Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Tiểu luận cao học truyền thông quốc tế quảng bá hình ảnh hàn quốc qua các hoạt động văn hóa tại việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 30 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế giới đang bước vào thời kì hội nhập tồn cầu địi hỏi sự giao lưu và
phụ thuộc mật thiết giữa các quốc gia. Nếu một quốc gia muốn mở rộng giao
lưu về mọi mặt với các quốc gia khác, thì quốc gia đó phải biết giữ vững và
củng cố vị trí của mình trên trường quốc tế. Bởi vậy, nhu cầu xây dụng
thương hiệu Quốc gia, giới thiệu hình ảnh của đất nước đang được coi là
những trọng tâm để phát triển ngoại giao của các quốc gia.
Quảng bá hình ảnh đất nước để phát triển ngoại giao có nhiều cách và
có thể khai thác trên nhiều phương diện như kinh tế, kĩ thuật, kiến trúc, lịch
sử, văn hóa, cảnh quan tự nhiên…Tuy nhiên, xét về mặt khách quan quảng bá
hình ảnh đất nước thơng qua các hoạt động văn hóa vẫn được coi là một trong
những phương thức hiệu quả. Việc quảng bá hình ảnh văn hóa của dân tộc
nhằm mục đích quảng bá và tơn vinh hình ảnh của dân tộc, các giá trị truyền
thống lâu đời. Hoạt động quảng bá văn hóa vừa thể hiện trách nhiệm đối với
dân tộc, vừa thể hiện góp phần duy trì lâu dài và phổ biến các giá trị truyền
thống dân tộc tới các nền dân tộc khác trên thế giới. Bên cạnh đó, việc tìm
hiểu nền văn hóa của dân tộc khác qua các hoạt động quảng bá, giúp chúng ta
có thêm kiến thức, am hiểu hơn và phát huy được giá trị tốt đẹp của nền văn
hóa đó.
Hàn Quốc là một trong những quốc gia đạt được nhiều thành tựu lơn
trong việc quảng bá hình ảnh đất nước thơng qua các hoạt động văn hóa. Họ
đã tận dụng tối đa lợi thế văn hóa của mình để quảng bá hình ảnh quốc gia
đến với nhiều nước trên thế giới. Những thành tựu này đã được công nhận và
được minh chứng qua dấu ấn về Hàn Quốc trong mắt bạn bè quốc tế.
Tại Việt Nam, Hàn Quốc đã và đang tiến hành nhiều hoạt động văn hóa
nhằm quảng bá hình ảnh đất nước. Những hoạt động này được thực hiện công
phu có đầu tư và đạt được những thành cơng nhất định, tạo được sự quan tâm
và dấu ấn trong lòng người Việt.
1



Chính vì vậy,tơi đã quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Quảng bá
hình ảnh Hàn Quốc qua các hoạt động văn hóa tại Việt Nam hiện nay.”
để tìm hiểu nền văn hóa Hàn Quốc qua các hoạt động văn hóa.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu các hoạt động quảng bá hình ảnh văn hóa Hàn Quốc tại
Việt Nam.
- Đánh giá các hoạt động quảng bá hình ảnh thơng qua tổ chức sự
kiện, các hoạt động văn hóa.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
quảng bá.
3. Kết cấu đề tài
Ngoài phần Mở đầu , Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo đề tài
được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về quảng bá hình ảnh Hàn Quốc qua
các hoạt động văn hóa tại Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng quảng bá hình ảnh Hàn Quốc qua các hoạt
động văn hóa tại Việt Nam hiện nay.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện trong hoạt động
quảng bá hình ảnh Hàn Quốc tại Việt Nam.

2


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH HÀN QUỐC QUA
CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TẠI VIỆT NAM
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
• Văn hóa

Văn hóa là một khái niệm được hiểu theo nghĩa nhân văn rất rộng. Từ
trước tới nay theo nghĩa phổ thơng nhất trong Tiếng Việt thì văn hóa dùng để
chỉ học thức, lối sống hoặc nghĩa chun mơn thì văn hóa dùng để chỉ sự phát
triển của một giai đoạn xã hội. Tuy nhiên, để hiểu rõ văn hóa là gì cần có
những định nghĩ khái qt chung nhất về văn hóa.
Ơng F.Mayor, ngun tổng giám đốc UNESCO đã đưa ra một khái
niệm về văn hóa vừa có tinh khái qt lại vừa mang tính đặc thù: “Văn hóa
bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những
sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho tới tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối
sống và lao động.” Do tính tổng quát và cụ thể nên khái niệm này đã được
hội nghị liên chính phủ về các chính sách tại Venise (1970) chấp nhận. Thông
qua định nghĩa này, ta nhận thấy rõ đặc trưng cơ bản nhất của một nền văn
hóa là sự khác biệt của nó với một nền văn hóa khác, mà dựa vào sự khác biệt
đó người ta có thể nhận ra tồn bộ nền văn hóa hay một cá nhân bất kì trong
nền văn hóa ấy. Định nghĩa này có tính phổ qt rất lớn và nhìn nhận văn hóa
dưới góc độ bao trùm lên tồn bộ các giá trị lớn nhất đên nhỏ nhất.
Định nghĩa của GS.TSKH Trần Ngọc Thêm: “ Văn hóa là hệ thống
hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo qua quá trình
hoạt động thực tiễn , trong sự tương tác của con người với môi trường tự
nhiên và xã hội.” Định nghĩa này xác định được 4 đặc trưng cơ bản của văn
hóa. Đó là tính hệ thống. tính giá trị, tính lịch sử và tính nhân sinh. Trong đó,
tính hệ thống có thể hiểu là sự liên hệ mật thiết giữa các sự vật, hiện tượng

3


thuộc một nền văn hóa cũng như các đặc trưng, các quy luật và nguyên tắc
hình thành phát triển sự vật và hiện tượng đó. Tính giá trị biểu hiện cái đẹp
trong một nền văn hóa, nó dùng để đo mức độ nhân bản của xã hội và con
người. Tính nhân sinh nói lên tính xã hội của văn hóa tức là do con người

sáng tạo ra và được biến đổi bởi con người. Cịn tính lịch sử mang ý nghĩa
rằng văn hóa là sản phẩm của một q trình, được tích lũy qua nhiều thế hệ
với văn minh, chỉ ra trình độ phát triển của một giai đoạn.
Văn hóa của một dân tộc được hiểu theo nghĩa cơ bản nhất là tồn bộ
những đặc điểm mà qua đó một dân tộc bộc lộ mình. Bởi vậy, văn hóa của
một dân tộc là yếu tố thể hiện rõ tinh thần và bản sắc của dân tộc đó, đồng
thời cịn thể hiện ý thức và phương thức của một nền văn hóa đối với việc tiếp
nhận cái mới từ một nền văn hóa khác. Mỗi dân tộc có một truyển thống văn
hóa và văn hiến, sau một thời gian dài những giá trị ,những truyền thống ấy
kết tinh thành một hệ giá trị chân-thiện - mĩ và trở thành chuẩn mực về quan
niệm ấy. Tất cả các giá trị văn hóa truyền thống hình thành nên quan niệm,
triết lí, đạo đức ứng xử và diện mạo của cả một dân tộc .Có thể nói văn hóa là
một di sản rất quan trọng mà thế hệ trước đã để lại cho thế hệ sau.
Vậy sau những nhận xét trên , có thể hiểu văn hóa theo hai cách. Theo
nghĩa rộng,văn hóa là cách sống, cách suy nghĩ, cách ứng xử,được một dân
tộc sáng tạo ra và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cịn theo nghĩa hẹp
theo từng khía cạnh khác nhau thì văn hóa là tổng hịa của các yếu tố như văn
học, nghệ thuật, ẩm thực, học vấn…được các thành viên của một dân tộc tạo
nên và chia sẻ với nhau trong dân tộc ấy.
• Quảng bá hình ảnh
Theo từ điển Tiếng Việt: quảng bá là một động từ với nghĩa “phổ biến
rộng rãi bằng các phương tiện thông tin”. Quảng bá cũng được hiểu là :
“Những hoạt động nhằm tạo ra hoặc thúc đẩy lợi ích, lợi nhuận cho một cá
nhân, một tổ chức, một sản phẩm.”

4


Trong lĩnh vực văn hóa, quảng bá hình ảnh phát huy tối đa các tác dụng
và đạt được những hiệu quả nhất định, và trở thành một phần không thể thiếu

trong những chính sách phát triển của đất nước. Các quốc gia tập trung quảng
bá những nét đẹp, đặc sắc của văn hóa nước mình với bạn bè trên thế giới, để
các quốc gia hiểu nhau hơn và xích lại gần nhau hơn.
• Quảng bá hình ảnh quốc gia
Trong cuộc sống, chúng ta sử dụng rất nhiều thuật ngữ “ hình ảnh”
nhưng rất khó để mỗi người đưa ra được định nghĩa của nó. Vì thế, “ hình
ảnh” là một khái niệm rộng lớn và phụ thuộc vào góc độ nhận thức của từng
người.
Thuật ngữ “Hình ảnh” tiếng anh là “ Image” có nguồn gốc từ tiếng La
tinh là “ Imago” và có quan hệ mật thiết với một từ Latinh khác là “ Imitary”
có nghĩa là mơ phỏng, phỏng theo…
Hình ảnh được coi là một kênh giao tiếp, có nhiều lợi thế hơn so với
các kênh khác. Hình ảnh mang đến cho người nhận những thông tin trực tiếp
mà không cần dịch sang những ngôn ngữ khác. Khi giới thiệu về một đất
nước nào đó, phương pháp giới thiệu hình ảnh sẽ đạt hiệu quả cao hơn là việc
sử dụng ngơn ngữ. Hình ảnh trực tiếp đến với người nhận qua giác quan và
dường như nó đã vượt qua mọi rào cản về ngơn ngữ, văn hóa, và cả sự khác
biệt về địa lý để đến với mọi người.
Nhận định về hình ảnh quốc gia, ơng Hồng Tuấn Anh, ủy viên
BCHTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng: “ Hình
ảnh quốc gia là những hình liên tưởng của người nước ngồi về quốc gia đó
về chính sách kinh tế, chính trị, đầu tư, đặc tính sản phẩm, bản sắc và tính
cách con người.. của đất nước đó.”
Giáo sư Marketing nổi tiếng thế giới Philip Kotler, cha đẻ của
Marketing hiện đại cho rằng: “ Hình ảnh quốc gia là tổng hợp của niềm tin
và những ấn tượng mà con người lưu giữ về một địa danh hay một quốc gia.
Hình ảnh này thâu tóm tồn bộ những thơng tin về đất nước cũng như các tổ
5



chức doanh nghiệp thuộc về đất nước đó. Đây chính là sản phẩm của một q
trình chọn lọc những thơng tin cần thiết, đặc trung nhất từ hàng ngàn những
thông tin khác về quốc gia đó.”
Vậy. “Quảng bá hình ảnh quốc gia là hoạt động truyền bá rộng rãi
hình ảnh quốc gia tới một đối tượng nào đó( cá nhân, tổ chức, các quốc gia
trên thế giới…) nhằm làm cho đối tượng hiểu rõ hơn về quốc gia đó và đạt
được mục đích cụ thể mà chủ thế quảng bá mong muốn.”
Trước khi quảng bá hình ảnh quốc gia con người cần có sự phân tích và
nghiên cứu kĩ lưỡng về thị trường, địa bàn quảng bá cũng như mức độ lan
truyền thơng tin để vạch ra tiến trình và áp dụng phương pháp quảng bá sao
cho thích hợp.
• Quảng bá hình ảnh quốc gia qua các hoạt động văn hóa
Hoạt động văn hóa rất đa dạng bao gồm tất cả các hoạt động như triển
lãm, tuần lễ văn hóa, sự kiện gia lưu ca nhạc, phim ảnh, bóng đá, du lịch, lễ
hội…nói chúng là các hoạt động nhằm nâng cao hiểu biết của con người về
lĩnh vực văn hóa.
“ Quảng bá hình ảnh quốc gia qua hoạt động văn hóa là phổ biến rộng
rãi quốc gia qua các hoạt động văn hóa để thực hiện nghĩa vụ ngoại gia và
phát triển đất nước.”
Quảng bá hình ảnh quốc gia qua hoạt động văn hóa mang lại hiệu quả
cao. Văn hóa là lĩnh vực tuyệt vời nhất cho công tác quảng bá hình ảnh quốc
gia. Trước hết, bởi văn hóa là giá tị tinh thần của mỗi quốc gia, nó tạo nên dấu
ấn, nét đặc trung để phân biệt quốc gia này với quốc gia khác. Thứ hai, văn
hóa quy tụ những giá trị thiêng liêng của dân tộc được gìn giữ và lưu truyền
từ đời này qua đời khác. Thứ ba, văn hóa là một lĩnh vực lớn chứa đựng nhiều
hoạt động ảnh hưởng đến cuộc sống của con người.
• Hình thức hoạt động văn hóa
Hoạt động văn hóa là những hoạt động rất đa dạng, phong phú dưới
nhiều hình thức và thuộc các lĩnh vực khác nhau đến yếu tố văn hóa.
6



Hoạt động văn hóa: các hoạt động tuần lễ văn hóa, triển lãm, hội chợ
văn hóa…
Hình thức của hoạt động văn hóa: lớp học, lễ hội, cuộc thi, buổi biểu
diễn, câu lạc bộ, video trên mạng xã hội…
Lĩnh vực của hoạt động văn hóa: văn học, điện ảnh, âm nhạc, ẩm thực,
múa…
Như vậy, có rất nhiều hình thức hoạt động văn hóa phục vụ cho cơng
tác quảng bá hình ảnh đất nước. Sự đa dạng về hình thức, lĩnh vực hoạt động,
đặc sắc về nội dung hứa hẹn mang đến hiệu quả quảng bá cao cho chủ thể
quảng bá.
1.1.2 Tầm quan trọng của quảng bá hình ảnh quốc gia qua hoạt động
văn hóa của Hàn Quốc tại Việt Nam.
Hàn Quốc là quốc gia có sự phát triển hài hịa giữa kinh tế và văn hóa.
Đặc biệt, họ rất coi trọng đến những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Với
Hàn Quốc, cơng tác quảng bá hình ảnh đất nước qua các hoạt động văn hóa
đóng vai trị vơ cùng quan trọng. Trước hết, quảng bá hình ảnh đất nước góp
phần bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống và những giá trị của lịch sử
lâu đời. Tiến hành các hoạt động văn hóa để quảng bá hình ảnh đất nước là
cách thức hiệu quả mà Hàn Quốc đang sử dụng góp phần bảo tồn những giá
trị văn hóa tốt đẹp. Để làm được điều này, Chính phủ Hàn Quốc và những
doanh nghiệp nước này đều chịu trách nhiệm đầu tư và tổ chức hoạt động văn
hóa tại các quốc gia.
Thứ hai, quảng bá hình ảnh quốc gia qua các hoạt động văn hóa góp
phần làm cho đất nước Hàn Quốc phát triển và nâng cao vị thế trên trường
quốc tế.

7



1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Giới thiệu về đất nước Hàn Quốc

• Vị trí địa lý
Hàn quốc, tên chính thức là Đại Hàn Dân Quốc, là một quốc gia Đông
Bắc Á chiếm trọn nửa phía Nam bán đảo Triều Tiên. Phía Bắc Hàn Quốc giáp
với cộng hịa dân chủ nhân dân Triều Tiên; phía Đơng giáp với Biển Đơng
(biển Nhật Bản), phía Nam và Đơng Nam giáp với eo biển Triều Tiên-ngăn
cách Hàn Quốc với Nhật Bản và phía Tây giáp với Hồng Hải.
Hàn Quốc có tổng diện tích 99,268 km²-trong đó có vơ số đảo nhỏ
ngồi khơi phía nam và phía tây. Đảo lớn nhất trong số này là đảo Cheju
(1845 km ²). Hàn Quốc ra đời vào năm 1948 sau khi Chiến tranh thế giới lần
hai chia cắt bán đảo Triều tiên làm hai:miền nam với sự hiện diện của quân
Mỹ và miền bắc do Liên Xô thác quản.Trong suốt thập niên 50 Hàn quốc đã
trỗi dậy từ đống cho tàn-hậu quả của quộc chiến với miền bắc-để trở thành
nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 1990.Thủ đô,đồng thời là thành phố lớn
nhất của Hàn quốc- Seoul.
• Khí hậu
Hàn Quốc có 4 mùa rõ rệt: xn, hạ, thu, đông. Mùa xuân và mùa thu
tương đối ngắn, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đơng lạnh khơ thỉnh thoảng
có tuyết rơi. Nhiệt độ thay đổi theo từng vùng. Nhiệt độ trung bình tháng
nóng nhất (tháng 8) tại Hàn Quốc là 27 0C tháng lạnh nhất (tháng 1) – 8 0C.
Người dân Hàn Quốc thích nhất là mùa thu vì mùa thu là mùa đẹp nhất trong

8


năm với khơng khí mát mẻ, bầu trời trong xanh đồng thời đó cịn là mùa thu
hoạch sản phẩm nơng nghiệp và mùa của lễ hội dân gian.

• Nền giáo dục của Hàn Quốc
Hệ thống giáo dục đại học của Hàn Quốc cũng phát triển rất ấn
tượng.Theo số liệu thống kê chính thức, năm 2010, Hàn Quốc có 3,2 triệu
sinh viên đại học và 316 ngàn sinh viên sau đại học. Các đại học Hàn Quốc
đã bắt đầu tạo được uy danh trên trường quốc tế. Đại học Quốc gia Seoul
được xem là một trong những đại học hàng đầu của Á châu (đứng hạng 13) và
trên thế giới (hạng 124, theo bảng xếp hạng của THES). Nhiều đại học khác
như Chungnam, Chonbuk, Chonnam, Pusan, Sogang, Inha, v.v... cũng đã trở
thành những cái tên đáng kính nể trong vùng và trên thế giới. Các đại học
Hàn Quốc, công cũng như tư, đã thu hút sinh viên ngoại quốc, kể cả Việt
Nam, đến theo học.
Quá trình phát triển giáo dục đại học của Hàn Quốc tùy thuộc một phần
vào hệ thống giáo dục tiểu học và trung học. Vì sự tăng trưởng nhanh của
giáo dục đại học, Chính phủ Hàn Quốc rất chú trọng đến vấn đề chất lượng.
Họ dùng 3 phương tiện để kiểm soát chất lượng. Thứ nhất là phát triển hệ tiêu
chuẩn để công nhận đại học và chương trình giảng dạy (accreditation). Thứ
hai, dùng các chỉ tiêu về thành tựu trong đào tạo và nghiên cứu khoa học để
cấp ngân sách cho đại học. Thứ ba, Chính phủ và giới kĩ nghệ đầu tư vào
nghiên cứu khoa học và dùng nghiên cứu khoa học làm thước đo để cung cấp
ngân sách cho các đại học. Hiện nay, khoảng 3,5% GDP của Hàn Quốc dành
cho nghiên cứu và phát triển, và tỉ trọng này thuộc mức cao nhất trong các
nước OECD.
Giáo dục đại học đóng vai trị quan trọng trong phát triển nền kinh tế tri
thức. Nhận thức được vai trò này, Hàn Quốc phát động hàng loạt chương
trình nhằm nâng cao kinh tế tri thức của Hàn Quốc. Những chương trình như
World Class University (đại học đẳng cấp quốc tế), Humanity Korea, Social
Science Korea, v.v... đã được triển khai từ đầu năm 2000 và đem lại nhiều
9



thành tựu đáng nể như đã nói ở trên. Cịn nghiên cứu khoa học xã hội của
Hàn Quốc từ con số gần 0% ngày nay đã chiếm gần 4% tổng số ấn phẩm khoa
học của Hàn Quốc.
• Kinh tế
Từ một đất nước nghèo nàn và lạc hậu, Hàn Quốc đã thốt ra khỏi tình
trạng nghèo khổ, và vươn lên trở thành một cường quốc cơng nghệ. Thu nhập
bình qn của người dân Hàn Quốc hiện nay là 20.510 USD, cao hơn Việt
Nam gần 20 lần.
Ngày nay, Hàn Quốc đã sánh vai cùng các nước tiên tiến trên thế giới.
Sản phẩm của xứ Kim chi có mặt tồn cầu, với mức giá không hề thấp hơn so
với các cường quốc công nghệ ở châu Âu, Mỹ hay Nhật.
• Nền văn hóa của Hàn Quốc
Hàn Quốc là một đất nước có nền văn hóa đặc sắc. Hàn Quốc từ lâu nổi
tiếng với các nghi lễ, tập quán trong văn hóa ứng xử, trang phục và cách ăn
uống. Chính những nghi lễ ấy, phong tục ấy đã góp phần tạo nên cuộc sống nề
nếp, đảm bảo cho sự phát triển xã hội tạo nên một nền văn hóa Hàn mang
đậm yếu tố nội sinh.
Gặp gỡ - chào hỏi
Người Hàn Quốc rất chú trọng đến thái độ và cử chỉ khi chào hỏi. Nụ
cười và động tác gập lưng không thể thiếu trong văn hóa chào hỏi ở Hàn
Quốc. Do sự thâm nhập của văn hóa phương Tây và sự phát triển của xã hội
hiện đại mà ngày nay người ta có thể thay động tác gập lưng bằng cái cúi đầu
nhẹ. Tuy nhiên, ở những trường hợp đặc biệt trang trọng hoặc thể hiện sự kính
trọng với người cao tuổi, người có chức vụ cao trong xã hội thì động tác gập
lưng vẫn đặc biệt được coi trọng.

10


Trang phục truyền thống - Hanbok

Giống như áo dài của Việt Nam, Hanbok là áo truyền thống của người
Hàn Quốc, được mặc vào những ngày lễ và những ngày kỷ niệm. Áo Hanbok
của phụ nữ gồm một váy dài “china” và một áo vét theo kiểu bôlêrô
“Jeogori”. Áo của đàn ơng gồm có một áo khốc ngắn “Jeogori” và quần
“baji”. Cả hai bộ Hanbok này đều có thể mặc với một áo choàng dài theo kiểu
tương tự gọi là “durumagi”.

Kimchi - món ăn làm nên hình ảnh đất nước Hàn Quốc
Kimchi có thể được làm từ nhiều loại rau khác nhau, tuy nhiên ngon
nhất là cải thảo và củ cải. Các loại rau được ngâm nước muối và rửa sạch. Sau
khi để ráo nước, người ta trộn gia vị vào cải thảo và củ cải. Kimchi cung cấp
ít calo và cholesterol nhưng lại giàu chất xơ. Kimchi thậm chí cịn cung cấp

11


nhiều vitamin hơn cả táo. Vì vậy, người ta thường nói rằng " ăn kimchi mỗi
ngày khỏi cần đến bác sĩ ".

Hangeul– Bảng chữ cái khoa học và đơn giản
Bảng chữ cái Hangeul được xây dựng từ thế kỉ 15 bởi vị vua anh minh
triều đại Joseon – vua Sejong. Có thể nói đây chính là bước tiến lớn nhất
trong nền giáo dục của Hàn Quốc.Hangeul là một bảng chữ cái đơn giản và
khoa học, gồm 14 phụ âm và 10 nguyên âm. Sự kết hợp giữa phụ âm và
nguyên âm hình thành nên âm tiết, do vậy bảng chữ Hangeul có thể tạo thàng
hàng nghìn chữ và thể hiện bất kì âm điệu nào. Chính vì sự đơn giản đó mà
Hangeul rất dễ học. Nạn mù chữ hầu như không tồn tại ở Hàn Quốc nhờ bảng
chữ cái dễ sử dụng này.
Nhân sâm


Nhân sâm được trồng rộng rãi ở Hàn Quốc vì điều kiện khí hậu đất đai
ở đây rất thích hợp. Để phân biệt nhân sâm trồng tại Hàn Quốc với sản phẩm
có xuất xứ khác trên thế giới, nhân sâm Hàn Quốc được đặt tên là “Goryeong
Ginseng” theo tên triều đại Goryeo – triều đại đã hình thành tên Hàn Quốc
12


trong tiếng Anh là Korea. Nhân sâm được sử dụng như là liều thuốc tăng
cường sinh lực và phục hồi sức khỏe. Người ta tin rằng nhân sâm giúp tăng
cường chức năng của các của các cơ quan quan trọng trong cơ thể, ổn định
tim, bảo vệ dạ dầy, tăng cường chịu đựng và sự ổn định của hệ thần kinh.
Nhân sâm là một yếu tố cốt lõi trong Đông y, nhưng người Hàn Quốc thường
dùng nhân sâm theo cách đơn giản hơn là uống trà hay rượu.
Ngoài ra, nghệ thuật văn hóa của Hàn Quốc cịn có nghệ thuật gấp giấy
thủ công, nhạc tế lễ, múa mặt nạ, di sản in, võ Taekwondo…cũng rất hấp dẫn
và đặc trưng.
1.2.2 Quan hệ truyền thống Việt Nam – Hàn Quốc – nền tảng cho hoạt
động quảng bá văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam.
Việt Nam và Hàn Quốc là hai nước Châu Á có nét tường đồng về địa
lý tự nhiên và đời sống văn hóa - xã hội nên ln có mối quan hệ giao lưu
phát triển trên nhiều lĩnh vực
• Quan hệ trên lĩnh vực chính trị
Hàng năm, hai nước duy trì các chuyến thăm và gặp gỡ cấp cao. Năm
2001, trong chuyến thăm Hàn Quốc, Chủ tịch nước Trần Đức Lương và Tổng
thống Kim Dae Jung đã tuyên bố thiết lập “Quan hệ đối tác toàn diện trong
thế kỷ 21”.
Tháng 10/2009, trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Lee
Myung-bak tháng 10/2009, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng thống
Lee Myung-bak đã tuyên bố nâng cấp quan hệ hai nước lên thành “Đối tác
hợp tác chiến lược”. Tháng 02/2006, Bộ Ngoại giao hai nước thiết lập cơ chế

trao đổi chính sách thường niên cấp Thứ trưởng Ngoại giao. Tháng 10/2009,
hai bên thỏa thuận nâng cơ chế trên thành Đối thoại chiến lược thường niên
cấp Thứ trưởng Ngoại giao về ngoại giao - an ninh - quốc phòng.
Tháng 11/2011, tại chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch nước Trương
Tấn Sang, lãnh đạo hai bên nhất trí tuyên bố lấy năm 2012 là Năm Hữu nghị
Việt Nam - Hàn Quốc nhân kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao
13


(22/12/1992 - 22/12/2012). Hai bên đã phối hợp tổ chức một số hoạt động có
ý nghĩa nhân Năm hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc, trong đó có chuyến thăm
chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng từ 2829/3/2012 sau khi tham dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần thứ 2
tại Seoul từ 26-27/3/2012. Phía Hàn Quốc phối hợp với các cơ quan, ban,
nghành, địa phương của Việt Nam tổ chức một số hoạt động kỷ niệm trong
khuôn khổ Năm hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc tại Việt Nam, trong đó có
Nhạc hội Hàn-Việt, Diễn đàn “Vì tương lai Hàn - Việt”, “Diễn đàn Hàn –
ASEAN”, “Tuần văn hóa Hàn Quốc”,....

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye
tại cuộc gặp gỡ báo chí sau hội đàm.
• Quan hệ trên lĩnh vực kinh tế
Hàn Quốc là một trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của
Việt Nam.
Về đầu tư trực tiếp, 4 tháng đầu năm 2013, Hàn Quốc là nhà đầu tư
lớn thứ 4 (sau Nhật Bản, Đài Loan và Xing-ga-po) trong tổng số 96 quốc gia
và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt nam, với 3.287 dự án có hiệu lực đạt 25.05
tỷ USD tổng vốn đăng ký. Các Tập đồn, cơng ty lớn của Hàn Quốc như
Samsung, LG, Hyundai, Kumho Asiana...đều đang đầu tư và kinh doanh tại
Việt Nam. Mặc dù tình hình kinh tế thế giới và khu vực không thuận, bản thân
kinh tế Hàn Quốc cũng gặp nhiều khó khăn song các doanh nghiệp Hàn Quốc

14


đều bày tỏ nguyện vọng tiếp tục làm ăn lâu dài tại Việt Nam, một số Tập đoàn
lớn như Samsung, LG đang có kế hoạch tăng vốn đầu tư, mở rộng hoạt động
kinh doanh tại Việt Nam.
Về thương mại, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt
Nam và Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ 9 của Hàn Quốc. Kim ngạch
thương mại song phương trong năm 2012 đạt 21,12 tỷ USD, sớm 2 năm so
với mục tiêu đề ra, tăng gấp 42 lần so với 500 triệu USD năm 1992, tăng 18%
so với năm 2011, trong đó xuất khẩu đạt 5,58 tỷ USD tăng 18%, nhập khẩu
đạt 15,54 tỷ USD tăng 17,9 %. Kim ngạch thương mại song phương 4 tháng
đầu năm 2013 đạt 8,4 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 2,1 tỷ USD, nhập khẩu
đạt 6,3 tỷ USD. Trong năm 2012, Việt Nam nhập siêu từ Hàn Quốc 9,95 tỷ
USD, tăng 17% so với năm trước; 4 tháng đầu năm 2013, Việt Nam nhập siêu
từ Hàn Quốc 4,2 tỷ USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước. Ngày
6/8/2012, Bộ trưởng phụ trách thương mại Hàn Quốc Bác The Hô và Bộ
trưởng Bộ Cơng Thương Vũ Huy Hồng đã tun bố khởi động đàm phán
FTA song phương. Hai bên đã tiến hành 2 phiên đàm phán FTA song phương
tại Xơ-un (3-4/9/2012) và tại Hà Nội (22-23/5/2013).
Về ODA, Hàn Quốc là nước cung cấp ODA lớn thứ hai của Việt Nam
sau Nhật Bản và Việt Nam là nước nhận viện trợ ODA lớn nhất của Hàn
Quốc. Hàn Quốc đã cung cấp cho Việt Nam 70,14 triệu USD năm 2010 và
khoảng hơn 200 triệu USD năm 2011. Năm 2011, Hàn Quốc tuyên bố coi Việt
Nam là nước trọng tâm và hình mẫu cung cấp ODA và chọn là 1 trong 26
nước thuộc “đối tác chiến lược hợp tác ODA” với 3 trọng tâm là tăng trưởng
xanh, đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở hạ tầng. Việt Nam và Hàn
Quốc đã ký kết Hiệp định hợp tác về viện trợ phát triển, trong đó Hàn Quốc
cam kết cung cấp cho Việt Nam 1,2 tỷ USD vốn EDCF trong giai đoạn 20122015, tăng 200 triệu USD so với giai đoạn 2008-2011.


15


• Quan hệ trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục
hai nước đã ký Hiệp định văn hoá (8/1994), Bản ghi nhớ về hợp tác văn hóa
nghệ thuật, thể thao và du lịch (10/2008) cùng nhiều thoả thuận hợp tác giao
lưu thanh niên và giáo dục khác. Năm 2006, Hàn Quốc đã thành lập Trung
tâm văn hóa Hàn Quốc tại Hà Nội. Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam đã chọn
Hàn Quốc làm đối tác chiến lược thông tin giáo dục-đào tạo. Hiện có trên
5.000 du học sinh Việt Nam đang học tập tại Hàn Quốc, đa phần là học đại
học và cao học.

16


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH CỦA HÀN QUỐC QUA CÁC
HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Những hoạt động quảng bá văn hóa của Hàn Quốc tại Việt Nam
2.1.1 Hoạt động “Tuần trải nghiệm văn hóa truyền thống Hàn Quốc” tại
Việt Nam
Đất nước Hàn Quốc không chỉ nổi tiếng là một đất nước hiện đại và
năng động mà cịn là một đất nước có nền văn hóa đặc sắc lâu đời được gìn
giữ và phát triển qua hàng ngàn năm lịch sử. Với mong muốn để người dân có
cơ hội được tìm hiểu và trải nghiệm về một số nét văn hóa truyền thống Hàn
Quốc, Bảo tàng phụ nữ Việt Nam phối hợp với Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc
tổ chức Tuần trải nghiệm văn hóa truyền thống Hàn Quốc tại Bảo tàng từ
ngày 17/8 đến ngày 23/8/2014.
• Triển lãm “Mặt nạ và nghệ thuật Pungmul của Hàn Quốc”
Múa mặt nạ Hàn Quốc là 1 loại hình nghệ thuật dân gian của đất nước

xinh đẹp này. Biểu diễn múa mặt nạ thường vào dịp lập xuân thời Tamna, Hàn
Quốc. Triển lãm “Mặt nạ và nghệ thuật Pungmul của Hàn Quốc” được giới
thiệu thông qua các loại mặt nạ, nhạc cụ, hình ảnh …
Trong tiếng Hàn Quốc, "tal" được làm từ giấy, gỗ, quả bầu khô và lông.
Hầu hết các loại mặt nạ đều phản ánh sắc thái và cấu trúc xương của gương
mặt người Hàn nhưng cũng có một số loại mặt nạ thể hiện khn mặt của các
vị thần và con vật, bao gồm cả tả thực và tưởng tượng. Hình dáng của các loại
mặt nạ thường kì lạ và đã được cách điệu. Các nghệ sĩ, diễn viên và khán giả
cùng hoà nhập vào các điệu múa tưng bừng ở cuối mỗi buổi biểu diễn.
Thời gian: từ ngày 17 đến ngày 23/8/2014

17


• Biểu diễn múa dân gian Talchum và Pungmul
Múa mặt nạ của Hàn Quốc không chỉ là một điệu múa thơng thường lấy
các kỹ thuật vũ đạo, hình thể làm tiêu chí chính mà cịn vơ cùng quan tâm đến
cốt truyện, các diễn biến kịch tính và những vận động nội tâm của nhân vật
mà các vũ công thủ vai: từ con người, động vật tới các thế lực siêu nhiên. Con
người ẩn mình trong những chiếc mặt nạ để nói lên khát vọng của người dân
thời bấy giờ được gửi gắm trong từng cốt truyện, từng điệu múa. Chương
trình múa dân gian Talchum và Pungmul do 14 nghệ nhân Hàn Quốc biểu
diễn.
Thời gian: sáng 17/8/2014

• Hướng dẫn khách tham quan thực hành múa Talchum và Pungmul
Nét độc đáo của nghệ thuật múa Talchum và Pungmul là người xem sẽ
cùng hoà đồng với các nghệ sĩ múa tạo nên sự gần gũi, giao thoa. Khách tham
dự sự kiện sẽ được các nghệ nhân Hàn Quốc hướng dẫn Thực hành múa;
Cách chơi trống; Học nói (khơng phải hát mà nói trong khi múa).

18


Thời gian: sáng 17/8/2014

• Trải nghiệm mặc Hanbok - trang phục truyền thống Hàn Quốc
Nếu như ở Việt Nam chiếc áo dài truyền thống được gắn liền với trang
phục của người phụ nữ, thì chiếc áo Hanbok cũng là nét văn hóa đặc sắc của
xứ sở kim chi.
Với 20 bộ Hanbok sặc sỡ đủ các sắc màu, đến với Bảo tàng Phụ nữ Việt
Nam trong Tuần trải nghiệm văn hóa truyền thống Hàn Quốc, khách tham
quan sẽ được khoác thử lên mình bộ trang phục truyền thống dù kín đáo
nhưng toát lên vẻ nét đẹp đằm thắm, duyên dáng và thanh lịch.
Thời gian: từ ngày 17 đến ngày 23/8/2014

• Thưởng thức ẩm thực Hàn Quốc
Ẩm thực của Hàn Quốc rất cầu kỳ, họ có câu “Thực vị ngũ phúc chi
nhất”, có nghĩa là ăn uống là điều phúc lớn nhất trong năm điều phúc. Vì vậy
mà bữa ăn của họ rất phong phú, cầu kỳ. Bữa ăn hàng ngày của người Hàn
19


Quốc có cơm, kim chi, tương đen, tương ớt, rau cải muối, rau bát trân và canh
tương đen. Thịt cũng đã trở thành một phần trong bữa ăn của họ trong những
năm gần đây, trong đó thịt bị, thịt gà và thịt lợn là những loại phổ biến nhất.
Để thoả mãn nhu cầu của khách tham quan, trong ngày đầu khai mạc sự kiện,
tại bảo tàng có bán thức ăn finger food với giá hợp lý: 10k-20k/1 món do nhà
hàng Hàn Quốc thực hiện.
Thời gian: 10 giờ sáng - 2 giờ chiều ngày 17/8/2014


2.1.2 Hoạt động quảng bá văn hóa nghệ thuật của Hàn Quốc tại Việt
Nam
• Hoạt động quảng bá âm nhạc Hàn Quốc tại Việt Nam
Âm nhạc Hàn Quốc, được gọi với tên K-pop (K – Korea, Pop là nhạc
Pop – âm nhạc đại chúng), có thể hiểu là âm nhạc đại chúng của Hàn Quốc.
Nhiều nghệ sĩ và nhóm nhạc đã xuất phát từ Hàn Quốc và đã trở nên nổi tiếng
ở nhiều nước trên thế giới. Sự phổ biến của K-pop thường được xem là một
phần của sự nổi lên của các Làn sóng Hàn Quốc, sự trỗi dậy mang tính phổ
biến của văn hố Hàn Quốc đương đại ở châu Á. Trong lĩnh vực K-pop, Hàn
Quốc đã có những chiến lược đầu tư cho một số ca sĩ, nhóm nhạc để quảng bá
sang nước ngồi. Đối với Việt Nam, K-pop được xem như làn sóng ngầm ảnh
hưởng lớn đến bộ phận giới trẻ. Điều này đã giúp cho Hàn Quốc thúc đẩy
hoạt động quảng bá âm nhạc.
Hoạt động quảng bá âm nhạc Hàn Quốc nổi bật tại Việt Nam kỷ niệm
20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc chính là “K-pop
20


Festival 2012 - Concert in Việt Nam” đã diễn ra đêm 29/11 tại Sân vận động
quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội với sức chứa hơn 40.000 khán giả. Tham gia
chương trình có khoảng 300 thành viên gồm các ca sĩ của Việt Nam như
Thanh Lam, Tấn Minh… và quy tụ 13 nhóm nhạc và ca sĩ thần tượng Hàn
Quốc được yêu mến tại Việt Nam như: SNSD (Girl’s Generation), Dong Bang
Shin Ki (TVXQ), Beast, Sistar, B.A.P, T-ARA, Sondambi, Kara, Miss A, FT
Island, Teen Top, Infinite, Hyun A…. K-pop Festival 2012 là chương trình
Đại nhạc hội tại Việt Nam lớn nhất từ trước đến nay. Với hơn 40 tiết mục diễn
ra trong đêm diễn kéo dài gần 4 tiếng, Đại nhạc hội sẽ mang đến cho khán giả
Thủ đô một bữa tiệc âm nhạc đặc sắc, sôi động và độc đáo. Chương trình do
Đài truyền hình MBC Hàn Quốc, Cơng ty 9M Art Hàn Quốc và Công ty VK
Media Việt Nam phối hợp tổ chức, với sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao, Bộ Văn

hóa, Thể thao và Du lịch, ĐSQ hai nước và Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại
Hà Nội.
Như vậy, có thể Hàn Quốc đã có sự đầu tư nhất định trong việc quảng
bá văn hóa âm nhạc của nước mình đến với Việt Nam. Điều này là một thành
cơng lớn trong hoạt động quảng bá hình ảnh đất nước đến với các quốc gia
khác trong đó có Việt Nam.
• Hoạt động quảng bá điện ảnh Hàn Quốc tại Việt Nam
Ngành điện ảnh Hàn Quốc xuất hiện từ năm 1919 khi đất nước bị quân
Nhật chiếm đóng. Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm những vẫn ln có
những tác phầm đặc sắc và thế mạnh riêng, trong đó phải kể đến các bộ phim
truyền hình, phim điện ảnh… Kể từ khi ra đời đến nay, ngành công nghiệp
điện ảnh Hàn Quốc đã phản ánh một cách sinh động các chủ đề, sự quan tâm
cũng như những nhu cầu của xã hội và nền văn hóa. Mặc dù các sự kiện lịch
sử của thế giới và của Hàn Quốc đã qua đi, nhưng chúng ta vẫn thấy được tầm
ảnh hưởng nó qua các thể loại phim ảnh. Điện ảnh Hàn Quốc chủ yếu tập
trung vào cộng đồng xã hội, đặc biệt là trong giai đoạn đất nước gặp khó khăn
và khủng hoảng.

21


Điện ảnh Hàn Quốc được quảng bá ở Việt Nam dưới hình thức phổ
biến nhất như giới thiệu qua sách báo, tạp chí, đĩa phim ở trung tâm Văn hóa
Hàn. Ngồi ra, điện ảnh Hàn Quốc đến với đơng đảo công chúng Việt Nam
nhất là bộ phận giới trẻ hiện nay qua những bộ phim được phát sóng trên Đài
truyền hình, các trang web bản quyền Hàn Quốc…Đài truyền hình Việt Nam
đã mua bản quyền rất nhiều bộ phim Hàn Quốc từ cổ trang đến hiện đại, từ
những thập niên trước.
Đặc biệt, gần đây nhất "Liên hoan phim Hàn Quốc lần thứ 2" được tổ
chức từ ngày 06 đến 11/09/2013 tại cụm rạp MegaStar - Vincom Towers - Hà

Nội nhằm mục đích xây dựng cầu nối hữu nghị giữa hai dân tộc - đặc biệt là
trong lĩnh vực điện ảnh, với sự ủng hộ và hỗ trợ của Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch Việt Nam, Cục Điện ảnh Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Hàn Quốc, Hội đồng Phim Hàn Quốc… Công ty TNHH Truyền thơng
MegaStar là đơn vị thực hiện chương trình này.

Đến với Liên Hoan Phim Hàn Quốc, khán giả yêu điện ảnh thủ đô sẽ
được thưởng thức 9 bộ phim tiêu biểu của điện ảnh xứ Hàn. Đa dạng về thể
loại, phong phú về nội dung, các tác phẩm trình chiếu tại Liên hoan phim lần
này thể hiện sự phát triển của điện ảnh Hàn Quốc những năm gần đây, đồng
thời đưa người xem đến gần hơn với những giá trị tốt đẹp của đất nước, con
người Hàn Quốc. Hơn nữa, đây còn là những bộ phim lập kỷ lục phòng vé với
số lượng khán giả đơng đảo đón xem khi được phát hành tại Hàn Quốc và
nhiều nước Châu Á.
22


Đặc biệt hơn, sau thành công của Liên hoan phim Việt Hàn lần thứ nhất
(tháng 10/2012 tại TP. Hồ Chí Minh) từ năm 2013, Liên hoan phim Hàn Quốc
sẽ được tổ chức thường niên tại Việt Nam. Đồng thời, những bộ phim đặc sắc
của điện ảnh Việt Nam cũng sẽ được giới thiệu với công chúng Hàn Quốc
trong khuôn khổ Liên hoan phim Việt Nam lần thứ nhất (tổ chức tại thủ đô
Seoul vào tháng 11/2013). Đây không chỉ là cơ hội làm phong phú hơn nữa
các hoạt động giao lưu, trao đổi văn hóa giữa hai nước, mà cịn giúp các nhà
làm phim, các diễn viên Việt Nam gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm với các đồng
nghiệp Hàn Quốc, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của điện ảnh Việt
Nam.
Như vậy, hoạt động quảng bá điện ảnh của Hàn Quốc khá đa dạng với
nhiều loại hình hấp dẫn và lơi cuốn từ tạp chí, liên hoan phim… Các thể loại
phim của Hàn Quốc ăn khách và nổi tiếng bởi nội dung hay, hình ảnh đẹp,

chất lượng cao. Họ đã xây dựng được một thương hiệu điện ảnh vững chắc,
khiến người xem an tâm và thích thú. Một trong những yếu tố khác làm nên
sự thành công cho hoạt động quảng bá đó là cơng tác quảng bá chuyên
nghiệp, có đầu tư, có chọn lọc, và quan trọng là có kế hoạch quảng bá hợp lí.
2.2 Thành cơng và tồn tại trong cơng tác quảng bá hình ảnh Hàn Quốc
qua hoạt động văn hóa tại Việt Nam
2.2.1 Thành công của các hoạt động trong công tác quảng bá văn hóa.
Với một nền văn hóa cổ truyền đặc sắc và một thế hệ những con người
Hàn Quốc hiện đại,năng động,sáng tạo,Hàn Quốc đã có những bước tiến rất
nhanh trong việc mang màu sắc văn hóa của quốc gia mình đến với bạn bè
quốc tế. Nắm bắt được văn hóa là chìa khóa để mở cánh cửa giao lưu với các
quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới, Hàn Quốc đã sớm xác định mọi
hoạt động quảng bá hình ảnh văn hóa của quốc gia phải ln được thực hiện
tốt, phối hợp thống nhất đồng đều trong và ngồi nước.
Tổ chức các hoạt động văn hóa của các quốc gia Hàn Quốc tại các quốc
gia khác là một trong những phương thức được đáng giá đã đem lại hiệu quả
cao cho cơng tác quảng bá hình ảnh đất nước Hàn Quốc.
23


• Xây dựng tốt nội dung và hình thức thể hiện qua các hoạt động văn
hóa Hàn Quốc tổ chức tại Việt Nam
Thứ nhất: nội dung của các hoạt động văn hóa Hàn Quốc tổ chức tại
Việt Nam có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ truyền và hiện đại, dựa trên sự
gần gũi tương đồng với văn hóa Việt Nam để giới thiệu tới cơng chúng Việt
Nam. Bắt kịp xu thế thời đại là một nhu cầu tất yếu của mỗi quốc gia nhằm
điều chỉnh đường lối phát triển của quốc gia đó. Hàn Quốc đã vơ cùng nhanh
nhạy trong công cuộc bắt kịp xu thế thời đại mà bằng chứng là các hoạt động
quảng bá văn hóa tại Việt Nam đều rất thú vị, hiện đại những khơng vì thế mà
làm mất đi bản sắc cổ truyền độc đáo phù hợp với thời đại.

Thứ hai: các hoạt động văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam được tổ chức
dưới nhiều hình thức phong phú,đa dạng, có sự kết hợp linh hoạt giữa các
hoạt động thường kì với sự kiện nổi bật.
Thứ ba: mặc dù đa dạng về hình thức thể hiện, các hoạt động văn hóa
ln bám sát nội dung trọng tâm. Đó là xây dựng hình ảnh nước Hàn xinh
đẹp, truyền thống mà hiện đại trong mắt cơng chúng Việt Nam.
• Hợp tác chặt chẽ giữa các đơn vị phía Việt Nam để tổ chức các hoạt
động văn hóa tại Việt Nam
Trong hoạt động quảng bá hình ảnh quốc gia Hàn Quốc ln chủ động,
phối hợp giữa các ngành nghề, lĩnh vực trong xã hội cũng như phối hợp chặt
chẽ với các cơ quan sở tại, từ đó góp phần nâng cao chất lượng cơng tác
quảng bá hình ảnh đất nước thơng qua các hoạt động văn hóa. Khi tiến hành
tổ chức các hoạt động quảng văn hóa tại Việt Nam, Hàn Quốc đã xây dựng
được mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết các đơn vị, tổ chức Việt Nam thuộc
nhiều lĩnh vực. Ngoài ra, sự tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức, đơn vị sở tại
cũng giúp cơng tác quảng bá có định hướng phù hợp với thị hiếu và phong tục
của nhân dân Việt Nam.
Việc quảng bá hình ảnh quốc gia thơng qua các hoạt động sẽ gặp phải
rất nhiều khó khăn nếu khơng có sự ủng hộ, đồng thuận từ phía cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp, cá nhân của nước sở tại. Bởi vậy, có thể thấy Hàn Quốc
24


đã rất tỉ mỉ trong quá trình lên kế hoạch quảng bá văn hóa tại Việt Nam. Điều
đó cho thấy tầm nhìn xa của đất nước này trong việc phát triển các hoạt động
giao lưu văn hóa sau này của họ.
• Truyền thơng hiệu quả cho các hoạt động văn hóa
Việc đầu tư trang thiết bị hiện đại để có thể thực hiện đa dạng hóa triệt
để nhất hoạt động quảng bá cả về nội dung và hình thức. Có thể lấy ví dụ điển
hình là Tổng cục du lịch Hàn Quốc ( KTO Việt Nam) và Trung tâm văn

hóa Hàn Quốc tại Hà Nội là những trung tâm khang trang và hiện đại thực
hiện việc truyền thông quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Cùng với đó, sự đầu tư
vào các phương tiện truyền thơng hiện đại như truyền hình, báo mạng…cũng
mang lại hiệu quả đáng ghi nhận. Ngoài ra, Hàn Quốc cũng luôn chú ý tới
việc sử dụng hiệu quả tính năng của Internet trong q trình làm việc, nâng
cấp và xây dựng các trang điện tử để cung cấp những thông tin mới nhất đối
với mọi đối tượng ở Việt Nam.
2.2.2 Những tồn tại cần khắc phục của các hoạt động văn hóa Hàn Quốc
tại Việt Nam
Thứ nhất: Các hoạt động văn hóa hàn Quốc tổ chức tại Việt Nam chỉ
được giới thiệu trên truyền hình, đặc biệt là các chương trình trung ương khi
chương trình có quy mơ lớn.
Thứ hai: Chưa có nhiều chương trình Hàn Quốc được phát sóng trên
truyền hình Việt Nam khiến cơng chúng Việt Nam không mấy quan tâm đến
việc theo dõi thông tin về các hoạt động văn hóa được tổ chức tại Việt Nam
trên truyền hình.
Thứ ba: Cân đối các nội dung của hoạt động chưa phù hợp với thị hiếu
người Việt Nam. Việc giới thiệu các nội dung văn hóa nghệ thuật, phong tục
tập quán và hình ảnh con người cần được tập trung vào hơn nâng cao hiệu quả
quảng bá hình ảnh quốc giá.

25


×