Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Cái tôi trữ tình trong thơ Quang Dũng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.65 KB, 18 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thần thánh của dân tộc ta là nguồn
cảm hứng lớn thu hút mọi tâm hồn nghệ thuật đi theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ
quốc. Đứng chung trong đội ngũ những nhà thơ - chiến sĩ, Quang Dũng hiện lên
như một gương mặt riêng, một điểm nhấn của thơ chống Pháp. Có thể nói Quang
Dũng là một trong số những cây bút tiêu biểu có vị trí quan trọng trong nền thơ
hiện đại những năm chống Pháp. Việc tìm hiểu, nghiên cứu thế giới nghệ thuật thơ
Quang Dũng là một việc làm cần thiết.
Trong tiến trình thơ Việt Nam hiện đại Quang Dũng là một hiện tượng đặc biệt.
Ông nổi tiếng từ rất sớm với những thi phẩm tuyệt tác: Tây Tiến, Mắt người Sơn
Tây, Đôi bờ... Riêng đối với Tây Tiến, tác phẩm đã thành khúc tráng ca của những
người lính hào hoa, lãng mạn, sẵn lòng hiến cuộc đời cho tổ quốc. Thế nhưng số
phận của những bài thơ ấy cũng thăng trầm như chính cuộc đời của nhà thơ. Một
thời gian dài sau đó, do hạn chế của cái nhìn thời đại, các sáng tác của Quang Dũng
đã phải nhận những ý kiến áp đặt. Nhiều người ngại khi nói về Quang Dũng. Bản
thân nhà thơ cũng đã nhiều lần từ chối những lời mời đến nhà trường đọc thơ và
nói chuyện về Tây Tiến. Sáng tác của Quang Dũng bị lãng quên trên sách báo
nhưng không lúc nào rời khỏi bộ nhớ của biết bao thế hệ người đọc.
Cho đến thời gian gần đây, vấn đề thơ Quang Dũng đang được nhìn nhận lại.
Nhiều người khơng ngần ngại tơn vinh Quang Dũng lên vị trí hàng đầu của nền thơ
kháng chiến nói riêng và nền thơ thế kỷ XX nói chung. Vấn đề đặt ra là chúng ta
phải làm sao có những đánh giá xác đáng những đóng góp của Quang Dũng trong
lĩnh vực thơ ca cũng như trả lại cho nhà thơ vị trí xứng đáng trong tiến trình thơ
Việt Nam hiện đại.
Trong thế giới nghệ thuật phong phú của nhà thơ, cái tơi trữ tình của Quang Dũng,
tuy đa dạng nhưng nghiêng hẳn về cái tơi trữ tình đời thường mang ý nghĩa nhân
văn, như một lối rẽ riêng độc đáo trong hình tượng thơ Quang Dũng.
Hiện nay bài thơ Tây Tiến đã được đưa vào giảng dạy trong sách giáo khoa lớp 12
phổ thông như một phần khẳng định tài năng và đóng góp của Quang Dũng. Cũng
chính tác phẩm này được khắc ghi trên đài tưởng niệm các liệt sĩ Tây Tiến ở Châu


Trang (Hịa Bình). Dù vậy, cho tới nay vẫn chưa có một cơng trình nào chuyên sâu
về thơ Quang Dũng mà chỉ có những nhận xét đánh giá về thơ Quang Dũng rải rác
xuất hiện ở các bài báo, tạp chí phê bình. Cho nên, đối với một nhà thơ tài năng,


tâm huyết như Quang Dũng, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu một cách tồn diện,
có hệ thống, dựa trên những cơ sở lí luận chặt chẽ.
Vì thế việc lựa chọn đề tài Thế giới nghệ thuật thơ Quang Dũng với mong muốn
góp phần làm rõ những đặc sắc của thơ Quang Dũng trên cơ sở lý luận về thơ trữ
tình, khẳng định lại vị trí của Quang Dũng trên tiến trình thơ Việt Nam hiện đại,
góp phần cảm thụ và giảng dạy tốt hơn thơ Quang Dũng trong nhà trường phổ
thơng.
2. Mục đích nghiên cứu
Khám phá thế giới nghệ thuật thơ Quang Dũng qua các mặt: cái tôi trữ tình (cái tơi
lãng mạn cách mạng, cái tơi bình dị và hào hoa, cái tôi lãng du, yêu tự do và tuổi
trẻ), hình tượng đất nước và con người, giọng điệu, ngơn ngữ và thể loại, lấy đó
làm cơ sở để đánh giá những cách tân về mặt nghệ thuật trong thơ Quang Dũng.
Qua việc khám phá thế giới nghệ thuật thơ Quang Dũng cũng góp phần khẳng định
vị trí của Quang Dũng trong thơ ca kháng chiến chống Pháp cũng như trong toàn
bộ thơ ca Việt Nam hiện đại.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là tất cả các bài thơ của Quang Dũng từ khi
ông bắt đầu sáng tác với tác phẩm đầu tay Chiêu Quân (1937) cho đến khi ông
mất.
4. Lịch sử vấn đề
Quang Dũng có những sáng tác từ trước năm 1945, nhưng chỉ đến năm 1948 ông
mới “thành công đến kỳ quái” (Trần Mạnh Hảo) ở bài thơ Tây Tiến. Đó cũng là lúc
ông thực sự được giới nghiên cứu phê bình văn nghệ chú ý tới. Từ đó đến nay, đã
có hàng chục bài viết về hiện tượng thơ Quang Dũng, trong đó có nhiều cây bút tên
tuổi, có uy tín như Xn Diệu, Hồi Thanh, Vân Long, Trần Lê Văn, Mai Hương,

Lưu Khánh Thơ, Hồi Việt... Ngồi ra khơng thể không kể đến những bài viết của
các cây bút trong văn nghệ miền Nam trước năm 1975 như Viên Linh, Viễn Di, Lê
Hoàn Tân, Vũ Bằng, Xuân Vũ, Trần Hoài Thư... Những đánh giá về thơ Quang
Dũng cũng phong phú, phức tạp và trải qua nhiều bước thăng trầm như chính cuộc
đời nhà thơ vậy.
4.
-

Phương
pháp
Phương
pháp
thống
Phương
pháp
miêu
tả,

nghiên
kê,
so

phân
sánh,
đối

cứu
loại
chiếu



Phương
pháp
Phương
pháp
5. Đóng góp của luận văn

phân
tích
nghiên
cứu
thi

tổng
pháp

hợp
học

Quang Dũng là một cây bút có vị trí quan trọng trong thơ ca kháng chiến chống
Pháp. Sau ngày đất nước thống nhất ông lại tiếp tục có những bài thơ gây được sự
chú ý của người đọc. Qua luận văn này, chúng tôi đã cố gắng đánh giá thơ Quang
Dũng trên các mặt cái tơi trữ tình, hình tượng trữ tình, thể loại, ngơn ngữ và giọng
điệu thơ Quang Dũng từ đó khẳng định vị trí của thơ ơng trong nền thơ kháng
chiến giai đoạn đầu tiên. Đồng thời luận văn hướng tới một cơng việc thiết thực là
góp phần giúp cho việc giảng dạy thơ Quang Dũng trong nhà trường được tốt hơn.
Ngoài ra, luận văn cũng tìm được một số tác phẩm thơ Quang Dũng ít được người
đọc biết đến. Thiết nghĩ đó cũng là nguồn tư liệu để các nhà nghiên cứu, bạn đọc

điều

kiện
tìm
hiểu
thêm.
6.
Kết
cấu
của
luận
văn
Ngồi các phần Dẫn nhập, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba
chương:
Chương
1:
Cái
tơi
trữ
tình.
Chương
2:
Hình
tượng
đất
nước

con
người.
Chương 3: Thể thơ, ngơn từ và giọng điệu.
CHƯƠNG 1: CÁI TƠI TRỮ TÌNH
1.1. Cái tơi lãng mạn

Trong thế giới nghệ thuật của nhà thơ, cái tơi trữ tình có vai trị vơ cùng quan
trọng. Thơ ca bao giờ cũng là tiếng nói chủ quan, nội cảm, tiếng nói “độc bạch”
của cá nhân nhà thơ trước cuộc đời. Cái tơi trữ tình là trung tâm cảm nhận và phản
ánh thế giới của chủ thể trữ tình cho nên nó cũng là cốt lõi, hạt nhân của thế giới
nghệ thuật nhà thơ. Mỗi bài thơ ra đời chất chứa biết bao tâm tư, tình cảm, khát
vọng, trăn trở, thậm chí đớn đau của nhà thơ với những vấn đề của cuộc sống. Sức
hấp dẫn của thơ khởi nguồn từ tiếng thơ riêng biệt, độc đáo của cái tơi trữ tình nhà
thơ thể hiện trong thơ. Với Quang Dũng, cái tơi trữ tình chính là đóng góp nổi bật
nhất mà ơng để lại cho cuộc đời, cho thơ ca.
Quang Dũng tên thật là Bùi Đình Diệm (Dậu), sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì,
huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây, trong một gia đình nho giáo làm nghề bn bán
nhỏ. Bút danh Quang Dũng chính là tên con trai đầu của nhà thơ - Bùi Quang
Dũng. Ngồi ra có lúc ơng cịn dùng bút danh Trần Quang Dũng như một sự tri ân
dành cho người bạn thơ Trần Lê Văn.


Lớn lên, Quang Dũng được gia đình cho ra Hà Nội học. Ngồi học văn ơng cịn
học vẽ, học võ. Ra đời có lúc ơng cịn làm cả nghề giáo học. Sau đó, ơng vượt biên
giới đi tìm chân lý và sau ngày Cách mạng thành công, ông gia nhập đoàn quân
Tây Tiến. Dù chỉ ở Trung đoàn Tây Tiến có một năm nhưng ấn tượng về những
ngày tháng gian khổ mà hào hùng ở Tây Tiến đã đi suốt đời ông, đi suốt thơ ông.
Tháng 08.1951, Quang Dũng xuất ngũ nhưng ông vẫn tiếp tục hoạt động văn nghệ
ở Liên khu III cho đến khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp.
Hịa bình lập lại, Quang Dũng làm biên tập viên báo Văn nghệ, rồi làm biên tập
viên nhà xuất bản Văn học. Ông nghỉ hưu năm 1978. Từ năm 1983, nhà thơ bị tai
biến mạch máu não. Sau một thời gian dài lâm bệnh, Quang Dũng đã từ trần vào
ngày 13.10.1988 tại Hà Nội.
Quang Dũng là một nghệ sĩ nhiều tài năng: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, sáng tác
nhạc. Trong lĩnh vực nào ơng cũng có những đóng góp nhưng thành cơng nhất vẫn
là thơ.

Quang Dũng có những sáng tác đầu tay từ năm 16 tuổi. Hai bài thơ Chiêu Quân
(1937) và Cố Quận (1940) là những tác phẩm đặc sắc, mang dáng dấp Thơ mới rõ
rệt. Nhưng Quang Dũng chỉ thực sự được bạn đọc biết tới với bài thơ Tây Tiến
(1948) - khúc tráng ca của những người chiến sĩ trẻ tuổi lên đường vì non sông đất
nước - khi nhà thơ đã 27 tuổi. Sau Tây Tiến, Quang Dũng sáng tác nhiều hơn và
cũng có nhiều tác phẩm nổi tiếng: Mắt người Sơn Tây (1949), Lính râu ria (1949),
Đơi bờ (1948), Qn nước (1948)... Song phần lớn các tác phẩm của ông được lưu
truyền bằng con đường viết tay hay truyền miệng. Mãi đến năm 1956, ông mới
xuất bản tập thơ đầu tiên - Bài thơ sông Hồng (Nxb Văn nghệ, 1956). Năm sau,
ông tiếp tục có tập thơ Rừng biển quê hương (in chung với Trần Lê Văn - Nxb Hội
nhà văn, 1957). Đến cuối đời, nhà thơ dồn hết tâm huyết cho ra đời tập thơ Mây
đầu ô (Nxb Tác phẩm mới, 1986). Tập thơ có tính chất tổng kết cả đời thơ Quang
Dũng từ những ngày Tây Tiến cho đến khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước.
Ở Quang Dũng, từ con người, cuộc đời đến thơ ca đều toát lên một chất lãng mạn
thật độc đáo, hấp dẫn. Đỗ Lai Thúy cho rằng “Quang Dũng là một kẻ lãng mạn,
lãng mạn đến chót mùa” [111, tr. 1]. Điều ây được hình thành từ hai nguồn ảnh
hưởng rất lớn: quê hương xứ Đoài và sự tác động của trào lưu văn học lãng mạn
Việt Nam 1930 - 1945. Quê ông là làng Phượng Trì “khố nối ăn chơi đủ vành” (ca
dao), nói rộng ra là cả một vùng Sơn Tây đất đá ong khô “nơi người Việt cổ làm
nương rẫy và đặt bàn chân đầu tiên khi bước xuống đồng bằng. Từ châu thổ họ đi


tứ xứ, nhưng luôn nhớ về mảnh đất gốc, luôn thả hồn theo những đám mây trắng
trôi về đậu đỉnh Ba Vì” [111, tr. l], Đây chính là vùng đất đã sản sinh ra những
người con tài tử như Tản Đà - nhà thơ “Tài cao phận thấp chí khí uất/ Giang hồ mê
chơi quên quê hương”, cũng là vùng đất đã truyền lại cho Quang Dũng dòng máu
giang hồ và sự hồi niệm q hương.
Khi cịn trẻ, Quang Dũng “rất mê Đường thi tam bách thủ nhưng cũng “say Thơ
mới như bất cứ một học sinh nào thời đó” [71, tr. 97]. Ơng đọc nhiều Thạch Lam,

thích nhân vật Dũng của Nhất Linh nhưng có lẽ kẻ giang hồ “Rũ áo phong sương
trên gác trọ” trong thơ Thế Lữ là có sức quyến rũ nhất. Quang Dũng tâm sự: “Tơi
thích thơ Thế Lữ hơn cả, đặc biệt là bài Nhớ rừng, bởi chất tâm trạng sơn dã của
nó” [71, tr. 97]. Bài thơ Tây Tiến và cả những tác phẩm sau này của Quang Dũng
chịu ảnh hưởng không nhỏ của văn học lãng mạn, đặc biệt là thơ Thế Lữ.
Nhưng con người Quang Dũng, hồn thơ Quang Dũng vẫn có sự khác biệt về căn
bản so với Thơ mới, bởi vì phẩm chất lãng mạn trong cá tính Quang Dũng đã được
gặp gỡ Cách mạng, được chân trời Cách mạng ni dưỡng. “Hào khí của thời đại
đã chấn động trong tâm hồn anh, và tiếng thơ riêng biệt của anh có phần âm vang
của hào khí ấy” [96, tr. 8].
Những nẻo đường Tây Tiến: Sông Mã, Mai Châu, Mường Lát, Mường Hịch, Pha
Lng, Sài Khao... đã kích thích trí tưởng tượng của nhà thơ, đẩy cảm xúc của nhà
thơ lên đến cao độ. Gian khó đến tột bậc mà hào hùng thì cũng vơ cùng. Đường
hành qn vất vả, thiếu trang bị, thiếu thuốc men, sốt rét rừng làm cho đồn qn
“khơng mọc tóc”, “xanh màu lá”, nhưng người lính vẫn lạc quan yêu đời. Sau này,
hồi tưởng về những ngày tháng Tây Tiến, Quang Dũng vẫn còn lâng lâng cảm xúc:
“Họ đã đem đến những nơi sâu thẳm nhất của bản đồ đất nước những âm điệu
hùng hồn, những lời ca tin tưởng của cả một dân tộc đang chiến đấu. Họ đem đến
nguồn vui mới lạ cho tâm hồn của đồng bào miền núi khi được trông thấy ánh lửa
trại lấp lánh trên những chiếc kèn đồng” [99, tr. 31].
Vì thế, chất lãng mạn, niềm lạc quan, yêu đời đã ngấm vào hồn thơ Quang Dũng từ
hiện thực hào hùng của cuộc chiến, tạo cho tiếng thơ Quang Dũng một âm hưởng
rất lạ: âm hưởng lãng mạn Cách mạng. Cái tơi ấy có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa
hiện thực cách mạng và tiếng thơ trữ tình tha thiết. “Yếu tố hiện thực đã tràn vào
tâm hồn lãng mạn của nhà thơ, làm biến đổi chất lãng mạn đó. Đồng thời tâm hồn
lãng mạn ấy lại phả lên hiện thực cái màn sương khói lung linh, làm cho sự gian
lao nhịe đi, có lúc thăng hoa thành những hình tượng kỳ vĩ, độc đáo” [56, tr. 49].
Cái tôi thơ Quang Dũng là cái tôi yêu đất nước, yêu dân tộc, yêu nhân dân, sẩn
sàng xả thân hy sinh vì tổ quốc đồng thời lại mang tâm hồn bay bổng, diệu kỳ.
Trong lao khổ ông mong tới ngày mai tươi sáng, lúc khó khăn, khi đối diện với cái



chết, thơ ca vẫn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp. Trong thơ Quang Dũng, sự sống dù
được trải trên nền bom đạn vẫn xanh non, tươi mát, biểu hiện sự bất diệt của đất
nước, của nhân dân:
Không một quán lều chưa phá.
Na pan, bom bướm, bom dây
Nhưng bên những hố bom
Chuối, đu đủ lại trồng quanh
Quán lều thay lá mới
Mùi lạt thơm xanh
(Đường Mười hai)
Nhà thơ tuy đứng trong cái thực tại của ngày hơm nay cịn nhiều thiếu thốn, nhưng
tâm hồn luôn hướng vào ngày mai chiến thắng: Những mái nhà tươi cờ chiến
thắng
Phố phường thu đến nắng xôn xang…
Đường qua gian khổ bao ngày tháng
Từng nghe thu lại ấm hương đời
(Một mùa thu)
Có thể nói, cái tơi lãng mạn Cách mạng thơ Quang Dũng là biểu hiện tập trung của
chủ nghĩa Cách mạng anh hùng. Tuy nhiên hịa nhập vào số đơng mà khơng đánh
mất đi bản sắc, gắn với cái ta mà vẫn nguyên vẹn cái tơi, đó mới chính là bản lĩnh
của hồn thơ Quang Dũng. Sức hấp dẫn của cái tôi Quang Dũng là ở một cái tôi
mang nét tráng sĩ cổ điển, được thể hiện trong bối cảnh thời đại mới. Trong cuộc
đời, người ta chú ý nhiều đến “vóc dáng trượng phu lừng lững” của nhà thơ. Trong
thơ ca, âm hưởng lãng mạn thơ Quang Dũng được thể hiện ở sự cảm thụ cuộc sống
một cách cá nhân, riêng tư, mang hơi hướng phiêu lưu, tài tử. Nhiều người đọc ở
Tây Tiến và nhiều bài thơ khác “chất phiêu lưu”, “ưa thám hiểm”, chất “đường
rừng” trong thơ. Người lính đến với Tây Tiến như đến với một cuộc thám hiểm để
khám phá thiên nhiên mà cũng là khám phá chính tâm hồn mình. Tâm hồn họ hít

thở khơng khí của Tây Tiến, cảm nhận Tây Tiến và hòa nhập vào Tây Tiến. Những
bức tranh thiên nhiên hoành tráng, thăm thẳm, ngút ngàn đã hút lấy tâm hồn họ:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
(Tây Tiến)
Cuộc chiến những như thế, rõ ràng không chỉ là ta và địch, mất và còn, mà còn là
cuộc khám phá. Thế nên mới có những sửng sốt “Kìa em xiêm áo tự bao giờ”,
những bâng khuâng “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”, những “mộng” và “mơ” mộng “qua biên giới” và mơ về “dáng kiều thơm”. Người lính Tây Tiến cũng


khơng lẫn vào số đơng những người lính khác trong thời đại mà cái “chung”, cái
“đại chúng” được đặt lên làm tiêu chí hàng đầu. Họ là những con người anh hùng,
hiên ngang nhưng vẫn mang sắc thái riêng của mình: từ dáng hình (“khơng mọc
tóc”, “dữ oai hùm”, “xanh màu lá”) đến tâm trạng (“Đêm mơ Hà Nội dáng kiều
thơm”). Cho đến cái chết cũng rất tài tử: “Gục lên súng mũ bỏ qn đời”.
Chính điều đó tạo nên cho thơ Quang Dũng một dấu ấn riêng, một sắc thái riêng
“hào hoa và tráng lệ” [87, tr. 32]. Nhà nghiên cứu Lưu Khánh Thơ gọi đó là “khẩu
khí anh hùng” và “nó như là một âm điệu, là sản phẩm của một thời, nếu thiếu nó
gần những như là thiếu đi nét đặc trưng của giai đoạn” [87, tr. 32].
Quang Dũng yêu những hình ảnh kỳ vĩ, lớn lao, có hứng thú với những bức tranh
“xanh thắm, bi tráng, ngút ngàn”. Thơ ông là thơ của những núi cao, rừng thẳm,
vực sâu, mưa nguồn, thác dữ, cọp trêu người:
Một rừng già trong bão táp
Hiên ngang che chở nắng mưa dân tộc
Ngàn vạn dòng khe tung nước trắng
Ngàn bản hùng ca reo chiến thắng
(Rừng)
Tình cảm trong thơ ơng cũng phải là những cảm xúc mãnh liệt, khi đau đớn đến tột
cùng, lúc lại sôi nổi, tự hào:
Thôi nhé Miền xuôi! Thôi tạm biệt

Cống Chéo - Đồng Xuân thề một chết
Hàng gai - tay bỏng trục ba càng
Đất cũ Thăng Long người lẫm liệt
(Những làng đi qua)
Để thể hiện điều đó, Quang Dũng đã sử dụng rất thành công bút pháp đối lập trong
miêu tả cảnh vật và thể hiện cảm xúc. Nhiều câu thơ trong Tây Tiến, Mắt người
Sơn Tây, Những làng đi qua đã đạt đến độ cổ điển bằng cách miêu tả như thế. Viết
về cái gian khó buổi đầu Cách mạng, có gì gợi hơn bằng những câu thơ thế này:
Nhớ buổi Trung Đoàn ta ra đi
Tháng Chạp màn sương trùm đất nước
Gió mùa chết héo mạ non xanh
Sương muối thấm vào bao đạn ướt
(Những làng đi qua)
Nhưng chính sự gian khó ấy mới là cái nền cảm xúc để tô đậm cái hào hùng thiêng
liêng của dân tộc:
Ta đi!
Tháp đứng nghiêm hồ lạnh


Hoàn Kiếm đêm đêm giặc rụng rời
Màu đỏ sao bay về đỉnh tháp
Chiến hào xuân đến tiếng ca vui
(Những làng đi qua)
Cái tôi lãng mạn Cách mạng thơ Quang Dũng là một cái tơi trữ tình giàu mơ mộng,
thích tưởng nhớ. Có thể nói, thơ ơng là cả một miền thương nhớ.
Nỗi nhớ, niềm thương cứ bàng bạc tỏa ra trong khắp các bài thơ, các câu thơ của
ông tạo thành một thứ không gian riêng, rất đặc biệt: không gian của tình thương
nhớ. Chỉ 47 bài thơ, cũng đã 47 lần nhà thơ dùng chữ “nhớ”, 12 lần dùng từ
“thương”. “Thương” và “Nhớ” đi về trong thơ Quang Dũng như một nỗi ám ảnh,
với rất nhiều cung bậc khác nhau. Từ những nỗi nhớ cụ thể: “Nhớ buổi Trung

Đoàn ta ra đi”, “Nhớ ơi Tây Tiến cơm lên khói”, “Bên này đất nước nhớ thương
nhau”, “Em đã bao ngày em nhớ thương”, “nhớ mẹ ngày xưa”, “nhớ mái rừng
xanh”, “nhớ sông quê”, “nhớ mây làng về trưa”, “nhớ bạn”, “nhớ quê nhà”, “nhớ
về đất nhỏ Sơn Tây”... đến những nỗi nhớ mông lung trừu tượng: “Chiều ấy em về
thương nhớ ai?”, “Bên này em có nhớ bên kia?”, “Buồn nhớ thương ai lịng hiu
hiu”, “Tơi gửi niềm thương nhớ”, “ Tối gặp nàng như gặp nhớ thương”, “Có một
hương gì gây nhớ thương”...
Cùng với nỗi nhớ là những định ngữ miêu tả nỗi nhớ: “nhớ thầm”, “nhớ chơi vơi”,
“thương nhớ ơ hờ”, “buồn nhớ thương ai lòng hiu hiu”... Riêng với Tây Tiến, nỗi
“nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi” - cái nỗi nhớ miên man, bồng bềnh, mông lung mà
lại da diết, sâu thẳm đến tận tâm can đã trở thành nỗi ám ảnh, day dứt bao nhiêu
thế hệ bạn đọc bởi tính độc đáo và cực kì chân xác của nó.
Trong thơ Quang Dũng, từ ghép đẳng lập “nhớ thương” xuất hiện với tầng số khá
cao (12 lần/ 47 bài). Với nhiều người, “nhớ” và “thương” bao giờ cũng có nét
nghĩa khác nhau, nhưng với Quang Dũng, nhớ và thương dường như chỉ là một,
hòa quyện, trộn lẫn vào nhau trong một nguồn cảm xúc, trong nhớ có thương, trong
thương có nhớ. Vì thế, có khi ơng dùng hai chữ “thương nhớ”, có lúc lại dùng “nhớ
thương”, không phân biệt: “Thương nhớ ơ hờ, thương nhớ ai”, “Bên này đất nước
nhớ thương nhau”, “Chiều ấy em về thương nhớ ai”-, “Tôi gửi niềm thương
nhớ” ...
Cùng với nỗi nhớ, niềm thương là một hệ thống thời gian nghệ thuật thích hợp để
biểu hiện cái tơi trữ tình mơ mộng và giàu cảm xúc. Thơ Quang Dũng thường có
hai kiểu thời gian: thời gian nghệ thuật chiều tối và thời gian nghệ thuật kỉ niệm,
hồi tưởng.
Nếu cái tôi trữ tình Quang Dũng thích mơ mộng, hay tưởng nhớ thì thời gian nghệ
thuật trong thơ ông cũng là thời gian của cái gợi về, nhớ về. Trong cuộc đời, con
người thường sống với thời gian hiện tại, nhưng tâm hồn ít khi chịu đứng yên trong
cái hiện tại. Khi vui buồn, lúc cần một điểm tựa họ thường hướng tới tương lai hay



chìm đắm vào quá khứ. Thơ kháng chiến là thơ của thời gian ngày mai tươi sáng,
rực rỡ, tốt đẹp. Nhưng với riêng Quang Dũng, người chịu ảnh hưởng khá sâu của
Thơ mới, thời gian nghệ thuật lại là thời gian hồi tưởng, thời gian kỉ niệm. Kiểu
thời gian này xuất hiện trong 24/ 47 bài thơ Quang Dũng (tỉ lệ 51%). Thế giới thơ
ông nhiều khi là thế giới của quá khứ, của “nhớ về” và “trở về”: “Nhớ về rừng núi
nhớ chơi vơi” (Tây tiến), “Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn”(Mắt người Sơn Tây),
“Ngày ấy ra đi người hẹn núi/ Bây giờ đất nước đã hồi xuân “(Nhớ một bóng núi),
“Hai mươi năm về xưa/ Cùng nhau từng kết bạn”(Trông bạn), “Ngồi đây vời tưởng
đường quê hương/Lúa đã xanh xanh mấy nẻo làng”(Thu)...
Đây là thời gian rất hợp cho việc thể hiện cái tôi lãng mạn Quang Dũng. Bởi vì
cuộc sống được miêu tả qua lăng kính của nỗi nhớ và thời gian kỷ niệm bao giờ
cũng đẹp hơn, cảm xúc hơn. Con người trong quá khứ là những con người đẹp:
Các cô hàng xén ngày xưa
Gương tròn bỏ túi
Tay giắt hoa nhài
Hay ngậm ngùi xem Nhị Độ Mai
Gấp trang sách thương đời Cúc Hoa
(Những cô hàng xén)
Tình yêu trong quá khứ càng lung linh kỷ niệm:
Em mãi là hai mươi tuổi
Ta mãi là mùa xanh xưa...
(Không đề)
Tuy nhiên, kiểu thời gian quá khứ, thời gian kỷ niệm trong thơ Quang Dũng khơng
hồn tồn giống với kiểu thời gian quá khứ trong Thơ mới. Bởi vì nếu các nhà Thơ
mới tìm đến quá khứ như một sự chạy trốn, dễ rơi vào bế tắc thì Quang Dũng lại
tìm được một điểm tựa thời đại vững chắc để bộc lộ tâm hồn khống đạt của mình.
Thời gian chiều tối cũng góp phần đáng kể vào việc xây dựng cái tôi lãng mạn
Quang Dũng. Trong thơ ông, buổi chiều xuất hiện ở 14/47 bài, buổi tối xuất hiện ở
16/47 bài. Buổi chiều là khoảng thời gian con người có dịp để suy ngẫm về cuộc
đời và bâng khuâng, tưởng nhớ. Ca dao xưa có những câu rất hay về buổi chiều:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Quang Dũng cũng góp cho những câu thơ về buổi chiều một nỗi nhớ sâu lắng:
Cách biệt bao ngày q Bất Bạt
Chiều xanh khơng thấy bóng Ba Vì
(Mắt người Sơn Tây)
hay một cảm giác miên man:
Nhặt gốc tre khô
Ta nhom ấm nước
Chiều từ đâu...


Mà lạnh đến từ đâu?
(Thu quê ai)
Quang Dũng có hứng thú với thời gian “đêm”, đặc biệt là những đêm trăng. Có khi
đó là những đêm vui, đêm ấm tình đồng đội: “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa”
(Tây tiến), “Lều trại bay tro, đêm lửa trại” (Những làng đi qua), “Lửa bếp hồng
thêm, người đến thêm/ Chuyện vui chiến dịch kể thâu đêm” (Ngựa). Nhưng cũng
có khi là những đêm buồn, đêm của nỗi nhớ thương, lưu luyến:
Khói thuốc xanh dịng khơi lối xưa
Đêm đêm sơng Đáy lạnh đơi bờ
(Đơi bờ)
Có thể nói, về cơ bản, cái tơi Quang Dũng tiêu biểu cho kiểu cái tôi lãng mạn Cách
mạng thời kháng chiến. Nhưng cái tơi ấy cũng có những nét độc đáo, khác biệt so
với các nhà thơ cùng thời: cái tôi Quang Dũng mang chất tráng sĩ cổ điển trong
cách cảm nhận cuộc sống, miêu tả những hình ảnh kỳ vĩ, lớn lao đồng thời là một
cái tôi giàu mơ mộng, thích tưởng nhớ, thể hiện ở việc tập trung miêu tả nỗi nhớ
cũng như cách xây dựng khơng gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật riêng.
Chính điều đó làm nên dấu ấn của cái tơi Quang Dũng trong thơ kháng chiến.
1.2. Cái tơi bình dị và hào hoa

Quang Dũng là người rất bình dị trong cuộc đời. Nhiều người bạn nhận xét về ông:
“Dũng mà rất hiền, rất lành (...), chữ lành để nói về ơng mới thật sự đủ nghĩa và
thỏa lòng” [48, tr. 323]. Lối sống của ơng thật giản dị. Ơng biết tìm thấy niềm vui
và sự thỏa mãn tột cùng trong những cái bình dị, đơn giản nhất. “Đặc sản” khối
khẩu nhất của Quang Dũng, như nhà văn Thanh Châu nhớ lại là “khoai lang hàng
bà cụ phố Tuệ Tĩnh, kẹo vừng ông lão ngồi cửa chợ Hôm, quán cơm đầu ghế bất kể
chợ nào, quán nước chè tươi...” [100, tr. 70]. Quang Dũng có ngoại hình cao lớn
“vai năm tấc rộng, thân mười thước cao” nhưng đi đâu ông cũng như muốn thu
mình lại. Là người thuở nhỏ quen khá giả nhưng ơng lại học được tác phong sống
rất bình dân, cực kỳ dễ hòa đồng ở mọi nơi, mọi lúc. Ông không bao giờ muốn
trông khác những người xung quanh. “Sự nổi danh, sự lưu danh có phần xa lạ với
Quang Dũng lúc sinh thời (...). Ông sống, theo đúng cả nghĩa đen của nó khơng
phải với cao lương mĩ vị mà với mắm muối, tương cà, lều tranh quán lá, kể cả sự
chịu đựng cái đói mà khơng phải nhiều người trong chúng ta đã trải” [48, tr. 323].
Ông sống gần gũi, hòa lẫn vào nhân dân lam lũ, trong bình dị đời thường. Thậm
chí ơng có thể hịa đồng, chia sẻ cả với những người ăn mày chùa Bà Đá (Hà
Nội).
Quang Dũng sống bình dị nhưng trong cái bình dị ấy đã ẩn chứa chất hào hoa
phong nhã của một tâm hồn nghệ sĩ. Tên tuổi Quang Dũng gắn với những thi phẩm
Tây Tiến, Mắt người Sơn Tây, Những làng đi qua, Đường trăng, nhưng ông cũng là
tác giả bài hát “Bà Vì mờ cao” với những nốt nhạc sâu lắng, tác giả của những tập
truyện kí với phong thái riêng khó lẫn, đồng thời lại hóa thân thành một họa sĩ


trong những bức tranh phong cảnh. Con người đa tài, đa tình ấy thích “giang hồ”,
thích phiêu lưu. Quang Dũng hào hoa và cao thượng trong tình yêu. Cuộc đời lưu
lạc, được nhiều người đem lịng u thương nhưng ơng vẫn giữ trọn lời thề thủy
chung với mối tình đầu, cịn mối tình khơng thành thì xin hãy “giữ trọn tình người
cho đẹp”...
Trong thơ Quang Dũng, chất hào hoa và chất bình dị hịa quyện làm một, nhiều khi

khơng thể phân biệt. “Quang Dũng viết hồn nhiên và rất thật. Dường như anh chưa
bao giờ dấu mình và càng khơng bao giờ dối mình trong thơ” (35, tr. 41). Thơ ông
bình dị trong hình ảnh đời thường như “muối vừng”, “canh rau đay”, “chuối
vườn”, “tiếng sung rơi”; lại cũng giản dị, chân thật trong những cảm xúc, từ sự dấn
thân đầy hào khí của người trai trẻ: Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh... đến
những niềm vui, nỗi buồn của người lính trong Lính râu ria, Quán nước. Sau này,
khát vọng vượt qua mọi không gian chật chội của cuộc đời trong Mây đầu ơ cũng
là điều rất thật. Có thể nói thơ ơng “là thứ thơ mà người ta gọi là tự phát
(Spontané), cứ như anh không hề cố ý làm thơ” (Ngơ Qn Miện). Nhưng cũng
chính vì thế, Quang Dũng nhiều lần làm người đọc xúc động với tình cảm trực
giác, đầy rung cảm tinh tế của những câu thơ. Tâm hồn ông nắm bắt rất nhạy từ
một áng mây, một mùi hương, một làn gió, một màu sắc, một âm thanh, một nỗi
niềm để rồi lại phả vào đó cái nhìn của một họa sĩ và những thanh âm của một
nhạc sĩ:
Gió heo nổi sớm, nắng thu về
Chuồn chuồn cánh mỏng lại bay đi
Rỡn từng ngọn cỏ may khô úa
Cánh nhạn tung trời thêu biệt ly
(Thu)
Thơ viết về mùa thu xưa nay nhiều. Nhưng Quang Dũng lại một lần nữa khiến tâm
hồn ta xao xuyến trước những chi tiết thật tế vi mà cũng thật gợi cảm. Chất liệu
khơng mới (gió heo may, nắng thu, cỏ may, cánh nhạn), cảm xúc cũng không lạ
lẫm nhưng những câu thơ dường như vẫn có sức hút kỳ lạ. Từ một cánh chuồn
chuồn nhỏ bé, mỏng manh trong gió heo may, trong nắng thu mà gợi lên cả một nỗi
buồn, sự chia ly...
Quang Dũng còn là một họa sĩ cho nên thơ ông thấm đẫm chất họa. Với “con mắt
nghề nghiệp” tinh nhạy, ông phân biệt được ranh giới giữa các sắc độ đậm nhạt
khác nhau mà mắt thường không nắm bắt được:
Nắng nửa sơng xa mờ khí núi
Cánh hồng nhạt nhạt mây phiêu lưu

(Thu)
Ở những bức tranh nhiều màu sắc, ơng phối màu thật “chuẩn”:
Sim mua tím đồi
Quanh quanh đường đỏ…


Mờ mây Tam Đảo
Sẫm dáng Ba Vì
Đồi nhung loang nâu
Nương xa sém cháy
Róc rách suối len
Cuộn trịn trong vắt…
Bậc thang ruộng gặt
Đá ong phơi vàng
(Bắt tép kho cà)
Những câu thơ đọc lên đã thấy cả một vùng trung du tươi đẹp với các màu sắc đa
dạng: tím, đỏ, nâu, vàng cùng nhiều thuật ngữ hội hoa: mờ, sẫm, nhung, loang nâu,
sém cháy. Người ta thường nhắc đến chất nhạc, chất họa trong thơ Quang Dũng
nhưng ít ai biết với hương thơm, ơng cũng là người có biệt tài trong cảm nhận.
Chẳng hạn cô hàng xén được Quang Dũng miêu tả:
Mái tóc em cịn vương hương bưởi
Chân nhẹ nhàng cịn dính phấn hoa
(Những cơ hàng xén)
Cách miêu tả thật tài tình. Người con gái đã đi qua nhưng mái tóc vẫn vương
hương bưởi, phấn hoa vào không gian và vào tâm hồn thi sĩ. Cùng với “Những cô
hàng xén răng đen/ Cười như mùa thu toa nắng” của Hồng Cầm, có lẽ đây là một
trong những câu thơ hay nhất về hình ảnh cơ hàng xén ngày xưa.
Cái tơi bình dị và hào hoa của Quang Dũng còn thể hiện ở chỗ thơ ơng dường như
khơng có dấu vết của sự cầu kỳ, gọt giũa nhưng nhiều lúc vẫn đạt đến độ thăng
hoa. Nhiều lúc ơng đưa cả cái xù xì, khắc nghiệt của hiện thực vào thơ. Chẳng

hạn:
Bàn tay như rễ cây
Bộ râu như bàn chải
(Lính râu ria)
Hàng của em chai lọ xác xơ nghèo
Tơi nhìn lại mảnh quần xưa đã vá
(Qn nước)
Nhưng thơ khơng vì thế mà rơi vào tầm thường khơ cứng, trái lại đó là những chi
tiết gây xúc động lịng người nhất.
Cái tơi Quang Dũng hào hoa trong cách cảm nhận đời sống và khám phá vẻ đẹp
thiên nhiên. Với bất kỳ phong cảnh thiên nhiên nào, Quang Dũng cũng có những
cách rất riêng để nắm bắt cái thần của cảnh vật. Nhiều khi đó chỉ là những nét phác
họa với một vài chi tiết nhỏ, ông làm người đọc giật mình bởi cái chất tinh tế, thần


tình trong miêu tả cảnh vật. Chẳng hạn:
Cuối năm trên đường đi Bố Hạ
Tháng chạp mùa cam lửa đốm vườn
Bãi sỏi quanh co dòng nước chậm
Cheo leo cầu tạm vắt sông Thương
(Bố Hạ)
Quang Dũng bước vào cuộc chiến cũng với cái chất hào hoa vốn có sẵn trong tâm
trí một lớp người trai trẻ vào Cách mạng, “cái chất hào hoa của người Hà Nội, và
của cả xứ Đoài lại chính là cái làm nên men say và chất lãng mạn mà con người rất
cần cho những cuộc ra đi, những cuộc lên đường” [48, tr. 325]:
Tôi hành quân lên đường
Ngày tháng nhớ chia ly
Đuôi mắt vời trông nếp áo
Em còn nghe tiếng hát
Tiếng báng súng chạm vào ca sắt

Và cánh sao bay trong lá quốc kỳ
(Đường chiều thứ bảy)
Vì thế, cái hào hoa trong kháng chiến tỏa ra thành những “mơ” và “mộng”, những
bâng khuâng, mong nhớ, đợi chờ đồng thời cũng trở thành những khát khao dấn
thân, khát khao chiến đấu. Cái tôi ấy bước vào cuộc chiến khơng chỉ với súng, đạn
mà cịn có cả tâm hồn mơ mộng khác thường và những cảm nhận thật đẹp, thật tinh
tế về cuộc sống. Cái chết của người lính cũng là sự thể hiện cao nhất cái tôi hào
hoa trong chiến đấu:
Áo bào thay chiếu anh vê đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Đó khơng chỉ là cái chết mà còn là sự lưu danh vào bất tử, sự hịa nhập vào cái
vĩnh hằng của thiên nhiên tổ quốc...
Tóm lại, cái tơi Quang Dũng có sự kết hợp tuyệt vời giữa vẻ đẹp chân chất, dân dã
với vẻ đẹp tài hoa tinh tế. “Nhiều bài thơ anh, do vậy, đạt đến độ chân tài” [35, tr.
41] như cách nói của nhà nghiên cứu Mai Hương.
1.3. Cái tôi lãng du, yêu tự do và tuổi trẻ
Quang Dũng có lẽ là nhà thơ mang trong mình “dịng máu lãng du vào loại bậc
nhất thi đàn đất Việt thế kỷ hai mươi” [111, tr. l]. Cái nỗi niềm Chiêu Quân ly xứ
đã ám ảnh thơ ông ngay từ những bài đầu tiên:
Tuyết lạnh che mờ trời Hán quốc
Tỳ bà lanh lảnh buốt cung thương
Tình tang năm ngón sầu dâng lệ


Chiêu Quân sang hồ, xừ hồ sang
(Chiêu Quân)
“Bản chất của ông là mây, ở góc độ phiêu bồng” [100, tr. 28]. Nhưng đó phải là
một thứ mây lành, áng mây có thể đem lại một chút dịu mát trong tâm hồn hay xua
đi những u tối, buồn bực trong lòng con người. Áng mây đó ưa phiêu du, tài tử,
thích đi ngao du sơn thủy, thích “lang thang sống một cuộc đời Bôhê-miêng” [71,

tr. 13]. Đi chơi với Quang Dũng là một cái thú, là một thứ ma lực đã ngấm vào
máu người nghệ sĩ như chất men say. Ông hăm hở đi, mải miết đi, đi bất cứ đâu,
miễn là thốt ra ngồi khơng gian chật hẹp tù túng của cuộc đời. Khi còn trẻ, lúc
mới rời khỏi ghế nhà trường, nhà thơ không trở thành công chức mà bỏ nhà ra đi
đánh đàn kéo nhị cho một gánh hát để được lang thang, phiêu bạt. Sau đó, để thực
hiện chuyến “viễn hành” đi về phương Nam, nhà thơ đã cùng người bạn thuê một
chiếc xe trâu để du ngoạn và sống bằng nghề vẽ tranh. Giữa đường, trâu bệnh mà
chết, người bạn bỏ về, Quang Đũng tiếp tục nhảy tàu vào Nam... Cuộc phiêu lưu
“xê dịch” đã có lần đưa nhà thơ đến tận miền đất Vân Nam, Trung Quốc. Thế
nhưng trước Cách mạng tháng Tám, với Quang Dũng có phiêu lưu, có xê dịch đến
bao nhiêu vẫn khơng thỏa, vẫn là “quẩn quanh”. Bởi vì, những chuyến đi ấy trước
hết là đi tìm lí tưởng, đi tìm lẽ sống. Mà lẽ sống ấy nào phải ai cũng dễ dàng tìm
được trong cái “thời đại bao lần khơ nước mắt” của xã hội nước ta trước Cách
mạng.
Cho nên ta có thể hiểu được Quang Dũng say mê như thế nào khi đã hòa nhập
được với hơi thở của cuộc kháng chiến. Ông đi bất cứ nơi đâu “dù là đến một thắng
cảnh như Chùa Thầy hay Tây Phương, n Tử - khơng đi xa được thì đi gần, đến
Trấn Quốc - Hồ Tây, Chèm Vẽ, bãi giữa sông Hồng, Ba La Bông Đỏ...” [100, tr.
16]; đi bất cứ khi nào: “máy bay giặc Pháp bắn ban ngày thì anh đi ban đêm, đi
suốt đêm” [96, tr. 55]. Ông đi để hiểu biết nhiều mặt về đời sống kháng chiến, để
tìm chất liệu và thi hứng cho thơ ca và cũng để “thưởng thức sự sảng khoái của
việc đi, thưởng thức cái đẹp của người, của cảnh, cái ngon của món ăn, món uống
ở các miền đất nước” [96, tr. 35]. Có thể thấy, nếu như trước Cách mạng, đi với
Quang Dũng là sự “kiếm tìm” thì sau Cách mạng, đi với Quang Dũng là một sự
“thỏa chí” - cái ý chí khát khao đã tìm được nguồn sống, hồn thơ đã tìm được đơi
cánh chắp cho bay cao.
Quang Dũng cịn có một cách “đi” khác, thi vị hơn, đó là “đi” thưởng ngoạn trong
thơ. Thơ ơng có rất nhiều địa danh, của những vùng miền khác nhau là vì vậy. Ơng
hiện mình lên trong thơ có khi là một “Cánh chim lang thang/ Lối về miền mây”,
có khi lại chính là những đám mây lang thang, trơi bồng bềnh trên bầu trời:

Mây trắng lang thang


Gió đuổi bời bời phố chật
(Mây đầu ơ)
Thơ Quang Dũng nhiều lần nhắc đến hình ảnh của “mây” (21 lần). Mây với Quang
Dũng là biểu tượng của tự do, của lãng du. Phần nhiều trong đó là những đám mây
trắng - hình ảnh của sự thanh cao và cũng là biểu tượng của cõi tự do trường cửu:
“Mây trắng xưa nay về tụ họp/ Mây một phương Đoài về tụ họp” (Gửi Sơn Tây),
“Tóc anh đã thành mây trắng” (Khơng đề), “Ba Vì tảng trán xanh/ Thức với mây
Đồi trắng xóa” (Bất Bạt đêm giao quân). Quang Dũng lang thang khắp cuộc
kháng chiến cùng với những đám mây để nhớ về một cõi mây trắng xứ Đoài.
Bài thơ Mây đầu ô tuy chưa phải là sáng tác hay nhất của Quang Dũng nhưng
nhiều người viết khơng ngần ngại coi đó là sáng tác tiêu biểu nhất cho hồn thơ
Quang Dũng. Điều đó có được là bởi cái chất lãng tử, tài hoa nhưng thật sâu lắng
mà Quang Dũng thể hiện trong thơ. Bài thơ được sáng tác năm nhà thơ đã ngoài
năm mươi tuổi nhưng vẫn giữ nguyên được cái khát vọng bừng bừng trong tâm
hồn những người trẻ tuổi. Nhà thơ bước vào tuổi xế chiều vẫn thấy mình trong
“Những lớp người hai mươi tuổi”, vẫn hịa mình vào “Những gã hai mươi mùa
xuân”. Cho nên phố phường như chật chội hơn, như bực tức, như không thỏa mãn
được hồn mây lang thang: Mây ở đầu ô mây lang thang
Ơi! Chật làm sao
Góc phố phường
Mây ở đầu ơ
Hẹn những chân trời xa lạ...
Đó khơng phải là thứ mây hờ hững, lững lờ. Hồn mây Quang Dũng phải là thứ
mây mãnh liệt, đầy khát khao. Đám mây của “tảng trán xanh Ba Vì” đó đã dám
vượt qua mọi biên giới hạn hẹp của cá nhân để đến với cuộc đời cao rộng. Đám
mây khi xưa đã vượt qua sông Mã, Sài Khao, Mường Lát, Pha Đin nay vẫn mê mải
với:

Bụi vàng/ Bụi đỏ/ Trung du báng cọ/...
Tay sém ngấn mặt trời
Hồn mây Quang Dũng mãnh liệt, trẻ trung nhưng vẫn giữ được nét mềm mại:
Mây mùa thu
Lọt qua trời hẹp ngõ
Lướt nhanh qua mái ngói ba tầng...
(Mây đầu ơ)
Những câu thơ quả có sức gợi lớn. Nó đưa hồn người đọc vào một thế giới lâng
lâng, huyền ảo của tiếng nhạc, của giấc mơ. Ta cảm nhận được ở đó cái khát vọng
của một thời trai trẻ vượt qua những “trời ngõ hẹp”, những “góc phố phường” chật


chội để đến với bầu trời xanh thẳm. Mây đầu ơ đó chính là tâm hồn Quang Dũng,
thật phóng túng, thật sảng khoái, mãnh liệt mà cũng thật mềm mại, bay bổng.
Quang Dũng đã tạo cho thơ mình một thế giới phiêu diêu, bàng bạc, thế giới của sự
viễn du. Nhiều bài thơ viết về một địa danh cụ thể với không gian và thời gian cụ
thể nhưng cái hiện lên lại là một cảm giác bồng bềnh, hư ảo:
Đêm nay đêm Bạch Hạc
Ta lại vào nhà ai
Nghe sông Lô cuộn nước
Dềnh lên suốt đêm dài
(Đêm Bạch Hạc)
Đêm Bạch Hạc cũng là một đêm thoáng qua trên đường đời, đêm mất ngủ, thao
thức lắng nghe âm thanh của thiên nhiên, muốn hịa tâm hồn với thiên nhiên.
Cái tơi Quang Dũng lãng du nên cũng yêu tuổi trẻ vô cùng. Với cuộc đời mỗi con
người, tuổi trẻ bao giờ cũng là thời gian đẹp nhất, nhưng với tâm hồn thi nhân, tuổi
trẻ càng có ý nghĩa hơn. Đó là tuổi của tình yêu, của khát vọng và sức sống tâm
hồn. Quang Dũng viết về tuổi trẻ bằng rất nhiều cách gọi khác nhau: “đời xanh”,
“đời thanh xuân”, “tuổi hai mươi”, “buổi hoa niên”, “tuổi còn xanh”...
Nhà thơ yêu tha thiết tuổi trẻ của chính mình và tuổi trẻ của cuộc đời. Tuổi trẻ với

Quang Dũng được tính từ lúc con người hai mươi tuổi. Hình ảnh “tuổi hai mươi”
được nhà thơ nhắc đến 7 lần trong các sáng tác của mình. Tuổi hai mươi là tuổi bắt
đầu tình yêu: Em tuổi hai mươi/ Yêu anh hào hiệp (Không đề), cũng là tuổi đi tìm
lý tưởng: Hai mươi tuổi mộng êm đềm/ Ta mang trong trắng đi tìm thanh cao
(Vườn ổi), tuổi của sức sống mãnh liệt: Những gã hai mươi mùa xuân/ Từ đâu thổi
vào thành phố (Mây đầu ô). Cho nên, con người tiêu biểu của quê hương cũng là
người thanh niên hai mươi tuổi: Cơ bí thư Tịng Bạt tuổi hai mươi (Ba Vì đón Bác).
Ngay cả đến người lính viễn chinh bỏ mình trên đất nước ta cũng còn rất trẻ: Hai
mươi tuổi trẻ nằm đây/ Lòng đất Việt Nam hiền hậu (Chabbi - Chabbi). Nhà thơ
muốn gửi gắm cuộc đời mình vào vĩnh cửu với tình yêu và tuổi trẻ để Em mãi là
hai mươi tuổi/ Ta mãi là mùa xanh xưa (Khơng đề). Đó là khát vọng lưu giữ mãi
cái thanh cao, trong trẻo mà đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ cũng là khát vọng dấn
thân, khát vọng lên đường của một lớp người trẻ.
Sau này, trong thơ kháng chiến cũng xuất hiện những vần thơ xúc động về tinh
thần hy sinh của tuổi trẻ. Nhắc đến điều này, ta không thể không nhớ đến cái trăn
trở của Thanh Thảo: “Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình/Nhưng tuổi hai mươi thì
làm sao khơng tiếc/ Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì có cịn chi tổ quốc?”
(Những người đi tới biển), cái day dứt của một nhà thơ xứ Nghệ“ Đò qua Thạch
Hãn xin chèo nhẹ/ Đáy sơng cịn đó bạn tơi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng
nước/...” . Nhưng cái tinh thần tự nguyện hiến dâng vừa khơng chút suy tính vừa


pha chút lãng tử trong Tây Tiến mới thật sự là bản hùng ca của một lớp người buổi
đầu ra trận:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sơng

gầm

lên
khúc
độc
hành
Đó là lời tâm nguyện của bao nhiêu thế hệ lại cũng chính là vẻ đẹp của cái tơi
Quang Dũng thật hào hiệp, đại nghĩa và cũng thật cao cả.
KẾT LUẬN
Để đến được với người đọc ngày hôm nay, thơ Quang Dũng đã trải hơn năm mươi
năm với bao thăng trầm, gian khó. Nhưng chính điều này tự nó đã nói lên tất cả giá
trị thơ ơng. Thơ Quang Dũng chính là “viên kim cương bị vùi lấp trong bụi thời
gian. Chỉ cần một cử chỉ nhỏ thì viên kim cương lại sáng lấp lánh lên ngay” [50, tr.
6]. Điều đó có được là do thơ ông là cả một thế giới nghệ thuật phong phú, đa diện,
có chiều sâu và có những sáng tạo mới mẻ. “Ơng thuộc số khơng ít những nhà thơ
nói lên được điều gì rất riêng, rất thật cho con người Việt Nam thế kỉ XX” [48, tr.
323].
Với Tây Tiến, đứa con đầu lòng hào hoa và tráng kiện, Quang Dũng xứng đáng là
một trong những gương mặt tiêu biểu của nền thơ kháng chiến Việt Nam thế hệ
đầu tiên. Sức hấp dẫn của thơ ông trước hết là ở một cái tôi cá nhân đầy cá tính.
Cái tơi đó có sự kết hợp tự nhiên, nhuần nhị giữa lí tưởng Cách mạng, hiện thực
thời đại với tiếng nói tâm hồn phong phú, đa cảm, vừa mang cốt cách của người
trượng phu thời xưa, lại vừa giàu mơ mộng, thích tưởng nhớ. Cái tơi ấy vừa bình
dị, chân chất, dân dã vừa tài hoa, tinh tế. Đó là thứ thơ có sự kết hợp hài hịa với
chất nhạc, chất họa và với cả hương thơm. Cái tôi Quang Dũng gây hứng thú cho
người đọc còn bởi chất phóng túng, u tự do và tuổi trẻ mà khơng phải ai cũng có
được trong cuộc đời.
1 Phong Lê (2002), Bình dị và hào hoa: Quang Dũng, trong cuốn Thơ Việt Nam
hiện đại, Nxb Lao động, Hà Nội.
2 Viên Linh (chủ biên) (1975), Thời tập (chủ đề đặc biệt về Quang Dũng), số 20 ra
ngày 14 tháng 2 tại Sài Gòn.
3 Nguyễn Văn Vĩnh (2002), Những âm hưởng của bài thơ Tây Tiến, trong cuốn

Tây Tiến, Ban liên lạc cựu chiến binh Tây Tiến, Trung đoàn 52, Nxb Hà Nội.
4 Lưu Khánh Thơ (2003), Thơ những năm chống Pháp qua phê bình văn học, Tạp
chí Văn học, số 2.


5 Trần Lê Văn (sưu tầm, biên soạn) (1999), Tuyển tập Quang Dũng, Nxb Văn học,
Hà Nội.
6 Vũ Tiến Quỳnh (1998), (sưu tầm - tuyển chọn) Phê bình, bình luận văn học
Hồng Ngun, Chính Hữu, Trần Hữu Thung, Hồng Cầm, Quang Dũng, Nxb Văn
nghệ Tp. Hồ Chí Minh.



×