Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng bài viết văn biểu cảm cho học sinh lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.33 KB, 18 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng bài viết
văn biểu cảm cho học sinh lớp 7
2. Thực trạng nhiệm vụ, công tác trước khi áp dụng giải pháp:
2.1. Thuận lợi
- Mơn Ngữ văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư
tưởng, tình cảm cho học sinh. Học tốt môn Ngữ văn sẽ tác động tích cực tới các
mơn học khác.
- Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, được sự quan tâm, giảng dạy nhiệt
tình của các thầy cơ; các đối tượng biểu cảm cũng thường gần gũi với học sinh.
- Có nhiều em thích học mơn Ngữ văn, có khiếu viết văn, chịu khó đầu tư
cho mơn học này.
- Trong học kì I vừa qua, lớp 7A, 7B có nhiều em làm bài văn biểu cảm
khá tốt.
2.2. Tồn tại
Qua thực tế dạy chương trình Ngữ văn 7, tơi nhận thấy kĩ năng vận dụng
các phương thức biểu đạt trong văn bản, kĩ năng viết, bộc lộ cảm xúc trong bài
tập làm văn của nhiều học sinh chưa cao. Các em cảm nhận và viết văn như
nghĩa vụ, làm qua loa cho xong rồi đem nộp. Kể cả học sinh khá, dù cảm và hiểu
được yêu cầu của đề, xác định đúng hướng làm bài nhưng kể vẫn nhiều hơn biểu
cảm. Một số em có sách tham khảo thì lại phụ thuộc vào văn mẫu, bắt chước
một cách thụ động mà khơng có sự sáng tạo.
Trong năm học 2020 - 2021, khi làm bài kiểm tra giữa kì (Tiết 39 – 40)
với đề bài “Loài cây em yêu”, học sinh đã học và hình thành kĩ năng tạo lập
văn bản biểu cảm nhưng nhiều em không phân biệt được văn miêu tả và văn
biểu cảm nên bài viết không phải viết về thái độ, tình cảm của mình đối với một
loại cây cụ thể mà tả về lồi cây đó. Chẳng hạn: “Em rất yêu cây tre Việt Nam.
Cây tre dáng thẳng đứng, cao tầm 30m -40m. Lá tre xanh nhưng cũng có nhiều
1



lá đỏ gạch. Thân tre chia làm nhiều đốt, có đốt ở phần thân dài, cịn đốt ở phần
gốc thì ngắn… Hoặc với đề yêu cầu “Cảm nghĩ về người thân của em”, học
sinh sa vào kể lại người thân. Chẳng hạn: “Em rất yêu mẹ của em. Hàng ngày,
mẹ em đều thức dậy từ rất sớm, sớm nhất nhà và đi ngủ thì muộn nhất nhà. Em
hỏi sao mẹ dậy thì sớm mà đi ngủ thì muộn thế? Mẹ bảo: Mẹ phải làm nhiều
việc để nuôi hai anh em nên mới như vậy… Mặc dù biết rằng trong văn biểu cảm
có sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự song miêu tả và tự sự chỉ nhằm bộc lộ cảm
xúc, chứ khơng phải phương thức biểu đạt chính.
2.3. Hạn chế
Trong quá trình giảng dạy, nhiều giáo viên ngại dạy phân mơn Tập làm văn
vì nó khơ, khó, học sinh không hứng thú trong những giờ học này, nên rất ít
người đầu tư thời gian và trí tuệ thích đáng để giúp các em vượt khó khăn của
mơn học. Mặt khác khi dạy các em phần Tập làm văn, giáo viên mới chú ý nhiều
đến vấn đề lí thuyết: Trong một tiết học, thời gian dành cho phần học lí thuyết
thì nhiều hơn là phần thực hành, chưa chú trọng phần luyện tập nhất là phần
luyện tập ở nhà. Giáo viên chưa vận dụng triệt để biện pháp tích hợp (Văn Tiếng - Tập làm văn) trong giờ làm văn nói chung và trong bài làm văn biểu cảm
nói riêng.
3. Lý do chọn giải pháp
“Văn học là nhân học” (M. Gorki). Văn học có vai trị rất quan trọng
trong đời sống và trong sự phát triến tư duy của con người. Là một mơn học
thuộc nhóm Khoa học Xã hội, mơn Ngữ văn có tầm quan trọng trong việc giáo
dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đồng thời cũng là mơn học
thuộc nhóm cơng cụ, mơn Ngữ văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn
học khác. Học tốt môn Ngữ văn sẽ tác động tích cực tới các mơn học khác và
ngược lại, các mơn học khác cũng góp phần học tốt mơn Ngữ văn.
Hơn bất cứ hoạt động ý thức tinh thần nào, văn học có khả năng đặc biệt
trong việc phát hiện và diễn tả sự bí ẩn, huyền diệu và vơ tận của đời sống tâm
linh tính cách của con người. Chất nhân văn đó là sự hiểu biết tinh tế, hiểu mình,
hiểu người, dạy con người rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp, đem đến cho họ

2


sự sáng suốt trong tinh thần và sự phong phú trong tâm hồn. Văn học dạy con
người biết nhận thức bản thân mình, dạy con người biết yêu cuộc sống, biết tận
hưởng cuộc sống và biết sống.
Sống như thế nào? Suy nghĩ ra sao? Phương hướng hành động … của mỗi
học sinh được tập trung thể hiện nhiều nhất trong bài Tập làm văn. Phân môn
Tập làm văn liên kết tự nhiên và chặt chẽ các phân môn khác của mơn Ngữ văn
nhằm giúp các em có năng lực tự tạo lập văn bản bằng hình thức ngơn ngữ. Phân
mơn Tập làm văn là khâu trau dồi và rèn luyện ngơn ngữ giúp học sinh có khả
năng bộc lộ vốn hiểu biết và cảm xúc cá nhân một cách trong sáng, chân thực.
Mỗi bài tập làm văn của các em là sản phẩm sáng tạo thể hiện suy nghĩ, tư
tưởng, tình cảm của bản thân. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Dạy
làm văn là chủ yếu dạy cho học sinh diễn tả cái gì mình suy nghĩ, mình cần bày
tỏ một cách trung thành, sáng tỏ, chính xác, làm nổi bật điều mình muốn nói.”…
(Dạy văn là một q trình rèn luyện tồn diện, Nghiên cứu giáo dục, số 28.
11/1973).
Năm học 2020-2021, tôi được phân công giảng dạy môn Ngữ văn 7. Tôi
nhận thấy mặc dù biểu lộ tình cảm, cảm xúc là một nhu cầu thiết yếu của con
người nhưng học sinh chưa biết cách bộc lộ cảm xúc của mình để “khơi gợi
lịng đồng cảm nơi người đọc” (Văn 7 – tập1). Khi hành văn, các em còn lẫn
lộn, chưa phân biệt rõ ràng, rạch ròi giữa văn biểu cảm với các thể loại văn khác.
Chính vì thế, điểm các bài kiểm tra và điểm trung bình mơn Ngữ văn của các em
cịn thấp. Thực tế đó quả là đáng lo ngại. Vậy vì sao học sinh gặp nhiều khó
khăn trong việc làm văn biểu cảm? Cần phải làm gì để nâng cao chất lượng dạy
và học văn biểu cảm cho học sinh THCS? Đó cũng là điều trăn trở của giáo viên
dạy Ngữ văn nói chung và bản thân tơi nói riêng. Bởi thế trong tơi ln đặt ra
mục tiêu trong q trình giảng dạy của mình là phải tìm ra giải pháp nâng cao
chất lượng dạy và học văn biểu cảm để tạo hứng thú cho học sinh, giúp học sinh

u thích mơn Ngữ văn hơn.

3


Cũng chính xuất phát từ đó, tơi đã tiến hành tìm tịi nghiên cứu và vận
dụng vào thực tế giảng dạy “Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng bài viết
văn biểu cảm cho học sinh lớp 7”.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài này tôi áp dụng với học sinh lớp 7A, 7B
của trường THCS trong năm học 2020-2021.
- Phạm vi nghiên cứu: Chương trình văn biểu cảm học kì I lớp 7.
5. Mơ tả mục đích nghiên cứu
Khi đặt ra vấn đề: “Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng bài viết văn
biểu cảm cho học sinh lớp 7” tôi muốn các đồng nghiệp chia sẻ cùng tôi những
kinh nghiệm giảng dạy, trao đổi bàn luận để tìm ra biện pháp thiết thực, khả thi
nhất, giải quyết triệt để tình trạng học sinh bộc lộ tình cảm, cảm xúc một cách
hạn chế; chỉ chú ý đến môn học tự nhiên hơn mơn học xã hội ... Từ đó khơng chỉ
góp phần tích cực vào việc đào tạo cho đất nước những thế hệ học sinh thành
thục về kĩ năng mà còn góp phần vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo của trường
THCS: bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, xây dựng nhân cách con người Việt Nam
mới cho học sinh, giáo dục cho các em tình yêu quê hương, đất nước, thái độ lao
động mới và những đức tính tốt đẹp khác như lòng nhân ái, tinh thần dũng cảm,
tinh thần nhân văn, ý thức chủ động sáng tạo trong cuộc sống và khát vọng vươn
tới những giá trị của Chân - Thiện - Mĩ.
6. Nội dung chi tiết của giải pháp
Theo tôi, cần quán triệt sâu sắc nguyên tắc “Học đi đôi với hành” trong
giảng dạy. Do vậy, tôi đã tiến hành các giải pháp như sau:
Giải pháp 1: Hướng dẫn học sinh nắm vững đặc điểm của văn biểu
cảm và cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của bản thân.

Bước 1: Hướng dẫn học sinh nắm vững những đặc điểm của văn biểu
cảm:
Để giúp các em có thể tiếp nhận một cách dễ dàng và nắm vững đặc điểm
của văn biểu cảm tôi sưu tầm một số bài thơ, bài văn, câu ca dao hay trình bày
lên máy chiếu cho các em quan sát và từ việc quan sát đọc những bài thơ, bài
4


văn đó tơi đưa ra các câu hỏi như: những bài thơ, bài văn đó thể hiện tình cảm,
cảm xúc gì? Và người viết thổ lộ những tình cảm , cảm xúc đó làm gì? Đã bao
giờ em viết những bài văn tương tự chưa? Em viết để làm gì? Tiếp đó tơi u
cầu các em tự tìm và đọc một số bài ca dao, bài thơ. Những việc làm trên sẽ giúp
các em thấy được nhu cầu bộc lộ tình cảm, cảm xúc là nhu cầu cần thiết và quan
trọng của mỗi người trong cuộc sống hàng ngày. Sau khi cho các em thấy tầm
quan trọng của việc bộc lộ tình cảm, cảm xúc tơi hướng dẫn các em những đặc
điểm chung của văn biểu cảm. Tơi trình chiếu hai đoạn văn biểu cảm cho các em
đọc thầm và gọi hai em có giọng đọc diễn cảm trong lớp lần lượt đọc hai đoạn
văn:
Đoạn văn 1: “Thảo thương nhớ ơi! Mới ngày nào Thảo còn ngồi chung
bàn với Hồng, Ngọc, Minh, thế mà nay Thảo đã theo cha mẹ vào Thành phố Hồ
Chí Minh, để cho bọn mình xiết bao mong nhớ. Thảo có nhớ những lần chúng
mình cùng dạo Hồ Tây, cùng chơi Thủ Lệ, cùng tham quan Ao Vua? Thảo có
nhớ một lần mình ốm Thảo chép bài cho mình?"(Sgk Ngữ văn 7 tập một).
Đoạn văn 2: "Trên đài một người con gái nào đó vừa hát một bài dân ca
của đất nước ta trong đêm khuya. Bây giờ tất cả đã im lặng rồi, giọt sao ngồi
khung cửa đọng lại, đứng im khơng nháy nữa, đêm đã đi vào chiều sâu, mà vẫn
còn nghe âm vang mãi giọng hát của người con gái lúc nãy. Một giọng hát dân
ca, ngân nga bát ngát như cánh cò trên đồng lúa miền Nam chạy tới chân trời,
có lúc rụt rè, e thẹn như khóe mắt người yêu mới gặp, có lúc tinh nghịch dun
dáng như những đơi chân nhỏ thoăn thoắt gánh lúa chạy trên những con đường

làng trộn lẫn bóng tre và bóng nắng...Có lẽ khơng phải là một người con gái đã
hát trên đài. Đó chính là quê hương ta đang lên tiếng hát. Tiếng ngân nga dội
lên từ lịng đất, ở trong đó một góc vườn có đơi cây sầu đơng và một giàn bầu
đong đưa quả nặng, một ngày đã xa mẹ ta đã chơn nhúm rau của ta thưở mới
lọt lịng. Đó là tiếng ngân nga của mặt đất, của dịng sơng, của những xóm làng
và những cánh đồng sau một ngày lao động và chiến đấu."(Sgk Ngữ văn 7 tập
một).
5


Khi các em đã đọc và quan sát hai đoạn văn tôi đưa ra các câu hỏi: Hai
đoạn văn trên biểu đạt nội dung gì? Em có nhận xét gì về những tình cảm thể
hiện ở trong hai đoạn văn trên? Và để thể hiện những tình cảm ấy hai đoạn văn
đã dùng phương thức biểu đạt gì? Trả lời cho các câu hỏi trên là các em đã xác
định được nội dung của đoạn văn biểu cảm là thể hiện tình cảm, cảm xúc với
bạn bè, với quê hương và đây là những tình cảm đẹp mang tính nhân văn trong
cuộc sống, cách thể hiện tình cảm có thể thể hiện trực tiếp bằng lời kêu, lời than
hoặc dùng phương thức tự sự và miêu tả để thể hiện tình cảm. Sau đó, tơi trình
chiếu hai đoạn văn một đoạn văn tự sự và một đoạn văn miêu tả cho các em đọc
và quan sát:
Đoạn văn miêu tả:
"Thảo là bạn thân của tơi. Bạn có dáng người dong dỏng cao, có mái tóc
dài và đẹp lúc nào cũng được tết gọn gàng sau lưng. Nhưng nổi bật nhất là
khuôn mặt bầu bĩnh, đơi mắt trịn đen láy ánh lên sự thông minh, nhanh nhẹn."
Đoạn văn tự sự:
"Tôi và Thảo là đôi bạn thân của nhau, nhà hai chúng tôi sát cạnh nhau.
Sáng sáng tôi cùng Thảo cùng dắt tay nhau đi học, hai đứa vừa đi vừa trò
chuyện và đố nhau những bài tính nhanh. Chiều về tơi và Thảo lại cùng nhau ơn
bài. Tơi có chuyện gì buồn hay vui cũng đều tâm sự với Thảo và khi được chia
sẻ với cô bạn ấy niềm vui của tôi được nhân đôi và nỗi buồn vơi đi một nửa".

Sau đó tơi đưa ra hệ thống câu hỏi để các em so sánh và rút ra sự khác
nhau giữa đoạn văn biểu cảm với đoạn văn tự sự và đoạn văn miêu tả: So sánh
nội dung của các đoạn văn trên? Để thể hiện nội dung ấy các đoạn văn đã dùng
phương thức biểu đạt chính nào? Qua đây các em sẽ so sánh và thấy được những
điểm khác biệt giữa văn biểu cảm với văn tự sự và miêu tả. Sau bài phần hướng
dẫn trên lớp tôi tổ chức thi đua giữa các tổ trong lớp bằng việc yêu cầu các em
về sưu tầm những bài văn biểu cảm, những bài thơ, những bài ca dao tổ nào tìm
được đúng, nhiều sẽ được cộng điểm thi đua. Ở tiết học sau về văn biểu cảm tôi
kiểm tra phần việc này của các em và chọn ra một hai văn bản biểu cảm tiêu
6


biểu để các em tự phân tích những đặc điểm của văn biểu cảm dựa vào các văn
bản đó.
Những việc làm trên giúp các em học sinh nắm được đặc điểm của văn
bản biểu cảm và những khác biệt quan trọng giữa văn biểu cảm với miêu tả, tự
sự đồng thời các em cũng thấy được vai trò quan trọng của yếu tố miêu tả và tự
sự trong văn biểu cảm văn biểu cảm.
Bước 2: Hướng dẫn cho học sinh cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của
bản thân và cách làm một bài văn biểu cảm:
Khi các em đã nắm vững những đặc điểm cơ bản của văn biểu cảm tôi bắt
đầu hướng dẫn cho các em cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của bản thân vì việc
làm này sẽ giúp các em có được những định hướng quan trọng khi thực hiện bài
viết văn biểu cảm.
Văn biểu cảm là văn trữ tình, là bộc lộ tình cảm, cảm xúc chủ quan của
con người. Nhưng thể hiện tình cảm như thế nào để khêu gợi lòng đồng cảm nơi
người đọc người nghe mới là điều quan trọng. Thông thường có hai cách để thể
hiện tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm đó là biểu cảm trực tiếp và biểu cảm
gián tiếp. Biểu cảm trực tiếp là cách gọi tên rõ tình cảm, cảm xúc của mình bằng
từ ngữ, câu chữ chứ khơng thơng qua một hình thức nào khác. Đây là một cách

phổ biến và gần với học sinh hơn cả nhưng nếu thể hiện không khéo thì tình cảm
các em thể hiện dễ rơi vào giả tạo, gượng ép. Vì vậy tơi hướng dẫn các em một
số cách để thể hiện trực tiếp tình cảm của bản thân: dùng những động từ chỉ cảm
xúc để diễn tả những cung bậc trong trạng thái tình cảm của con người, dùng từ
có tính biểu cảm đặc biệt là những từ láy, dùng các từ hay các câu cảm thán hoặc
dùng những câu hỏi tu từ. Bên cạnh việc hướng dẫn các em cách thể hiện tình
cảm trực tiếp tôi cũng giới thiệu và hướng dẫn cách thể hiện gián tiếp để có thể
một số học sinh khá giỏi vận dụng vào bài viết của mình.
Giải pháp 2: Hướng dẫn cách làm một bài văn biểu cảm.
Để học sinh có những kĩ năng cơ bản để thực hành bài viết văn biểu cảm
việc hướng dẫn chi tiết và tỉ mỉ cách làm bài văn biểu cảm là một việc làm vô
cùng quan trọng. Tôi hướng dẫn học sinh tỉ mỉ theo từng bước sau:
7


Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý
- Tìm hiểu đề:
Có thể nói bước quan trọng đầu tiên của việc viết một bài văn biểu cảm là
bước tìm hiểu đề và tìm ý. Ở bước thứ nhất này, trước khi cho học sinh tìm hiểu
một đề bài cụ thể tơi cho các em làm quen và tiếp xúc với các dạng đề văn biểu
cảm bằng cách trình chiếu cho các em đọc và quan sát những đề văn này:
Ví dụ:
- Cảm nghĩ về dịng sơng (cánh đồng, vườn cây, đêm trăng ...) quê hương.
- Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
- Vui buồn tuổi thơ.
- Loài cây em yêu.
Khi học sinh đã quan sát và làm quen với các dạng đề văn biểu cảm tôi
bắt đầu hướng dẫn cho các em các bước tìm hiểu một đề văn biểu cảm.Thơng
thường, đề bài thường ra dưới dạng khái quát nhằm thích hợp với tất cả đối
tượng học sinh. Do đó, quá trình tìm hiểu đề bài sẽ diễn ra như một hoạt động

nhằm cá thể hóa đề bài cho từng học sinh kết quả của quá trình này là mỗi học
sinh có một bài tập cho riêng mình.Trong đề bài văn biểu cảm, tơi thường định
hướng cho các em tìm hiểu đề bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
- Em định phát biểu cảm nghĩ, tình cảm, mong muốn về đồ vật (con vật,
loài cây, cảnh vật . . .) nào? Về người nào?
- Em viết bài biểu cảm đó nhằm mục đích gì? (giãi bày cảm xúc, tình cảm
nào?).
- Em viết bài biểu cảm đó để ai đọc ? (cô giáo, thầy giáo, bố mẹ, bạn bè...)
Lời giải đáp cho ba câu hỏi trên sẽ quyết định nội dung bài viết (trình bày
cảm xúc gì ?), giọng điệu bài viết.
Ví dụ:
Đề bài Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
Tơi lựa chọn đề bài trên trình chiếu lên bảng cho các em quan sát, đọc kỹ
và gọi một số em học sinh lần lượt đọc lại đề bài sau đó tơi hướng dẫn các em
tìm hiểu đề bài theo hệ thống câu hỏi:
8


- Đề bài yêu cầu biểu cảm về đối tượng nào? Đối tượng ấy có quen thuộc
với em khơng? Để bày tỏ cảm xúc về đối tượng em sẽ viết văn biểu cảm, miêu
tả hay tự sự? Và em sẽ dùng những phương thức gì để làm cơ sở bày tỏ tình
cảm, cảm xúc của bản thân?
Việc tìm hiểu đề bài sẽ giúp các em xác định được nội dung bài viết và
lựa chọn thể loại bài viết phù hợp với yêu cầu của đề.
- Tìm ý :
Bài phát biểu cảm nghĩ vốn là một kiểu bài lệ thuộc vào cảm hứng, cảm
xúc của người viết chứ khơng có khn khổ sẵn nên rất khó tìm một hệ thống ý
chung cho cả lớp. Vì vậy muốn tìm ý cho bài viết văn biểu cảm giáo viên phải
hướng dẫn học sinh quan sát, hình dung cụ thể đối tượng biểu cảm (cảnh vật,
vật, sự việc, con người...) trong không gian, thời gian, trong từng hoàn cảnh cụ

thể. Phải biết lắng nghe những cung bậc cảm xúc của bản thân khi giao hồ cùng
đối tượng để từ đó bày tỏ những cảm xúc, ý nghĩ của chính bản thân mình. Giáo
viên hướng dẫn học sinh cách đặt câu hỏi và trả lời chính những câu hỏi mà
mình đặt ra. Thường có các dạng câu hỏi như sau:
- Tình cảm, cảm xúc, ấn tượng, suy nghĩ sâu sắc nhất của em về đối tượng
là gì?
- Những đặc điểm, tính chất gì của đối tượng tác động nhiều nhất tới cảm
xúc, suy nghĩ của em?
- Đối tượng làm em nghĩ đến, liên tưởng đến những gì? Em có kỉ niệm
gấn bó sâu sắc gì với đối tượng? Đối tượng có ý nghĩa như thế nào trong cuộc
sống của em?
Ví dụ với đề bài trên tơi hướng dẫn các em tìm ý bằng hệ thống câu hỏi:
- Em có hay thấy nụ cười của mẹ không? Khi nào mẹ em hay nở nụ cười?
Khi mẹ cười em cảm thấy thế nào? Vắng nụ cười của mẹ em cảm thấy như thế
nào? Vậy làm sao để lúc nào nụ cười cũng thường trực trên môi mẹ?
Với hệ thống câu hỏi trên mỗi học sinh sẽ có những định hướng cảm xúc
cho riêng mình về nụ cười của mẹ và định hướng những nội dung cơ bản cho bài
viết của mình.
9


Bước 2: Lập dàn ý
Bài văn biểu cảm cũng có kết cấu ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) như
các kiểu văn bản khác. Mở bài nhằm giới thiệu đối tượng và cảm xúc chính về
đối tượng. Phần thân bài là sự phát triển các cảm xúc chính đã nêu ra ở phần mở
bài. Phần kết bài khép lại các ý đã trình bày. Ở phần lập dàn ý giáo viên cần có
những hướng dẫn cụ thể với từng phần. Sau khi các em hồn thành cơng việc
của mình giáo viên hưóng dẫn học sinh trình bày trước lớp dàn bài của mình,
học sinh trong lớp theo dõi và đưa ra nhận xét để thống nhất một dàn bài chung
cho cả lớp.

Ví dụ: Lập dàn ý cho đề bài Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
Tôi yêu cầu mỗi học sinh tự lập một dàn bài riêng, sau đó tơi gọi một số
học sinh lần lượt trình bày dàn bài của mình, các học sinh trên lớp đưa ra ý kiến
nhận xét trước những dàn bài đó. Tiếp đó, tôi chọn một dàn bài đạt yêu cầu nhất
hoặc dàn bài đã chuẩn bị sẵn và trình chiếu cho cả lớp quan sát để các em có
những định hướng chung cho bài của riêng mình.
Mở bài: Nêu cảm xúc đối với nụ cười của mẹ: nụ cười làm em thấy hạnh
phúc, ấm lòng.
Thân bài:
- Nêu các biểu hiện, sắc thái nụ cười của mẹ:
+ Nụ cười vui, thương yêu.
+ Nụ cười khuyến khích.
+ Nụ cười an ủi.
-> Nụ cười của mẹ làm em vui sướng, phấn khởi.
- Tâm trạng của em khi thiếu vắng nụ cười của mẹ:
+ Buồn và cố gắng phấn đấu để nụ cười lúc nào cũng thường trực trên
mơi mẹ.
Kết bài: Khẳng định lại tình cảm của bản thân với nụ cười của mẹ qua đó
khẳng định lịng u thương và kính trọng mẹ.

10


Sau khi hướng dẫn học sinh lập dàn bài trên lớp tôi yêu cầu các em về nhà
tự chọn một đề bài và lập dàn ý cho đề bài và việc lập dàn ý là việc làm thường
xuyên tôi yêu cầu các em phải thực hiện trước mỗi đề văn.
Bước 3: Viết bài
Viết bài là bước quan trọng nhất, bài viết của các em sẽ thể hiện việc các
em xác định đề, tìm ý có phù hợp với u cầu của đề bài hay không, các em đã
biết lựa chọn những phương thức phù hợp để bày tỏ tình cảm của mình hay

chưa, các em đã biết liên kết các phần các đoạn của văn bản thành một thể thống
nhất hay chưa. Và để các em có được những kĩ năng cần thiết để hoàn thành một
bài văn biểu cảm việc hướng dẫn của giáo viên có vai trị rất quan trọng. Ở bước
này tôi hướng dẫn các em viết từng đoạn văn trước hết là phần mở bài. Sau khi
các em viết sau phần mở bài tôi yêu cầu các em lần lượt đọc phần mở bài của
mình, các học sinh khác lắng nghe và đưa ra ý kiến nhận xét, tôi tổng hợp ý
kiến, đánh giá và cho điểm. Sau đó tơi trình chiếu một mở bài đã chuẩn bị sẵn
cho các em quan sát và so sánh với bài làm của mình. Khi các em đã thành thạo
với việc viết mở bài tôi chọn một vài ý trong phần thân bài và yêu cầu các em
viết thành đoạn văn và tôi thực hiện các thao tác tương tự như đối với phần mở
bài.Việc luyện viết các đoạn văn sẽ là một tiền đề rất quan trọng cho việc viết
thành bài hồn chỉnh vì thực chất của việc viết bài văn là liên kết các đoạn văn
cùng chủ đề thành một thể thống nhất về hình thức và nội dung.
Việc tiếp theo tôi yêu cầu các em viết thành những bài viết hoàn chỉnh
theo bố cục ba phần mở bài, thân bài và kết bài.
Bước 4: Sửa bài
Bước cuối cùng của việc viết bài văn biểu cảm là sửa bài, đây cũng là một
trong những bước quan trọng khơng thể thiếu của việc hồn chỉnh một bài văn
biểu cảm nhưng đa số học sinh khi làm bài không biết cách phân phối thời gian
hợp lí nên viết xong là nộp bài, thậm chí hết thời gian nhưng vẫn chưa làm xong
bài hay có những em làm khi viết xong là cảm thấy mình đã hồn thành nhiệm
vụ và các em không quan tâm đến việc đọc lại bài viết để sửa bài. Để các em có
ý thức cao trong việc này tôi thường xuyên quan sát và nhắc nhở các em thậm
11


chí tơi u cầu các em phải ghi lại những phần sửa lỗi của mình vào một trang
vở và trình bày trước lớp.
Giải pháp 3: Đọc cho học sinh nghe các bài văn biểu cảm mẫu, luyện
viết các đoạn văn, bài văn biểu cảm và chấm chữa bài thật kĩ cho học sinh.

Bước 1: Đọc cho học sinh nghe các bài văn biểu cảm mẫu và khuyến
khích các em tìm đọc:
Việc học sinh được lắng nghe các bài văn biểu cảm mẫu là một việc làm
rất quan trọng vì những bài văn mẫu là những bài văn đạt chuẩn nên qua những
bài văn này các em sẽ học được cách diễn đạt, cách thể hiện tình cảm cảm xúc
của bản thân, cách lựa chọn những điểm gợi cảm của đối tượng để bày tỏ tình
cảm, cảm xúc. Vì vậy tơi thường xuyên lựa chọn và đọc cho các em những bài
văn mẫu đồng thời khuyến khích việc học sinh đọc sách, bắt đầu từ việc đọc các
văn bản trong SGK. Thực tế cho thấy học sinh rất lười đọc sách dẫn đến đọc yếu
gây khó khăn cho việc cảm thụ văn bản. Chính vì thế, giáo viên cần khơi nguồn
và ni dưỡng thói quen đọc sách của học sinh bằng cách: trong mỗi tiết dạy GV
lấy dẫn chứng, ví dụ, trích các câu nói, đoạn thơ, đoạn văn hay từ các sách tham
khảo, sách nâng cao, các tác phẩm văn học và cho các em trực tiếp nhìn thấy.
Khi được lắng nghe những bài văn biểu cảm hay các em sẽ có sự giao hồ cảm
xúc đối với những bài viết đó và tự bản thân các em sẽ thấy hứng thú trong việc
tìm đọc tài liệu tham khảo. Và khi có sự giao hồ cảm xúc với những áng văn ấy
những cảm xúc trong tâm hồn các em được khơi dậy đây sẽ là một nền tảng
quan trọng cho việc các em tự bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân.
Bước 2: Luyện viết các đoạn văn và bài văn biểu cảm:
Khi học sinh đã nắm vững những kiến thức quan trọng về đặc điểm của
văn biểu cảm, cách bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân, các bước làm bài văn
biểu cảm tôi bắt đầu luyện viết văn biểu cảm cho các em.
Trước hết, tôi để cho các em tự chọn đề tài cho mình. Vì khi các tự chọn
đề tài các em sẽ chọn những gì mà mình cảm thấy phù hợp nhất với tình cảm
của bản thân và vì vậy tình cảm mà các em thể hiện sẽ là những tình cảm chân
thành của bản thân các em. Đến khi học sinh đã có những kĩ năng cơ bản để bộc
12


lộ tình cảm, cảm xúc của bản thân mình tơi bắt đầu giao việc cho các em. Và khi

giao đề bài tôi thường chọn những đề tài quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày
của các em để các em bày tỏ tình cảm, cảm xúc như ơng bà, bố mẹ, bạn bè, quê
hương, gia đình...Và từ việc cung cấp những đề tài chung cho cả lớp (có tính
định hướng chung) tơi đi vào việc cá thể hóa đề bài (q trình hướng dẫn mỗi
học sinh đi từ đề tài chung cho cả lớp đến việc xác định đề bài riêng, đề bài cụ
thể phù hợp với vốn sống, với tình cảm, cảm xúc riêng của mỗi học sinh).Khi
các em đã có những kĩ năng thành thạo để viết bài văn biểu cảm tôi cung cấp
cho các em những đề bài mang tính nâng cao hơn (biểu cảm về tuổi thơ, biểu
cảm về tình bạn...) để các em thỏa sức vận dụng các kĩ năng đã được hình thành
và đây cũng chính là q trình các em tự khám phá thế giới tình cảm vốn vơ
cùng phong phú của bản thân mình. Và việc luyện viết văn biểu cảm được tiến
hành liên tục thường xuyên trên lớp học và các bài tập về nhà của học sinh.
Bước 3: Chấm, chữa bài thật kĩ cho học sinh:
Việc chấm, chữa bài cho học sinh có thể nói là một việc làm khơng thể
thiếu của q trình dạy mơn Ngữ văn. Nhưng rất nhiều giáo viên xem việc chấm
và chữa bài của học sinh chỉ là thông báo số điểm học sinh đạt được và những
lỗi các em mắc phải trong bài làm chứ không phải việc chấm chữa bài là một lần
các em được tập dượt, rút kinh nghiệm cho các bài tập sau. Vì vậy, nhiều khi
việc chấm chữa bài chỉ mang tính khái qt và hiệu quả khơng cao. Chính vì lẽ
đó, tơi rất chú trọng đến việc chấm chữa bài cho học sinh. Khi chấm bài làm văn
biểu cảm của học sinh, tôi chú trọng việc chỉ ra những lỗi sai, những cái đúng
trong bài làm của các em nhưng không chữa trực tiếp vào bài làm (Việc này tôi
thống kê riêng ra một tờ giấy) mà tôi chỉ ra và để học sinh tự chữa những lỗi cô
đã chỉ. Em nào không tự chữa sẽ phải tranh thủ hỏi cơ hỏi bạn và q trình các
em tự chữa lỗi bài làm của mình cũng là quá trình các em tích luỹ kinh nghiệm
cho bản thân. Bên cạnh việc chỉ ra lỗi bài làm tôi rất chú trọng đến cái hay cái
tốt trong bài làm của học sinh dù rất nhỏ, nhất là ở một số học sinh trung bình và
tôi sẽ thưởng điểm cho các em ở phần này để các em thấy phấn khởi trân trọng
và hào hứng với thành quả mình làm được. Ở phần lời phê tôi thiên về việc
13



khuyến khích động viên tinh thần học tập của các em và đặc biệt chỉ ra hướng
phát huy hoặc khắc phục những nhược điểm.
Bên cạnh việc chấm, chữa bài tôi rất coi trọng giờ trả bài sau các bài kiểm
tra. Mỗi giờ trả bài kiểm tra tôi yêu cầu các em ghi chép như một tiết học và giờ
trả bài của tơi theo trình tự như sau:
Trước hết tơi trình chiếu lại đề bài cho các em đọc lại đề bài và cùng nhau
xác lập yêu cầu cụ thể của đề bài. Sau đó tơi trình chiếu một dàn bài chi tiết với
thang điểm cụ thể cho từng phần để học sinh đọc và tự so sánh với bài làm của
mình. Tơi gọi một số học sinh tự nhận xét, đánh giá bài làm của mình so với
những yêu cầu trên bảng.
Tiếp đó tơi đánh giá chung về ưu khuyết, sự tiến bộ của cả lớp một cách
ngắn gọn và chọn ra một bài văn hay nhất của lớp đọc cho cả lớp nghe. Đây là
một việc làm rất quan trọng để động viên và khuyến khích tinh thần học tập của
các em. Việc cuối cùng là tôi sửa những lỗi sai điển hình khơng nêu tên tác giả
và cố gắng phê phán một cách dí dỏm hài hước nhất có thể để trước những lỗi
mình mắc phải các em tiếp nhận một cách nhẹ nhàng và bản thân tự thấy phải
rút kinh nghiệm cho những bài làm sau.
Thực hiện giờ trả bài theo cách đó tơi nhận thấy học sinh háo hức hơn rất
nhiều trước mỗi giờ trả bài và mỗi giờ trả bài thực sự trở thành một giờ học có
hiệu quả đối với học sinh.
7. Hiệu quả đạt được khi áp dụng giải pháp mang lại
Qua việc rút kinh nghiệm và thay đổi, áp dụng những giải pháp nêu trên
tôi nhận thấy chất lượng dạy và học văn biểu cảm ở môn Ngữ văn khối 7 ở
trường THCS năm học 2020- 2021 được nâng cao rõ rệt. Ở phương diện là một
giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy, tơi thấy mình vững vàng hơn trong
chun mơn, tự tin say mê hơn với sự nghiệp trồng người. Đối với các em học
sinh, các em bước đầu đã ý thức được tầm quan trọng của môn văn, biết bộc lộ
cảm xúc của mình đúng cách, đúng nơi, đúng lúc. Số lượng học sinh có kĩ năng

làm văn biểu cảm tốt khá nhiều. Cụ thể, thống kê điểm trung bình mơn Ngữ văn
học kì I năm học 2020-2021 là rất khả quan .
14


Kết quả khảo sát đầu năm:
Lớp

Sĩ số

7A

43

7B

42

Giỏi
1
2,32
5
11,91

Khá
12
27,91
12
28,57


Kết quả
TB
Yếu
22
5
51,16
11,63
20
4
47,62
9,52

Kém
3
6,98
1
2,38

Trên TB
13
30,23
17
40,48

Kết quả
TB
Yếu
18
2
41,86

4,65
14
2
33,33
4,76

Kém
0
0
0
0

Trên TB
23
53,49
26
61,69

Kết quả khảo sát cuối học kì I:
Lớp

Sĩ số

7A

43

7B

42


Giỏi
3
6,98
8
19,05

Khá
20
46,51
18
42,86

So sánh với kết quả khảo sát ban đầu, có thể nhận thấy số học sinh khá,
giỏi của lớp 7A tăng từ 30,23% lên 53,49%; lớp 7B tăng từ 40,48% lên 61,69%
Số học sinh yếu, kém lớp 7A giảm từ 18,61 % còn 4,65%; số học sinh yếu, kém
lớp 7B giảm từ 11,9 % còn 4,76%.

8. Khả năng áp dụng, phạm vi, lĩnh vực áp dụng giải pháp:
8.1. Khả năng áp dụng, phạm vi, lĩnh vực áp dụng
Giải pháp sáng tạo “Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng bài viết
văn biểu cảm cho học sinh lớp 7” không chỉ áp dụng đối với việc dạy làm văn
biểu cảm ở bộ môn Ngữ văn lớp 7 tại trường THCS mà có thể áp dụng trong
suốt q trình học bộ mơn Ngữ văn của các em học sinh ở Trung học cơ sở,
Trung học phổ thơng và có thể áp dụng rộng rãi trong các cơ sở giáo dục.
8.2. Kết quả của việc ứng dụng đề tài
Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại trường
8.3. Những kết luận trong quá trình nghiên cứu
Trong dạy học nói chung và dạy học mơn Ngữ văn nói riêng, người GV
phải ln khơng ngừng tìm tịi học hỏi để nâng cao trình độ nhận thức và trình

độ chun mơn. Sự sáng tạo là u cầu cần phải có của người GV khi làm cơng
15


tác dạy học. Trên cơ sở đó giúp HS của mình tiếp thu bài, hình thành kĩ năng, kĩ
xảo tốt hơn.
Người GV cần ý thức được vai trị của mình. Khi lên lớp GV phải có tinh
thần trách nhiệm cao. Như vậy mới có thể tận tâm, mới vui buồn khi HS làm
bài tốt hay khơng tốt. Đó là động lực giúp GV tìm tịi, sáng tạo trong cơng tác
của mình. Nhờ vậy mà HS lĩnh hội tri thức tốt hơn.
Qua quá trình giảng dạy, tìm hiểu, trao đổi với đồng nghiệp, thông qua
tiết dự giờ, tham khảo tài liệu … tơi đã tích luỹ được cho mình một số kinh
nghiệm, nó được tơi áp dụng vào bài dạy khi lên lớp tại trường THCS
Khi áp dụng những kinh nghiệm trên vào bài dạy, sau một thời gian chất
lượng bài viết của HS đã được nâng lên rõ rệt, giảm được số bài yếu kém, và số
bài tốt cũng tăng lên.
Phải nói rằng qua việc thực hiện đề tài này tơi đã rút ra được cho mình
rất nhiều bài học từ việc xác định kiến thức bổ sung, soạn giáo án cho đến việc
giảng dạy.
Tuy nhiên, khi áp dụng những biện pháp nào đó thì GV phải tìm hiểu kĩ
những hạn chế của HS mình. Nếu thành cơng sẽ là động lực rất lớn để người
GV tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong việc sáng tạo.
Trong quá trình rèn kĩ năng viết văn biểu cảm việc sử dụng các phương
pháp dạy học tích cực chưa thật hiệu quả do sự quá tải trong giờ học gây áp lực
nặng nề cho cả thầy và trò, làm giảm sút hứng thú học tập, thời lượng dành cho
những bài rèn kĩ năng còn quá ít để đáp ứng yêu cầu về dung lượng kiến thức
và kĩ năng cần đạt ở HS.
8.4. Những kiến nghị, đề xuất
Với nhà trường, theo ý kiến chủ quan của tôi việc giảng dạy môn học
theo một phương pháp phù hợp đòi hỏi sự sáng tạo của GV là rất cần thiết bởi

như nhà văn Nam cao đã nói: “Văn chương không cần những người thợ khéo
tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho mà nó chỉ dung nạp những người biết
đào sâu suy nghĩ, khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những cái gì chưa
16


có”. Với đặc thù cơ bản cũng như những chức năng cao cả của bộ môn, việc rèn
luyện kĩ năng làm văn biểu cảm cho HS là cần phát huy ở mỗi GV khi lên lớp.
+ Ở nhà trường, tổ chun mơn nên chú ý các hoạt động ngoại khố hay
tổ chức các cuộc thi sáng tác ở các chủ đề, chủ điểm của tháng: Thi viết văn
biểu cảm về quê hương, về gia đình, về mái trường, về thầy cô, về môi
trường…
+ Thư viện nhà trường nên đầu tư nhiều sách phong phú hơn phục vụ cho
việc tham khảo của HS.
Cũng theo ý kiến chủ quan của tơi, phịng Giáo dục và đào tạo cần tổ
chức Hội thảo về việc nâng cao kĩ năng làm văn cho HS THCS nói chung và kĩ
năng làm văn biểu cảm nói riêng. Phịng Giáo dục và Đào tạo có thể tổ chức
cuộc thi viết văn để khích lệ tinh thần học tập môn Ngữ văn và khả năng làm
văn biểu cảm cho HS.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn BGH nhà trường, tổ Khoa học Xã
hội trường THCS đã tạo điều kiện cho tơi hồn thành báo cáo giải pháp sáng
tạo này.
9. Thời điểm áp dụng:
Từ ngày 10 tháng 9 năm 2020 đến ngày 15 tháng 5 năm 2021.
III. CAM KẾT KHƠNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN
QUYỀN
Tơi xin cam đoan nội dung giải pháp sáng tạo trên là do bản thân nghiên
cứu xuất phát từ tình hình thực tiễn tại đơn vị công tác, tuyệt đối không sao chép
hay vi phạm bản quyền./.
HIỆU TRƯỞNG


NGƯỜI BÁO CÁO

17


18



×