Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.15 KB, 27 trang )

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM.
Cơ sở pháp lý đầu tiên cho sự ra đời của BHXH Việt Nam là bản Hiến
pháp năm 1946. Điều 14 Hiến pháp 1946 khẳng định: “ Những người công nhân
già cả hoặc tàn tật không làm việc được thì được giúp đỡ”. Chính phủ đã ban
hành các sắc lệnh quy định về các chế độ trợ cấp BHXH như:
- Sắc lệnh số 20/SL ngày 16 tháng 2 năm 1947 do Chủ tịch Hồ Chí Minh
ký quy định về chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất cho thân nhân tử
sĩ đối với những quân nhân cấp bấc binh, sĩ, uý, tá và tướng thuộc các
nghành Quân đội Quốc gia Việt Nam.
- Sắc lệnh số29 /SL ngày 12 tháng 3 năm 1947 quy định về các quan hệ
làm công.
- Sắc lệnh số 70/SL ngày 20 tháng 5 năm 1950 về quy chế công chức Việt
Nam.
- Sắc lệnh số 77/SL ngày 22 tháng 5 năm 1950 ban hành quy chế công dân.
Những quy định về BHXH đầu tiên này đã đặt nền móng cho việc xây
dựng và thực hiện pháp luật BHXH sau này.
Sự phát triển của BHXH Việt Nam trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước là sự
cụ thể hóa đướng lối, chính sách của Đảng trên phạm vi cả nước theo cơ chế kế
hoạch hoá tập trung. BHXH trong thời kỳ này đã đảm bảo được điều kiện sống
thiết yếu về vật chất và tinh thần cho hàng triệu công nhân, viên chức nhà nước,
quân nhân và gia đình họ trong trường hợp gặp rủi ro không làm việc được,
không có thu nhập hoặc khi già yếu, mất sức lao động hoặc qua đời. Chính sách
BHXH đã động viên được đội ngũ công nhân, viên chức nhà nước gắn bó với
với cách mạng, hăng say chiến đấu, lao động sản xuất, xây dựng đất nước.
Cuộc cách mạng trong quá trình phát triển của BHXH thực sự bắt đầu từ
khi Bộ Luật Lao động do Quốc hội khoá IX thông qua 23/6/1994 có hiệu lực
ngày 01/01/1995 trong đó có chương IX quy định về BHXH. Tiếp đó điều lệ
BHXH được ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của
Chính phủ về những nội pháp luật BHXH trong nền kinh tế đổi mới.


Để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế và các quan hệ lao động
phức tạp trong cơ chế kinh tế hội nhập ngày 29/6/2006 Luật BHXH đã được
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 9
thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đối với BHXH bắt buộc, 01/01/2008
đối với BHXH tự nguyện và 01/01/2009 đối với BHXH thất nghiệp là cơ sở
pháp lý cao nhất làm chỗ dựa tinh thần và vật chất cho người lao động.
Hiện nay, Cơ quan quản lý cao nhất về BHXH là Chính phủ, cơ quan sự
nghiệp cao nhất là Bảo hiểm xã hội Việt Nam. BHXH Việt Nam có chức năng
thực hiện chính sách, chế độ BHXH, BHYT và quản lý Quỹ BHXH theo quy
định của pháp luật. BHXH Việt Nam được tổ chức và quản lí theo hệ thống dọc,
tập trung thống nhất từ Trung ương đến địa phương gồm có:
- Ở Trung ương là BHXH Việt Nam.
- Ở Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là BHXH tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương (sau đây gọi chung là BHXH tỉnh). Trực thuộc BHXH Việt
Nam.
- Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là BHXH quận, huyện, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là BHXH huyện) trực thuộc BHXH
tỉnh
Sơ đồ 2: Bộ máy tổ chức BHXH Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ
Hội đồng quản lý
Tổng Giám đốc
Các Phó Tổng Giám đốc
Ban Giám định y tế
Trung tâm CNTT
Ban Tuyên truyền
Ban Kiểm tra
Ban Kế hoạch Tài chính
Ban Tổ chức cán bộ
Ban BHXH tự nguyện

Văn phòng
Ban Chế độ Chính sách
Ban Chi BHXH
Ban Thu BHXH
Phòng Quan hệ quốc tế
Ban Quản lý ĐT và XD
Báo Bảo hiểm xã hội
Tạp chí Bảo hiểm xã hội
Trung tâm Nghiên cứu KH
Trung tâm Đào tạo
Trung tâm lưu trữ
Bảo hiểm xã hội Thành phố
Bảo hiểm xã hội Quận, Huyện, Thị xã

II. XÁC ĐỊNH CÁC CHỦ THỂ VÀ KHÁCH THỂ TRONG QUẢN LÝ
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
1. Chủ thể quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm xã hội
Nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với bất kỳ lĩnh vực kinh tế - xã hội
nào cần thiết phải chỉ ra chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, để từ đó thấy được
đặc điểm của quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế - xã hội đó.
 Xét về mặt xã hội
Chủ thể quản lý nhà nước đối với mọi hoạt động kinh tế - xã hội là nhân
dân lao động - lực lượng nắm toàn bộ quyền lực nhà nước. Điều này được quy
định tại điều 2 hiến pháp năm 1992: : “Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai
cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ chí thức”. Tuy nhiên việc nắm
quyền lực của nhân dân phải thông qua hình thức đại diện, và như vậy sẽ có sự
hiện diện của một loại chủ thể thực tế là chủ thể pháp lý. Bản thân cơ quan nhà
nước không tự có quyền được mà được nhân dân uỷ nhiệm theo thẩm quyền cụ

thể do pháp luật quy định.
 Xét dưới góc độ pháp lý
Chủ thể quản lý nhà nước là nhà nước với hệ thống các cơ quan hành chính
được tổ chức chặt chẽ và quy định thẩm quyền theo đúng chức năng của từng
loại cơ quan đó. Cơ quan quản lý nhà nước có hai loại cơ quan: cơ quan thẩm
quyền chung và cơ quan thẩm quyền riêng.
Luật Tổ chức Chính phủ năm 2002; Luật Tổ chức UBNH, HĐND năm
2003 (sửa đổi) và một số văn bản quy phạm pháp luật khác là cơ sở pháp lý để
xác định hệ thống chủ thể quản lý trong lĩnh vực BHXH. Cơ quan có thẩm
quyền chung về quản lý hoạt động BHXH là Chính phủ và UBND các cấp.
Theo những quy định về thẩm quyền của Chính phủ tại chương VIII Hiến
pháp năm 1992 và chương II Luật Tổ chức Chính phủ năm 2002 thì thẩm quyền
của Chính phủ trong lĩnh vực BHXH là:
- Quyền kiến nghị lập pháp, dự thảo các văn bản luật BHXH trình quốc
hội, dự thảo trình Quốc hội các chính sách lớn về BHXH;
- Quyền lập quy, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn
thi hành các quy định pháp luật về BHXH, quyết định các chủ trương,
biện pháp về tổ chức và quản lý BHXH;
- Quyền quản lý và điều hành các hoạt động BHXH;
- Quyền tổ chức, xây dựng bộ máy quản lý BHXH trong cả nước;
- Quyền hoạch định chính sách, quy hoạch, đào tạo, quản lý nguồn nhân
lực cho BHXH;
- Quyền kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong quá trình tổ chức và quản
lý BHXH.
Như vậy, Chính phủ là chủ thể quản lý nhà nước trong lĩnh vực BHXH và
tổ chức hoạt động BHXH.
UBND các cấp là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm
quản lý toàn diện các lĩnh vực hoạt động ở địa phương trong đó có tổ chức và
chỉ đạo công tác BHXH ở địa phương theo quy định của pháp luật. Ta có thể
xem UBND các cấp là loại chủ thể quản lý nhà nước đối với hoạt động BHXH

dưới góc độ chủ thể hình thức.
Trong cơ cấu tổ chức hành chính nhà nước, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong phạm vi thẩm
quyền và trách nhiệm được Chính phủ giao. Các bộ có chức năng quản lý nhà
nước đối với hoạt động BHXH theo trách nhiệm quản lý nhà nước đối với
nghành hoặc lĩnh vực được Chính phủ giao, cụ thể là:
- Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực quỹ
BHXH và mọi hoạt động tài chính BHXH.
- Bộ Lao động - Thương binh và xã hội thực hiện chức năng quản lý nhà
nước đối với lĩnh vực, chế độ chính sách BHXH.
- Bộ y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực chăm sóc
y tế.
Căn cứ nghị định số 30/2003/NĐ-CP ngày 01/04/2003 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan trực thuộc
chính phủ và Nghị định số 100/2002/NĐ-CP ngày 06/12/2002 của Chính phủ
quy định quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của
BHXH Việt Nam thì BHXH Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ có chức
năng thực hiện chính sách, chế độ BHXH, BHYT và quản lý quỹ BHXH theo
quy định của pháp luật. Có thể coi chủ thể BHXH Việt Nam là chủ thể đặc biệt
trong lĩnh vực tổ chức và quản lý hoạt động BHXH.
Theo điều 8 Luật BHXH quy định rõ cơ quan quản lý nhà nước về BHXH bao
gồm:
1) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về BHXH.
2) Bộ lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ
thực hiện quản lý nhà nước về BHXH.
3) Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình thực
hiện quản lý nhà nước về BHXH
4) Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về BHXH trong
phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.
Để cụ thể hoá chức năng quản lý nhà nước có Hội đồng quản lý Bảo hiểm

xã hội Việt Nam được tổ chức để giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện việc
giám sát chỉ đạo trực tiếp các hoạt động của cơ quan BHXH: chỉ đạo quản lý và
phát triển quỹ BHXH; thông qua dự toán và quyết toán hàng năm về thu, chi trả
các chế độ, thông qua chiến lược phát triển ngành BHXH, kế hoạch dài hạn...
Trong cơ cấu Hội đồng quản lý gồm đại diện lãnh đạo của Bộ Tài chính, Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và
Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Tóm lại, hiện nay ở nước ta chủ thể quản lý nhà nước bao gồm nhiều cơ
quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, trong đó có một cơ
quan thuộc Chính phủ chuyên trách chịu trách nhiệm tổ chức và điều hành mọi
hoạt động BHXH – Cơ quan BHXH Việt Nam.
2. Đối tượng quản lý trong bảo hiểm xã hội
Trong BHXH đối tượng quản lý chính là các quan hệ BHXH. Quan hệ
BHXH bao gồm hai nhóm quan hệ dưới đây:
a. Quan hệ trong việc hình thành quỹ BHXH.
Quan hệ trong việc hình thành quỹ BHXH chính là quan hệ đóng góp
BHXH và quản lý quỹ BHXH giữa các bên tham gia BHXH và cơ quan BHXH,
được điều chỉnh bởi Luật BHXH. Như vậy, chủ thể trong quan hệ này bao gồm
các bên tham gia BHXH và cơ quan BHXH. Các bên tham gia BHXH là người
lao động và người sử dụng lao động – chính họ là những chủ thể trong quan hệ
lao động. Cơ quan BHXH là chủ thể trong quan hệ quản lý quỹ BHXH, được
nhà nước giao trách nhiệm tổ chức thu các nguồn đóng góp vào quỹ tài chính
tập trung (quỹ BHXH) và quản lý quỹ theo quy định của nhà nước.
b. Quan hệ trong việc chi trả các chế độ trợ cấp BHXH
Quan hệ trong việc chi trả các chế độ trợ cấp BHXH là quan hệ giữa cơ
quan BHXH và người hưởng BHXH, được điều chỉnh bởi Luật BHXH. Cơ
quan BHXH là chủ thể tham gia quan hệ này để thực hiện việc chi trả trợ cấp
cho người được hưởng theo quy định của pháp luật. Người hưởng BHXH tham
gia quan hệ trong việc chi trả các chế độ trợ cấp BHXH phải là cá nhân người
lao động đang hoặc đã tham gia vào quan hệ lao động. Trong một số trường

hợp, người được hưởng còn là thân nhân trong gia đình người lao động.
Đây là quan hệ chủ yếu trong quan hệ BHXH, vì mục đích của BHXH là
đảm bảo vật chất cho cuộc sống của người lao động và thân nhân của họ khi họ
mất hoặc giảm khả năng lao động trong trường hợp gặp các rủi ro theo quy định
của Luật BHXH hoặc hết tuối lao động. Quan hệ trong việc hình thành quỹ là
tiền đề, là điều kiện để thực hiện quan hệ trong việc chi trả các chế độ trợ cấp
BHXH và hai quan hệ này tạo thành quan hệ BHXH.
III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT
ĐỘNG BẢO HIỂM XÃ HỘI
1. Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Năm 2007 là năm đánh dấu bước phát triển mới trong lĩnh vực BHXH với
việc Luật BHXH đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006 và có hiệu lực ngày
01/01/2007. Cùng với việc ban hành Luật BHXH nhà nước đã ban hành hàng
loạt các văn bản Luật nhằm đưa Luật BHXH đi vào đời sống người lao động.
Riêng năm 2007 Luật BHXH có hiệu lực Nhà nước đã ban hành hàng loạt
các văn bản hướng dẫn, thi hành luật. Trong thời kỳ 2001- 2006 Đảng và Chính
phủ đã thể chế hoá thành 138 văn bản đối với chính sách BHXH ( gồm: 8 Luật
và Bộ luật, 4 Pháp lệnh, 2 Nghị quyết, 26 Nghị định, 12 Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ và các Bộ, 51 Thông tư và Thông tư liên tịch, 35 Công văn và
Công điện ). Riêng năm 2007 Luật BHXH có hiệu lực, Nhà nước lại tiếp tục
ban hành hàng loạt các văn bản hướng dẫn, thi hành luật [ trích từ các văn bản
quy phạm pháp luật về BHXH].
Với tư cách là cơ quan sự nghiệp BHXH cao nhất BHXH Việt Nam đã ban
hành hàng loạt quyết định, văn bản hướng dẫn chỉ đạo về BHXH và hàng chục
văn bản tham gia với chính phủ nhằm hoàn thiện chính sách BHXH nói chung
và hệ thống quản lý BHXH nói riêng. Riêng năm 2007 BHXHVN đã có 42 văn
bản tham gia với Chính phủ và các Bộ nghành chức năng về nội dung liên quan
đến chế độ, chính sách BHXH [ trích: bảo hiểm xã hội trong tiến trình hội
nhập].

Nhờ đó, mà chính sách BHXH luôn được kế thừa và đổi mới cơ bản; tạo
điều kiện cho nền kinh tế nhiều thành phần phát triển, đã mở rộng đối tượng
tham gia BHXH cho người lao động vào làm việc trong các cơ sở kinh tế ngoài
quốc doanh; thành lập quỹ BHXH độc lập với Ngân sách Nhà nước, hạch toán
độc lập trên cơ sở lấy thu từ đóng góp của người lao động và người sử dụng lao
động để chi trả các chế độ trợ cấp cho người lao động. Công tác quản lý nhà
nước và tổ chức thực hiện chính sách BHXH cũng được đổi mới căn bản; hình
thành nhanh tróng, đồng bộ hệ thống tổ chức nghành BHXH từ Trung ương đến
địa phương; Hệ thống văn bản về BHXH có nhiều chuyển biến đã tạo nên hành
lang pháp lý cho việc tổ chức thực hiện ngày một tốt hơn chế độ, chính sách
BHXH do Nhà nước quy định. Các chế độ BHXH thực sự đã đi vào đời sống
người lao động; tạo sự yên tâm cho người lao động làm việc; làm lành mạnh
hoá thị trường lao động, khắc phục dần tính bình quân, bao cấp, nhưng vẫn đảm
bảo tính điều tiết và chia sẻ cộng đồng.
Cụ thể một số nội dung pháp luật về BHXH ( Luật BHXH ) được bổ xung
sửa đổi phù hợp với tiến trình phát triển như:
- Phạm vi đối tượng được mở rộng hơn trước không chỉ bó hẹp trong phạm
vi cán bộ, công chức mà áp dụng đối với người lao động làm việc theo
hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên. Người sử dụng lao
động tham gia BHXH là bất kỳ tổ chức, cá nhân có thuê mướn, sử dụng
và trả công cho người lao động ( trước là người sử dụng lao động có sử
dụng từ mười người trở lên).
- Áp dụng 5 chế độ BHXH là: Chế độ ốm đau; chế độ thai sản; chế độ tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chế độ hưu trí và chế độ tử tuất; giảm
chế độ mất sức lao động so với thời kỳ trước là tinh ngọn hệ thống chi trả
trợ cấp BHXH.
- Bước đầu đã kiện toàn hai hình thức BHXH tự nguyện và BHXH thất
nghiệp. Hình thức BHXH tự nguyện áp dụng hai chế độ: chế độ hưu trí
và chế độ tử tuất ( trước đây là 5 chế độ như BHXH bắt buộc ) phù hợp
với thực tế của các đố tượng tham gia BHXH tự nguyện đồng thời tránh

được nguy cơ thâm hụt quỹ BHXH ( nếu áp dụng 3 chế độ còn lại như
BHXH bắt buộc).

×