Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống xà lách trong vụ xuân năm 2018 tại huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.93 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ HIỀN
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT
TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG XÀ LÁCH TRONG VỤ
XUÂN NĂM 2018 TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI
NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nơng học

Khoá học

: 2014 - 2018

Thái Nguyên, năm 2018




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ HIỀN
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT
TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG XÀ LÁCH TRONG VỤ
XUÂN NĂM 2018 TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI
NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Lớp

: K46 - Trồng trọt - N01

Khoa

: Nơng học

Khố học

: 2014 - 2018


Giảng viên hướng dẫn : 1. GS.TS Đào Thanh Vân
2. TS. Đặng Thị Tố Nga

Thái Nguyên, năm 2018



i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn hết sức quan trọng trong tồn bộ q trình
học tập, rèn luyện của mỗi sinh viên. Với phương châm “học đi đôi với hành, lý
thuyết gắn liền với thực tiễn”, thực tập tốt nghiệp sẽ giúp cho sinh viên củng cố
và hệ thống hóa lại tồn bộ kiến thức đã học và áp dụng một cách sáng tạo, linh
hoạt những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời giúp cho sinh viên làm quen
với thực tế sản xuất. Từ đó giúp cho sinh viên học hỏi, rút ra những kinh nghiệm
trong thực tế lao động sản xuất, nhằm nâng cao năng lực chun mơn để sau khi
ra trường có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Được sự nhất trí của BGH nhà trường, BCN Khoa Nơng Học em đã
tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển
của một số giống xà lách trong vụ Xuân năm 2018 tại huyện Đồng Hỷ tỉnh
Thái Ngun”
Để hồn thành khóa luận này, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân,
em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn. Em xin bày tỏ
lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong khoa Nông học và các thầy
cô giáo trong trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đặc biệt em xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo GS.TS Đào Thanh Vân và cô giáo TS. Đặng Thị
Tố Nga đã chỉ bảo và hướng dẫn em trong quá trình nghiên cứu. Cuối cùng
em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã giúp đỡ em trong thời gian em

học tập và nghiên cứu.
Do thời gian có hạn, kinh nghiệm và trình độ của bản thân cịn hạn chế
nên khóa luận tốt nghiệp của em khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cơ và các bạn để khóa
luận của em được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày ... tháng ... năm
2018
Sinh viên
Nguyễn Thị Hiền


ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................i
MỤC LỤC.........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................iv
DANH MỤC HÌNH..........................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...............................................................vi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU..........................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................. 1
1.2. Mục đích của đề tài.................................................................................... 2
1.3. Yêu cầu của đề tài...................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...................................................3
1.4.1. Ý nghĩa khoa học.................................................................................... 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn.....................................................................................3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................4
2.1. Cơ sở khoa học...........................................................................................4
2.2. Nguồn gốc, phân loại cây rau xà lách........................................................5
2.2.1. Nguồn gốc và phân loại.......................................................................... 5

2.2.2. Giá trị dinh dưỡng...................................................................................6
2.2.3. Giá trị kinh tế.......................................................................................... 8
2.3. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu về ngoại cảnh của cây rau xà lách.......9
2.3.1. Đặc điểm thực vật học.............................................................................9
2.3.2. Đặc điểm một số giống......................................................................... 10
2.3.3. Yêu cầu ngoại cảnh...............................................................................11
2.4. Tình hình sản xuất xà lách trên thế giới và trong nước............................12
2.4.1. Tình hình sản xuất xà lách trên thế giới................................................12
2.4.2. Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam....................................................... 15
2.5. Tình hình nghiên cứu về cây xà lách trong nước và trên thế giới............17
2.5.1. Tình hình nghiên cứu về cây xà lách trên thế giới................................17
2.5.2. Tình hình nghiên cứu về cây xà lách ở Việt Nam.................................18


iii
2.5.3. Tình hình sản xuất rau tại Thái Nguyên................................................20
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.........................................23
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 23
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................23
3.1.3. Địa điểm nghiên cứu.............................................................................23
3.1.4. Thời gian nghiên cứu............................................................................ 23
3.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................24
3.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................24
3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm..............................................................24
3.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi...................................................25
3.4. Sơ bộ hoạch toán kinh tế..........................................................................26
3.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................26
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...........................27

4.1. Đặc điểm hình thái một số giống xà lách thí nghiệm...............................27
4.2. Khả năng sinh trưởng của các giống xà lách vụ Xuân năm 2018 tại huyện
Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.............................................................................29
4.2.1. Các giai đoạn sinh trưởng của cá giống xà lách thí nghiệm.................29
4.2.2. Khả năng ra lá của các giống xà lách thí nghiệm..................................31
4.2.3. Khả năng tăng trưởng chiều cao cây của các giống xà lách thí nghiệm36
4.3. Tình hình sâu bệnh hại trên các giống xà lách thí nghiệm.......................40
4.4. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống xà lách tham
gia thí nghiệm..................................................................................................41
4.5. Sơ bộ hạch tốn kinh tế............................................................................43
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...........................................................45
5.1. Kết luận....................................................................................................45
5.2. Đề nghị.....................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................46
PHỤ LỤC


iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng trong rau xà lách ở một số nước vàViệt Nam

(trong 100g phần ăn được) ................................................................
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất xà lách của một số châu lục qua các năm 20152016................................................................................................. 12

Bảng 2.3. Tình hình sản xuất xà lách của một số quốc gia trên thế giới qua các
năm 2015-2016 ...............................................................................
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam 2015-2016 ..............................
Bảng 3.1. Các giống xà lách trong thí nghiệm ................................................
Bảng 4.1. Đặc điểm hình thái một số giống xà lách thí nghiệm vụ Xuân năm
2018 tại huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên .................................

Bảng 4.2. Các giai đoạn sinh trưởng của các giống xà lách thí nghiệm vụ Xuân

2018 tại Đồng Hỷ - Thái Nguyên ...................................................
Bảng 4.3. Động thái ra lá của các giống xà lách tham gia thí nghiệm............
Bảng 4.4. Tốc độ ra lá của các giống xà lách tham gia thí nghiệm .................
Bảng 4.5. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống xà lách tham gia
thí nghiệm .......................................................................................
Bảng 4.6. Tình hình sâu hại trên các giống xà lách thí nghiệm ......................
Bảng 4.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống
tham gia thí nghiệm ........................................................................
Bảng 4.8. Hiệu quả kinh tế của các giống xà lách tham gia thí nghiệm .........


v
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Biểu đồ động thái ra lá của các giống xà lách tham gia thí nghiệm 32
Hình 4.2. Biểu đồ tốc độ ra lá của các giống xà lách tham gia thí nghiệm.....34
Hình 4.3. Biểu đồ động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống tham gia
thí nghiệm.......................................................................................37


Từ viết tắt
AVRDC

FAO
WHO
CT1
CT2
CT3
CT4

XLXCS
XLXDCS
XLĐ
XLT
Cs
IPM
CV
ĐC
Ha
LSD
NSLT
NSTT


P
TB
STT


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ở Việt Nam hiện nay các ngành nghề kinh tế ngày càng phát triển, việc
quan tâm đến sức khỏe của con người nói chung và vấn đề ăn uống nói riêng
cũng ngày càng được coi trọng hơn. Trong đó việc trồng và cung cấp rau xanh
hiện nay của nước ta là một nhu cầu không thể thiếu. Đặc biệt khi lương thực và
các thức ăn nhiều đạm đã được đảm bảo thì yêu cầu về chất lượng, số lượng rau
lại càng gia tăng như một nhân tố tích cực khơng thể thiếu trong q trình cân

bằng dinh dưỡng và tăng sức đề kháng cho cơ thể và góp phần kéo dài tuổi thọ
con người. Chính vì thế rau xanh trở thành sản phẩm nơng nghiệp có giá trị kinh
tế cao và có thị trường tiêu thụ rộng lớn ở cả trong và ngoài nước.

Xà lách hay cịn gọi là rau diếp có tên khoa học là Lactuca sativavar
capitala, thuộc họ Cúc Asteraceac. Xà lách có nguồn gốc từ Địa Trung Hải
được các nhà truyền đạo, các thương nhân du nhập ra khắp thế giới (Tạ Thị
Thu Cúc, 2005) [3].
Xà lách là loài cây phát triển ở vùng nhiệt đới, hiện nay loại rau này đang
được trồng hầu hết ở các nơi trên thế giới. Hiện nay, xà lách là loại rau được trồng
từ vùng đồng bằng tới vùng núi, từ Bắc vào Nam, nó thích ứng với khí hậu mát
mang lại nhiều lợi ích cho con người, có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp cho cơ thể
người các chất khoáng, enzim, hợp chất hữu cơ, đặc biệt nguồn vitamin E và C
phong phú và rẻ tiền. Ngồi ra trong xà lách cịn chứa chất lactucarium có hoạt tính
sinh học cao có tác động đến thần kinh, làm giảm đau và gây ngủ. Xà lách cịn có
tác dụng giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, lợi sữa, trị ho, suy nhược tâm thần, táo bón,
thấp khớp. Từ cây xà lách có thể chiết ra một loại dịch như nhựa để chế thành xirô
hoặc để khô làm thành viên thuốc chữa bệnh. Xà lách là loại rau được làm xa lát


2

quan trọng nhất. Xà lách quyết định chất lượng của hỗn hợp rau tươi và tính
ngon miệng, nên được người tiêu dùng ưa chuộng, nhu cầu và khả năng tiêu
thụ quanh năm rất lớn (Trần Ngọc Hùng và cs, 2006) [6].
Xà lách là một trong những loại rau quan trọng nhất ở các nước Ơn đới,
tuy nhiên nó cũng chiếm vị trí quan trọng ở các nước Nhiệt đới và Á nhiệt đới.

Ở những nước Ôn đới xà lách được trồng trong nhà có mái che bằng kính,
hoặc bằng nhựa. Tùy theo thời tiết, xà lách cũng được trồng ở ngồi đồng. Xà

lách chiếm diện tích lớn trong các loại rau ăn sống. Tuy nhiên, hiện nay lượng
rau sạch cung cấp ra ngồi thị trường ngày càng ít hoặc có thì khơng đảm bảo
cho người tiêu dùng (Mai Văn Quyền và cs, 1995) [9].
Do đó, việc tự trồng rau để phục vụ cho nhu cầu của con người và cung cấp
lượng rau sạch cho gia đình ngày càng cao.Vì vậy cần lựa chọn giống phù hợp cho
năng suất, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường. Thái Nguyên là nơi có địa hình,
nguồn nước tưới tiêu hợp lý, thời tiết thuận lợi, có nhiều mơ hình sản xuất và nghiên
cứu rau an toàn để phục cho sức khỏe của người dân trong vùng.

Nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống xà
lách trong vụ Xuân năm 2018 tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên”
1.2. Mục đích của đề tài
Xác định được giống xà lách phù hợp cho năng suất, chất lượng tốt
nhất tại Thái Nguyên
1.3. Yêu cầu của đề tài
-

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của các giống xà lách

thí nghiệm qua các giai đoạn sinh trưởng.
Nghiên cứu đặc điểm hình thái của các giống xà lách tham gia thí
nghiệm
Xác định khả năng chống chịu sâu, bệnh hại của các giống xà lách thí
nghiệm.


-

Nghiên cứu khả năng cho năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất


của các giống xà lách thí nghiệm.


3

1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
-

Đề tài đã đánh giá được khả năng sinh trưởng và phát triển của các

giống xà lách.
-

Giúp sinh viên củng cố và hệ thống lại các kiến thức đã học.

Giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng và học tập nghiên cứu khoa
học.
- Biết được các phương pháp nghiên cứu một vấn đề khoa học, xử lý và
phân tích số liệu, cách trình bày một bài báo cáo khoa học.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
-

Đề tài đã xác định được các giống xà lách có khả năng sinh trưởng tốt

phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu của tỉnh Thái Nguyên.
-

Đề tài góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, luân canh, tăng vụ nhằm


khai thác hết tiềm năng đất đai, định hướng cho kế hoạch gieo trồng đại trà
các giống xà lách tại Thái Nguyên và các nơi khác có khí hậu tương đồng.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
Trong sản xuất nơng nghiệp giống là tư liệu để duy trì và phát triển sản xuất.
Giống có vai trị hết sức quan trọng trong việc nâng cao năng suất và sản lượng cây
trồng. Muốn có những giống xà lách cho năng suất, chất lượng cao, khả năng chống
chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh cần nghiên cứu và chọn lọc một cách kỹ lưỡng,
xác định vùng thích nghi của các giống trước khi đưa vào sản xuất trên diện rộng.
Vì thế các giống xà lách cần được khảo nghiệm trước khi đưa ra sản xuất, để đánh
giá đầy đủ, khách quan khả năng thích nghi của giống với vùng sinh thái cũng như
khả năng sinh trưởng phát triển, khả năng chống chịu với những điều kiện bất lợi
khác. Dựa vào kết quả của quá trình nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và
năng suất của một số giống xà lách sẽ là cơ sở khoa học để lựa chọn những giống
tốt thích nghi với điều kiện của từng vùng, miền, phù hợp với từng mùa vụ và các
chế độ canh tác khác nhau.

Xà lách là loại rau ăn lá có đặc điểm sinh trưởng như: cây thấp, rễ ngắn,
ăn nông, có thể trồng dày, có khả năng cho năng suất cao, thích ứng rộng trên
nhiều vùng sinh thái, ít sâu bệnh, thời gian sinh trưởng ngắn ngày, quay vòng/6

- 7 lần/năm, nên mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu được đầu tư thâm canh
đúng mức, đẩy mạnh trồng xà lách là điều kiện sử dụng có hiệu quả các loại
đất, góp phần cải tạo đất trong chế độ luân canh thích hợp, tận dụng được sức

lao động ở địa phương, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo
thêm nhiều sản phẩm cho xã hội, đáp ứng nhu cầu rau xanh tại chỗ ngày càng
cao của nhân dân (Hoàng Thị Bé và cs, 2009) [2].
Rau xà lách có thể trồng quanh năm đều được nhưng phổ biến nhất vẫn
là từ tháng 8 năm nay đến tháng 4 năm sau. Khoảng thời gian này tương đối


5

mát mẻ nên cây dễ phát triển và sinh trưởng. Rau xà lách có khá nhiều loại như
xà lách xoăn, xà lách tím, xà lách mỡ......Với ưu điểm kỹ thuật trồng cây đơn

giản, khơng cần chăm sóc nhiều, tốn ít chi phí và cho năng suất thu hoạch cao.
Cây dễ thích nghi với mọi điều kiện về diện tích đất trồng, nên người dân có
thể trồng chúng trong các thùng xốp, đặt ở ngồi ban cơng hay bên hiên nhà
đều được. Mỗi thùng rau như vậy không chỉ mang lại cho người dân sự thuận
tiện, mỹ quan đẹp mắt, mà hơn hết cịn cung cấp nguồn rau sạch, an tồn, đảm
bảo sức khỏe người sử dụng.
2.2. Nguồn gốc, phân loại cây rau xà lách
2.2.1. Nguồn gốc và phân loại
*
-

Nguồn gốc

Nhiều tài liệu cho rằng xà lách có nguồn gốc ở vùng bờ biển Địa Trung

Hải. Sauer (1993) đã cho rằng xà lách được chọn tạo từ dạng hoang dại là một
loại cỏ dại (Lactuca serriola) mọc ở vùng bờ biển Địa Trung Hải và vùng Cận
Đơng. Lồi hoang dại của chi Lactuca khơng hình thành bắp rõ rệt mà cây mọc

đứng phân nhánh với lá có vị đắng và có nhựa mủ. Các tranh vẽ giống hình cây
xà lách được tìm thấy trong các lăng mộ Ai Cập cổ đại cách đây hơn 4500 năm
trước Công nguyên. Các bài viết minh chứng đầu tiên về dạng xà lách trồng trọt
có trong các tài liệu lịch sử Hi Lạp từ năm 450 trước Công nguyên. Trong thế kỷ
đầu tiên sau Công nguyên, những người La Mã đã trồng một số giống xà lách
khác nhau. Ngày nay nhiều giống xà lách đã được chọn tạo và trồng phổ biến

trên toàn Thế giới và được sử dụng chủ yếu làm salat (Sauer, J.D. 1993).
* Phân loại
Xà lách là thực vật bậc cao có đơn vị phân loại như sau:
+

Ngành hạt kín: Angiosprematophy

+

Lớp 2 lá mầm: Dicotyledoneae

+

Dưới lớp cúc: Asteridae


6

+

Bộ cúc: Asterales

+


Họ cúc: Compositae

Chi: Lactuca, có số lượng nhiễm sắc thể là 8, 9, 17 cặp (Hoàng Thị Bé
và cs, 2009) [2].
2.2.2. Giá trị dinh dưỡng
-

Xà lách được sử dụng là rau sống quan trọng và phổ biến ở vùng ơn đới

trước đây. Tuy nhiên ngày nay nó cũng có vai trị lớn trong hỗn hợp rau ở vùng
nhiệt đới, rau xà lách có giá trị dinh dưỡng cao. Trước hết nó cung cấp chất tươi,
chất xơ cho cơ thể để cân bằng và tiêu thụ lượng đạm, mỡ thịt cá trong thức ăn.
Phần lớn các loại thực phẩm được nấu chín vì vậy enzyme, vitamin

khơng cịn nhiều chỉ duy rau xà lách ln ln được dùng khi cịn tươi sống
với số lượng tươi trong mỗi bữa ăn. Vì vậy xà lách là nguồn vitamin chủ yếu
trong bữa ăn. Xà lách chứa nhiều vitamin A, C chất khoáng: kali, canxi, sắt,
có vai trị chữa một số bệnh. Theo viện nghiên cứu ung thư ở Mỹ, thực phẩm
chứa nhiều vitamin A, C như xà lách có khả năng ngăn chặn một số dạng ung
thư (Tạ Thị Thu Cúc, 2005) [3].


7

Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng trong rau xà lách ở một số nước
vàViệt Nam (trong 100g phần ăn được)

Thành phần
dinh dưỡng

Calori (calo)
Dietary (fiber)
Protêin (g %)
Carbohydrate (g)
Chất béo (%)
Nước (%)
Chất khoáng (g)
Vitamin A (IU)
Caroten (mg)
Vitamin C (mg %)
B1 (mg)
B2 (mg)
PP (mg)
Tro (g %)
Xellulose (g %)
Ca (mg)
Fe (mg)
P (mg)
K (mg)
Thiamin (mg)
Riboflavin

(Nguồn: Viện ung thư Mỹ 1998; Viện dinh dưỡng quốc gia Ấn Độ
1980;thành phần hoá học thức ăn Việt Nam, 1980)


8

-


Trong Đông y, rau xà lách được biết đến là loại rau có vị ngọt đắng,

tính mát, tác dụng giải nhiệt, lọc máu, kích thích tiêu hóa, giảm đau, gây ngủ,
chống ho…
Theo nghiên cứu của khoa học hiện đại, trong 100 g xà lách có khoảng
2,2 g carbohydrate, 1,2 g chất xơ, 90 g nước, 166 mg vitamin A, 73 mg folate.
Ngồi ra đây cịn là loại rau giàu chất sắt, canxi, kẽm, đồng, kali, carotene,
vitamin C.
-

Xà lách cũng được cho là có dụng giúp những người mất ngủ có lại

được giấc ngủ ngon vì nó có lượng chất gây ngủ letucarium. Với các bà bầu,
các bà mẹ đang nuôi con nhỏ, xà lách cũng là một lựa chọn ưu tiên vì đây là
loại rau giàu chất xơ, chất sắt và vitamin B9 (axit folic) đều là những chất rất
cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và trẻ nhỏ [16].
2.2.3. Giá trị kinh tế
-

Xà lách chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu cây lương thực, thực

phẩm nói chung và các loại rau nói riêng. Cây lương thực như: Lúa, ngô, cao
lương, khoai, sắn... chủ yếu cung cấp năng lượng cho con người. Cây thực phẩm
bao gồm các loại đậu, rau, gia vị... nhằm bổ sung chất dinh dưỡng các loại.
Trong các loại rau thì xà lách có diện tích trồng nhiều nhất nên chiếm một vị trí
đáng kể trong cơ cấu cây rau các loại. Với khoảng thời gian sinh trưởng đến thu
hoạch ngắn, xà lách thường được trồng gối vụ, trồng xen giữa 2 vụ cây lương
thực như ngơ, khoai, sắn... Nhờ vậy nó góp phần tăng thu nhập cho nông dân, tạo
thêm việc làm cho hàng trăm người lao động ở khu vực nông thơn. Xà lách cịn
giúp đất được ln canh với giai đoạn ngắn để đất có thời gian tiêu huỷ chất hữu

cơ và phục hồi dinh dưỡng đất với loại cây trồng chính ở vụ tiếp

theo. Xà lách cịn là cây ít có sâu bệnh. Do vậy luân canh xà lách sẽ giúp sự
gián đoạn vòng đời của sâu bệnh, giảm thiểu được sự tồn tại của sâu bệnh đối
với vụ trồng chính tiếp theo sau. Thêm vào đó với bộ lá phát triển nhanh và


9

rộng che phủ tồn bộ diện tích đất canh tác đã góp phần hạn chế cỏ dại cho vụ
sau. Xà lách cịn được trồng xen với ngơ, đậu, cao lương để tận dụng tối đa
diện tích, hạn chế cỏ dại và góp phần tăng thu nhập cho nhà nơng (Mai Văn
Quyền và cs) [9].
2.3. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu về ngoại cảnh của cây rau xà lách
2.3.1. Đặc điểm thực vật học
+ Bộ rễ:
Xà lách có rễ cọc phát triển làm nhiệm vụ chính là giữ cây bám vào đất
được chắc ngồi ra cịn làm nhiệm vụ hút nước và dinh dưỡng ni cây. Trên
rễ cọc có rất nhiều rễ phụ giúp cây bám đất hút nước và chất khống. Nhìn
chung xà lách có bộ rễ phát triển mạnh và nhanh.
+ Thân:
Thân xà lách thuộc thân thảo, là nơi kết nối giữa bộ rễ và lá, vận chuyển
chất khoáng do bộ rễ hút lên và chất hữu cơ do bộ lá tổng hợp nuôi cây. Thân xà
lách giịn trên thân có dịch trắng sữa. Thời gian đầu thân phát triển chậm nhưng
sau khi cây đạt cao nhất về sinh khối, thân vống rất nhanh và ra hoa.

+ Lá:
Xà lách có số lượng lá lớn, lá sắp xếp trên thân theo hình xoắn ốc, lúc
đầu mật độ lá, giai đoạn sau mật độ lá thưa dần. Lá ngoài có màu xanh đến
xanh đậm, lá trong xanh nhạt đến trắng ngà. Các lá phía trong mềm có chất

lượng cao. Bề mặt lá không phẳng mà lồi lõm, gấp khúc do đặc tính di truyền.
Lá làm nhiệm vụ chủ yếu là tổng hợp chất hữu cơ nuôi cây.
+ Hoa:
Chùm hoa dạng bầu, chứa số lượng hoa lớn, các hoa nhỏ duy trì chặt
chẽ với nhau trên một đế hoa, với 5 đài hoa, 4 nhị và 2 lá noãn. Độ tự thụ rất
cao hạt phấn có độ hữu thụ cao.
+ Quả và hạt:


10

Quả xà lách thuộc loại quả bế đặc trưng. Hạt khơng có nội nhũ, hạt hơi
dài và dẹt, có màu nâu vàng (Nguyễn Kim Thanh và cs) [10].
2.3.2. Đặc điểm một số giống
1/ Xà lách Frisse - Xà lách lá xoăn
Xà lách giòn, vị đắng khá rõ, xà lách này không phổ biến với người Việt
và chủ yếu dùng trong nhà hàng nhưng gần đây loại xà lách này đã có nhiều
nhiều người biết đến và u thích mùi vị và ăn quen vị đăng đắng của nó.

Loại xà lách này rất đặc biệt. Lá có rất nhiều nết gãy, uốn quăn, đường
gân lá giịn, nhỏ, dài và có vị hơi chát [15].
2/ Xà Lách Oak Leaf - Xà lách lá sồi xanh – Xà lách lá đa-Xà lách tím

Loại xà lách này có màu xanh tươi và màu đỏ tím rất bắt mắt, hình lá
dài, mềm và gấp khúc như lá sồi (có người gọi giống lá đa)
Lá có vị ngọt và thơm, là loại rau có kết cấu lá đan xen vào nhau mang
một hương vị hấp dẫn và ngọt. Màu xanh lá cây Oak Leaf có một hương vị vô
cùng êm dịu, hấp dẫn và ngọt ngào, mà hiếm khi trở nên đắng, thậm chí ở
vùng khí hậu nóng hơn.
Xà lách tím có thể trồng quanh năm, là loại rau dùng để ăn sống, ăn

giòn và ngọt, màu sắc đẹp. Thân thuộc loại thân thảo, có bộ rễ phát triển, ưa
độ ẩm vừa phải, sớm cho thu hoạch ngắn chỉ sau 30 - 40 ngày [15].
3/ Xà lách Mỹ - Iceburg Lettuce
Một trong những loại xà lách dễ ăn nhất, giịn tan, khơng có vị hăng, lá
cuộn lại như bắp cải, thích hợp ăn kèm với nhiều món, đặc biệt là các món
đậm vị. Lớp lá bên ngoài xanh hơn và lớp lá bên trong trắng hơn.
Loại này phổ biến nhất vì có kết cấu lá giịn, mùi vị nhẹ nhàng và có
nhiều nước. Nó là một nguồn chứa nhiều chất choline (Một chất amin tự nhiên,
C5H15NO2, thường được xếp vào loại vitamin B complex, và là thành phần của


11

nhiều phân tử sinh học quan trọng khác, chẳng hạn như acetylcholine và
lecithin) [15].
4/ Xà lách lô lô - Loose leaf Lettuce
Màu xanh tươi mát và vị ngon ngọt trong từng lá, khơng q giịn
nhưng khơng q mềm, xà lách này thích hợp với các món trộn và đặc biệt để
cuộn thịt nướng rất ngon. Như tên gọi của nó, loại này có lá sắp xếp rời rạc,
có tàng lá rộng và xoăn. Nó có hương vị nhẹ và kết cấu lá hơi giịn.
Cùng loại với xà lách lơ lơ xanh, hai loại nhìn cung cùng cơng dụng và
chất dinh dưỡng, chỉ khác là màu tím hiếm và khó trồng hơn một chút, đẹp hơn
một chút nên giá mắc hơn một chút và hay dùng để món ăn bắt mắt hơn [15].

2.3.3. Yêu cầu ngoại cảnh
+ Ánh sáng
Xà lách là cây ưa cường độ ánh sáng yếu tới trung bình, thông thường
yêu cầu từ 10-12 giờ là tốt nhất (Lưu Thị Ánh Tuyết, 2012) [11].
+ Nhiệt độ:
Cây xà lách có nguồn gốc ở vùng ơn đới nên ưa khí hậu mát mẻ, có thể

chịu rét. Xà lách có thể sinh trưởng phát triển bình thường trong phạm vi nhiệt
độ từ 8 - 250C. Sinh trưởng tốt nhất từ 10 - 160C. Hạt có thể nảy mầm ở 00C
nhưng chậm, hạt nảy mầm tốt ở 10 - 150C, thời kì cây con yêu cầu nhiệt độ 16
220C. Nhiệt độ quá thấp hay quá cao đều ảnh hưởng không tốt đến xà
lách
(Lưu Thị Ánh Tuyết, 2012) [11].
+ Nước:
Bộ rễ xà lách yếu, chủ yếu phân bố ở tầng đất mặt nên khả năng chịu
hạn khơng cao do đó cần thường xun giữ ẩm cho đất (70-80%) (Tạ Thị Thu
Cúc, 2005) [3].
+ Đất và dinh dưỡng:


12

Xà lách khơng kén đất, có thể trồng trên nhiều vùng đất khác nhau, tuy
nhiên đất phải tơi xốp và thốt nước tốt và đất có pH trung tính 5,8 - 6,6 (Lưu
Thị Ánh Tuyết, 2012) [11].
+ Độ ẩm
Xà lách là cây ưa ẩm, độ ẩm đồng ruộng thích hợp nhất là 70 - 80%, độ
ẩm khơng khí là 65% - 75% [18].
2.4. Tình hình sản xuất xà lách trên thế giới và trong nước
2.4.1. Tình hình sản xuất xà lách trên thế giới
Trên thế giới rau là một loại cây được trồng từ lâu đời. Rau được dùng với
các loại hoa quả thực phẩm rất tốt cho sức khỏe do có chứa các loại vitamin, các
chất chống oxi hóa tự nhiên, có khả năng chống lại một số loại bệnh như ung
thư. Do vậy nhu cầu tiêu thu rau ngày càng tăng cao theo đó sự tiêu thụ ngày
càng nhiêu các loại rau tự nhiên và các loại rau có lợi cho sức khỏe.

Bảng 2.2. Tình hình sản xuất xà lách của một số châu lục qua các năm

2015-2016
Các châu
lục
Thế giới
Châu Phi
Châu Mỹ
Châu Á
Châu Âu
Châu Đại
Dương

(Nguồn: FAO, 2017) [21]


Từ bảng 2.3 cho thấy tình hình sản suất xà lách ở một số châu lục có sự
biến động về năng suất, sản lượng cũng như về diện tích sản xuất xà lách. Theo


×