Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

THS Báo chí họcTổ chức hình ảnh trên trang bìa tạp chí thông tin chỉ dẫn giải trí Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 91 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC HÌNH ẢNH
TRÊN TRANG BÌA TẠP CHÍ THƠNG TIN CHỈ DẪN - GIẢI TRÍ
.................................................................................................................10
1.1. Các khái niệm cơ bản..............................................................................10
1.2. Vai trị của hình ảnh trên trang bìa các Tạp chí thơng tin chỉ dẫn - giải
trí.............................................................................................................27
1.3. Đặc điểm của tạp chí và ngun tắc tổ chức hình ảnh trên trang bìa
tạp chí thơng tin chỉ dẫn - giải trí............................................................31
Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HÌNH ẢNH TRÊN TRANG BÌA
CỦA CÁC TẠP CHÍ THƠNG TIN CHỈ DẪN - GIẢI TRÍ Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY....................................................................................41
2.1. Tổng quan về các tạp chí khảo sát............................................................41
2.2. Khảo sát tổ chức hình ảnh trên trang bìa của các tạp chí thuộc diện
khảo sát....................................................................................................54
2.3. Đánh giá thành tựu và hạn chế của việc tổ chức hình ảnh trên trang
bìa các tạp chí thơng tin chỉ dẫn, giải trí.................................................57
2.4. Những vấn đề đặt ra trong việc tổ chức hình ảnh ở trang bìa của các
tạp chí thơng tin chỉ dẫn - giải trí............................................................61
Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ TỔ CHỨC HÌNH ẢNH TRÊN TRANG BÌA CÁC TẠP CHÍ
THƠNG TIN CHỈ DẪN - GIẢI TRÍ.......................................................68
3.1. Giải pháp tổ chức nội dung và hình thức hình ảnh trên trang bìa tạp
chí thơng tin chỉ dẫn - giải trí..................................................................68
3.2. Giải pháp đầu tư nguồn lực đáp ứng yêu cầu làm báo hiện đại...............73
3.3. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hình ảnh trên
trang bìa các tạp chí thơng tin chỉ dẫn - giải trí ở Việt nam hiện nay......75
KẾT LUẬN.....................................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................87



PHỤ LỤC


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhiếp ảnh nói chung, ảnh báo chí nói riêng từ lâu đã trở thành một
phần khơng thể thiếu, có những đóng góp quan trọng cho việc cung cấp thơng
tin một cách tồn diện, sống động trên báo in một kênh thông tin quan trọng
và hiệu quả. Ảnh báo chí ra đời muộn hơn sao với các thể loại báo chí khác
nhưng nó vẫn khẳng định được vị trí đặc biệt quan trọng của mình.
Trên báo in hiện nay, nhu cầu được tiếp nhận thơng tin bằng hình ảnh
của độc giả đang ngày càng có xu hướng tăng cao. Độc giả khơng cịn bỏ thời
gian nhiều để đọc tờ báo từ đầu cho tới cuối để tiếp nhận thơng tin theo cách
trùn thống. Vì vậy, hình ảnh trên các tờ báo được sử dụng như một vũ khí
xung kích hàng đầu đáp ứng nhu cầu thơng tin nhanh. Do đó, việc tổ chức
hình ảnh trên báo in nhằm đáp ứng nhu cầu của công chúng ngày càng trở nên
quan trọng trên báo in hiện đại. Bên cạnh đó, việc lựa chọn và sử dụng hình
ảnh trang bìa trên các tạp chí ở Việt Nam hiện nay ln là vấn đề cấp thiết,
sống cịn cho sự phát triển và tồn tại.
Theo thống kê của Bộ Thơng tin và Trùn thơng: Tính đến năm 2014,
tồn quốc có 838 cơ quan báo chí in với 1.111 ấn phẩm, trong đó các cơ quan
Trung ương có 86 báo, 507 tạp chí; địa phương có 113 báo, 132 tạp chí; có 70
báo điện tử, 19 tạp chí điện tử và 265 trang thông tin điện tử tổng hợp của các
cơ quan báo chí.
Trong số các ấn phẩm báo in ở Việt Nam hiện nay, hệ thống tạp chí
chiếm số lượng lớn.
Xu hướng làm báo hiện đại đặt ra vấn đề: làm sao tổ chức nội dung và
thiết kế, trình bày sản phẩm báo chí nói chung, trang bìa một tờ báo, tạp chí

nói riêng đảm bảo tính hấp dẫn, thu hút độc giả. Trên cơ sở này mỗi tờ tạp chí
ln nỗ lực tạo ra cho mình một bản sắc riêng trong cả nội dung và hình thức,
đặc biệt là hình thức trang đầu tiên trang bìa nhằm thu hút độc giả và đạt hiệu


2
quả cao trong việc thơng tin. Một tạp chí muốn có bản sắc riêng, muốn tạo
chỗ đứng vững và thu hút cơng chúng cịn phụ thuộc nhiều vào việc tổ chức
hình ảnh trên trang bìa. Bìa là điểm nhấn đầu tiên, khơng chỉ là bộ mặt mà
cịn chứa đựng tinh thần của cả số báo.
Nghiên cứu về vấn đề này vẫn cịn rất ít cơng trình đề cập. Chính vì lẽ
đó, tác giải luận văn lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tổ chức hình ảnh trên
trang bìa tạp chí thơng tin chỉ dẫn - giải trí Việt Nam hiện nay” (Khảo sát
các tạp chí: Thời trang trẻ, Ơtơ - Xe máy, Tạp chí Thể thao, Thế giới Văn hóa
năm 2014). Đề tài tập chỉ tập trung nghiên cứu việc tổ chức hình ảnh trên
trang bìa tạp chí thơng tin chỉ dẫn - giải trí thơng qua khảo sát 4 tạp chí Thời
trang trẻ, Ơtơ - Xe máy, Tạp chí Thể thao, Thế giới Văn hóa năm 2014. Hy
vọng, đề tài sẽ giúp độc giả có cái nhìn tồn cảnh về vai trị của hình ảnh đó
với ấn phẩm báo in nói chung, trang bìa của các tạp chí nói riêng; các thành tố
cấu thành nội dung, hình thức trang bìa tạp chí; các yếu tố nguyên tắc, kỹ
thuật… trong việc sử dụng hình ảnh trên trang bìa tạp chí; những giải pháp,
khuyến nghị nâng cao hiệu quả tổ chức hình ảnh trên trang bìa tạp chí thơng
tin chỉ dẫn - giải trí Việt Nam hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
+ Nhóm tài liệu, cơng trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn hoạt
động báo chí
Tác giả Nguyễn Văn Dững trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí [17]; luận
bàn về các vấn đề tổng quan về báo chí - trùn thơng quan trọng như: Khái
qt về trùn thơng, Quan niệm chung về báo chí, Tổng quan các loại hình,
Cơng chúng báo chí, Chức năng xã hội của báo chí, Các nguyên tắc cơ bản

của hoạt động báo chí, Tự do báo chí, Lao động báo chí, và cuối cùng Nhà
báo - chủ thể hoạt động báo chí.
Cuốn Tác phẩm báo chí [15]; chỉ ra những tri thức lí luận và thực tiễn
về tác phẩm báo chí, về phân loại tác phẩm báo chí và các thể loại báo chí. Các


3
tác giả chú trọng những yếu tố quan trọng nhất của từng thể loại như sự ra đời và
phát triển, khái niệm và đặc điểm cơ bản của thế loại, kỹ năng thực hiện.
Bàn về mối quan hệ giữa phóng viên và biên tập viên trong tòa soạn,
Tác giả Nguyễn Quang Hịa trong cuốn Phóng viên và tịa soạn [28]; ngồi
việc đưa ra các khái niệm, mơ tả cơng việc cụ thể của phóng viên trong q
trình sáng tạo tác phẩm báo chí cuốn sách cịn chỉ ra những lý luận và thực
tiễn trong việc phối hợp cùng làm tốt cả hai cơng việc là phóng viên và biên
tập, tổ chức trang hiểu nhau hơn, cùng làm tốt công việc của mình; vai trị của
tịa soạn trong việc làm cho tác phẩm báo chí có giá trị hơn.
Tác giả Đinh Thị Thúy Hằng trong cuốn Báo chí thế giới xu hướng
phát triển [26], đã đưa ra những lý luận, khái niệm, phạm trù và hoạt động
báo chí đang phổ biến tại các trường đại học trên thế giới và trong nghiên cứu
báo chí, từ đó chỉ ra xu hướng phát triển của báo chí thời kỳ hiện đại.
Bàn về vấn đề tổ chức tòa soạn, tác giả Đinh Văn Hường trong cuốn Tổ
chức và hoạt động của tòa soạn [29] phân tích cơ cấu tổ chức bộ máy tồn
soạn; cơng tác phóng viên và cơng tác kế hoạch của tịa soạn, đặc điểm của
lao động báo chí ở tịa soạn báo.
Bàn về lao động nhà báo, Tác giả Lê Thị Nhã trong cuốn Lao động
nhà báo - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản [38]; ngoài việc đưa ra các khái
niệm về nhà báo, cuốn Lao động nhà báo còn mô tả rõ về nhiệm vụ của từng
chức danh trong cơ quan báo chí, như: Tổng biên tập, Phó tổng biên tập, Biên
tập viên, Phóng viên, Cộng tác viên...
Tác giả Vũ Quang Hào trong cuốn Ngơn ngữ báo chí [27] đã phân tích

và chỉ ra những vấn đề về lý luận và thực tiễn cơ bản và cần thiết của ngơn
ngữ báo chí. Trong đó, tác giả đề cập sâu tới các dạng ngơn ngữ báo chí, ngơn
ngữ chuẩn mực trên báo in. Tuy nhiên, luận bàn về vấn đề này, tác giả Vũ
Quang Hào mới chỉ đề cập tới ngơn ngữ văn tự, cịn ngơn ngữ phi văn tự (đặc
biệt là ngơn ngữ hình ảnh) trên báo in chưa được tác giả nhắc đến.


4
+ Nhóm tài liệu, cơng trình nghiên cứu về ảnh báo chí - nghiệp vụ
ảnh báo chí; tổ chức nội dung, thiết kế và trình bày báo.
Tác giả Hà Huy Phượng trong cuốn Tổ chức nội dung và thiết kế,
trình bày báo in [40] đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và kỹ
năng về tổ chức nội dung và thiết kế, trình bày báo in, trong đó luận bàn nhiều
về kỹ năng xử lý văn bản, hình ảnh tĩnh và các yếu tố cấu thành sản phẩm báo
in.
Tác giả Mats Wikman và Phạm Thị Thúy Hằng trong cuốn Những
trang báo đẹp - cẩm nang dành cho các nhà thiết kế [35] đưa ra những ví
dụ thực tiễn sống động là các tác phẩm báo chí được trình bày đẹp về bố cục
giữa các mảng chữ viết, tít bài và ảnh. Tuy nhiên, cuốn sách mới chỉ dừng lại
ở việc giới thiệu những trang báo với cách tổ chức ảnh hợp lý, hiệu quả chứ
chưa đi sâu phân tích, luận bàn về cách thức tổ chức ảnh trên nhật báo.
Tài liệu Các thủ thuật làm báo điện tử trong Bộ sách tham khảo
nghiệp vụ báo chí [5] tuy không bàn đến báo in nhưng nội dung về thiết kế
báo điện tử trong tài liệu này là cơ sở để tác giả luận văn có những nghiên cửu
mang tính so sánh, tham chiếu về sự khác nhau giữa việc thiết kế và trình bày
trên báo mạng với thiết kế, trình bày trên báo in.
Tác giả Đỗ Phan Ái trong cuốn Kỹ thuật và tạo hình nhiếp ảnh [2]
chủ yếu đưa ra những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về kỹ thuật, cách vận
hành máy ảnh, đo sáng, bố cục hình ảnh... trong nhiếp ảnh nói chung chứ
chưa đi sâu vào nhóm ảnh báo chí.

Tác giả Nguyễn Tiến Mão trong cuốn Cơ sở lý luận ảnh báo chí [34]
luận bàn về những vấn đề lý luận chung của ảnh báo chí như khái niệm, đặc
điểm, chức năng ... mà chưa đề cập tới lý luận và thực tiễn của việc tổ chức
ảnh báo chí trên từng loại hình báo chí cụ thể.
Tác giả Brian Horton trong cuốn Ảnh báo chí [6], bàn về tinh hoa của
nhiếp ảnh, về tiến trình tư duy của nhà nhiếp ảnh và người biên tập ảnh trong


5
việc tìm kiếm mục tiêu khó nắm bắt nhất của ảnh báo chí: một bức ảnh tốt
hàm chứa một lượng thông tin giúp người xem hiểu biết thêm đôi điều về thế
giới chung quanh. Nói cách khác, cuốn sách này nói về những gì chứa đựng
trong hình ảnh - điều mà khơng nhiều sách, cơng trình nghiên cứu về ảnh báo
chí đề cập đến.
Tác giả Petr Tausk trong cuốn Nhiếp ảnh báo chí [39] khẳng định vai
trị của nhiếp ảnh và vai trị của việc thơng tin bằng ảnh trên báo chí; luận bàn
về vấn đề đạo lý trong ảnh, nội dung và hình thức của ảnh báo chí. Ngồi ra,
tác giả cịn phân tích kỹ năng và kỹ thuật của q trình sáng tạo một các phẩm
ảnh báo chí, cũng như luận bàn mối quan hệ hợp tác giữa phóng viên ảnh với
tập thể Ban biên tập của tịa soạn.
Tài liệu nước ngồi chưa có bản dịch bàn về thiết kế sản phẩm truyền
thông đáng chú ý là của tác giả Ellen Lupton trong cuốn Graphic Design
Thỉnking: Beyond Brainstorming (chưa có bản dịch tiếng Việt), đã khảo sát
một loạt các kỹ thuật khơng chính thức khác nhau để đưa ra lý thuyết về thiết
kế đồ họa tư duy (Graphic design thinking), phương pháp kích thích tư duy
mới để đi đến hấp dẫn công chúng. Đồng thời tác giả cũng chỉ ra 3 giai đoạn
cơ bản của quá trình thiết kế bao gồm: xác định vấn đề (defining the
Problem), hình thành ý tưởng (inventing ideas) và tạo mẫu (creating form).
Nhóm tài liệu, cơng trình nghiên cứu về trùn thơng hình ảnh. Trong
đó gồm vai trị, nhiệm vụ, nội dung, ngun tắc, hình thức của trùn thơng

hình ảnh và tổ chức nội dung hình ảnh, nguyên tắc tiếp nhận hình ảnh của
cơng chúng trên báo chí - trùn thơng nói chung và báo in nói riêng.
Cuốn sách Media/Impact an introduction to mass media [58] là
cơng trình đồ sộ, dày cơng sức của tác giả Shuley Biagi nghiên cứu nguyên lý
hấp dẫn thị giác (visual appeal), nhấn mạnh tác động của các phương tiện
truyền thông trên các cá nhân và trong xã hội ngày nay, phân tích các khía
cạnh của cơng nghệ truyền thông mới nhất và tác động xã hội của chúng...


6
Nhóm tác giả Tom Altstiel (PKA Marketing) và Jean Grow (Marquette
University) trong cuốn Advertising Creative strategy, copy and design [59]
đưa ra quan điểm rõ ràng, thấu đáo về việc sử dụng hình ảnh, màu sắc trong
thiết kế, trình bày ấn phẩm trùn thơng, trong đó nhấn mạnh các ấn phẩm
quảng cáo. Đồng thời đưa ra cái nhìn tổng quan về lĩnh vực trùn thơng hình
ảnh nói chung và quảng cáo nói riêng; đưa ra những lời khuyên thực tế về
chiến lược sáng tạo từ những chuyên gia sáng tạo dày dạn kinh nghiệm trong
bối cảnh ngành công nghiệp truyền thông đang thay đổi nhanh chóng hiện nay.
Trong lĩnh vực tâm lý học, các tác giả Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên)
và Đặng Phương Kiệt (chủ biên) trong hai cơng trình nghiên cứu lần lượt là
Tâm lý học đại cương [47] và Cơ sở tâm lý học ứng dụng [31] luận bàn về
những nét cơ bản trong hệ cảm giác của người, đặc biệt nhấn mạnh đến cơ
quan cảm giác là mắt, từ đó có những phân tích chun sâu về cảm giác của
con người trước màu sắc, kiểu mẫu, kết cấu, cách bố trí hình ảnh; quan sát và
năng lực quan sát trong tri giác của con người.
Tác giả Đỗ Thị Thu Hằng trong cuốn Giáo trình tâm lý học báo chí
[23] bàn đến các vấn đề: Tâm lý học ứng dụng trong nghề báo; Giao tiếp báo
chí; Tâm lý sáng tạo của người làm báo. Trong đó, tác giả luận văn đặc biệt
quan tâm và kế thừa nhiều nội dung về tâm lý tiếp nhận sản phẩm báo chí của
cơng chúng. Từ đó bước đầu đưa ra những nguyên tắc tiếp nhận ảnh báo chí

của cơng chúng trên báo chí - trùn thơng nói chung và báo in nói riêng.
Ngồi ra, đã có một số các luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học của
Khoa Báo chí - Học viện Báo chí và Tuyên truyền đề cập tới ảnh báo chí với
khung lý thuyết cơ bản, đồng thời cũng chỉ ra được những ưu điểm và hạn chế
còn tồn tại của ảnh báo chí ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên đề tài nghiên cứu
sâu về vấn đề tổ chức ảnh báo chí trên nhật báo ở Việt Nam đến nay vẫn chưa
được làm rõ.


7
Như vậy, qua điểm lược các cơng trình mà chúng tôi bao quát được, cả
trong nước và trên thế giới, có thể khẳng định chưa cơng trình nào bàn đến tổ
chức ảnh trên nhật báo. Do đó, đây là cơng trình đầu tiên nghiên cứu một cách
cơ bản và hệ thống về tổ chức ảnh báo chí trên nhật báo.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở các vấn đề lý luận về việc tổ chức hình ảnh trên báo chí nói
chung, trên các tạp chí và thực tế việc tổ chức hình ảnh trên trang bìa các tạp
chí, luận văn khảo sát, phân tích, so sánh đồng thời đánh giá thực trạng việc tổ
chức hình ảnh trên các trang bìa tạp chí thơng tin chỉ dẫn - giải trí ở Việt Nam
hiện nay, từ đó Luận văn đưa ra một số kết luận chung cũng như đề xuất một
số giải pháp, những khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hình ảnh
trên trang bìa các tạp chí hiện nay, nhất là các tạp chí được khảo sát.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đã đặt ra, chúng tơi xác định những nhiệm vụ cụ
thể sẽ phải giải quyết như sau:
- Hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về tạp chí; về tổ chức hình ảnh trên
trang bìa các tạp chí thơng tin chỉ dẫn - giải trí: về sơ lược lịch sử phát triển,
khái niệm, vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc… tổ chức hình ảnh
trên các tạp chí thơng tin chỉ dẫn - giải trí ở Việt Nam hiện nay.

- Khảo sát thực trạng chất lượng tổ chức hình ảnh trên trang bìa trên
các tạp chí: Thời trang trẻ, Ơtơ - Xe máy, Tạp chí Thể thao, Thế giới Văn hóa
năm 2014, làm rõ được những điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hình ảnh
trên trang bìa các tạp chí: Thời trang trẻ, Ơtơ - Xe máy, Tạp chí Thể thao, Thế
giới Văn hóa.
4. Đối tượng và phạm vi khảo sát
4.1. Đối tượng nghiên cứu


8
Luận văn nghiên cứu việc tổ chức hình ảnh trên trang bìa các tạp chí
thơng tin chỉ dẫn - giải trí.
4.2. Đối tượng và phạm vi khảo sát
- Đối tượng khảo sát: Luận văn khảo sát việc tổ chức hình ảnh trên
trang bìa các tạp chí thơng tin chỉ dẫn - giải trí như Thời trang trẻ, Ơtơ - Xe
máy, Tạp chí Thể thao, Thế giới Văn hóa.
- Thời gian khảo sát: Từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 12 năm 2014.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở nhận thức luận những vấn đề lý
luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và các chủ trương, đường lối,
chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về báo chí. Đồng thời, kế thừa và
vận dụng kiến thức của các ngành khoa học khác có liên quan như: triết học,
nghệ thuật học, tâm lý học, tốn học, chính trị học…
Luận văn tiếp cận và kế thừa một số lý thuyết như: lý thuyết trùn
thơng hình ảnh; lý thuyết đóng khung; lý thuyết sắp đặt chương trình nghị sự;
lý thuyết về thiết kế đồ họa....
5.2. Phương pháp nghiên cứu

Tác giả luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu công cụ sau để
thực hiện đề tài:
-

Phương pháp nghiên cứu tài liệu, được dùng để khảo cứu các tài liệu,

cơng trình khoa học nhằm hệ thống hóa các vấn đề lý luận và cơ sở lý thuyết
cho vấn đề nghiên cứu.
-

Phương pháp thống kê - phân loại được dùng để thống kê phân loại việc

tổ chức hình ảnh trên trang bìa các tạp chí thuộc diện khảo sát về nội dung
thơng tin, hình thức, kỹ thuật.
-

Phương pháp phỏng vấn sâu được dùng để thu thập thơng tin định tính,


9
xin ý kiến các chuyên gia liên quan đến việc chỉ đạo đường hướng thông tin
và liên quan trực tiếp đến tổ chức hình ảnh trên trang bìa các tạp chí thơng tin
chỉ dẫn, giải trí ở Việt Nam và các tạp chí khảo sát. Cụ thể, chúng tơi xin ý
kiến lãnh đạo tòa soạn, thư ký tòa soạn, họa sĩ trình bày, phóng viên ảnh hay
biên tập viên ảnh ở các tờ tạp chí nói chung và tạp chí khảo sát nói riêng.
-

Phương pháp phân tích nội dung:Phân tích trên 150 bìa của 4 tạp chí

khảo sát: Thời trang trẻ, Ơ tơ, Xe máy, Thể thao, Thế giới Văn hóa, về nội

dung, hình thức, kỹ thuật.
-

Phương pháp thảo luận nhóm: được dùng để lấy ý kiến của nhóm học

viên các lớp cao học Báo chí K19, nhóm cán bộ chun mơn của Tạp chí Lý
luận chính trị và Trùn thơng, Học viện Báo chí và Tun trùn nhằm thu
thập thông tin về những ưu điểm và hạn chế của các tạp chí thuộc diện
khảo sát.
6. Đóng góp mới của luận văn
- Luận văn hệ thống hóa được các vấn đề lý luận và thực tiễn về việc tổ
chức hình ảnh trên các trang bìa tạp chí thơng tin chỉ dẫn - giải trí ở Việt Nam
hiện nay, về tổ chức hình ảnh trên tạp chí Thời trang trẻ, Ơtơ - Xe máy, Tạp
chí Thể thao, Thế giới Văn hóa
- Luận văn đề xuất một số giải pháp khả thi, khuyến nghị cụ thể nhằm
nâng cao chất lượng tổ chức hình ảnh trên trang bìa các tạp chí Thời trang trẻ,
Ơtơ - Xe máy, Tạp chí Thể thao, Thế giới Văn hóa hiện nay.
7. Kết cấu luận văn
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn
gồm 3 chương, 12 tiết. Cụ thể:
- Chương 1: Những vấn đề chung về tổ chức hình ảnh trên trang bìa tạp
chí thơng tin chỉ dẫn - giải trí
- Chương 2: Thực trạng tổ chức hình ảnh trên trang bìa của các tạp chí
thơng tin chỉ dẫn - giải trí ở Việt Nam hiện nay


10
- Chương 3: Giải pháp và khuyến nghị tổ chức ảnh trên trang bìa tạp
chí thơng tin chỉ dẫn - giải trí
Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC HÌNH ẢNH
TRÊN TRANG BÌA TẠP CHÍ THƠNG TIN CHỈ DẪN - GIẢI TRÍ
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm tạp chí
Tạp chí là loại hình báo chí, thuộc hệ thống báo in. Tạp chí là một khái
niệm đã trở nên quá quen thuộc với chúng ta trong cuộc sống hằng ngày.
Nhưng không phải ai cũng hiểu đúng và hiểu hết nội hàm của khái niệm này
với tư cách một khái niệm của khoa học xã hội. Chính vì vậy trước hết chúng
tôi muốn xác định lại nội hàm của khái niệm “tạp chí” trong sự đối sánh với
khái niệm “báo” đặt trong tổng thể hệ thống báo in.
Trên thế giới, tạp chí được gọi một cách phổ biến là “Magazine”. Lúc
đầu có quan niệm cho rằng Magazine chỉ là một loại hình tạp chí phục vụ cho
mục đích thư giãn. Quan niệm này xuất phát từ sự ra đời của tờ tạp chí
Gentlemen’s Magazine (Tạp chí dành cho q ơng) 1731 - 1907 ở nước Anh,
bao gồm các bài tiểu luận, truyện và thơ, đương thời rất có ảnh hưởng trong
đời sống xã hội. Nhưng trong tiến trình phát triển của mình, cùng với báo, tạp
chí phục vụ mọi nhu cầu thông tin trong xã hội, được sử dụng rộng rãi trong
mọi lĩnh vực, do đó magazine mở rộng phạm vi hoạt động, khơng cịn bó hẹp
là phương tiện giải trí nữa. Từ thực tế đó, quan niệm về tạp chí cũng được mở
rộng cho sát với thực tế.
Theo “Microsoft Encarta 99 Encyclopedia” thì những xuất bản phẩm
xuất bản trong các khoảng thời gian dài hơn một ngày (hàng tuần, hai tuần,
hàng tháng, hàng quý thậm chí là hành năm mới ra một số), in trên giấy tốt,
với các trang đóng nhỏ hơn báo được gọi là tạp chí xuất bản định kỳ


11
cPeriodicals). Như vậy Periodicals - tạp chí xuất bản định kỳ bao gồm tất cả
các xuất bản phẩm mang tính định kỳ với khoảng cách xuất bản thường dài
hơn báo. Mặt khác bài viết cho Periodicals cũng khác, thường sử dụng những

chất liệu đặc biệt để lôi cuốn bạn đọc quan tâm chú ý. Những nội dung của
các tạp chí xuất bản định kỳ thường ít liên quan đến các thơng tin hiện hành.
Trong q trình phân phối thơng tin thì chúng thường tập trung vào các tin
tóm tắt hoặc các bài bình luận. Theo quan niệm này thì tạp chí là Magazine
nhưng khởi thủy của nó là những tạp chí xuất bản định kỳ với các đặc trưng
nêu trên.
Một quan niệm khác xuất phát từ nguyên của ngôn ngữ Ả rập thì
nó có nguồn gốc từ thuật ngữ “Store house” là “một kho chứa thông tin về
tất cả mọi thứ nhưng khác với sách - cũng là một kho chứa thơng tin, bởi gắn
với Periodicals hay Magazine nên nó là “kho chứa thơng tin về mỗi lĩnh vực
nào đó”. Tuy nhiên quan niệm này cũng chỉ giới hạn ở một giai đoạn nhất
định.
Có quan niệm cho rằng: “Tạp chí cũng là một loại hình trong số các
phương tiện thơng tin đại chúng. Trên thực tế nó cũng quan trọng tương
đương như sách trên thị trường. Ảnh hưởng của nó rất lớn, khơng thể đo đếm
được. Cũng khó có thể thống kê được có bao nhiêu ấn phẩm xuất bản dưới
dạng định kỳ. Trên các quầy bán báo, sự có mặt của tạp chí cũng khá vắng
bóng, phần lớn các tạp chí được đặt mua dài hạn thơng qua mạng bưu chính.
Vì thế cũng có quan niệm cho rằng tạp chí có nhiều nét tương đồng với loại
hình sách” .
Trên thế giới, việc phân loại tạp chí cũng có nhiều khác nhau. Có khi
phân chia theo từng lĩnh vực hoạt động, có khi phân loại theo đối tượng bạn
đọc, hoặc phân thành “magazine đặc biệt” và “magazine thông thường”.. .
Từ điển bách khoa Séc, Praha (1989) cho rằng: “Tạp chí là loại ấn
phẩm xuất bản thường kỳ (hàng tuần, hàng tháng, hàng quý...) bao gồm tin


12
tức và các bài báo về các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, thi đấu thể thao, y tế...
Có nhiều loại tạp chí khác nhau được phân biệt qua nội dung như: tạp chí

khoa học, tạp chí chuyên ngành, chuyên nghề, tạp chí hội họa, tạp chí ánh
sáng, tạp chí mốt thời trang, tạp chí hài hước...”
Từ điển báo chí thực hành của B. Osvaldova và J. Halada đưa ra khái
niệm về tạp chí và phân tích một cách cụ thể hơn như sau: Tạp chí là một
loại ấn phẩm xuất bản ở một khu vực, địa điểm nhất định, có tính thường kỳ
đều đặn, ít nhất là nửa năm, nhiều nhất là một tuần một số. Tạp chí khác với
nhật báo ở chỗ: tính thời sự thấp hơn nhật báo tính khái quát đề tài lại cao hơn
nhật báo. Tạp chí thường hướng tới một phạm vi độc giả nào đó đã được
thơng tin một cách vắn tắt, sơ lược về một vấn đề nhất định nhưng chưa thỏa
mãn và đang đi tìm những số liệu chi tiết tỉ mỉ và có tính chun ngành hơn.
Khác với các loại tuần báo, báo bản nguyệt san, tạp chí có số lượng. Tạp chí
cịn bao hàm cả các loại tạp chí khoa học chuyên ngành và các loại lược tin
thông tấn, tập san (bulielin) xuất bản theo quý hoặc nửa năm một quyển, có
nhiều kiểu phân loại tạp chí như:

- Phân loại theo lượng xuất bản.
- Theo tuổi tác độc giả (cho thanh niên, thiếu niên, người cao tuổi)
- Theo sở thích giải trí (ơ tơ - mơtơ, âm nhạc, vườn cảnh)
- Theo giới tính (cho phụ nữ, nam giới)
- Theo chun ngành (hóa học, tốn học, y học)
- Theo nội dung và thành phần độc giả (tạp chí gia đình, tạp chí phổ
cập tri thức, tạp chí chuyên ngành và không chuyên ngành).
Với sự phát triển của mạng Internet và CD ROM, tạp chí khơng chỉ là
một dạng ấn phẩm mà cịn là dạng văn háa phẩm điện tử.
Tạp chí xuất hiện từ đầu thế kỳ XVII, ban đầu là tạp chí chuyên ngành.
Cùng với sự phát triển của nghề in, kỹ thuật minh họa, đến đầu thế kỷ XIX


13
bắt đầu xuất hiện các tạp chí có tính chính trị. Mỗi thời kỳ lịch sử và các

thành tựu kỹ thuật cơng nghiệp, đều mang đến cho tạp chí một bước phát triển
độc đáo, làm xuất hiện những loại hình tạp chí mới: tạp chí ánh sáng, tạp chí
điện ảnh, tạp chí chương trình trùn hình.
Ở Việt Nam, tạp chí có lịch sử non trẻ hơn rất nhiều so với tạp chí thế
giới. Vì thế cũng khơng q khó hiểu, khi khái niệm tạp chí ở Việt Nam cũng
chưa có được một nội hàm thật rõ ràng và thống nhất.
Do tính chất, quy mơ, nhiệm vụ của tạp chí Việt Nam nên nó có những
đặc điểm riêng biệt khác với tạp chí ở các nước phát triển. Có ý kiến cho
rằng: “Tạp chí trên thực tế là một tờ báo viết nhung nó khác với báo ở chỗ:
tạp chí là cơ quan lý luận học thuật khoa học của một tổ chức, một đồn thể
nào đó, chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu, hướng dẫn trao đổi nghiệp vụ khoa
học về một lĩnh vực nào đó thuộc phạm vi ngành mình, địa phương mình.
Định kỳ phát hành của tạp chí thường dài hơn định kỳ phát hành của báo”.
Định nghĩa này đã chỉ ra sự khác nhau của báo và tạp chí trên phương diện:
cơ quan chủ quản, nội dung thơng tin, thời gian định kỳ phát hành. Tuy nhiên,
có thể thấy sự so sánh này chỉ dựa trên đặc điểm của những tạp chí lý luận
chính trị và khoa học, những tạp chí mang tính chất chun ngành, nhóm tạp
chí chỉ dẫn - giải trí dường như chưa được đề cập đến.
1.1.2. Khái niệm tạp chí chỉ dẫn - giải trí
Tạp chí chỉ dẫn - giải trí là một trong ba dịng chính của hệ thống tạp
chí Việt Nam bên cạnh dịng tạp chí lý luận chính trị và dịng tạp chí khoa
học. Tạp chí chỉ dẫn - giải trí dù “sinh sau đẻ muộn” so với các tạp chí lý luận
chính trị và khoa học, nhưng từ khoảng năm 2000 trở lại đây các tạp chí loại
này vơ cùng phát triển, tạo nên cả một dịng tạp chí phong phú, sơi động bên
cạnh dịng tạp chí cũ, làm đa dạng thêm hoạt động của hệ thống tạp chí ở Việt
Nam, làm tăng tính cạnh tranh giữa các dịng tạp chí và đáp ứng tốt hơn nhu
cầu của bạn đọc.


14

Sự phân loại hệ thống tạp chí thành: dịng tạp chí lý luận chính trị, dịng
tạp chí khoa học và dịng tạp chí chỉ dẫn - giải trí dựa trên tiêu chí là nội dung
thơng tin của các tờ tạp chí. Chính bởi vậy, muốn hiểu rõ về dịng tạp chí chỉ
dẫn - giải trí cần bắt đầu từ chính nội dung thơng tin của nó: chỉ dẫn, giải trí.
Bước đầu có thể định nghĩa: “chỉ dẫn” là hình thức tìm kiếm và cung
cấp thơng tin kèm theo những lời gợi ý, hướng dẫn, tư vấn tới đối tượng cần
sự hỗ trợ, giúp đỡ, đồng thời thu nhận tin tức phản hồi từ phía đối tượng sau
khi họ đã tiếp nhận sự chỉ dẫn, tư vấn.
Từ định nghĩa “chỉ dẫn” như trên, có thể hiểu: “chỉ dẫn trên báo chí là
một hình thức truyền tải thơng tin đặc biệt của báo chí, qua đó, người làm
báo tìm kiếm và trao đổi những thơng tin có tính định hướng với người đọc
nhằm hỗ trợ và giúp đỡ họ giải quyết một vấn đề nhất định”. Định nghĩa này
phần nào đã chỉ ra được sự khác biệt giữa tư vấn chỉ dẫn nói chung và tư vấn
chỉ dẫn trên báo chí nói riêng.
Thứ nhất, người đóng vai trị chỉ dẫn trên báo chí thường đồng thời
cũng là nhà báo, bên cạnh đó cũng có những bài tư vấn chỉ dẫn của các
chuyên gia trong lĩnh vực đang được bàn tới.
Thứ hai, chỉ dẫn trên báo chí là q trình tư vấn gián tiếp thơng qua
một trung gian là văn bản báo chí. Chính vì sự gián tiếp đó mà chỉ dẫn trên
báo chí rất khó thu được ý kiến phản hồi từ các đối tượng tiếp nhận chỉ dẫn
hoặc phải thu nhận thường một thời gian dài vấn đề đặt ra cho nhà báo là: làm
thế nào để thu nhận thông tin phản hồi nhanh nhất từ phía độc giả? Nếu
những người làm tư vấn trên báo chí có thể nhận thơng tin phản hồi từ phía
độc già một cách nhanh chóng nhất, họ sẽ nắm được hiệu quả quá trình chỉ
dẫn của mình, từ đó điều chỉnh cơng việc để có thể nâng cao hiệu quả tư vấn
chỉ dẫn hơn nữa.
Chỉ dẫn trên tạp chí cũng là một bộ phận của chỉ dẫn báo chí, nó cũng
mang những đặc trưng giống như chỉ dẫn trên báo chí. Nhưng nội dung chỉ



15
dẫn của dịng tạp chí chỉ dẫn - giải trí vẫn có những nét khác biệt làm nên đặc
trưng riêng của nó. Chỉ dẫn là nội dung thơng tin chính, chủ đạo của dịng tạp
chí chỉ dẫn - giải trí. Các tờ báo, các tờ tạp chí khác thường cũng có nội dung
thơng tin này nhưng thơng tin chỉ dẫn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, không phản
ánh diện mạo của cả tờ báo, nội dung chỉ dẫn cũng thường thuộc nhiều lĩnh
vực khác nhau. Cịn ở dịng tạp chí chỉ dẫn - giải trí, nội dung chỉ dẫn chiếm
một tỷ lệ lớn, nó được đặt ra như một nhiệm vụ trung tâm của những người
hoạt động trong lĩnh vực này. Tức là các bài có nội dung thơng tin chỉ dẫn
chiếm một tỷ lệ trang lớn trong một ấn phẩm tạp chí, xuất hiện đều đặn trong
các kỳ phát hành như một món ăn khơng thể thiếu đối với độc giả. Thêm vào
đó, do đặc điểm của tạp chí, mỗi tờ tạp chí thường đi sâu vào một lĩnh vực
nhất định nên các thông tin chỉ dẫn thường mang hàm lượng thông tin khoa
học cao, đáng tin cậy, được độc giả tin tưởng đón nhận, các bài viết này bên
cạnh những người làm tạp chí thì cũng có rất nhiều bài là do các chuyên gia
trong lĩnh vực đó tư vấn. Các bài có nội dung chỉ dẫn bên cạnh ý nghĩa là tư
vấn cho bạn đọc, còn là hình thức tổng kết những thành tựu, những hoạt động
trong lĩnh vực mà mỗi tờ tạp chí đi chuyên sâu. Đây chính là nội dung quan
trọng của một tờ tạp chí chỉ dẫn - giải trí. Do đó mà mỗi tờ tạp chí chỉ dẫn giải trí có thể trở thành diễn đàn cho các nhà khoa học, các chuyên gia, những
người quan tâm am hiểu về một lĩnh vực và thu hút được các độc giả có nhu
cầu tìm hiểu về lĩnh vực đó. Trong sự bùng nổ thơng tin như hiện nay, để
tránh tình trạng lỗng thơng tin, thông tin không đáng tin cậy, cần phát huy
hơn nữa tiếng nói của dịng tạp chí chỉ dẫn - giải trí đế bạn đọc có được một
kênh thơng tin an tồn, lành mạnh và hữu ích thực sự.
Bên cạnh chỉ dẫn thì giải trí cũng là một nội dung quan trọng của dịng
tạp chí này đúng như tên gọi của nó. Giải trí ở dịng tạp chí này bao hàm hai ý
nghĩa, thứ nhất dịng tạp chí này cung cấp những thơng tin phục vụ nhu cầu
giải trí cho bạn đọc, thứ hai bản thân việc đọc tờ tạp chí phải trở thành một



16
hình thức giải trí của bạn đọc, đáp ứng nhu cầu giải trí, thỏa mãn khối cảm
thẩm mỹ cho bạn đọc là một trong những nhiệm vụ của dòng tạp chí này.
Giải trí là một dạng hoạt động của con người đáp ứng nhu cầu phát
triển của con người về thể chất, trí tuệ và mĩ học. Nó khơng chỉ là nhu cầu của
mỗi cá nhân mà còn là nhu cầu của đời sống cộng đồng. Như vậy, giải trí là
một hoạt động không thể thiếu của con người, để con người phát triển bình
thường, hài hịa, cân đối giữa tất cả các mặt thì cần có hoạt động giải trí. Giải
trí khơng đơn thuần là hoạt động vui chơi trong lúc nhàn rỗi, nghỉ ngơi sau
thời gian lao động mệt nhọc mà qua hoạt động đó con người cịn thu được
nhiều kinh nghiệm cho bản thân, phục vụ cuộc sống hằng ngày, tăng cường
giao tiếp, củng cố các mối quan hệ... Đặc biệt giải trí cũng phản ánh diện mạo
văn hóa của mỗi gia đình, vùng miền dân tộc qua các thời kỳ lịch sử.
Hoạt động giải trí nằm trong hệ thống các loại hoạt động của con
người; và là hoạt động duy nhất không gắn với nhu cầu sinh học nào.
Theo tác giả Đoàn Văn Chúc viết trong cuốn Xã hội học văn hóa có
bốn dạng hoạt động mà con người phải thực hiện, đó là: [35, tr. 225]

- Hoạt động lao động sản xuất để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của
các cá nhân và của cả xã hội. Đó là nghĩa vụ xã hội của mỗi người.

- Hoạt động thuộc các quan hệ cá nhân trong xã hội như chăm sóc con
cái, chăm sóc gia đình, thăm viếng họ hàng, bạn bè... Đó là nghĩa vụ cá nhân
của mỗi người.

- Hoạt động thuộc đời sống vật chất của con người như nấu nướng, ăn
uống, nghỉ ngơi, vệ sinh cá nhân... Đó là hoạt động thỏa mãn nhu cầu vật chất
của mỗi người.

- Hoạt động thuộc đời sống tinh thần của mỗi cá nhân như thưởng thức

nghệ thuật, chơi các trị chơi, sinh hoạt tơn giáo... Đó là hoạt động thỏa mãn
nhu cầu tinh thần của mỗi người.


17
Giải trí là dạng hoạt động cuối cùng trong số bốn dạng hoạt động trên.
Nó mang tính chất tự do hơn các dạng hoạt động cịn lại. Vì khơng gắn với
nhu cầu sinh học nào, nó khơng hề mang tính cưỡng bức; con người có qùn
lựa chọn theo sở thích, trong khn khổ hệ chuẩn mực của xã hội. Nó là bước
chuyển từ những hoạt động nghĩa vụ, bổn phận sang những hoạt động tự
nguyện. Nó đồng thời là những hoạt động khơng mang tính vụ lợi nhằm mục
đích giải tỏa sự căng thẳng tinh thần để đạt tới sự thư giãn, thanh thản trong
tâm hồn và cao hơn, đó là sự rung cảm về thẩm mĩ. Thời gian dành cho hoạt
động này được gọi là thời gian rỗi.
Giải trí cũng là nhu cầu của con người vì nó đáp ứng những địi hỏi bức
thiết từ phía cá nhân. Nhu cầu giải trí là động cơ của hoạt động giải trí. Khi
xuất hiện nhu cầu giải trí, con người bị thơi thúc hành động để thỏa mãn nhu
cầu đó. Nhu cầu giải trí thuộc các bậc cao của thang nhu cầu con người do
không gắn liền với sự tồn tại sinh học mà là sự vươn cao, nhằm thỏa mãn nhu
cầu tinh thần, tự hoàn thiện và tự khẳng định mình. Nhu cầu giải trí cũng là
một bộ phận quan trọng cấu thành các nhu cầu tinh thần.
Cũng như nội dung chỉ dẫn, giải trí là một nội dung thiết yếu của dịng
tạp chí này. Một trong các chức năng của báo chí là hướng tới thỏa mãn nhu
cầu giải trí đó của con người, dịng tạp chí chí dẫn cũng không phải là ngoại
lệ. Nhưng điểm đặc biệt là khi nói tới nội dung giải trí của dịng tạp chí chỉ
dẫn - giải trí là nói tới hai khía cạnh. Dịng tạp chí này cung cấp cho bạn đọc
những thơng tin để đáp ứng nhu cầu giải trí của bạn đọc. Đây là một trong các
mục tiêu mà dòng tạp chí này hướng đến. Cũng như tất cả các dạng hoạt động
khác, để làm tốt nó con người đều cần có thơng tin, giải trí cũng vậy. Những
người làm tạp chí chỉ dẫn - giải trí đã nắm bắt nhu cầu ngày càng tăng này của

bạn đọc Việt Nam đặc biệt là bạn đọc trẻ. Đời sống xã hội ngày càng phát
triển, con người không chỉ quan tâm đến vấn đề vật chất, đến lao động mà
ngày càng quan tâm nhiều hơn đến đời sống giải trí. Nhưng giải trí như thế


18
nào cho hiệu quả, giải trí ở đâu cho phù hợp...? Giải trí hiệu quả là hoạt động
giải trí phải hướng tới cả những mục đích và các nhu cầu khác của con người,
như tăng cường hiểu biết, như tăng cường sức khỏe, phục hồi sức sản xuất...
Đồng thời giải trí cũng phải phù hợp với lứa tuổi, ngành nghề, giới tính, điều
kiện vật chất, đặc điểm mơi trường, đặc trưng văn hóa... Tất cả những điều đó
là mối quan tâm của những người làm tạp chí chỉ dẫn - giải trí. Họ chính là
người tìm kiếm thơng tin, là người chỉ đường tin cậy cho bạn đọc.
Không chỉ cung cấp thơng tin phục vụ nhu cầu giải trí cho bạn đọc, tạp
chí chỉ dẫn - giải trí cịn phải thực sự trở thành một món ăn tinh thần phục vụ
nhu cầu giải trí cho bạn đọc. Đây chính là khía cạnh thứ hai của nội dung giải
trí, nó vừa mang tính nội dung vừa mang tính hình thức. Các tạp chí chỉ dẫn giải trí đứng trước thách thức phải làm thế nào để hấp dẫn bạn đọc về cả nội
dung và hình thức để tờ tạp chí của mình mang lại những giây phút thư giãn
thoải mái cho bạn đọc, để mỗi khi có thời gian rãnh rỗi bạn đọc nghĩ đến nó
như một hình thức giải trí hữu ích và hiệu quả.
Như vậy, có thể khái qt dịng tạp chí chỉ dẫn - giải trí là một trong ba
dịng tạp chí của hệ thống tạp chí Việt Nam, mà nội dung của nó là cung cấp
thơng tin chỉ dẫn cho bạn đọc về các lĩnh vực khác nhau của đời sống, đáp ứng
nhu cầu giải trí của bạn đọc bằng nội dung thông tin hấp dẫn và hình thức đẹp.
Tạp chí chỉ dẫn - giải trí, nội dung chỉ dẫn chiếm một tỷ lệ lớn, nó
được đặt ra như một nhiệm vụ trung tâm của những người hoạt động trong
lĩnh vực này. Tức là các bài có nội dung thông tin chỉ dẫn chiếm một tỷ lệ
trang lớn trong một ấn phẩm tạp chí, xuất hiện đều đặn trong các kỳ phát hành
như một món ăn khơng thể thiếu đối với độc giả. Thêm vào đó, do đặc điểm
của tạp chí, mỗi tờ tạp chí thường đi sâu vào một lĩnh vực nhất định nên các

thông tin chỉ dẫn thường mang hàm lượng thông tin khoa học cao, đáng tin
cậy, được độc giả tin tưởng đón nhận, các bài viết này bên cạnh những người
làm tạp chí thì cũng có rất nhiều bài là do các chun gia trong lĩnh vực đó tư


19
vấn. Các bài có nội dung chỉ dẫn bên cạnh ý nghĩa là tư vấn cho bạn đọc, cịn
là hình thức tổng kết những thành tựu, những hoạt động trong lĩnh vực mà
mỗi tờ tạp chí đi chuyên sâu. Đây chính là nội dung quan trọng của một tờ tạp
chí chỉ dẫn - giải trí. Do đó mà mỗi tờ tạp chí chỉ dẫn - giải trí có thể trở thành
diễn đàn cho các nhà khoa học, các chuyên gia, những người quan tâm am
hiểu về một lĩnh vực và thu hút được các độc giả có nhu cầu tìm hiểu về lĩnh
vực đó. Trong sự bùng nổ thơng tin như hiện nay, để tránh tình trạng lỗng
thơng tin, thơng tin không đáng tin cậy, cần phát huy hơn nữa tiếng nói của
dịng tạp chí chỉ dẫn - giải trí để bạn đọc có được một kênh thơng tin an tồn,
lành mạnh và hữu ích thực sự.
Như vậy, tất cả các quan niệm nêu trên đều chỉ ra các yếu tố hoặc đặc
điểm cấu thành nên tạp chí. Tham chiếu các định nghĩa, khái niệm, quan niệm
nêu trên và từ tình hình thực tế, có thể rút ra khái niệm chung về tạp chí như
sau: Tạp chí là loại ấn phẩm có bìa, xuất bản phẩm có định kỳ, có tên gọi ổn
định, khổ nhỏ hơn báo và được coi là cơ quan lý luận, học thuật, khoa học
của một bộ, ngành hay đồn thể nào đó. Xuất bản liên tục không giới hạn
thời gian, chuyển tải các thông tin có tính tổng hợp, chun sâu nhằm đáp
ứng nhu cầu thơng tin về một lĩnh vực nào đó cho một nhóm đối tượng cơng
chúng nhất định.
1.1.3. Khái niệm hình ảnh
Bức ảnh đầu tiên trên thế giới mang tính thời sự được ghi lại năm từ
năm 1842. Đó là bức ảnh chụp đám cháy lớn ở Hamburg do một nhiếp ảnh
người Đức thực hiện. Nhưng mãi đến cuối thể kỷ XIX, những bức ảnh thời sự
phản ánh sinh động tâm tư, cuộc sống của con người mới xuất hiện trên

những tờ báo và tạp chí. Từ đó đến nay, ảnh ln có mặt trên báo in và có ý
nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện nhiệm vụ thơng tin tồn diện của các
tờ báo và tạp chí.


20
Có rất nhiều những ý kiến, quan niệm khác nhau về ảnh báo chí. Nhiều
người cho rằng, ảnh báo chí trước hết phải là ảnh thời sự được sử dụng trên
báo chí, cịn tất cả các loại ảnh khác dù có được đăng báo, nhưng khơng mang
tính thời sự thì khơng thể gọi là ảnh báo chí [34, tr.28].
Khác với ý kiến trên, nhiều người lại thiên về quan điểm đối ngược khi
cho rằng, ảnh báo chí là tất cả những hình ảnh phản ánh những sự kiện thời
sự, vấn để thời sự được mọi người quan tâm, không nhất thiết phải được sử
dụng trên mặt báo, trên mạng... Vì họ cho rằng, trong thời kỳ bùng nổ thông
tin như hiện nay, nhu cầu về đời sống tinh thần của mỗi thành viên trong xã
hội ngày càng phát triển. Trong thực tiễn đa dạng và phong phú ấy, làm sao
báo chí có thể đưa hết thảy các hình ảnh phản ánh sự kiện, sự việc lên mặt
báo. Vì thế sẽ khơng cơng bằng nếu khơng chấp nhận những ảnh đó là ảnh
báo chí [34, tr.29].
Hay trong cuốn Ảnh báo chí, tác giả Brian Horton cho rằng: “Ảnh báo
chí kể lại một câu chuyện bằng hình ảnh, tường thuật với chiếc máy ảnh, ghi
nhận một khoảnh khắc trong thời gian, cái phút giây điển hình khi một hình
ảnh đúc kết một câu chuyện” [6, tr.17].
Nhiệm vụ của ảnh báo chí là thông tin, tường thuật, đưa cảnh tượng sự
kiện đến với độc giả cho dù họ đang ờ xa hàng nghìn cây số hay chỉ cách một
góc đường. Ảnh báo chí giúp cho độc giả thấy được đơi điều mà có thể họ đã
khơng có cơ hội chứng kiến tận mắt. Ảnh báo chí ghi một khoảnh khắc lịch sử
và gìn giữ tương lai.
Tuy có rất nhiều quan điểm khác nhau về ảnh báo chí, nhưng tác giả
luận văn đồng tình nhất với khái niệm về ảnh báo chí mà tác giả Nguyễn Tiến

Mão đã trình bày trong cuốn Cơ sở lý luận ảnh báo chí, khi cho rằng: Ảnh báo
chí là một trong những hình thức thơng tin của báo chí, thơng qua việc phản
ánh các hoạt động thực tiễn của đời sống xã hội, bằng những hình ảnh cụ


21
thể, chân thực và sinh động, nhằm mang lại cho người xem một lượng thông
tin, một lượng giá trị tư tưởng và thẩm mỹ nhất định [34, tr.39].
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn ảnh báo chí, đồng thời kế
thừa những tổng kết, đúc rút về khái niệm ảnh báo chí của các tác giả đi
trước, chúng tơi cho rằng: Hình ảnh là những gì chúng ta thấy được thơng
qua thị giác rồi sau đó chuyển về não giúp ta cảm nhận nhận hình ảnh đó
một cách chân thực nhất từ đó đưa ra những phản xạ, cảm nhận về hình ảnh
mà ta vừa thu nhận.
1.1.4. Khái niệm tổ chức
“Tổ chức” theo từ gốc Hy Lạp “Organon” nghĩa là “hài hịa”, từ tổ
chức nói lên một quan điểm rất tổng quát “đó là cái đem lại bản chất thích
nghi với sự sống”. Theo Chester I. Barnard trong cuốn Organization Theory
(lý thuyết tổ chức) thì tổ chức là một hệ thống những hoạt động hay nỗ lực
của hai hay nhiều người được kết hợp với nhau một cách có ý thức [50]. Theo
Harold Koontz, Cyril Odonnell và Heinz Weihrich trong cuốn Management
(sự quản lý, điều hành) năm 1984 thì cơng tác tổ chức là “việc nhóm gộp các
hoạt động cần thiết để đạt được các mục tiêu, là việc giao phó mỗi nhóm cho
một người quản lý với quyền hạn cần thiết để giám sát nó, và là việc tạo điều
kiện cho sự liên kết ngang và dọc trong cơ cấu của doanh nghiệp” [53].
Theo từ điển tiếng Việt phổ thơng của Viện ngơn ngữ học thì tổ chức có
các nghĩa sau đây [48]:
- Làm thành một chỉnh thể, có một cấu tạo, một cấu trúc và những chức
năng nhất định;
- Làm những gì cần thiết để tiến hành một hoạt động nào đó nhằm có

được một hiệu quả lớn nhất;
- Làm công tác tổ chức cán bộ.
Từ khái niệm thông thường này, ta thấy thuật ngữ “tổ chức” mang
hai ý nghĩa: thứ nhất, tổ chức chỉ trạng thái cấu trúc của một đối tượng; thứ


22
hai, tổ chức chỉ hoạt động chủ quan của người nhằm đạt mục tiêu nào đó. Ý
nghĩa thứ nhất phù hợp với trạng thái tĩnh của đối tượng; ý nghĩa thứ hai phù
hợp với trạng thái linh hoạt, những sự thay đổi diễn ra trong nó.
Như vậy, có rất nhiều quan điểm đã được đưa ra về khái niệm “tổ
chức”. Để đưa ra được khái niệm xác đáng nhất thì cần xem xét khái niệm “tổ
chức” ở các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau; ở các phương diện và mục tiêu
hoạt động khác nhau.
Khi xem xét, sử dụng trong nghiên cứu thuật ngữ “tổ chức” trong
ngành báo chí học, chúng tơi đề cập nó ở 2 góc độ như sau: Một là, tổ chức
chỉ một nhóm người, hoạt động trong cùng một lĩnh vực nghề nghiệp. Hai là,
tổ chức chỉ hoạt động của người làm báo và người quản lý báo chí nhằm mục
đích tạo ra một sản phẩm báo chí hồn chỉnh; là một dạng hoạt động nghề
nghiệp của nhà báo với các công việc cụ thể như: lên kế hoạch, tổ chức
sản xuất nội dung, thiết kế và trình bày báo, in ấn, phát hành...
Trong lĩnh vực báo chí trùn thơng, sản phẩm báo chí nói chung và
báo in nói riêng, là loại sản phẩm mang tính tập thể. Một số báo hồn thiện về
nội dung và hình thức đến với độc giả phải trải qua nhiều công đoạn khác
nhau trong quy trình xuất bản. Mỗi cơng đoạn có sự tham gia của từng thành
viên trong tịa soạn với những phần việc cụ thể để hợp thành một cơng trình
mang tính tập thể rõ nét. Vì vậy, thuật ngữ “tổ chức” trong hoạt động báo chí,
và khoa học báo chí có thể hiểu là q trình lựa chọn, sắp xếp và bố trí các
cơng việc giao quyền hạn và phân phối các nguồn lực sao cho chúng đóng
góp một cách tích cực và có hiệu quả vào mục tiêu chung của số báo, của

tòa soạn báo.
1.1.5. Khái niệm tổ chức hình ảnh
Trong hoạt động nghề nghiệp, những người làm báo và người làm quản
lý báo chí cần phải lựa chọn, sắp xếp các yếu tố cấu thành tác phẩm báo chí
như: văn bản, bảng biểu, box thơng tin, ảnh, đồ họa... ; lựa chọn, sắp xếp


23
các tác phẩm báo chí trong mối tương quan giữa một chỉnh thể là sản
phẩm báo chí. Tính chuyên nghiệp của báo chí thề hiện ở quy trình sản xuất
sản phẩm báo chí. Cách thức tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí được coi là
khung xương sống để tạo nên một sản phẩm báo chí trùn thơng. Do vậy,
từng tác phẩm báo chí cụ thể cần tuân thủ quy trình tổ chức sản xuất; mỗi
trang báo, số nào cần tuân thủ các nguyên tắc tổ chức nội dung, thiết kế và
trình bày báo trên cơ sở ứng dụng lý thuyết về truyền thơng hình ảnh
trên báo chí và ngun lý tiếp nhận của thị giác.
Ở lĩnh vực tổ chức nội dung sản phẩm báo chí - trùn thơng, tác giả
Hà Huy Phượng trong cuốn “Tổ chức nội dung và thiết kế, trình bày báo in”,
Nxb Lý luận chính trị năm 2006 cho rằng: “Tổ chức nội dung báo và tạp chí
là việc lập kê hoạch nội dung từng số báo, trang báo, tạp chí sắp xuất bàn, tổ
chức thực hiện để đạt được mục đích, mục tiêu và đáp ứng nhu cầu tiếp nhận
thông tin của công chúng mà cơ quan báo chí đó hướng đến” [40, tr.2].
Để hiểu bản chất của hoạt động tổ chức ảnh báo chí trước tiên cần
khẳng đinh, tổ chức ảnh trên báo chí chính là một phần trong tổ chức nội dung
và trình bày báo in. Do vậy, tổ chức ảnh báo chí trên nhật báo không tách rời
và đi ngược lại với các nguyên tắc tổ chức nội dung, phương pháp thiết kế và
trình bày báo in mà tác giả Hà Huy Phượng đã đề cập tới trong cơng trình
nghiên cứu của mình.
Hoạt động tổ chức ảnh báo chí nằm trong mối quan hệ chặt chẽ,
không thể tách rời với hoạt động tổ chức nội dung, thiết kế và trình bày báo in.

Bời lẽ, ảnh báo chí là một trong nhiều yếu tố cấu thành nên tác phẩm báo chí.
Do đó, việc lựa chọn, sắp xếp ảnh báo chí trong tác phẩm báo chí cần đáp
ứng các yêu cầu về tổ chức nội dung. Tổ chức ảnh mang tính chuyên sâu hơn
và ở phạm vi hẹp hơn tổ chức nội dung. Khác với tổ chức văn bản, tổ chức ảnh
bị chi phối bởi nguyên lý thị giác và lý thuyết về truyền thơng hình ảnh trên
báo chí.


×