Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Cải cách kinh tế - xã hội của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai và vai trò của Mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 102 trang )


- 1 -

MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC CÁC BẢNG 4
MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI NHẬT BẢN SAU
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI CẢI
CÁCH 12
1.1. Sự CầN THIếT PHảI THAY ĐỔI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 12
1.2. NHỮNG HẬU QUẢ NẶNG NỀ DO CHIẾN TRANH 17
1.2.1. SỰ KIỆT QUỆ CỦA NỀN KINH TẾ 18
1.2.2. NỀN KINH TẾ CỰC KỲ KHÓ KHĂN 19
1.3. NHU CẦU TÁI LẬP LẠI TRẠNG THÁI BÌNH THƯỜNG CỦA XÃ
HỘI VÀ NỀN KINH TẾ 28
1.4. SỰ CHIẾM ĐÓNG VÀ CHỈ ĐẠO CỦA QUÂN ĐỒNG MINH,
TRƯỚC HẾT LÀ MỸ 29
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ CẢI CÁCH KINH TẾ - XÃ HỘI CĂN BẢN CỦA
NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH 31
2.1. THỦ TIÊU TÌNH TRẠNG TẬP TRUNG QUÁ MỨC VỀ KINH TẾ
33
2.2. CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT Ở NHẬT BẢN 49
2.2.1. ĐẠO LUẬT VỀ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT 50
2.2.2. VIỆC THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ 53
2.2.3. Ý NGHĨA CỦA CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT 58
2.3. CẢI CÁCH (HAY DÂN CHỦ HOÁ) LAO ĐỘNG 61
2.3.1. CÁC ĐẠO LUẬT VỀ LAO ĐỘNG 62


2.3.2. CẢI CÁCH QUAN HỆ CHỦ THỢ 72
- 2 -

2.3.2.1. CẢI CÁCH CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ 72
2.3.2.2. CƠ CẤU LƯƠNG MỚI 73
2.3.2. ỔN ĐỊNH VIỆC LÀM 75
CHƯƠNG 3. VAI TRÒ CỦA MỸ VÀ MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ, BÀI HỌC
RÚT RA TỪ TIẾN TRÌNH CẢI CÁCH KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA NHẬT
BẢN SAU CHIẾN TRANH 78
3.1. VỀ VAI TRÒ CỦA MỸ TRONG QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH KINH
TẾ-XÃ HỘI NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ
HAI 78
3.2. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ NHỮNG CẢI CÁCH KINH TẾ-XÃ HỘI
CỦA NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH 86
3.2.1. ĐẶC ĐIỂM CẢI CÁCH 86
3.2.2. TÁC ĐỘNG CỦA CẢI CÁCH KINH TẾ - XÃ HỘI SAU
CHIẾN TRANH Ở NHẬT BẢN 89
3.2.3. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA CÔNG CUỘC CẢI CÁCH 90
3.2.4. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 91
KẾT LUẬN 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- 3 -


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ESS Ban khoa học và kinh tế SCAP
NKK Công ty thép Nhật Bản
SCAP Bộ chỉ huy tối cao các lực lượng Đồng minh

CIE Ban thông tin và giáo dục SCAP
- 4 -

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu bảng Tên bảng Trang
Bảng 1.1: Sức mạnh quân sự của Nhật Bản trong Chiến tranh
thế giới thứ hai
13
Bảng 1.2: Tình hình cung cấp các hàng tiêu dùng trong chiến
tranh
15
Bảng 1.3: Tổng giá trị thiệt hại của Nhật Bản trong Chiến tranh
Thái Bình Dương
20
Bảng 1.4: Chiều cao và cân nặng của trẻ em Nhật Bản trước và
sau Chiến tranh thế giới thứ hai
22
Bảng 1.5: Lạm phát sau chiến tranh dẫn đến chỉ số giá bán
buôn tăng
24
Bảng 1.6: Các khoản mà Nhật Bản phải bồi thường theo yêu
cầu của quân Đồng Minh
25
Bảng 2.1: Số tiền cho vay của 4 zaibatsu lớn nhất Nhật Bản
năm 1944
41
Bảng 2.2: So sánh tỷ lệ số tiền cho vay của 4 ngân hàng vào
năm 1944 và 1958
45

Bảng 2.3: Những thay đổi trong phân phối diện tích đất canh
tác và số nông trại trong tình trạng sử dụng đất 1941-
1945
54
Bảng 2.4: Sự phát triển của liên đoàn lao động 1945 – 1949 66
Bảng 2.5: Số vụ đấu tranh và số người tham gia 67
- 5 -

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Tháng 8 năm 1945, cùng với sự bại trận thảm hại của Nhật Bản trong
Chiến tranh thế giới thứ hai là sụp đổ hoàn toàn của những giá trị của thời
chiến. Nền kinh tế Nhật Bản bị rơi vào tình trạng hết sức hỗn loạn và bi đát.
Cùng với sự kiệt quệ về mọi mặt là hoàn cảnh đất nước bị quân Đồng minh
chiếm đóng và nguồn tài nguyên thiên nhiên ít ỏi và nghèo nàn. Trong tình
trạng như vậy, cộng đồng quốc tế và thậm chí không ít người Nhật đều không
tin là, Nhật Bản có thể sớm phục hồi được nền kinh tế của mình.
Tuy vậy, trước hoàn cảnh đó, người dân Nhật Bản với sức mạnh trường
tồn của cả dân tộc và tinh thần không ngại khó khăn, cộng với sự giúp sức của
lực lượng Đồng minh, đặc biệt là Mỹ, đã vùng lên, vượt qua mọi gian khổ,
khó khăn và phục hồi được nền kinh tế, tạo cơ sở để đất nước bước vào giai
đoạn thần kì kinh tế sau đó.
Có thể nói, thời gian từ năm 1945 - 1951 là giai đoạn mà nước Nhật ,
dưới sự chiếm đóng của quân Đồng minh, mà thực chất là của Mỹ, đã có
những cải cách toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, nhằm tái lập sự
phát triển bình thường của nền kinh tế và xã hội, trên cơ sở đó tiến hành phục
hồi kinh tế, ổn định chính trị xã hội, tạo đà cho sự cất cánh kỳ diệu vào những
năm sau. Do đó, những cải cách này đã tạo cho giai đoạn này trở thành một
trong những giai đoạn đáng nhớ và đáng tìm hiểu nhất trong lịch sử phát triển
hiện đại của Nhật Bản.

Những thành công của những cải cách quan trọng của Nhật Bản trong
giai đoạn lịch sử này, nhất là những cải cách kinh tế, không chỉ là sản phẩm
của sự sáng tạo và làm việc hết mình của người Nhật, mà còn có sự đóng góp
- 6 -

không nhỏ của Mỹ trong việc thúc ép, khuyến khích và hỗ trợ cho người Nhật
trong tiến trình cải cách này.
Việc học viên lựa chọn chủ đề “Cải cách kinh tế - xã hội của Nhật Bản
sau Chiến tranh thế giới thứ hai và vai trò của Mỹ” làm chủ đề nghiên cứu
cho luận văn cao học của mình, với mục đích, thứ nhất, đây là cách thiết thực
để học viên nâng cao thêm hiểu biết vốn còn hạn hẹp của mình về giai đoạn
phát triển này của Nhật Bản, trong đó, có những cải cách kinh tế - xã hội căn
bản của Nhật Bản; thứ hai, góp thêm một cái nhìn, một đánh giá nữa về
những cải cách kinh tế - xã hội của Nhật Bản trong thời kỳ này cũng như vai
trò của Mỹ trong đó. Đồng thời, là một quốc gia đang phát triển và với mục
tiêu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, chắc
chắn Việt Nam rất cần những kinh nghiệm quý báu để phát triển đất nước như
những kinh nghiệm mà Nhật Bản đã từng trải qua. Do vậy, việc nghiên cứu về
những cải cách kinh tế - xã hội Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai và
vai trò của Mỹ trong đó, sẽ có ý nghĩa thực tiễn không nhỏ đối với một quốc
gia đang tiến hành cải cách và mở cửa như Việt Nam hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài:
Các học giả trên thế giới và Việt Nam đã có rất nhiều các công trình
nghiên cứu, sách, bài báo và tham luận về các cải cách kinh tế - xã hội Nhật
Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trong đó tác giả đã tiếp cận được hầu hết
các công trình nghiên cứu đã được liệt kê trong Tài liệu tham khảo ở cuối
Luận văn. Song những công trình sau đây đã được học viên nghiên cứu kỹ và
dựa vào để viết luận văn và đưa ra những đánh giá của mình như:
Cuốn "Chính sách kinh tế Nhật Bản" (Ủy ban khoa học xã hội Việt
Nam, Viện kinh tế Thế giới, Hà Nội, 1988, tập I); Cuốn "Thành công của

Nhật Bản - Những bài học về sự phát triển kinh tế" ( Nxb KHXH, Hà Nội,
- 7 -

1994); Cuốn "Cải cách ở Nhật Bản trong những năm 1945-1951" (Hoàng Thị
Minh Hoa, Nxb KHXH, Hà Nội, 1999); Cuốn “ Kinh nghiệm cải cách kinh tế
Nhật Bản” (Juro Teranishi và Yutaka Kosai (chủ biên), Trung tâm kinh tế
Châu Á - Thái Bình Dương, Nxb KHXH, Hà Nội, 1995); Cuốn “ Nhật Bản
với châu Á: Những mối liên hệ lịch sử và chuyến biến kinh tế – xã hội”
(Nguyễn Văn Kim, Nxb. Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2003); Cuốn “ Tại sao
Nhật Bản thành công?” Công nghệ phương Tây và tính cách Nhật
Bản”(Michio Morishoma, Nxb KHXH, Hà Nội, 1991); Cuốn “Mỹ và Nhật
Bản những vấn đề kinh tế xã hội” (Ủy ban khoa học nhà nước - Trung tâm
thông tin, Hà Nội, 1992, tập 2); Cuốn “ Chính trị kinh tế Nhật Bản” (Okuhira
Yasuhiro và nhiều tác giả, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 1994); Cuốn
“ Bách khoa thư Nhật Bản” (Richard Bowring và Peter Kornicki, Trung tâm
Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, Hà
Nội, 1995); Cuốn “ Lịch sử Nhật Bản và người Nhật từ khởi thủy đến năm
1945”, (Bản dịch của thư viện Quân đội, 1980); Cuốn “Các nền kinh tế đang
phát triển và Nhật Bản” (Saburo Okita, Viện kinh tế thế giới, Ủy ban khoa
học xã hội Việt Nam, Hà Nội, 1988, tập 2); Cuốn “ Kinh tế Nhật Bản giai
đoạn thần kỳ” (Lê Văn Sang, Viện kinh tế thế giới, Hà Nội, 1988); Cuốn “
Nhật Bản đường đi tới một siêu cường kinh tế” (Lê Văn Sang – Lưu Ngọc
Trịnh, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991); Cuốn “ Kinh tế Nhật Bản:
Những bước thăng trầm trong lịch sử” (Lưu Ngọc Trịnh, Nxb Thống kê, Hà
Nội, 1998,); Cuốn “Nước Nhật thời hậu chiến” (Shigeru Nakayama, Viện
nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh,
1993); Cuốn “ Kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh, sự phát triển và cơ cấu”
(Takafusa Nakamura, Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, Viện kinh tế thế
giới, Hà Nội, 1988, tập 1); Cuốn “Kinh tế chính trị học Nhật Bản” (Yasusuke
Murakami và Hught patrick (Tổng chủ biên), Nxb KHXH Việt Nam, Viện

- 8 -

kinh tế thế giới, Hà Nội năm 1991, Q1 tập 4); Cuốn “Sự phát triển kinh tế của
Nhật Bản” (Yoshihara Kunio, Nxb. KHXH, Hà Nội, 1991)’; Cuốn “Sogo
Shosha - Đội tiền phong của nền kinh tế Nhật Bản” (Yoshihara Kunio, Ủy
ban khoa học xã hội, Hà Nội, 1993),…
Trong quá trình thu thập và tìm hiểu các tài liệu, đặc biệt là những công
trình trên, về các cải cách kinh tế - xã hội của Nhật Bản sau Chiến tranh thế
giới thứ hai và vai trò của Mỹ, tác giả nhận thấy có một số điểm đáng chú ý
sau:
- Các cải cách kinh tế - xã hội của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới
thứ hai đã được đề cập khá kỹ và toàn diện trong các công trình nghiên cứu
của các học giả nước ngoài, song phần lớn các quan điểm được bày tỏ, dù
không phải là không khách quan, lại là các quan điểm của các học giả nước
ngoài, đứng trên lợi ích của họ, chứ không phải là của người Việt Nam, xuất
phát từ lợi ích của Việt Nam để phân tích.
- Còn các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Việt Nam, lại
chưa thấy có công trình nghiên cứu nào chỉ chuyên sâu về các cải cách kinh tế
- xã hội Nhật Bản trong giai đoạn này, mà thường được phân tích kết hợp với
những cải cách khác (như cải cách chính trị trong tác phẩm của Hoàng Thị
Minh Hoa) hoặc chỉ là một vấn đề trong nhiều vấn đề của Nhật Bản giai đoạn
này (như tác giả Nguyễn Văn Kim, Lê Văn Sang hay Lưu Ngọc Trịnh).
Do đó, cái gọi là điểm mới hay đúng hơn là điểm khác (chứ không dám
nói là phát triển) của Luận văn này là trình bày các cải cách kinh tế - xã hội
này một cách có hệ thống hơn, tập trung hơn theo quan điểm của một người
đứng cách xa các cải cách này tới 60 - 70 năm để đánh giá (cả bản thân các
cải cách kinh tế - xã hội lẫn vai trò của Mỹ) và với mục đích rút ra một số bài
học kinh nghiệm (cho tiến trình cải cách và mở cửa của Việt Nam hiện nay).
- 9 -


3. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở khái quát lại thực trạng kinh tế - xã hội Nhật Bản ngay sau
Chiến tranh thế giới thứ hai, Luận văn muốn nêu lên tính tất yếu buộc Nhật
Bản phải cải cách kinh tế - xã hội, nội dung, tiến trình và kết quả cải cách
cũng như vai trò của Mỹ trong tiến trình cải cách này, từ đó đưa ra một số
đánh giá và bài học cơ bản từ tiến trình cải cách này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Là thực trạng những cải cách kinh tế - xã hội
căn bản của Nhật Bản ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai và vai trò của Mỹ
trong công cuộc cải cách đó.
- Phạm vi nghiên cứu: Trong thời gian ngay sau Chiến tranh thế giới
thứ hai, cụ thể từ năm 1945 đến năm 1951, Nhật Bản đã tiến hành công cuộc
cải cách toàn diện và rộng khắp về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, giáo
dục, phục hồi kinh tế, và ổn định chính trị xã hội tạo đà cho sự cất cánh kỳ
diệu lần thứ hai vào những năm sau đó. Tuy vậy, ở đây, học viên chỉ tập trung
vào việc nghiên cứu 3 cải cách kinh tế - xã hội căn bản nhất của Nhật Bản
trong giai đoạn này, đó là việc thủ tiêu tình trạng tập trung sức mạnh kinh tế
thái quá, cải cách ruộng đất ở nông thôn và cải cách lao động trong công
nghiệp. Lý do là do năng lực của học viên còn nhiều hạn chế, do khuôn khổ
của một Luận văn cao học không cho phép đề cập tất cả các cải cách kinh tế -
xã hội và, thiết nghĩ, việc trình bày và phân tích sâu 3 cải cách này cũng đã lột
tả được kinh tế - xã hội và thực chất của toàn bộ công cuộc cải cách của Nhật
Bản sau chiến tranh. Ngoài ra, Luận văn cũng đã đề cập đến ở một mức độ
nhất định vai trò của Mỹ trong tiến trình cải cách này.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- 10 -

Trên cơ sở tập hợp và xử lý tư liệu, chủ yếu là các tư liệu thứ cấp, của
các tác giả trong và ngoài nước, bằng chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời, bằng cách tận dụng các phương pháp thống

kê, phân tích, diễn giải và so sánh, Luận văn sẽ cố gắng xác định, trình bày,
kiến giải một cách rõ ràng các vấn đề mà chủ đề nghiên cứu đòi hỏi phải giải
quyết.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu như trên đề tài có những nhiệm vụ
sau:
- Trình bày bối cảnh trong và ngoài nước Nhật Bản ngay sau Chiến
tranh thế giới thứ hai như là cơ sở và nguyên nhân dẫn đến những cải cách
kinh tế - xã hội thời gian đó.
- Trình bày và phân tích những cải cách kinh tế - xã hội căn bản nhất
của Nhật Bản ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai; Chỉ rõ và phân tích vai
trò của Mỹ trong việc tiến hành các cải cách này của Nhật Bản trong những
năm ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Đưa ra một số đánh giá và rút ra một số bài học kinh nghiệm từ tiến
trình cải cách kinh tế - xã hội này của Nhật Bản.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, kết cấu luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Thực trạng kinh tế - xã hội Nhật Bản ngay sau Chiến
tranh thế giới thứ hai và sự cần thiết phải cải cách.
Chương 2: Một số cải cách kinh tế - xã hội căn bản của Nhật Bản
sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- 11 -

Chương 3: Vai trò của Mỹ và một số đánh giá, bài học rút ra từ
tiến trình cải cách kinh tế - xã hội của Nhật Bản sau chiến tranh.


- 12 -


Chương 1
THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI NHẬT BẢN
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI VÀ SỰ CẦN THIẾT
PHẢI CẢI CÁCH

Ngày 14 tháng 8 năm 1945, Nhật Bản chấp nhận tối hậu thư của các
nước Đồng minh, đã phải đầu hàng không điều kiện và buộc phải giải giáp
toàn bộ lực lượng vũ trang của mình. Nhờ đó, Chiến tranh thế giới thứ hai kết
thúc và thực sự mở ra một trang sử mới cho quá trình phát triển của Nhật Bản.
Nhưng trang sử mới tiếp sau chiến tranh này có tốt đẹp hay không phụ thuộc
phần lớn vào việc phục hồi và phát triển kinh tế và xã hội Nhật Bản lúc đó.
Nhưng muốn nhanh chóng phục hồi và phát triển được nước Nhật nói chung
và nền kinh tế Nhật Bản kiệt quệ do chiến tranh nói riêng, Nhật Bản phải có
những cải cách căn bản nhằm tái lập lại một xã hội và một nền kinh tế bình
thường. Người Nhật sau chiến tranh đã nhận thức được điều đó, họ thấy được
sự tất yếu phải tiến hành những cải cách căn bản đó. Vậy, những cơ sở kinh tế
- xã hội trong và ngoài nước nào của Nhật Bản sau chiến tranh buộc và khiến
Nhật Bản phải đề ra và quyết tâm thực hiện bằng được những cải cách căn
bản về kinh tế và xã hội?
1.1. Sự cần thiết phải thay đổi mục tiêu phát triển
Cho đến khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản vẫn theo
đuổi mục đích phát triển đất nước thông qua bành trướng lãnh thổ bằng các
hành động xâm lược vũ trang. Việc xâm lược các nước châu Á láng giềng và
tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai chính là vì mục đích đó. Từ khi nổ ra
cuộc chiến tranh với Trung Hoa vào tháng 7 năm 1937 đến khi tuyên bố đầu
hàng vào tháng 8 năm 1945, Nhật Bản đã tung mọi lực lượng vào cuộc chiến.
- 13 -

Để thực hiện mục đích này, cùng với việc áp đặt sự kiểm soát gắt gao và tiến
hành quân sự hoá nền kinh tế, cơ cấu công nghiệp cũng đã được chuyển thành

một khu vực sản xuất rộng lớn phục vụ các mục đích quân sự. Trong phạm vi
nước Nhật, đã có sự cải tổ lớn đối với các nghành công nghiệp dân sự, bắt đầu
bằng việc nghành công nghiệp dệt và các doanh nghiệp nhỏ. Gần như tất cả
các công ty thuộc các ngành dân sự này đều bị đóng cửa và tuyệt đại đa số
nhà máy và thiết bị nghành dệt đã được biến thành sắt vụn để sản xuất thép.
Các nhà máy được chuyển sang sản xuất đạn dược và quân trang, quân dụng.
Các công ty và tất cả các nghành công nghiệp đều bị đóng cửa và nhân viên
của họ đều bị cưỡng bức vào làm trong các cơ sở sản xuất đạn dược. Thép
thiếu nhiều đến nỗi, ngay cả các lan can cầu và đường ray xe điện đều bị dỡ
bỏ .
Các nhà máy sản xuất máy bay đã được mở rộng trên quy mô lớn vào
giữa cuộc chiến tranh, chúng đã huy động rất nhiều thiết bị và nhân viên
nhằm hoàn thành kế hoạch đề ra. Bảng 1.1 cho chúng ta cùng thấy một số dữ
liệu về sức mạnh quân sự của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Trong thực tế, chỉ tồn tại một khu vực sản xuất tối thiểu phục vụ đời
sống nhân dân và khu vực này cũng đã bị siết lại tới mức cùng kiệt. Trong
trường hợp các hàng hóa công nghiệp khác, như thực phẩm, dệt, bột giấy và
hóa chất, tất cả đều giảm mạnh vào đầu những năm 1940. Toàn bộ ngoại tệ
mà các công ty kinh doanh có được đều phải nộp lại cho nhà nước để nhập
khẩu nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất quân sự và việc sử dụng ngoại tệ
của họ cũng bị kiểm soát gắt gao. Chẳng hạn, nếu các công ty muốn nhập
khẩu những nguyên liệu vật tư cần thiết cho sản xuất, đều phải xin phép chính
phủ cho từng trường hợp một.
- 14 -

Bảng 1.1: Sức mạnh quân sự của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai
Danh mục 1941 1942 1943 1944 1945
Máy bay (Chiếc) 6.174 10.185 20.028 26.507 5.823
Động cơ (chiếc) 13.022 18.498 35.368 40.274 6.509
Tàu chiến (tàu) 48 59 77 248 101

Tàu chiến A (tấn) 200.860 230.724 145.760 408.118 98.240
Súng trường (1000 cái) 729 440 630 827 209
Thuốc súng và thuốc nổ (tấn)
52.342 67.461 71.574 81.324 21.279
Tổng cộng (chỉ số giá trị thực tế,
1937=100)
474 659 923 1406 447
Nguồn: Okazaki Bunkun (chủ biên), Kihon Kokuryoku Dotai Soran (Sổ tay về sức mạnh quốc gia cơ bản), Viện nghiên cứu
kinh tế quốc dân, 1953. [41, tr.79]
- 15 -

Đồng thời, vào những năm tháng này, bất cứ một người nào có khả
năng đều bị huy động triệt để. Vì có khoảng từ bốn đến năm triệu người đã
được động viên vào các lực lượng vũ trang do đó tình trạng thiếu lao động
cho sản xuất đã trở nên hết sức nghiêm trọng, Những thanh niên, đàn ông
khỏe mạnh là lực lượng lao động chính trong từng gia đình, có khả năng nhất
cũng bị đưa vào quân đội và xung trận làm bia đỡ đạn ngoài mặt trận. Không
chỉ riêng nam giới được huy động mà cả phụ nữ cũng được lôi kéo vào các
đội tình nguyện để làm việc trong các nhà máy. Hầu như tất cả các trường phổ
thông cao trung đều phải nghỉ học và học sinh được phái đến các nhà máy
làm việc. Trong khi đó, những người dân thường ở địa phương (chủ yếu là
người già, phụ nữ chân yếu tay mềm và trẻ em) lại phải sống những ngày
khốn khó, thiếu thốn với mối lo thường trực hàng ngày là mong sao tìm được
chỗ trú ẩn an toàn để mong thoát khỏi các cuộc oanh tạc, giữ nguyên được
mạng sống. Như vậy, có thể nói, để chuẩn bị cho cuộc Chiến tranh thế giới
thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản đã bị quân sự hoá đến mức cao nhất có thể,
nhằm phục vụ cho mục đích xâm lược và bành trướng lãnh thổ của mình. [41,
tr. 71]
Việc huy động mọi nguồn lực cho chiến tranh đã khiến cho cuộc sống
của người Nhật Bản ngày càng theo chiều hướng xấu đi. Các mặt hàng thiết

yếu hàng ngày cực kỳ thiếu thốn, hầu như tất cả các mặt hàng đều được cung
cấp theo khẩu phần và chẳng có gì để ăn nên mọi người làm việc trong các
nhà máy quân sự đã phải bỏ ra ngoài tới các vùng nông thôn để tìm mua
lương thực. Các tàu hỏa chật ních người với những bao tải trên lưng. Vì số
lượng lương thực cung cấp không đủ sống nên buôn bán chợ đen và tình trạng
hai giá tồn tại dai dẳng. Bỏ ra ngoài và mua lương thực ở các vùng nông thôn
là vi phạm luật cung cấp lương thực, thực phẩm nhưng mọi người đều làm
điều đó một cách công khai. Chất lượng cuộc sống giảm mạnh và liên tục.
- 16 -

Bảng 1.2 sau đây sẽ cho chúng ta thấy mức độ sẵn có của các mặt hàng tiêu
dùng hàng ngày vào tháng 7 năm 1945, bắt đầu bằng các thực phẩm và lấy
năm 1941 là năm tình hình cung cấp đã trở nên căng thẳng, làm năm cơ sở là
100.
Bảng 1.2: Tình hình cung cấp các hàng tiêu dùng trong chiến tranh
Danh
mục
Năm 1941 Tháng 7-1945 Năm 1937 Tháng 7-1945

Gạo
11,74 triệu
kg
9,42 triệu kg
Hàng dệt bông
200
2%
Thịt 100 20% Hàng dệt len 100 1%
Cá 100 30%
Giày ống của
công nhân 100

10%
Đồ gia vị

100
50% hoặc ít
hơn
Xà phòng 100 4%
Giấy 100 8%
Nguồn: Viện nghiên cứu xã hội Ohara, Taiheiyo Senso Ka no Kokumin
Seikatsu (Đời sống quốc gia trong thời gian Chiến tranh Thái Bình Dương).
Qua các số liệu ở Bảng 1.2, ta nhận thấy rằng, so với năm 1941, lượng
cung cấp thịt giảm còn 20%, cá giảm còn 30% và đồ gia vị giảm còn chưa đầy
50% vào tháng 7 năm 1945. Nếu so sánh các hàng hóa khác với các con số
của năm 1937, chúng ta nhận thấy tình trạng còn tồi tệ hơn, chẳng hạn, hàng
dệt bông đã giảm còn 2% so với các con số của năm 1937, hàng len còn 1%,
giày ống của công nhân còn 10%, xà phòng còn 4% và giấy còn 8%.
- 17 -

Không chỉ cuộc sống vật chất bị khốn khó, mà cuộc sống tinh thần của
người dân Nhật Bản trong chiến tranh cũng bị bóp nghẹt. Họ thường xuyên bị
cảnh sát theo dõi, mọi phát ngôn tỏ ra nghi ngờ chính phủ và cuộc chiến và
mọi hành vi tụ tập đông người đều bị cấm đoán triệt để hoặc bị đàn áp.
Rõ ràng là, để phục vụ cho tham vọng xâm lược bành trướng lãnh thổ
của giới quân phiệt và tài phiệt Nhật Bản, người dân nước này đã buộc phải
hy sinh, phải sống trong những điều kiện cực kỳ thiếu thốn về vật chất và bị
kìm kẹp về tinh thần. Nhưng đáng tiếc là hành động xâm lược, hiếu chiến, dã
man của chủ nghĩa phát xít đã bị kết thúc bằng một kết cục thảm hại, ghi dấu
những trang sử nhục nhã thê thảm trong tiến trình lịch sử Nhật Bản. Do vậy,
khi nói đến những năm tháng chiến tranh, người Nhật Bản cho đến nay vẫn
chưa thôi bàng hoàng. Đồng thời, sự thất bại nhục nhã cùng với sự trả giá vô

cùng to lớn cho một tham vọng xâm lược ngông cuồng đã khiến người dân
Nhật Bản nói chung và giới lãnh đạo Nhật Bản nói riêng nhận thức rõ một
điều là: Không thể phát triển đất nước bằng các bóc lột, cưỡng bức và kìm
kẹp người dân nước mình và xâm lược, đàn áp người dân nước khác bằng vũ
lực, mà phải bằng các biện pháp phát triển kinh tế trong một môi trường dân
chủ và hoà bình, khiến mọi người tự nguyện đem mọi nguồn lực sẵn có của
mình phục vụ đất nước.
1.2. Những hậu quả nặng nề do chiến tranh
Sự thất bại và nhục nhã của nước Nhật càng lớn hơn, vì sau khi tiếp
nhận “Tuyên cáo Posdam” và đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện,
nước Nhật còn bị quân Đồng minh và thực tế là quân Mỹ chiếm đóng.
Đồng thời, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, đã để lại cho người
Nhật một đất nước bị tàn phá nặng nề và đổ nát điêu tàn, khiến nền kinh tế
- 18 -

hầu như bị ngừng trệ, mức sản xuất công nông nghiệp bị tụt giảm chỉ bằng
một phần mức trước chiến tranh, cuộc sống người dân cực kỳ khó khăn.
1.2.1. Sự kiệt quệ của nền kinh tế
Những thiệt hại to lớn về người và của đã làm cho nước Nhật kiệt quệ.
Nhật Bản chẳng những mất hết thuộc địa (diện tích tương đương 44% toàn bộ
diện tích nước Nhật) mà nền kinh tế cũng lâm vào tình trạng bị phá hủy hoàn
tòan.[19,
tr. 61]
Nếu tính cả những người chết trận hoặc do chết vì bệnh tật ở ngoài mặt
trận thì con số đó lên tới khoảng 1,14 triệu người trong lục quân, 410.000
người trong hải quân. Các cuộc oanh tạc máy bay của quân Đồng minh còn
làm cho 300.000 người chết, đưa tổng số người bị chết, bị thương và bị mất
tích trong chiến tranh lên tới 2,53 triệu người. Nếu tính cả số lượng người bị
chết, bị thương và mất tích ở nước ngoài thì con số này lên tới 3 triệu người.


Cùng với những thiệt hại về người, những thiệt hại nặng nề về vật chất
do chiến tranh gây ra làm cho cả nước Nhật điêu đứng. Có tới 40% số đô thị
của Nhật bị tàn phá và khoảng 2.250.000 nhà ở bị phá hủy, trong đó hầu hết
các thành phố lớn, như Tokyo và Osaka, đều bị bom Mỹ huỷ diệt phần lớn.
34% máy móc và trang thiết bị công nghiệp, 25% nhà cao tầng và 81% tàu
biển bị phá hủy. Tổng giá trị thiệt hại trong chiến tranh lên tới 64,3 tỉ Yên,
chiếm 1/3 tổng giá trị của các tài sản còn lại của đất nước sau chiến tranh là
188,9 tỉ yên. Con số thiệt hại này cũng xấp xỉ ngang với tổng giá trị tài sản
quốc gia năm 1935. Chiến tranh đã hủy diệt một lượng tài sản khổng lồ của
nước Nhật, tương đương với toàn bộ của cải tích lũy được trong 10 năm, từ
1935 – 1945. Những thiệt hại về vật chất được tính bằng hai lần tổng thu nhập
quốc dân năm tài chính 1948 – 1949. Những tài sản thuộc về vốn cố định đã
bị phá hủy về đại thể là 25% các công trình, 75% cảng, 3,5% cầu, 7,5%
- 19 -

đường sắt và 82% tàu thuyền dân dụng. Sản lượng công nghiệp năm 1946
giảm sút còn chưa đầy 1/3 tổng sản lượng năm 1930 và 1/7 sản lượng năm
1941. Bị kiệt quệ về kinh tế, bị đè bẹp về quân sự và sụp đổ về tinh thần, có
thể nói, sau chiến tranh, nước Nhật đã thực sự kiệt sức. [24, tr. 62]
Ngoài ra, trong thời gian chiến tranh, hầu hết các cơ sở công nghiệp
Nhật Bản đều hướng vào mục tiêu tập trung sản xuất quân trang, quân dụng
(như vũ khí, đạn dược và quần áo) phục vụ chiến tranh. Chiến tranh kết thúc
kéo theo mạng lưới công nghiệp phục vụ quân sự này không thể sử dụng vào
việc phục hồi và phát triển sản xuất, do không còn phù hợp. Vì vậy, tất cả các
phương tiện sản xuất máy bay, vũ khí quân sự ở các nhà máy đặc biệt là các
kho của quân đội và hải quân đều bị phá bỏ. Ngoài ra, 50% máy móc, thiết bị
của các xưởng đóng tàu, nhà máy điện, nhà máy sản xuất thép cũng bị tháo
gỡ. Theo giới phân tích đánh giá thì vốn cố định trong năm 1945 giảm 25% so
với mức cao nhất của thời kỳ chiến tranh và xấp xỉ bằng mức năm 1935. Do
đó, năng lực sản xuất bị giảm nghiêm trọng. Chẳng hạn, năng lực sản xuất

thép chỉ còn 2,5 triệu tấn. Sản lượng công nghiệp bị đẩy lùi về mức những
năm 1926 - 1930. Theo ước tính, Nhật Bản bị mất 1/4 số tài sản quốc gia có
khả năng sản xuất trong chiến tranh. Bảng 1.3 là một số thống kê về những
thiệt hại của Nhật Bản trong cuộc chiến tranh Thái Bình Dương.
1.2.2. Nền kinh tế cực kỳ khó khăn

Sau chiến tranh, Nhật Bản còn phải đương đầu với tình trạng bao vây,
cấm vận từ bên ngoài, khiến cho việc nhập khẩu nguyên liệu từ bên ngoài bị
gián đoạn. Như chúng ta biết, là một đảo quốc gồm 3.900 hòn đảo lớn nhỏ với
diện tích là 378.000km
2
và chỉ có 30% là diện tích trồng trọt, nguồn tài
- 20 -

nguyên khoáng sản của Nhật Bản hầu như không có gì mà chủ yếu phải nhập
khẩu. Do vậy, nhiều nhà phân tích cho rằng, việc gián đoạn nhập khẩu nguyên
liệu đã gây nhiều thiệt hại cho nền kinh tế hơn so với việc vốn cố định bị phá
hủy. Kim ngạch nhập khẩu năm 1946 chỉ còn bằng 1/8 năm 1935. Cùng với
việc bị phong tỏa các hàng nhập khẩu, sản xuất than trong nước cũng bị giảm
nghiêm trọng do các thợ mỏ người Trung Quốc và Nam Triều Tiên, ngoài
phần lớn lượng người đã bị điều vào quân dịch trong chiến tranh, đã bỏ về
nước. Số thợ mỏ, do vậy, đã giảm đột ngột, tới 40%, từ 460.000 vào năm
1944 xuống còn 270.000 năm 1945. Quá trình này cũng gây nên tình trạng
hỗn loạn như đình công thường xuyên và thậm chí bạo loạn ở rất nhiều mỏ
than.

- 21 -

Bảng 1.3: Tổng giá trị thiệt hại của Nhật Bản trong Chiến tranh Thái Bình Dương
(Đơn vị tính: tỷ yên)

Danh mục
Tổng số
thiệt hại
Giá trị tài
sản không
bị phá
hoại
Của cải quốc
gia vẫn còn
vào lúc kết
thúc chiến
tranh
Tỷ lệ
phần trăm
tài sản bị
tàn phá
Của cải quốc gia vào
năm 1935, được tính
theo giá trị vào cuối
cuộc chiến tranh
Tổng giá trị tài sản quốc gia 64,3 253,1 188,9 25 186,7
Các tòa nhà và các cơ sở kiến trúc khác 22,2 90,4 68,2 25 76,8
Máy móc công nghiệp 8,0 23,3 15,4 34 8,5
Tàu thuyền 7,4 9,1 1,8 82 3,1
Các cơ sở và thiết bị cung cấp điện và
khí
1,6 14,9 13,3 11 9,0
Đồ gỗ và đồ dùng gia đình 9,6 46,4 36,9 21 39,3
Các mặt hàng sản xuất 7,9 33,0 25,1 24 23,5
- 22 -


Nguồn: Ban ổn định kinh tế, Taiheiyo Senso ni Yoru Wagakuni no Higai Sogo Hokokusho (Báo cáo toàn diện
về sự thiệt hại của nước ta trong cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương), 1949.[44, tr. 36]
- 23 -

Trong thời gian này, do chiến tranh kết thúc và sản xuất bị đình đốn,
nên số người mất việc làm tăng mạnh và nguồn cung việc làm giảm sút, dẫn
đến tình trạng thất nghiệp lan tràn và hậu quả là nguy cơ rối loạn xã hội luôn
rình rập xảy ra rộng khắp trên cả nước. Cụ thể, trong thời kỳ này có 7,61 triệu
binh sĩ của các lực lượng dự bị giải thể, 4 triệu người phục vụ cho các cơ quan
và các nhà máy quân sự hoặc các hoạt động quân sự bị thất nghiệp do việc
đình sản xuất, trong đó có 750.000 phụ nữ và khoảng 1,5 triệu người hồi
hương từ các thuộc địa hải ngoại trở về. Tổng số những người không có việc
làm lên tới 13,1 triệu người. Nếu trừ những người sau này có thể quay trở lại
việc cũ, và nông dân có thể quay về nông thôn làm ruộng, thì con số này cũng
lên tới 10 triệu người.[44, tr. 45]. Rất nhiều người không nhà và những địa
điểm như công viên, cầu đường, các nơi công cộng biến thành nơi tá túc của
những người lính giải ngũ từ Đài Loan, Triều Tiên, Mãn Châu hoặc từ các
nước châu Á khác. Ở Nhật Bản, thời gian này, mặc dù người ăn mày rất ít và
các cảnh cướp bóc hầu như rất hiếm hoi, nhưng “chợ đen” thì mọc lên nhiều
vô kể, đặc biệt nhiều ở những nơi như thủ đô Tokyo và một số thành phố lớn
khác. Nhiều người thất nghiệp đã tìm được việc làm ở chợ đen, buôn bán
vặt… Nạn thất nghiệp, cảnh không nhà ở và chợ đen làm nảy sinh ra nhiều
căn bệnh xã hội khác như: bệnh tật, mại dâm, Đó là những vấn đề nan giải
xảy ra với tất cả các nước sau chiến tranh và không ngoại trừ đối với Nhật
Bản. Tình trạng thiếu năng lượng và lương thực cũng diễn ra trầm trọng.
Các nguồn năng lượng chính là than và thủy điện giảm sút nghiêm
trọng và không đáp ứng nổi nhu cầu. Vào mùa thu năm 1945, ngành than chỉ
cung cấp được 1 triệu tấn/tháng, chỉ đảm bảo được nhu cầu ở mức 1/4 - 1/3
tháng so với mức cung cấp trước chiến tranh. Nguyên nhân chủ yếu của tình

trạng này, như trên đã nói, là do những người Trung Hoa và Triều Tiên trước
đó phải lao động khổ sai đã không chịu tiếp tục công việc, khiến cho các mỏ

×