Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Truyền thông vận động xử lý hành vi vứt rác bừa bãi nơi công cộng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.6 KB, 18 trang )

BÀI TẬP CÁ NHÂN
Với cương vị là một thành viên trong nhóm, em đã cùng các bạn trong nhóm
mình xây dựng dự án tuyên truyền vận động về vấn đề: “Xử lý hành vi vứt rác
bừa bãi nơi công cộng”. Trong q trình làm bài tập nhóm, các thành viên đều có
những đóng góp của riêng mình để xây dựng được một dự án vận động hoàn chỉnh.
Mỗi người một ý kiến, một suy nghĩ khác nhau trước mỗi một vấn đề và sản phẩm
cuối cùng được lấy từ ý kiến của số đơng các thành viên trong nhóm.
Khi đứng hẳn ra bên ngồi nhóm để phân tích, bình luận dự án vận động mà
cả nhóm đã làm, bản thân em cũng có một vài ý kiến đóng góp của riêng mình để
xây dựng dự án vận động này. Trong khi làm bài nhóm, có những ý kiến của em
được các thành viên ủng hộ đưa vào dự án vận động, nhưng cũng có những ý kiến
mà các thành viên trong nhóm cho rằng chưa hợp lý, chưa có sức thuyết phục nên
ý kiến của cá nhân em có thể đã bị gạt sang một bên.
Bài tập cá nhân này chính là cơ hội để em có thể trình bày ý kiến, nguyện
vọng của mình trên cơ sở dự án vận động mà nhóm đã làm. Nhưng với sự hiểu biết
và trình độ năng lực của bản thân cịn hạn chế nên chỉ có thể phân tích, bình luận
một vài khía cạnh nào đó của vấn đề. Hơn nữa, ý kiến mà bản thân em đưa ra có
thể có khả thi hoặc cũng có thể khơng có khả thi bằng tất cả ý kiến, quan điểm của
các thành viên trong nhóm đã được thống nhất trong dự án vận động.
Bằng tất cả những kiến thức đã học cùng với những hiểu biết cá nhân và vốn
sống xã hội của mình, em xin đưa ra một vài ý kiến đóng góp đồng thời phân tích,
bình luận một số vấn đề, trên cơ sở đó đề xuất hướng phát triển dự án vận động.

1


PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG DỰ ÁN VẬN
ĐỘNG CỦA NHÓM

Thứ nhất, khi xác định vấn đề cần vận động của nhóm:
Theo cá nhân em, khi xác định vấn đề cần vận động của nhóm, thay cho việc


trình bày một cách q máy móc về mức độ xử phạt đang được thực thi ở một số
nước trên thế giới cũng như mức độ xử phạt ở trong nước đối với hành vi vứt rác
bừa bãi nơi công cộng thì nên trình bày vấn đề theo cách đặt và trả lời câu hỏi:
 Hiện nay, trên thế giới và ở Việt Nam đã có luật Bảo vệ mơi trường
chưa? Đã có hình phạt đối với hành vi vứt rác bừa bãi nơi cơng cộng
hay chưa?
 Nếu đã có rồi thì đó là những hình phạt như thế nào?
 Mức độ xử phạt ra sao?
 Hình phạt và mức độ xử phạt đó áp dụng đối với những hành vi gì?
 Hình phạt gì đã có nhưng chưa thực hiện được hoặc nếu có thì cũng
chưa thực sự hiệu quả?
 Trong số những hình phạt đã có, cái gì cần phải bổ sung hoặc điều
chỉnh lại cho phù hợp và có hiệu quả thực thi hơn hay khơng?
 Làm thế nào để chính sách được thực thi một cách có hiệu quả?
Song song với việc đặt ra các câu hỏi như trên, ta kết hợp dẫn chứng và
chứng minh luôn để việc xác định vấn đề cần vận động trở nên sinh động hơn, thu
2


hút hơn, tránh rơi vào tình trạng q máy móc, khuôn mẫu trước mỗi một vấn đề.
Hơn nữa, tránh lan man, vịng vo mãi mà khơng dẫn dắt được vào trọng tâm của
vấn đề cần tuyên truyền vận động. Em nghĩ đây cũng là một cách khá hay để đưa
ra thơng điệp chính. Quan trọng là cuối cùng phải nói rõ được tại sao vấn đề của
nhóm là quan trọng cần thiết phải vận động và làm thế nào để có thể thực hiện
được.
Em sẽ dẫn dắt vấn đề như sau:
Mỗi người chúng ta đều nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi
trường. Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của mỗi người và tất cả các
sinh vật trên Trái Đất. Vậy mà chính những con người “tri thức”, những con người
“khoa học”, những con người “văn minh” như chúng ta lại tác động trực tiếp hoặc

tác động một cách gián tiếp tới môi trường một cách tiêu cực, cụ thể đó là hành vi
vứt rác bừa bãi nơi công cộng. Bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam hiện nay
nói riêng và các nước trên thế giới nói chung là nhiệm vụ hết sức khó khăn và phức
tạp nhưng lại là yêu cầu cấp thiết vì sự phát triển bền vững của mỗi đất nước, mỗi
quốc gia, dân tộc.
Vậy câu hỏi đặt ra là: “Hiện nay, trên thế giới và ở Việt Nam đã có luật Bảo
vệ mơi trường chưa? Đã có những hình phạt về hành vi vứt rác bừa bãi nơi cơng
cộng hay chưa? Nếu đã có rồi thì đó là những hình phạt như thế nào? Mức độ xử
phạt ra sao? Hình phạt và mức độ xử phạt đó áp dụng đối với những hành vi gì?
Hình phạt gì đã có nhưng chưa thực hiện được hoặc nếu có thì cũng chưa thực sự
hiệu quả? Trong số những hình phạt đã có, cái gì cần phải bổ sung hoặc điều chỉnh
lại cho phù hợp và có hiệu quả thực thi hơn hay khơng? Làm thế nào để chính sách
được thực thi một cách có hiệu quả?”

3


Xin thưa các bạn, câu trả lời là hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam đã có
những quy định về hình phạt đối với những hành vi vứt rác bừa bãi nơi công cộng.
Cụ thể như sau:
Ở Singapore: người dân có ý thức chấp hành luật bảo vệ mơi trường. Ngay
từ khi cịn nhỏ, trẻ em đã được giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, không vứt rác
bừa bãi ra đường phố,giữ một thái độ lịch thiệp với người đối diện. Không chỉ vậy,
các vấn đề về môi trường cũng được đặt lên hàng đầu với các hình phạt nặng nề
đối việc xả rác bừa bãi. Người xả rác bừa bãi lần đầu tiên sẽ bị phạt tối đa là 1000
đơla Singapore, tái phạm thì mức phạt sẽ tăng lên là 2000 đôla Singapore => 5000
đôla Singapore và phải lao động cơng ích. Chính vì điều này khiến cho ý thức của
người dân ngày càng được nâng cao hơn.
Ý thức giữ gìn vệ sinh mơi trường của người Nhật thể hiện rất rõ qua việc
họ ứng xử ở ngồi đường. Một ví dụ cụ thể để chứng minh điều này là bất cứ

người dân Nhật nào khi đi ra ngồi đường cùng vật ni đều mang túi theo để hót
phân khi chẳng may chúng bậy ở trên đường. Người dân nào cũng đều có ý thức
rằng sau mỗi hoạt động tổ chức vui chơi hoạt động không thể thiếu của họ là nhặt
rác, dọn dẹp môi trường xung quanh. Họ cũng ln có ý thức tơn trọng tài ngun
thiên nhiên, tơn trọng mơi trường họ nghĩ đó là nghĩa vụ của họ.
Quy chiếu sang những nước phát triển ta có thể thấy được vấn đề bảo vệ môi
trường nơi công cộng rất được quan tâm và chú trọng. Những hành vi vứt rác bừa
bãi, xả rác thải ở nơi công cộng được quy định thành luật và xử phạt hành chính.
Điển hình như Singapore: Pháp luật mơi trường Singapore lấy chế tài hình
sự là cơng cụ cơ bản để thực thi, biện pháp này được áp dụng đối với người bị kết
án phạt tiền, phạt tù, bắt bồi thường và đối với những vi phạm nhỏ thì phạt cải tạo
lao động bắt buộc (chỉ áp dụng với những bị cáo đủ 16 tuổi trở lên và đủ tiêu chuẩn
y tế). Cụ thể là:
4


+ Hình phạt tiền
Đây là hình phạt phổ biến nhất trong các đạo luật về môi trường của
Singapore, phạt tiền được xem là công cụ hữu hiệu trong việc tăng cường hiệu lực
pháp luật về bảo vệ môi trường của Singapore. Theo các đạo luật ở Singapore thì
có nhiều mức độ vi phạt tiền khác nhau, tuỳ thuộc vào các đạo luật khác nhau và
mức độ nguy hiểm của hành vi gây ra. Ví dụ trường hợp đổ rác nơi cơng cộng, nếu
bị Tồ án kết tội thì người vi phạm sẽ bị phạt đến 10.000$ với vi phạm lần đầu và
nếu tái phạm sẽ bị phạt tới 20.000$.
Ngoài ra, các đạo luật về môi trường của Singapore cũng quy định phạt tiền
một cách rất linh hoạt đối với các vi phạm ít nghiêm trọng, đó là việc cho phép
người vi phạm trả một khoản tiền thích hợp cho Bộ Môi trường Singapore và vụ
việc sẽ tự kết thúc mà khơng phải đưa ra Tồ.
+ Hình phạt tù
Đây là chế tài nghiêm khắc nhất nhằm trừng trị những người vi phạm ngoan

cố, khi mà các hành vi phạm tội có thể mang lại cho người phạm tội những khoản
lợi nhuận lớn nếu họ khơng bị phát hiện và hình phạt tiền vẫn không ngăn chặn
được các hành vi mà người đó gây ra. Ví dụ: theo Đạo luật về mơi trường sức khoẻ
cộng đồng và Đạo luật kiểm sốt ơ nhiễm thì những người vi phạm lần đầu bị buộc
tội về hành vi đưa chất thải hoặc các chất độc hại vào nguồn nước ngầm có thể bị
phạt tù đến 12 tháng. Đối với những người tái phạm thì có thể bị phạt tù với chế độ
khắc nghiệt từ 1 đến 12 tháng.
+ Lao động cải tạo bắt buộc
Lao động cải tạo bắt buộc là biện pháp mà qua thực tiễn thực thi pháp luật
về môi trường ở Singapore cho thấy đây là một biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn
các vi phạm nhỏ, những người vi phạm đã bị áp dụng hình phạt lao động cải tạo
bắt buộc ít khi lặp lại hành vi đã vi phạm, đặc biệt rất ít người tái phạm. Ví dụ:
5


trường hợp Young Heng Yew (1996) bị buộc tội xả rác nơi công cộng là vi phạm
phải chịu trách nhiệm tuyệt đối. Cụ thể là bị buộc tội vi phạm mục 18 (1) (a) của
Đạo luật về môi trường sức khoẻ cộng đồng vì đã vứt một mẩu thuốc lá xuống sàn.
Người này thừa nhận là có vứt mẩu thuốc lá xuống sàn nhưng khẳng định là anh ta
có ý định nhặt mấu thuốc lá đó và cho vào nơi quy định, nhưng khơng kịp vì anh ta
bị bắt ngay sau khi vừa vứt mẩu thuốc lá xuống sàn. Toà án cấp dưới kết luận anh
ta khơng có tội với lập luận rằng công tố buộc tội không chứng minh được là người
bị buộc tội này khơng có ý định nhặt mẩu thuốc lá để cho vào nơi quy định. Khi
xem xét kháng nghị của công tố, Chánh án Singapore cho rằng: “Vi phạm quy định
tại mục 18 (1)... là vi phạm thuộc loại “chịu trách nhiệm tuyệt đối”. Điều này
không ám chỉ những vi phạm mà yếu tố chủ quan hồn tồn khơng tồn tại, nó dùng
để chỉ những vi phạm mà ở đó yếu tố chủ quan có lỗi không cần làm rõ ngay...,
ngay hành vi vứt mẩu thuốc lá xuống sàn đã chứng tỏ đó là hành vi cố ý, việc buộc
tội không cần phải làm sáng tỏ sự tồn tại của trạng thái lỗi trong ý thức”.
+ Biện pháp dân sự

Bên cạnh các chế tài về Hình sự và Hành chính, các Đạo luật mơi trường
Singapore cũng quy định nhiều hình thức chế tài dân sự. Cụ thể như: Yêu cầu cá
nhân gây ô nhiễm phải nộp phạt, bồi thường thiệt hại, chi phí và các khoản phí tổn
mà cơ quan có thẩm quyền phải chịu để làm sạch môi trường... Theo Điều 97 của
Luật Bảo vệ mơi trường của Singapore thì Chính phủ có thể thu giữ lại từ người sở
hữu hoặc quản lý tài sản các phí tổn và chi phí đã được sử dụng trong quá trình
thực hiện bất kỳ nào đã được quy định trong luật. Trong vòng 14 ngày theo quy
định, nếu chi phí này chưa được thanh tốn thì vụ việc sẽ được đưa ra Toà.
Trên đây là một số quy định về tổng quan pháp luật môi trường Singapore.
Từ một số vấn đề nêu trên cho ta thấy sở dĩ mơi trường Singapore trở nên sạch, đẹp
và để có được một Singapore là “thành phố của cây xanh” phải có rất nhiều yếu tố,
6


nhưng chính pháp luật về mơi trường được quy định một cách tồn diện là cơng cụ
hữu hiệu nhất để đảm bảo sự sạch, đẹp cho môi trường Singapore.
Ở Việt Nam: Từ ngày 1/7/2013, các hành vi về thu gom, đổ rác thải sinh
hoạt khơng đúng nơi quy định có thể sẽ bị phạt tiền tối đa 1-2 tỷ đồng.
Đây là một trong những nội dung quan trọng đang được Bộ soạn thảo tại Nghị định
về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, sẽ có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 1/7/2013 và thay thế Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày
31/12/2009 của Chính phủ.Theo dự thảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất,
phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000-500.000 đồng đối với những hành vi vứt, đổ
rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu đô thị, chung cư, thương mại,
dịch vụ hoặc nơi công cộng.
- Phạt từ 500.000 đến 1 triệu đồng đối với hành vi vứt, đổ rác thải sinh hoạt trên
đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước đơ thị. Cùng với đó, phạt tiền từ 1-5 triệu
đồng đối với hành vi thu gom rác thải sinh hoạt không đúng quy định về bảo vệ
môi trường.
- Đối với hành vi chôn lấp, vứt chất thải rắn thông thường không đúng nơi quy

định về bảo vệ môi trường sẽ phạt từ 20-500 triệu đồng, tùy theo mức độ vi phạm.
Theo đó, các trường hợp chơn lấp, thải chất thải rắn thông thường khối lượng đến
dưới 5m3 sẽ bị phạt tiền từ 20-30 triệu đồng; trường hợp chôn lấp, thải chất thải
rắn từ 5m3 đến dưới 20m3 phạt từ 30-60 triệu đồng; trường hợp chôn lấp, thải chất
thải rắn thông thường từ 20m3 đến dưới 50m3 phạt 60-100 triệu đồng.
Riêng các trường hợp chôn lấp, thải chất thải rắn thông thường từ 500m3 trở lên sẽ
bịphạt350-500triệuđồng.
- Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất mức phạt tiền từ 5-10 triệu đồng
đối với người điều khiển phương tiện vận chuyển ngun liệu, vật liệu, hàng hóa,
chất thải khơng che chắn hoặc để rơi vãi trong khi tham gia giao thông.
7


Đối với hành vi không sử dụng thiết bị, phương tiện chun dụng bảo đảm khơng
rị rỉ, phát tán ra mơi trường trong q trình vận chuyển ngun liệu, vật liệu, hàng
hố,chấtthảisẽphạttừ20-30triệuđồng.
Bên cạnh đó, Bộ Tài ngun và Mơi trường đề xuất mức xử phạt từ 900 triệu đồng
đến 1 tỷ đồng đối với các cá nhân có hành vi vi phạm nêu trên trong trường hợp
chấtthảicóchứachấtphóngxạ.
Dự thảo của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng chỉ rõ, sẽ phạt tăng thêm từ 4050% số tiền phạt so với mức phạt tiền tương ứng đối với hành vi vi phạm trong
trường hợp chất thải rắn thơng thường có chứa chất thải nguy hại không đúng nơi
quyđịnh. Đặc biệt, đối với tổ chức vi phạm như đổ chất thải có chứa chất phóng xạ
khơng đúng quy định về bảo vệ mơi trường, mức phạt cao nhất sẽ lên đến 2 tỷ
đồng, gấp đôi mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân vi phạm.
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 19 và điểm a, b, c, d, đ Khoản 1, Điều 20 Nghị
định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ, quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đối với các hành vi sau:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với
hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẫu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu
chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;

- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ
rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ
hoặc nơi công cộng;
- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá
nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại,
dịch vụ hoặc nơi công cộng.

8


-Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi vứt, thải rác
thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thốt nước thải đơ thị hoặc
hệ thống thốt nước mặt trong khu vực đơ thị;
- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thu gom rác
thải sinh hoạt không đúng quy định về bảo vệ môi trường.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển
phương tiện vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa, chất thải không che chắn
hoặc để rơi vãi ra môi trường trong khi tham gia giao thông.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi không sử
dụng thiết bị, phương tiện chuyên dụng trong quá trình vận chuyển ngun liệu,
vật liệu, hàng hóa, chất thải làm rị rỉ, phát tán ra mơi trường.
Có thể nhận định rằng: Hiện nay việc vứt rác, xả rác ra đường không
đúng quy định đang là một vấn nạn ở nước ta nói riêng và các nước trên thế giới
nói chung. Hành vi này bị ít người lên án bởi nó diễn ra ngồi “cơng cộng” và ai
cũng nghĩ chẳng ảnh hưởng đến mình. Do đó, song song với việc tun truyền, thì
việc xử phạt nặng các hành vi vi phạm là điều hết sức cần thiết. Vấn đề ở đây
không phải là số tiền phạt tăng cao tới bao nhiêu mà là cách thức phạt và xử phạt
thế nào cho thực sự hiệu quả, bởi tình trạng người dân đổ rác không đúng nơi quy
định và bất kể thời gian, khiến cho việc giám sát để nhắc nhở và bắt phạt của các
cấp chính quyền địa phương lẫn tổ dân cư trở nên lạc lõng.

Thiết nghĩ, để siết chặt hành vi vứt rác bừa bãi, sai quy định, vấn đề không
chỉ dừng lại ở mức tiền phạt là bao nhiêu hay thậm chí là bị truy tố trước pháp luật,
mà cái chính là cần phải có biện pháp quản lý hiệu quả.
Tóm lại, mặc dù đã có những nghị định về xử phạt hành chính đối với
hành vi vứt rác bừa bãi nơi cơng cộng nhưng những chính sách này chưa được
người dân biết đến nhiều cũng như chưa có hành động thực hiện việc xử phạt một
9


cách thường xuyên trong thực tế nên việc thực thi các biện pháp xử phạt này cịn
chưa có hiệu quả. Vậy làm thế nào để chính sách được thực thi trên thực tế. Đó
chính là nhiệm vụ của chúng tơi cần vận động. Chính vì vậy tổ chức Young People
Organization (viết tắt là YPO) xây dựng dự án vận động này với mong muốn:
 Tạo dư luận và xây dựng chế tài trong việc tăng cường hoạt động xử phạt
một cách thường xuyên.
 Đến năm 2017, chính sách về xử phạt hành vi vứt rác bừa bãi sẽ được mọi
người biết đến một cách rộng rãi, phổ biến.
Thứ hai, cần phải làm rõ vấn đề: ai/cơ quan/tổ chức nào có vai trò
quyết định ảnh hưởng đến vấn đề này?
Hiện nay ở Việt Nam đã có luật về Bảo vệ mơi trường rồi nên nhiệm vụ
của tổ chức cần phải vận động để nhân rộng luật về Bảo vệ môi trường trong xã
hội hay nói cách khác là tuyên truyền vận động để đến năm 2017, chính sách về xử
phạt hành vi vứt rác bừa bãi sẽ được mọi công dân biết đến một cách rộng rãi, phổ
biến và được thực thi trên thực tế một cách hiệu quả nhất. Vậy đối tượng đích mà
tổ chức cần hướng đến vận động liệu có phải Bộ trưởng Bộ Tài ngun và Mơi
trường hay khơng?
Theo em nghĩ trong trường hợp này thì vai trị của Giám đốc Sở Tài
ngun và Mơi trường và các nhà đầu tư còn quan trọng hơn cả vai trị của Bộ
trưởng Bộ Tài ngun và Mơi trường nên đối tượng đích cần hướng tới là Giám
đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cùng với các nhà đầu tư. Theo quan điểm của cá

nhân em thì đối tượng cần vận động ở đây sẽ là:
 Đối tượng cấp 1:
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, các nhà đầu tư.
 Đối tượng cấp 2:
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
 Đối tượng cấp 3:
 Cơ quan truyền thông báo chí.
10


 Những người trực tiếp và gián tiếp chịu ảnh hưởng từ chính sách (người
dân)
 Những tổ chức có cùng mối quan tâm tới vấn đề này (các tổ chức phi
chính phủ hoạt động về lĩnh vực mơi trường).
 Lý do phân cấp đối tượng như trên:
 Đối tượng cấp 1:
 Để thực hiện được mục tiêu đề ra, tổ chức đã thống nhất dựa theo các chính
sách về xử phạt hành vi vứt rác bừa bãi đã có từ trước và đi theo hướng tiếp
tục bổ sung, hoàn thiện chính sách trên cơ sở những chính sách đã có, đồng
thời tuyên truyền vận động để đến năm 2017, chính sách về xử phạt hành vi
vứt rác bừa bãi sẽ được mọi công dân biết đến một cách rộng rãi, phổ biến
và được thực thi trên thực tế một cách hiệu quả nhất. Sở Tài nguyên và Môi
trường mà cụ thể là Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ
chủ trì triển khai thực hiện các hợp phần của chương trình, đề xuất lên trên
và phối hợp với các Bộ, ngành quản lý chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, xây
dựng kế hoạch tổng thể để thực hiện mục tiêu đề ra.
 Do chính sách vận động là bổ sung vào chính sách đã có từ trước về bảo vệ
môi trường nên nguồn ngân sách nằm trong báo cáo quản lý tài chính của
chương trình trình lên Bộ Tài chính, soạn thảo và phân phối bởi các Bộ,
ngành có liên quan. Nhưng để đảm bảo hiệu quả về lâu dài và khơng ảnh

hưởng đến q trình thực hiện kế hoạch nên tổ chức xác định các nhà đầu tư
là nguồn vốn chính để tiến hành thực hiện dự án vận động. Các nguồn đầu tư
này phải ổn định và phải được quan tâm chú ý tác động thường xuyên và
liên tục để đảm bảo sự giúp đỡ về kinh tế cho dự án được thực hiện hiệu quả.
 Đối tượng cấp 2:
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Mơi trường có trách nhiệm xem xét kế
hoạch, mục tiêu, đề xuất, kiến nghị mà Sở Tài nguyên và Môi trường đã trình lên.
Từ đó có trách nhiệm thành lập ban chỉ đạo, điều phối và ban quản lý chương
11


trình/kế hoạch tại các địa phương, đảm bảo hiệu quả thực hiện. Đồng thời xây
dựng lộ trình triển khai thực hiện chính sách định kì để đảm bảo chính sách về bảo
vệ mơi trường nói chung hay chính sách về xử phạt đối với hành vi vứt rác bừa bãi
nơi cơng cộng nói riêng được mọi người dân biết đến rộng rãi, phổ biến đồng thời
được thực thi trên thực tế một cách hiệu quả nhất.
 Đối tượng cấp 3:
 Cơ quan Báo chí và Truyền thơng có nhiệm vụ tuyên truyền rộng rãi, nâng
cao nhận thức của mọi người trong xã hội cùng tham gia hưởng ứng, kiểm
tra, giám sát việc thực hiện. Đồng thời có tác dụng tạo đòn bẩy tác động
ngược lại các Bộ ban ngành, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và thu
hút sự chú ý của các nhà đầu tư cũng như các tổ chức phi chính phủ trong và
ngồi nước tăng hiệu quả vận động cho đối tượng cấp 1 và cấp 2.
 Tranh thủ sự ủng hộ của đông đảo cộng đồng là một việc làm rất tốt, thúc
đẩy quá trình hiện thực hóa chính sách. Đây cũng là một cách truyền thông
thông minh và hiệu quả. Những người trực tiếp và gián tiếp chịu ảnh hưởng
từ chính sách (người dân) cần và có quyền được hiểu biết về những chính
sách bảo vệ mơi trường. Chính bản thân họ cũng cần phải biết đấu tranh vì
lợi ích của chính bản thân mình để mỗi người cơng dân được sống, học tập
và lao động trong một môi trường xanh, sạch, đẹp.

 Những tổ chức có cùng mối quan tâm tới vấn đề này (các tổ chức phi chính
phủ hoạt động về lĩnh vực môi trường) sẽ chung tay giúp sức tổ chức đạt
được mục đích vận động một cách dễ dàng, nhanh chóng và có khả năng đạt
được kết quả như mong đợi.
Trên đây là một số ý kiến đóng góp của cá nhân em đối với dự án vận
động của nhóm. Những phân tích và bình luận trên chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi
những thiếu sót, bất cập. Chính vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý chân
thành từ phía cơ và các bạn để dự án vận động của nhóm em sẽ có hiệu quả thực
12


thi cao và đạt được những kết quả như mong đợi. Trên cơ sở đó phát triển dự án
vận động một cách sâu rộng.
Em xin chân thành cảm ơn!

KẾT LUẬN
Rác thải là sản phẩm tất yếu của cuộc sống được thải ra từ các hoạt động
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác như khám chữa
bệnh, vui chơi giải trí của con người. Cùng với mức sống của nhân dân ngày càng
được nâng cao và cơng cuộc cơng nghiệp hố ngày càng phát triển sâu rộng, rác
thải cũng được tạo ra ngày càng nhiều với những thành phần ngày càng phức tạp
và đa dạng. Xử lý rác thải vẫn đang là một vấn đề nóng bỏng ở các quốc gia trên
thế giới, trong đó có Việt Nam.
13


Thực tế việc quản lý và xử lý rác thải mặc dù đã có nhiều tiến bộ, cố gắng
nhưng chưa ngang tầm với nhu cầu địi hỏi. Rác thải có mối nguy cơ cao chỉ khi
con người không quan tâm đến công tác quản lý thu gom và xử lý đối với chúng.
Nếu như những nhà quản lý, nhà khoa học tạo điều kiện giúp đỡ và nâng cao nhận

thức cho cộng đồng, cho các nhà doanh nghiệp và đặc biệt là tạo điều kiện cho họ
tiếp cận với công nghệ xử lý và ứng xử với rác một cách thân thiện, thì ngược lại,
rác thải sẽ là một trong những nguồn tài nguyên quý giá phục vụ lại cho con người.
Ở nước ta, việc làm này còn rất mới mẻ, việc thu gom và phân loại rác để tái sử
dụng chưa được cộng đồng quan tâm. Ở các nước phát triển việc thu gom và phân
loại rác đã trở thành một việc làm bình thường, những túi đựng rác đều do các gia
đình bỏ tiền mua ở cửa hàng. Ở những nước này dân chúng coi rác thải không phải
là đồ bỏ đi mà cố gắng tận dụng những thứ cịn có ích nhằm đem lại lợi ích cho
Nhà nước, đồng thời làm trong sạch môi trường sống của họ.
Hiện trạng quản lý, xử lý rác thải kém hiệu quả đã và đang gây dư luận trong
cộng đồng, đặt ra nhiều thách thức đối với nhiều cấp, ngành, đặc biệt là ngành môi
trường. Tuy nhiên, giải quyết vấn đề này khơng phải một sớm một chiều, vì chúng ta
đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, bất cập và nhất là thiếu giải pháp đồng bộ.
Những khó khăn chủ yếu về việc quản lý và xử lý rác thải kém hiệu quả:
– Nguồn kinh phí đầu tư cho công tác xử lý rác thải, nhất là đối với rác thải
độc hại là rất lớn. Vốn đầu tư này lại cần được huy động từ các nguồn ngân sách
nhà nước, hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế, nguồn giúp đỡ của các Chính phủ và tổ
chức phi chính phủ. Hiện nay, nhiều địa phương ở tỉnh ta đã có quy hoạch bãi chơn
lấp rác, nhưng kinh phí đầu tư cho việc xây dựng bãi chôn lấp và xử lý rác thải
theo yêu cầu bảo vệ môi trường lại thiếu nên không thực hiện được.
– Nhận thức về việc thu gom xử lý rác thải đối với cán bộ, nhân viên trực
tiếp làm cơng tác này cịn chưa cao, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và
14


hiệu quả phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu huỷ rác thải. Một số lãnh
đạo cấp địa phương, doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến việc xử lý rác thải.
Việc tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng chưa sâu rộng, từ đó đã gây sức ép
khơng đáng có đối với các cơ quan quản lý chuyên ngành.
– Môi trường thực thi pháp luật chưa thuận lợi mặc dù có Luật Bảo vệ mơi

trường; Chính phủ và các Bộ ngành đã có nhiều văn bản ban hành liên quan đến
việc quản lý thu gom và xử lý rác thải ở khu vực thành thị, nông thôn, khu vực sản
xuất công nghiệp, bệnh viện nhưng các văn bản này chưa thấm sâu vào đời sống xã
hội. Nhiều địa phương, doanh nghiệp, lãnh đạo chưa quan tâm đầu tư kinh phí và
phương tiện để thực hiện cơng tác này.
Bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam hiện nay là nhiệm vụ hết sức khó
khăn và phức tạp nhưng lại là yêu cầu cấp thiết vì sự phát triển bền vững của đất
nước. Mâu thuẫn giữa yêu cầu phải bảo vệ mơi trường tự nhiên trong q trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa với nhận thức,ý thức trách nhiệm của các chủ thể và
người dân còn nhiều hạn chế. Thực tế ở nước ta hiện nay đang nảy sinh vấn đề
chưa giải quyết triệt để là nhận thức, ý thức bảo vệ mơi trường trong xã hội cịn
thấp:
 Đối với lãnh đạo các cấp,ngành và chính quyền địa phương: nhận thức và ý
thức bảo vệ môi trường tự nhiên của lãnh đạo các cấp, ngành và chính quyền
địa phương còn nhiều hạn chế, còn cho đây là trách nhiệm của riêng ngành tài
nguyên môi trường. Công tác kiểm tra, giám sát chấp hành các quy định về bảo
vệ môi trường đối với các doanh nghiệp ở địa phương, đặc biệt là việc quản lý,
giám sát các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên còn nhiều bất cập. Ở
nhiều địa phương, lãnh đạo các cấp,ngành và chính quyền địa phương cịn
bng lỏng quản lý, chưa chặt chẽ và quyết liệt. Chính quyền cơ sở chưa chưa
phát huy vai trò chủ động trong kiểm tra giam sát và xử lý các vi phạm về bảo
15


vệ môi trường tự nhiên. Công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành, các cơ
quan chức năng và địa phương thiếu chặt chẽ và chưa đồng bộ.


Đối với người dân: thực tế cho thấy, nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường
tự nhiên của các chủ thể và người dân cịn rất thấp, chưa có thói quen tự giác bảo

vệ mơi trường bằng những việc làm nhỏ nhất.
Có thể khẳng định rằng Đảng và Nhà Nước ta đã nhận thấy được tầm

quan trọng của việc giảm thiểu rác thải và xử lí nghiêm tình trạng vứt rác bừa bãi.
Tuy nhiên việc đưa ra chế tài xử phạt đối với hành vi này cịn nhiều bất cập và
thiếu sót, cịn bị bỏ ngỏ và mang tính chất qua loa, đại trà. Chính vì vậy mà ý thức
của người dân lại càng kém. Do đó việc vứt rác bừa bãi nơi công cộng của một bộ
phận không nhỏ những người dân vẫn diễn ra hàng ngày, hàng giờ, lượng rác thải
ra mơi trường vẫn cứ ngày càng gia tăng, chính quyền nhà nước thì vẫn chưa đưa
ra được cách xử lí triệt để.
Vậy làm thế nào để khắc phục được tình trạng trên?
Điểm mấu chốt chính là nâng cao nhận thức và ý thức của người dân về vấn
đề bảo vệ mơi trường. Ngồi việc tun truyền, giáo dục sâu rộng cho người dân ý
thức bảo vệ môi trường sống của chính mình thì việc xử phạt thật nghiêm minh đối
với các hành vi vi phạm là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Đây được coi là biện
pháp có sức răn đe hữu hiệu đối với mỗi người dân. Pháp luật Việt Nam vừa cứng rắn
vừa phải kiên trì. Bên cạnh đó cần chú ý tới cơng tác quản lý. Vấn đề không chỉ dừng
lại ở mức tiền phạt là bao nhiêu hay thậm chí là bị truy tố trước pháp luật, mà cái
chính là cách thức phạt và xử phạt thế nào cho thực sự hiệu quả hay nói cách khác
là Việt Nam cần phải có biện pháp quản lý hữu hiệu, thiết thực đối với việc bảo vệ
mơi trường.
Tóm lại, Young People Organization (viết tắt là YPO) là tổ chức phi chính
phủ hoạt động trên những lĩnh vực giáo dục, truyền thông, nghiên cứu và phát triển
16


về môi trường. Một phần quan trọng trong nhiệm vụ của chúng tôi là thực hiện và
thúc đẩy các hoạt động xã hội để hướng tới sự phát triển bền vững của xã hội,
trong đó chú ý tới sự phát triển của cá nhân. Bằng việc xây dựng những chiến lược
vận động cụ thể, tổ chức của chúng tôi sẽ đảm bảo thực hiện tốt sứ mệnh của mình,

đó là:
 Nâng cao nhận thức của cộng đồng về các vấn đề bảo vệ môi trường sống
đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân.
 Tổ chức thực hiện các hoạt động vì mơi trường.
Từ đó hướng tới việc phát triển môi trường bền vững, tạo ra mơi trường
sống ngày một xanh sạch đẹp, góp phần xây dựng một bề ngồi mới/một hình ảnh
đẹp cho đất nước. Để bảo vệ cuộc sống của chính mình trước tiên mỗi người hãy
vứt rác đúng nơi quy định . Việc xả rác ra mơi trường đồng nghĩa với việc chính
mình đang tự sát. Hãy chung tay xây dựng và bảo vệ môi trường, bảo vệ hành tinh
xanh - mẹ trái đất cũng chính là bảo vệ và duy trì sự sống của mỗi chúng ta.

17



×