Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

VỢ NHẶT NHÂN VẬT THỊ KIM LÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 6 trang )

VỢ NHẶT - KHÁT VỌNG SỐNG MÃNH LIỆT CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG
HOÀN CẢNH ÉO LE.
Vợ nhặt được coi là kiệt tác của Kim Lân. Truyện ngắn thể hiện sự éo le, khốn cùng của
người dân ngụ cư trong nạn đói năm 1945. Kim Lân từng chia sẻ “Khi viết về nạn đói
người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói người ta
hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết”. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận
kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự
sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người. Mặt
khác, nó thể hiện lịng nhân ái, tình thương yêu giữa con người và con người trong hoàn
cảnh khốn cùng. Hơn thế nữa, Vợ nhặt đã thể hiện sức sống mãnh liệt, sự khao khát và
niềm tin, hi vọng của con người trong hoàn cảnh khốn cùng ấy. Đặc biệt, qua nhân vật
người vợ nhặt, Kim Lân đã bộc lộ cái nhìn trân trọng đối với người dân lao động nghèo
khổ, đặc biệt là sự trân trọng đối với vẻ đẹp thiên tính nữ khơng mất đi trong người phụ
nữ khốn khổ ấy. Xuất hiện ít thơi nhưng nhân vật này đã góp phần khơng nhỏ làm nên giá
trị hiện thực lớn lao, ý nghĩa nhân đạo sâu sắc của thiên truyện.

(Ảnh sưu tầm)


NHỮNG TRANG VIẾT NÓI LÊN HIỆN THỰC NHỮNG NĂM 1945
Truyện nổi lên 3 nhân vật chính: Tràng, bà cụ Tứ và cơ vợ nhặt. Mỗi nhân vật đều
có một vị trí riêng trong tác phẩm. So với 2 nhân vật kia, thì cơ vợ nhặt có vẻ quan trong
trọng hơn. Không phải ngẫu nhiên mà tên tác phẩm này liên quan trực tiếp đến người đàn
bà. Tuy nhiên xung quanh nhân vật này cũng có những nghịch lí rất đáng kể. Là nhân vật
quan trọng nhưng cũng là nhân vật duy nhất trong truyện không được đặt tên riêng. Tự
đặt mình vào hồn cảnh mất danh giá dễ bị xem thường thế nhưng người đọc lại không
thể coi thường mà chỉ thấy thương, cảm thông, đôi chút cảm thấy ngồ ngộ. Những nghịch
lí này đã chứa đựng vẻ đẹp của hình tượng nhân vật vợ nhặt.
Đó là người đàn bà khơng tên khơng tuổi, khơng rõ lai lịch, khơng có nhà cửa, chỉ
biết thị là một trong những nạn nhân bị cái đói thổi dạt về đây. Lúc gặp Tràng, thị cùng
mấy chị con gái ngồi vêu ra trước cửa kho thóc, chờ nhặt hạt rơi hạt vãi. Sự tận cùng của


cái nghèo, khổ. Chi tiết “ngồi vêu” rất đắt, nó khơng chỉ gợi lên hình ảnh thiếu sức sống
của những thân phận người mà lột tả bản chất của số phận con người trong nạn đói, đó là
sự mong mỏi đến vô vọng một sự giúp đỡ, một sự ban phát, bố thí để sống qua được từng
ngày, từng khắc, chứ chưa nói gì qua được nạn đói. Ngoại hình của Thị xuất hiện với
dáng người gầy vêu vao, áo quần tả tơi như tổ đĩa, hai má gầy sọp, đôi mắt trũng sâu trên
khuôn mặt lưỡi cày xám xịt, ngực phẳng phiu gầy lép…Đây là một hình dạng tiều tuỵ
nhất, là bằng chứng “sinh động” nhất, chứng minh cho sự tàn phá ghê gớm của cái đói.

(Ảnh sưu tầm)


CUỘC GẶP GỠ ĐỊNH MỆNH.
Thị và anh cu Tràng đã gặp nhau và phải chăng đó là cái duyên của họ:
Lần gặp thứ nhất: nghe anh phu xe hò một câu: Muốn ăn cơm trắng với giò này/
Lại đây mà đẩy xe bò với anh, trong số những người ngồi “vêu” ra trước của kho thóc, chỉ
có thị đứng lên, chạy lại đẩy xe bò với anh cu Tràng. Chi tiết này vừa ngẫu nhiên nhưng
vừa tất nhiên, nó báo hiệu một tính cách khá nhanh nhẹn, nhưng cũng cho thấy thị chỉ
mong có ai nhờ cậy để được bám víu vào đó.
Lần gặp thứ hai là hệ quả của lần gặp thứ nhất. Thị cong cớn, sưng sỉa, chao chát,
chỏng lỏn: Điêu, người thế mà điêu…Thị có ý nhắc lại lời hứa vu vơ của anh Tràng lần
trước. Khi được mời ăn, thì ngồi xuống ăn một lúc 4 bát bánh đúc. Kim Lân miêu tả: thị
sà xuống ăn một chặp 4 bát bánh đúc, khơng chuyện trị gì. Ăn xong, thị cầm dọc đôi đũa,
quẹt ngang miệng mà thở. Ta thấy được rõ ràng, ở người đàn bà ấy, lúc này chỉ còn lại bản
năng. Để được ăn, thị mất đi lòng tự trọng, sự xấu hổ, sự nữ tính của một người phụ nữ.
Thế mới biết,cái đói có sức cơng phá ghê gớm, nó khơng chỉ làm con người tiều tuỵ về
thân thể, mà còn biến dạng về nhân phẩm, tâm hồn.

(Tác giả design)



HƠI ẤM CỦA TÌNH NGƯỜI
Sau hai lần gặp được xem là cái duyên số ấy, Tràng đã cưới Thị về làm vợ. Và lời
mời của anh cu Tràng ngay lập tức trở thành lời cầu hơn chính thức đối với người đàn bà
đói rách ấy. Thị đã bám víu vào Tràng như người chết đuối vớ được cọc”. Đây rõ ràng
không phải là chuyện vu vơ tầm phào nữa mà đã trở thành chuyện cả đời người: chuyện
hôn nhân. Người đàn bà ấy đã chính thức trở thành “vợ nhặt”. Thị trở thành người vợ
theo không, không mối mai, không cỗ bàn, khơng đồ sính lễ, tủi nhục, thế nhưng trong cái
hoàn cảnh ấy thị dù tủi hổ, nhưng cái thị cần nhất vẫn là được sống, thị cần một chỗ dựa,
một mái ấm để nương vào, để thoát khỏi cái cảnh bèo dạt của mình.
Rõ ràng việc đồng ý theo anh cu Tràng về nhà đã thể hiện ở cơ một niềm khao khát
được sống rất mãnh liệt. Chính điều này đã làm cô nghĩ tới Tràng. Trong cô “vợ nhặt” này
diễn ra một cuộc đấu tranh giữa “bản năng ham sống và nhân cách làm người”. Ở trong
bước đường cùng, bản năng ham sống đã trỗi dậy và chiến thắng, nó lấn át đi nhân cách
làm người của cơ. Nhưng những phẩm chất ấy khơng mất đi, nó đã sớm được bộc lộ ngay
từ những bước chân đầu tiên theo anh cu Tràng về xóm ngụ cư. Trên đường về nhà, thị đi
sau Tràng mấy bước, rất e thẹn ngại ngùng. Vẻ táo tợn, đanh đá khi gặp Tràng giữa chợ đã
hoàn toàn mất đi. Khi bị đám trẻ con trêu ghẹo, thị càng xấu hổ, ngượng ngiụ, chân nọ đá
vào chân kia trong khi Tràng khi phởn phơ, sung sướng. Chính những biểu hiện ấy của
người đàn bà kia đã cho thấy chị không phải là người đánh mất hồn tồn nhân phẩm, vì
nó là biểu hiện của nữ tính, và là ý thức xót xa trước thân phận mình. Điều này đã làm cho
người đọc tin tưởng vào hạnh phúc nhỏ nhoi mà Tràng đang có được.
Thái độ của người đàn bà khi về đến nhà Tràng càng thể hiện rõ điều đó. Lúc theo
Tràng vào nhà, nhìn “cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những
búi cỏ dại”, chị đã nén một tiếng thở dài trong lồng ngực, như tự ý thức được sự tự
nguyện gắn bó, châp nhận hồn cảnh nhà chồng khơng một lời ốn thán, phê phán. Chị
cũng cư xử rất ý tứ: từ chuyện chào hỏi mẹ chồng lễ phép, cư đứng khép nép, không dám
ngồi, khi được bà cụ tứ cho phép ngồi cũng chỉ dám ngồi mớm ở mé giường, hay khuôn
mặt bần thần nghĩ ngợi, cho đến sáng hôm sau, điềm nhiên ăn bát cháo cám mẹ chồng
đưa cho dù trong lòng, trong miệng đắng chát. Chị không nỡ làm mất đi niềm vui tội
nghiệp của một người mẹ già… Tất cả những điều ấy chứng tỏ người đàn bà kia không



phải là vơ tâm, vơ tình, cạn nghĩ. Phải tinh tế, ý nhị lắm, phải đầy tình thương, trách
nhiệm lắm chị mới có được những ứng xử như thế.
Sau đêm tân hôn, người vợ nhặt đã thực sự trở thành người vợ đảm đang, Chị dậy
sớm cùng mẹ chồng quét dọn vườn tược thật sạch sẽ. Tràng cũng thấy người vợ của mình
nhanh nhẹn, hiền hậu đúng mực khiến anh thêm vui vẻ, tự hào. Chi tiết chị quét sân được
nhà văn miêu tả: tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Đó là những hát chổi của
lịng tự tin. Người vợ nhặt ấy như đang khẳng định sự có mặt của mình nơi ngơi nhà nàysự có mặt đem lại vẻ sáng sủa, sạch sẽ cho một cuộc sống mới. (có thể phân tích thêm chi
tiết người vợ kể về chuyện cướp kho thóc trên mạn Thái Nguyên để thấy thêm một phẩm
chất khác của người đàn bà này như mạnh mẽ, và có ý thức thay đổi vận mệnh…)
Như thế, có thể thấy rằng những cái chao chát chỏng lỏn chỉ là lớp vỏ bên ngoài
mà người đàn bà tự tạo ra để thích ứng, để tự vệ, để chống chọi với cuộc sống. Còn bên
trong vẫn có những đức tính của một người phụ nữ Việt Nam đúng mực: cam chịu, chịu
thương, chịu khó, chăm chỉ, lo toan…Với nhân vật người vợ nhặt, Kim Lân mang đến
cho người đọc một niềm tin: người phụ nữ, dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào, vẫn mang
thiên tính nữ. Một cách tự nhiên, họ khát khao một tổ ấm gia đình và vun vén cho cái tổ
ấm ấy.
Khơng chỉ vậy, có lẽ Thị cịn là một chất xúc tác giúp anh Cu Tràng trưởng thành hơn sau
khi lấy vợ. Sau đêm tân hôn, Tràng dường như thay đổi hẳn, trưởng thành, chững chạc và
nhận thức được những trách nhiệm và vị trí của bản thân trong gia đình, anh vừa cảm thấy
hạnh phúc vừa cảm thấy bản thân có trách nhiệm phải xây dựng gia đình êm ấm, mang lại
hạnh phúc cho vợ con, nuôi sống gia đình. Điều ấy thể hiện rõ ràng trong suy nghĩ “Bây
giờ hắn mới thấy hắn nên người. Hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau
này” đồng thời Tràng lập tức biến nó thành hành động khi “hắn chạy xăm xăm ra giữa
sân. Hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa căn nhà”. Trong bữa cơm đón dâu
mới, Tràng nghĩ về việc phá kho thóc Nhật, hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới,
cũng bộc lộ những suy nghĩ mới, lối đi mới trong tương lai của Tràng và của cả rất nhiều
những người nơng dân khác, nhằm giải thốt cho chính bản thân khỏi nạn đói kinh hồng,
khỏi sự áp bức của kẻ thù.



Với nhân vật người vợ nhặt, tác phẩm đã lên tiếng tố cáo xã hội thực dân phong
kiến đã gây ra nạn đói biến con người thành bèo bọt, rẻ rúng. Nhưng cũng qua đó, nhà
văn khẳng định niềm tin dù trong bất cứ hoàn cảnh nào con người vẫn sống, vẫn khao
khát, vẫn vươn lên xứng đáng làm người. Cùng với hai nhân vật Tràng và bà cụ Tứ, nhân
vật vợ nhặt góp phần làm nên chiều sâu trong tư tưởng nhân đạo của tác phẩm “Vợ nhặt”.

(Tác giả design)



×