I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT
PHM TH HU
QUYềN ĐƯợC BảO Vệ Bí MậT THÔNG TIN Cá NHÂN
ở VIệT NAM HIệN NAY
LUN VN THC S LUT HC
H NI - 2017
I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT
PHM TH HU
QUYềN ĐƯợC BảO Vệ Bí MậT THÔNG TIN Cá NHÂN
ở VIệT NAM HIệN NAY
Chuyờn ngnh: Phỏp lut v quyn con ngi
Mó s: Chuyờn ngnh o to thớ im
LUN VN THC S LUT HC
Cỏn b hng dn khoa hc: PGS.TS V CễNG GIAO
H NI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính
chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và
đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật
Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN
PHẠM THỊ HẬU
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ QUYỀN ĐƯỢC
BẢO VỆ BÍ MẬT THÔNG TIN CÁ NHÂN ................................................ 8
1.1. Các vấn đề lý luận về quyền đƣợc bảo vệ thông tin cá nhân ................. 8
1.2. Quyền đƣợc bảo vệ thông tin cá nhân trong luật nhân quyền quốc tế ...... 20
1.3. Quyền đƣợc bảo vệ thông tin cá nhân trong pháp luật của một số
quốc gia ....................................................................................................... 26
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................... 39
Chương 2: BẢO ĐẢM QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ BÍ MẬT THÔNG
TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM..................................................................... 40
2.1. Pháp luật về quyền đƣợc bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam .......... 40
2.2. Thực trạng bảo đảm quyền đƣợc bảo vệ bí mật thông tin cá nhân ở
Việt Nam ..................................................................................................... 54
2.3. Những yêu cầu đặt ra với việc tăng cƣờng bảo đảm quyền đƣợc
bảo vệ bí mật thông tin cá nhân ở Việt Nam .............................................. 69
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................... 72
Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BẢO ĐẢM
QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ BÍ MẬT THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM... 74
3.1. Quan điểm về việc tăng cƣờng bảo đảm quyền đƣợc bảo vệ bí mật
thông tin cá nhân ở Việt Nam ..................................................................... 74
3.2. Các giải pháp bảo đảm quyền đƣợc bảo vệ bí mật thông tin cá
nhân ở Việt Nam ......................................................................................... 76
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................... 88
KẾT LUẬN .................................................................................................... 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 92
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACHR:
Công ƣớc châu Mỹ về Nhân quyền American
Convention on Human Rights
AHRD
Tuyên bố Nhân quyền ASEAN
ASEAN Human Rights Declaration
BLDS
Bộ luật dân sự
CRC
Công ƣớc về quyền trẻ em
Convention on the Right of the Child
ECHR
Công ƣớc nhân quyền châu Âu
The Europe Convention for Human Right
EU
Hội đồng Châu Âu
European Council
HIV/AIDS
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở ngƣời
Human Immunodeficiency Virus infection / Acquired
Immuno Deficiency Syndrome
ICCPR
Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự, chính trị
International Convenent on Civil and Political Right
LHQ
Liên hợp quốc
OECD
Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển
Organnization for Economic Cooperation and
Development
UDHR
Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền
Universal Declaration of Human Right
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công nghệ số và Internet tác động vào cuộc sống của con ngƣời khiến
việc sử dụng chúng ngày càng trở nên phổ biến, kể cả ở các quốc gia đang
phát triển nhƣ Việt Nam. Với nền tảng công nghệ phát triển nhƣ hiện nay, gần
nhƣ mọi ngƣời có thể mang theo cả thế giới thông tin đi kèm. Các tài liệu,
danh tính, thông tin đƣợc lƣu trữ, hình ảnh, sở thích, email, thông tin y tế, dữ
liệu tài chính, địa chỉ và các thông tin khác về cá nhân, thành viên trong gia
đình hoặc những ngƣời liên quan đƣợc lƣu trữ trên môi trƣờng mạng, thiết bị
kỹ thuật số. Việc truy cập Internet, tham gia mạng xã hội nhƣ Facebook,
Twitter, Instagrame v.v… giờ đây đã trở nên hết sức phổ biến đối với hàng tỷ
ngƣời trên thế giới.
Sự phát triển của công nghệ thông tin còn giúp thúc đẩy các hoạt động
giao dịch kinh doanh thƣơng mại một cách nhanh chóng, thuận tiện mà không
phụ thuộc vào yếu tố địa lý. Tuy nhiên, điều này cũng đồng thời tạo ra những
rủi ro về bí mật đời tƣ. Khi đăng ký mua hàng qua một trang web, khách hàng
phải khai báo số điện thoại, nơi nhận hàng (thƣờng là cơ quan hoặc nhà
riêng). Một số trang web khác khi truy cập còn đòi hỏi những thông tin rất
“riêng tƣ” nhƣ: thu nhập của bạn bao nhiêu một tháng; nếu định mua ô tô, bạn
sẽ chọn loại xe gì... Tất cả những thông tin đó đều thuộc quyền sở hữu cá
nhân của khách hàng, nhƣng khi đã tiết lộ ra ngoài, rất có thể sẽ bị lợi dụng để
trở thành tài sản của ngƣời khác. Đối với các giao dịch trên mạng, bên cạnh
các thông tin có giá trị kinh tế nhƣ về thẻ tín dụng, tài khoản của ngƣời sử
dụng thì các thông tin nhƣ số điện thoại, email, địa chỉ của ngƣời tiêu dùng
cũng đang dần trở thành những thứ có giá trị đối với các doanh nghiệp.
Nói cách khác, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, thiết bị
1
kỹ thuật số và thƣơng mại điện tử đã đẩy ngƣời dùng vào những rủi ro mất an
ninh, an toàn thông tin nhƣ bị nghe lén, tấn công lừa đảo, bị sử dụng, phát tán
dữ liệu cá nhân, bị giả mạo hoặc đánh cắp danh tính. Trong nhiều trƣờng hợp,
điều này không chỉ làm tổn hại đến cá nhân mà còn gây ảnh hƣởng nghiêm
trọng tới những thành viên khác trong gia đình hoặc ngƣời quen của họ. Thực
tế cho thấy đã có không ít cá nhân, gia đình phải chịu nhiều phiền toái vì
thông tin riêng tƣ bị công khai và bị lợi dụng vì những mục đích xấu. Thông
tin cá nhân của ngƣời tiêu dùng bị lộ đã tạo cơ hội cho một số kẻ lợi dụng để
kinh doanh, kiếm lời, thậm chí lừa đảo.
Trong bối cảnh đó, việc bảo vệ thông tin cá nhân đang là một thách
thức lớn đối với các nhà quản lý và hoạch định chính sách, cả dƣới góc độ
pháp lý lẫn góc độ kỹ thuật; cả trên phạm vi toàn cầu cũng nhƣ tại Việt Nam.
Về mặt pháp luật, bảo vệ thông tin về đời sống riêng tƣ, bí mật cá nhân
đã đƣợc ghi nhận nhƣ là quyền công dân trong tất cả các bản Hiến pháp từ
1946 đến 1992 của nƣớc ta. Đến Hiến pháp năm 2013, vấn đề bảo vệ thông
tin cá nhân và bí mật đời sống riêng tƣ không chỉ tiếp tục đƣợc khẳng định, và
đặc biệt với việc sử dụng thuật ngữ "mọi người", pháp luật Việt Nam đã nhìn
nhận vấn đề này dƣới góc độ quyền con ngƣời nói chung chứ không chỉ bó
hẹp trong phạm vi quyền công dân.
Thể chế hóa quy định trong các bản Hiến pháp nói trên, các đạo luật
chuyên ngành nhƣ Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Xử lý vi
phạm hành chính, Luật Tố tụng hành chính, Luật Phòng, chống HIV/AIDS,
Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin v.v... và các văn bản pháp
luật chuyên ngành khác mới đƣợc thông qua gần đây nhƣ Bộ luật Dân sự
2015, Luật An toàn thông tin mạng 2015, Luật tiếp cận thông tin 2016, Luật
trẻ em 2016... đã có nhiều quy định cụ thể nhằm tạo nên một hệ thống pháp
luật bảo vệ quyền đƣợc bảo vệ bí mật thông tin cá nhân.
2
Tuy nhiên, qua rà soát hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay cho thấy,
mặc dù đƣợc quy định trong Hiến pháp 2013 nhƣng chƣa có văn bản pháp
luật nào, kể cả Bộ luật Dân sự mới ban hành năm 2015 làm rõ các khái niệm
đời sống riêng tƣ, bí mật cá nhân, bí mật gia đình; những thông tin nào đƣợc
coi là bí mật cá nhân, đời sống riêng tƣ và pháp luật bảo vệ, việc tiếp cận các
thông tin cá nhân đƣợc tiến hành theo trình tự, thủ tục nào, biện pháp bảo đảm
thực hiện quyền này nhƣ thế nào? Vì vậy sẽ dẫn tới các cách hiểu khác nhau,
tạo ra sự tùy tiện trong áp dụng và thực hiện pháp luật.
Bên cạnh đó, quyền đƣợc bảo vệ bí mật thông tin cá nhân đƣợc coi là
một trong những quyền cơ bản của con ngƣời và đã đƣợc quy định trong
nhiều văn kiện pháp lý quan trọng của Liên hợp quốc và của các tổ chức quốc
tế mà trong đó Việt Nam đã tham gia, nhƣ: Tuyên ngôn toàn thế giới về
quyền con ngƣời năm 1948, Công ƣớc về các quyền dân sự và chính trị năm
1966, Công ƣớc về quyền trẻ em năm 1989 v.v... So sánh, đối chiếu quy định
của pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế về chế định bảo vệ bí mật cá
nhân cho thấy chƣa có sự tƣơng thích giữa hệ thống pháp luật quốc tế và pháp
luật Việt Nam trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền của công dân, của con
ngƣời đối với thông tin cá nhân.
Từ những phân tích ở trên, có thể khẳng định rằng việc nghiên cứu đề
tài "Quyền đƣợc bảo vệ bí mật thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện nay" là cần
thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Quyền bảo vệ bí mật đời tƣ và bảo vệ thông tin cá nhân là vấn đề đƣợc
đề cập từ lâu trong hệ thống pháp luật và thực tiễn đời sống xã hội cả trên
bình diện quốc tế và quốc gia.
Ở phạm vi quốc tế có một số công trình nghiên cứu về nội dung này nhƣ:
- Norton Rose Fulbright (2014), Global data privacy.
3
- American Civil Liberties Union (2014), Privacy rights in the digital age.
- TermsFeed (2016), Privacy laws in Southeast Asia.
- Open Society Institute, Privacy and human rights.
Một số công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam đã đề cập đến
một vài khía cạnh liên quan đến quyền bí mật đời tƣ và bí mật thông tin cá
nhân, cụ thể:
- Lê Đình Nghị (2007), Quyền bí mật đời tư theo quy định của pháp luật
dân sự Việt Nam, Luận văn tiến sỹ luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội.
- Nguyễn Thị Huyền Trang (2014), Quyền được bảo vệ đời tư trong
pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật, Đại
học Quốc gia Hà Nội.
- Thái Thị Tuyết Dung (2012), Quyền riêng tư trong thời đại công nghệ
thông tin, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 9.
- Hoàng Thƣ, Lỗ hổng pháp luật trong bảo vệ bí mật đời tư, Báo Pháp
luật Việt Nam.
- Trần Đức Tuấn, Cần có luật bảo vệ bí mật đời tư, báo điện tử VnExpress;
Những công trình nghiên cứu trên đã cung cấp một lƣợng kiến thức,
thông tin lớn về chủ đề của luận văn và là nguồn tài liệu quý báu cho tác giả
thực hiện luận văn này. Tuy vậy, những công trình nghiên cứu này chủ yếu
phân tích mang tính chất tổng quan về quyền bảo vệ bí mật đời tƣ mà chƣa đi
sâu vào phân tích quyền đƣợc bảo vệ thông tin cá nhân, một cấu thành quan
trọng của quyền bí mật đời tƣ. Mặt khác, các nghiên cứu không gắn với việc
phân tích các yếu tố kinh tế, xã hội, công nghệ và thƣơng mại phát triển nhƣ
hiện nay khiến các công trình nghiên cứu đó đã phần nào mất đi bối cảnh và
tính thời sự của nó.
Một số bài nghiên cứu của các chuyên gia trên các tạp chí chuyên
ngành, do hạn chế về thời lƣợng của bài viết cũng chỉ dừng lại ở mức phát
4
hiện vấn đề mà chƣa có đƣợc những dữ liệu đủ sức thuyết phục để chứng
minh, luận giải, đặc biệt, chƣa đƣa ra đƣợc những giải pháp cụ thể để giải
quyết những bất cập trong việc bảo vệ thông tin cá nhân.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng pháp luật và thực thi pháp
luật về quyền đƣợc bảo vệ bí mật thông tin cá nhân ở Việt Nam, chỉ ra
những kết quả đồng thời nhận dạng những bất cập, hạn chế và phân tích
nguyên nhân, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp xây dựng, hoàn thiện hệ
thống pháp luật về quyền đƣợc bảo vệ bí mật thông tin cá nhân ở nƣớc ta
phù hợp với các quy định về đời sống riêng tƣ, bí mật cá nhân tại các Điều
21 và 22 Hiến pháp 2013.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn cần giải quyết các
nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu, làm rõ các vấn đề lý luận về quyền đƣợc bảo vệ bí mật
thông tin cá nhân ở Việt Nam;
- Nghiên cứu, tìm hiểu những quy định về quyền đƣợc bảo vệ bí mật
thông tin cá nhân trong hệ thống pháp luật quốc tế về quyền con ngƣời;
- Phân tích khuôn khổ pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền đƣợc
bảo vệ bí mật thông tin cá nhân, đánh giá về mức độ phù hợp với hệ thống
pháp luật quốc tế.
-Phân tích thực trạng thực hiện quyền đƣợc bảo vệ bí mật thông tin cá
nhân ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế;
- Đề xuất những phƣơng hƣớng, giải pháp bảo đảm thực hiện quyền
đƣợc bảo vệ bí mật thông tin cá nhân ở Việt Nam.
5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận, pháp lý và thực trạng bảo đảm
quyền đƣợc bảo vệ bí mật thông tin cá nhân ở Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, luận văn chỉ nghiên cứu quyền đƣợc bảo vệ bí mật thông
tin cá nhân. Những phân tích về quyền bí mật đời tƣ nói chung và các quyền
dân sự cụ thể khác chỉ mang tính khái quát để làm tiền đề và tham chiếu với
quyền đƣợc bảo vệ bí mật thông tin cá nhân.
Về không gian, luận văn chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu về quyền
đƣợc bảo vệ bí mật thông tin cá nhân ở Việt Nam. Những phân tích về quyền
này ở các quốc gia khác chỉ mang tính khái quát để tham chiếu với Việt Nam.
Về thời gian, luận văn tập trung nghiên cứu tình hình bảo đảm quyền
đƣợc bảo vệ bí mật thông tin cá nhân ở Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn đƣợc thực hiện dựa trên phƣơng pháp luận duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và
quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc ta về quyền con ngƣời, quyền công dân.
Luận văn kết hợp sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu dƣới đây để
giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra:
- Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích các công trình nghiên cứu hiện có
và các tài liệu khác để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quyền đƣợc bảo
vệ bí mật thông tin cá nhân ở Việt Nam (ở Chƣơng I).
- Các phƣơng pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh các tài liệu,
báo cáo chuyên môn và phƣơng pháp quan sát thực tế để đánh giá thực trạng
pháp luật và thực thi pháp luật về bảo đảm quyền đƣợc bảo vệ bí mật thông
tin cá nhân ở nƣớc ta hiện nay (ở Chƣơng II).
6
- Các phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, so sánh để đề xuất các quan
điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và tăng cƣờng bảo đảm quyền đƣợc
bảo vệ bí mật thông tin cá nhân ở nƣớc ta trong thời gian tới (ở Chƣơng III).
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn là một trong vài công trình nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu
về quyền đƣợc bảo vệ bí mật thông tin cá nhân đƣợc thực hiện ở nƣớc ta từ
trƣớc tới nay. Vì vậy, luận văn cung cấp nhiều kiến thức, thông tin, luận điểm
và đề xuất mới có giá trị tham khảo với việc thúc đẩy quyền này ở nƣớc ta
trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, luận văn có thể đƣợc sử dụng là nguồn tài liệu tham khảo
cho việc giảng dạy, nghiên cứu chuyên ngành quyền con ngƣời ở Khoa Luật
ĐHQG Hà Nội và các cơ sở đào tạo khác của nƣớc ta.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn kết cấu gồm 3 chƣơng nhƣ sau:
Chương 1: Các vấn đề lý luận, pháp lý về quyền đƣợc bảo vệ bí mật
thông tin cá nhân.
Chương 2: Pháp luật và thực trạng bảo đảm quyền đƣợc bảo vệ bí mật
thông tin cá nhân ở nƣớc ta hiện nay.
Chương 3: Quan điểm, giải pháp tăng cƣờng bảo đảm quyền đƣợc bảo
vệ bí mật thông tin cá nhân ở nƣớc ta.
7
Chương 1
CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ
BÍ MẬT THÔNG TIN CÁ NHÂN
1.1. Các vấn đề lý luận về quyền được bảo vệ thông tin cá nhân
1.1.1. Khái niệm thông tin cá nhân, quyền được bảo vệ bí mật thông
tin cá nhân
Theo Đại Từ điển Tiếng Việt, thuật ngữ thông tin đƣợc hiểu là “tin tức
về các sự kiện diễn ra trong thế giới xung quanh” [24, tr.1587]. Theo nguyên
tắc thứ nhất của bộ nguyên tắc Luật tự do thông tin của tổ chức Article XIX
về công khai thông tin thì thông tin bao gồm tất cả các tài liệu, không phân
biệt hình thức và cách thức đƣợc lƣu trữ (văn bản, băng, bản ghi âm điện
tử...). Nhƣ vậy, thông tin là những tin tức đã đƣợc định dạng dƣới hình thức
lƣu trữ nhất định.
Từ cách hiểu nêu trên, có thể hiểu thông tin cá nhân là mọi thông tin
liên quan đến một cá nhân đƣợc định dạng dƣới dạng văn bản, tệp tin, mã hóa,
âm thanh, hình ảnh… Một thông tin đƣợc coi là liên quan đến một cá nhân
nếu thông qua thông tin đó có thể xác định đƣợc một cá nhân cụ thể. Theo
đó, có thể phân loại thành các thông tin trực tiếp xác định một cá nhân nhƣ
họ tên, căn cƣớc công dân, hộ chiếu... và các thông tin gián tiếp, ví dụ nhƣ
tên viết tắt, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, số thẻ bảo hiểm y tế…. Ngoài ra,
các thông tin mang tính chất định vị về không gian và thời gian cũng có thể
đƣợc coi là các dữ liệu gián tiếp xác định một thể nhân (ví dụ: địa chỉ nơi ở,
nơi làm việc, dữ liệu định vị ở smartphone, ngày trải qua các kỳ thi, ngày
vào bệnh viện…) [3, tr.4].
Trong bối cảnh sự phát triển bùng nổ của khoa học công nghệ, trong đó
có công nghệ thông tin, việc các cá nhân tham gia vào đời sống công nghệ và
8
lƣu trữ thông tin cá nhân của mình bằng các dữ liệu tin học ngày càng trở nên
phổ biến. Hằng ngày chúng ta vẫn sử dụng các giao dịch trực tuyến, thƣơng
mại điện tử, ngân hàng điện tử.... Khi sử dụng các dịch vụ trên mạng này,
ngƣời sử dụng sẽ phải kê khai các thông tin cá nhân nhƣ: Tên, ngày sinh, địa
chỉ liên hệ, số điện thoại hay số chứng minh nhân dân. Những thông tin này
gắn với việc xác định rõ ràng danh tính, nhân thân của một con ngƣời cụ thể,
nhằm phân biệt ngƣời này với ngƣời khác. Ngày càng có nhiều thông tin cá
nhân của ngƣời sử dụng đƣợc lƣu trữ ở trên mạng. Các dữ liệu thông tin trên
môi trƣờng mạng có ý nghĩa quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, thậm
chí trở thành tài sản có giá trị đặc biệt của mỗi cá nhân. Các doanh nghiệp sẽ
không thể tồn tại và phát triển nếu các thông tin hoặc hệ thống thông tin bị
đánh cắp hay bị phá hoại. Cải cách hành chính, chính phủ điện tử, thƣơng mại
điện tử và hàng loạt chƣơng trình lớn của quốc gia sẽ không thể thực hiện
đƣợc nếu an toàn thông tin không đƣợc đảm bảo. Một cá nhân cũng sẽ bị thiệt
hại nếu các thông tin cá nhân bị đánh cắp, bị làm sai lệch.
Theo Đại Từ điển Tiếng Việt, “bí mật” đƣợc hiểu là điều cần giữ kín
trong phạm vi một số ít người, không để lộ cho người ngoài biết [24, tr. 542].
Nhƣ vậy, bí mật thông tin cá nhân là những thông tin, dữ liệu của một cá nhân
mà ngƣời đó không mong muốn cho nhiều ngƣời biết, hoặc việc cung cấp
công khai các thông tin này có thể ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích hợp pháp
của ngƣời đó. Đối với các thông tin đã đƣơc công bố công khai một cách hợp
pháp, có chủ ý thì thông tin đó không đƣợc coi là bí mật thông tin cá nhân và
không đƣợc pháp luật bảo vệ nếu những thông tin này đƣợc ngƣời khác sử
dụng, ví dụ: thông tin cá nhân đã đăng tải công khai trên mạng xã hội.
Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định:
Mọi ngƣời có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tƣ,
bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự , uy tín
9
của mình. Thông tin về đời sống riêng tƣ, bí mật cá nhân, bí mật gia
đình đƣợc pháp luâ ̣t bảo đảm an toàn (Điều 21). Công ƣớc về các
quyền dân sự, chính trị năm 1966 khẳng định: Không ai bị can thiệp
một cách tuỳ tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống riêng tƣ, gia đình,
nhà ở, thƣ tín, hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy
tín. Mọi ngƣời đều có quyền đƣợc pháp luật bảo vệ chống lại những
can thiệp hoặc xâm phạm nhƣ vậy (Điều 17).
Nhƣ vậy, có thể thấy quyền đƣợc bảo vệ bí mật thông tin cá nhân là
một phần của quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tƣ đã đƣợc khẳng
định tại Công ƣớc ICCPR và Hiến pháp năm 2013. Theo đó:
Quyền được bảo vệ bí mật thông tin cá nhân là một quyền con người
nằm trong nội hàm của quyền được bảo vệ bí mật đời tư được ghi nhận trong
luật nhân quyền quốc tế và hiến pháp, pháp luật của nhiều quốc gia, trong đó
có Việt Nam. Quyền này cho phép các cá nhân được quyết định đối với thông
tin cá nhân của mình, không bị công bố thông tin cá nhân nếu không có lý do
chính đáng, được áp dụng các biện pháp hợp pháp, bao gồm yêu cầu các cơ
quan nhà nước và các chủ thể khác có liên quan phải thực thi nghĩa vụ tương
ứng của họ, để ngăn ngừa, khắc phục, đền bù tổn thất và xử lý những hành vi
vi phạm bí mật thông tin cá nhân của mình.
1.1.2. Đặc điểm của quyền được bảo vệ bí mật thông tin cá nhân
Thông tin cá nhân gắn với nhân thân của một ngƣời. Cơ quan nhà nƣớc
hay chủ thể khác có thể nắm giữ thông tin cá nhân của một ngƣời nhằm thực
hiện một quyền/nghĩa vụ của cá nhân đó theo thỏa thuận. Điều này không
đồng nghĩa với việc Nhà nƣớc hay chủ thể khác có quyền sử dụng, định đoạt,
lƣu chuyển… thông tin cá nhân của một ngƣời trái với ý muốn của ngƣời đó.
Theo nhận thức chung, nội hàm của quyền đƣợc bảo vệ bí mật thông tin
cá nhân bao gồm:
10
(i) Quyền đƣợc yêu cầu chỉnh sửa thông tin cá nhân nhằm bảo đảm tính
toàn vẹn, chính xác của thông tin. Theo đó, cá nhân có quyền yêu cầu chủ thể
nắm giữ thông tin sửa chữa thông tin cá nhân của mình để bảo đảm tính chính
xác của thông tin.
(ii) Quyền cho phép bên thứ ba tiếp cận thông tin cá nhân của mình.
(iii) Quyền yêu cầu Nhà nƣớc hoặc chủ thể khác có liên quan có các
biện pháp bảo đảm tính bí mật của thông tin, ví dụ: vô danh hóa thông tin
cá nhân,…
(iv) Quyền đòi bồi thƣờng thiệt hại khi có hành vi xâm phạm thông tin
cá nhân trái pháp luật. Khi có hành vi xử lý thông tin cá nhân trái pháp luật,
gây thiệt hại cho cá nhân thì cá nhân có quyền yêu cầu chủ thể nắm giữ thông
tin bồi thƣờng thiệt hại do hành vi trái pháp luật đó gây ra.
Quyền đƣợc bảo vệ bí mật thông tin cá nhân không phải là một quyền
tuyệt đối, có nghĩa là trong những trƣờng hợp nhất định, chủ thể nắm giữ thông
tin có quyền tiết lộ bí mật dữ liệu cá nhân, khai thác dữ liệu bí mật cá nhân trái
với ý muốn của cá nhân đó. Mặc dù pháp luật quốc tế chƣa quy định cụ thể các
trƣờng hợp hạn chế quyền đƣợc bảo vệ bí mật thông tin cá nhân nhƣng Điều 17
Công ƣớc ICCPR đã khẳng định các trƣờng hợp hạn chế quyền này phải đƣợc
pháp luật quốc gia quy định, và ngay cả trong các trƣờng hợp đƣợc pháp luật
quy định thì việc hạn chế quyền này cũng phải bảo đảm tính hợp lý. Tƣơng tự
nhƣ các quyền có giới hạn khác, quyền đƣợc bảo vệ bí mật thông tin cá nhân bị
giới hạn bởi quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời khác; an ninh quốc gia; trật
tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội. Trong những trƣờng hợp này, chủ
thể nắm giữ thông tin cá nhân có thể xử lý thông tin cá nhân của ngƣời khác mà
không cần có sự đồng ý của ngƣời đó.
Quyền đƣợc bảo vệ thông tin cá nhân là quyền gắn với nhân thân mỗi
ngƣời, cá biệt hóa chủ thể mang quyền. Bởi vậy, quyền này mang đầy đủ đặc
điểm của một quyền nhân thân, cụ thể:
11
- Quyền đƣợc bảo vệ bí mật thông tin cá nhân đƣợc công nhận đối với
mọi cá nhân một cách bình đẳng và suốt đời, không dịch chuyển đƣợc sang
chủ thể khác. Có quan điểm cho rằng có sự khác biệt giữa quyền đƣợc bảo vệ
thông tin cá nhân của những ngƣời nổi tiếng so với những ngƣời khác trong
xã hội, hay nói cách khác đối với ngƣời nổi tiếng, ngƣời của công chúng thì
đƣợc bảo vệ bí mật thông tin cá nhân của họ sẽ bị hạn chế hơn. Bởi lẽ, họ đã
là ngƣời của công chúng thì phải chấp nhận việc thông tin cá nhân của họ
đƣợc mọi ngƣời quan tâm, thậm chí là soi xét và đƣợc đƣa tới công chúng
thông qua các hình thức khác nhau, trong đó có báo chí [23, tr.10]. Tuy nhiên,
tác giả cho rằng quyền đƣợc bảo vệ bí mật thông tin cá nhân là bình đẳng giữa
các cá nhân, đều là quyền bất khả xâm phạm. Điều này xuất phát từ quy định
của Hiến pháp về quyền bình đẳng trƣớc pháp luật của công dân.
- Quyền đƣợc bảo vệ bí mật thông tin cá nhân là quyền đƣợc bảo hộ vô
thời hạn. Khi chủ thể không còn nữa thì những ngƣời có liên quan đƣợc
quyền yêu cầu bảo vệ khi có hành vi xâm phạm. Ví dụ: nếu có ngƣời công bố
thông tin cá nhân của ngƣời đã khuất một cách sai sự thực thì những ngƣời
thân thích của ngƣời đó vẫn có quyền yêu cầu cải chính thông tin và bồi
thƣờng thiệt hại.
Tuy nhiên, cần thấy rằng về vấn đề này vẫn còn ý kiến khác nhau ở
Việt Nam. Về nguyên tắc, các thông tin cá nhân mà khi còn sống ngƣời đó
không muốn tiết lộ (vì lý do hết sức riêng tƣ) thì sau khi ngƣời đó qua đời
những ngƣời thân thích cũng không đƣợc quyền công bố. Điều này thể hiện
sự tôn trọng đối với cá nhân đã khuất [14]. Song, khoản 2 Điều 38 BLDS
2005 lại quy định những ngƣời thân thích đƣợc quyền cho phép thu thập,
công bố bí mật đời tƣ của cá nhân sau khi cá nhân đó chết đi (Điều 38 BLDS
năm 2005) quy định về:
12
Quyền bí mật đời tƣ của cá nhân đƣợc tôn trọng và đƣợc pháp
luật bảo vệ. Việc thu thập, công bố thông tin, tƣ liệu về đời tƣ của cá
nhân phải đƣợc ngƣời đó đồng ý; trong trƣờng hợp ngƣời đó đã chết,
mất năng lực hành vi dân sự, chƣa đủ mƣời lăm tuổi thì phải đƣợc
cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc ngƣời đại diện của ngƣời
đó đồng ý, trừ trƣờng hợp thu thập, công bố thông tin, tƣ liệu theo
quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
- Quyền đƣợc bảo vệ thông tin cá nhân đƣợc bảo vệ khi có yêu cầu từ
phía chủ thể quyền. Chủ thể quyền chính là ngƣời đánh giá xem các quyền
nhân thân của mình có bị xâm phạm hay không, tự quyết định có yêu cầu
chấm dứt hành vi xâm phạm hay không, và Nhà nƣớc sẽ chỉ can thiệp và bảo
vệ khi có yêu cầu.
1.1.3. Các yếu tố tác động và các điều kiện bảo đảm quyền được bảo
vệ thông tin cá nhân
Quyền đƣợc bảo vệ thông tin cá nhân hay quyền riêng tƣ mặc dù đã
xuất hiện và đƣợc nhắc đến từ những năm cuối thế kỷ 19 [7] và đƣợc ghi nhận
trong các văn kiện pháp luật quốc tế và khu vực cũng nhƣ pháp luật của nhiều
quốc gia. Tuy nhiên, cách hiểu và việc thực thi quyền này còn rất khác nhau,
phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
- Yếu tố chính trị: Quyền đƣợc bảo vệ thông tin cá nhân đƣợc ghi nhận
trong pháp luật quốc tế cũng nhƣ Hiến pháp và pháp luật của nhiều quốc gia.
Tuy nhiên, cách hiểu và việc thực thi quyền này của các quốc gia có sự khác
nhau phụ thuộc vào quan điểm chính trị của bộ máy chính quyền mỗi quốc gia.
Xét dƣới góc độ quốc gia, quan điểm chính trị của nhà cầm quyền ảnh
hƣởng trực tiếp đến mức độ ghi nhận và bảo đảm thực thi quyền bảo vệ bí mật
cá nhân. Trong một nhà nƣớc dân chủ, việc tôn trọng các quyền tự do cá
nhân, trong đó có quyền đƣợc bảo vệ bí mật thông tin cá nhân là yêu cầu
13
không thể thiếu và đƣợc coi là nguyên tắc cơ bản cần đƣợc tuân thủ. Trong
khi đó, tại các nƣớc có nền dân chủ kém phát triển, nhà nƣớc thƣờng sử dụng
quyền lực của mình nhằm can thiệp vào đời tƣ cá nhân nhằm hạn chế quyền
con ngƣời, quyền công dân hoặc dƣới danh nghĩa bảo vệ an ninh quốc gia, trật
tự an toàn xã hội. Bên cạnh đó, các bất ổn về chính trị nhƣ tình trạng khủng
bố, xung đột vũ trang, tấn công mạng… cũng là nguyên nhân dẫn đến tình
trạng một số nhà nƣớc có xu hƣớng theo dõi, giám sát, thậm chí “đánh cắp”
thông tin cá nhân một cách bất hợp pháp. Ví dụ, Luật chống khủng bố của
Hoa kỳ cho phép cơ quan an ninh thu thập dữ liệu điện thoại hay theo dõi các
cá nhân bị nghi ngờ và thu âm lén các cuộc điện đàm; Luật chống khủng bố
của Pháp cho phép lực lƣợng an ninh tiến hành theo dõi điện tử, kể cả theo
dõi trên Internet đối với các website và tài khoản mạng xã hội của các cá nhân
có nội dung liên quan tới những hành động thù địch, khủng bố [34].
- Yếu tố kinh tế
Điều kiện kinh tế là một trong những yếu tố có tác động đến việc bảo
đảm quyền đƣợc bảo vệ bí mật thông tin cá nhân, hình thành cơ chế bảo vệ
quyền, đồng thời góp phần quyết định ý thức bảo vệ quyền của mỗi cá nhân
Ở các nƣớc phát triển, quyền riêng tƣ nói chung và quyền đƣợc bảo vệ
bí mật thông tin cá nhân nói riêng đƣợc quan tâm và phát triển từ rất sớm.
Xuất phát từ đòi hỏi về việc bảo vệ quyền đƣợc bảo vệ bí mật thông tin cá
nhân của ngƣời dân mà các nhà nƣớc phải xây dựng các quy định, pháp luật
quy định về quyền này, tổ chức thi hành pháp luật về quyền bảo vệ bí mật
thông tin cá nhân một cách nghiêm túc.
Trong khi đó, dễ nhận thấy, tại các nƣớc kém phát triển, quyền đƣợc
bảo vệ bí mật thông tin cá nhân đƣợc quan tâm muộn hơn và có phần bị xem
nhẹ hơn.
Kinh tế phát triển kéo theo sự phát triển của các loại hình kinh doanh,
thƣơng mại mới, đặc biệt là hình thức thƣơng mại điện tử mà ở đó, nguy cơ
14
về mất an toàn thông tin cá nhân trở nên rõ ràng hơn. Để bảo đảm cho sự phát
triển bền vững của loại hình thƣơng mại này, bảo đảm ngƣời dân tham gia
vào đời sống kinh tế một cách an toàn thì cần có các biện pháp bảo đảm
quyền đƣợc bảo vệ bí mật thông tin cá nhân của họ. Đây cũng là động lực để
các quốc gia thiết lập các biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân nhằm thúc đẩy
phát triển kinh tế.
- Yếu tố xã hội
Xã hội là phạm trù rộng lớn, là môi trƣờng sống mà ở đó các cá nhân
hoạt động, tƣơng tác với nhau. Môi trƣờng xã hội có tác động quan trọng đến
việc bảo đảm quyền đƣợc bảo vệ bí mật thông tin cá nhân.
Báo chí, truyền thông trong xã hội hiện đại đòi hỏi về tính nhanh nhạy,
tính mới, tính hấp dẫn của thông tin. Do vậy, đây là môi trƣờng mà bí mật
thông tin cá nhân dễ dàng bị xâm phạm khi bị khai thác, phát tán trở thành các
chủ đề “nóng” trên mặt báo. Không chỉ vậy, trong quan hệ xã hội nói chung,
thông tin cá nhân có thể bị đem ra là chủ đề bàn tán trong các phạm vi khác
nhau nhằm các mục đích thoả mãn trí tò mò ích kỷ hoặc để phục vụ những
mục đích không trong sáng.
Để phòng ngừa những vi phạm quyền đƣợc bảo vệ bí mật thông tin cá
nhân trên báo chí và trong xã hội đòi hỏi cần phải có đội ngũ phóng viên có
năng lực và phẩm chất đạo đức, tuân thủ nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghề
nghiệp. Bên cạnh đó, xã hội cần nhận thức rõ những hành vi vi phạm quyền
đƣợc bảo vệ bí mật thông tin cá nhân và có thái độ tẩy chay, chỉ trích, lên án
những hành vi “bới móc” đời tƣ của ngƣời khác cho dù vì bất cứ mục đích gì.
Tất cả những điều này chỉ có thể thực hiện đƣợc trong một xã hội có dân trí
cao, có truyền thống văn hoá tốt đẹp về tôn trọng quyền con ngƣời nói chung,
quyền tự do cá nhân nói riêng.
- Yếu tố khoa học kỹ thuật
Với những tiến bộ của công nghệ, khả năng để lƣu trữ thông tin thông
15
qua các thiết bị điện tử nhƣ điện thoại di động, máy tính, con chíp... ngày
càng cao, chi phí để lƣu trữ thông tin ngày càng hẹp. Ngày nay, việc phát triển
xử lý các thông tin cá nhân trên môi trƣờng mạng Internet ngày càng trở nên
phổ biến. Thƣơng mại điện tử, quảng cáo, mạng xã hội, thủ tục hành chính
công… là các hoạt động đƣợc thực hiện thƣờng xuyên dƣới dạng kỹ thuật số
mà ở đó dấu vết của thông tin cá nhân đƣợc định vị một cách rõ nét. Quá trình
này sẽ dẫn đến nguy cơ về mất an toàn thông tin cá nhân, thông tin cá nhân bị
đánh cắp, thông tin bị sử dụng vào mục đích thƣơng mại và những mục đích
khác ngày càng lớn.
Để khắc phục tình trạng trên, đòi hỏi các nhà nƣớc phải định ra các quy
tắc pháp lý phân định rõ ranh giới giữa thông tin cá nhân và thông tin công
cộng cũng nhƣ nguyên tắc để các chủ thể tham gia vào hoạt động xử lý thông
tin cá nhân. Các nhà nƣớc cũng cần phải có những chế tài pháp lý nghiêm
khắc để trừng phạt những cá nhân, tổ chức lợi dụng công nghệ thông tin khai
thác, sử dụng dữ liệu cá nhân của khách hàng, của ngƣời khác vì mục đích
kinh doanh hoặc các mục đích trái pháp luật, trái đạo đức khác.
- Yếu tố pháp luật
Pháp luật là phƣơng tiện chính thức hóa, pháp lý hóa giá trị của quyền
con ngƣời, bảo đảm giá trị thực tế của quyền con ngƣời. Pháp luật là công cụ
giúp nhà nƣớc bảo đảm sự tuân thủ, thực thi các quyền con ngƣời, đồng thời
là công cụ của các cá nhân trong việc bảo vệ quyền của họ, trong đó có quyền
đƣợc bảo vệ bí mật thông tin. Nếu không có pháp luật, các hành vi vi phạm
quyền đƣợc bảo vệ bí mật thông tin sẽ không đƣợc minh định và xử lý một
cách hiệu quả, vì thế sẽ trở lên phổ biến trong xã hội [5, tr.47].
Bên cạnh hệ thống các quy phạm pháp luật quốc tế quy định các chuẩn
mực về quyền con ngƣời nói chung, các quốc gia cũng đang trong quá trình
xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật của mình nhằm bảo đảm ghi nhận đầy
16
đủ các quyền con ngƣời và quy định các biện pháp bảo vệ quyền. Bên cạnh
đó, để bảo đảm các quyền con ngƣời nói chung và quyền đƣợc bảo vệ bí mật
thông tin cá nhân nói riêng đƣợc thực thi hiệu quả, ngoài việc xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật, việc tổ chức thi hành pháp luật trên thực tế,
nâng cao ý thức pháp luật của ngƣời dân đƣợc hết sức coi trọng. Chỉ khi nào
có sự thống nhất giữa các quy phạm pháp luật thực định và thực tiễn thi hành
pháp luật thì khi đó, pháp luật mới thực sự là công cụ hữu hiệu để bảo vệ và
bảo đảm thi hành quyền con ngƣời.
- Yếu tố đạo đức nghề nghiệp
Trong một số ngành nghề có tính chất nhạy cảm, phức tạp, trực tiếp
liên quan đến việc xử lý thông tin cá nhân thì yếu tố đạo đức nghề nghiệp có
tác động đến việc bảo vệ bí mật thông tin cá nhân, ví dụ: bác sĩ, luật sƣ, báo
chí… Vì vậy, trong các bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp có nhấn mạnh đến
yếu tố bảo vệ thông tin cá nhân, ví dụ: Luật sƣ có nghĩa vụ giữ bí mật thông
tin của khách hàng khi thực hiện dịch vụ pháp lý và cả khi đã kết thúc dịch vụ
đó, trừ trƣờng hợp đƣợc khách hàng đồng ý hoặc theo quy định của pháp luật;
luật sƣ có trách nhiệm yêu cầu các đồng nghiệp có liên quan và nhân viên của
mình cam kết không tiết lộ những bí mật thông tin mà họ biết đƣợc và giải
thích rõ nếu tiết lộ thì phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật [10].
1.1.4. Mối quan hệ giữa quyền được bảo vệ thông tin cá nhân với các
quyền con người khác
- Quyền được bảo vệ bí mật thông tin cá nhân và quyền tự do thông tin
Quyền riêng tƣ (trong đó có quyền đƣợc bảo vệ bí mật thông tin cá
nhân) và quyền tự do thông tin có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cả hai
quyền này đều đƣợc các công ƣớc quốc tế và Hiến pháp của nhiều quốc gia
bảo vệ. Các văn kiện pháp lý quốc tế và quốc gia đều khẳng định sự miễn trừ
của quyền tự do thông tin chính là bảo vệ quyền riêng tƣ [6].
17
Quyền tự do thông tin hiểu theo nghĩa chung nhất là quyền đƣợc chủ
động tìm kiếm, tiếp cận và phổ biến thông tin bất kể chủ thể nắm giữ và có
thể cho nhiều mục đích (giải trí, học thuật, chính trị, văn hóa…) [8, tr.1].
Theo đó, mọi ngƣời có quyền yêu cầu cung cấp thông tin từ một cơ quan công
vụ hoặc từ một cơ sở tƣ nhân. Quyền tiếp cận thông tin hiểu theo nghĩa hẹp
hơn là quyền của cá nhân, công dân tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà
nƣớc nắm giữ hoặc thông tin do cơ quan hành chính nắm giữ.
Công ƣớc quốc tế về quyền dân sự, chính trị (ICCPR) không nêu giới
hạn chính đáng riêng đối với tiếp cận thông tin, mà chỉ nêu những giới hạn
chung đối với tự do biểu đạt (quyền này bao trùm, gồm cả tự do thông tin,
tiếp cận thông tin). Khoản 3 Điều 19 ICCPR khẳng định việc thực hiện quyền
tự do biểu đạt “đi kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt.” Cụ thể,
quyền này phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này
phải đƣợc quy định trong pháp luật và là cần thiết để: a) Tôn trọng các quyền
hoặc danh dự của ngƣời khác; b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công
cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức công chúng.
Trên thực tế, có nhiều thông tin, sự kiện của cá nhân đƣợc các cơ quan
nhà nƣớc thu thập một cách rất hợp pháp và đƣợc lƣu giữ trong cơ sở dữ liệu
do chính quyền kiểm soát. Tuy nhiên, đây là các thông tin cá nhân và việc tiếp
cận các thông tin này là hoạt động tiếp cận thông tin có điều kiện nhằm bảo
đảm việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của ngƣời này không xâm phạm
quyền đƣợc bảo vệ bí mật thông tin cá nhân của ngƣời khác. Do vậy, khoản 2
Điều 7 Luật tiếp cận thông tin năm 2016 của Việt Nam quy định: “Thông tin
liên quan đến bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân được tiếp cận trong
trường hợp được người đó đồng ý; thông tin liên quan đến bí mật gia đình
được tiếp cận trong trường hợp được các thành viên gia đình đồng ý”
- Quyền được bảo vệ bí mật thông tin cá nhân và quyền tự do ngôn
luận, tự do báo chí
18
Tự do ngôn luận, tự do báo chí là những hình thức cụ thể của tự do biểu
đạt, đồng thời cũng là hình thức truyền tải, phổ biến thông tin đến nhiều ngƣời.
Điều 19 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền Liên hợp quốc (UDHR) khẳng định:
Mọi ngƣời đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến.
Quyền này bao gồm sự tự do giữ quan điểm không có sự can thiệp
và sự tự do tìm kiếm, tiếp nhận, chia sẻ những ý tƣởng và thông tin
bằng bất kỳ phƣơng tiện truyền thông nào và không có biên giới,
đồng thời khoản 2 Điều 29 Tuyên ngôn cũng khẳng định:
Trong khi thực hiện các quyền và quyền tự do cho cá nhân,
mọi ngƣời chỉ phải tuân thủ các hạn chế do luật định nhằm mục
đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận, tôn trọng đối với các
quyền và quyền tự do của những ngƣời khác, đáp ứng đƣợc những
đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng, phúc lợi chung
trong một xã hội dân chủ;
hoặc khoản 2 Điều 19 Công ƣớc ICCPR khẳng định:
Mọi ngƣời đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền
này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin
tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dƣới hình thức
nghệ thuật, hay bằng mọi phƣơng tiện truyền thông khác, không kể
biên giới quốc gia,
đồng thời khoản 3 Điều 19 Công ƣớc ICCPR cũng khẳng định:
Việc hành xử quyền tự do phát biểu quan điểm (ghi ở khoản
2 nói trên) đòi hỏi đƣơng sự phải có các bổn phận, trách nhiệm đặc
biệt. Quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật vì nhu cầu: a.
Tôn trọng các quyền tự do và thanh danh của ngƣời khác; b. Bảo vệ
an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý.
Mặc dù không quy định cụ thể nhƣng quyền đƣợc bảo vệ bí mật thông
tin cá nhân có liên hệ chặt chẽ đến các yếu tố về danh dự, nhân phẩm của cá
19
nhân. Do vậy, bảo vệ bí mật thông tin cá nhân đƣợc coi là một trong những
giới hạn của quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Theo đó, việc thực thi
quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí không đƣợc xâm phạm đến quyền đƣợc
bảo vệ bí mật thông tin cá nhân của ngƣời khác. Khoản 5 Điều 9 Luật báo chí
năm 2016 quy định nghiêm cấm hành vi tiết lộ bí mật đời tƣ của cá nhân theo
quy định của pháp luật.
1.2. Quyền được bảo vệ thông tin cá nhân trong luật nhân quyền
quốc tế
1.2.1. Sự ghi nhận quyền được bảo vệ thông tin cá nhân trong luật
nhân quyền quốc tế
Luật nhân quyền quốc tế chƣa có quy định cụ thể về quyền đƣợc bảo vệ
bí mật thông tin cá nhân mà chỉ quy định về quyền riêng tƣ. Có thể hiểu một
cách chung nhất, quyền riêng tƣ là quyền bảo vệ đời sống của cá nhân mà các
cá nhân, tổ chức khác không đƣợc xâm nhập hay công bố thông tin. Pháp luật
quốc tế chƣa đƣa ra khái niệm về bí mật thông tin cá nhân nhƣng xét về từ
ngữ ta thấy, nội dung của quyền riêng tƣ rộng hơn nội dung của quyền đƣợc
bảo vệ bí mật thông tin cá nhân [35]. Nhƣ vậy, chúng ta có thể khai thác
những quy định về bí mật thông tin cá nhân trong quyền riêng tƣ ở một số
công ƣớc quốc tế.
Quyền riêng tƣ đã đƣợc coi là một trong những quyền cơ bản của con
ngƣời và đƣợc chính thức ghi nhận lần đầu tiên trong Tuyên ngôn quốc tế về
Nhân quyền năm 1948 (UDHR). Điều 12 Tuyên ngôn ghi nhận:
Không ai phải chịu sự can thiệp một cách tùy tiện vào cuộc
sống riêng tƣ, gia đình, nhà ở hoặc thƣ tín cũng nhƣ bị xúc phạm về
nhân phẩm hoặc uy tín của cá nhân. Mọi ngƣời đều đƣợc pháp luật
bảo vệ chống lại sự xúc phạm và can thiệp nhƣ vậy.
20