Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

Cải cách nông nghiệp Nhật Bản từ hậu chiến đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.46 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

2


KHOA NHẬT BẢN HỌC

TIỂU LUẬN
MÔN: ĐỊA LÝ VÀ DÂN CƯ NHẬT BẢN
ĐỀ TÀI

CẢI CÁCH NÔNG NGHIỆP NHẬT BẢN
TỪ HẬU CHIẾN ĐẾN NAY

Giảng viên hướng dẫn:

ThS. Châu Ngọc Thái

Sinh viên thực hiện:

Hồ Hồng My My

1856190085

Lê Tâm Như


1856190096

Nguyễn Đại Bình

1856190051

Nguyễn Hồng Phi Yến

1856190151

Dương Thúy Hằng

1856190039

Hoàng Triệu Yến Linh

1856190040

Đinh Nguyễn Ái Vy

1856190150

Thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 03 năm 2020

3


♦♦♦ MỤC LỤC ♦♦♦
♦♦♦ MỤC LỤC ♦♦♦
♦♦♦ MỞ ĐẦU ♦♦♦

♦♦♦ NỘI DUNG ♦♦♦
A. KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ NHẬT BẢN
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
II. ĐỊA HÌNH
III. TỰ NHIÊN

IV. KHÍ HẬU VÀ THỜI TIẾT
V. DÂN CƯ

B. KHÁI QT TÌNH HÌNH NƠNG NGHIỆP
I. TÌNH HÌNH NƠNG NGHIỆP HIỆN NAY
II. NHỮNG VẤN ĐỀ HIỆN NAY CỦA NÔNG NGHIỆP NHẬT BẢN
C. LIÊN HỆ ĐỊA LÝ VỚI NƠNG NGHIỆP
I. TIÊU BIỂU VỀ TÌNH HÌNH NƠNG NGHIỆP Ở CÁC VÙNG CỦA NHẬT

BẢN
II. TỔNG HỢP NHỮNG ĐẶC TRƯNG VỀ NÔNG NGHIỆP NHẬT BẢN
III. NÔNG SẢN NỔI TIẾNG Ở CÁC VÙNG NHẬT BẢN

D. CẢI CÁCH NÔNG NGHIỆP
I. NÔNG NGHIỆP NHẬT BẢN THỜI XƯA
II. NÔNG NGHIỆP NHẬT BẢN THỜI NAY

E. ĐÁNH GIÁ CẢI CÁCH NÔNG NGHIỆP NHẬT BẢN
I. HIỆU QUẢ CỦA CẢI CÁCH NÔNG NGHIỆP:
II. ĐÁNH GIÁ:
F. LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
I. TÌNH HÌNH NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY:
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
♦♦♦ KẾT LUẬN ♦♦♦

♦♦♦ TÀI LIỆU THAM KHẢO ♦♦♦

4


♦♦♦ MỞ ĐẦU ♦♦♦
 Tính cấp thiết của đề tài:
1. Ngành nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu xã hội, giúp ổn định

quốc gia.
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong việc phát triển
kinh tế ở hầu hết cả nước. Ở những nước có nền cơng nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ
trọng GDP nông nghiệp không lớn, nhưng khối lượng nông sản của các nước này khá lớn
và không ngừng tăng, đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống cho con người những sản phẩm
tối cần thiết đó là lương thực, thực phẩm. Lương thực thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính
chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế – xã hội của đất
nước.
Thực tiễn lịch sử các nước trên thế giới đã chứng minh, chỉ có thể phát triển kinh tế
một cách nhanh chóng khi chừng nào quốc gia đó đã có an ninh lương thực. Nếu khơng
đảm bảo an ninh lương thực thì khó có sự ổn định chính trị và thiếu sự đảm bảo cơ sở pháp
lý, kinh tế cho sự phát triển, từ đó sẽ làm cho các nhà kinh doanh khơng n tâm bỏ vốn
vào đầu tư dài hạn.
2. Cung cấp yếu tố đầu vào cho phát triển công nghiệp và khu vực đơ thị
Khu vực nơng nghiệp cịn cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn cho công nghiệp, đặc
biệt là công nghiệp chế biến. Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩm nông
nghiệp nâng lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh tranh của nơng sản hàng hố, mở rộng
thị trường…
3. Nơng nghiệp có vai trị quan trọng trong bảo vệ mơi trường

Nơng nghiệp và nơng thơn có vai trò to lớn, là cơ sở trong sự phát triển bền vững của

mơi trường vì sản xuất nơng nghiệp gắn liền trực tiếp với môi trường tự nhiên: đất đai, khí
hậu, thời tiết, thủy văn. Nơng nghiệp sử dụng nhiều hố chất như phân bón hố học, thuốc
trừ sâu bệnh … làm ô nhiễm đất và nguồn nước. Quá trình canh tác, sản xuất nơng nghiệp
dễ gây ra xói mòn ở các triền dốc thuộc vùng đồi núi và khai hoang mở rộng diện tích đất
rừng. Vì thế cần tìm những giải pháp thích hợp để duy trì và tạo ra sự phát triển bền vững
của môi trường.
Nông nghiệp Nhật Bản cũng không phải là một ngoại lệ. Tuy chỉ chiếm 1% GDP/năm,
nhưng nông nghiệp Nhật Bản luôn được chú trọng và đạt năng suất cực kì cao. Nằm ở vị
trí khơng mấy thuận lợi, khơng được thiên nhiên ưu đãi, nhưng nền nông nghiệp xứ mặt
trời mọc không hề thua kém bất kì quốc gia nào trên thế giới. Để làm rõ những chính sách
5


gì để phát triển nơng nghiệp, và ảnh hưởng của địa lý đối với nơng nghiệp Nhật Bản, nhóm
quyết định thực hiện đề tài “Cải cách nông nghiệp Nhật Bản từ hậu chiến đến nay”, với
mục đích cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng qt về nơng nghiệp Nhật Bản, từ đó liên
hệ thực tiễn với tình hình quốc gia và rút ra bài học kinh nghiệm.

6


♦♦♦ NỘI DUNG ♦♦♦
A. KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ NHẬT BẢN
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Nhật Bản là một đảo quốc hình vịng cung, nằm xoải theo bên sườn phía Đơng lục
địa châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương chạy theo hình vịng cung dài 3.800 km, từ vĩ
độ bắc 20025’ đến 45033’ bên bờ phía Đơng lục địa châu Á do bốn quần đảo hợp thành, với
các 4 đảo chính là: Honshu, Kyushu, Shikoku và Hokkaido.
Các đảo Nhật Bản là một phần của dải núi ngầm trải dài từ Đông Nam Á tới Alaska.
Những quốc gia và lãnh thổ lân cận ở vùng biển Nhật Bản là Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn

Quốc; ở vùng biển phía Đơng Hải là Trung Quốc, Đài Loan; đi xa hơn nữa về phía Nam là
Philippines và quần đảo Bắc Mariana.
Nhật Bản được chia làm 8 vùng địa lý lớn: Hokkaido, Tohoku, Kanto, Chubu, Kinki
(Kansai), Chugoku, Shikoku, Kyushu - Okinawa.
Diện tích trên đất liền khoảng 378000 km², rộng thứ 62 trên thế giới và diện tích vùng
lãnh hải là 3091 km².

7


Vì là một đảo quốc, nên xung quanh Nhật Bản tồn là biển. Nhật Bản khơng tiếp giáp
quốc gia hay lãnh thổ nào trên đất liền. Tuy nhiên, bán đảo Triều Tiên và bán đảo
Sakhalin (Nhật Bản gọi là Karafuto) chỉ cách các đảo chính của Nhật Bản vài chục km.
Trên biển, Nhật Bản có vùng đặc quyền kinh tế với đường viền danh nghĩa cách bờ
biển 200 hải lý, song trên thực tế ở các vùng biển Nhật Bản và biển Đơng Hải thì phạm vi
hẹp hơn nhiều do đây là các biển chung. Tương tự, vùng lãnh hải của Nhật Bản khơng phải
hồn tồn có đường viền cách bờ biển 12 hải lý. Đường bờ biển của Nhật Bản có
tổng chiều dài là 33.889 km, có đá lớn và nhiều vịnh nhỏ.
Xét theo kinh độ và vĩ độ, các điểm cực của Nhật Bản như sau:


Điểm cực Đơng: 24°16′59″B 153°59′11″Đ.



Điểm cực Tây: 24°26′58″B 122°56′1″Đ.



Điểm cực Bắc: 45°33′21″B 148°45′14″Đ.




Điểm cực Nam: 20°25′31″B 136°04′11″Đ.
8


II. ĐỊA HÌNH
1. Núi

Nhật Bản nằm trên vùng địa chấn vành đai Thái Bình Dương và có nhiều núi lửa hoạt
động, khiến nó trở thành một trong nhữung khu vực dễ xảy ra động đất nhất thế giới (Có
hai trận động đất lớn là Trận động đất Kanto năm 1923 (7,9 độ Richter) và Trận động đất
Hanshin-Awaji năm 1995 (7,2 độ Richter)).
Đồi núi chiếm hơn 70% diện tích tự nhiên cả Nhật. Ở trung tâm của Honshu có 3 dãy
núi là Hida, Kiso và Akaishi và những ngọn núi cao hơm 3000m. Chúng được gọi là dãy
Alps của Nhật Bản được. Phía đơng vùng Chubu có nhiều dãy núi kéo dài theo hướng bắc
nam. Mặt khác, từ Kansai về phía tây, các dãy núi xếp theo hướng đông tây.
Các dãy núi phần nhiều là từ đáy biển đội lên và có hình cánh cung. Điểm cao nhất ở
Nhật Bản là núi Phú Sĩ, cao tuyệt đối 3776m. Điểm thấp nhất ở Nhật Bản là một hầm khai
thác than đá ở Hachinohe, -135m. Giữa các núi có những bồn địa nhỏ, các cao ngun và
cụm cao ngun. Trong đó khơng ít núi là núi lửa, có một số đỉnh núi cao trên 3000 mét,
hơn 532 ngọn núi cao hơn 2000 mét. Số núi lửa đang hoạt động có khoảng gần 200.
Theo thuyết kiến tạo mảng, Nhật Bản nằm trên chỗ tiếp xúc giữa 4 mảng kiến tạo là Á
- Âu, Bắc Mỹ, Thái Bình Dương và Philippines. Các quần đảo của Nhật Bản hình thành do
vài đợt vận động tạo núi và có từ cách đây lâu nhất là 2,4 triệu năm. Xét về mặt địa chất
học, như vậy là rất trẻ. Chính vì vậy, Nhật Bản có hai đặc trưng tự nhiên khiến cho nước
này nổi tiếng thế giới đó là nhiều núi lửa và động đất.

9



2. Đồng bằng

Ở Nhật Bản, có nhiều đồng bằng được hình thành do sự tích tụ của phù sa do các con
sơng mang theo, nhưng chiếm diện tích nhỏ. Địa hình do sơng tạo ra là đồng bằng (nơi
sơng mở rộng dần ra khi tiến ra biển tạo nên đồng bằng hình tam giác), hình quạt phù sa
(nơi sơng chảy từ núi xuống) và thềm sông (nơi đất bãi sông bị xói lở bờ sơng). Ven biển
có những bình ngun nhỏ hẹp là nơi tập trung dân cư và các cơ sở kinh tế nhất là phía bờ
Thái Bình Dương.
Bình ngun: Nhật Bản có gần 60 bình ngun nằm ở ven biển (đồng bằng ven biển),
nơi có sơng đổ ra. Tổng diện tích các bình ngun bằng khoảng 20% diện tích cả nước.
Các bình ngun nhìn chung đều hẹp. Bình nguyên lớn nhất là bình nguyên Kanto.
Bồn địa và cao nguyên: Nhật Bản có trên 60 bồn địa - những vùng đất trũng giữa các
núi, và khoảng gần 40 cao nguyên và cụm cao nguyên (những cao nguyên liền kề nhau).
3. Sơng ngịi

10


Nhật Bản có nhiều thác nước, suối, sơng và hồ. Đặc biệt, ở Nhật Bản có rất nhiều suối
nước nóng, là nơi hàng triệu người Nhật thường tới để nghỉ ngơi và chữa bệnh. Số lượng
sông suối nhiều, nhưng độ dài của sông không lớn.
So với các con sông ở các lục địa trên thế giới, các con sông ở Nhật Bản thường gây ra
lũ lụt vì diện tích lưu vực của chúng nhỏ và ngắn, lượng nước thay đổi mạnh tùy theo mùa.
Ở các vùng núi có khả năng xảy ra sạt lở đất, xây dựng các đập ngăn dòng chảy của đất và
cát, đồng thời sử dụng các đập để điều chỉnh lượng nước. Các vùng đồng bằng của Nhật
Bản được tạo ra chủ yếu bởi sự xói mịn và bồi lắng của những con sơng này.
Do diện tích đất nhỏ của Nhật Bản, sơng ngắn và có nhiều thác ghềnh, thậm chí sơng
Shinano dài nhất là 367 km. Những con ghềnh có đầu lớn thích hợp cho việc sản xuất thủy

điện và tạo ra những hẻm núi đẹp, nhưng chúng hầu như khơng có sẵn phương tiện giao
thơng và có nguy cơ lũ lụt và thiếu nước. Những con sơng được tạo nên từ những hịn núi
dốc thường rất hẹp và có độ dốc rất cao. Nhiều con sông lao ầm ầm như thác xuống biển.
Hầu hết các hồ nằm trên núi, nước trong và có tầm nhìn đẹp, nhưng quy mơ nhỏ, và hồ
lớn nhất là Hồ Biwa có diện tích 670 km 2 . Hồ Biwa cũng là hồ đẹp nhất và có ý nghĩa nhất
đối với người Nhật. Hồ sâu nhất là hồ Tazawa, sâu 423m. Ngoài ra, Kasumigaura
168km2 là một đầm phá ngăn cách với biển khơi bởi các cồn cát và bãi cát .
11


III. TỰ NHIÊN
Vì nằm ở tiếp xúc của một số mảng kiến tạo, nên Nhật Bản hay có động đất gây nhiều
thiệt hại. Động đất ngồi khơi đơi khi gây ra những cơn sóng thần. Mỗi năm Nhật Bản chịu
vào khoảng 1000 trận động đất. Các hoạt động địa chấn này đặc biệt tập trung vào vùng
Kanto, nơi có thủ đô Tokyo và người ta cho rằng cứ 60 năm Tokyo lại gặp một trận động
đất khủng khiếp. Động đất với mức 7 hoặc 8 trong thang Richter đã từng xảy ra ở Nhật
Bản. Động đất cấp 3,4 xảy ra thường xuyên. Trận động đất xảy ra vào ngày 1 tháng
9 năm 1923, với cường độ 8,2 độ Richter, đã tàn phá phần lớn hai thành phố Tokyo
và Yokohama. Động đất là mối đe dọa lớn nhất đối với Nhật Bản nên chính phủ Nhật mỗi
năm đã phải bỏ ra hàng tỉ Yên Nhật để tìm kiếm một hệ thống báo động sớm về động đất,
và khoa học địa chấn tại Nhật Bản được coi là tiến bộ nhất trên thế giới nhưng kết quả của
các nghiên cứu và các dụng cụ báo động cho tới nay chưa được coi là đáng tin cậy.
Nhật Bản có 186 núi lửa cịn hoạt động trong đó có núi Phú Sĩ. Kể từ năm 1707, núi
Phú Sĩ khơng cịn phun lửa nữa nhưng vẫn được xếp hạng cùng với 77 ngọn núi lửa đang
hoạt động. Mặc dù núi lửa gây ra những thiệt hại to lớn qua các đợt phun trào, nhưng đất
đai ở những vùng rộng lớn được tro núi lửa hoặc nham thạch bao phủ rất màu mỡ và thích
hợp cho trồng trọt. Gần khu vực núi lửa cịn có các nguồn suối nước nóng do nước ngầm
gặp khí ga của núi lửa ở nhiệt độ cao hoặc bị đun nóng bởi nhiệt độ dưới lịng đất. Suối
nước nóng là những điểm rất thu hút khách du lịch.
IV. KHÍ HẬU VÀ THỜI TIẾT

Nhật Bản có 4 mùa rõ rệt nhưng nhìn chung, khí hậu Nhật Bản tương đối ơn hồ. Tuy
nhiên, do Nhật Bản có địa hình trải dài trên 3.000 km từ Bắc xuống Nam, lại có nhiều dãy
núi nên khí hậu từng mùa ở mỗi vùng đều có đặc điểm khác nhau.

12


Vùng Hokkaido và các cao ngun có khí hậu á hàn đới: mùa hè ngắn nhất, mùa đông
dài với tuyết rơi nhiều, các quần đảo ở phương Nam có khí hậu cận nhiệt đới, các nơi khác
có khí hậu ơn đới. Mùa đông, áp cao lục địa từ Siberi thổi tới khiến cho nhiệt độ khơng
khí xuống thấp; vùng Thái Bình Dương có hiện tượng foehn-gió khơ và mạnh. Mùa hè, đôi
khi nhiệt độ lên đến trên 30 độ C, các khu vực đơ thị có thể lên đến gần 40 độ C. Khơng
khí mùa hè ở các bồn địa nóng và ẩm. Vùng ven Thái Bình Dương hàng năm chịu một số
cơn bão lớn.
Vào mùa đông từ tháng 12 tới tháng 2, gió lạnh và khơ của miền Siberia thổi về hướng
Nhật Bản, đã gặp khơng khí ẩm và nóng của Thái Bình Dương, tạo ra các trận tuyết lớn
trên các phần đất phía tây. Tuyết rơi nhiều từ Hokkaido đến trung tâm Honshu. Nhiệt độ
trung bình hàng tháng vào mùa đông ở Asahikawa là -8,5 độ C và là thành phố giữ kỷ lục
nhiệt độ thấp nhất ở Nhật -41 độ C. Phía nam của đảo Kyushu và các đảo Nansei vào mùa
đơng ít lạnh hơn.
Mùa Xn bắt đầu từ tháng 3 đến cuối tháng 4 và tháng 5, khi đó nhiệt độ trung bình
12 độ C ở Sapporo, 18,4 độ C ở Tokyo và 19,2 độ C ở Osaka. Phía nam của đảo Kyushu và
13


các đảo Nansei vào mùa đơng ít lạnh hơn nên đây là nơi mùa xuân tới trước tiên với hoa
Anh Đào, một sự kiện rất quan trọng đối với người Nhật Bản. Vào cuối tháng 3, hoa Anh
Đào bắt đầu nở trên đảo Kyushu và nở dần lên tới phía bắc của đảo Hokkaido vào tuần lễ
thứ hai của tháng 5. Mùa hoa Anh Đào là mùa tốt đẹp nhất để du khách viếng thăm Nhật
Bản. Sau khi hoa đã tàn là các trận mưa thất thường trước khi mùa mưa (tsuyu) đến và kéo

dài trong hai tháng.
Mùa hè tại Nhật Bản bắt đầu từ tháng 6 tới tháng 8 với các luồng khí từ Thái Bình
Dương thổi tới, làm cho phần lớn lãnh thổ Nhật Bản nóng và ẩm. Đầu mùa hè cũng có các
trận mưa, bắt đầu từ miền nam và lâu vài tuần lễ rồi chuyển dần lên mạn bắc. Độ nóng của
mùa hè cao nhất vào tháng 8 với thời tiết ngột ngạt, rất khó chịu, khiến cho nhiều người
trốn sức nóng mà chạy lên miền núi mát mẻ hơn. Vào cuối mùa hè, Nhật Bản gặp khoảng 3
tới 4 trận cuồng phong lớn vào tháng 9 và các trận nhỏ vào tháng 8. Tại miền nam và tại
miền bờ biển Thái Bình Dương, nhiều trận gió mạnh làm đổ nhà cửa, lật úp tầu thuyền.
Nhật Bản cịn chịu ảnh hưởng của gió mùa, chịu các trận sóng thần (tsunami) do các vụ
động đất ngầm dưới đáy biển. Tới tháng 10 và tháng 11, thời tiết trở nên dịu đi, lá cây bắt
đầu đổi màu, đây cũng là thời gian tốt đẹp cho khách du lịch.
Mùa Thu xuất hiện mưa Shurin tạo một mùa chuyển tiếp ngắn cuối thu, thời tiết trời
mát mẻ và rất dễ chịu.
Mùa hè và mùa đông tại Nhật Bản là hai thái cực trong khi mùa xuân và mùa thu có
thời tiết tương đối dịu hơn, với ít mưa và các ngày quang đãng. Thủ đô Tokyo của Nhật
Bản nằm trên cùng vĩ độ với các thành phố Athena của Hy Lạp, Teheran của Iran và Los
Angeles của Hoa Kỳ. Vào mùa đông tại Tokyo, trời lạnh vừa với độ ẩm thấp và đơi khi có
tuyết, trái với mùa hè có nhiệt độ và độ ẩm cao.
V. DÂN CƯ
Dân số hiện tại của Nhật Bản là 126.239.340 người (ngày 20/01/2021 theo số liệu
mới nhất từ Liên Hợp Quốc) . Dân số Nhật Bản hiện chiếm 1,61% dân số thế giới. Nhật
Bản đang đứng thứ 11 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh
thổ. Mật độ dân số của Nhật Bản là 346 người/km 2. Với tổng diện tích đất là 364.571
km2. 91,78% dân số sống ở thành thị (116.082.623 người vào năm 2019.
14


Dân số Nhật Bản phân bố không đều, dân cư tập trung chủ yếu ở các vùng ven biển,
tới 49% dân số cả nước sống ở các thành phố lớn như Tokyo, Osaka, Nagoya và một số
thành phó lân cận, mật độ dân cư ở đây lên tới 1350 người/km 2 trong khi ở đảo Hokkaido

mật độ chỉ là 64 người/km 2. Người Nhật có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới, theo
thống kê năm 2007 tuổi thọ của nữ giới là 88,99 và của nam giới 79,19. Nhật Bản có tỷ
suất gia tăng tự nhiên thấp và có xu hướng giảm dần chỉ còn 0,1% năm 2005. Nhật Bản
đang đối mặt về sức ép dân số trong khi dân số đang bị già hóa đi, một bộ phận sắp nghỉ
hưu nhưng số lượng người thay thế lại giảm. Tuy là nước có tuổi thọ trung bình cao nhất
thế giới nhưng tỷ lệ sinh tại Nhật lại ở mức rất thấp. Dân số Nhật Bản là có xu hướng già
hóa, tỷ lệ người già trong dân cư ngày càng tăng, tỷ lệ dân cư từ 65 tuổi trở lên chiếm đến
19,2% năm 2005, so với năm 1995 là 15,7% trong khi đó tỷ lệ dân cư trong độ tuổi từ 15
đến 65 tuổi năm 2005 là 66,9%, so với năm 1995 tỷ lệ này là 69%. Chính phủ Nhật Bản
cho rằng tỷ lệ người cao tuổi này sẽ lên đến 40% trước năm 2050. Giới trẻ Nhật Bản ngày
nay cũng như xu hướng của giới trẻ một số quốc gia khác là muốn kết hơn muộn và sinh
con ít, thậm chí ko muốn lập gia đình, vì các lý do về cơng việc, tính thích độc lập hay nhu
cầu hưởng thụ của bản thân. Do đó việc cải thiện tình hình dân số của nước này sẽ gặp
nhiều khó khăn.

15


B. KHÁI QT TÌNH HÌNH NƠNG NGHIỆP
Khi nhắc đến đất nước hoa anh đào thì ai cũng nghĩ đây là một nước kinh tế, kỹ thuật
và khoa học rất phát triển, ít người nghĩ đến ngành nơng nghiệp của Nhật Bản. Thật ra
những người làm nông nghiệp của Nhật rất giàu có và sung túc. Nơng nghiệp của Nhật
Bản phát triển theo hướng khoa học bền vững vì vậy có sản lượng rất cao, chất lượng rất
tốt và đứng hàng đầu thế giới.
Nông nghiệp Nhật Bản không kể là nông nghiệp trồng trọt hay chăn ni người ta có
thể nghĩ ngay đến những mơ hình nơng nghiệp hiện đại, tiên tiến. Nhiều người phải trầm
trồ thán phục khi được chứng kiến những cơng nghệ cũng như máy móc hiện đại được áp
dụng vào sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản.

I. TÌNH HÌNH NƠNG NGHIỆP HIỆN NAY


Nơng nghiệp có vai trị thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản, tỉ trọng của nông nghiệp
trong GDP hiện chỉ chiếm khoảng 1%.
- Chiếm 1,1% GDP, có vai trị thứ yếu trong nền kinh tế.
- Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh.
- Cơ cấu cây trồng vật nuôi:
+ Lúa gạo là cây trồng chính. Hiện nay diện tích đang có xu hướng giảm lúa giảm.
+ Chè, thuốc lá, dâu tằm là những loại cây trồng phổ biến.
+ Các vật ni: bị, lợn, gà được nuôi theo phương pháp tiên tiến trong các trang
trại.
16


- Ngư nghiệp:
+ Đánh bắt: Là ngành kinh tế quan trọng. Sản lượng hằng năm lớn. Một số loại: cá
thu, cá ngừ, tôm, cua.
+ Nuôi trồng: được chú trọng phát triển. Một số loại: tơm, sị, ốc, rau câu, trai lấy
ngọc,…
Nông nghiệp Nhật Bản bắt đầu cùng với việc trồng lúa. Và trong số các loại cây nông
nghiệp được trồng ở Nhật Bản từ thời xa xưa cịn có lúa mì, lúa mạch, kê, đỗ tương, củ cải.
Các nơng cụ cổ nhất làm bằng gỗ hoặc đá. Khi kỹ thuật từ lục địa giúp sản xuất ra các
dụng cụ bằng sắt, nơng nghiệp đạt tiến bộ nhanh chóng và những vùng đất đai bị bỏ hoang
suốt thời gian dài được tận dụng để canh tác.
Trước cuộc đại cải cách của Nhật năm 1868, có đến 80% dân số làm nơng nghiệp và
sản phẩm nơng nghiệp chính là lúa nước. Thời đó, phương pháp nơng nghiệp của Nhật
cũng là canh tác truyền thống. Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên Nhật Bản khơng được thuận
lợi, mỗi hộ gia đình chỉ có một phần diện tích rất nhỏ để canh tác.
Sau cuộc duy tân Minh Trị, kinh tế Nhật Bản đã có sự thay đổi ngoạn mục. Thay vì tập
trung cho nơng nghiệp, Nhật Bản dần chuyển mình và đầu tư vào cơng nghiệp và dịch vụ.
Tầm quan trọng của nền nông nghiệp bị giảm đi kéo theo tỷ lệ người dân làm nơng nghiệp

cũng giảm theo.

Rau trồng trong nhà kính tại Nhật Bản

17


Thay vì canh tác truyền thống tốn nhiều cơng sức, hiệu quả không cao, nền nông
nghiệp Nhật Bản đã chuyển sang canh tác với phương pháp hiện đại, ứng dụng khoa học
công nghệ. Giảm thiểu lao động tối đa và nâng cao năng suất.
Những khu vườn trong nhà kính được dựng lên để thay thế những mảnh ruộng, vườn.
Mọi công đoạn trồng cây trong nhà kính đều được áp dụng những khoa học hiện đại từ
ươm giống, cấy cây, chăm sóc đến thu hoạch. Trồng cây trong nhà kính khơng chỉ giúp
tăng năng suất cây trồng mà còn giúp tăng chất lượng sản phẩm.
Với sự vượt trội về công nghệ, nông nghiệp Nhật Bản đã đáp ứng đủ nhu cầu thực
phẩm trong nước. Hiện nay, nền nông nghiệp Nhật Bản được xem là mơ hình nơng nghiệp
kiểu mẫu trên thế giới.
Từ cuối thời Heian (794-1185), những gia đình có thế lực nổi lên ở các tỉnh và trở nên
giàu có nhờ sản xuất nơng nghiệp. Khi kiểm sốt được chính quyền trong thời Kamakura
(1185-1333), họ tỏ ra quan tâm đến nông nghiệp nhiều hơn so với giới cai trị trước đó và
khuyến khích nhiều cải tiến. Với sự xuất hiện của nhiều thành phố và thị trấn trong thời
Edo (1603-1868), tỉ lệ dân số không làm nghề nông tăng lên và các nơng dân bị địi hỏi
phải sản xuất ngày càng nhiều hơn.
Tuy nhiên, hơn một nửa số gạo sản xuất ra bị thu dưới hình thức thuế đất đai và nơng
dân thường xun khơng cịn đủ để đáp ứng nhu cầu của bản thân. Họ phải trồng thêm lúa
mạch, lúa mì hoặc kê. Sản lượng nơng nghiệp tăng lên nhờ những nỗ lực trong 3 lĩnh vực:
khai hoang, phân bón và lai giống cây trồng. Đến nay, người ta sẽ thấy 1 nền nông nghiệp
Nhật Bản hiện đại và tự động, đem lại hiệu quả cao gấp hàng chục lần các phương pháp
làm nông nghiệp truyền thống.
Trong thời kỳ Nhật Bản tích cực hướng tới hiện đại hóa sau Minh Trị Duy Tân, các

phương pháp canh tác của phương Tây được nghiên cứu kỹ lưỡng.
Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên của đất đai ở Nhật hoàn toàn khác so với ở phương
Tây, chỉ áp dụng cách trồng cấy với kỹ thuật của nước ngồi thì khơng hiệu quả. Do vậy
người ta thay đổi trọng tâm, trở lại coi gạo là sản phẩm chính và phát triển những phương
pháp thâm canh. Nhà nước lập các trung tâm thử nghiệm để tiến hành lai ghép những loại
cây nông nghiệp quan trọng.
18


Hiện tại việc canh tác hầu như được làm bằng máy. Các phương pháp canh tác truyền
thống nhanh chóng nhường chỗ cho các máy cày, máy ủi và nhiều loại máy móc khác. Nhờ
tất cả những yếu tố đó, tổng sản lượng gạo của Nhật Bản tăng từ 9,5 triệu tấn trong năm
1950 lên 13 triệu tấn vào năm 1975.
Diện tích nền nơng nghiệp Nhật Bản:
Nhật Bản với diện tích tự nhiên 378.000km2, đất nông nghiệp chỉ chiếm 14% diện tích
lãnh thổ. Lúa gạo là cây trồng chính nhưng diện tích trồng lúa giảm: từ 2342 nghìn ha năm
1985 cịn 1650 nghìn ha năm 2004.
Hiện nay nền nơng nghiệp của nhật bản rất phát triển khi áp dụng khoa học kỹ thuật
vào sản xuất, từ đó nâng cao sản lượng nơng nghiệp lên vượt bậc.
Ngành nơng nghiệp có vai trị thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản, chiếm khoảng 0,1%
trong tổng GDP của Nhật Bản - diện tích đất nơng nghiệp ít.
- Nền nơng nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, áp dụng nhanh những tiến bộ
khoa học – kĩ thuật và công nghệ hiện đại để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và chất
lượng nông sản. Chi phí sản xuất cao và nền nơng nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều thiên tai
nên giá nông phẩm của Nhật Bản thuộc loại cao nhất thế giới.
- Ngành trồng trọt có vị trí quan trọng trong nền nơng nghiệp của Nhật Bản, chiếm hơn
80% tổng giá trị sản lượng nông nghiệp. Ngành chăn ni cũng tương đối phát triển.
Giữ vai trị thứ yếu, tỉ trọng chỉ chiếm khoảng 1%. diện tích đất ít, chỉ chiếm chưa đầy
14% lãnh thổ. Phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng nhanh những tiến bộ khoa học
-kỹ thuật và công nghệ hiện đại để tăng nhanh năng suất cây trồng, vật nuôi và tăng chất

19


lượng nơng sản.Trồng trọt: lúa gạo là cây trồng chính; các cây trồng phô biến: chè, thuốc
lá, dâu tằm,…Chăn nuôi trương đối phát triển; vật ni chính: bị, lợn, gà. Sản lượng hải
sản đánh bắt hàng năm cao, chủ yếu là cá thu, cá ngừ, tôm, cua… Nghề nuôi trồng hải sản
dc chú trọg phát triển.
Sự phát triển hiện nay của nông nghiệp Nhật Bản:
Ibaraki là một tỉnh được coi là nơng nghiệp của Nhật, Tỉnh này có diện tích là đồng
bằng lớn nhất nước Nhật vì vậy rất thích hợp để làm nơng nghiệp, nơi đây có nhiều cơ sở
nghiên cứu, sản xuất nông nghiệp hiện đại nhất. Đây là địa phương sản xuất nông nghiệp
lớn thứ hai ở Nhật Bản. Dân số của tỉnh này chỉ 3 triệu người nhưng GDP của tỉnh đạt hơn
110 tỷ USD một năm bằng 1/2 GDP của Việt Nam. Theo thống kê thì GDP của Ibaraki
được đóng góp từ hơn 50% là nông nghiệp hoặc các ngành liên quan đến nông nghiệp.

Cách trồng hoa, quả, củ và rau của Nhật bản rất chun nghiệp, thơng thường họ làm
quanh năm mà khơng có mùa vụ như ở Việt Nam. Khi vào mùa phù hợp thì họ mở nhà
kính ra để lấy mơi trường tự nhiên, nhưng khi khí hậu hay thời tiết khơng ủng hộ thì họ
đóng nhà kính lại. Họ trồng rau thường theo từng tầng chứ không chỉ trồng ở dưới mặt đất
như ở Việt Nam.
Họ có các cơng thức về đất của từng loại cây riêng biệt, họ có cách bảo quản sau thu
hoạch rất tơt, có nhiều loại rau, củ, quả sau khi thu hoạch xong họ bảo quản được những
vài tháng mà chất lượng vẫn như mới thu hoạch.
20


Các trang trại chăn ni ở Nhật đều có hệ thống máy móc phục vụ từ những việc nhỏ
nhất, đơn giản nhất, công việc của người lao động chủ yếu vận hành hệ thống trang trại
này. Nếu những ai có mong muốn phát triển hệ thống nuôi trồng sau khi về nước thì những
cơng việc chăn ni hoặc làm vườn là lựa chọn rất phù hợp. Nhìn sâu vào tổng thể dễ dàng

thấy đi Nhật làm việc ngành nông nghiệp lại nhiều lợi thế hơn rất nhiều ngành nghề khác.
Để duy trì, bảo vệ những vùng đất tốt dùng cho mục đích nơng nghiệp, năm 1969 Nhà
nước đã ban hành Luật Cải tạo và phát triển những vùng đất có khả năng mở rộng sản xuất
nông nghiệp. Đến năm 1970, Luật Đất đai nông nghiệp và Luật Hợp tác xã nông nghiệp
được sửa đổi bổ sung đã nối rộng quyền hạn cho thuê, phát canh đất sản xuất nông nghiệp
cũng như quyền quản lý cho các tập đoàn và các hợp tác xã (Hợp tác xã) nông nghiệp.
Năm 1975, Nhật Bản quyết định thực hiện chính sách phát triển nơng nghiệp toàn diện
Đồng thời, Nhật Bản cũng phát triển sản xuất có chọn lọc, cụ thể là đẩy mạnh sản xuất
những sản phẩm có nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng và giảm sản xuất những nơng phẩm có
sức tiêu thụ kém; hồn thiện cơ cấu nơng nghiệp, kể cả việc phát triển những nơng hộ và
Hợp tác xã có năng lực về quản lý kinh doanh và canh tác.
Chính phủ rất coi trọng thể chế vận hành các Hợp tác xã nông nghiệp và đã ban hành,
thực hiện nhiều chính sách giúp đỡ phát triển, khơng ngừng mở rộng quy mơ sản xuất
nhằm giúp người nơng dân thốt khỏi cảnh đói nghèo và cùng hội nhập vào nền kinh tế thế
giới.
Về chính sách giá cả, đặc biệt chính sách trợ giá cho lúa gạo khá lớn, đã kích thích sản
xuất và dẫn đến sản xuất thừa gạo. Từ năm 1970, Nhật Bản bắt đầu hạn chế mức sản xuất
gạo, do vậy Nhật Bản chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu lương thực trong nước so vối 79%
của năm 1960.
Theo quan điểm an ninh lương thực là mục tiêu số một nên ngành nông nghiệp được
bảo hộ rất cao. Cuối năm 1999 Nhật Bản đã đưa ra “Luật cơ bản mới về lương thực, nông
nghiệp và khu vực nông thôn” vối nhiều hứa hẹn về những cải cách mới trong lĩnh vực
nông nghiệp.
Thành tựu nông nghiệp Nhật Bản:

21


Nếu năm 1960, 26,8% lực lượng lao động là nông dân thì đến năm 1995 chỉ cịn 5,1%.
Năm 1965, thu nhập từ nơng nghiệp của mỗi hộ gia đình nơng dân còn chiếm 48% tổng

thu nhập, nhưng đến năm 1996 chỉ cịn là 21,1%.
Theo thống kê của Bộ Nơng - Lâm - Ngư nghiệp, tổng thu nhập bình quân mỗi năm
của một hộ gia đình nơng dân Nhật Bản trong năm 1996 là 6.647.400 yen, tính theo tỉ giá
khi đó là vào khoảng 64.000 đôla.
Hiện tại việc canh tác hầu như được làm bằng máy. Các phương pháp canh tác truyền
thống nhanh chóng nhường chỗ cho các máy cày, máy ủi và nhiều loại máy móc khác. Nhờ
tất cả những yếu tố đó, tổng sản lượng gạo của Nhật Bản tăng từ 9,5 triệu tấn trong năm
1950 lên 13 triệu tấn vào năm 1975.
Ngày nay người ta biết đến Ibaraki vùng phần lớn diện tích là đồng bằng, nơi có nhiều
cơ sở nghiên cứu, sản xuất nông nghiệp hiện đại. Đây là địa phương sản xuất nông nghiệp
lớn thứ hai ở Nhật. GDP của tỉnh đạt hơn 110 tỷ USD một năm, trong khi dân số chưa đến
3 triệu người.
Nông nghiệp Nhật Bản không sức trẻ:
Hiện này, giới chức Nhật Bản đã và đang cảnh báo tình trạng thiếu hụt lao động do dân
số già hóa đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nơng nghiệp. Chính phủ đang khẩn
trương xúc tiến các giải pháp, bao gồm nới lỏng các rào cản về nhập cư, mang lại nhiều cơ
hội mới cho người nước ngồi đến làm cơng hay th đất làm nông với thu nhập cao.
Tờ Asahi Shimbun dẫn số liệu của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản cho thấy
số lao động trên cả nước giảm từ 3,12 triệu người vào năm 2007 xuống còn 1,81 triệu
người vào năm 2017. Cũng trong năm ngối, tuổi trung bình của nông dân Nhật đạt 66,6
tuổi sau nhiều năm tăng liên tục. Trong khi đó, nơng nghiệp Nhật thu hút khoảng 24.000
lao động nước ngoài trong năm nay, tăng gấp 1,7 lần so với năm 2010.
II. NHỮNG VẤN ĐỀ HIỆN NAY CỦA NÔNG NGHIỆP NHẬT BẢN
1. Đất canh tác ngày càng giảm qua từng năm

22


Về tình hình nơng nghiệp ở Nhật Bản, cần lưu ý rằng lượng đất canh tác cần thiết cho
việc canh tác đang giảm dần qua từng năm.


Đất canh tác bị bỏ hoang đang lan rộng ở các khu vực miền núi và các khu vực nơng
nghiệp trung gian, nơi khó đạt được năng suất như mong đợi do nông nghiệp ngày càng
hiệu quả và chú trọng lợi nhuận. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất nơng nghiệp sử dụng nhiều
năm đã già cỗi, khối lượng sản xuất ngày càng giảm dẫn đến diện tích đất canh tác bị bỏ
hoang cũng là nguyên nhân khiến diện tích đất canh tác ngày càng giảm. Hơn nữa, khi q
trình đơ thị hóa và đơ thị hóa đất nơng nghiệp bằng phẳng, số lượng đất canh tác ngày càng
giảm do tiến độ chuyển đổi thành khu dân cư, cơ sở thương mại, nhà máy, v.v. Theo cách
này, đất canh tác ở các vùng núi và các vùng nông nghiệp trung gian ngày càng giảm do
sản lượng sản xuất giảm, và đất canh tác trên đất bằng bao gồm cả khu vực đô thị được
phân cấp do thừa kế,… và được chuyển sang làm nhà ở. Đó là ngun nhân làm giảm diện
tích đất canh tác.
2. Số lượng nông dân ngày càng giảm

Khi đất canh tác ngày càng giảm, dân số làm nông nghiệp cũng vậy. Những thay đổi
trong tình hình nơng nghiệp ở Nhật Bản phần lớn là do giảm diện tích đất canh tác và sự di
cư của dân nông nghiệp. Cơ sở của điều này là số lượng người kế nghiệp là nông dân đang
giảm do tỷ lệ sinh và dân số già giảm và cơ cấu công nghiệp của Nhật Bản đang thay
đổi. Dân số trẻ đang chảy ra và tập trung ở thành thị, nông dân đang già đi. Những nông
23


dân có tuổi sẽ bỏ nghề nơng nếu khơng có người kế thừa, và kết quả là số lượng nông dân
ngày càng giảm. Công nhân nông nghiệp ở đây là những người làm nông nghiệp với tư
cách là nông dân bán hàng. Mặt khác, số lượng người không phải là nông dân sở hữu đất
canh tác nhưng không phải là nơng dân đang gia tăng. Do đó, ngay cả khi bạn sở hữu đất
nông nghiệp, số lượng đất canh tác bị bỏ hoang vẫn tiếp tục tăng lên. Có thể nói, số lượng
nơng dân ngày càng giảm do diện tích đất canh tác giảm, đó là một vịng luẩn quẩn.
3. Số lượng nơng dân khơng tồn thời gian ngày càng tăng
Mặc dù số lượng đất canh tác và nông dân ngày càng giảm, nhưng tình hình nơng

nghiệp xung quanh đang thay đổi từng ngày. Số lượng các hộ gia đình sở hữu đất canh tác
thay vì nơng dân tồn thời gian đang tăng lên để tiếp tục canh tác vì lý do tự cung tự
cấp. Do số lượng các hộ gia đình phi nơng nghiệp có các cơng việc khác như làm công ăn
lương tăng vào các ngày trong tuần thay vì nơng dân tồn thời gian, cơng việc đồng áng sẽ
tập trung vào cuối tuần. Do đó, các vấn đề liên quan đến bảo tồn môi trường nông thôn đã
trở nên rõ ràng, chẳng hạn như việc sử dụng nước cần thiết cho công việc nông nghiệp bị
sai lệch tại một thời điểm cụ thể, và khó khăn trong việc quản lý và duy trì hợp lý các
tuyến đường thủy nông nghiệp. Tôi là. Đối với những người muốn trở thành nơng dân mới,
có thể khó th đất canh tác do sự gia tăng diện tích đất canh tác bị bỏ hoang và sự thay
đổi của môi trường canh tác. Cần phải tích cực sử dụng bàn tư vấn của các thành phố và
các hệ thống hỗ trợ canh tác mới để thu thập thông tin. Trên thực tế, có một số người ở độ
tuổi 20 muốn lập nghiệp ở các vùng nông thôn. Mặc dù số lượng đất nơng nghiệp và nơng
dân đang giảm, chính phủ và các cơng ty tư nhân đang tập trung vào việc tìm hiểu nông
nghiệp và trao đổi các dự án, và đang thúc đẩy sự hồi sinh của các khu vực nông thơn. Nếu
những nỗ lực đó được kết hợp hiệu quả với những nơng dân mới, số lượng nơng dân có thể
bắt đầu tăng lên trong tương lai.

24


C. LIÊN HỆ ĐỊA LÝ VỚI NÔNG NGHIỆP
IV. TIÊU BIỂU VỀ TÌNH HÌNH NƠNG NGHIỆP Ở CÁC VÙNG CỦA NHẬT BẢN


*giải thích cách dịch*
農農農農農農農農農農農農農農農農農農農農農農農農農農農農農農農農農農農農農農農農農農農農 Giải thích cụm từ “nơng
nghiệp sản xuất ngạch” tức là tổng giá trị của sản phẩm nơng nghiệp cuối cùng, được tính
bằng cách nhân sản lượng nông sản với giá của chúng. Cho nên ở đây mình sẽ dịch 農農農農農

là “tổng giá trị sản xuất nơng nghiệp”.

• 農農農 - dịch thơ là thành phố - thị trấn - làng mạc, là đơn vị hành chính cấp hạt (nhỏ hơn
đô/đạo/phủ/huyện) của Nhật Bản, tương đương với đơn vị thành phố/huyện/quận (nhỏ hơn
tỉnh) của Việt Nam, nên ở đây nhóm chúng mình sẽ dịch 農農農 là huyện.
1. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp theo đô thị năm 2018 (ước tính)

Dưới đây là kết quả thống kê ước tính tổng giá trị sản xuất nơng nghiệp theo đơ thị dựa
trên kết quả điều tra nông, lâm nghiệp. (dịch từ dữ liệu của Bộ nông lâm ngư nghiệp)

Bảng 1: Top 10 huyện có sản lượng nơng nghiệp cao nhất
(Chú thích: đơn vị 100 triệu Yên, các cột: xếp hạng; xếp hạng năm ngối; huyện; tổng
giá trị sản xuất nơng nghiệp; các ngành hàng đầu và hạng hai kèm tổng giá trị sản xuất
nơng nghiệp của nó)
Xếp hạng khơng thay đổi từ vị trí 1 đến vị trí thứ 4 qua các năm. Đứng đầu là thành
phố Tahara của tỉnh Aichi, đến thành phố Miyakonojou của tỉnh Miyazaki, thành phố

25


×