Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

tác phẩm vợ nhặt của nhà văn kim lân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.37 KB, 3 trang )

Kim Lân là một trong những cây bút xuất sắc của nền học Việt Nam. Sinh ra ở Bắc
Ninh trong một gia đình nghèo, từ nhỏ đã bươn chải kiếm sống, sớm tiếp xúc với đời nên
ông thấu hiểu được những cảnh ngộ của người dân quê. Trước những chứng kiến của
thực tại, Kim Lân đã viết nên truyện ngắn Vợ nhặt nhằm miêu tả bức tranh thảm khóc
của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 và những khát khao về sự sống
của họ. Cách xây dựng tình huống truyện độc đáo của Kim Lân đã giúp ông thể hiện
thành công những giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo mà tác phẩm muốn nói đến.
Trong thế giới văn học, có vô vàn những tác phẩm xuất sắc với cách tạo dựng tình
huống truyện độc đáo, mới lạ khác nhau của mỗi tác giả. Mỗi tác giả mang một phong
cách, một màu sác riêng đã góp nên một viên gạch cho công trình văn học chung của Việt
Nam. Mỗi mảng màu của cuộc sống đều được các tác giả miêu tả tinh tế, cụ thể bằng
cách xây dựng các tình huống truyện theo cách riêng của mình để đời sau có cái nhìn bao
quát hơn về nền văn hóa lịch sử của nước ta. Trong đó, đề tài nổi bật lên là chủ đề về cái
đói, cái khổ mà con người phải hứng chịu trong những tháng ngày vất vả chiến đấu cùng
cuộc kháng chiến chống giặc. Cái đói, cái khổ ở đây được hiểu là thiếu thốn về vật chất,
tinh thần, hay thiếu thốn cả hai mặt. Có rất nhiều cây bút đã miêu tả thành công hiện thực
ấy. Tiêu biểu có thể kể đến đó là nhà văn Nam Cao, nổi tiếng với tác phẩm Chí Phèo, tác
phẩm được lấy bối cảnh ở làng Vũ Đại, nơi ấy có một chàng trai vốn dĩ hiền làng, chăm
chỉ nhưng chính sự nghèo đói đã làm tha hóa con người ấy, biến hắn ta trở thành một con
quỷ dữ mà ai gặp cũng phải khiếp sợ. Hay Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, câu chuyện về
hai vợ chồng là Mị và A Phủ, là những tầng lớp bần cùng của xã hội, họ gặp nhau tại nhà
Bá Tra, và đã cùng nhau vùng lên phản kháng, cắt đứt sợi dây trói buộc đời mình để đi
tìm một cuộc sống tự do, hạnh phúc hơn. Ở trên thế giới cũng có rất nhiều nhà văn nổi
tiếng viết về đề tài này. Không thể không nhắc đến Andecxen với tác phẩm Cô bé bán
diêm được cả thế giới biết đến, câu chuyện kể về em bé bán diêm nghèo khổ, không có
người thân bên cạnh, em phải tự bươn chải cho cuộc sống của chính mình bằng công việc
bán diêm. Trong một đêm đông giá lạnh, em cảm thấy cô đơn vô cùng nên đã thắp sáng
những que diêm, rồi chìm vào giấc mơ và tưởng tượng những điều mà em hằng mong
ước, để rồi khi ngọn nến cuối cùng dập tắt thì em cũng không còn trên cuộc đời này nữa.
Mỗi câu chuyện trên đều được các tác giả dựng lên trong những tình huống truyện rất đặc
sắc, khác biệt để làm cho người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn đối với tác phẩm của họ.


Chính vì vậy, sự khác biệt của Kim Lân trong cách tạo dựng tình huống truyện Vợ nhặt
đã làm nên thành công của tác phẩm. Chính cái lạ, độc đáo ấy đã tạo nên sự hấp dẫn, lôi
cuốn với người đọc cho đến bây giờ.
Tình huống là hoàn cảnh riêng được tạo bởi một sự kiện đặc biệt, tiêu biểu mà tại đó
cuộc sống được dồn tụ lại, được nén chặt lại, và cũng chính tại đó, ý đồ tư tưởng của
người nghệ sĩ được bộc lộ sắc nét nhất. Với Kim Lân, ông đã chọn kiểu tình huống hành
động để thông qua những việc làm của các nhân vật, tạo nên sự độc đáo của tác phẩm.
Tình huống truyện ngắn “Vợ nhặt” thể hiện ngay ở nhan đề của tác phẩm. Đó là câu
chuyện về một anh nông dân nghèo nhặt được vợ.
Nhà văn đã tái hiện lại một thảm cảnh thê lương của nạn đói năm 1945. Cái đói đã làm
cho xóm ngụ cư vốn nghèo khổ giờ lại càng xơ xác hơn. Cái đói và nỗi ám ảnh “ chết
đói” đang hoành hành khắp nơi. Cái đói không chỉ là hiện thực khắc nghiệt thường ngày
đang hành hạ bao con người trong tình trạng sống dở, chết dở, mà còn trở thành nỗi ám
ảnh chết đói, khiến bao người phải run sợ, không dám đối mặt. Trong tình cảnh người
chết như ngả rạ, người sống cũng dật dờ như những bóng ma, một người xấu xí, thô kệch
như Tràng lại cưới được vợ thì quả thật là một chuyện khó tin.Tràng cũng thừa biết,
người như hắn thì không thể có vợ. Khi đẩy xe bò mệt mỏi anh chỉ hò một câu cho vui “
Muốn ăn cơm trắng mấy giò này/ Lại đây mà đẩy xe bò với anh nì”. Tràng chỉ muốn hò
để xua đi mỏi mệt trong người. Anh cũng chẳng có ý chòng ghẹo ai cả. Ai ngờ có người
đàn bà đói xông xáo đến đẩy xe thật Vài ngày sau gặp lại, Tràng không còn nhận ra cô
gái ấy, bởi vẻ tiều tụy, đói rách làm cô đã khác đi rất nhiều. Tràng đã mời cô gái một bữa
ăn, cô liền ăn một lúc bốn bát bánh đúc. Sau một câu nói nửa thật, nửa đùa, cô gái đã theo
anh về nhà làm vợ. Cái đói đã đẩy thị đến chỗ chẳng còn biết xấu hổ là gì, mất đi lòng tự
trọng, mất cả nữ tính. Thị hầu như chẳng có giá trị gì chỉ như cái rác, cái rơm mà người ta
có thể nhặt được ở bất cứ nơi đâu.Thị đói đến tiều tụy, thảm hại, đói đến mức quên cả sĩ
diện của một người con gái, thị gợi ý để được ăn. Giá của người đàn bà chỉ bằng bốn bát
bánh đúc, thị về không với Tràng cũng chỉ vì muốn được sống. Việc Tràng nhặt được vợ
đã làm cả xóm ngu cư ngạc nhiên, nhất là bà Cụ Tứ đón nhận người con dâu trong tâm
trạng vừa buồn vừa mừng, vừa lo âu, vừa hi vọng nhưng không hề tỏ ra coi thường người
phụ nữ đã theo không con mình. Tình huống truyện thật độc đáo. Bởi lẽ, Tràng vốn

nghèo, xấu xí, không có tiền cưới nổi vợ, vậy mà bỗng dưng lấy được vợ, lại là vợ theo
hẳn hoi. Giữa lúc đói kém này, Tràng còn không lo nổi cho mình và mẹ nữa, chứ nghĩ gì
đến việc có vợ. Có ai ngờ được rằng trong con người thô kệch ấy lại có một tấm lòng
thương người cao cả đến vậy. Tràng và thị dũng cảm cùng nhau đối diện, vượt qua khỏi
ranh giới giữa sự sống và cái chết. Đó là một tình yêu hết sức liều lĩnh. Những mầm sống
ấy đang cố vươn đến tương lai, dành cho nhau những tình cảm chân thành, bình dị, nhưng
rất đỗi cao quý. Trong một bối cảnh như thế, Kim Lân đặt vào đó một mối tình thì quả
thật là táo bạo. Kim Lân từng nói : “Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết
nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi
vong, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người”. Đó là tất cả
những nỗi lòng mà ông muốn đặt vào tác phẩm của mình. Chính tình huống truyện độc
đáo, mới lạ ấy đã tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn của truyện ngắn này.
Qua Vợ nhặt, bức tranh hiện thực của cuộc sống người dân trong nạn đói năm 1945 đã
được phơi bày rõ nét. Nhà văn lên án tội ác của bọn phát xít Nhật, thực dân Pháp và
phong kiến tay sai đã trực tiếp gây ra nạn đói khủng khiếp ấy, khiến nhân dân ta phải chịu
biết bao khổ cực. Nạn đói là một tai họa khủng khiếp, hủy diệt dần sự sống của con
người, đẩy dân tộc ta vào tình cảnh khốn cùng. Chính cái đói đã làm bóp méo nhân cách
con người, nạn đói đã làm thị trở nên chanh chua, đanh đá vô cùng. Xót xa và cảm
thương sâu sắc với nỗi khổ của người dân lành, Kim Lân trân trọng, tôn vinh những
phẩm chất tốt đẹp của họ. Dù đối mặt với hoàn cảnh sống ngặt nghèo, tăm tối, người dân
nghèo vẫn luôn thương yêu, đùm bọc, cưu mang nhau. Kim Lân đã thực sự mang vào các
tác phẩm của mình một khám phá mới, một điểm sáng bao trùm lên toàn bộ tác phẩm. Đó
là vẻ đẹp của tình người ngay ”trong sự túng đói, hoàn cảnh khốn khổ nào người dân ngụ
cư vẫn khao khát vươn lên trên cái chết, cái thảm đạm mà vui, mà hi vọng”. Tác phẩm đã
thể hiện được tấm lòng nhân ái của Kim Lân đối với những nạn nhân của cái đói.
Bà cụ Tứ, một người mẹ có tấm lòng nhân hậu, đầy hi sinh, dù đã “ gần đất xa trời ”
nhưng lại luôn nói đến chuyện tương lai, chuyện sung sướng về sau nhen lên niềm hi
vọng và là chỗ dựa vững chắc về tinh thần cho con cái. Bà cụ Tứ là kết tinh những phẩm
chất cao đẹp của người mẹ nghèo Việt Nam. Với thị hay bất cứ người phụ nữa nào khác,
họ vẫn luôn khao khát một mái ấm gia đình hạnh phúc, ấm no. Còn cái đẹp tiềm ẩn trong

con người Tràng đó là sự thông cảm, lòng thương người. Kim Lân đã ươm niềm hi vọng
vào những con người ấy bởi hình ảnh lá cờ đỏ bay vấn vương trong tâm trí Tràng ở cuối
câu chuyện, đó là ước mong về một cuộc cách mạng đổi đời, để vươn đến một tương lai
tốt đẹp hơn.

×