Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Thực trạng công tác thanh tra,kiểm tra về việc thực hiện đóng bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh hưng yên trong tình hình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.4 KB, 15 trang )

LỜI NĨI ĐẦU
Thanh tra, kiểm tra ln ln có tính định hướng và tính xây dựng, có vai trị phịng ngừa
mang tính chủ động. Thực hiện tốt cơng tác thanh tra, kiểm tra góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu
quả quản lý nhà nước,... Thời gian qua, công tác thanh tra, kiểm tra chính sách, pháp luật về bảo
hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) luôn được BHXH tỉnh Hưng Yên quan tâm, nỗ lực
thực hiện. Từ đó góp phần nâng cao năng lực quản lý, giảm thiểu tình trạng vi phạm chính sách
BHXH đảm bảo quyền lợi của người lao động, đồng thời thực hiện tốt hơn chính sách an sinh xã
hội trên địa bàn tỉnh.. Trước thực tế còn nhiều điểm bất cập và với mong muốn tìm hiểu rõ hơn
về tình trạng vi phạm pháp luật Bảo hiểm xã hội của các trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, em đã lựa
chọn chuyên đề: “ Thực trạng công tác thanh tra,kiểm tra về việc thực hiện đóng bảo hiểm xã
hội trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong tình hình hiện nay”.
Trong quá trình làm bài cũng như tìm tài liệu khơng tránh được những thiếu sót, mong cơ
bổ sung và đóng góp ý kiến thêm để bài chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG 1 : Cơ sở lý luận về cơng tác kiểm tra,thành tra đóng BHXH
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Công tác thanh tra

1


Khái niệm: Thanh tra là một dạng hoạt động, là xem xét tại chỗ việc chấp hành chính sách, pháp
luật nhà nước, việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước của địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ
chức, cá nhân làm cho chính sách, pháp luật được chấp hành đúng và tìm nguyên nhân để đề ra
biện pháp khắc phục, góp phần tăng cường kỷ luật trong quản lý nhà nước.
Mục đích: Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách,
pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phịng ngừa,
phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy
định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động
quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức,


cá nhâ
Nguyên tắc:
1. Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp
thời.
2. Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan
thực hiện chức năng thanh tra; khơng làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ
chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
1.1.2 Cơng tác kiểm tra
Theo Từ điển tiếng Việt thì “kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét”.Xét về
chủ thể thì phạm vi chủ thể tiến hành hoạt động kiểm tra đa dạng hơn thanh tra rất nhiều. Chủ thể
tiến hành kiểm tra có thể là Nhà nước hoặc cũng có thể là một chủ thể phi nhà nƣớc, chẳng hạn
nhƣ hoạt
động kiểm tra của một tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (Đảng, Cơng đồn, Đồn thanh
niên, Hội phụ nữ…), hoạt động kiểm tra trong nội bộ một doanh nghiệp: kiểm tra của Giám đốc
đối với các phòng, ban, kiểm tra của Quản đốc đối với nguời lao động. Trên một bình diện rộng
hơn nữa, kiểm tra có thể là sự xem xét thực tế để đánh giá, nhận xét của bất kỳ một cá nhân nào
trong xã hội trong bất cứ hoạt động nào.Theo nghĩa hẹp kiểm tra là hoạt động của chủ thể nhằm
tiến hành xem xét, xác minh việc gì đó của đối tuợng bị quản lý xem có phù hợp hay khơng phù
hợp trạng thái đã quy định trƣớc.Chủ thể kiểm tra có thể áp dụng một chế tài pháp lý nhất định
nhƣ áp dụng xử phạt vi phạm hành chính hoặc buộc phải thực hiện một số biện pháp ngăn chặn
hành chính. Từ sự phân tích trên, ta có khái niệm cơng tác kiểm tra BHXH là hoạt động xem xét
tình hình thực tế của đối tượng được kiểm tra để đánh giá, nhận xét và xử lý của cơ quan BHXH
đối với việc thực hiện pháp luật BHXH của nguời đóng BHXH và công tác quản lý, hành thu,
kiểm tra của cán bộ BHXH.
1.1.3

Cơ quan thanh tra, kiểm tra

Điều 4 Luật Thanh tra 2010 Cơ quan thanh tra nhà nước, bao gồm:
2



Thanh tra Chính phủ;
Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là Thanh tra bộ);
Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh);
Thanh tra sở;
Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện).
Theo đó, cơ quan thanh tra nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện và
giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải
quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố
cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
1.1.3.1 Cơ quan thanh tra,kiểm tra đóng BHXH
Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan thuộc Bộ Lao động – Thương binh
và Xã hội, giúp Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý nhà nước về công tác
thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; thực hiện thanh tra hành
chính, thanh chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham những thuộc lĩnh
vực lao động, thương binh và xã hội trong phạm vi cả nước.
Thanh tra sở Lao động – Thương binh và Xã hội
Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan thuộc Sở Lao động – Thương binh
và Xã hội, giúp Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiến hành thanh tra hành chính,
thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định
của pháp luật.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại
Điều 24 Luật Thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở Lao
động – Thương binh và Xã hội trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra.
Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho thanh tra viên, công chức làm công tác
thanh tra thuộc Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội.
3


Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham
nhũng trong phạm vi quản lý của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp
luật.
Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật
1.1.4 Khái niệm BHXH
BHXH là hệ thống bảo đảm khoản thu nhập thay thế cho người lao động khi người lao động bị
mất hoặc giảm thu nhập, thơng qua việc hình thành và sử dụng quỹ tài chính do sự đóng góp của
các bên tham gia và có sự ủng hộ của Nhà nước.
BHXH được chi trả trong các trường hợp người lao động bị giảm hoặc mất thu nhập, chỉ trong
các trường hợp: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp; thất nghiệp; hết tuổi lao
động; hoặc chết.
Quỹ BHXH được sử dụng để trả lương hưu và các khoản trợ cấp BHXH cho người lao động
nhằm góp phần bảo đảm ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp
phần bảo đảm an sinh xã hội, ổn định xã hội.
Đối tượng của BHXH chính là thu nhập (có thể coi là số tiền) bị biến động giảm hoặc mất do các
trường hợp được quy định trong Luật BHXH của những người lao động tham gia BHXH.
BHXH đã lấy số đông bù số ít và thực hiện chức năng phân phối lại thu nhập theo cả chiều dọc
và chiều ngang giữa những người lao động có thu nhập thấp hơn, giữa những người khoẻ mạnh
đang làm việc với những người ốm yếu phải nghỉ việc. Nói cách khác, BHXH góp phần bảo đảm
sự “thăng bằng” về thu nhập cho người lao động và gia đình họ. Điều này đã góp một phần vào
việc thực hiện công bằng xã hội.
1.1.4

Khái niệm cơ quan BHXH


Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng tổ chức thực hiện các chế
độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp;
quản lý và sử dụng các quỹ: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; thanh tra
chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của
pháp luật.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế; của Bộ Tài chính về chế
độ tài chính đối với các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
1.2 Vai trị đóng bảo hiểm xã hội của người lao động
4


Một là, BHXH góp phần ổn định đời sống của người lao động tham gia BHXH, những người
tham gia BHXH sẽ được thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập khi họ bị suy giảm, mất khả
năng lao động, mất việc làm, chết. Nhờ có sự thay thế hoặc bù đắp thu nhập kịp thời mà người
lao động khắc phục nhanh chóng được những tổn thất về vật chất, nhanh phục hồi sức khỏe, ổn
định cuộc sống để tiếp tục q trình hoạt động bình thường.
Hai là, BHXH góp phần bảo đảm an toàn, ổn định cho toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Để phòng
ngừa, hạn chế tổn thất, các đơn vị kinh tế phải đề ra các quy định chặt chẽ về an toàn lao động
buộc mọi người phải tuân thủ. Khi có rủi ro xảy ra với người lao động, quỹ BHXH kịp thời hỗ
trợ, tạo điều kiện cho người lao động nhanh ổn định cuộc sống và sản xuất... Tất cả những yếu tố
đó góp phần quan trọng làm ổn định nền kinh tế - xã hội.
Ba là, BHXH làm tăng thêm mối quan hệ gắn bó giữa người lao động, người sử dụng lao động
và Nhà nước. Người lao động, người sử dụng lao động, Nhà nước đều tham gia đóng góp vào
quỹ BHXH, điều đó làm cho người lao động có trách nhiệm hơn trong công việc, trong lao động
sản xuất. Người sử dụng lao động tham gia đóng góp vào quỹ BHXH cho người lao động được
hưởng các chế độ BHXH cũng thấy rõ trách nhiệm của mình đối với người lao động. Nhà nước
vừa tham gia đóng góp, vừa điều hành hoạt động của quỹ BHXH, bảo đảm sự công bằng, bình
đẳng, cho mọi đối tượng thụ hưởng... Điều đó làm tăng thêm mối quan hệ gắn bó giữa Nhà nước
- người sử dụng lao động - người lao động, góp phần ổn định nền kinh tế - xã hội.

Bốn là, BHXH góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Qũy BHXH được sử
dụng để chi trả các chế độ BHXH cho người lao động và gia đình họ, phần nhàn rỗi được đầu tư
vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh để bảo tồn và tăng trưởng quỹ. Vì vậy, BHXH góp phần
làm giảm bớt gánh nặng khoảng cách giữa những người giàu và người nghèo, góp phần bảo đảm
sự cơng bằng xã hội.
Năm là, BHXH là trụ cột của hệ thống an sinh xã hội, góp phần điều tiết các chính sách, các
chương trình an sinh xã hội của mỗi quốc gia. Khi BHXH phát triển, số đối tượng tham gia và
hưởng BHXH được mở rộng sẽ góp phần nâng cao đời sống của người lao động nói riêng và dân
cư nói chung, từ đó sẽ góp phần làm giảm số đối tượng được hưởng các chính sách an sinh xã
hội khác như: ưu đãi xã hội, cứu trợ xã hội và làm giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.
Sáu là, đối với Việt Nam, BHXH trực tiếp thể hiện vai trò mục tiêu, lý tưởng, bản chất tốt đẹp
của chế độ chính trị, xã hội mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã và đang phấn đấu, xây dựng đất
nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Có thể thấy rằng hệ thống an sinh xã hội bao gồm nhiều lĩnh vực, trong đó BHXH giữ vị trí trụ
cột và gắn với thực tiễn phát triển xã hội, cùng với quan điểm cải cách hành chính để hướng tới
xây dựng nền hành chính phục vụ trong thời đại hiện nay. Theo đó, với quan điểm BHXH là
“một dịch vụ cơng” và Nhà nước đóng vai trị là “nhà cung cấp dịch vụ”, quản lý dịch vụ và
nhân dân là “khách hàng - người thụ hưởng”. Dịch vụ ln mang tính kịp thời và làm hài lịng
5


“khách hàng”, bảo đảm cho lợi ích chính đáng của “khách hàng” là chức năng chủ yếu của
BHXH.
1.3 Quy định về đóng BHXH của người lao động
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi
họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi
lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Các chế độ của bảo hiểm xã hội được ví như “giá đỡ an toàn” cho người lao động khi gặp các rủi
ro trong cuộc sống dẫn đến mất hoặc giảm sút thu nhập. Chính vì vậy, pháp luật lao động quy
định khi phát sinh quan hệ lao động thì người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc tham

gia bảo hiểm xã hội.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA ĐÓNG
BHXH TẠI TỈNH HƯNG YÊN
2.1 Thực trạng đóng BHXH tỉnh Hưng Yên       
2.2.1. Kết quả thu BHXH

6


 Trong giai đoạn 2017-2019, số thu BHXH tất cả các khối đều có xu hướng tăng thể hiện ở Bảng
2. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến số thu của các khối tăng là do:
- Số lượng doanh nghiệp tăng lên, số doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia BHXH tăng, số
NLĐ tham gia BHXH bắt buộc tăng từ 30.947 người lên 32.064 người.
- Tỷ lệ đóng góp tăng, hai yếu tố cơ bản làm tăng nền tiền lương đóng BHXH, từ đó, tăng số thu
BHXH là do nâng lương thường xuyên và tăng lương do điều chỉnh mức lương cơ sở.
Bảng 1. Tình hình thu BHXH ở Hưng Yên từ năm 2017-2019
Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Hưng Yên
  2.1.2 Thực trạng nợ đóng BHXH
Theo báo cáo của BHXH Hưng n, tình trạng nợ đóng BHXH đang diễn ra ở hầu hết các địa
phương và số nợ BHXH hiện nay bắt buộc phải tính lãi là 24.843 triệu đồng, chiếm 2,47% so với
số phải thu, chủ yếu tập trung ở khu vực DN. Đây là một trong những vấn đề nhức nhối nhất của
công tác thu BHXH.  
Bảng 2: Tình hình nợ đóng BHXH ở Hưng n từ năm 2017-2019
Đơn vị tính: Tỷ đồng

7



Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Hưng Yên
Từ Bảng 2 tình hình nợ đóng BHXH về cơ bản số tuyệt đối nợ năm sau luôn cao hơn năm trước
tập trung chủ yếu vào nhóm doanh nghiệp nhà nước (DNNN) (từ 12,712 lên đến 14,812 tỷ
đồng), do một số DNNN làm ăn kém hiệu quả đang trong giai đoạn sắp xếp lại hoặc giải thể.
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (từ 8,648 đến 9,521 tỷ đồng), đây là loại hình doanh nghiệp khó
kiểm sốt, chiếm dụng vốn từ các khoản thu bảo hiểm của NLĐ để đầu tư vào mục đích khác;
Khơng hợp tác với cơ quan BHXH để giải quyết chế độ cho NLĐ, thậm chí khơng kết nối thơng
tin với cơ quan BHXH; Đóng BHXH với mức lương thấp hơn mức lương thực trả cho NLĐ, ký
HĐLĐ ngắn hạn hoặc th ngồi để giảm chi phí BHXH; Xây dựng thang lương, bảng lương
thành nhiều bậc, tách tiền lương thành nhiều khoản phụ cấp, trợ cấp để trốn đóng BHXH.
Qua Bảng 3 cho thấy, nếu xét về số tuyệt đối thì nợ BHXH năm sau cao hơn năm trước do số
phải thu của năm sau cao hơn, trong đó chủ yếu là nợ gối đầu. Bởi do đa phần các DN sau khi
quyết tốn tiền lương tháng mới đóng BHXH nên thường đóng vào đầu của tháng sau.
Bảng 3. Tỷ lệ nợ đóng BHXH ở Hưng Yên từ năm 2017-2019

 
Nguon: Bảo hiểm xã hội tỉnh Hưng Yên
Tuy nhiên, nếu xét về tỷ trọng nợ so với tổng số phải thu và tỷ trọng nợ tồn đọng trong tổng số
nợ thì năm sau giảm so với năm trước. Tỷ lệ nợ đóng BHXH có xu hướng ngày càng giảm, năm
2017, tỷ lệ nợ đóng chiếm 6,63% số phải thu, con số này giảm xuống còn 6,06% năm 2019. Đặc
8


biệt, qua số liệu Bảng 4, tỷ lệ nợ BHXH so với tổng số phải thu của năm từ 2017-2019 thấp hơn
nhiều so với các năm trước đó. Qua đó cho thấy cơng tác quản lý thu đã có nhiều cải tiến so với
trước đây.
2.2 Tổng quan về công tác thanh tra, kiểm tra đóng BHXH tại tỉnh Hưng Yên
2.2.1 Kết quả tích cực trong thanh tra, kiểm tra
Trong những năm qua, công tác thu, quản lý và sử dụng quỹ BHXH ở Hưng Yên đạt nhiều kết

quả đáng ghi nhận, việc phát triển đối tượng tham gia BHXH và thu nợ đọng được quan tâm
đúng mức, nợ đọng được kiểm soát và giảm qua các năm. Tuy nhiên, theo đánh giá của BHXH
tỉnh Hưng Yên, việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH vẫn còn chậm so với tiềm năng, số
người tham gia còn thấp so với dân số và số lượng lao động của tỉnh; tình trạng chậm đóng, trốn
đóng BHXH cịn xảy ra ở nhiều đơn vị sử dụng lao động. Một số doanh nghiệp cố tình dây dưa,
trốn tránh, không tham gia hoặc tham gia không đầy đủ số lao động. Nguyên nhân do hoạt động
sản xuất kinh doanh khơng hiệu quả; bên cạnh đó, giá cả nhiều mặt hàng nông sản xuống thấp,
nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, chưa đóng BHXH cho người lao động kịp thời; một số đơn vị
nợ kéo dài trên 5 năm…
Những năm gần đây, công tác thanh tra, kiểm tra, thi hành pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT
được BHXH tỉnh Hưng Yên chú trọng triển khai, xem đây là nhiệm vụ quan trọng góp phần thực
hiện nhiệm vụ chung của toàn ngành. BHXH tỉnh thường xuyên phối hợp với các ngành liên
quan trong việc nắm danh sách các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn để theo dõi, thống kê
các đơn vị có tình trạng chậm, đọng, trốn đóng BHXH, BHTN, BHYT. Từ đó triển khai cơng tác
thanh tra, kiểm tra, có các biện pháp xử phạt, cưỡng chế kịp thời đối với các đơn vị sử dụng lao
động có hành vi vi phạm hành chính, góp phần tác động tích cực trong việc chấp hành, thực hiện
chế độ, chính sách BHXH, BHTN, BHYT.
Trong năm 2019, BHXH tỉnh Hưng Yên đã thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra liên
ngành và thanh tra phối hợp với các ngành liên quan được 179 đơn vị. Qua thanh tra, kiểm tra,
đã lập biên bản vi phạm hành chính về đóng BHXH, BHTN đối với 33 đơn vị, ra quyết định và
tham mưu cho cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về đóng BHXH,
BHTN đối với 26 đơn vị. Trong đó, 20 đơn vị bị phạt tiền với tổng cộng gần 830 triệu đồng và 6
đơn vị bị phạt cảnh cáo. Đối với đơn vị cố tình khơng chấp hành theo quyết định xử phạt vi
phạm hành chính, BHXH tỉnh đã quyết định cưỡng chế đối với 8 đơn vị; đồng thời chuyển hồ sơ
đến Công an tỉnh Hưng Yên để xử lý theo quy định 12 đơn vị.
Cũng qua thanh tra, kiểm tra, cơ quan BHXH đã buộc truy đóng BHXH do chưa đóng, đóng
thiếu thời gian cho 137 lao động tại 40 đơn vị với số tiền hơn 1,3 tỉ đồng; truy đóng do đóng
thiếu mức quy định cho 73 lao động tại 4 đơn vị với số tiền hơn 260 triệu đồng. Ngoài ra, hoạt
động thanh tra, kiểm tra trong năm qua cũng góp phần xử lý, khắc phục một số sai sót như giảm
đóng số tiền 35 triệu đồng cho 2 lao động tại một trường mẫu giáo ở H.Krông Pắk do đã nghỉ

9


việc và không hưởng lương tại đơn vị nhưng chưa được làm thủ tục giảm đóng BHXH, BHTN,
BHYT… Đồng thời thu hồi số tiền 61 triệu đồng đã chi sai chế độ BHXH tại 4 đơn vị trên địa
bàn tỉnh…
2.2.2 Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật
Ông Trương Văn Bá, Phó trưởng phịng Thanh tra - Kiểm tra BHXH tỉnh Hưng Yên, cho rằng
nhìn chung tình trạng trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH, BHTN, BHYT cịn xảy ra phổ biến ở các
doanh nghiệp, nhất là khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Khơng ít chủ doanh nghiệp chiếm
dụng tiền đóng BHXH, BHTN, BHYT của người lao động để sử dụng khơng đúng mục đích. “Ở
một số lĩnh vực như xây dựng, kinh doanh dịch vụ, sản xuất cà phê…, còn nhiều lao động khơng
được đóng BHXH, BHTN, BHYT, bị ảnh hưởng quyền lợi. Do đó, trong năm 2020, cơng tác
thanh tra, kiểm tra thi hành pháp luật về BHXH cần được tiếp tục tăng cường nhằm bảo đảm
quyền lợi cho người lao động, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đối với chủ sử dụng lao
động”, ông Bá nhận định.
Theo ông Bá, ở nhiều doanh nghiệp ngành xây dựng, đa số lao động được thuê mướn là lao động
phổ thơng, có tính thời vụ, khơng ổn định. Chẳng hạn, doanh nghiệp thi cơng cơng trình, dự án ở
địa phương nào thì th nhân cơng ở địa phương đó với thời gian ngắn, không đăng ký, nên chủ
sử dụng lao động trốn đóng BHXH cho người lao động. Cịn đối với các doanh nghiệp dịch vụ
bán hàng hoặc kinh doanh vận tải, do khoán đơn giá theo định mức nên doanh nghiệp khơng
đóng BHXH cho người lao động. Có thể thấy, trên địa bàn Hưng Yên có doanh nghiệp taxi với
hàng trăm lao động hành nghề nhưng phần lớn trong số này không tham gia BHXH. Ở nhiều
doanh nghiệp sản xuất cây ăn quả thực hiện cơ chế khoán vườn cây cũng có tình trạng khơng
đóng BHXH cho người lao động nhận khốn...
Ơng Bá cũng cho rằng cịn có một số hạn chế khác trong đấu tranh ngăn ngừa các hành vi vi
phạm pháp luật về BHXH. Đó là thời gian qua, các hành vi vi phạm mới chỉ bị xử lý về mặt hành
chính, trong khi đó xử lý về hình sự cịn vướng mắc một số thủ tục tố tụng, các quy định pháp
luật trong lĩnh vực này chưa đầy đủ, cụ thể. Tuy vậy, việc chuyển các vụ việc vi phạm sang cơ
quan điều tra để xử lý hình sự cũng đã tạo sự răn đe, buộc các đơn vị vi phạm có ý thức khắc

phục trong việc đóng BHXH, BHTN, BHYT đúng quy định cho người lao động; ngăn ngừa vi
phạm xảy ra ở những đơn vị khác…
Theo ông Bá, những hành vi vi phạm pháp luật về BHXH rất đa dạng, việc phòng chống, ngăn
ngừa vi phạm địi hỏi phải có sự vào cuộc, phối hợp của các cấp chính quyền, các ban, ngành, tổ
chức liên quan. Trong năm 2020, công tác thanh tra, kiểm tra của ngành BHXH tỉnh sẽ tập trung
vào các lĩnh vực: đối tượng đóng, mức đóng, phương thức đóng BHXH. “Chúng tôi sẽ chú ý
thanh tra, kiểm tra các đơn vị doanh nghiệp đã đăng ký hoạt động kinh doanh, đăng ký thuế
nhưng chưa đóng BHXH, BHTN, BHYT cho người lao động; xử lý các vi phạm hành chính về
đóng BHXH, BHTN, BHYT. Đặc biệt, trong công tác thanh tra, kiểm tra sẽ chủ động, tăng
10


cường phối hợp với các ngành chức năng liên quan như Công an, Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội, Liên đồn Lao động tỉnh…”, ơng Bá nói.
2.3 Đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra
2.3.1 Những thành tựu đạt được trong cơng tác thanh tra, kiểm tra đóng BHXH
- Cơ quan BHXH tỉnh Hưng Yên đã tăng cường triển khai các cơ sở dữ liệu điện tử chuyên
ngành, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thanh tra, kiểm tra;
khai thác, phân tích dữ liệu để đánh giá, xác định dấu hiệu lạm dụng, trục lợi và các hành vi vi
phạm pháp luật về BHXH. Việc triển khai thanh tra, kiểm tra theo hình thức điện tử đã làm tăng
năng suất, hiệu quả, chất lượng công việc và giảm nhân lực, thời gian tiến hành của các đoàn
thanh tra. Đáng chú ý, với phương pháp thanh tra, kiểm tra truyền thống, thủ công như trước đây,
thời lượng làm việc trung bình tại một đơn vị sử dụng lao động là 20 giờ nhưng từ khi ứng dụng
công nghệ thông tin vào công tác thanh tra, kiểm tra thì số giờ làm việc tại một đơn vị khoảng
48% xuống còn 10,5 giờ.
- Cơ quan thanh tra, kiểm tra đóng BHXH tỉnh đã linh hoạt thích ứng với điều kiện khó khăn
bằng nhiều giải pháp hiệu quả khác nhau.
- Kịp thời phát hiện, xử lí những cá nhân, tổ chức có dấu hiệu vi phạm trong đóng BHXH.
- Bên cạnh cơng tác thanh tra, kiểm tra thì cơ quan BHXH ln đẩy mạnh tun truyền, phố biến
quy định pháp luật, chế tài xử phạt vi phạm về BHXH nhằm nâng cao hiểu biết của người lao

động và doanh nghiệp
-BHXH tỉnh và BHXH các huyện luôn chú trọng nâng cao chất lượng và tiếp tục triển khai có
hiệu quả các văn bản chỉ đạo về cơng tác TTKT, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; chủ
động báo cáo cấp ủy, chính quyền địa phương về tình hình thực hiện chính sách BHXH, BHYT
trên địa bàn; tăng cường kiểm tra nội bộ; thực hiện kiểm tra việc sử dụng các dịch vụ kỹ thuật, sử
dụng thuốc, vật tư y tế tại cơ sở khám, chữa bệnh BHYT; ban hành văn bản đôn đốc thực hiện
kết luận sau TTKT.
- BHXH tỉnh phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành trong cơng tác rà sốt đối tượng
tham gia BHXH, xử lý vi phạm phát hiện từ hoạt động TTKT. Cụ thể: đề nghị Công an tỉnh, Sở
Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp cử cán bộ tham
gia Đoàn thanh tra chuyên ngành, liên ngành, kiểm tra việc đóng BHXH, BHYT, BHTN tại các
đơn vị sử dụng lao động nợ BHXH, trên 6 tháng. Kiểm tra việc thực hiện pháp luật BHXH,
BHYT tại các đơn vị sử dụng lao động; kiểm tra việc thực hiện pháp luật BHYT các cơ sở khám,
chữa bệnh BHYT. Đề nghị Công an tỉnh điều tra, xử lý đơn vị nợ BHXH, BHYT và phối hợp
kiểm tra các đơn vị nợ BHXH, BHYT số tiền lớn, thời gian kéo dài hoặc đã thu của người lao
động nhưng không nộp cho cơ quan BHXH. Đề nghị Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Hưng Yên
11


kiểm tra, xử lý đối với các trường hợp hưởng trợ cấp thất nghiệp đang tham gia đóng BHXH bắt
buộc.
- Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương để kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính
sách, thu, chi BHXH đối với các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH và cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT. Đặc biệt, thường xuyên phối hợp với các
ngành liên quan trong việc nắm danh sách các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn để theo dõi,
thống kê các đơn vị có tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH. Từ đó, triển khai cơng tác
TTKT, có các biện pháp xử phạt, cưỡng chế kịp thời đối với các đơn vị sử dụng lao động có
hành vi vi phạm hành chính, góp phần nâng cao ý thức của chủ thể trong việc chấp hành, thực
hiện chế độ, chính sách BHXH; phối hợp với cơ quan công an triển khai Quy chế phối hợp trong
cơng tác phịng, chống tội phạm và các hành vi vi pháp pháp luật BHXH, BHYT.

2.3.2 Những hạn chế
Một là, hằng năm, số đơn vị được phối hợp TTKT chưa nhiều và chưa thường xuyên; chất lượng
công tác TTKT của các đồn thanh tra phối hợp cịn chưa cao; công tác phối hợp chia sẻ thông
tin giữa cơ quan BHXH với các cơ quan liên quan về quản lý doanh nghiệp còn chưa đáp ứng
yêu cầu.
Hai là, các đối tượng được TTKT đơi khi cịn cản trở, khơng hợp tác với đoàn thanh tra. Một số
đơn vị vi phạm nhưng khơng làm việc với đồn thanh tra liên ngành, thanh tra chuyên ngành
kiểm tra hoặc có làm việc nhưng không cung cấp thông tin, cung cấp không đúng, không đầy đủ
thông tin tài liệu, không ký vào biên bản TTKT nên công tác TTKT hiện nay mới chỉ dừng ở
phát hiện, kiến nghị.
Ba là, việc đôn đốc thực hiện kết luận sau thanh tra liên ngành, thanh tra chuyên ngành và kiểm
tra cịn gặp khó khăn. Nhiều cá nhân, người sử dụng lao động không thực hiện nghiêm kết luận
TTKT và quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH, BHTN, BHYT.
Bốn là, chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN chưa đủ sức răn đe, trong tổ
chức thực hiện các quyết định, kết luận TTKT chưa nghiêm, chưa kiên quyết dẫn đến một số đơn
vị sử dụng lao động còn coi thường pháp luật, không chấp hành việc xử phạt, vẫn cố tình nợ
đọng kéo dài qua nhiều năm hoặc trục lợi chính sách BHXH, BHYT, BHTN.
Năm là, một số hành vi vi phạm như: lạm dụng trong chỉ định sử dụng các dịch vụ khám chữa
bệnh BHYT; lạm dụng quỹ khám chữa bệnh BHYT đã được kiểm tra, xử lý nhưng vẫn chưa
được chấn chỉnh, khắc phục. Tình trạng nợ đọng, trốn đóng, chậm đóng BHXH có chiều hướng
gia tăng mà chưa có biện pháp xử lý hiệu quả gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động;
Sáu là, công tác triển khai giao dịch điện tử trong giải quyết chế độ BHXH ngắn hạn cịn gặp
nhiều khó khăn, vướng mắc do hệ thống văn bản hướng dẫn chưa đồng bộ, công cụ hỗ trợ chưa
12


đáp ứng yêu cầu, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác hậu kiểm trong khi tâm lý trục lợi quỹ
BHXH trong ý thức người lao động và người sử dụng lao động còn tồn tại phổ biến.
Bảy là, Luật Thanh tra năm 2010 quy định: “Người được giao thực hiện nhiệm vụ Thanh tra là
công chức được phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức

năng thanh tra chuyên ngành”, trong khi đó, lực lượng làm cơng tác thanh tra chun ngành
của hệ thống BHXH Việt Nam chủ yếu là viên chức, dẫn đến khơng ít khó khăn trong q trình tổ
chức thực hiện nhiệm vụ TTKT.
Cuối cùng, Trong lĩnh vực BHXH, đã xảy ra tình trạng mua bán sổ BHXH qua mạng xã hội bằng
hình thức nhận ủy quyền; mua bán, cấp khống Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; tuyển
lao động là phụ nữ mang thai, thực hiện đăng ký đóng BHXH nhưng thực tế khơng làm việc tại
đơn vị để trục lợi BHXH...

CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TĂNG CƯỜNG HIỆU LỰC CÔNG TÁC
THANH TRA.
Thứ nhất, nâng cao nhận thức của các chủ thể về vị trí, vai trị và tầm quan trọng của cơng tác
TTKT và coi đây là nhiệm vụ phải được thực hiện thường xuyên. Q trình thực hiện TTKT
phải bảo đảm tính nghiêm minh, đúng quy định của pháp luật nhưng không được làm ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp; bảo đảm sự bình đẳng giữa các
chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về BHXH, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ
thể. Nghiêm cấm những hành vi lợi dụng việc TTKT để nhũng nhiễu doanh nghiệp, xâm hại
đến lợi ích hợp pháp của các chủ thể.
Thứ hai, cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện cần tích cực tham mưu cho UBND cùng cấp thành
lập các đoàn kiểm tra liên ngành; tham mưu phương án xử lý đối với các doanh nghiệp vi phạm
13


pháp luật về BHXH trong đó tập trung xử lý các vi phạm về khơng đăng ký đóng BHXH, đóng
khơng đầy đủ, nợ đọng tiền quỹ BHXH.
Thứ ba, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác TTKT của ngành BHXH; tiếp tục
hoàn thiện, đổi mới theo hướng sắp xếp lại đội ngũ cán bộ làm công tác TTKT, nâng cao chất
lượng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ làm công tác thanh tra; tăng
cường kỷ luật, kỷ cương; nâng cao kỹ năng và phương pháp làm việc của cán bộ làm công tác
TTKT. Đồng thời, xây dựng đội ngũ cán bộ làm cơng tác TTKT có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh
chính trị vững vàng, có chun mơn, nghiệp vụ giỏi; trang bị cơ sở vật chất và các điều kiện cần

thiết khác để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác TTKT trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN.
Thứ tư, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành pháp
luật về BHXH tới mọi người dân, đặc biệt là đối với chủ sử dụng lao động và người lao động
trong các doanh nghiệp để các đối tượng này nắm được trách nhiệm và quyền lợi của chính
mình khi thực hiện các quy định về BHXH, BHYT, BHTN, góp phần giảm thiểu được các vi
phạm do không hiểu biết về quy định của pháp luật.
Thứ năm, tăng cường áp dụng khoa học – công nghệ, thiết bị hiện đại vào phục vụ công tác theo
dõi, giám sát việc thực hiện các quyết định sau TTKT, bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật;
bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động, nâng cao hiệu lực của các cơ quan quản
lý nhà nước về BHXH.

KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế hiện nay, công tác thanh tra, kiểm tra có vai trị vơ cùng quan trọng
trong vấn đề phát hiện những sai phạm trong việc thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội trong các
doanh nghiệp, góp phần ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm, đảm bảo lợi ích của các bên
liên quan trong quan hệ lao động. Trong xu thế nền kinh tế hội nhập, nền kinh tế trong nước rất
đa dạng, nhiều thành phần, nếu công tác thanh tra trong các doanh nghiệp tại các địa phương
không được thắt chặt và kiểm sốt thì sẽ dẫn đến sự lỏng lẻo trong cơ chế quản lí nhà nước và
các tỉnh thành dẫn đến nhiều sai phạm xảy ra. Vì vậy, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật
trong đóng Bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp trên địa bàn cả nước nói chung và tỉnh Hưng
Yên nói riêng là cần thiết và quan trọng.
14


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị định Số: 39/2013/NĐ-CP ban hành ngày 24 tháng 04 năm 2013 về tổ chức và hoạt
động của thanh tra ngành lao động thương binh và xã hội.
2. Báo cáo thực hiện nhiệm vụ năm 2018, 2019, 2020 của Bảo hiểm xã hội tỉnh Hưng Yên.
3. Nâng cao hiệu quả thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội
4. Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

5.  Luật Thanh tra năm 2010.
6.  Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
7.  Nghị định số 01/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ quy định về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
8. Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về cải
cách chính sách bảo hiểm xã hội.

15



×