Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.62 KB, 4 trang )
Để bảo vệ sức khỏe răng cho bé tốt nhất
Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc ăn, nhai, phát âm và tạo nên vẻ thẩm
mỹ cho khuôn mặt trẻ. Đồng thời, răng sữa cũng đóng vai trò giữ chỗ trên xương
hàm cho các răng vĩnh viễn sau này. Cha mẹ có thể giúp cho trẻ giữ răng chắc và
khỏe bằng cách tập cho trẻ những thói quen răng miệng lành mạnh ngay từ những
năm tháng đầu đời. Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, một việc rất quan
trọng mà cha mẹ có thể làm cho con đó chính là chuẩn bị và chăm sóc cho trẻ có
được sức khỏe răng.
Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ
Vi khuẩn gây bệnh răng miệng lây từ răng này qua răng khác và từ miệng người
này qua miệng người khác. Chúng không có trong miệng trẻ sơ sinh. Khi răng bắt
đầu mọc, vi khuẩn này được truyền từ mẹ qua việc hôn hít, nếm thức ăn hay mút
vú giả trước khi cho trẻ bú. Việc bà mẹ chải răng thật kỹ, chế độ ăn có lượng
đường thấp sẽ giảm lượng vi khuẩn sâu răng trong miệng, từ đó làm giảm hay
chậm khả năng truyền vi khuẩn sang cho trẻ. Để loại trừ sự lây nhiễm, không nên
nhai hay cắn thức ăn rồi đút cho trẻ, không cho trẻ sử dụng chung muỗng, đũa với
người bị sâu răng và tránh sử dụng chung bàn chải đánh răng.
Chăm sóc răng cho bé đúng cách không hề đơn giản .
- Trước khi trẻ có răng (6 tháng tuổi), nên cho trẻ uống vài muỗng nước ngay sau
khi bú (và ợ). Dùng gạc hay vải ướt quấn quanh ngón tay, lau sạch và xoa nắn
nướu, lưỡi cho trẻ sau khi cho trẻ bú hay ăn.
- Sau khi trẻ có răng, nên cho uống vài muỗng nước ngay sau khi bú hay ăn rồi
dùng gạc hoặc vải ướt quấn quanh ngón tay lau sạch răng (đừng quên lau mặt trong
của răng) và xoa nắn nướu lưỡi cho trẻ.
- Trẻ 1 tuổi (có 8 răng cửa), cho dùng bàn chải đánh răng có lông mềm với kích
thước nhỏ. Với trẻ dưới 3 tuổi, nên cẩn thận khi sử dụng kem đánh răng trẻ em có
chứa flour. Trẻ em hơn 3 tuổi có thể sử dụng kem đánh răng trẻ em chứa flour, với
lượng kem phết lên bàn chải bằng hạt đậu. Dùng chỉ nha khoa để làm sạch mặt bên
trong.
- Thường xuyên cho bé đi khám bác sĩ nha khoa. Nên cho trẻ đến bác sĩ răng hàm