Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

“Rèn luyện kĩ năng phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa cho học sinh lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ

PHỊNG GD & ĐT HUYỆN NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ
NHIỆT ĐỘ - LƯỢNG MƯA CHO HỌC SINH LỚP 7
TRƯỜNG THCS NGA THÁI

Người thực hiện: Trần Thị Bích Ngọc
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị cơng tác: Trường THCS Nga Thái
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Địa Lí

THANH HỐ NĂM 2018


MỤC LỤC
Trang


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự học của học sinh, hiện
nay số lượng kênh hình trong sách giáo khoa nói chung và sách giáo khoa địa lí
nói riêng tương đối đa dạng và phong phú. Kênh hình khơng những là phương
tiện để minh họa mà còn là nguồn tri thức vơ cùng quan trọng. Vì thế giáo viên
khơng chỉ là người hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ kênh chữ mà việc
không kém phần quan trọng là phải hình thành và rèn luyện cho các em các kĩ
năng khai thác kiến thức từ hệ thống kênh hình.


Trong chương trình Địa lý 7 cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ
thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lý và các hoạt động của con người
ở các châu lục, góp phần hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học, giáo
dục tư tưởng, tình cảm đúng đắn, giúp cho học sinh bước đầu vận dụng kiến
thức địa lý để ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh, phù
hợp với yêu cầu của đất nước và thế giới trong thời đại mới.
Việc rèn luyện những kỹ năng địa lý là rất cần thiết cho việc học tập Địa lí
7 đồng thời cũng là tiền đề cho việc tiếp thu kiến thức ở các lớp trên. Có rất
nhiều kỹ năng cơ bản cần phải luyện cho học sinh trong quá trình dạy Địa lý 7.
Một trong những kỹ năng quan trọng đó là : “ Kỹ năng phân tích biểu đồ nhiệt
độ - lượng mưa” đây là kỹ năng rất cơ bản, cần thiết khi học Địa lý 7. Nó giúp
học sinh trên cơ sở phân tích tiến trình nhiệt độ lượng mưa của một địa phương
biết được đặc điểm khí hậu của địa phương đó, từ đó cũng biết được các đặc
điểm tự nhiên khác như sinh vật, sông ngòi...của địa phương.
Trên thực tế, học sinh lớp 7 phần lớn chưa thành thạo kỹ năng phân tích biểu
đồ nhiệt độ- lượng mưa. Thường học sinh hay lúng túng trong vấn đề khai thác kiến
thức từ biểu đồ. Vì vậy tơi chọn đề tài: “Rèn luyện kĩ năng phân tích biểu đồ nhiệt
độ- lượng mưa cho học sinh lớp 7 trường trung học cơ sở Nga Thái”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Giúp học sinh có kĩ năng phân tích biểu đồ nhiệt độ- lượng một cách thành
thạo
- Giúp học sinh có khả năng nhận thức kiến thức và nắm vững kiến thức trong
và sau bài học.
- Giúp học sinh phát triển khả năng tư duy, khai thác kiến thức từ biểu đồ.
- Góp phần thực hiện nâng cao chất lượng dạy và học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu : Kỹ năng phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa cho
học sinh lớp 7
- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 7 của Trường THCS Nga Thái.
1.4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp quan sát:Qua dự giờ thao giảng ở tổ chuyên môn trong nhà
trường
- Phương pháp phân tích hệ thống
- Phương pháp bản đồ, biểu đồ.
- Phương pháp khảo sát, thống kê.


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận.
Trong chương trình SGK địa lí mới ngồi hệ thống kênh chữ cung cấp lượng
kiến thức thì hệ thống kênh hình cũng rất quan trọng nhằm phát triển khả năng tư
duy, sáng tạo, tự lập cho học sinh. Kênh hình cịn là phương tiện trực quan bổ sung
kiến thức cho kênh chữ, tạo sự thu hút cho học sinh trong mỗi tiết học.
Kênh hình thể hiện biểu đồ nhiệt độ- lượng mưa thường gặp trong các bài
ở chương trình địa lý THCS, qua kênh hình nhằm giúp các em rút ra được đặc
điểm về khí hậu của 1 địa điểm, địa phương, 1 nước, qua đó rút ra được thảm
thực vật, đặc điểm sơng ngịi...Vì vậy để phát huy được tính sáng tạo khả năng
tư duy của học sinh đồng thời tiết học đạt kết quả cao nhất thì các em phải
thành thạo kỹ năng phân tích biểu đồ nhiệt độ- lượng mưa.
2.2. Thực trạng vấn đề.
Ngay trong chương trình địa lý 6 có làm quen với biểu đồ nhiệt độ- lượng
mưa qua 2 bài 20- 21 .Tuy nhiên các em mới bắt đầu làm quen về cách thể hiện
yếu tố nhiệt độ, lượng mưa trên biểu đồ và phân tích yếu tố nhiệt độ và lượng
mưa ở mức độ đơn giản. Nhưng các em khơng được rèn luyện cách phân tích
biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa thường xuyên thông qua các tiết học ở lớp 6 mà
lên chương trình địa lí lớp 7 mới gặp lại.
Trong chương trình địa lí 7 có 15 bài học sử dụng biểu đồ nhiệt độ - lượng
mưa với số lượng lên tới 45 biểu đồ, chiếm tới 1/4 số bài và hơn 1/5 số lượng
các loại kênh hình trong sách giáo khoa. Tất cả các bài học về môi trường tự
nhiên các đới, các châu, các bài thực hành đều có sử dụng biểu đồ nhiệt độ lượng mưa. Tuy nhiên trên thực tế, học sinh lớp 7 phần lớn đều chưa thành thạo

kỹ năng quan trọng này. Thường học sinh lúng túng trong cách đọc biểu đồ, lẫn
giữa yếu tố nhiệt độ và lượng mưa, lẫn cột số liệu. Vì thế học sinh rất ngại học
các bài thực hành về biểu đồ nhiệt độ - lượng mưa. Khi học về tự nhiên các môi
trường, các châu, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát biểu đồ nhiệt độ - lượng
mưa để rút ra đặc điểm khí hậu và xác định thảm thực vật đặc trưng... thì các em
rất lười suy nghĩ, phần lớn chỉ quan sát kênh chữ để trả lời chung chung hoặc
khơng có ý kiến gì nếu kênh chữ khơng đề cập đến. Như vậy việc rèn luyện cho
học sinh cách phân tích biểu đồ nhiệt độ - lượng mưa là một trong những vấn đề
trọng tâm của thực hành địa lý 7.
Trường trung học cơ sở Nga Thái, học sinh lớp 7 kĩ năng phân tích biểu đồ
nhiệt độ- lượng mưa cịn yếu kém. Vì thế trong các tiết học địa lý 7 không đạt
hiệu quả cao trong mỗi giờ học, khi mỗi bài có biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa
các em lười suy nghĩ thường thụ động.
Qua kết quả khảo sát đầu năm học 2017-2018 kiểm tra phân tích biểu đồ
nhiệt độ- lượng mưa, kết quả như sau:
Xếp loại học lực
Lớp
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%

SL
%
7A
0
0
7
17,1 15 36,5 16
39
3
7,3
7B
0
0
8
19, 17 41,4 13 31,7
3
7,3
5


7C
2
4,7
10 23,3 19 44,1 10 23,3
2
4,7
Trước kết quả khảo sát đầu năm học khơng cao, học sinh cịn lúng túng
trong cách nhận xét biểu đồ nhiệt độ- lượng mưa tôi đã mạnh dạn đổi mới
phương pháp dạy học, lựa chọn đề tài “Rèn luyện kĩ năng phân tích biểu đồ
nhiệt độ- lượng mưa cho học sinh lớp 7 trường trung học cơ sở Nga Thái”

để nghiên cứu. Trong bài viết nhỏ này, tôi xin được đưa ra một số phương pháp
giải quyết vấn đề cụ thể mà tôi đã áp dụng thành công trong các tiết dạy Địa lý 7
trong thời gian vừa qua.
2.3. Các giải pháp thực hiện.
2.3.1. Cấu trúc của biểu đồ nhiệt độ- lượng mưa.
Trong chương trình địa lí lớp 6 học sinh đã được làm quen với biểu đồ nhiệt
độ - lượng mưa (qua các bài 20, 21). Lên lớp 7 biểu đồ nhiệt độ - lượng mưa
xuất hiện trong tất cả các bài học về địa lí tự nhiên các mơi trường, địa lí tự
nhiên các châu lục, các bài thực hành với yêu cầu khai thác ở mức độ cao hơn
nhiều, vì vậy ngay từ bài đầu tiên của chương I (bài 5) giáo viên phải nhắc lại và
cung cấp thêm cho học sinh một số kiến thức về biểu đồ nhiệt độ - lượng mưa,
từ đó hình thành cho các em kĩ năng cơ bản để phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa, kĩ năng phân tích mối quan hệ giữa khí hậu với việc hình thành các
đặc điểm sơng ngịi, thực vật...
Biểu đồ nhiệt độ - lượng mưa thể hiện tình hình khí hậu của một địa
phương qua hai yếu tố: Nhiệt độ và lượng mưa trung bình của các tháng trong
năm.
Biểu đồ gồm có hai trục tung hai bên và một trục hoành ở giữa. Ở các lớp
trên biểu đồ cịn thêm yếu tố độ ẩm.
Trục tung phía tay phải có các vạch chia đều về nhiệt độ, tính bằng độ C
o
( C).Trục tung phía tay trái có các vạch chia đều về lượng mưa, tính bằng
milimét (mm).
Trục hồnh chia làm 12 phần bằng nhau, mỗi phần là một tháng và lần
lượt ghi đều từ trái sang phải, từ tháng 1 đến tháng 12 bằng số hoặc chữ.
Đường biểu diễn biến thiên nhiệt độ hàng năm được vẽ bằng đường cong
màu đỏ nối liền các tháng trong năm. Sự biến thiên lượng mưa hàng tháng được
thể hiện bằng hình cột ( hoặc đường cong màu xanh nối lượng mưa trung bình
các tháng trong năm)



( Hình trên là minh họa biểu đồ nhiệt độ - lượng mưa trung bình ở Sigapo- Địa
lý 7, trang 16)
2.3.2. Định lượng về chỉ số nhiệt độ, lượng mưa.
Qua chỉ số nhiệt độ và lượng mưa trung bình hàng tháng, ta biết được
diễn biến khí hậu của địa phương đó như thế nào dựa vào chi tiết sau:
- Về nhiệt độ:
+ Trên 20oC là tháng nóng
+ Từ 10oC đến 20oC là tháng mát ( tương ứng tháng ấm áp xứ lạnh)
+ Từ 5oC đến 10oC là tháng lạnh (tương ứng tháng mát xứ lạnh)
+ Từ - 5oC đến 5oC là rét đậm
+ Dưới -5oC là quá rét.
Nếu mùa nóng vào các tháng từ tháng 3 đến tháng 9 thì đó là một địa
điểm ở Bắc Bán Cầu ( Mùa nóng từ 21- 3 đến 23- 9). Nếu mùa nóng vào các
tháng từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau thì đó là địa điểm ở Nam bán cầu( mùa
nóng từ 23- 9 năm trước đến 21- 3 năm sau). Nếu địa điểm đó nóng quanh năm,
biên độ giao động nhiệt nhỏ thì đó là địa điểm ở vùng xích đạo.
Nếu trường hợp trong một năm đường biểu diễn nhiệt độ nhơ cao hai
đỉnh( Một năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh) thì địa điểm đó thuộc khu
vực nội chí tuyến.
- Về lượng mưa:
+ Mùa mưa kéo dài từ tháng nào đến tháng nào ? (Mùa mưa bao gồm các
tháng liên tục trong năm có lượng mưa tháng lớn hơn hay bằng 1/12 lượng mưa
trung bình cả năm)
+ Trên 100 mm là tháng mưa nhiều( Trung bình năm từ 1200 - 2500mm)
+ Từ 50 mm - 100 mm là tháng khơ (Trung bình năm từ 600 - 1200mm)


+ Từ 25 mm - 50 mm là tháng hạn (Trung bình năm từ 300- 600mm)
+ Dưới 25 mm là tháng kiệt ( Chỉ có ở hoang mạc và bán hoang mạc)
- Thông qua các chỉ số nhiệt độ và lượng mưa để nhận biết đặc điểm khí hậu của

một địa phương thuộc kiểu khí hậu nào.
+ Nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm: Mơi trường xích đạo ẩm.
+ Mưa tập trung một mùa, nhiệt độ lớn hơn 20 0C, thời kì khơ hạn kéo dài: Mơi
trường nhiệt đới.
+ Mùa đơng ấm, hè mát, mưa quanh năm và mưa nhiều vào thu đông: Môi
trường ôn đới hải dương.
+ Mùa đông rét, hè mát, mưa nhiều vào mùa hè: Ôn đới lục địa.
+ Mưa ít, nhiệt độ cao quanh năm ( hoặc nhiệt độ thấp quanh năm) : Môi trường
hoang mạc.
+ Mùa hạ nóng và khơ, mùa đơng khơng lạnh lắm, mưa nhiều vào thu đông:
Môi trường Địa Trung Hải.
2.3.3. Cách đọc biểu đồ nhiệt độ - lượng mưa
* Nguyên tắc chung:
Cần đọc lần lượt đường cong biểu diễn nhiệt độ và các cột lượng mưa
trong năm để biết thông tin về khí hậu nơi đó.
- Đọc đường nhiệt độ cần khai thác:
+ Nhiệt độ tháng nóng nhất là tháng mấy, nhiệt độ là bao nhiêu và tháng lạnh
nhất là tháng mấy, nhiệt độ là bao nhiêu?
+ Nhiệt độ trung bình năm khoảng bao nhiêu?
+ Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất khoảng bao nhiêu
(Biên độ giao động nhiệt) ?
+ Trong năm có mấy lần nhiệt độ lên cao?
+ Mùa nóng từ tháng nào đến tháng nào, mùa lạnh từ tháng nào đến tháng nào?
- Đọc cột lượng mưa cần khai thác các thông tin sau:
+ Mưa nhiều nhất vào tháng nào? Lượng mưa là bao nhiêu? Mưa ít nhất là tháng
nào? Lượng mưa là bao nhiêu?
+ Sự phân bố mưa như thế nào? mưa đều quanh năm hay tập trung theo mùa?
+ Mùa mưa kéo dài từ tháng nào đến tháng nào? Mưa nhiều vào mùa nào?
+ Mùa khơ kéo dài mấy tháng?
+ Có tháng nào kiệt hoặc khơng mưa khơng?

+ Có tháng mưa ở dạng tuyết không?
+ Tổng lượng mưa cả năm khoảng bao nhiêu?
( Để xác định mùa mưa và mùa khô, học sinh cần tính tổng lượng mưa cả năm,
chia cho 12 tháng ra lượng mưa trung bình tháng. Tháng nào mưa nhiều hơn
hoặc bằng lượng mưa trung bình thánh thì là tháng mùa mưa, tháng nào lượng
mưa nhỏ hơn lượng mưa trung bình tháng là tháng mùa khơ
Kết hợp các thơng tin trên về nhiệt độ và lượng mưa cho ta biết địa
phương thuộc kiểu khí hậu nào?
*Cách làm cụ thể
- Để xác định được nhiệt độ tháng cao nhất, cần hướng dẫn học sinh làm theo
cách sau: Học sinh xác định đỉnh cao nhất của đường biểu diễn màu đỏ, đó là
thời điểm nhiệt độ cao nhất. Các em cần đặt thước kẻ của mình trùng với điểm


nhơ lên cao nhất đó nằm ngang song song với trục hoành cắt trục tung bên biểu
thị yếu tố nhiệt độ và đọc trị số nhiệt độ tại điểm đó sẽ xác định được nhiệt độ
tháng cao nhất. Sau đó học sinh lấy thước kẻ hạ vng góc từ điểm nhô cao
nhất của đường biểu diễn nhiệt độ xuống trục hoành. Đọc số chỉ tháng ở trục
hoành để xác định tháng nóng nhất.
Tương tự để xác định nhiệt độ tháng thấp nhất, học sinh cần tìm được
điểm thấp nhất trên đường biểu diễn màu đỏ. Sau khi xác định đựơc điểm đó,
đặt thước kẻ nằm ngang song song với trục hoành cắt trục tung bên biểu thị yếu
tố nhiệt độ và đọc trị số nhiệt độ tại điểm đó sẽ xác định được nhiệt độ tháng
thấp nhất . Sau đó học sinh lấy thước kẻ hạ vng góc từ điểm thấp nhất của
đường biểu diễn nhiệt độ xuống trục hoành. Đọc số chỉ tháng ở trục hoành để
xác định tháng thấp nhất
- Biên độ giao động nhiệt tháng được tính bằng hiệu tháng nhiệt độ cao nhất với
tháng nhiệt độ thấp nhất,
- Để xác định lượng mưa tháng cao nhất và tháng thấp nhất, học sinh cần tìm cột
màu xanh cao nhất và cột màu xanh thấp nhất. Đối với lượng mưa, dưới chân

cột đã đánh số tháng nên học sinh có thể đọc được ngay. Đặt thước lên đầu cột
cao nhất hoặc thấp nhất đó, nằm ngang song song với trục hoành, cắt trục tung
bên trái thể hiện yếu tố lượng mưa tại một điểm. Đọc trị số tại trục tung bên trái
sẽ xác định được tháng mưa nhiều nhất hay tháng mưa ít nhất là bao nhiêu.
+ Từ đó rút ra được mùa mưa từ tháng mấy đến tháng mấy, mùa khô từ tháng
mấy đến tháng mấy hay mưa có đều giữa các tháng trong năm khơng...
2.3.4. Các ví dụ cụ thể.
Ví dụ 1: Bài thực hành số 2 -trang 88/SGK Địa Lí 7.
Phân tích các biểu đồ nhiệt độ lượng mưa dưới đây theo gợi ý sau:
+ Lượng mưa trung bình năm, sự phân bố mưa trong năm.
+ Biên độ nhiệt trong năm, sự phân bố nhiệt độ trong năm.
+ Cho biết từng biểu đồ thuộc kiểu khí hậu nào? Nêu đặc điểm chung của kiểu
khí hậu thuộc nơi đó.
Sắp xếp các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa A, B, C, D vào các vị trí đánh
dấu 1, 2, 3, 4 trên hình 27.2 sao cho phù hợp.


Hình 27.2 Lược đồ các mơi trường tự nhiên châu Phi
Bài thực hành này rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích biểu đồ nhiệt
độ - lượng mưa của một địa điểm, rút ra đặc điểm khí hậu của địa điểm đó và
xác định vị trí của điểm đó trên lược đồ các môi trường tự nhiên châu Phi.
GV: Chiếu hình 27.2 và 28.1 lên bảng rồi phát phiếu học tập cho học
sinh hoạt động nhóm.
Phiếu học tập:
Quan sát hình 27.2 và 28.1 hồn thành bài tập 2 theo mẫu sau:
Đặc điểm

Biểu đồ
A


Biểu đồ
B

Lượng mưa: - Lượng mưa trung
bình năm
- Sự phân bố mưa
trong năm
Nhiệt độ:
- Nhiệt độ tháng
nóng nhất
- Nhiệt độ tháng
lạnh nhất
- Biên độ nhiệt trong
năm
Khí hậu: - Kiểu khí hậu
- Đặc điểm
Vị trí
HS: Các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.

Biểu đồ
C

Biểu đồ
D


GV: Giáo viên sửa sai và đưa ra kết luận, ví dụ:
Đặc điểm
Biểu đồ A
Biểu đồ B

Biểu đồ C
Lượng mưa:
- Lượng
mưa trung
1240 mm
bình năm

Biểu đồ D

897 mm

2592 mm

506 mm

Mưa quanh
năm, nhiều từ
tháng 9 đến
tháng 5

Tháng 4 đến
tháng 7

- Mùa mưa

Tháng 11 đến
tháng 3 năm
sau

Tháng 6 đến

tháng 9

- Mùa khô

Tháng 4 đến
tháng 9

Tháng 11 đến
tháng 4

-Tháng 3 và
tháng 10
(khoảng 270C)

- Tháng 5
Tháng 4
Tháng 2
0
0
( khoảng 35 C) ( khoảng 28 C) ( khoảng
220C)

Nhiệt độ:
- Nhiệt độ
tháng nóng
nhất
- Nhiệt độ
tháng lạnh
nhất
- Biên độ

Khí hậu:
-Kiểu khí
hậu
- Đặc điểm

Vị trí

- Tháng 7
- Tháng 1
0
(khoảng 17 C) (khoảng 20 0C)

Tháng12 đến
tháng 3

Tháng 7
(khoảng 22oC)

Tháng 7
(khoảng 100C)

Khoảng 60C
Khoảng 100C

Khoảng 150C

Khoảng 120C

Nhiệt đới


Nhiệt đới

Xích đạo ẩm

Địa trung hải

Nóng quanh
năm nhiệt độ
trung bình trên
20 0C. Một
năm có hai lần
nhiệt độ lên
cao. Lượng
mưa từ 500 1500mm/ năm,
thời kì khơ hạn
3 - 9 tháng.
Số3
Lu-bum-ba-si

Nóng quanh
năm nhiệt độ
trung bình trên
20 0C. Một
năm có hai lần
nhiệt độ lên
cao. Lượng
mưa từ 500 1500mm/ năm,
thời kì khơ hạn
3 - 9 tháng
Số 2

Ua-ga-du-gu

Nóng quanh
năm nhiệt độ
trung bình trên
250C. Mưa
nhiều quanh
năm, lượng
mưa từ 1500 2500mm/ năm

Mùa đơng
ấm áp, có
mưa. Mùa hạ
nóng khơ.

Số 1
Li-brơvin

Số 4
Kếp-tao

GV: u cầu học sinh lý giải vì sao cùng mơi trường nhiệt đới nhưng biểu đồ A
lại ở vị trí số 3( Nam bán cầu) còn biểu đồ B lại ở vị trí số 2( Bắc bán cầu)? Từ
đó giải thích vì sao biểu đồ D lại thuộc kiểu khí hậu Địa Trung Hải( Nam bán


cầu- vị
trí số
4)


Ví dụ 2: Bài tập thực hành số 2 - trang 40/SGK Địa Lí 7.
Có ba biểu đồ nhiệt độ- lượng mưa, chọn biểu đồ phù hợp với ảnh Xavan kèm
theo:

Trước khi phân tích 3 biểu đồ nhiệt độ- lượng mưa trên giáo viên kiểm
tra việc nắm kiến thức cũ của học sinh bằng cách đưa ra bảng trống yêu cầu học
sinh hoạt động nhóm nhắc lại các tiêu chí về nhiệt độ- lượng mưa để phân biệt
các kiểu khí hậu của các mơi trường trong đới nóng và các thảm thực vật đặc
trưng của từng kiểu môi trường.
Bước 1: Kiểm tra bài cũ.
Phiếu học tập: Hãy trình bày đặc điểm khí hậu và xác định thảm thực vật
đặc trưng của các kiểu mơi trường trong đới nóng theo bảng sau:
Thảm thực vật đặc
Nhiệt độ
Lượng mưa
Kiểu khí hậu
trưng
.......................... ........................... Xích đạo ẩm
............................
......................
.....................
............................
.......................... ........................... Nhiệt đới
............................
......................
.....................
............................
.......................... ........................... Nhiệt đới ẩm
............................
......................

....................
gió mùa
............................


GV: Chiếu bài làm của các nhóm cho cả lớp quan sát, nhận xét.
GV: Kết luận bằng bảng tóm tắt đãchuẩn bị sẵn
Bước 2: Yêu cầu học sinh xem ảnh Xavan và xác định môi trường của ảnh( Đây
là ảnh môi trường nhiệt đới)
Bước 3: Nhắc lại đặc điểm của mơi trường nhiệt đới: Nóng quanh năm, có
hai lần nhiệt độ lên cao, lượng mưa tập trung vào một mùa, mùa khơ kéo dài 3-9
Ơn đới hải dương
Ơn đới lục địa
Địa trung hải
tháng.
Bước 4: Đọc biểu đồ và tìm ra biểu đồ phù hợp với ảnh xa van theo phương
pháp loại trừ.
Biểu đồ A: Nóng quanh năm, lúc nào cũng có mưa  khơng đúng.
Biểu đồ B: Nóng quanh năm, hai lần nhiệt độ tăng cao ( tháng 4:38 0C và
tháng 10: 300C) Mưa theo mùa, tháng mưa lớn nhất là tháng 8> 160mm, thời kì
khơ 4 tháng khơng mưa( Từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau)  đó là mơi trường
nhiệt đới
Biểu đồ C: Nóng quanh năm, hai lần nhiệt độ tăng cao ( tháng 5:45 0C và
tháng 10: 400C). Mưa theo mùa: Tháng mưa lớn nhất là tháng 8:40mm, thời kì
khơ hạn 7 tháng
khơng
có mưa( từ tháng Rừng
11 đếnlátháng
đó làcây
mơi

Rừng
lá rộng
kim 5 năm sau) Rừng
bụi gai
trường nhiệt đới
GV: Vậy xác định biểu đồ B hay C? Vì sao?
HS: Ta thấy biểu đồ B thể hiện mưa nhiều, thời kỳ khô hạn ngắn hơn
biểu đồ C, lượng mưa nhiểu hơn phù hợp với xavan có nhiểu cây cao hơn là
biểu đồ C. Do đó biểu đồ B phù hợp với xavan trong bài.
Ví dụ 3: Ba biểu đồ nhiệt độ- lượng mưa ( Trang 44/SGK Địa Lí 7)

Ơn đới hải dương


Để học sinh thấy được sự phân hóa về mặt khí hậu từ đó thấy được sự
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích, so sánh các kiểu khí hậu mơi
trường đới ơn hịa thơng qua biểu đồ nhiệt độ- lượng mưa. Từ đó rút ra sự phân
hóa cảnh quan trong mơi trường đới ơn hịa, mối quan hệ giữa khí hậu với sự
hình thành thảm thực vật ở đới ơn hịa nói riêng và trên Trái Đất nói chung, giáo
viên phải hướng dẫn học sinh phân tích và rút ra được đặc điểm khí hậu của 3
kiểu mơi trường: Ôn đới hải dương, Ôn đới lục địa, Địa Trung Hải từ 3 biểu đồ
nhiệt độ và lượng mưa trên, tương ứng là thảm thực vật nào.
Để tiết kiệm thời gian có thể phát phiếu học tập cho học sinh thảo luận
theo mẫu sau. Trước khi phát phiếu giáo viên cần lưu ý học sinh:
- Ở đới nóng việc xác định đặc điểm của các kiểu khí hậu chủ yếu dựa
vào nhiệt độ tháng nóng nhất, nhiệt độ tháng thấp nhất, chênh lệch nhiệt độ
trong năm, tổng lượng mưa và sự phân bố mưa trong năm.
- Ở đới ôn hịa việc xác định đặc điểm của các kiểu khí hậu cũng như vậy
nhưng có chú trọng nhiều đến nhiệt độ mùa đông (tháng 1) và lượng mưa mùa
hạ (tháng 7)

Ví dụ phát phiếu theo mẫu:
Phân tích biểu đồ nhiệt độ - lượng mưa của mơi trường:Ơn đới hải
dương; Ơn đới lục địa; Địa Trung Hải theo mẫu sau:
Nhiệt độ ( oC)

Biểu đồ
khí hậu

Tháng
1

Tháng
7

Lượng mưa
(mm)
Tháng Tháng
1
7

Kết
luận
chung

Cảnh
quan
đặc
trưng

Ơn đới

hải dương
( Brét – 48oB)
Ơn đới
lục địa
(Matxcơva –
56oB)
Địa Trung Hải
(Athen – 41oB)
HS: Ba nhóm phân tích ba biểu đồ trên và điền số liệu vào phiếu.
GV: u cầu đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Sau khi các tổ khác bổ sung, giáo viên kết luận theo bảng đã chuẩn bị sẵn.
Biểu đồ
khí hậu

Nhiệt độ ( oC)

Lượng mưa
( mm)

Kết luận chung

Cảnh quan
đặc trưng


Tháng
1
(mùa
đơng)
Ơn đới

hải dương
( Brét 48oB)
Ơn đới
lục địa
(Matxcơva
– 56oB)
Địa Trung
Hải
(Athen
-41oB)

Thán
g7
(mùa
hạ)

Thán
g1
(mùa
đơng)

Thán
g7
(mùa
hạ)

6

16


133

62

-10

19

31

74

10

28

69

9

Hè mát, đơng
ấm mưa quanh
năm, nhiều vào
mùa thu - đơng.
Đơng rét, ít
mưa, hè mát,
mưa tương đối
nhiều.
Hè nóng, rất
khơ. Đơng ấm

áp, có mưa vào
thu -đông.

Rừng lá
rộng
Rừng lá
kim
Rừng cây
bụi gai, lá
cứng

GV: Yêu cầu học sinh giải thích vì sao ở cùng một vĩ độ nhưng môi
trường ôn đới hải dương và ôn đới lục địa lại có đặc điểm khí hậu và thực vật
khác nhau.
Giáo viên kết luận và nhấn mạnh: Thiên nhiên đới ôn hòa rất đa dạng và
phong phú, không những thay đổi theo thời gian( theo 4 mùa: xuân, hạ, thu,
đông) mà cịn thay đổi theo khơng gian( theo độ cao, vĩ độ). Tùy thuộc vào vĩ
độ, ảnh hưởng của dòng biển và gió tây ơn đới, ảnh hưởng của biển. Thiên nhiên
đới ơn hịa phân ra làm ba kiểu mơi trường chính: Ơn đới hải dương, Ơn đới lục
địa, Địa trung hải. Mỗi kiểu mơi trường có đặc điểm khí hậu khác nhau kéo theo
đó các yếu tố tự nhiên khác như thảm thực vật, sơng ngịi, thổ nhưỡng.. cũng rất
khác nhau.
3. KẾT LUẬN
3.1. Kết quả nghiên cứu
Trên đây là một vài phương pháp rèn luyện kĩ năng phân tích biểu đồ
nhiệt độ - lượng mưa cho học sinh lớp 7 mà tơi đã áp dụng trong q trình
giảng dạy của mình. Mặc dù mới áp dụng nhưng tơi nhận thấy hiệu quả rõ rệt.
Học sinh lớp 7 phần lớn đã thành thạo kĩ năng đọc biểu đồ nhiệt độ - lượng mưa,
từ chỗ thành thạo kĩ năng này khả năng liên hệ giữa khí hậu và các yếu tố tự
nhiên khác cũng được xác lập, học sinh nhớ lâu hơn, việc học lý thuyết diễn ra

dễ dàng hơn. Khi lên lớp 8- 9 các em khơng cịn bỡ ngỡ khi gặp các biểu đồ
nhiệt độ- lượng mưa mà còn thuần thục với việc khai thác kiến thức từ biểu đồ
Cuối năm học 2017- 2018 tỉ lệ học sinh đã thành thạo kĩ năng phân tích
biểu đồ nhiệt độ- lượng mưa tăng lên rõ rệt.
Qua kết quả kiểm tra cuối năm học 2017-2018 phân tích biểu đồ nhiệt độlượng mưa, kết quả như sau:
Xếp loại học lực


Lớp
7A
7B
7C

Giỏi
SL
%
6
14,6
6
14,6
10 23,3

Khá
SL
%
15 36,6
16
39
20
46,

5

TB
SL
20
19
13

%
48,9
46,3
30,2

Yếu
SL
%
0
0
0
0
0
0

Kém
SL
%
0
0
0
0

0
0

3.2. Bài học kinh nghiệm
Quá trình nghiên cứu cũng như kết quả đề tài mang lại đã giúp tôi nhận thức
rõ hơn tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng địa lí cho học sinh. Tơi nhận
thấy đây là vấn đề không thể xem nhẹ trong dạy và học địa lý, nó phải được chú
trọng ngay từ những năm đầu tiên ở trường THCS. Tôi nhận ra rằng để có một
tiết dạy địa lí thành cơng khâu chuẩn bị giáo án đóng vai trị rất quan trọng, giáo
viên cần có sự đầu tư rất nhiều, cả về thời gian và công sức, để làm được điều
này giáo viên phải thực sự nhiệt tình, kiên trì và yêu nghề.
Việc đổi mới phương pháp và sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại
trong quá trình nghiên cứu đề tài tơi nhận ra vai trị của việc ứng dụng cơng
nghệ thơng tin trong q trình dạy học rất quan trọng. Giúp cho học sinh tăng
khả năng trực quan, tiết học sinh động, thú vị, học sinh không bị nhàm chán. Vì
vậy chỉ cần người giáo viên đủ lịng nhiệt tình, trách nhiệm và mạnh dạn tiến
hành từng bước, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, vừa làm vừa tự rút
kinh nghiệm và học hỏi đồng nghiệp thì dần mơn học địa lí sẽ ngày càng được
học sinh u thích và khơng cịn ai coi đây là một môn học phụ, nặng về lý
thuyết.
3.3. Đề xuất - kiến nghị
Giáo viên đã và đang ngày càng nhận thức được vai trò và tầm quan trọng
của việc đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên trên thực tế tôi nhận thấy việc
đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS cịn gặp rất nhiều khó khăn do cơ
sở vật chất - kĩ thuật phục vụ dạy học còn thiếu, đặc biệt là các trang thiết bị
hiện đại như máy chiếu, máy tính, đầu chiếu đa năng và các phịng học chức
năng, điều này đã gây nhiều khó khăn cho việc ứng dụng rộng rãi công nghệ
thông tin trong giảng dạy. Qua đề tài này tôi cũng bày tỏ mong muốn rằng trong
thời gian tới ngành giáo dục sẽ đầu tư nhiều thiết bị dạy học hiện đại hơn nữa
cho các trường học tạo điều kiện cho giáo viên mạnh dạn đổi mới phương pháp

dạy học.
Cuối cùng tôi mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp
và các bạn để việc rèn luyện kĩ năng phân tích biểu đồ nhiệt độ - lượng mưa cho
học sinh lớp 7 đạt hiệu quả cao hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Nga Sơn, ngày 10 tháng 4 năm 2018.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.


Trần Thị Bích Ngọc

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK và SGV Địa lí 6, 7, 8, 9- Nguyễn Dược (tổng chủ biên)-NXBGD Việt
Nam, 2005
2. Đổi mới PPDH Địa lí ở trường THCS- Nguyến Đức Vũ, Phạm Thị SenNXBGD Việt Nam, 2005
3. Rèn luyện kĩ năng địa lý. Nhà xuất bản giáo dục - Mai Xuân San.
4. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS mơn Địa lí- Nguyễn Hải
Châu, Phạm Thị Sen, Nguyễn Đức Vũ-NXBGD Việt Nam
5. Sổ tay thuật ngữ Địa lí- Nguyễn Dược, Trung Hải - NXBGD Việt Nam
6. Lý luận dạy học địa lí. Nguyễn Dược- Nguyễn Phú Trọng.
7. Tuyển trọng những bài ôn luyện thực hành kĩ năng địa lý. Đỗ Ngọc Tiến- Phí
Cơng Việt.






×