Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

TIỂU LUẬN CAO cấp CHÍNH TRỊ tư tưởng hồ chí minh về xây dựng đảng và chỉnh đốn đảng và vận dụng tư tưởng của người vào xây dựng, chỉnh đốn đảng hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.29 KB, 13 trang )

1
BÀI THU HOẠCH KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỆ ĐÀO TẠO CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt
Nam thành một Đảng cách mạng chân chính, đội tiên phong của giai cấp công
nhân và dân tộc Việt Nam, để lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi cách mạng
giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã
hội. Trong di sản tư tưởng của Người để lại, những luận điểm của Người về xây
dựng và chỉnh đốn Đảng là một bộ phận cực kỳ quan trọng. Những luận điểm đó
được hình thành và phát triển cùng với cuộc đời hoạt động cách mạng của
Người và sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam.
Trung thành với tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta từ khi ra đời
đến nay luôn coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Đặc biệt những năm
gần đây, Đảng đã có nhiều nghị quyết, như Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VII),
Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII, Nghị quyết Trung ương 9 (khóa IX,
X), Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) đã đặt công tác xây dựng, chỉnh đốn
Đảng là việc rất quan trọng, thực hiện tồn diện từ chính trị, tư tưởng và tổ chức
tốt công tác cán bộ, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên. Đặc biệt,
trong tình hình hiện nay, cơng tác tự phê bình và phê bình trong Đảng cịn yếu;
tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí
trong một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa được ngăn chặn, đẩy lùi; nhiều đảng
viên và tổ chức đảng tính chiến đấu chưa cao, nhất là ở tổ chức cơ sở đảng; việc
xây dựng quy chế và hoàn thiện quy chế theo hướng đổi mới phương thức lãnh
đạo của Đảng cịn hạn chế và có nhiều lúng túng..., càng đòi hỏi phải coi trọng,
đẩy mạnh và quyết tâm chỉ đạo chặt chẽ hơn nữa cuộc vận động xây dựng, chỉnh
đốn Đảng. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng
đảng và chỉnh đốn đảng và vận dụng tư tưởng của Người vào xây dựng,
chỉnh đốn đảng hiện nay” làm đề tài tiểu luận có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
sâu sắc.



2
NỘI DUNG
1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng đảng
Vấn đề thường xuyên đổi mới và chỉnh đốn Đảng được chính C.Mác,
Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đề ra từ khi ra đời các đảng vô sản.
C.Mác, Ph.Ăngghen cho rằng, phong trào vô sản nhất thiết phải trải qua
các bước phát triển khác nhau, trong mỗi bước phát triển đó đều có một số người
dừng lại, họ khơng thể đi xa hơn nữa; vì thế, một trong những nhiệm vụ hàng
đầu của đảng vô sản là “phải loại trừ những con người đó”1 [1, tr.561].
V.I.Lênin đã kiên quyết đấu tranh và đưa ra khỏi Đảng (thanh đảng)
những phần tử cơ hội, những đảng viên thoái hoá, biến chất, đi ngược lại mục
đích của Đảng, lợi ích của giai cấp công nhân để bảo đảm sự trong sạch trong đội
ngũ đảng viên nhất là sau khi cách mạng Tháng Mười Nga thành công, Đảng
Cộng sản Nga trở thành đảng cầm quyền. Theo V.I.Lênin, thanh đảng có nghĩa là
thải loại các phần tử phản động, cơ hội, làm trong sạch hàng ngũ Đảng; là nâng
đảng lên ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ cách mạng; là khơi phục uy tín chính trị
của Đảng trước nhân dân; “vấn đề thanh đảng đã trở thành một công tác nghiêm
chỉnh và vô cùng quan trọng”2 [6, tr.291]. Thanh đảng là vấn đề mang tính quy
luật cịn bởi vì mỗi thời kỳ lịch sử của Đảng đều có những kẻ thù khác nhau. Kẻ
thù thay đổi, đối tượng tác chiến thay đổi, tất nhiên bản thân Đảng - Bộ tham
mưu, đội tiên phong chiến đấu của giai cấp công nhân cũng phải tự chỉnh đốn.
Xuất phát từ mục tiêu xây dựng và chỉnh đốn Đảng là nhằm giữ cho Đảng
không đi chệch con đường cách mạng, để Đảng tiếp tục xứng đáng là đại biểu
cho trí tuệ, lương tâm và danh dự của dân tộc, xứng đáng là đội tiên phong của
giai cấp công nhân và quần chúng lao động, V.I.Lênin yêu cầu cần đưa ra khỏi
Đảng những kẻ gian giảo, những đảng viên cộng sản quan liêu hố, khơng trung
thực, nhu nhược và những đảng viên cản trở cuộc đấu tranh chung cho thắng lợi
của chủ nghĩa xã hội.
1 C.Mác


và Ph.ăng-ghen toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 1976.

2 V.I.Lênin,

toàn tập, tập 35, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1976.


3
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đảng và chỉnh đốn đảng
Trung thành và vận dụng sáng tạo những luận điểm của học thuyết Mác Lênin về xây dựng và chỉnh đốn Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng muốn
giữ vững vai trị lãnh đạo của mình đối với toàn xã hội, Đảng phải thường xuyên
tự xây dựng, tự chỉnh đốn. Tư tưởng về chỉnh đốn Đảng được hình thành và phát
triển nhanh chóng trong q trình chỉ đạo xây dựng và rèn luyện Đảng ta của
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chúng ta có thể tìm thấy tư tưởng “tự chỉnh đốn” của Hồ
Chí Minh từ khi Người tham gia Đảng xã hội Pháp, rồi trở thành một trong
những người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp năm 1920. Nguyễn Ái
Quốc đã nhiều lần khẳng định: Đảng Xã hội Pháp phải đứng vững trên lập
trường của giai cấp vô sản để lãnh đạo xã hội đấu tranh chống áp bức giai cấp,
áp bức dân tộc, đồng thời đảng phải tự phê phán, tự chỉnh đốn bản thân mình.
Nhiều lần, Nguyến Ai Quốc đã phê phán bệnh cơ hội hữu khuynh và thói “cách
mạng đầu lưỡi”3 [3, tr.318], nói mà khơng làm của phái hữu trong Đảng Xã hội
Pháp. Nguyễn Ái Quốc đòi hỏi Đảng phải tự chỉnh đốn, phải thực sự sửa chữa
sai lầm.
Ngay trong cuốn Đường cách mệnh năm 1925, thời kỳ dựng Đảng, Chủ
tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Đảng “phải thường xuyên cả quyết sửa lỗi mình”.
Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng ta đã trở thành đảng cầm quyền,
việc xây dựng Đảng, chỉnh đốn Đảng lại được Người coi là công việc thường
xuyên của Đảng. Người nhìn thấy rất rõ hai mặt của quyền lực: một mặt, quyền
lực có sức mạnh rất to lớn để cải tạo cái cũ và xây dựng cái mới trong tất cả các

lĩnh vực của đời sống xã hội, nếu biết sử dụng đúng quyền lực; mặt khác, nó
cũng có sức phá hoại rất ghê gớm, vì con người nắm quyền lực có thể thối hố
biến chất rất nhanh chóng, nếu đi vào con đường tham muốn quyền lực, chạy
theo quyền lực, tranh giành quyền lực; và khi có quyền lực thì lợi dụng quyền
lực, lạm quyền, lộng quyền, đặc quyền đặc lợi, v.v.. Vì vậy Đảng phải đặc biệt
quan tâm đến việc chỉnh đốn và đổi mới Đảng để hạn chế, ngăn chặn, đẩy lùi và
3 Hồ

Chí Minh, tồn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011.


4
tẩy trừ mọi tệ nạn do thoái hoá biến chất gây ra, trong điều kiện Đảng lãnh đạo
chính quyền. Trong thư Người gửi cho Uỷ ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện năm
1946; thư gửi các đồng chí Bác Bộ và Trung Bộ năm 1947; tháng 10 măn 1947,
Người đã viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” là những chỉ dẫn sâu sắc về xây
dựng và chỉnh đốn Đảng trong điều kiện đã có chính quyền.
Đối với tồn Đảng, Người cũng chỉ ra là Đảng sống trong xã hội, mỗi cán
bộ, đảng viên đều chịu ảnh hưởng của xã hội, cả cái tốt và cái xấu, cái hay và cái
dở. Chỉ có thể phát huy được cái tốt, cái hay, lọc bỏ cái xấu, cái dở bằng việc rèn
luyện thường xuyên nâng cao đạo đức cách mạng, cần kiệm, liêm chính, chí
cơng vơ tư của mỗi cán bộ, đảng viên, thường xuyên chú ý đến việc chỉnh đốn
Đảng. Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành những dịng trân trọng và
đầy tâm huyết để dặn lại tồn Đảng, tồn dân và tồn qn ta những cơng việc
phải làm sau khi Tổ quốc thống nhất, trong đó có nhiệm vụ xây dựng và chỉnh
đốn Đảng. Người viết: “Theo ý tôi, việc cần phải làm trước tiên là phải chỉnh
đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm
tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, tồn tâm, tồn ý phục vụ nhân dân. Làm
được như vậy, thì dù cơng việc to lớn mấy, khó khăn mấy chúng ta cũng nhất
định thắng lợi”4 [4, tr.524].

Quá trình nghiên cứu tư tưởng về “Đảng phải được thường xuyên chỉnh
đốn” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta thấy rằng, đây vừa là sự trung thành,
vừa là sự phát triển sáng tạo tư tưởng “thanh đảng” của V.I.Lênin vào điều kiện
cụ thể xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam. Hồ Chí Minh chưa bao giờ dùng từ
“thanh đảng” mà người dùng từ “chỉnh đảng”. Tuy, việc sử dụng từ để trình bày
có khác nhau, song cùng có chung một ý nghĩa là nhằm xây dựng Đảng vững
mạnh chính trị, tư tưởng và tổ chức, đảm bảo cho Đảng ln có đủ năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, đặc biệt là trước
những bước ngoặt của nhiệm vụ cách mạng. Đồng thời, để không bị hiểu lầm là

4 Hồ

Chí Minh, tồn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011.


5
sự “thanh trừng lẫn nhau” trong nội bộ Đảng. Người chỉ rõ: “Chỉnh Đảng là việc
chúng ta phải làm ngay.
Chỉnh Đảng phải làm từng bước, phải có trọng tâm:
- Chỉnh huấn cán bộ trước rồi mới chỉnh đốn chi bộ.
- Chỉnh huấn tư tưởng rồi mới chỉnh đốn tổ chức.
- Chỉnh huấn cán bộ cao cấp phải do trung ương trực tiếp lãnh đạo vì đó là
mấu chốt của việc chỉnh đốn toàn Đảng.
- Chỉnh huấn nhằm vào: “nâng cao trình độ tư tưởng và chính trị của cán
bộ và đảng viên, tẩy bỏ tư tưởng phi vô sản và tiểu tư sản, thống nhất tư tưởng,
thống nhất hành động, đồn kết tồn Đảng để Đảng làm trịn nhiệm vụ nặng nề
và vẻ vang của mình”5 [5, tr.194]. Trong quá trình chỉnh Đảng, phải ln ln
tẩy bỏ những phần tử thoái hoá, biến chất ra khỏi Đảng. Nhưng phải xem công
tác củng cố và phát triển Đảng là một công tác quan trọng và thường xuyên, phải
nắm vững phương châm phát triển Đảng là trọng chất hơn lượng - “Thà ít mà

tốt”, đó vẫn là phương châm hành động của Đảng để tạo ra sức mạnh thực chất
của Đảng.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, cách làm tốt nhất để chỉnh đốn Đảng là dựa
vào dân để kiểm tra Đảng viên. Có thể nói rằng, cái trục Đảng - Dân là xương
sống trong hệ thống các quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng. Sự ra
đời và trưởng thành của Đảng không phải là ở bản thân Đảng mà là ở sự gắn bó
mật thiết với dân. Hồ Chí Minh khẳng định sức mạnh của Đảng là sức mạnh ở
nơi dân, là khối đại đoàn kết toàn dân do Đảng lãnh đạo. Đảng ở trong lòng
nhân dân, được nhân dân che chở, vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ
trung thành của nhan dân. Từ luận điểm đó, Hồ Chí Minh đã đề ra nhiều vấn đề
về công tác xây dựng Đảng như Đảng phải gần dân, hiểu dân và vì dân; chống
quan liêu, mệnh lệnh đối với dân; điều gì có lợi cho dân, dù nhỏ, thì vẫn cố gắng
làm, điều gì có hại cho dân thì có tránh; Đảng phải dể cho dân kiểm tra...

5 Hồ

Chí Minh, tồn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011.


6
Xây dựng và chỉnh đốn Đảng được Hồ Chí Minh coi là điều kiện cần và
đủ, là công việc thiết thực và thường xuyên. Khi cách mạng gặp khó khăn, việc
xây dựng Đảng được Người đề cập với thái độ bình tĩnh, sáng suốt, giúp cho
Đảng khơng rơi vào bị động, bi quan, dao động. Khi cách mạng đang trên đà
thắng lợi, Người vẫn nêu vấn đề “trước hết phải chỉnh đốn Đảng” để ngăn ngừa
bệnh “kiêu ngạo cộng sản”, chống ngợp trước những chiến cơng vĩ đại mà chủ
quan, tự mãn. Khi Đảng trở thành Đảng cầm quyền, cán bộ, đảng viên của Đảng
dễ dàng “đánh mất mình”, “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm
qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, khơng nhất định hôm nay và ngày mai vẫn
được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lịng dạ khơng trong sáng nữa, nếu sa

vào chủ nghĩa cá nhân”6 [5, tr.201].
Chủ tịch Hồ Chí Minh cịn chỉ ra rất cụ thể: “Có những người trong lúc
đấu tranh thì hăng hái, trung thành, không sợ nguy hiểm, không sợ cực khổ,
không sợ quân địch, nghĩa là có cơng với cách mạng. Song, đến khi có ít nhiều
quyền hạn trong tay thì đâm ra kiêu ngạo, xa xỉ, phạm vào tham ơ, lãng phí,
quan liêu, khơng tự giác, mà biến thành người có tội với cách mạng” 7 [5, tr.202].
Chính vì thế, chỉnh đốn Đảng là khôi phục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng
viên và giáo dục, đưa họ vào con đường cách mạng, là khơi phục uy tín chính trị
của Đảng đối với nhân dân - vấn đề cốt tử của đảng cầm quyền.
Những luận điểm trên đây thực sự là một chân lý phản ánh đúng thực tiễn
và đã được thực tiễn kiểm nghiệm, không phải chỉ thực tiễn nước ta, mà cịn
nhiều nơi trên thế giới. Nó mãi mãi là lời cảnh tỉnh có ý nghĩa rất sâu xa đối với
Đảng Cộng sản Việt Nam và đối với mỗi đảng viên cộng sản.
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về “Đảng phải được thường xuyên
chỉnh đốn”, trải qua hơn 90 năm xây dựng tổ chức và hoạt động của mình, Đảng
Cộng sản Việt Nam thường xuyên coi trọng tự chỉnh đốn nhằm bảo đảm cho

6 Hồ

Chí Minh, tồn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011.

7 Hồ

Chí Minh, tồn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011.


7
Đảng ln vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, giữ vững và phát huy
được vai trò lãnh đạo đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đảng và chỉnh đốn

đảng vào xây dựng, chỉnh đốn đảng hiện nay
Trong những năm qua, công tác xây dựng Đảng đạt được những kết quả
quan trọng, song chưa đạt yêu cầu đề ra. Qua kiểm điểm, Đại hội XIII của Đảng
đã chỉ ra những ưu điểm là: “Đảng đã sớm xác định xây dựng, chỉnh đốn Đảng
là nhiệm vụ then chốt, đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp đúng đắn, kịp thời
về xây dựng, chỉnh đốn Đảng”8 [2, tr.175]. Trên thực tế, công tác xây dựng nội
bộ Đảng đã đạt được những kết quả nhất định: Hoạt động lãnh đạo của Đảng nhất là về phương thức lãnh đạo của Đảng - đã có những chuyển biến tích cực,
rõ nét. Nhận thức chính trị của cán bộ, đảng viên đựơc nâng lên một bước, nhất
là về đường lối, quan điểm của Đảng; về sự kiên định đối với các nguyên tắc,
Cương lĩnh và điều lệ Đảng. ý thức đề phịng, ngăn ngừa sự suy thối về đạo
đức, lối sống của cán bộ, đảng viên được nâng cao. Nêu cao hơn tinh thần trách
nhiệm, coi trọng việc mở rông và phát huy dân chủ. Xử lý được nhiều vụ việc
nổi cộm, tồn đọng, thực hiện một bước chỉnh đốn, kiện toàn tổ chức đảng các
cấp; thi hành kỷ luật và thay đổi một số cán bộ vi phạm, trong đó có cả cán bộ
cao cấp, góp phần tích cực vào việc lựa chọn nhân sự đúng tiêu chuẩn kiện tồn
đội ngũ cán bộ của Đảng trong hệ thống chính trị. Mặc dù còn nhiều hạn chế,
nhưng những kết qủa thu được là đáng ghi nhận, từ đó Đảng ta rút ra một số
kinh nghiệm để tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, và hiệu quả công tác
xây dựng Đảng.
Bên cạnh những ưu điểm nói trên, trong cơng tác xây dựng Đảng, cũng
đang nổi lên một số mặt yếu kém và khuyết điểm, nhất là khuyết điểm về công
tác giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, chưa ngăn chặn và đẩy lùi
được suy thối về chính trị và đạo đức lối sống. Những khuyết điểm nêu trên do
nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trực tiếp và chủ yếu là:
8 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 2, Nxb

Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.


8

Nhiều cấp uỷ và tổ chức đảng, kể cả Ban chấp hành Trung ương và Bộ
Chính trị, tuy đã có nhiều cố gắng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng
nhưng chỉ đạo chưa tập trung và kiên quyết. Chủ trương biện pháp thiếu đồng
bộ. Chưa chỉ đạo tốt việc kết hợp tién hành tự phê bình và phê bình với kiện
tồn tổ chức, đổi mới cơ chế, chính sách, chỉnh đốn các khâu quản lý kinh tế, tài
chính và tăng cường công tác giáo dục, quản lý cán bộ, đảng viên.
Đảng ta ý thức sâu sắc những thành tựu và yếu kém trong công cuộc đổi
mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc gắn liền với trách nhiệm lãnh đạo
của Đảng và những ưu khuyết điểm trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Từ trước đến nay, Đảng ta luôn nêu cao trách nhiệm trước giai cấp và dân tộc.
Đảng mạnh yếu như thế nào thể hiện ở thực tiễn phát triển của đất nước và trong
cuộc sống của nhân dân.
Tuy nhiên, Đảng ta đang trong quá trình tự đổi mới, tự chỉnh đốn. Về
nhiều mặt, những đổi mới vừa qua chưa thạt đạt yêu cầu, vì thế Đảng cịn nhiều
bất cập. Khơng ít yếu kém trong công tác xây dựng Đảng đã được các đại hội,
hội nghị Trung ương chỉ ra, đã đề ra nhiều biện pháp quan trọng, nhưng đến nay
vẫn chưa khắc phục được, có những mạt diẽn biến phức tạp, trầm trọng hơn. Các
u cầu về nâng cao trình độ trí tuệ chung của tồn Đảng, sự thống nhất cao về
tư tưởng chính trị, về sự trong sáng trong phẩm chát đao đức, lối sống, về năng
lực của cán bộ và tạo lập phương thức lãnh đạo có hiệu quả cao đang nổi lên
thành các yêu cầu cấp bách hiện nay.
Trong khi đó, đứng trước những đòi hỏi của thời đại như vấn đề tồn cầu
hố, nền kinh tế trí thức; những vấn đề thực tiẽn đặt ra như: lý luận về chủ nghĩa
xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay... đang đòi hỏi
đảng phải đẩy mạnh tổng kết thực tiễn, nghiên cứu và phát triển lý luận nền tảng
tư tưởng của Đảng. Đối tượng lãnh đạo và mơi trường hoạt động của Đảng cũng
có nhiều thay đổi, tiếp tục còn diễn biến phức tạp hơn. Nền kinh tế thị nhiều
thành phần, cơ chế thị trường, mở cửa hội nhập với thế giới kéo theo sự đa dạng,
đan xen trong cơ cấu xã hội và sự phân hoá nhất định về thu nhập, mức sống,
quan niệm đối với hệ giá tri xã hội, thậm chí cả lý tưởng, lối sống. Bộ máy nhà



9
nước - đối tượng lãnh đạo chủ yếu của - đang trong q trình cải cách, hồn
thiện theo hướng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì
dân. Các tổ chức cịn lại trong hệ thống chính trị đang phải đổi mới mạnh mẽ cả
tổ chức và phương thức hoạt động. Môi trường xã hội tiếp tục được dân chủ hố,
trình độ dân trí được nâng cao, đời sống của đại bộ phận dân cư được cải thiện
rõ rệt, nhưng đời sống xã hội có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là vấn đề dân
tộc, tơn giáo, tình trạng vi phạm pháp luật, các tệ nạn xã hội và sự xuống cấp
đạo đức ở một bộ phận nhân dân... Những thách thức đặt ra cho đất nước cũng là
cho Đảng, trước hết là những thách thức lớn đối với Đảng.
Trong khi Đảng tích cực đổi mới và chỉnh đốn, các thế lực thù địch tập
trung mũi nhọn chống phá vào Đảng và sự lãnh đạo của Đảng ta bằng nhiều thủ
đoạn hết sức thâm độc. Chúng ý thức rất rõ rằng, phá được Đảng ta, từ sự phân
hoá đến làm thoái hoá được đội ngũ cán bộ, đảng viên, chúng sẽ chuyển hoá
được Đảng, thậm chí làm tan rã Đảng ta. Trong khi đó, trong Đảng có một số
người mất cảnh giác, khơng thấy được âm mưu sâu xa của kẻ thù; một số cơ hội
về chính trị, bất mãn đối với tổ chức; một bộ phận khơng nhỏ cán bộ, đảng viên
thối hố biến chất, cá nhân chủ nghĩa, thực dụng... gây ảnh hưởng xấu đến chất
lượng và uy tín của Đảng.
Trước yêu cầu của sự nghiệp cách mạng đặt ra trong thời kỳ mới - thời kỳ
đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đai hố đất nước vì mục tiêu dân
giầu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Để Đảng thật sự là niềm
tin, là trí tuệ dẫn dắt toàn dân tộc vững bước tiến vào thế kỷ XXI. Đại hội XIII
của Đảng chỉ rõ: Toàn Đảng tiếp tục thực hiện các nghị quyết về xây dựng Đảng,
nhất là Nghị quyết Trung ương sáu (lần 2), khoá VIII, tập trung làm tốt những
công tác quan trọng sau đây: Một là, Giáo dục tư tưởng chính trị, rèn luyện đạo
đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân. Hai là, tiếp tục đổi mới công tác cán
bộ. Ba là, Xây dựng, củng cố các tổ chức cơ sở đảng. Bốn là, Kiện toàn tổ chức,

đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
Để tiếp tục thực hiện cuộc vận động chỉnh đốn Đảng theo tư tưởng Hồ
Chí Minh trong tình hình mới. Trước hết, cần khẳng định rõ ràng rằng, đổi mới


10
bản than Đảng và sự lãnh đạo của Đảng là cơng việc thường xun, khơng lúc
nào được tự bằng lịng thoả mãn; mấy năm gần đây Đảng ta đặt vấn đề chỉnh
dốn Đảng chính là sự nhấn mạnh yêu cầu về mức độ đổi mới sâu sắc hơn, quyết
tâm cao hơn, các biện pháp quyết liệt hơn, để khắc phục một số yếu kém đã đến
mức nghiêm trọng, với mục tiêu làm sao để Đảng ta Trong sạch và vững mạnh
hơn, thực hiện tốt hơn vai trò, sứ mệnh lãnh đạo đất nước theo mục tiêu đã định;
đứng vững trên nền tảng tư tưởng và các nguyên lý, nguyên tắc xây dựng Đảng
Cộng sản, trung thành với những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh và truyền thống vẻ
vang của Đảng ta. Trong điều kiện hiện nay, để giữ vững và tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng việc đổi mới và chỉnh đốn phải tuân theo phương hướng chung là:
Tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp
cơng nhân và tính tiền phong của Đangnr, xây dựng Đảng thật sự trong sạch và
vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; đổi mới phương thức lãnh đạo;
tăng cường mối liên hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, bảo đảm cho Đảng
làm tròn trách nhiẹm đội tiên phong lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Việt Nam
trong giai đoạn mới.
Theo phương hướng đó, cũng như trước đây, quá trình đổi mới và chỉnh
đốn Đảng trong những năm tới phải quán triệt và tiến hành đúng một số nguyên
tắc cốt yếu sau đây: Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,
mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trong bát kỳ tình huống nào cũng
khơng dao động, xa rời mục tiêu đó. Đồng thời, phải vận dụng sáng tạo lý luận
vào thực tiễn, góp phần phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh nói chung - về xây dựng Đảng nói riêng. Giữ vững nguyên tắc tập trung
dân chủ, thường xuyên tự phê bình và phê bình, giữ gìn sự đồn kết thống nhất

trong Đảng. Gắn đổi mới, chỉnh Đốn Đảng với kiện toàn tổ chức, nâng cao chất
lượng hoạt động của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
Mạnh dạn, quyết tâm đổi mới, từ thí điểm đến thực hiện trên diện rộng và coi
trọng công tác sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm.
Như vậy là, điều căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc về
chỉnh đốn Đảng đã và đang được thực hiện bằng cuộc vận động này. Nội dung


11
Nghị quyết hội nghị lần thứ sáu (lần 2) Ban chấp hành Trung ương khoá VIII
(12/ 1999) và cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã được quán triệt
những tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản. Toàn Đảng
cần thực hiện tốt cuộc vận đơng này. Các tầng lớp nhân dân cần đóng góp xây
dựng Đảng qua cuộc vận động này. Sự gắn bó giữa Đảng với nhân dân ngay
trong cuộc vận động này sẽ tạo nên bớc chuyển biến tiến bộ quan trọng của
Đảng, từ đó đưa tới những bước phát triển tiến bộ mới trong xã hội.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh , đối với bất cứ cuộc vận động nào đã phát là
phải động, bước sau phải tốt hơn, cao hơn bước trước, có kiểm tra đơn đốc, có
sơ kết, tổng kết để uốn nắn và thúc đẩy kịp thời. Tinh thần đó phải được quán
triệt trong cuộc vận động chỉnh đốn Đảng hiện nay. Niềm tin của nhân dân đối
với Đảng chỉ đựôc củng cố và nâng cao khi nghị quyết của Đảng đi vào cuộc
sống, đem lại những chuyển biến thực sự trong cuộc sống.
Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhằm thực hiẹn câu nói của Chủ tịch Hồ
Chí Minh: “Đảng là đạo đức, là văn minh”. Văn minh có thể hiểu là trí tuệ, Đảng
phải là trí tụê tiên phong ngang tầm thời đại thì mới dẫn dắt dân tộc vững bước
tiến vào thế kỷ XXI, dưới ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hôi của
Đảng, mới giành được thắng lợi cho sự nghiệp công nghiệp hố, hiện đại hố đất
nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh;
Đảng phải là đạo đức theo gương đạo đức Hồ Chí Minh thì mới thật sự vừa là
người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Đặc biệt là trong

điều kiện Đảng cầm quyền. Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về Đảng là di sản phong phú, quý giá, là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam
cho hành động của Đảng, vẫn soi sáng cho công tác xây dựng Đảng ta hôm nay
và mãi mãi về sau. Là cơ sở để Đảng ta luôn xứng đáng là Đảng của Chủ tich
Hồ Chí Minh, Đảng là đạo đức, là văn minh để hồn thành xuất sắc vai trị lãnh
đạo của mình đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam.


12
KẾT LUẬN
Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhằm thực hiện câu nói của Chủ tịch Hồ
Chí Minh: “Đảng là đạo đức, là văn minh”. Văn minh có thể hiểu là trí tuệ, Đảng
phải là trí tụê tiên phong ngang tầm thời đại thì mới dẫn dắt dân tộc vững bước
tiến vào thế kỷ XXI, dưới ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hôi của
Đảng, mới giành được thắng lợi cho sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất
nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh;
Đảng phải là đạo đức theo gương đạo đức Hồ Chí Minh thì mới thật sự vừa là
người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Đặc biệt là trong
điều kiện Đảng cầm quyền. Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về Đảng là di sản phong phú, quý giá, là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam
cho hành động của Đảng, vẫn soi sáng cho công tác xây dựng Đảng ta hôm nay
và mãi mãi về sau. Là cơ sở để Đảng ta luôn xứng đáng là Đảng của Chủ tich
Hồ Chí Minh, Đảng là đạo đức, là văn minh để hoàn thành xuất sắc vai trị lãnh
đạo của mình đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Thời gian tới, đất nước đứng trước nhiều thời cơ, thuận lợi, nhưng cũng
phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức đan xen. Sự nghiệp cách mạng
của Đảng và nhân dân ta bước vào giai đoạn đẩy mạnh tồn diện, đồng bộ cơng
cuộc đổi mới, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng. Bốn nguy cơ mà
Đảng đã chỉ ra từ Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đại hội VII
vẫn hiện hữu, có mặt cịn gay gắt hơn. Trong bối cảnh đó, cần đẩy mạnh cơng

tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị nhằm nâng cao năng lực
lãnh đạo, năng lực cầm quyền, sức chiến đấu của Đảng.


13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C.Mác và Ph.ăng-ghen toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật,
Hà Nội, 1976.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
3. Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011.
4. Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011.
5. Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011.
6. V.I.Lênin, toàn tập, tập 35, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1976.



×