Tải bản đầy đủ (.pptx) (15 trang)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.31 KB, 15 trang )

Nhóm 30


Cấp doanh nghiệp
TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN
LƯỢC

4. Các cấp quản trị
chiến lược

Cấp cơ sở
Cấp chức năng

1. Khái niệm chiến
lược

2. Khái niệm quản trị chiến
lược

Tầm quan trọng của quản trị
chiến lược
Các thuật ngữ trong quản trị
chiến lược

3. Mơ hình quản trị chiến
lược


1. Khái niệm chiến lược
Chiến lược là việc xác định:
 - Các mục tiêu, mục đích cơ bản dài hạn của doanh nghiệp


 - Việc áp dụng một chuỗi các hành động
 - Phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu này
Chiến lược là một kế hoạch tích hợp:
 Các mục tiêu chính yếu
 Các chính sách
 Chuỗi hành động
Vào một tổng thể một cách chặt chẽ.


Khái niệm chiến lược
- Theo Fred David: “Chiến lược là những phương tiện đạt đến những mục tiêu dài
hạn”.
Theo Alfred Chandler (1962): “Chiến lược bao gồm những mục tiêu cơ bản, dài
hạn của một doanh nghiệp, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành động,
phân bổ nguồn lực thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó”.
Theo William J. Glueck: “Chiến lược là một kế hoạch mang tính thớng nhất, tính
tồn diện và tính phới hợp, được thiết kế đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của doanh
nghiệp sẽ được thực hiện”.
Theo Michael E. Porter (1996): “Chiến lược là nghệ thuật xây dựng các lợi thế cạnh
tranh vững chắc để phòng thủ”. Theo cách tiếp cận này, chiến lược là tạo ra sự khác
biệt trong cạnh tranh, tìm và thực hiện cái chưa được làm (what not to do). Bản chất
của chiến lược là xây dựng được lợi thế cạnh tranh (competitive advantages).


1.2 Khái niệm quản trị chiến lược
* Có nhiều định nghĩa về quản trị chiến lược:
- Quản trị Chiến lược là sự tập hợp các quyết định và hành động quản lý nhằm bảo
đảm sự thành công lâu dài cho tổ chức.
- Quản trị chiến lược là sự tập hợp các quyết định và biện pháp hành động dẫn đến
việc hoạch định và thực hiện các mục tiêu then chốt của tổ chức

- Quản trị Chiến lược được coi như một khoa học và nghệ thuật thiết lập mục tiêu
và quyết định, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá các quyết định có liên quan
đến nhiều chức năng khác nhau, cho phép doanh nghiệp hướng tới tiếp cận và đạt
được những mục tiêu đề ra trong một khoảng thời gian nhất định.
- Tóm lại Quản trị chiến lược là nghệ thuật và khoa học của việc xây dựng, triển
khai và đánh giá các quyết định xuyên các chức năng nhằm giúp tổ chức có thể đạt
được mục tiêu (Fred R. David, 2017). Theo định nghĩa này, quản trị chiến lược tập
trung vào việc tích hợp quản trị, marketing, tài chính/kế tốn, sản xuất/ vận hành,
R&D và hệ thớng thông tin nhằm mang lại thành công cho tổ chức.


1.2.1. Tầm quan trọng của quản trị chiến lược
- Quản trị Chiến lược là điều kiện tiên quyết và công cụ hữu hiệu giúp tạo nên thành
công cho doanh nghiệp vì:
Giúp doanh nghiệp xác định một cách lâu dài và ổn định mục đích và hướng đi của
mình. Giúp người lãnh đạo biết tạp trung tâm trí và nguồn lực vào những hoạt động
then chớt vàchính yếu để tạo động lực phát triển chung.
- Luôn đặt sự phát triển của doanh nghiệp trong một môi trường kinh doanh đầy
biến động và thách thức, luôn phải nghiên cứu các yếu tố tác động của môi trường
để phát hiện kịp thời những cơ hội và đe dọa bảo đảm sự thích nghi và linh hoạt
trong quản lý.
- Là cơ sở để triển khai và phân bổ các nguồn lực của doanh nghiệp một cách
đúng hướng và hiệu quả. Bảo đảm sự kế thừa và thống nhất hành động của tất cả các
bộ phân, đơn vị, và cá nhân trong doanh nghiệp. Chính vì vậy, Quản trị Chiến lược
khơng những khơng hạn chế mà ngược lại khẳng định sự can thiết phải lập kế hoạch
dài hạn trong công tác quản lý và điều hành doanh nghiệp.


* quản trị chiến lược giúp:
- Xác định mục đích và hướng đi trong tương lai

- Nắm bắt cơ hội và né tránh nguy cơ từ bên ngoài
- Phát huy điểm mạnh và giảm điểm yếu của doanh nghiệp - Quyết định kinh
doanh phù hợp với mơi trường
- Duy trì và gia tang vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Nói tóm lại nâng cao vị thế cạnh tranh và xây dựng tiềm lực thành công lâu dài
của công ty là mục đích chính của quản trị chiến lược


1.2.2. Các thuật ngữ trong quản trị chiến lược
- Lợi thế cạnh tranh là bất cứ thứ gì doanh nghiệp có thể làm thật sự tớt so với các
doanh nghiệp đới thủ. Khi một doanh nghiệp có thể làm điều gì mà đới thủ cạnh
tranh khơng thể làm hoặc sở hữu điều gì mà đới thủ mong ḿn, đó có thể được coi
là lợi thế cạnh tranh.
- Chiến lược gia là các cá nhân chịu trách nhiệm đối với sự thành công hay thất bại
của tổ chức. Họ đảm nhận các công việc như: Tổng giám đốc, chủ tịch hội đồng
quản trị, giám đốc điều hành, người chủ sở hữu hay các nhà doanh nghiệp.
- Sứ mệnh được hiểu là lý do tồn tại, ý nghĩa của sự tồn tại và các hoạt động của
tổchức. Sứ mệnh được thể hiện dưới dạng bản tuyên bố về sứ mạng của tổ chức, nó
thể hiện rõ hơn những niềm tin và những chỉ dẫn hướng tới tầm nhìn đã được xác
định. Sứ mệnh của doanh nghiệp chính là bản tun ngơn của doanh nghiệp đối với
xã hội. Thực chất bản tuyên bố về sứ mệnh của doanh nghiệp tập trung làm sáng tỏ
một vấn đề hết sức quan trọng: “doanh nghiệp tồn tại nhằm mục đích gì?”.


- Cơ hội và thách thức nhằm vượt xa khỏi khả năng tác động của doanh nghiệp,
chính vì thế nó được gọi là “từ bên ngoài”.
- Điểm mạnh và điểm yếu bên trong của doanh nghiệp các hoạt động có thể kiểm
soát ở tầm tổ chức và được thực hiện đặc biệt tốt hoặc kém.
- Mục tiêu là những trạng thái, những cột mớc, những tiêu chí cụ thể mà doanh
nghiệp muốn đạt được trong một khoản thời gian nhất định. Mục tiêu là rất cần thiết

đối với thành công của một tổ chức vì nó đưa ra đường hướng, phối hợp các tâm
điểm, cung cấp cơ sở để hoạch định, tổ chức, động viên và kiểm soát một cách có
hiệu quả. Mục tiêu phải ở tầm cao có thể đo lường được, nhất quán, hợp lý, rõ ràng.
Trong một công ty nhiều mảng hoạt động, mục tiêu cần được thiết lập cho tồn bộ
cơng ty và từng bộ phận. Mục tiêu dài hạn là những mục tiêu có thời gian dài hơn
một năm, những mục tiêu có thể được coi là những kết quả cụ thể mà một tổ chức
mưu cầu đạt được trong khi theo đuổi sứ mệnh cơ bản của mình.


1.3. Mơ hình quả trị chiến lược
-


1.4. Các cấp quản trị chiến lược
* Cấp doanh nghiệp:
- Xác định những lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp nên tham gia hoặc sẽ
tham gia vào.
- Xác định cách thức mà công ty sẽ tiến hành hoạt động và vai trị của mỗi đơn
vị kinh doanh trong cơng ty trong việc theo đuổi cách thức hoạt động đó.
- Những nguồn lực nào (kỹ năng, tài sản, tài chính, các mối quan hệ, năng lực kỹ
thuật, trang thiết bị) cần phải có để có thể cạnh tranh được (các nguồn lực)
- Nâng cao kết quả các hoạt động kinh doanh riêng biệt - Hướng đến việc đa
dạng hóa hoạt động
- Tạo ra sự cộng hưởng giữa các hoạt động kinh doanh.
- Xác định lĩnh vực ưu tiên đầu tư và phân bổ nguồn lực của công ty giữa các
hoạt động kinh doanh khác nhau.


* Cấp cơ sở: Xác định những căn cứ để chúng có thể hồn thành các chức
năngvà nhiệm vụ của mình, đóng góp cho việc hồn thành chiến lược chung

của doanh nghiệp, trong phạm vi mà nó đảm trách.
- Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh riêng lẻ trên một tập hợp các ngành kinh
doanhcó liên quan (Cặp sản phẩm/thị trường) xác định cách thức mỗi đơn vị
kinh doanh sẽ cạnh tranh như thế nào đối với các đối thủ cạnh tranh trong cùng
lĩnh vực.
- Các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực sẽ có nhiều chiến lược kinh
doanh khác nhau.
- Cần phải điều chỉnh chiến lược của SBU với các chiến lược của các SBU
khác trong doanh nghiệp


* Cấp chức năng: Đây là nơi tập trung hỗ trợ cho chiến lược doanh
nghiệp và chiến lược cấp cơ sở kinh doanh
- Nhằm hỗ trợ việc thực hiện chiến lược cấp đơn vị kinh doanh.
- Chiến lược chức năng: sản xuất, marketing, nhân sự, tài chính, nghiên
cứu và phát triển


TĨM TẮT
Chiến lược và vai trị của quản trị chiến lược ngày càng có sự ý nghĩa quyết
định đến sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Quản trị chiến lược doanh nghiệp là tổng hợp các hoạt động hoạch định, tổ
chức thực hiện và kiểm tra, điều chỉnh chiến lược kinh doanh nhằm đảm bảo
rằng doanh nghiệp luôn tận dụng được mọi cơ hội, thời cơ cũng như hạn chế
hoặc xoá bỏ được các đe doạ, cạm bẫy trên con đường thực hiện các mục tiêu
của mình, phát huy các điểm mạnh và giảm các điểm yếu trong nội bộ doanh
nghiệp để đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh.





×