các anh chị phòng kinh doanh, phòng xuất nhập khẩu,… của Công ty,
em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp.
Bản báo cáo gồm 4 phần chính:
Phần 1: Tổng quan về công ty Giày Thượng Đình.
Phần 2: Năng lực sản xuất- kinh doanh của công ty.
Phần 3: Kết quả sản xuất- kinh doanh.
Phần 4: Phân tích đánh giá hoạt động marketing của công ty
1
Trường: ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Khoa: Marketing
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................................1
MỤC LỤC..............................................................................................................................2
I.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY.............................................................................................4
1.Lịch sử ra đời và phát triển của công ty..........................................................................4
1.1. Giai đoạn 1957- 2005..................................................................................................4
1.2. Giai đoạn 2005 đến nay...............................................................................................4
1.3. Các thành tích quan trọng mà công ty đạt được trong những năm qua.......................5
2. Loại hình doanh nghiệp..................................................................................................5
4. Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.........................................................................8
II.NĂNG LỰC SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA CÔNG TY..........................................9
1. Năng lực quản lý chung..................................................................................................9
1.1. Năng lực quản lý và năng lực lao động của công ty...................................................9
1.2. Hệ thống mục tiêu, chiến lược, sứ mạng của doanh nghiệp......................................10
1.3.Bộ máy quản trị và trao đổi thông tin trong doanh ngiệp:.........................................11
1.4. Khả năng nhận diện các cơ hội và các đe dọa từ môi trường kinh doanh:................11
2.Năng lực tài chính.........................................................................................................13
3. Năng lực sản xuất.........................................................................................................13
4.Năng lục nhân sự...........................................................................................................15
4.1.Cơ cấu nhân sự:..........................................................................................................15
4.2.Hoạt động quản trị nguồn nhân lực của công ty:.......................................................16
III.KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH........................................................................18
1.Sản lượng sản xuất qua các năm và doanh số bán........................................................18
1.1.Phân tích tốc độ tăng trưởng .....................................................................................18
1.2.Phân tích theo nhóm sản phẩm...................................................................................18
1.3.Phân tích theo thị trường khu vực..............................................................................20
2.Kết quả về hoạt động tài chính......................................................................................21
IV.PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP.....24
1.Năng lực marketing.......................................................................................................24
1.1.Công ty và định hướng marketing trong doanh nghiệp. ............................................24
1.2. Bộ phận làm marketing trong doanh nghiệp:............................................................24
2. Phân tích môi trường marketing...................................................................................25
2.1. Các yếu tố của môi trường marketing vĩ mô và tác động của nó đến hoạt động của
doanh nghiệp....................................................................................................................25
2.1.2.Thị trường trong nước:............................................................................................25
2.1.3. Các chính sách của nhà nước và của thị trường thế giới:.......................................26
2.2. Các yếu tố của môi trường vi mô và tác động của nó đến hoạt động marketing của
doanh nghiệp....................................................................................................................27
3. Hệ thống chiến lược và hoạt động marketing đang được thực hiện tại công ty...........28
3.1. Các chiến lược chung marketing...............................................................................28
3.2. Các chính sách công cụ 4P:.......................................................................................28
KẾT LUẬN..........................................................................................................................33
2
Trường: ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Khoa: Marketing
3
Trường: ĐH Kinh Tế Quốc Dân
I.
Khoa: Marketing
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1. Lịch sử ra đời và phát triển của công ty
CÔNG TY TNHH NN MỘT THÀNH VIÊN GIẦY THƯỢNG ĐÌNH
Địa chỉ: 277 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại: (04) 8586628 – 8544312 Fax: (04) 8582063
Email:
Website: thuongdinh.vn
Giấy CN đăng ký kinh doanh số: 0104000224, ngày cấp: 01/09/2005, nơi
cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
1.1. Giai đoạn 1957- 2005
- Thành lập năm 1957, tiền thân là xưởng X30 thuộc Cục quân nhu –
Tổng cục hậu cần – Quân đội nhân dân Việt Nam. Với gần 200 CBCNV có
nhiệm vụ sản xuất mũ cứng, dép cao su phục vụ cho quân đội, công nghệ chủ
yếu là thủ công và bán cơ khí.
- Năm 1961: Xí nghiệp X30 được điều chuyển về Sở công nghiệp Hà
Nội – UBND thành phố Hà Nội.
- Năm 1967, xí nghiệp X30 tiếp nhận một số đơn vị khác và đổi tên
thành Nhà máy cao su Thuỵ Khuê.
- Năm 1970, sát nhập với Xí nghiệp giầy vải Hà Nội và có chức năng
nhiệm vụ chủ yếu là: Sản xuất mũ, giầy và các sản phẩm từ cao su phục vụ
cho quân đội, xuất khẩu sang Liên Xô, các nước Đông Âu và thị trường trong
nước.
- Năm 1978, hợp nhất với Xí nghiệp giầy vải Thượng Đình và lấy tên là
Xí nghiệp giầy vải Thượng Đình.
- Năm 1993, chính thức mang tên Công ty giầy Thượng Đình.
- Tháng 7/2004, Công ty giầy Thượng Đình thành lập thêm nhà máy
Giầy da xuất khẩu Hà Nam tại khu công nghiệp Đồng Văn – Hà Nam.
1.2. Giai đoạn 2005 đến nay
Từ tháng 8/2005 đến nay: Công ty chuyển đổi thành Công ty TNHH NN
một thành viên Giày Thượng Đình, trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội.
Hiện tại Công ty có trên 1.700 CBCNV và 7 dây chuyền sản xuất giày dép
hiện đại.
4
Trường: ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Khoa: Marketing
Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, nhãn hiệu Giày Thượng
Đình đã được nhiều người tiêu dùng biết đến và sử dụng thường xuyên. Điều
này được thể hiện qua các số liệu sản xuất và tiêu thụ tăng trưởng qua các
năm, qua giải thưởng, phần thưởng cho các sản phẩm của Công ty. Nhiều năm
liền nhãn hiệu Giày Thượng Đình luôn được người tiêu dùng bình chọn là
một trong những sản phẩm TOPTEN, sản phẩm được người tiêu dùng ưa
thích nhất, giải thưởng Hà nội vàng, Cúp vàng Hà nội, Huy chương vàng ,
bạc... cho các sản phẩm của Giày Thượng Đình. Điều đó đã chứng tỏ giá trị
nhãn hiệu Giày Thượng Đình là vô cùng to lớn, đã chiếm được sự tin dùng và
ưa thích của người tiêu dùng.
1.3. Các thành tích quan trọng mà công ty đạt được trong những năm qua
- Sản phẩm của Công ty luôn được người tiêu dùng bình chọn TOPTEN,
liên tục được công nhận là Hàng Việt nam chất lượng cao từ năm 1996 đến
2006 (do Người tiêu dùng bình chọn - Báo Sài gòn tiếp thị tổ chức). Đạt nhiều
huy chương vàng, bạc tại các Hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế.
- Thương hiệu giầy Thượng Đình luôn được bình chọn là thương hiệu
tiêu biểu của ngành công nghiệp Hà Nội và của cả nước (do thời báo kinh tế
tổ chức).
- Năm 2004, công ty đạt giải thưởng Cúp chân dung Bạch Thái Bưởi,
cúp vàng Hà Nội, doanh nghiệp tiêu biểu.
- Năm 2005, Công ty đạt giải thưởng Hà Nội vàng cho sản phẩm giầy thể
thao, 03 huy chương vàng cho 3 sản phẩm giầy thể thao tại Hội chợ Hà nội
vàng hướng tới 1000 năm Thăng Long Hà Nội.
- Thương hiệu Giầy Thượng Đình được công nhận là một trong những
thương hiệu mạnh năm 2004:2005 do phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam tổ chức.
2. Loại hình doanh nghiệp
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH NN một thành viên
- Người đại diện pháp lý: Ông Phạm Tuấn Hưng
- Vốn đăng ký kinh doanh: 50 tỷ đồng.
- Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu
giầy dép các loại.
5
Trường: ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Khoa: Marketing
3. Cơ cấu tổ chức của doanh ngiệp
Chủ tịch hội đồng quản trị
kiêm tổng giám đốc công
ty.
Phó tổng giám đốc
kiêm giám đốc nhà
máy Hà Nam
Ban
HC,
BV,
ĐS
Phòng
tổng
hợp
Phó tổng giám đốc phụ
trách KTCN, chế thử
mãu
Phòng
kỹ
thuật
công
nghệ
Phòng
chế thử
mẫu
Phó tổng giám đốc phụ
trách sản xuất chất
lượng sản phẩm
Phòng
KH VL
Phòng
SX GC
Phó tổng gíam đốc phụ
trách thiết bị, vệ sinh
môI trường, an toàn
lao động
Phòng
QC
Phòng
tổ chức
Phòng
kế toán
tài
chính
Phòng
tiêu thụ
Phòng
xuất
nhập
khẩu
P. HC
quản
trị , y
tế
Phòng
bảo vệ
Sơ đồ cơ cấu tổ chức doanh nghiệp:
Các phân xưởng sản
xuất, cắt may, gò đế
Nguyễn Thanh Danh
Xưởng bồi
Xưởng giầy vải
Xưởng giầy thể thao
6
Xưởng giầy thời
trang
Xưởng cơ năng
Lớp: Marketing 47a
Trường: ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Khoa: Marketing
Mô hình bộ máy tổ chức quản lý của công ty theo kiểu trực tuyến
chức năng gồm 8 phòng ban, 4 phân xưởng chính và 1 xưởng cơ năng.
Bộ máy của công ty đứng đầu là Giám đốc chịu sự giám sát của “Hội
đồng công ty” tổ chức quản lý theo chế độ một thủ trưỏng. Giúp việc cho
giám đốc là các phó giám đốc và các phòng ban.
* Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận.
- Phó giám đốc sản xuất. Chịu trách nhiệm toàn bộ trong quá trình
sản xuất từ khâu mua nguyên vật liệu đến tổ chức sản xuất và tiêu thụ.
- Phó giám đốc môi trường và BHXH. Có trách nhiệm đảm bảo về
môi trường cho sản xuất .
- Phó giám đốc thiết bị. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về hệ thống
thiết bị máy móc cho quá trình sản xuất.
- Phòng hành chính tổ chức. Quản lý toàn bộ công nhân viên chức
trong công ty. Xắp xếp, điều động lao động đúng ngành nghề và phù hợp
khả năng trình độ chuyên môn của người lao động. Chịu trách nhiệm tổ
chức đào tạo mới, đào tạo lại và điều hoà nguồn nhân lực trong công ty.
Phân tích đánh giá và ban hành đơn giá tiền lương sản phẩm, quản lý
công tác an toàn lao động và giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người
lao động trong công ty.
- Phòng xuất nhập khẩu. Có nhiệm vụ tìm khách hàng, ký kết các
hợp đồng xuất khẩu sản phẩm và nhập các loại vật tư thiết bị.
- Phòng kế hoạch vật tư. Xây dựng và tổ chức điều độ kế hoạch sản
xuất hàng tháng, quý, năm. Tổ chức cung ứng vật tư cho sản xuất.
- Phòng tiêu thụ. Chịu trách nhiệm khai thác các nguồn trong nước,
nghiên cứu tìm hiểu thị trường thực hiện các kênh phân phối sản phẩm,
tổ chức các hoạt động marketing.
- Phòng kế toán. Có nhiệm vụ quản lý và sử dụng hợp lý toàn bộ tài
sản của công ty. Cung cấp vốn kịp thời cho sản xuất, hạch toán kết quả
sản xuất kinh doanh của công ty, thanh toán tiền lương cho cán bộ công
nhân viên.
- Phòng mẫu - công nghệ. Thiết kế mẫu cho chào hàng, ký mẫu với
khách hàng. Xây dựng quy trình sản xuất và hướng dẫn sản xuất.
- Phòng quản lý kiểm tra chất lượng (QC). Có nhiệm vụ kiểm tra
chất lượng sản phẩm trên từng công đoạn và tổ chức kiểm nghiệm hàng
hoá để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Phòng bảo vệ. Giữ gìn an ninh trật tự nội bộ, bảo vệ tài sản của
công ty và phòng chống cháy nổ...
Nguyễn Thanh Danh
7
Lớp: Marketing 47a
Trường: ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Khoa: Marketing
- Phân xưởng cắt. Bộ phận bồi vải có trách nhiệm bồi vải đúng kỹ
thuật. Bộ phận cắt dập có trách nhiệm cài các chi tiết của giầy.
- Phân xưởng may. Lắp ráp các chi tiết thuộc mũ giầy thành giầy
hoàn chỉnh.
- Phân xưởng cán. Chuyên chế biến cao su thành đế giầy, các loại
keo dán và cao su bán thành phẩm khác như: viền, mút pho sinh, pho
hậu...
- Phân xưởng gò. Lắp ráp các chi tiết mũ giầy và bán thành phẩm
cao su thành giầy hoàn chỉnh.
- Xưởng cơ năng. Bao gồm bộ phận kỹ thuật cơ điện, bộ phận năng
lượng và bộ phận cơ điện có nhiệm vụ chuyên quản lý sửa chữa bảo
dưỡng máy móc, thiết bị toàn công ty, đảm bảo an toàn cho quá trình sản
xuất.
4. Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp
Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH NN một thành viên
- Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất kinh doanh xuất nhập
khẩu giầy dép các loại.
- Danh mục sản phẩm và sản lượng hàng năm:
+ Giày da
500.000 đôi/năm
+ Giày vải
4,5 triệu đôi/năm
+ Giày thể thao
1,5 triệu đôi/năm
+ Dép
300.000 đôi/năm
Nguyễn Thanh Danh
8
Lớp: Marketing 47a
Trường: ĐH Kinh Tế Quốc Dân
II.
Khoa: Marketing
NĂNG LỰC SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1. Năng lực quản lý chung
1.1. Năng lực quản lý và năng lực lao động của công ty.
Bảng 1: Cơ cấu lao động của công ty:
Năm2005
Số lượng
(%)
( người)
Năm2006
Số lượng
Năm2007
(%)
( người)
Số lượng
(%)
( người)
So sánh
So sánh
2005/2006
2006/2007
Chênh lệch TLTăng Chênh TLTăng
(%)
lệch
(%)
( người)
(người)
Chỉ tiêu
I. Tổng lao động
1.931
100
2.184
100
2.378
100 253
113
194
109
636
33
685
31.4
776
32,6
49
108
91
113
1.295
67
1.499
68.6
1.601
67,4
204
116
102
107
1. LĐ gián tiếp
340
17,6
354
16.2
384
16,1
14
104,1
30
108.5
2. LĐ trực tiếp
1.465
75,8
1.746
79.9
1.818
76,5
281
119
72
104
3. LĐ học việc
126
6,6
85
3.9
176
7,4
- 41
67,5
91
207
3
0,15
6
0.3
6
0,13
3
200
0
100
2. ĐH & CĐ
300
15,5
320
14.6
335
14,1
20
107
15
105
3. Trung cấp
52
2,75
59
2.7
61
2,67
7
113.5
2
103,4
1.576
81,6
1.799
82.4
1.976
83,1
232
115
177
110
II. Theo giới tính
1. Nam
2. Nữ
III. Theo chức
năng
IV. Theo trình độ
LĐ
1. Trên ĐH
4. LĐ phổ thông
(nguồn: Phòng lao động tiền lương)
Nguyễn Thanh Danh
9
Lớp: Marketing 47a
Trường: ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Khoa: Marketing
Lực lượng lao động của công ty giầy Thượng Đình có trình độ
chuyên môn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông. Sở dĩ lao động phổ
thông chiếm tỷ lệ cao vì nhiều công đoạn của sản xuất không thể tự động
hoá và yêu cầu trình độ thấp. Số công nhân có trình độ tay nghề trung
bình bậc 3, bậc 4 là 1187 người chiếm 76,09%, bậc 5, bậc 6 là 116 người
chiếm 7,4%, bậc 7 là 8 người chiếm 0,5%, họ là những người có trình
độ, tay nghề cao, phụ trách một số công đoạn trong phân xưởng. Số còn
lại là lao động đã qua các lớp đào tạo tay nghề từ 3-6 tháng do công ty tổ
chức. Một đặc điểm riêng của công ty là tỷ lệ nữ chiếm tới 60% trong
tổng số cán bộ công nhân viên. Họ có ưu điểm là chịu khó, khéo léo và
nhược điểm là không có khả năng lao động lâu tại nơi không khí ồn ào và
độc hại nóng bức. Thượng Đình là một công ty có uy tín trên thị trường,
có một lực lượng đông đảo CBCNV có trình độ đại học và công nhân có
trình độ tay nghề bậc cao. Đây là một ưu thế cạnh tranh của công ty, nó là
nhân tố chủ yếu dẫn đến sự thành công của công ty.
1.2. Hệ thống mục tiêu, chiến lược, sứ mạng của doanh nghiệp
Bảng 2: Mục tiêu kinh doanh đến năm 2009:
Chỉ tiêu
Đơn vị
2007
2008
2009(KH)
Giá trị sản xuất CN
Tỷ đồng
200.2
207.3
212
Doanh thu
Tỷ đồng
155.6
160.7
178.3
Kim ngạch xuất khẩu
Triệu $
6.4
7.1
8
Thu nhập bình quân
Triệu đồng
1.4
1.7
1.85
Lợi nhận(LN sau thuế)
Tỷ đồng
1.76
1.95
2.3
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Mục tiêu chất lượng:
- Hoạt động có hiệu quả hệ thống quản lỹ chất lượng theo các tiêu
chuẩn
- Phải làm chủ được công nghệ sản xuất và luôn cập nhật, áp dụng
thành tựu khoa học vào dây chuyền sản xuất.
- Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO 9000: 2000
- Luôn thay đổi, tạo sự khác biệt giữa sản phẩm công ty với sản
phẩm của đối thủ cạnh tranh
Mục tiêu phát triển:
Nguyễn Thanh Danh
10
Lớp: Marketing 47a
Trường: ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Khoa: Marketing
- Kế hoạch đề ra trong năm 2009 là giá trị sản xuất công nghiệp tăng
5 tỷ đồng tương ứng tăng 3,95% doanh thu tăng 17 tỷ đồng tương ứng
tăng 9,67% kim ngạch xuất khẩu tăng 0,9 triệu USD tương ứng tăng
7,78%
- Với thị trường trong nước: tăng thị phần trong nước, nâng cao uy
tín vị thế cạnh tranh trên thị trường, nâng cao giá trị thương hiệu …
- Với thị trường thế giới: giữ mối quan hệ, tăng cường mở rộng thị
trường tiêu thụ. Nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã phù hợp với các
tiêu chuẩn trên thị trường thế giới
1.3. Bộ máy quản trị và trao đổi thông tin trong doanh ngiệp:
Công ty xây dựng theo kiểu trực tuyến chức năng do vậy mà mọi
thông tin đều được truyền đạt một cách thông suốt:
S¬ ®å trao ®æi th«ng tin néi bé
Gi¸m ®èc
C¸c phã gi¸m ®èc
C¸c phßng ban
C¸c ph©n xëng
Công ty đã thiết lập các kênh thông tin:
Thông tin từ giám đốc xuống các phòng chức năng, các phân xưởng
và thông tin phản hồi từ dưới lên trên.
Thông tin giữa các bộ phận trong Công ty
Khi cần thiết có thể thông tin trực tiếp từ Giám đốc đến các phân
xưởng và thông tin phản hồi từ các phân xưởng đến thẳng Giám đốc.
1.4. Khả năng nhận diện các cơ hội và các đe dọa từ môi trường kinh
doanh:
Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung và Công ty giầy
Thượng Đình nói riêng đều tiến hành nghiên cứu cung để hiểu rõ đối thủ
cạnh tranh hiện tại và tương lai ( chủ yếu là thị trường nội địa ). Sự thay
đổi trong tương lai gắn với khả năng mở rộng (thu hẹp) quy mô các
doanh nghiệp cũng như sự thâm nhập mới ( rút khỏi thị trường ) các
doanh nghiệp hiện có. Xem xét và xác định số lượng các đối thủ cạnh
Nguyễn Thanh Danh
11
Lớp: Marketing 47a
Trường: ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Khoa: Marketing
tranh hiện tại và tiềm ẩn về thị phần, chiến lược sản xuất, đặc biệt là
chính sách khác biệt hoá sản phẩm, chính sách giá cả, chiến lược quảng
cáo và bán hàng, chính sách phục vụ khách hàng như các điều kiện thanh
toán và tín dụng để từ đó đưa ra cho mình một chính sách tối ưu nhất.
Tính đến thời điểm hiện nay, nước ta có đội ngũ các doanh nghiệp
cung cấp giầy da đông đảo: chỉ tính riêng các doanh nghiệp là thành viên
hiệp hội giầy da Việt Nam – 117 doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước,
148 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (134 doanh nghiệp 100%
vốn nước ngoài và 14 công ty liên doanh). Tại khu vực Hà Nội và Hải
Phòng có một số doanh nghiệp trở thành đối thủ chính của công ty cả về
lĩnh vực và năng lực sản xuất.
Bảng 3: Năng lực sản xuất của đối thủ cạnh tranh 2008
Năng lực sản xuất ( triệu đôi/năm)
STT Doanh nghiệp
Giầy thể thao Giầy vải
Giầy nữ
1
Công ty giầy Thăng Long
1,8
1,8
_
2
Công ty giầy Thuỵ Khuê
_
2,5
1,8
3
Công ty CP giầy Yên Viên
_
1,2
1,8
4
Công ty da giầy Hà Nội
1,5
1,5
_
5
Công ty TNHH Thành Hưng
1,8
1,2
_
(Nguồn: Tạp chí da- giày Việt Nam)
Qua bảng ta thấy các doanh nghiệp có trình độ công nghệ tương
đương nhau, mức độ cạnh tranh khỏ gay gắt, để có ưu thế Công ty cần có
sự khác biệt lớn về sản phẩm cũng như các chính sách khác.
Nguyễn Thanh Danh
12
Lớp: Marketing 47a
Trường: ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Khoa: Marketing
2. Năng lực tài chính
Bảng4: Cơ cấu vốn/ tài sản
TT
Chỉ tiêu
A
Tài sản
I
II
(đơn vị: đồng)
Số chênh lệch
Năm 2006
Năm 2007
Tài sản ngắn
hạn
86.755.542.723
75.658.702.855
-11.096.749.868
Tài sản dài
hạn
75.334.435.767
71.848.520.810
-3.485.914.957
Tổng cộng tài
sản
162.089.888.490
147.507.223.666
-14.582.664.824
2006-2007
B
Nguồn vốn
I
Nợ phải trả
104.376.985.643
88.957.236.379
-15.419.749.264
II
Vốn chủ sở
hữu
57.712.902.847
58.546.067.287
833.164.440
Tổng cộng
nguồn vốn
162.089.888.490
147.507.223.666
-14.582.664.824
(Nguồn: Phòng kế toán)
Qua bảng cơ cấu vốn, tài sản ta thấy:
Tổng tài sản năm 2007 giảm 14,582 tỷ đồng tương ứng giảm 8,99%.
Trong đó tài sản dài hạn giảm 3.485 tỷ đồng tương ứng giảm 2,15% tài
sản ngắn hạn giảm 11,096 tỷ đồng tưng ứng giảm 6,84%
Tổng nguồn vốn giảm 14,584 tỷ đồng tương ứng giảm 8,99% trong
đó nợ phải trả giảm 15,419 tỷ đồng tương ứng giảm 9,51% vốn chủ sở
hữu tăng 0,833 tỷ đồng tương ứng tăng 0,51%
3. Năng lực sản xuất
*Cơ sở vật chất, kỹ thuật.
Công ty có tổng diện tích mặt bằng là 35.000m 2, trong đó diện tích
văn phòng làm việc là 3.000m2, diện tích nhà xưởng sản xuất là
Nguyễn Thanh Danh
13
Lớp: Marketing 47a
Trường: ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Khoa: Marketing
23.000m2, còn lại làm kho bãi... Ngoài ra công ty còn có một nhà nghỉ
cho CBCNV ở khu du lịch nghỉ mát Sầm Sơn -Thanh Hóa.
Tính đến cuối năm 2001, công ty đã trang bị được 4 dây chuyền
công nghệ sản xuất giầy hoàn chỉnh. Các thiết bị của dây chuyền chủ yếu
là công ty nhập của Đài Loan và Hàn Quốc. Những dây chuyền này được
đánh giá vào loại trung bình của thế giới. Trong quí I và quí II năm 2001
công ty đã đầu tư mua mới 400 máy may, 12 máy cắt dập và 2 dây
chuyền sản xuất giầy thể thao.
* Các trang thiết bị máy móc chính:
Cơ cấu máy móc thiết bị cơ bản của công ty.
Stt
MMTB
Mã số
Đơn vị
Số
lượng
Nơi lắp đặt
1
Nồi hơi Nhật
NH
Nồi
1
Xưởng cơ năng
2
Máy nén khí
NK
Máy
3
nt
3
Máy phóng mẫu
PM
nt
1
P. chế thử mẫu
4
Máy bồi vải
BV
nt
3
PX bồi tráng
5
Máy khuấy keo
KK
nt
7
nt
6
Máy cán ra hình 6”
CRH
nt
1
PX cán
7
Máy đùn viên
MDV
nt
1
nt
8
Nồi hấp
NH
Nồi
8
PX gò
9
Băng chuyền gò
BT
Chuyền
7
nt
10
Máy cắt đập thuỷ lực
CD
Máy
25
PX cắt
11
Máy ép đế thuỷ lực
CE
nt
3
nt
12
Máy may CN
MM
nt
975
PX may
13
Dàn máy thêu vi tính
2
nt
Nguyễn Thanh Danh
14
Lớp: Marketing 47a
Trường: ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Khoa: Marketing
* Qui trình công nghệ
Các giai đoạn cơ bản của quá trình công nghệ sản xuất giầy vải bao
gồm: Bồi->Cắt->Thêu->May->Cán->Gò->Hấp->Bao gói. Tất cả các
công đoạn trên đều rất quan trọng không thể xem nhẹ khâu nào. Trong
quá trình sản xuất, tại mỗi công đoạn đều có mẫu mã đối xứng để nhân
viên tại bộ phận đó đối chiếu kiểm tra nghiệm thụ. Một yêu cầu luôn
được đặt ra trong quá trình sản xuất là sai hỏng phải được phát hiện và
ngăn chặn kịp thời. Trong quá trình sản xuất thì giai đoạn tì gò đến lưu
hoà giầy có vai trò cực kỳ quan trọng, có ảnh hưởng đến tỷ lệ sản phẩm
hỏng vì nếu hỏng ở giai đoạn này không được phát hiện sớm thì đến cuối
giai đoạn chúng không có khả năng sửa chữa được nên các quá trình sản
xuất sản phẩm được liên kết chặt chẽ với nhau.
4. Năng lục nhân sự
4.1.
Cơ cấu nhân sự:
Bảng5: Cơ cấu lao động theo trình độ LĐ
Chỉ tiêu
Số lượng
( người)
(%)
Số lượng
( người)
I. Tổng lao động
II Theo trình độ LĐ
1. Trên ĐH
2. ĐH & CĐ
3. Trung cấp
4. LĐ phổ thông
(%)
Số lượng
( người)
(%)
1.931
100
2.184
100
2.378
100
3
300
52
1.576
0,15
15,5
2,75
81,6
6
320
59
1.799
0.3
14.6
2.7
82.4
6
335
61
1.976
0,13
14,1
2,67
83,1
(Nguồn: Phòng lao động tiền lương)
Qua bảng cơ cấu lao động theo trình độ lao động ta thấy trình độ lao
động của công ty ngày cang được nâng cao, hay số lượng lao động có tay
nghề cao ngày càng gia tăng nhưng vẫn ở mức hạn chế. So với mặt bằng
chung lao động trong công ty thì số lượng lao động có trình độ từ cao
đẳng trở lên chiếm tỷ trọng nhỏ, mà chủ yếu vẫn là lao động phổ thông
Nguyễn Thanh Danh
15
Lớp: Marketing 47a
Trường: ĐH Kinh Tế Quốc Dân
4.2.
Khoa: Marketing
Hoạt động quản trị nguồn nhân lực của công ty:
Trong những năm qua việc tuyển dụng lao động của công ty xuất phát
từ thực tế kinh doanh, cần bổ sung thêm ngành nghề hoặc lĩnh vực
chuyên môn nào thì tuyển dụng ngành đó, chuyên môn đó.
Việc tuyển dụng của doanh nghiệp chủ yếu từ các nguồn lực nội bộ
(tuyển dụng từ con em công nhân viên). Cách tuyển dụng như vậy giúp
giảm bớt được chi phí do không phải đăng quảng cáo để thông báo tuyển
dụng. Cán bộ công nhân viên được tiếp nhận ngoài ngành nên hiệu quả
sử dụng lao động không cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Công tác tuyển dụng lao động của công ty hoàn toàn dựa trên bằng
cấp, nặng nề về cảm tính cá nhân, còn dung túng trong trường hợp thân
quen. Nhiều khi việc tuyển dụng lao động còn phụ thuộc vào sức ép của
cấp trên.
Công tác tuyển dụng đơn giản, tiết kiệm. Tuy nhiên việc xác định các tiêu
chuẩn để tuyển chọn chỉ mang tính chung chung, chưa có cơ sở khoa học.
Doanh nghiệp chưa xây dựng được bản mô tả công việc và tiêu chuẩn
thực hiện công việc nên không thể thiết kế được bản yêu cầu đối với
người thực hiện công việc. Vì vậy chất lượng lao động không cao.
Trong công tác tuyển dụng tại doanh nghiệp: Sau khi tiếp nhận hồ sơ,
doanh nghiệp tiến hành xem xét, nghiên cứu những hồ sơ có đủ tiêu
chuẩn cơ bản.
Tuyển lao động gián tiếp: Nếu ứng viên đó làm việc tại văn phòng thì
phải có bằng cấp chuyên môn, chứng chỉ tin học. Sau đó tiến hành thử
việc. Tuỳ theo tính chất công việc mà quy định thời gian thử việc. Đối với
những người có bằng từ trung cấp trở lên thử việc 6 tháng, hưởng 75%
lương bằng cấp chuyên môn, được tuyển chính thức hưởng 100% lương
bằng cấp chuyên môn.
Tuyển lao động trực tiếp: Phỏng vấn, thử việc, kiểm tra kiến thức
chuyên môn nghiệp vụ. Thời gian thử việc đối với công nhân kỹ thuật là
3 tháng, hưởng 75% lương cấp bậc bằng cấp cũng như cấp bậc công việc
thử việc. Sau 3 tháng nếu đạt yêu cầu thi tuyển chính thức.
Thực tế chứng minh đầu tư vào con người có hiệu quả cao hơn nhiều
so với đầu tư vào trang thiết bị kỹ thuật. Trong những năm qua ngoài việc
Nguyễn Thanh Danh
16
Lớp: Marketing 47a
Trường: ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Khoa: Marketing
cố gắng thúc đẩy các hoạt động sản xuất, doanh nghiệp đã và đang chú
trọng tới việc đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn, tạo điều kiện cho
người lao động đi học và thi tuyển nâng bậc, nâng lương. Không những
thế hàng năm doanh nghiệp còn tổ chức cho cán bộ nhân viên theo học
các trường đại học, vừa học vừa làm để nâng cao năng lực chuyên môn,
hoàn thành tốt công việc được giao, đóng góp cho sự phát triển của doanh
nghiệp
Nhận xét : Việc xác định nhu cầu và đối tượng đào tạo còn thiếu
chính xác, doanh nghiệp chưa tổ chức kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu cụ
thể những kỹ năng còn thiếu của người lao động.
Công tác đào tạo và phát triển của doanh nghiệp chưa được quan tâm
đúng mức, còn dựa vào sự sẵn có của thị trường lao động. Kinh phí đào
tạo eo hẹp, chỉ được phân bố đại trà, chưa gắn với tiêu chuẩn chức danh
và quy hoạch của cán bộ công nhân viên. Hằng năm không có những
đánh giá về chất lượng đào tạo, doanh nghiệp chỉ quan tâm tới kết quả
cuối cùng là người lao động thu được gì, từ đó có nhiều bất cập trong
việc bố trí và sử dụng lao động.
Doanh nghiệp chưa xây dựng được kế hoạch phát triển nguồn nhân
lực do đó không có cơ sở định hướng phát triển lâu dài.
Việc phân tích, đánh giá những việc đã và chưa làm được trong công
tác đào tạo chưa được xem xét và rút kinh nghiệm, việc lựa chọn phương
pháp đào tạo chưa dựa vào ý kiến của người lao động .
Tóm lại, doanh nghiệp cần chú trọng và quan tâm hơn nữa về vấn đề đào
tạo nhân lực, nhằm nâng cao tay nghề, chuyên môn cho cán bộ công nhân viên.
Nguyễn Thanh Danh
17
Lớp: Marketing 47a
Trường: ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Khoa: Marketing
III. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
1. Sản lượng sản xuất qua các năm và doanh số bán.
1.1. Phân tích tốc độ tăng trưởng
Trong những năm qua, Công ty Giày Thượng Đình đã không ngừng
phát triển, mạnh dạn đầu tư công nghệ, khảo sát, nghiên cứu thị trường
trong nước và xuất khẩu. Doanh thu và lợi nhuận ngày càng tăng. Công ty
đã nộp đầy đủ các khoản nghĩa vụ với nhà nước, số tiền nộp ngân sách
qua các năm đều tăng. Điều đó thể hiện thông qua bảng kết quả hoạt động
kinh doanh của Công ty.
Bảng 6: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (2004-2008)
Các chỉ tiêu
ĐVT
2004
2005
2006
2007
2008
Gtrị sx CN
tỷ đồng
170,4
180,5
189,9
200,2
207,3
Tổng DThu
tỷ đồng
137,6
147,5
150,3
155,6
160,7
K.ngạch XK
triệu
USD
5,1
5,6
5,8
6,4
7,1
Lợi nhuận
tỷ đồng
1,1
1,5
1,6
1,8
2,0
Nộp NSách
tỷ đồng
1,51
1,547
1,7
1,76
1,85
(Nguồn: Phòng tài chính-kế toán)
Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2004
đến năm 2008 ta thấy:
Giá trị sản xuất công nghiệp qua các năm đều tăng, năm 2008 tăng
7.1 tỷ đồng tương ứng tăng 3.47%
Tổng doanh thu tăng 5.1 tỷ, kim ngạch xuất khẩu tăng 0.7 triệu
USD, lợi nhuận tăng 0.2 tỷ,
Mặc dù trong năm 2008 nền kinh tế thế giới có nhiều biến động,
nhưng công ty vẫn đứng vững trước cuộc khủng hoảng của nền kinh tế
thế giới
1.2. Phân tích theo nhóm sản phẩm
Cơ cấu sản phẩm của Công ty:
Nguyễn Thanh Danh
18
Lớp: Marketing 47a
Trường: ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Khoa: Marketing
S¶n phÈm míi
S¶n phÈm míi
t¬ng tù
C¬ cÊu
s¶n
phÈm
cña
C«ng ty
S¶n phÈm míi
c¶i tiÕn
S¶n phÈm
truyÒn thèng
S¶n phÈm nhËn
gia c«ng
GiÇy GTS
GiÇy Superga
Black
Snoweat
AVIA
GiÇy Allstar
GiÇy Eagle
GiÇy Nike
GiÇy Arian
GiÇy 98 – 01
GiÇy 98 – 02
GiÇy 98 – 03
GiÇy cao cæ GiÇy
Basket
GiÇy Bata
GiÇy Foottech:
9709
9716
Chính sách sản phẩm của công ty hiện nay là vẫn tiếp tục duy trì các
sản phẩm truyền thống, mỗi năm bộ phận thiết kế phải đưa ra được từ 10
– 15 mẫu sản phẩm mới cho mỗi chủng loại. Các chủng loại chính của
Công ty:
- Giầy vải truyền thống gồm: giầy cao cổ bộ đội, giầy Basket phục
vụ thể thao, giầy Bata gồm giầy Bata người lớn, giầy nam người lớn, giầy
trẻ em các loại và giầy nữ các loại. Nhóm sản phẩm này có các cỡ từ 24
đến 42, được sản xuất từ những ngày đầu mới thành lập, chủ yếu phục vụ
cho bộ đội và công nhân trực tiếp sản xuất trong các phân xưởng. Hiện
nay, số lượng các sản phẩm này đang có xu hướng giảm mạnh (đặc biệt
giầy Bata người lớn) do không còn phù hợp với nhu cầu thị trường nữa.
- Công ty sản xuất và đưa vào thị trường tiêu thụ những sản phẩm
giầy thể thao mới như: giầy GTS, giầy SUPERGA, SNOWEAT và
AVIA. Các sản phẩm mới tương tự: ALLSTAR, EGGLE, ARRIAN.
Nguyễn Thanh Danh
19
Lớp: Marketing 47a
Trường: ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Khoa: Marketing
Ngoài ra còn có các sản phẳm cải tiến do nhu cầu thị hiếu của người tiêu
dùng thay đổi.
- Dép sandal: Trước đây sandal là thế mạnh của công ty được sản
xuất kết hợp với mũ cứng để cung cấp cho bộ đội. Khi nền kinh tế chuyển
đổi sản phẩm này không cạnh tranh được với các sản phẩm nhập ngoại
nên số lượng tiêu thụ giảm do đó quy mô sản xuất bị thu hẹp dần và đến
nay chỉ còn lại một dây chuyền sản xuất sản phẩm này.
- Đối với sản phẩm mới: Qua công tác nghiên cứu thị trường, công
ty sẽ đưa ra một số sản phẩm mới nhằm thăm dò sự phản ứng của người
tiêu dùng. Công ty thiết kế các mẫu sản phẩm rồi đem chào hàng, trong
một số trường hợp cụ thể đối tác thiết kế rồi đưa công ty sản xuất theo
mẫu. Chỉ khi nào việc thăm dò thị trường cho tín hiệu khả quan công ty
mới tiến hành sản xuất hàng loạt và đưa vào lưu thông.
Với những chính sách sản phẩm đó đã tác động mạnh mẽ tới hoạt
động tiêu thụ trong thời gian qua. Số lượng sản phẩm chất lượng cao, giá
trị lớn tăng nhanh còn sản phẩm giá trị thấp giảm phản ánh phần nào sự
phù hợp trong các chính sách mà công ty đang áp dụng. Tuy nhiên, việc
đa dạng hoá sản phẩm của công ty mới chỉ thoả mãn được tốt nhu cầu đối
với sản phẩm truyền thống và sản phẩm cải tiến của nó. Việc tìm hiểu và
phát triển nhu cầu mới, nổi cộm là nhu cầu thời trang đối với việc tiêu
dùng sản phẩm mới thì công ty lại chưa phát huy hết để có thể thâm nhập
đoạn thị trường thời trang và thể thao một cách tốt hơn.
1.3. Phân tích theo thị trường khu vực.
Hiện nay sản phẩm của công ty có mặt ở hầu khắp các tỉnh, thành
phố trong cả nước và một số thị trường nước ngoài.
Thị trường nội địa: Công ty có hệ thống kênh phân phối rộng khắp
song vẫn chỉ tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc (trọng điểm ở Hà
Nội), tiếp đến là Miền Nam (trọng điểm là TP Hồ Chí Minh) còn Miền
Trung tiêu thụ ít nhất.
Bảng 7: Tiêu thụ sản phẩm theo khu vực trong nước năm 2008
Khu vực tiêu thụ
Số lượng ( đôi)
Tỷ trọng (%)
1. Miền Bắc
Hà Nội
Các tỉnh khác
2. Miền Trung
3. Miền Nam
Cả nước
1718200
1636996
81204
394086
1202143
3314429
51,84
95,3
4,7
11,89
36,27
100
(Nguồn: Phòng tiêu thụ)
Nguyễn Thanh Danh
20
Lớp: Marketing 47a
Trường: ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Khoa: Marketing
Qua bảng trên ta thấy: Đại bộ phận số sản phẩm tiêu thụ ở thị trường
các tỉnh miền Bắc chiếm 51,84%, trong đó thị trường Hà Nội chiếm tới
95,3%. Miền Nam, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh là nơi tiêu thụ giầy dép
khá lớn nhưng lượng tiêu thụ không cao cũng chỉ chiếm tỷ trọng có
36,27%, là do đại lý trên thị trường này còn khá ít, người tiêu dùng phải
đi xa mới mua được sản phẩm.
Thị trường nước ngoài: Sản phẩm của công ty xuất sang các nước
chủ yếu là giầy thể thao và giầy vải, dưới dạng các đơn đặt hàng của các
đối tác. Hàng năm lượng xuất sang châu Âu và các nước đều trên 90%
tổng lượng xuất khẩu.
Bảng 8: Số lượng sản phẩm xuất khẩu
Khu vực
Châu Âu
Châu Mỹ
Châu Á
Tổng
Năm 2007
Số lượng
(đôi)
1928226
135447
39540
2103213
Tỷ trọng
(%)
91,68
6,44
1,88
100
Năm 2008
Số lượng
(đôi)
1944118
167751
27816
2139685
So sánh 2008/2007
Tỷ trọng
(%)
90,86
7,84
1,30
100
Số tuyệt đối
(đôi)
15892
32304
- 11724
36472
Tỷ lệ
(%)
0,8
23,9
- 29,7
1,7
(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu)
Qua bảng trên ta thấy, tổng số giầy tiêu thụ ở các khu vực năm 2008
là 2.139.685 đôi tăng 1,7% so với năm 2007. Trong đó:
Thị trường Châu Âu năm 2008 là 1.944.118 đôi tăng 0,8% so với
năm 2007, chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng giảm từ 91,68% năm 2007
xuống còn 90,86% năm 2008. Tuy giảm về tỷ trọng nhưng là thị trường
lớn nên cần thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường này để tăng khối lượng
sản phẩm tiêu thụ.
Thị trường Châu Mỹ năm 2008 là 167.751 đôi tăng 23,9% so với
năm 2007, mặc dù tỷ trọng có tăng từ 6,44% năm 2007 lên 7,84% năm
2008. Đây là một thị trường nhiều tiềm năng cần được khai thác triệt để.
Thị trường Châu Á năm 2008 là 27.816 đôi giảm 29,7% so với năm 2007.
2. Kết quả về hoạt động tài chính
Nguồn vốn kinh doanh của Công ty do Nhà nước cấp. Cơ cấu vốn
của Công ty được thể hiện cụ thể qua bảng cân đối kế toán sau:
BẢNG 9: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY.
Đơn vị:đồng
TT
Chỉ tiêu
Nguyễn Thanh Danh
Năm 2006
21
Năm 2007
Số chênh lệch
Lớp: Marketing 47a
Trường: ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Khoa: Marketing
2006-2007
A
I
1
2
3
4
II
1
2
3
B
I
1
2
II
Tài sản
TS ngắn hạn
Tiền& khoản
tương đương
Các khoản
phải thu NH
Hàng tồn kho
TS NH khác
TS dài hạn
Các khoản
phải thu DH
TS cố định
Đầu tư tài
chính dài hạn
Tổng tài sản
Nguồn vốn
Nợ phải trả
Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
Vốn chủ SH
Tổng cộng
nguồn vốn
86.755.542.723
75.658.702.855
-11.096.749.868
214.015.380
1.080.003.108
865.987.728
25.203.258.088
29.454.037.518
4.250.779.430
58.992.169.950
2.346.009.305
75.334.435.767
42.375.768.357
2.748.893.872
71.848.520.810
-16.616.401.593
402.884.567
-3.485.914.957
500.000.000
500.000.000
0
46.394.135.767
42.908.220.810
-3.485.914.957
28.440.300.000
28.440.300.000
0
162.089.888.490
147.507.223.666
-14.582.664.824
104.376.985.643
83.353.780.551
21.023.205.092
57.712.902.847
88.957.236.379
71.371.602.235
17.585.067.287
58.546.067.287
-15.419.749.264
-11.982.178.316
-3.437.570.948
833.164.440
162.089.888.490
147.507.223.666
-14.582.664.824
(Nguồn: Báo cáo tài chính của phòng kế toán Công ty giày Thượng Đình)
Qua số liệu trên bảng ta thấy tổng tài sản của doanh nghiệp năm
2007 giảm so với năm 2006 là 14.582.664.824 đồng điều này chứng tỏ
quy mô kinh doanh của doanh nghiệp kém hiệu quả, do đó ta phải nghiên
cứu sự biến động của từng loại tài sản:
- Tài sản ngắn hạn năm 2007 giảm so với năm 2006 là
11.096.749.868 đồng, xem xét cụ thể từng loại ta thấy:
+ Tiền và các khoản tương đương tiền tăng là 865.987.728
+ Các khoản phải thu ngắn hạn tăng là 4.250.779.430đ
+ Hàng tồn kho giảm là 16.616.401.593 đồng
+ Tài sản ngắn hạn khác tăng là 402.884.567 đồng
- Tài sản dài hạn năm 2007 giảm so với năm 2006 là 3.485.957 đồng
Nguyễn Thanh Danh
22
Lớp: Marketing 47a
Trường: ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Khoa: Marketing
Đó là do sự giảm đi của tài sản cố định .
- Về nguồn vốn ta thấy các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp đều
giảm so với năm 2006 cụ thể nợ phải trả ngắn hạn giảm 11.982.178.316
đồng nợ phải trả ngắn hạn giảm 3.437.570.948 đồng trong khi đó vốn chủ
sở hữu năm 2007 tăng so với năm 2006 là 833.164.440 đồng.
- Về công tác kiểm tra kiểm soát tài chính của công ty:
+ Đối với toàn công ty chịu sự quản lý của cơ quan cấp trên nên
hàng năm công tác tài chính được xét duyệt 1 lần của quý I của những
năm tiếp theo. Trừ những trường hợp đặc biệt có sự kiểm tra đột xuất.
+ Đối với nội bộ doanh nghiệp kế toán tài chính của công ty phải
được duyệt trong năm kế hoạch, công ty có đội ngũ kiểm toán nội bộ
thường xuyên kiểm tra tránh những sai sót và thất thoát gây hậu quả xấu
cho công tác tài chính của công ty.
Nguyễn Thanh Danh
23
Lớp: Marketing 47a
Trường: ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Khoa: Marketing
IV. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA
DOANH NGHIỆP
1. Năng lực marketing.
1.1. Công ty và định hướng marketing trong doanh nghiệp.
Mặc dù công ty đã đạt được rất nhiều thành tích trong suốt thời gian
kể từ ngày tham gia vào nền kinh tế thị trường, khi mà Việt Nam gia nhập
WTO nhưng cũng không thể tránh khỏ những thiếu sót trong hoạt động
sảm xuất kinh doanh của mình. Tuy công ty đã quan tâm tới hoạt động
marketing nhưng vẫn chưa coi trọng marketing đúng như vai trò, tầm
quan trọng và tác dụng mà nó đem lại cho công ty trong nền kinh tế thị
trường hiện nay. Công ty vẫn chưa có sự đầu tư cho các hoạt động
marketing nên những thành tựu mà công ty đạt được chưa thật xứng với
tầm vóc và quy mô của mình. Chính vì vậy việc nâng cao hoạt động
marketing cũng như các chiến lược marketing hiện nay là vấn đề thiết yếu
mà công ty phải thực hiện trong thời gian tới
1.2. Bộ phận làm marketing trong doanh nghiệp:
Hiện nay công ty chưa có phòng marketing chính thức, các hoạt
động marketing hay các hoạt động liên quan tấtc cả là do phòng kế hoạch
vật tư và phòng tiêu thụ thực hiện và triển khai
Cơ cấu bộ phận tổ chức phòng kế hoạch vật tư và phòng tiêu thụ:
Chức năng:
Tổ chức thực hiện và lập kế hoạch khai thác nguồn vật tư để kịp thời
cung ứng cho sản xuất kinh doanh.
Lập kế hoạch và tổ chức phân phối sản phẩm trong nội địa.
Nhiệm vụ:
Chịu trách nhiệm mua hàng, kiểm soát sản xuất, xây dựng kế hoạch
sản xuất và tác nghiệp; Kiểm tra bao gói nguyên vật liệu, xác nhận mẫu
đối với bao gói; Bảo toàn sản phẩm, kho nguyên vật liệu và bán thành
phẩm; Phân tích dữ liệu và đề xuất cải tiến.
Tổ chức quản lý hệ thống các đại lý tiêu thụ; Chịu trách nhiệm giải
quyết các vấn đề khiếu nại liên quan đến khách hàng nội địa; Phụ trách
tiêu thụ nội địa, kho thành phẩm, xếp dỡ, lưu kho, bảo quản, giao hàng.
Tóm lại vấn đề marketing trong doanh nghiệp vẫn còn yếu và hầu
như chưa có. Điều này có thể do một phần cơ chế cũ để lại, một phần do
nhìn nhận của ban lãnh đạo công ty về vai trò và tác dụng to lớn qua các
hoạt động marketing mang lại. Niều năm trước đây công ty không cần
Nguyễn Thanh Danh
24
Lớp: Marketing 47a
Trường: ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Khoa: Marketing
tiến hành nghiên cứu thị trường, sản phẩm sản xuất ra vẫn tiêu thụ hết có
khi không có để bán. Nhưng ngày nay dưới cơ chế thị trường, Việt Nam
gia nhập WTO với sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong,
ngoài nước vấn đề đặt ra với công ty là muốn tồn tại và phát triển thì nhất
thiết phải có những hoạt động hướng tới khách hang mục tiêu hay nói
cách khác là vấn đề cấp bách hiện nay là phải tiến hành các hoạt động,
chiến lược marketing phù hợp
2. Phân tích môi trường marketing.
2.1. Các yếu tố của môi trường marketing vĩ mô và tác động của nó đến
hoạt động của doanh nghiệp
2.1.1. Thị trường xuất khẩu:
Bảng10: Số lượng sản phẩm xuất khẩu
Năm 2007
Khu vực
Châu Âu
Châu Mỹ
Châu Á
Tổng
Số lượng
(đôi)
1928226
135447
39540
2103213
Tỷ trọng
(%)
91,68
6,44
1,88
100
Năm 2008
Số lượng
(đôi)
1944118
167751
27816
2139685
So sánh 2008/2007
Tỷ trọng
(%)
90,86
7,84
1,30
100
Số tuyệt đối
(đôi)
15892
32304
- 11724
36472
Tỷ lệ
(%)
0,8
23,9
- 29,7
1,7
(Nguồn: phòng xuất nhập khẩu)
Qua bảng số lượng sản phẩm xuất khẩu các năm 2007,2008 ta thấy
thị trường chiếm tỷ trọng lớn của doanh nghiệp vẫn là thị trường Châu
Âu. Thị trường này chiếm 91,68%(năm 2007) và 90,86%(năm 2008) tổng
sản lượng xuất khẩu của công ty. Còn lại thị trường Châu Á và Châu Mỹ
chiếm tỷ trọng nhỏ. Từ đó ta thấy thị trường Châu Âu có anh hưởng rất
lớn tới hoạt động kinh doanh của công ty. Với đặc tính ưu thế sản phẩm
công ty là đáp ứng yêu cầu bảo hộ lao động, bảo vệ đôi chân trong thời
tiết giá lạnh. Nên sản phẩm nhập vào thị trường Châu Âu không chỉ phải
cáo chất lượng cao mà còn đòi hỏi các đặc tính tiện dunhj của sản phẩm.
Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là giày lao động, bata, basket, loại giày giữ
ẩm có thể đi trong tuyết.
2.1.2.Thị trường trong nước:
Hiện nay công ty có các loại sản phẩm thuộc nhóm: Sản phẩm truyền
thống, sản phẩm cải tiến, sản phẩm mới và sản phẩm tương tự
Nguyễn Thanh Danh
25
Lớp: Marketing 47a