Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

Tài liệu Quản lí tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.33 MB, 58 trang )

VẤN ĐỀ 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI SẢN TRÍ TUỆ VÀ QUẢN
LÝ TRÍ TUỆ TRONG DOANH NGHIỆP

I.

TỔNG QUAN VỀ TÀI SẢN TRÍ TUỆ TRONG DOANH NGHIỆP

1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại tài sản trí tuệ

a. Khái niệm tài sản trí tuệ


Theo nghĩa rộng (theo góc nhìn kinh tế): tài sản sở hữu trí tuệ là kết quả
của hoạt động sáng tạo trí tuệ của con người, bao gồm tất cả các sản
phẩm của hoạt động trí tuệ từ các ý tưởng, tác phẩm văn học, nghệ
thuật, cơng trình khoa học cho tới các giải pháp kỹ thuật, chương trình
máy tính.

=> Bất kì tri thức nào có giá trị do cá nhân hoặc tổ chức nắm giữ dù được
pháp luật bảo hộ hay chỉ có tính hữu ích thơng thường


Theo nghĩa hẹp: Tài sản trí tuệ dưới góc độ pháp lý được hiểu là đối
tượng của quyền SHTT, bao gồm:


Đối tượng của quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả



Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp





Đối tượng của quyền đối với giống cây trồng

b. Đặc điểm của tài sản trí tuệ


Tài sản trí tuệ mang đặc tính vơ hình:






Lợi thế: được sử dụng đồng thời nhiều tài sản trí tuệ, mang
lại giá trị khổng lồ



Bất lợi: rất khó để kiểm sốt

Tài sản trí tuệ có đặc tính sáng tạo và đổi mới




Tài sản trí tuệ khơng có cấu tạo vật chất nhất định, tồn tại dưới
dạng thông tin, tri thức chứa đựng sự hiểu biết của con người về
tự nhiên và xã hội, con người cảm nhận thông qua quá trình nhận

thức tư duy

Khi được tạo ra, tài sản trí tuệ phải là đối tượng mới hoặc khác
biệt hoặc là đối tượng đã biết nhưng được bổ sung cái mới

Tài sản trí tuệ có khả năng xác định được
Thể hiện dưới hai phương diện






Được con người nhận biết bằng các cơng cụ tính tốn/kiểm sốt giá
trị: VD: có những phương pháp để định giá nhãn hiệu.



Tài sản trí tuệ vẫn xác định được bản chất (nội dung), phạm vi (giới
hạn), công dụng và giá trị. VD: nhãn hiệu alpenliebe bảo hộ tổng
thể (tất cả các thành phần trong kẹo), hình ảnh sản phẩm cho kẹo,....

Tài sản trí tuệ là tài sản có khả năng kiểm sốt được




Tài sản trí tuệ là tài sản có khả năng sinh lời





Thể hiện ở khả năng chịu tác động của một trong các hành vi của
con người như sử dụng, phát triển, chuyển nhượng quyền sử
dụng, chuyển giao quyền sử dụng, góp vốn,... nhằm tạo ra giá trị
vật chất hoặc giá trị tinh thần cho tài sản. VD: doanh nghiệp có
bằng độc quyền phương thức giảm cao huyết áp đầu tư vào sáng
chế thuốc, hoặc có thể mở rộng vừa sản xuất thuốc, vừa chuyển
giao để các cơ sở khác sản xuất loại thuốc đó.

Khi tài sản được sử dụng, khai thác sẽ mang lại cho người kiểm
sốt lợi ích vật chất

Tài sản trí tuệ rất dễ bị xâm phạm


Do đặc tính vơ hình và tồn tại chủ yếu dưới dạng thơng tin của
tài sản trí tuệ, chủ thể nắm giữ tài sản trí tuệ rất khó để kiểm sốt
và khó ngăn chặn chủ thể khai thác khác, sử dụng loại tài sản
này. Đặc biệt trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của khoa học
cơng nghệ thì tài sản trí tuệ càng dễ bị xâm phạm do các công
nghệ sao chép, sự tiếp cận qua internet,..

c. Phân loại







Dựa vào tính chất, lĩnh vực sáng tạo: 3 nhóm


Tài sản trí tuệ là đối tượng của quyền tác giả, quyền liên quan
đến tác giả: tác phẩm điện ảnh, âm nhạc, cuộc biểu diễn, bản ghi
âm, ghi hình, chương trình phát sóng,..



Tài sản trí tuệ là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp: sáng
chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu



Tài sản trí tuệ là đối tượng của quyền đối với giống cây trồng:
vật liệu nhân giống, vật liệu thu hoạch

Dựa vào thủ tục xác lập quyền: 2 nhóm


TSTT mà quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở đăng ký tại cơ
quan nhà nước có thẩm quyền theo trình tự thủ tục luật định:
sáng chế kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp
bán dẫn, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng.



TSTT mà quyền sở hữu được xác lập tự động khi đáp ứng các
điều kiện: tác phẩm; cuộc biểu diễn; bản ghi âm, ghi hình;
chương trình phát sóng; tên thương mại; bí mật kinh doanh; nhãn

hiệu nổi tiếng; quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

2. Xác định tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp


Đối tượng quyền tác giả bao gồm: tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa
học; đối tượng của quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc
biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh
mang chương trình được mã hóa



Đối tượng sở hữu quyền cơng nghiệp bao gồm: sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp, thiết kế bố trí tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương
mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh.



Đối tượng của quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và
vật liệu thu hoạch

3. Ý nghĩa của tài sản trí tuệ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp





Là yếu tố cấu thành hàng hóa, dịch vụ
Được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Là yếu tố thể hiện lợi thế cạnh tranh trong thương mại
Là đối tượng trong các giao dịch thương mại. VD: giao dịch chuyển
nhượng, giao dịch tặng cho


II.

TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN TRÍ TUỆ TRONG
DOANH NGHIỆP

1. Khái niệm hoạt động quản lý TSTT trong doanh nghiệp
 Quản lý là q trình tác động có ý thức và bằng quyền lực của chủ thể
quản lý lên khách thể quản lý nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức
trong những giai đoạn lịch sử nhất định
 Quản lý TSTT trong doanh nghiệp là việc thực hiện các biện pháp kiểm
soát đối với TSTT nhằm tạo lập, khai thác, bảo vệ và phát triển giá trị
của tài sản
đó
=> Chủ thể quản lý chính là doanh nghiệp với tư cách là chủ sở hữu
TSST và khách thể chính là các tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp với
mục tiêu làm tăng giá trị của TSTT
2. Phân loại hoạt động quản lý TSTT trong doanh nghiệp
a. Theo phạm vi quản lý:
 Quản lý trong nội bộ doanh nghiệp
 Xác định tài sản hiện có: đối tượng, phạm vi, thời hạn bảo hộ
 Xác định phương thức bảo hộ phù hợp: bí mật kinh doanh, nhãn
hiệu,...
 Xác định cách thức quản lý, duy trì và phát triển TSTT: có thể
lập một cơ quan quản lý hoặc thuê tổ chức quản lý
 Giám sát kiểm toán và định giá

 Xác định phương thức khai thác: khai thác, chuyển quyền sử
dụng,.. làm sao để TSTT được khai thác hiệu quả nhất
 Xác định cách thức bảo vệ TSTT: VD áp dụng các biện pháp tự
bảo vệ: biện pháp kỹ thuật, chống giả, thường xuyên thay đổi
mẫu mã; trường hợp xâm phạm thì xử lý như nào,..
 Quản lý bên ngoài
 Quảng bá, tiếp thị nhằm gia tăng giá trị và uy tín của TSTT:
quảng cáo ở tạp chí, truyền hình,...
 Giám sát hoạt động thương mại hóa sản phẩm: VD: chuyển giao
quyền sử dụng, tuy nhiên để đảm bảo uy tín thì cần giám sát các
tổ chức nhận chuyển giao quyền sử dụng để sản phẩm đưa ra thị
trường đảm bảo chất lượng
 Rà sát thị trường: Điều ra thực tế ở các shop mua sắm, điều tra
onl qua các sàn thương mại thị trường,..
 Phối hợp với các tổ chức tư vấn và cơ quan có thẩm quyền trong
phát hiện và xử lý hành vi xâm phạm
 Theo dõi việc nộp đơn của đối thủ cạnh tranh; cập nhật thông tin
về đăng ký mới của đối thủ để kịp thời đưa ra ý kiến phản đối
nếu có khả năng ảnh hưởng đến tính độc quyền TSTT của doanh
nghiệp, xác định hướng đầu tư, nghiên cứu;








b. Theo các khâu của hoạt động quản lý
Tạo lập, phát triển TSTT

 Bước 1: Xác định chiến lược SHTT của doanh nghiệp
 Doanh nghiệp phải nắm được bản chất của hoạt động sản
xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, xác định TSTT nào là
quan trọng
 Thị trường nội địa hay quốc tế, hàng cao cấp hay bình dân
 Khả năng tăng trưởng kinh doanh
 Tính phù hợp với TSTT đối với hoạt động sản xuất kinh
doanh
 Mục tiêu sử dụng TSTT
 Bước 2: Nhận dạng, phân tích hiện trạng TSTT mà doanh nghiệp
năm giữ
 Một sản phẩm hoặc dịch vụ có thể bao gồm một hoặc
nhiều loại TSTT
 Doanh nghiệp cần nhận dạng đầy đủ các loại quyền sở
hữu trí tuệ ẩn chứa trong sản phẩm hoặc dịch vụ để quản
lý tốt nhất tài sản đó.
 TSTT cần được sắp xếp, phân loại, nộp hồ sơ để theo dõi,
quản lý.
 Bước 3: Xác định TSTT cần tạo lập, phát triển
 Xác định mục tiêu tạo lập phát triển TSTT
 Xác định những tài sản trí tuệ hiện có của doanh nghiệp;
dự kiến nhu cầu đối với những TSTT mới và cách thức để
có được chúng; phương hướng duy trì và phát triển TSTT;
đánh giá các chi phí, rủi ro cho hoạt động tạo lập, phát
triển TSTT
Khai thác thương mại TSTT
 Xác định phương thức khai thác TSTT
 Tự khai thác
 Thương mại hóa TSTT: bán (chuyển nhượng), chuyển
quyền sử dụng, nhượng quyền thương mại; Huy động tài

chính, vốn (thế chấp); Dùng TSTT để xác lập mối quan hệ
với đối tác, chiến lược li-xăng chéo, liên doanh liên kết
 Định giá tài sản trí tuệ
 Tham gia đàm phán, ký kết, thực hiện
Bảo vệ TSTT
 Xác định các hành vi xâm phạm
 Lựa chọn các biện pháp bảo vệ tài sản trí tuệ

3. Ý nghĩa của hoạt động quản lý TSTT trong doanh nghiệp
 Tránh lãng phí nguồn tài nguyên trí tuệ
 Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư sáng tạo





Tận dụng cơ hội kinh doanh, tăng cường năng lực cạnh tranh
Thúc đẩy sáng tạo TSTT mới, phát triển khoa học kĩ thuật
__________________________________________________

THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 1 (0/01/2022)


Chỉ dẫn địa lý khơng thuộc sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp (Theo
khoản 4 Điều 121 LSHTT)

Cách phân loại khác
 Phân loại TSTT theo cơ sở pháp sinh quyền
 Quyền phát sinh tự động: quyền tác giả, quyền liên quan
 Quyền phát sinh có điều kiện: nhãn hiệu nổi tiếng, tên thương

mại, bí mật kinh doanh
 Quyền phát sinh khi có đăng kí và được cấp văn bằng bảo hộ:
sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, kiểu
dáng công nghiệp, giống cây trồng
__________________________________________________

VẤN ĐỀ 2: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC, VĂN BẢN VÀ QUY
TRÌNH QUẢN LÝ TÀI SẢN TRÍ TUỆ TRONG DOANH
NGHIỆP

I.

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢNG VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN TRÍ TUỆ
TRONG DOANH NGHIỆP


1. Khái niệm
 Theo từ điển tiếng Việt: Chiến lượng là phương châm và kế hoạch có
tính chất tồn cục, xác định mục tiêu chủ yếu và sự sắp xếp lực lượng
trong suốt cả một thời kỳ
 Dưới góc độ khoa học quản lý, theo Alfred Chandler: Chiến lược là quá
trình xây dựng các mục tiêu cơ bản và dài hạn cho doanh nghiệp, từ đó
lựa chọn các chính sách, chương trình hành động nhằm phân bổ các
nguồn lực để đạt được các mục tiêu cơ bản
 Chiến lượng quản lý tài sản trong doanh nghiệp là quá trình xác định
những mục tiêu cơ bản và dài hạn trong việc quản lý TSTT của doanh
nghiệp, lựa chọn chính sách và thực hiện chương trình hành động nhằm
phân bổ các nguồn lực cần thiết để đạt được những mục tiêu đó
2. Yêu cầu của việc xây dựng chiến lược quản lý TSTT trong doanh
nghiệp

 Chiến lược quản lý TSTT phải phù hợp với chiến lược kinh doanh của
doanh nghiệp và thống nhất trong các hoạt động quan trọng của doanh
nghiệp:
 Phù hợp với hoạt động nghiên cứu và phát triển, kế tốn tài
chính, huy động nguồn vốn, quảng bá tiếp thị, tìm kiếm cơng
nghệ, hợp tác nghiên cứu, đầu tư ra nước ngoài,... => thống nhất,
liên tục, trách việc thay đổi chiến lược liên tục
 Chiến lược quản lý TSTT phải thiết lập phương hướng, mục tiêu phát
triển dài hạn về SHTT cũng như các biện pháp, nguồn lực và các bước
tiến hành nhằm đạt được mục tiêu đề ra:
 Chiến lược thường xây dựng cho một thời gian dài, thông thường
từ 5-15 năm tương ứng với một nhiệm kỳ, một giai đoạn nhất
định.
3. Những vấn đề cần lưu ý khi xây dựng chiến lược quản lý TSTT
trong doanh nghiệp
 Doanh nghiệp cần nhận dạng đầy đủ các loại TSTT ẩn chứa trong sản
phẩm hoặc dịch vụ để xây dựng chiến lược quản lý tốt nhất tài sản đó:
 Phân loại TSTT, tài sản chủ chốt;
 Tình trạng bảo hộ (đã đăng ký bảo hộ hay chưa, thời hạn bảo hộ,
khả năng bảo hộ: có được gia hạn bảo hộ theo pl hay không?)
 Phương thức bảo hộ phù hợp (đăng ký sáng chế hay bí mật kinh
doanh, kiểu dáng cơng nghiệp hay nhãn hiệu, tác phẩm mỹ thuật
ứng dụng)
 Xác định chủ thể hưởng quyền và phạm vi quyền được hưởng của các
chủ thể liên quan.
 Doanh nghiệp có sở hữu tất cả các TSTT mà doanh nghiệp có nhu cầu
sử dụng không hay phải dựa vào TSTT của người khác?
 Doanh nghiệp phải có kế hoạch khai thác, sử dụng TSTT làm địn bẩy
để tìm kiếm nguồn lực hay không?



Doanh nghiệp có kế hoạch khai thác nguồn thơng tin liên quan đến
SHTT để phát triển chiến lược kinh doanh khơng?
 Doanh nghiệp có kế hoạch bảo vệ TSTT như thế nào?
 Doanh nghiệp có hiểu biết đầy đủ về chiến lược kinh doanh và danh
mục tập hợp TSTT của đối thủ cạnh tranh không? (tránh trường hợp
sản phẩm của mình tương tự, gây nhầm lẫn với sản phẩm với đối thủ đã
đưa ra trước đó)
 Doanh nghiệp có tiến hành định giá, kiểm tốn TSTT khơng?
4. Quy trình xây dựng chiến lược quản lý TSTT trong doanh nghiệp
 Thứ nhất: xác định cụ thể mục tiêu mà doanh nghiệp cần đạt được hay
hướng tới từ hoạt động quản lý TSTT
 Bảo vệ thành quả sáng tạo trí tuệ
 Kiểm sốt chi phí
 Khai thác lợi nhuận
 Liên kết hoạt động
 Công cụ giám sát
 Thứ hai: Xác định cụ thể vai trò, sức mạnh của từng đối tượng SHTT
trong việc hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
 Thứ ba: lựa chọn và áp dụng chiến lược quản lý phù hợp để đạt được
mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra
 Thứ tư: nghiên cứu, soạn thảo nội dung cơ bản của chiến lược quản lý
TSTT trong doanh nghiệp. Nội dung cơ bản của chiến lược quản lý
TSTT trong doanh nghiệp gồm:
 Tuyên bố về cam kết của lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp và
sự tham gia của các lãnh đạo cao cấp và trung cấp đối với chính
sách SHTT của doanh nghiệp
 Mục tiêu tổng quát của chiến lược về quản lý TSTT
 Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp liên quan đến
quản lý tài sản trí tuệ. Tuy nhiên, mục tiêu ngắn hạn và dài hạn

cần phải liên quan đến mục tiêu tổng quát, tránh đi ngược lại dẫn
đến tình trạng chồng chéo nhau.
 Kế hoạch hành động: hoạt động cụ thể mà chúng ta cần làm để
đạt được mục tiêu đề ra
 Chính sách về nguồn lực cần có: tài chính, nhân lực
 Quy định trách nhiệm thực hiện và phân công thực hiện kế hoạch
 Mô tả trách nhiệm cụ thể của bộ phận quản lý TSTT
 Quy định các đầu mối phối hợp trong doanh nghiệp liên quan
đến hoạt động quản lý TSTT
 Quy định về kiểm toán và quản lý giá trị của các TSTT
 Quy định về các chính sách hỗ trợ sáng tạo và bảo vệ TSTT
II. XÂY DỰNG VĂN BẢN QUẢN LÝ TÀI SẢN TRÍ TUỆ TRONG
DOANH NGHIỆP



Cần 3 nhóm văn bản chính:
 Các quy chế liên quan đến quản lý TSTT trong doanh nghiệp:
 Quy chế quản lý TSTT trong doanh nghiệp/quy chế hoạt
động SHTT của doanh nghiệp
 Quy chế về sáng kiến đổi mới, khai thác, chế độ tại chính
 Quy chế bảo mật thơng tin
 Quy chế thực thi quyền SHTT
 Các hợp đồng, điều khoản mẫu
 Hệ thống biểu mẫu
1. Các quy chế liên quan đến quản lý TSTT trong doanh nghiệp
 Quy chế quản lý TSTT trong doanh nghiệp
 Những quy định chung: mục tiêu, đối tượng, phạm vi;
 Thống kê TSTT trong doanh nghiệp
 Phát hiện, khai báo, ghi nhận, công bố, xác lập quyền SHTT

 Quyền đăng ký, quyền sở hữu, quyền sử dụng TSTT
 Cơ chế khai thác và phân bổ lợi ích từ TSTT
 Hành vi xâm phạm và các biện pháp thực thi
 Quy chế về sáng kiến, đổi mới và khai thác thương mại TSTT
 Chính sách khuyến khích người lao động có sáng kiến đổi mới
 Quy định về quản lý sáng kiến đổi mới
 Đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn của sáng kiến đổi mới
 Thông báo, kê khai, lập danh mục sáng kiến, đổi mới
 Bảo mật thông tin và công bố sáng kiến, đổi mới
 Đăng ký sáng lập quyền đối với sáng kiến, đổi mới
 Quyền và nghĩa vụ của tác giả sáng kiến, đổi mới
 Quy chế về sáng kiến đổi mới và khai thác thương mại TSTT:
 Khai thác phân chi lợi ích từ sáng kiến đổi mới
 Tổ chức thực hiện khen thưởng
 Quy chế về bảo mật thơng tin:
 Thơng tin, bí mật kinh doanh cần bảo mật;
 Các hình thức, phương án bảo mật thơng tin, bí mật kinh doanh
 Quy trình bảo mật đối với từng đối tượng cụ thể
 Trách nhiệm của các bên trong bảo mật
 Điều khoản mẫu về bảo mật cho từng đối tượng SHTT
 Chi phí, nguồn lực cho bảo mật thơng tin, bí mật kinh doanh;
 Hợp đồng bảo mật
 Khen thưởng và chế tài cho hành vi vi phạm
 Quy chế về thực thi quyền SHTT
 Điều kiện, căn cứ pháp lý để xác định hành vi xâm phạm quyền
 Hồ sơ, tài liệu về quyền SHTT;
 Quy trình bảo vệ TSTT trong nội bộ doanh nghiệp
 Quy trình giải quyết khi phát hiện hành vi xâm phạm
 Chi phí, nguồn lực cho việc thực thi quyền SHTT




Trách nhiệm thực thi quyền của các bên
 Khen thưởng và kỉ luật
2. Các loại hợp đồng
 Hợp đồng lao động
 Hợp đồng bảo mật
 Hợp đồng chuyển giao quyền SHTT
 Hợp đồng chuyển giao công nghệ
3. Hệ thống biểu mẫu
 Phiếu khai báo mô tả TSTT
 Đơn đề nghị (đánh giá, hỗ trợ: đánh giá có phải là sáng tạo mới hay
không…)
 Phiếu đề xuất, đánh giá, đăng ký tuyển chọn sáng kiến giải pháp hữu
ích, kiểu dáng cơng nghiệp
 Sổ: thống kê danh mục TSTT, theo dõi đăng ký, theo dõi thu phí
chuyển giao quyền sử dụng TSTT
 Thuyết minh: sáng kiến, giải pháp hữu ích, kiểu dáng cơng nghiệp;
 Báo cáo: tình hình khai thác TSTT
 Các biên bản họp (đánh giá sáng kiến)


III.

XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ TÀI SẢN TRÍ TUỆ TRONG
DOANH NGHIỆP
1. Quy trình quản lý hoạt động tạo lập TSTT
 Quy trình khai báo ghi nhận;
 Quy trình đăng ký, xác lập quyền SHTT
 Quy trình nhận diện, thống kê, phân loại TSTT;

 Quy trình theo dõi, đánh giá, duy trì hiệu lực và phát triển TSTT
2. Quy trình quản lý hoạt động khai thác, thương mại hóa TSTT
 Quy trình quản lý việc sử dụng TSTT trong doanh nghiệp;
 Quy trình định giá TSTT trong doanh nghiệp
 Quy trình đàm phán, soạn thảo, kí kết, thực hiện các loại hợp đồng liên
quan đến SHTT
3. Quy trình quản lý hoạt động bảo vệ tài sản TSTT
 Quy trình đề xuất, xem xét áp dụng các biện pháp tự bảo vệ trong nội
bộ trong doanh nghiệp (thay đổi bao gói, in tem chống giả tăng cường
việc giám sát đại lý, nâng cao nhận thức người tiêu dùng)
 Quy trình xác định hành vi xâm phạm, giải quyết tranh chấp
 Quy trình áp dụng các biện pháp pháp lý bảo vệ TSTT
_____________________________________________

THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 2 (13/01/2022)


Câu hỏi 1: Công ty dược phẩm X chuyên sản xuất và kinh doanh sản phẩm
thuốc điều hòa huyết áp tại Bắc Ninh. Anh, chị hãy liệt kê các TSTT có thể
phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty X.
 Quyền tác giả:
 Quyền tác giả đối với tài liệu chiến lược kinh doanh marketing,
quản lý TSTT trong doanh nghiệp, tài liệu hướng dẫn sử dụng
thuốc, tờ rơi quảng cáo;
 Đối với các đề tài nghiên cứu về công thức sản xuất thuốc, bản
báo cáo kết quả thử nghiệm và đánh giá sản phẩm thuốc, Tài liệu
tập huấn chun mơn, về SHTT, an tồn lao động cho nhân viên
trong công ty;
 Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng thiết kế giao diện, trang web của
công ty;

 Tác phẩm nhiếp ảnh ghi lại các hoạt động của công ty được lưu
hành nội bộ hoặc đăng lên web của công ty; ảnh chụp các sản
phẩm công ty;
 Các bài viết được đăng trong nội bộ, trang web của công ty;
 Bài nói, bài phát biểu của các thành viên trong cơng ty;
 Chương trình máy tính về quản lý nhân sự, quản lý bán hàng,
quản lý TSTT trong công ty; tác phẩm âm nhạc do công ty thuê,
sáng tác trong hoạt động quảng cáo; Logo công ty kết hợp với
câu khẩu hiệu, slogan (tác phẩm mỹ thuật ứng dụng);...
 Quyền liên quan đến quyền tác giả:
 Bản ghi âm, ghi hình giới thiệu về cơng ty, giới thiệu q trình
hình thành cơng ty;
 Ghi âm, ghi hình quảng cáo về sản phẩm thuốc;
 Chương trình phát sóng do cơng ty tự tổ chức
 Sáng chế, giải pháp hữu ích, nắp chai thuốc: (nếu như nó có cấu
trúc đặc biệt giúp xác định được dễ dàng lượng thuốc, bảo quản
được chất lượng thuốc, tránh việc trẻ em dễ dàng mở được; Vật
liệu làm bao bì thuốc để đảm bảo thuốc tốt hơn
 Quyền sở hữu công nghiệp:
 Kiểu dáng công nghiệp: kiểu dáng hộp thuốc, chai thuốc, vỉ
thuốc, viên thuốc Kiểu dáng công nghiệp (kiểu dáng hộp đựng
thuốc/kiểu dáng của viên thuốc;
 Nhãn hiệu:
 Tên thương hiệu: tên công ty được bảo hộ trong lĩnh vực kinh
doanh thuốc và bảo hộ trong khu vực cơng ty có bạn hàng, khách
hàng, danh tiếng
 Bí mật kinh doanh: Cơng thức, quy trình sản xuất thuốc, kết quả
nghiên cứu, thử nghiệm thuốc, danh sách các nhà cung cấp, danh
sách khách hàng tiềm năng, kế hoạch Marketing giới thiệu quảng



cáo sản phẩm; báo cáo tài chính nội bộ, cơ cấu giá sản phẩm, cơ
chế…
 Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh:
 Đối với các chỉ dẫn thương mại được sử dụng ổn định lâu dài,
người tiêu dùng biết đến rộng rãi khi đối tượng này chưa đăng kí
bảo hộ là đối tượng quyền SHTT
 Cạnh tranh không lành mạnh
 ….
Câu hỏi 2: Công ty TNHH Sơn X tại Việt Nam chuyên sản xuất và kinh
doanh sản phẩm sơn. Tháng 8 năm 2020, Công ty X dự kiến đưa ra thị trường
dịng sản phẩm sơn bề mặt bóng chống bám bẩn. Là nhân viên Bộ phận Quản
lý TSTT trong Công ty X, anh chị hãy xây dựng kế hoạch tạo lập và phát triển
TSTT phục vụ cho việc đưa sản phẩm mới ra thị trường của Công ty X.
 Thứ nhất, tra cứu giải pháp kĩ thuật liên quan đến cơng thức hoặc quy
trình để sản xuất ra loại sơn của cơng ty (=> Có trùng, tương đương với
sáng chế hoặc giải pháp hữu ích được cơng ty khác đăng kí chưa)
 Nếu giải pháp kĩ thuật của cơng ty X đáp ứng điều kiện bảo hộ
thì nhanh chóng chuẩn bị hồ sơ và nộp đơn đăng kí bảo hộ tại
Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
 Nếu giải pháp trùng hoặc tương đương với sáng chế/giải pháp
hữu ích của công ty khác (VD: công ty Y đăng ký bảo hộ tại
nước ngoài nhưng chưa đăng ký bảo hộ tại VN) => công ty X
không nên đăng ký bảo hộ tại Việt Nam vì khơng đáp ứng điều
kiện bảo hộ về tính mới và tính sáng tạo. Tuy nhiên cơng ty X
cũng nên tra cứu sáng chế của công ty Y đăng ký có đang trong
thời hạn bảo hộ hay đã hết thời hạn bảo hộ.
 Nếu công ty Y hết thời hạn bảo hộ: Cơng ty X vẫn có thể
tiếp tục sử dụng sáng chế/giải pháp hữu ích trong hoạt
động sản xuất của công ty; tuy nhiên sẽ không được độc

quyền sử dụng, khai thác và cũng khơng có quyền ngăn
cấm công ty khác sử dụng, khai thác cùng sử dụng. Cơng
ty vẫn có thể xuất khẩu sang quốc gia khác
 Nếu công ty Y chưa hết thời hạn bảo hộ: Công ty Y không
được bảo hộ sáng chế tại VN => Công ty X vẫn được sử
dụng sáng chế/giải pháp hữu ích tại VN nhưng khơng
được xuất khẩu sản phẩm sang các quốc gia mà công ty Y
đang có thời hạn bảo hộ.
 Nếu có cơng ty Z đăng kí bảo hộ sáng chế trùng với cơng thức,
quy trình => Cơng ty X cũng khơng nên đki bảo hộ, không được
tiếp tục sử dụng sáng chế/giải pháp hữu ích khi không được công
ty Z đồng ý. Nếu tiếp tục sử dụng mà không được cho phép của
công ty Z, khoogn thuộc trường hợp 134 luật SHTT thì có hành
vi xâm phạm SHTT theo khoản 1 Điều 126 Luật SHTT. Nếu cty


X muốn sử dụng thì phải xin phép và trả tiền cho cơng ty Z. Khi
đó các bên có ký hợp đồng chuyển nhượng SHTT
 Thứ hai, lên kế hoạch thiết kế bao gói sơn: Bộ phận marketing có thể tự
thiết kế hay thuê ngoài thiết kế; bảo hộ theo cơ chế nào (tác phẩm mỹ
thuật/..); Tra cứu để đảm bảo
 Thứ ba, nghiên cứu đề xuất nhãn hiệu cần đăng kí cho sản phẩm mới
 Thứ tư thiết kế tài liệu để giới thiệu quảng bá dòng sản phẩm mới
 Thứ năm: xây dựng kịch bản quảng cáo, tiến hành ghi âm ghi hình
quảng cáo cho sản phẩm mới
 Thứ sáu, tính tốn các phương án thực hiện quảng cáo sản phẩm kết
hợp cả môi trường truyền thống và môi trường số nhằm thu hút người
tiêu dùng
_________________________________
THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 2 (14/1/2022)’

? Xác lập quy chế về hoạt động sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp chuyên sản
xuất và cung cấp thức ăn trong lĩnh vực chăn nuôi?
__________________________________________

VẤN ĐỀ 3: TẠO DỰNG VÀ XÁC LẬP QUYỀN ĐỐI VỚI TÀI
SẢN TRÍ TUỆ TRONG DOANH NGHIỆP

I.

XÁC LẬP QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN ĐẾN
QUYỀN TÁC GIẢ

=> Khơng bảo hộ, vì nó ngắn và nếu bảo hộ thì mất quyền của những người
khác


1. Xác định đối tượng được bảo hộ
 Đối tượng bảo hộ quyền tác giả: tác phẩm
 Điều kiện bảo hộ:
 Có tính ngun gốc (tính sáng tạo)
 Được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định;
 Khơng thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8, Điều 15
Luật SHTT
=> Hệ thống quản lý nhân sự không được bảo hộ quyền tác giả theo Điều 15
Luật SHTT
 Các loại hình tác phẩm được bảo hộ theo Điều 14 Luật SHTT
 Đối tượng bảo hộ quyền liên quan đến quyền tác giả:
 Cuộc biểu diễn (Khoản 1 Điều 17 Luật SHTT)
 Bản ghi âm, ghi hình (khoản 2 Điều 17 Luật SHTT)
 Chương trình phát sóng…

2. Xác định chủ thể của quyền tác giả, quyền liên quan
 Chủ thể quyền tác giả
Tác giả/ đồng tác giả (Điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)
 Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác
phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
 Đồng tác giả là những tác giả cùng trực tiếp sáng tạo ra một phần
hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học
 Người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác
sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả hoặc đồng
tác giả

=> Không (Theo điều 6 nghị định 22/2018)
 Chủ sở hữu quyền tác giả (Điều 32 - Điều 43 Luật SHTT


Khoản 2 Điều 39 Luật SHTT: tổ chức cá nhân giao kết hợp đồng với
tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và
khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

=> Anh Ngọc chỉ có quyền nhân thân nên khơng có quyền bán do khơng có
quyền sở hữu, cịn quyền sở hữu (được bán, chuyển nhượng,..) thuộc về công
ty X.


Chủ thể của quyền liên quan đến quyền tác giả
 Người biểu diễn
 Người biểu diễn đồng thời là chủ đầu tư
 Người biểu diễn không đồng thời là chủ đầu tư
 Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình;
 Tổ chức phát sóng




3. Xác định ý nghĩa của việc đăng ký
Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể
hiện dưới hình thức vật chất nhất định, không phụ thuộc vào việc đã đăng ký
hay chưa đăng ký.
Việc đăng ký quyền tác giả về bản chất là thủ tục ghi nhận quyền trên
cơ sở thông tin do người nộp đơn cung cấp. Việc đăng ký sẽ giúp giảm nhẹ
nghĩa vụ chứng minh ban đầu khi xảy ra tranh chấp. Bên cạnh đó, việc đăng
ký cũng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi tham gia đấu thầu,,
thực hiện các giao dịch với cơ quan nhà nước và đối tác.
4. Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan
 Chủ thể nộp đơn
 Tác giả, chủ sở hữu có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức,
cá nhân khác nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên
quan tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác
giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tại thành phố
Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng). Hồ sơ có thể gửi qua đường
bưu điện.
 Tổ chức cá nhân nước ngoài có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho
tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan nộp 01 bộ
hồ sơ đăng ký quyền tác giả quyền liên quan tại Bộ Văn hóa; Thể
thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả hoặc văn phòng đại diện
của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố
Đà Nẵng)
 Hồ sơ đăng ký: Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan
 Tờ khai đăng ký quyền tác giả
 Người nộp đơn;
 Tác phẩm đăng ký: tên tác phẩm, loại hình, ngày hồn

thành, cơng bố/chưa cơng bố, ngày cơng bố, hình thức
cơng bố, nơi cơng bố, nội dung chính của tác phẩm;


Tác phẩm phái sinh: tên tác phẩm gốc, tác giả, chủ sở hữu
tác phẩm gốc;
 Tác giả;
 Chủ sở hữu quyền tác giả;
 Căn cứ phát sinh quyền tác giả;
 Cam đoan của người nộp đơn.
 Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao
định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan
 Đối với những tác phẩm có đặc thù riêng như trang, tượng,
tượng đài, phù điêu, tranh hồnh tráng gần với cơng trình
kiến trúc, tác phẩm có kích thước q lớn, cồng kềnh, bản
sao tác phẩm được thay thế bằng ảnh chụp không gian ba
chiều
 Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
 Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ
hưởng, quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao,
kế thừa;
 Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu có đồng tác giả;
 Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả
thuộc sở hữu chung;
 Bản cam đoan của tác giả
 Bản tuyên bố quyền tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả
 Bản sao CMND/CCCD của tác giả, đồng tác giả; quyết định
thành lập của chủ sở hữu quyền tác giả.
 Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan

quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp giấy
chứng nhận đăng ký quyền tác giả, giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan
cho người nộp đơn. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận thì cơ
quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng
văn bản cho người nộp đơn.
 Phí đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan
Thơng tư số 211/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy
định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng ký quyền tác giả,
quyền liên quan đến tác giả
 Nơi tiếp nhận đăng ký: Phòng Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan,
Cục bản quyền tác giả.
II. TẠO DỰNG VÀ XÁC LẬP QUYỀN ĐỐI VỚI QUYỀN SỞ HỮU
CÔNG NGHIỆP
? Đối với 1 doanh nghiệp cần tạo dựng TSTT nào trước?
=> Tên thương mại => không cần đi dki xác lập quyền ở cục sở hữu trí tuệ. Vì
khi đki ở Sở kế hoạch đầu tư, và được cấp giấy chứng nhận kinh doanh thì
quyền sở hữu cơng nghiệp đối với tên thương mại được xác lập.



Đối tượng thứ 2 là nhãn hiệu. Ngồi ra cịn có kiểu dáng cơng nghiệp,...
1. Xây dựng tên thương mại
 Là phương tiện giao tiếp đầu tiên giữa doanh nghiệp và các chủ thể
khác
 Cách đặt tên cơng ty: Có 3 cách đặt tên (Tên doanh nghiệp cần có tính
phân biệt)
 Tên tiếng Việt
 Tên viết tắt
 Tên đối ngoại (thường là tên tiếng Anh)
 Lưu ý khi đặt tên doanh nghiệp

 Không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh
nghiệp đã được đăng ký
 Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị được đăng ký đọc
giống tên doanh nghiệp đã được đăng ký
 Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị được đăng ký trùng
với tên viết tắt của doanh nghiệp đã được đăng ký
 Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị được
đăng ký trùng với tên nước ngoài doanh nghiệp đã được
đăng ký.
 Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị được đăng ký chỉ
khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký
bởi 1 số tự nhiên, số thứ tự trong bảng chữ cái tiếng Việt,
chữ cái F,J,Z,W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó
 Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với
tên doanh nghiệp đã được đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”,
“-”, “,”, “_”
 Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị chỉ khác với doanh
nghiệp đã được đăng ký bởi “tân”, “mới”
 Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng đăng ký chỉ khác
với tên doanh nghiệp đã được đăng ký bởi từ “Miền Bắc”,
“Miền Trung”, “Miền Nam”
Tình huống


LƯU Ý: Khi đki xác lập quyền đối với sở hữu công nghiệp


Nộp đơn đki bảo hộ càng sớm càng tốt => Nguyên tắc first -to-file:
nguyên tắc đầu tiên (Nguyên tắc sử dụng đầu tiên => First-to-use =>
không dùng ở VN mà chỉ dùng ở Mỹ)

 Nguyên tắc quyền ưu tiên
 Tính lãnh thổ
 Không sử dụng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã được đăng ký bảo hộ
tại cục SHTT làm tên doanh nghiệp của mình
 Khơng lấy tên cơ quan nhà nước, tên tổ chức chính trị - xã hội,
đơn vị vũ trang làm,... tên doanh nghiệp
 Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn
hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc
2. Xây dựng tên thương mại


_____________________________________

THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 3 (20/1/2022): Xác lập quyền tác giả
Hồ sơ đăng ký:
 Tờ khai đăng ký quyền tác giả
 Hai bản sao tác phẩm đăng kí quyền tác giả
 Bản cam đoan của tác giả
 Bản tuyên bố quyền tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả
 Bản sao CMND/CCCD của tác giả
 Bản sao quyết định thành lập của chủ sở hữu quyền tác giả
 Bản sao hợp đồng giữa công ty X và anh A
1. Tờ khai đăng ký quyền tác giả:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TỜ KHAI ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ
Kính gửi: Cục Bản quyền tác giả…
1. Người nộp tờ khai:
Họ và tên/Tên tổ chức: Công ty X
Là (tác giả/tác giả đồng thời là chủ sở hữu/chủ sở hữu quyền tác giả/người

được ủy quyền): chủ sở hữu
Số đăng ký doanh nghiệp/quyết định thành lập:
Ngày cấp: ……………………………tại:
………………………………………..
Địa chỉ:
…………………………………………………………………………...


Số điện thoại:…………………………Email…..
………………………………..
Nộp Tờ khai đăng ký quyền tác giả cho (tác giả/ tác giả đồng thời là chủ sở
hữu/chủ sở hữu quyền tác giả): chủ sở hữu quyền tác giả
2. Tác phẩm đăng ký:
Tên tác phẩm: hình thức thể hiện logo red door cafe
Loại hình (theo Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ): tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Ngày hồn thành tác phẩm: dd/mm/yy
Cơng bố/chưa cơng bố: cơng bố
Ngày cơng bố:
……………………………………………………………………
Hình thức cơng bố (hình thức phát hành bản sao như xuất bản, ghi âm, ghi
hình): phát hành bản sao với số lượng hợp lý và đăng tải trên internet tại trang
web của công ty (điền link)
Nơi công bố: Tỉnh/Thành phố ……………………… nước…….
Nội dung chính của tác phẩm (nêu tóm tắt nội dung tác phẩm - nội dung tác
phẩm do tác giả/đồng tác giả sáng tạo, không chép từ tác phẩm của người
khác, không vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam: Thiết kế logo Red
Door cafe có hình chiếc cốc màu đỏ, nắp cốc màu nâu, có khói bay lên; chữ
red door màu nâu, có hình thang…..
Tồn bộ nội dung tác phẩm, hình thức thể hiện logo red door cafe đều do anh
A là tác giả, không sao chép từ tác phẩm của người khác, không vi phạm

các quy định của pháp luật Việt Nam
4. Tác giả (khai đầy đủ các đồng tác giả, nếu có):
Họ và tên: A
Quốc tịch: Việt Nam
Bút danh:
…………………………………………………………………………
Sinh ngày:
…….tháng…….năm…………………………………………………
Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước
của công dân/Hộ chiếu: ………
Ngày cấp: ………………………….tại:
………………………………………….
Địa chỉ:
…………………………………………………………………………...
Số điện thoại………………………
Email………………………………………
5. Chủ sở hữu quyền tác giả (khai đầy đủ các đồng chủ sở hữu, nếu có):
Họ và tên/Tên tổ chức: Công ty X
Quốc tịch: Việt Nam
Số đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập nếu là tổ
chức): ……………………………………
Ngày cấp: ……………………………tại:
………………………………………


Địa chỉ:
…………………………………………………………………………
Số điện thoại:
………………………Email………………………………………
Cơ sở phát sinh sở hữu quyền (tác giả tự sáng tạo/theo hợp đồng/theo quyết

định giao việc, thừa kế…): theo hợp đồng thuê thiết kế logo số…. ngày……
giữa công ty X và anh A trên cơ sở thuê sáng tạo
Chúng tôi cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật, nếu sai
tôi/chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Tp Hồ Chí Minh,
ngày…….tháng……..năm……..
Người nộp đơn
(họ và tên, ký, chức danh, đóng dấu nếu là tổ
chức)

2. Bản cam đoan của tác giả
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
*********
BẢN CAM ĐOAN
Tôi tên là:
Ngày sinh:
Số CMND:
Địa chỉ:

A
nơi cấp

Chức vụ:
nhân viên công ty X
Bằng văn bản này tôi cam đoan tác phẩm mỹ thuật ứng dụng hình thức thể
hiện “thiết kế logo Red door cafe” do tôi tự sáng tạo, không sao chép của bất
kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào khác, tác phẩm mỹ thuật :thiết kế logo red door
cafe không vi phạm pháp luật hiện hành.
Việc sáng tác trên hoàn thành vào ngày tháng năm

Tác phẩm được công bố lần đầu tại Việt Nam vào ngày tháng năm
Ngày …. tháng ….. năm ……
Tác giả
3. Bản tuyên bố quyền tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
——–*——–


BẢN TUYÊN BỐ VỀ TÁC GIẢ VÀ CHỦ SỞ HỮU QUYỀN TÁC GIẢ
…….., ngày …tháng… năm…..
Tôi tên là: A
Sinh ngày:
CMTND/Hộ chiếu số:
Cấp tại :
Ngày
:
Địa chỉ:
Tôi là tác giả của tác phẩm hình thức thể hiện “thiết kế logo Red door cafe”.
Loại hình: tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Việc sáng tác tác phẩm trên hồn thành vào ngày:......
Tơi đã độc lập sáng tạo ra tác phẩm hình thức thể hiện logo red door cafe này
mà không sao chép, không vi phạm bản quyền của một ai.
Tôi là tác giả đã sáng tạo nên tác phẩm hình thức thiết kế logo Red door cafe,
Bằng văn bản này, tôi tuyên bố chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ
thuật ứng dụng “thiết kế logo Red door cafe” thuộc về CÔNG TY X
………
Tôi cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật. Nếu sai tôi xin chịu trách
nhiệm trước pháp luật.
Tác giả

4. Giấy giới thiệu
Cơng ty X


Cộng hịa
Hà Nội ngày tháng năm

GIẤY GIỚI THIỆU
Kính gửi
Cơng ty X xin trân trọng giới thiệu ông/bà:........ chức vụ
CMND/CCCD: ngày cấp, cơ quan cấp
Được cử đến đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng hình
thức thể hiện thiết kế logo red door cafe
Mong q cơ quan giúp đỡ ơng/bà….. hồn thành nhiệm vụ.
giấy giới thiệu có giá trị đến ngày ông/bà…. hoàn thành nhiệm vụ
Trân trọng
Công ty X
________________________________________________

THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 3 (21/1/2022): Xác lập quyền sở hữu


Công ty A là chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận “INFINITY, hình”

đã được cấp Giấy chứng nhận ĐKNH số
34455 ngày 27/07/2000 cho các dịch vụ cung cấp các phần mềm ứng dụng
trong lĩnh vực kinh doanh tài chính, quản lý và xử lý rủi ro tài chính. Ngày
15/08/2018, Cơng ty B nộp đơn xin đăng ký dấu hiệu “INFINITE” các dịch
vụ cung cấp các loại thẻ thanh toán, thẻ tín dụng và các giải pháp thanh tốn
khác.

1. Là nhân viên của Công ty B, anh/chị hãy chuẩn bị hồ sơ đăng ký dấu hiệu
“INFINITE” làm nhãn hiệu cho Công ty B.
 2 tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu làm theo mẫu số:
04-NH;


×