Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại cục hải quan tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

HUỲNH TRẦN THỊ THÙY TRANG

QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HĨA TẠI CỤC HẢI QUAN
TỈNH BÌNH ĐỊNH

Ngành
Mã số

: Quản lý kinh tế
: 8310110

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. HỒ THỊ MINH PHƢƠNG

TIEU LUAN MOI download :


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực
và luận văn là sản phẩm của nghiên cứu cá nhân tôi, các thông tin trích dẫn
trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc và được phép công bố.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của mình.

Tác giả

Huỳnh Trần Thị Thùy Trang


TIEU LUAN MOI download :


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Hồ Thị
Minh Phương – người hướng dẫn khoa học đã giúp đỡ tôi tận tình trong q
trình thực hiện luận văn.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Quy
Nhơn, phòng Đào tạo sau đại học, khoa Lý luận chính trị - Luật và Quản lý
nhà nước, cùng các cán bộ, giảng viên giảng dạy đã tạo điều kiện thuận lợi,
giúp đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Bình Định, tháng 3 năm 2022
Tác giả luận văn

Huỳnh Trần Thị Thùy Trang

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 1

2. Tổng quan nghiên cứu đề tài ...................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 6
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ....................................................................... 7
7. Kết cấu luận văn......................................................................................... 7
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ RỦI
RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA ............ 9
1.1. Rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa .................................... 9
1.1.1. Khái niệm về xuất nhập khẩu hàng hóa .............................................. 9
1.1.2. Rủi ro và rủi ro trong xuất nhập khẩu hàng hóa................................ 10
1.1.3. Các loại rủi ro trong xuất nhập khẩu hàng hóa ................................ 11
1.2. Quản lý rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa ...................... 13
1.2.1. Khái niệm quản lý rủi ro và quản lý rủi ro trong hoạt động xuất nhập
khẩu hàng hóa ............................................................................................. 13
1.2.2. Cơ sở pháp lý và nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động xuất nhập
khẩu hàng hóa ............................................................................................. 15
1.2.3. Nội dung quản lý rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa .. 17
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu

TIEU LUAN MOI download :


hàng hóa ....................................................................................................... 26
1.4. Kinh nghiệm quản lý rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa ở
một số Cục Hải quan trong nước và bài học kinh nghiệm cho Cục Hải quan
tỉnh Bình Định ............................................................................................. 28
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa
ở một số Cục Hải quan trong nước ............................................................. 28
1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Cục Hải quan tỉnh Bình Định về quản

lý rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa..................................... 31
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT
ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HĨA TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH
BÌNH ĐỊNH ................................................................................................ 33
2.1. Giới thiệu sơ lược về Cục Hải quan tỉnh Bình Định .............................. 33
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Cục Hải quan tỉnh Bình Định . 33
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Cục Hải quan tỉnh
Bình Định .................................................................................................... 34
2.2. Thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại
Cục Hải quan tỉnh Bình Định ....................................................................... 38
2.2.1. Tình hình phân luồng rủi ro đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng
hóa tại Cục Hải quan tỉnh Bình Định....................................................... 38
2.2.2. Tình hình thu thập thơng tin, xử lý thơng tin trong hoạt động xuất
nhập khẩu hàng hóa tại Cục Hải quan tỉnh Bình Định ............................ 39
2.2.3. Tình hình lập kế hoạch, biện pháp kiểm soát rủi ro trong hoạt động
xuất nhập khẩu hàng hóa tại Cục Hải quan tỉnh Bình Định .................... 42
2.2.4. Tình hình tổ chức thực hiện kế hoạch và các biện pháp kiểm soát
rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại Cục Hải quan tỉnh
Bình Định................................................................................................. 47
2.2.5. Tình hình kiểm tra, giám sát quản lý rủi ro trong hoạt động xuất
nhập khẩu hàng hóa tại Cục Hải quan tỉnh Bình Định ............................ 50

TIEU LUAN MOI download :


2.3. Đánh giá chung quản lý rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa
tại Cục Hải quan tỉnh Bình Định .................................................................. 56
2.3.1. Kết quả đạt được ............................................................................... 56
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của nó........................................................ 59
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG

QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUÁT NHẬP KHẨU
HÀNG HÓA TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH BÌNH ĐỊNH ........................ 60
3.1. Dự báo về hàng hoá xuất nhập khẩu và đổi mới hoạt động hải quan ..... 63
3.1.1. Dự báo về hàng hoá xuất nhập khẩu ................................................. 63
3.1.2. Xu hướng đổi mới hoạt động hải quan.............................................. 65
3.2. Định hướng quản lý rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại
Hải quan ....................................................................................................... 68
3.3. Một số giải pháp tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động xuất nhập
khẩu hàng hóa tại Cục Hải quan tỉnh Bình Định .......................................... 71
3.3.1. Hồn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến nghiệp vụ hải quan .... 71
3.3.2. Đồng bộ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý rủi ro .... 73
3.3.3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực cán bộ công chức
hải quan ....................................................................................................... 76
3.3.4. Tăng đầu tư cơ sở vật chất phục vụ quản lý rủi ro ............................ 78
3.3.5. Tăng cường phổ biến, tuyên truyền và hỗ trợ hướng dẫn thực hiện
chính sách pháp luật đến cá nhân, tổ chức hoạt động xuất nhập khẩu ........ 79
3.2.6. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong quản lý rủi ro hàng hóa xuất nhập
khẩu ............................................................................................................. 81
KẾT LUẬN ............................................................................................... 83
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .......................... 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................... 86
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt


Từ viết đầy đủ

DN

Doanh nghiệp

QLRR

Quản lý rủi ro

XNK

Xuất nhập khẩu

XNKHH

Xuất nhập khẩu hàng hóa

XNC

Xuất nhập cảnh

UBND

Ủy ban nhân dân

WTO

Tổ chức thương mại thế giới


WCO

Tổ chức hải quan thế giới

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Kết quả phân luồng rủi ro đối với hoạt động hàng hóa xuất
nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bình Định (2016 - 2020) .......... 38
Bảng 2.2. Số lượng tờ khai và tổng số kim ngạch xuất nhập khẩu tại Cục
Hải quan tỉnh Bình Định (2016 - 2020) ........................................ 42
Bảng 2.3. Mức độ rủi ro theo loại hình xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục Hải
quan tỉnh Bình Định ..................................................................... 43
Bảng 2.4. Mức độ rủi ro theo xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại
Cục Hải quan tỉnh Bình Định ....................................................... 45
Bảng 2.5. Mức độ rủi ro theo xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại
Cục Hải quan tỉnh Bình Định ....................................................... 50
Bảng 2.6. Xếp hạng mức độ tuân thủ của Doanh nghiệp xuất khẩu, nhập
khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bình Định (2016 - 2020) ................... 50
Bảng 2.7. Công tác kiểm tra sau thơng quan tại Cục Hải quan tỉnh Bình
Định (2016 - 2020) ....................................................................... 52
Bảng 2.8. Xay dựng tieu chí rủi ro và tieu chí kiểm tra qua máy soi tại
Cục Hải quan tỉnh Bình Định (2016 - 2020)................................. 53
Bảng 2.9. Chuyển luồng tờ khai hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Bình
Định (2016 - 2020) ....................................................................... 56
Bảng 3.1. Dự báo tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu m t hàng xuất khẩu
của Việt Nam (2021- 2030) .......................................................... 63
Bảng 3.2. Dự báo tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu m t hàng nhập khẩu

của Việt Nam (2021 - 2030) ......................................................... 65

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Cục Hải quan tỉnh Bình Định ....... ........32
Biểu đồ 2.1. Kết quả thu thập, xử lý thông tin hồ sơ doanh nghiệp tại
Cục Hải quan tỉnh Bình Định (2016-2020) ........................ 37

TIEU LUAN MOI download :


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, hội nhập kinh tế
quốc tế đã trở thành đòi hỏi khách quan đối với sự phát triển của các nền kinh
tế, các quốc gia. Việt Nam những năm qua đã chủ động, tích cực hội nhập
điều đó đã tạo ra nhiều cơ hội để tăng trưởng, phát triển kinh tế; kim ngạch
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam với các nước trên thế giới tăng nhanh, hàng
hóa xuất nhập khẩu ngày càng đa dạng, thị trường ngày càng mở rộng. Điều
này đồng nghĩa với nguy cơ trốn thuế, buôn lậu và gian lận thương mại trong
hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa (XNKHH), xuất nhập cảnh (XNC) cũng
tăng lên. Việc này đ t ra đối với ngành Hải quan là làm sao vừa có thể kiểm
tra, kiểm sốt được tất cả hoạt động XNKHH, phương tiện vận tải XNC thực
hiện đúng quy định pháp luật nhưng cũng vừa tạo thuận lợi, thông thoáng cho
hoạt động thương mại quốc tế trong điều kiện nguồn lực là có hạn, phát triển

kinh tế của đất nước. Để giải quyết vấn đề này hơn bao giờ hết ngành Hải
quan cần chú trọng hơn việc áp dụng quản lý rủi ro (QLRR) trong hoạt động
XNKHH để xử lý được nhanh chóng, chính xác, kịp thời, trong đó tập trung
quản lý các đối tượng rủi ro, đồng thời giảm mức độ kiểm tra đối với các đối
tượng tuân thủ, nhằm tạo thuận lợi thương mại, giảm chi phí trong quá trình
làm thủ tục hải quan.
Cục Hải quan tỉnh Bình Định là đơn vị giúp Tổng cục Hải quan quản lý
nhà nước về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan, các quy định
khác của pháp luật có liên đến hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Bình Định
trên địa bàn hai tỉnh Bình Định và Phú Yên. Trong những năm qua, để đảm
bảo công tác quản lý nhà nước về hải quan được tiến hành một cách khoa học,
đồng thời tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, Cục Hải quan
tỉnh Bình Định đã áp dụng hệ thống quản lý rủi ro vào công tác nghiệp vụ.

TIEU LUAN MOI download :


2

Tuy nhiên, thực tế triển khai QLRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan cịn
g p những khó khăn, vướng mắc, hiệu quả chưa cao, đ c biệt là QLRR trong
hoạt động XNKHH...Vì vậy, làm thế nào để QLRR trong hoạt động XNKHH
có hiệu quả, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, thúc đẩy sự phát triển
của các doanh nghiệp trong nước góp phần phát triển kinh tế của tỉnh Bình
Định, Phú n nói riêng và cả nước nói chung. Vì vậy, nghiên cứu đề tài
“Quản lý rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại Cục Hải
quan tỉnh Bình Định” vừa có ý nghĩa cả về m t lý luận và thực tiễn.
2. Tổng quan nghiên cứu đề tài
Vấn đề QLRR đối với hàng hóa xuất nhạp khẩu trong thời gian qua đã
nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả ở nhiều gốc độ khác

nhau, cụ thể có các cơng tình nghiên cứu nổi bật mà tác giả biết như sau:
Quách Đang Hòa (2009) với đề tài nghien cứu "Nghien c u
qu n

v s

n h so r

ro tron ho t

n n h ẹp v

n

n
nh

quan" đã phan tích xay dựng, quản lý và sử dụng hồ so rủi ro trong hoạt đọng
nghiẹp vụ của ngành Hải quan.
Vũ Ngọc Anh (2010) với đề tài nghien cứu Nan
n

tron

nh v

n h ẹp v

o h ẹu qu


p

qu n , tác giả đã nhấn mạnh tầm

quan trọng của QLRR trong lĩnh vực Hải quan, neu bạt đuợc những kết quả
đạt đuợc và những tồn tại của hẹ thống QLRR trong lĩnh vực Hải quan đồng
thời đề xuất các giải pháp góp phần nang cao hiẹu quả áp dụng QLRR trong
lĩnh vực nghiẹp vụ Hải quan.
Trần Quang Thông (2014) với đề tài nghien cứu “ o n th ện th t
qu n

o

hình s n uất uất khẩu t

C

h

qu n tỉnh Thừ Th ên

uế”.

Tác giả đã chỉ ra những hạn chế ở Cục hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế trong
công tác quản lý hoạt động XNKHH để sản xuất hàng hóa XNK như việc
quản lý chưa ch t chẽ, một bộ phận cán bộ công chức làm công tác giám sát

TIEU LUAN MOI download :



3

thiếu chuyên nghiệp, chuyên sâu; việc sắp xếp, bố trí, luân chuyển cán bộ
chưa thực sự chú trọng đến công tác chun mơn mà chỉ quan tâm đến vị trí
mới, nhiều cán bộ còn thiếu kỹ năng nghiệp vụ hải quan.
Đinh Van Hịa (2014) trong cơng trình nghiên cứu
th n

tron ho t

ng XNK t

qu n

o n th ẹn hẹ

T nh đã hẹ thống

những vấn đề lý luạn về QLRR trong lĩnh vực Hải quan, neu ra kinh nghiẹm
tren thế giới để rút ra bài học trong QLRR cho Hải quan Viẹt Nam. Đề tài đã
phan tích thực trạng QLRR của Hải quan Viẹt Nam, neu bạt đuợc những kết
quả đạt đuợc và những tồn tại của hẹ thống QLRR trong hoạt đọng XNK tại
cục Hải quan Hà Tĩnh. Từ đó, đua ra hẹ thống giải pháp nhằm hoàn thiẹn hẹ
thống QLRR trong hoạt đọng XNK tại cục Hải quan Hà Tĩnh.
Qch Đang Hịa (2016) với cơng trình nghiên cứu Nghien
n

hun t u huẩn qu n

r


ro

u

qu n V ẹt N m”. Tác giả đã

phan tích QLRR của Hải quan Viẹt Nam, từ đó xay dựng Khung tieu chuẩn
QLRR của Hải quan Viẹt Nam.
Nguyễn Khánh Dư (2017) với nghiên cứu “ u n trị r
h n hó

uất nhập khẩu t

qu n

ro

vớ

Phịn ” đã đưa ra những vấn đề lý

luận chung về quản trị rủi ro đối với hàng hóa XNK tại Hải quan; phân tích,
đánh giá thực trạng áp dụng quản trị rủi ro vào quy trình thủ tục hải quan đối
với hàng hóa XK, nhập khẩu tại Hải quan Hải Phịng để từ đó đề xuất giải
pháp hồn thiện quản trị rủi ro đối với hàng hóa XNK tại Hải quan Hải Phòng
trong thời gian tới.
Hữu Đại (Chủ biên) (2019) với cuốn sách nghiên cứu, “ u

ịnh về th


t c h i quan; kiểm tra, giám sát h i quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và
qu n lý thuế

i với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”, Nxb Tài chính, cuốn

sách đã đề cập sau nội dung chính như: Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu và
văn bản hướng dẫn thi hành; Luật Quản lý ngoại thương và văn bản hướng

TIEU LUAN MOI download :


4

dẫn thi hành; Luật Hải quan và quy định chi tiết và biện pháp thi hành; Quy
định chi tiết về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Quy
định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Quy định về xử lý
sau thanh tra, kiểm tra trong ngành hải quan theo những Nghị định mới của
Chính phủ và Thông tư mới của Tổng cục Hải quan. Cuốn sách cho chúng ta
một cái nhìn tổng thể cơ sở pháp lý thực hiện QLRR trong XNKHH.
Đỗ Hữu Vinh (2015) với cuốn sách nghiên cứu, “B o hiểm và giám
ịnh hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằn

ường biển” Nxb Giao

thơng vận tải đã đề cập đến lịch sử bảo hiểm; Giới thiệu một số điều khoản
bảo hiểm hàng hải; đề cập giám định hàng hóa XNK; Giám định hàng hóa
XNK. Những nội dung đề cập trong cuốn sách là cơ sở để bảo hiểm hàng hóa
XNK đường biển, đồng thời cũng là cơ sở để QLRR đối với hàng hóa XNK

bằng đường biển trong điều kiện hiện nay.
Vũ Quốc Bảo (2016) với cuốn sách nghiên cứu, “
ộng nghiệp v h

tron ho t

qu n” Tài liệu Bồi dưỡng nghiệp vụ Hải quan, Cục

QLRR, Tổng cục Hải Quan đã trình bày một số vấn đề chung về QLRR như:
Khái niệm, quy trình, nguyên tắc QLRR. Đ c biệt tác giả đã nội dung QLRR
trong hoạt động nghiệp vụ của ngành Hải quan như: Rủi ro trong hoạt động
nghiệp vụ hải quan; Áp dụng QLRR trong các hoạt động nghiệp vụ hải quan;
Đo lường, đánh giá tuân thủ trong hoạt động nghiệp vụ hải quan; Đo lường,
đánh giá rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan; Quản lý danh mục hàng
hóa rủi ro; Quản lý hồ sơ rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
Các cơng trình nghiên cứu trên đã tiếp cận ở những chuyên ngành khác
nhau về quản trị, QLRR trong hoạt động XNKHH của Hải quan. Các nghiên
cứu đã cho thấy vai trò và tầm quan trọng của quản trị, QLRR trong hoạt
động XNKHH của Hải quan. Đồng thời đã phân tích được thực trạng và đưa
ra được một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn quản trị, QLRR trong hoạt

TIEU LUAN MOI download :


5

động XNKHH của Hải quan trên một địa bàn cụ thể tại thời điểm nghiên cứu.
Tuy nhiên, với xu thế hội nhập cùng với sự phát triển của cuộc cách
mạng cơng nghiệp lần thứ tư đã dẫn đến nhiều chính sách thuế, thủ tục hải
quan và cách thức quản lý có sự điều chỉnh, thay đổi. Đ c biệt ở Cục Hải

quan tỉnh Bình Định, loại hình XNKHH ngày càng mở rộng, đa dạng, phức
tạp. Vì vậy, nghiên cứu QLRR trong hoạt động XNKHH tại Cục Hải quan,
vẫn còn những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu và làm rõ:
Thứ nhất, bổ sung hoàn thiện và làm rõ thêm khái niệm, nguyên tắc,
nội dung QLRR trong hoạt động XNKHH.
Thứ hai, thực trạng QLRR trong hoạt động XNKHH tại Cục Hải quan
tỉnh Bình Định trong giai đoạn 2016 – 2020.
Thứ ba, phân tính rõ hơn về xu hướng đổi mới hoạt động hải quản
trong bối cảnh hội nhập quốc tế và tác động của cách mạng công nghiệp lần
thứ tư.
Thứ tư, định hướng, giải pháp tăng cường QLRR trong hoạt động
XNKHH tại Cục Hải quan tỉnh Bình Định.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn QLRR trong
hoạt động XNKHH; đánh giá thực trạng áp dụng QLRR trong hoạt động
XNKHH tại Cục Hải quan tỉnh Bình Định; trên cơ sở đó đưa ra các định
hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLRR trong hoạt động XNKHH tại
Cục Hải quan tỉnh Bình Định trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về QLRR trong hoạt
động XNKHH.

TIEU LUAN MOI download :


6

Phân tích, đánh giá thực trạng QLRR trong hoạt động XNKHH tại Cục

Hải quan tỉnh Bình Định.
Đưa ra định hướng, giải pháp nhằm tăng cường QLRR trong hoạt động
XNKHH tại Cục Hải quan tỉnh Bình Định.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác QLRR trong hoạt động XNKHH tại Cục Hải quan tỉnh Bình Định.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Chủ thể quản lý: Chủ thể QLRR trong hoạt động XNKHH là đội ngũ
cán bộ, công chức hải quan.
Về nội dung: QLRR trong hoạt động XNKHH tại Cục Hải quan tỉnh
Bình Định, bao gồm: phân luồng rủi ro đối với hoạt động XNKHH; thu thập
thông tin, xử lý thông tin trong hoạt động XNKHH; lập kế hoạch, biện pháp
kiểm soát rủi ro trong hoạt động XNKHH; tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm
soát rủi ro trong hoạt động XNKHH; kiểm tra, giám sát QLRR trong hoạt
động XNKHH.
Về khơng gian: Cục Hải quan tỉnh Bình Định
Về thời gian: Thu thập số liệu, phân tích, tổng hợp đánh giá thực trạng
QLRR trong hoạt động XNKHH tại Cục Hải quan tỉnh Bình Định giai đoạn
2016 – 2020.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Dựa trên các công trình, đề tài đã
được cơng bố như: sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu
khoa học,…; Luật, các văn bản quy phạm pháp luật; báo cáo tổng kết, số liệu
thống kê của Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Quản lý rủi ro - Tổng cục Hải
quan và Cục Hải quan tỉnh Bình Định lên quan đến hoạt động quản lý hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu,…để thu thập thông tin, dữ liệu, số liệu thứ cấp

TIEU LUAN MOI download :



7

đảm bảo tính khách quan, trung thực khi nghiên cứu và giải quyết vấn đề
nghiên cứu.
Phương pháp thống kê: Tác giả sử dụng để thống kê, phân loại, sắp xếp
chọn lọc những nội dung liên quan đến đề tài luận văn.
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Từ các nguồn tài liệu, số liệu tác
giả phân tích, tổng hợp để làm rõ và đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu.
Từ đó để có định hướng và giải pháp phù hợp hơn về QLRR trong hoạt động
XNKHH tại Cục Hải quan tỉnh Bình Định.
Phương pháp so sánh: Tác giả dùng để so sánh số liệu qua các năm
nhằm làm rõ, đánh giá thực trạng QLRR trong hoạt động XNKHH tại Cục
Hải quan tỉnh Bình Định
Phương pháp logic kết hợp với lịch sử: Nghiên cứu lập luận vấn đề QLRR
trong hoạt động XNKHH tại Cục Hải quan phù hợp với từng giai đoạn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Về lý luận: Luận văn góp phần bổ sung và hồn thiện cơ sở lý luận về
rủi ro và QLRR trong hoạt động quản lý hải quan đối với xuất khẩu, nhập
khẩu hàng hóa.
Về th c tiễn: Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng XNKHH trong
quá trình thực hiện thủ tục hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Bình Định; xác
định các rủi ro chính ảnh hưởng đến hiệu quả cơng tác quản lý Hải quan; từ
đó đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu
quả công tác QLRR trong hoạt động XNKHH tại Cục Hải quan tỉnh Bình
Định. Các kết luận cũng như những giải pháp được đề xuất trong luận văn là
căn cứ khoa học cho các nhà quản lý hoàn thiện công tác QLRR trong hoạt
động XNKHH tại Cục Hải quan tỉnh Bình Định trong những năm tiếp theo.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết
cấu thành 3 chương.


TIEU LUAN MOI download :


8

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý rủi ro trong hoạt động
xuất nhập khẩu hàng hóa
Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu
hàng hóa tại Cục Hải quan tỉnh Bình Định
Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm tăng cường quản lý rủi ro tại
Cục Hải quan tỉnh Bình Định.

TIEU LUAN MOI download :


9

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
HÀNG HÓA
1.1. Rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa
1.1.1. Khái niệm về xuất nhập khẩu hàng hóa
Hàng hóa là sản phẩm của lao động nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của
con người được đem ra trao đổi mua bán trên thị trường. Khi nền kinh tế ngày
càng phát triển q trình trao đổi mua bán hàng hóa vượt ra phạm vi biên giới
một quốc gia lúc đó hoạt động XNKHH hình thành.
Theo Điều 4 của Luật Hải quan cho rằng hàng hóa bao gồm động sản
có tên gọi và mã số theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam
được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh ho c được lưu giữ trong địa bàn hoạt

động hải quan [28].
Theo Luật Thương mại năm 2005 của Việt Nam: Xuất khẩu hàng hoá là
việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam ho c đưa vào khu vực đ c
biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy
định của pháp luật. Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hố được đưa vào lãnh thổ
Việt Nam từ nước ngoài ho c từ khu vực đ c biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam
được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật [27].
Như vậy, XNKHH là q trình trao đổi mua bán hàng hóa giữa các
quốc gia với nhau trên phạm vi quốc tế. Nó khơng phải là hành vi riêng lẻ mà
là cả một hệ thống các quan hệ mua bán có tổ chức cả bên trong và bên ngoài
nhằm mục tiêu lợi nhuận và thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển.
Xuất khẩu hàng hóa mang lại nguồn thu ngoại tệ góp phần quan trọng vào tích
lũy; chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia theo hướng hiệu quả trên cơ sở
phát huy lợi thế so sánh,... đưa nền kinh tế của các quốc gia hội nhập vào sự phát
triển chung của kinh tế khu vực và thế giới. Nhập khẩu hàng hóa làm cho thị

TIEU LUAN MOI download :


10

trường hàng hóa trong nước đa dạng, phong phú về số lượng và chất lượng, cung
cầu về hàng hóa cân bằng, tạo mơi trường cạnh tranh kích thích các chủ thể sản
xuất trong nước cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa đáp
ứng nhu cầu ngày một tăng của thị trường trong nước.
1.1.2. Rủi ro và rủi ro trong xuất nhập khẩu hàng hóa
Trong cuộc sống, rủi ro là điều khơng mong đợi nhưng nó có thể xuất
hiện bất cứ lúc nào và không loại trừ một cá nhân, lĩnh vực hay quốc gia, dân
tộc nào.
Theo trường phái truyền thống: rủi ro là sự không may mắn, sự tổn thất

mất mát, nguy hiểm. Nó được xem là điều không lành, điều không tốt, bất
ngờ xảy đến con người và xã hội.
Theo trường phái hiện đại: rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được,
vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến
những tổn thất mất mát cho con người và xã hội nhưng cũng có thể mang lại
những lợi ích, những cơ hội.
Hoạt động XNKHH ln biến động và chịu sự chi phối của nhiều yếu
tố như: tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa, thể chế,…nên chứa đựng nhiều
rủi ro vừa mang tính tiêu cực vừa mang tính tích cực. Nên rủi ro trong
XNKHH là sự bất trách có thể đo lường được, nó có thể tạo ra những tổn thất,
mất mát, thiệt hại nhưng cũng có thể đưa đến những lợi ích, những cơ hội
thuận lợi trong hoạt động XNKHH.
Theo Luật Hải quan Việt Nam rủi ro là nguy cơ không tuân thủ pháp
luật về hải quan trong việc thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng
hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải [28].
Trong quản lý hải quan, rủi ro trong XNKHH là những phương thức,
thủ đoạn chủ yếu mà các doanh nghiệp, cá nhân sử dụng để trục lợi như: khai
số lượng, chủng loại, mã số hàng, giá trị hàng hóa,…thơng qua lợi dụng tờ
khai luồng xanh ho c bổ sung hủy tờ khai luồng vàng, đỏ.

TIEU LUAN MOI download :


11

1.1.3. Các loại rủi ro trong xuất nhập khẩu hàng hóa
Hoạt động XNKHH có nhiều rủi ro tiềm ẩn, trong hoạt động nghiệp vụ
hải quan thì rủi ro trong XNKHH có các loại như sau:
Th nhất, r


ro th o nh v c, lo i hình, tuyến tr n

ểm g m có:

Một là, rủi ro theo lĩnh vực, hoạt động gia công, sản xuất hàng xuất khẩu.
Theo quy định Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì hàng hóa nhập
khẩu của doanh nghiệp thực hiện gia công, sản xuất hàng xuất khẩu được
miễn thuế nhập khẩu. Do đó, các doanh nghiệp đã lợi dụng về chính sách của
nhà nước để thực hiện các hành vi gian lận về thuế. Một số hành vi có thể
được doanh nghiệp lợi dụng như: doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư
nhưng không gia công, sản xuất hàng xuất khẩu, mà tiêu thụ trong thị trường
nội địa; gian lận về chủng loại, chất lượng nguyên liệu nhập khẩu với sản
phẩm xuất khẩu; gian lận về định mức nguyên liệu khi thực hiện gia công.
Hai là, rủi ro trong công tác quản lý thuế XNKHH.
Lợi dụng chính sách thuế đối với dự án đầu tư được ưu đãi về thuế
nhập khẩu để khai sai đối tượng miễn thuế nhằm trốn thuế, gian lận thuế.
Nhập khẩu máy móc thiết bị khơng đồng bộ nhưng khai đồng bộ (khai theo
máy chính như quy định tại Thơng tư 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015) để
được hưởng lợi về thuế suất theo máy chính. Lợi dụng sự phân luồng xanh,
vàng của hệ thống khai nhập các m t hàng ngoài danh mục miễn thuế được
cấp. Khai thấp trị giá hàng xuất khẩu, nhập khẩu để được hưởng lợi về thuế
suất đối với các m t hàng có trị giá, thuế suất cao.
Ba là, rủi ro trong hoạt động huỷ, sửa tờ khai (khai bổ sung).
Doanh nghiệp có dấu hiệu lợi dụng việc cho phép hủy tờ khai, sửa tờ
khai để buôn lậu, gian lận. Trong hoạt động XNKHH các doanh nghiệp hủy
tờ khai dưới hình thức: hủy tờ khai luồng vàng, luồng đỏ; khai nhiều tờ khai
(tờ khai trùng) cho cùng một lô hàng; hủy tờ khai và mở tờ khai mới, có sự
thay đổi về mã doanh nghiệp mở tờ khai, thay đổi về loại hình, ho c mã hàng,

TIEU LUAN MOI download :



12

tổng trọng lượng, trị giá, thuế suất. Đối với sửa tờ khai thì doanh nghiệp
thường xuyên sửa tờ khai luồng vàng, luồng đỏ; sửa tờ khai, có sự thay đổi về
loại hình, ho c mã hàng, tổng trọng lượng, trị giá, thuế suất của tờ khai sửa và
tờ khai gốc.
Th hai, r i ro trong qu n lý ho t ộng xuất nhập khẩu hàng hố nói
chung g m có:
Một là, rủi ro về số lượng, phân loại, mục đích sử dụng hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu
Các doanh nghiệp, cá nhân khai báo không đúng tên, mã số, số lượng,
mục đích hàng hóa để trốn thuế, gian lận thuế ho c hợp thức việc xuất khẩu,
nhập khẩu hàng hóa thuộc diện cấm xuất, nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu,
tạm ngừng nhập khẩu, hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành. Khai sai
dẫn đến thất thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
Hai là, rủi ro về xuất xứ XNKHH
Các doanh nghiệp, cá nhân gian lận trong việc khai sai, xuất trình giấy
chứng nhận xuất xứ hàng hóa để trốn thuế, gian lận thuế ho c hợp thức việc
chuyển tải hàng hóa qua nước thứ ba. Làm giả chứng nhận xuất xứ hàng hóa
để miễn, giảm thuế nhập khẩu ho c chứng nhận nguồn gốc của hàng hóa.
Ba là, rủi ro trong áp dụng chính sách quản lý chuyên ngành
Các doanh nghiệp, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc diện
cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu;
xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa khơng có giấy phép theo quy định; hàng kém
chất lượng, không đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định; nhập khẩu phế liệu,
phế thải trái với quy định của pháp luật; tự ý tiêu thụ hàng hóa trong thời gian
được giao bảo quản tại kho của doanh nghiệp khi không được sự cho phép
của cơ quan có thẩm quyền.

Bốn là, rủi ro về lợi dụng chính sách ưu đãi về thuế khai sai đối tượng
miễn thuế, đối tượng không chịu thuế

TIEU LUAN MOI download :


13

Các doanh nghiệp, cá nhân lợi dụng chính sách thuế đối với dự án đầu
tư được ưu đãi về thuế nhập khẩu để khai sai đối tượng miễn thuế nhằm trốn
thuế, gian lận thuế. Sử dụng hàng hóa được miễn thuế, khơng chịu thuế khơng
đúng với mục đích quy định mà khơng khai báo việc chuyển đổi mục đích sử
dụng nhằm gian lận trong việc nhập khẩu hàng hóa.
Năm là, rủi ro bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua hành lý của
người xuất cảnh, nhập cảnh, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh trên tuyến
đường không, đường biển và đường bộ
Các doanh nghiệp, cá nhân lợi dụng hoạt động để vận chuyển hàng cấm
nhập khẩu, cấm xuất khẩu, hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành, hàng
hóa có trị giá và thuế suất cao để trốn thuế. Buôn lậu, vận chuyển trái phép
hàng hóa qua biên giới thơng qua hành lý của người xuất nhập cảnh, người điều
khiển, làm việc trên phương tiện vận tải xuất nhập cảnh.
1.2. Quản lý rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa
1.2.1. Khái niệm quản lý rủi ro và quản lý rủi ro trong hoạt động
xuất nhập khẩu hàng hóa
QLRR là một hoạt động xây dựng quy trình có hệ thống bài bản, mang
tính khoa học nhằm tìm ra, phịng ngừa và tìm ra giải pháp nhằm giảm thiểu
tối đa những rủi ro có khả năng phát sinh trong quá trình hoạt động kinh
doanh, gây ra những bất lợi, hạn chế cho doanh nghiệp. Việc triển khai các kế
hoạch QLRR không chỉ giúp cho các hoạt động kinh doanh, mục tiêu phát
triển của doanh nghiệp được đi đúng hướng mà cịn là cách để chính doanh

nghiệp chủ động nắm bắt những cơ hội mới, nâng cao lợi thế cạnh tranh của
mình trên thị trường [26].
Theo bộ tiêu chuẩn TCVNISO/IEC31010:2013 QLRR được hiểu là
việc áp dụng một cách hệ thống các thông lệ và thủ tục quản lý nhằm cung
cấp thông tin cần thiết để xử lý rủi ro [40].
Tổ chức hải quan Thế giới (WCO) cho rằng QLRR là sự áp dụng một

TIEU LUAN MOI download :


14

cách hệ thống những thực tiễn và các qui trình quản lý nhằm cung cấp cho cơ
quan Hải quan các thông tin cần thiết để phát hiện hành vi vi phạm pháp luật
Hải quan [41].
Tại Điều 4 Luật hải quan Việt Nam: QLRR là việc cơ quan hải quan áp
dụng hệ thống các biện pháp, quy trình nghiệp vụ nhằm xác định, đánh giá và
phân loại mức độ rủi ro, làm cơ sở bố trí, sắp xếp nguồn lực hợp lý để kiểm
tra, giám sát và hỗ trợ các nghiệp vụ hải quan khác có hiệu quả [28]. QLRR
trong hoạt động nghiệp vụ hải quan bao gồm việc thu thập, xử lý thơng tin hải
quan; xây dựng tiêu chí và tổ chức đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người
khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro; tổ chức thực hiện các biện pháp quản
lý hải quan phù hợp [28].
Theo Bộ Tài chính: QLRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là việc
áp dụng có hệ thống các quy định pháp luật, các quy trình, giải pháp nghiệp
vụ để xác định, đánh giá và phân loại các rủi ro có tác động tiêu cực đến hiệu
lực, hiệu quả quản lý Hải quan, quản lý thuế, làm cơ sở để Hải quan phân bổ
hợp lý các nguồn lực, áp dụng hiệu quả các giải pháp quản lý Hải quan, quản
lý thuế [24].
QLRR trong hoạt động XNKHH là việc áp dụng hệ thống các biện

pháp, quy trình nghiệp vụ một cách khoa học, toàn diện nhằm xác định, đánh
giá, kiểm soát, phân loại mức độ rủi ro nhằm giảm thiểu những tổn thất, mất
mát và ảnh hưởng bất lợi của rủi ro.
QLRR trong hoạt động XNKHH của Cục Hải quan bao gồm: phân
luồng rủi ro đối với hoạt động XNKHH; thu thập thông tin, xử lý thông tin
trong hoạt động XNKHH; lập kế hoạch, biện pháp kiểm soát rủi ro trong hoạt
động XNKHH; tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm soát rủi ro trong hoạt động
XNKHH; kiểm tra, giám sát QLRR trong hoạt động XNKHH.

TIEU LUAN MOI download :


15

1.2.2. Cơ sở pháp lý và nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động
xuất nhập khẩu hàng hóa
Th nhất ơ sở pháp lý QLRR trong ho t ộng XNKHH
Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg ngày 17/12/2015 của Thủ tướng Chính
phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng
cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;
Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/02/2015 của Chính phủ quy
định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm
tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
Nghị định số 59/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định 08/2015/NĐ–CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ;
Thơng tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy
định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Thơng tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính sửa

đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015
của Bộ Tài chính;
Thơng tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15/11/2019 của Bộ Tài chính quy
định QLRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan;
Quyết định số 2218/QĐ-TCHQ ngày 26/8/2020 của Tổng cục trưởng
Tổng cục Hải quan ban hành hướng dẫn thực hiện, áp dụng QLRR quản lý rủi
ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
Th hai, nguyên tắc QLRR trong ho t ộng XNKHH
QLRR trong hoạt động XNKHH của hải quan được thực hiện theo quy
trình sau:
Một là, xác lập bối cảnh áp dụng QLRR, bao gồm: Phân tích, đánh giá
các yếu tố liên quan đến môi trường, điều kiện, các tác động ảnh hưởng đến

TIEU LUAN MOI download :


16

quá trình áp dụng QLRR; Đánh giá tình hình, kết quả hạn chế trong việc thực
hiện thủ tục hải quan và các biện pháp nghiệp vụ của cơ quan hải quan và các
cơ quan chức năng liên quan; Xác định mục tiêu, yêu cầu quản lý của cơ quan
hải quan; Xây dựng tiêu chí QLRR nhằm đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu quản
lý hải quan, quản lý thuế; Các biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ QLRR, các sản
phẩm thông tin QLRR được áp dụng; Thu thập, phân tích các thông tin, dữ
liệu liên quan đến việc áp dụng QLRR.
Hai là, phân tích, đánh giá rủi ro, bao gồm: Xác định, tổng hợp danh
sách rủi ro trong phạm vi lĩnh vực hoạt động XNK, XNC; Phân tích, đánh giá
khẩn xuất hiện và hậu quả rủi ro; Đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh
nghiệp XNK; Đánh giá mức độ xếp hạng rủi ro của người khai hải quan; Xây
dựng, quản lý hồ sơ rủi ro; Xây dựng danh mục hàng hóa rủi ro; Xác lập,

quản lý hồ sơ doanh nghiệp trọng điểm (Là các doanh nghiệp thuộc diện rủi
ro cao theo đánh giá của cơ quan hải quan trong lĩnh vực hoạt động XNK
trọng điểm vi phạm pháp luật hải quan trong từng thời kỳ).
Ba là, xác định trọng điểm, lựa chọn áp dụng biện pháp kiểm soát rủi
ro: Tổng hợp, đối chiếu kết quả đánh giá rủi ro, sản phẩm thơng tin QLRR,
với tiêu chí QLRR để xác định mức độ quan trọng và sự cần thiết của việc
kiểm soát đối với từng loại rủi ro, các biện pháp kiểm soát rủi ro dự kiến được
áp dụng tương ứng với từng mức độ tuân thủ; Xem xét tính hiệu lực, hiệu quả
và các tác động ảnh hưởng của việc áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro;
Lựa chọn biện pháp kiểm soát rủi ro phù hợp với từng loại rủi ro và mức độ
tuân thủ của người khai hải quan; Xây dựng kế hoạch, phương án kiểm soát
rủi ro; Xây dựng, cập nhật chỉ số tiêu chí lựa chọn trên hệ thống thông tin
QLRR và các hệ thống thông tin nghiệp vụ liên quan để phân luồng kiểm tra,
giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan; Tổng hợp, phân loại, chuyển giao
danh sách đối tượng rủi ro kiểm tra sau thông quan, thanh tra; cung cấp thông
tin, cảnh báo rủi ro hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ hải quan.

TIEU LUAN MOI download :


×