Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

CÁC bài học KINH NGHIỆM của ĐẢNG TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG mỹ cứu nước (1954 1975)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.94 KB, 27 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUN TRUYỀN
VIỆN BÁO CHÍ

TIỂU LUẬN
MƠN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA ĐẢNG TRONG CUỘC
KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954-1975)

Sinh viên:
Lớp:
Mã sinh viên:

Hà Nội, 2021

1


MỤC LỤC

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Là một đất nước bé nhỏ hình chữ S nằm ven bờ Tây của Biển Đông, không
thể phủ nhận rằng, mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho nước ta một địa hình đặc biệt
cùng vô vàn nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú trải khắp từ Bắc chí Nam. Tuy
nhiên, cũng bởi cả ưu điểm và nhược điểm trên, Việt Nam và các nước Đông Nam
Á trở thành miếng mồi ngon béo bở cho các nước tư bản phương Tây dịm nhó với
mục đích biến thành các nước thuộc địa, phục vụ cho ý đồ xâm lược rộng khắp và
thống trị toàn thế giới. Trớ trêu thay, vừa kết thúc quá trình 80 năm đơ hộ của chủ


nghĩa thực dân và hàng nghìn năm áp bức của chế độ phong kiến, nước ta lại rơi
vào tay đế quốc Mỹ. Một đất nước nghèo khổ, lạc hậu bước vào cuộc kháng chiến
chống Mỹ đã rơi vào tình cảnh éo le khi đất nước tạm thời bị chia cắt hai miền, sự
so sánh quá khập khiễng giữa quân ta và quân Mỹ đã đặt ra câu hỏi: “Làm thế nào
để đánh đuổi được đế quốc Mỹ?” như một vấn đề nóng bỏng ngay lúc bấy giờ.
Như một tia sáng lóe lên giữa đêm tối mịt mờ, sức mạnh của Đảng cùng sức
mạnh toàn dân kết hợp thành một ngọn lửa cách mạng bùng cháy dập tan đi bao
hoài nghi, ngờ vực để rồi bằng cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân
(1975), nước ta đã dành được thắng lợi vang dội, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, trở
thành trang sử hào hùng và mốc son chói lói trong cơng cuộc chống qn xâm lược
của dân tộc ta. Báo cáo chính trị của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của
Đảng đã ghi rõ:“Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự
nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta
như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn
thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử
thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng
quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc...”.
3


Với thế mạnh nổi bật về quân sự, quốc phòng, khoa học kĩ thuật và sự giúp
đỡ của các nước đồng minh, Mỹ hồn tồn có khả năng dập tan cuộc kháng chiến
của nước ta, thế nhưng, sức mạnh chiến tranh chính nghĩa của Đảng và nhân dân
Việt Nam đã làm thui chột âm mưu, ý định của chúng, buộc chúng phải rút quân
trở về nước và công nhận nền độc lập cho nước ta. Kết thúc chiến tranh là một điều
rất cần thiết. Nhưng nếu khơng có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng mà đứng đầu là
Chủ tịch Hồ Chí Minh, nếu khơng có cuộc tổng tiến cơng năm 1975, dân tộc ta sẽ
không biết phải chịu đựng những bi thảm do quân Mỹ gây ra đến bao giờ. Chính vì
vậy, những bài học kinh nghiệm được Đảng ta đúc kết từ cuộc kháng chiến vẫn còn
nguyên vẹn giá trị trong hồn cảnh đất nước thời bình. Đó cũng chính là một lịng

quyết tâm quyết sức vĩ đại của cả một dân tộc đúc kết lại và luôn vững vàng trong
suốt những năm tháng gian khổ chống Mỹ.
Chiến tranh kết thúc nhưng khơng có nghĩa khơng cịn tiếp tục. Đất nước ta
vẫn luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cao độ, ý chí cách mạng tiến cơng trước
những tình huống chính trị bất ngờ. Chính vì lí do trên, em đã quyết định lựa chọn
vấn đề “Các bài học kinh nghiệm của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước (1954-1975)” làm đề tài cho bài tiểu luận kết thúc môn Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu: Phân tích hồn cảnh Việt Nam sau tháng Bảy năm
1954, góp phần làm rõ thực trạng xâm lược nước ta của đế quốc Mỹ, dẫn đến cuộc
Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1975 giải phóng Miền Nam, thống nhất
nước nhà, từ đó nêu lên những bài kinh nghiệm xương máu rút ra từ cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước và áp dụng giá trị của chúng và hoàn cảnh thực tiễn của
nước ta hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
4


- Tìm hiểu hồn cảnh Việt Nam sau tháng Bảy năm 1954
- Trình bày nội dung cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mỹ xâm lược
- Nêu lên những bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc kháng chiến áp dụng vào thực
tiễn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các sự kiện lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Đế
quốc Mỹ và kinh nghiệm rút ra từ cuộc kháng chiến trên
Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu hoàn cảnh, đặc điểm Việt Nam
trước và trong cuộc kháng chiến chống Mỹ; những chủ trương, chính sách, đường
lối của Đảng trong việc dẫn dắt cuộc kháng chiến đi tới thắng lợi.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về vấn đề phân tích đường lối, cương lĩnh, chính sách của Đảng trong cuộc
kháng chiến chống Đế quốc Mỹ.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu văn bản: giáo trình, tài liệu tham khảo.
- Đề tài sử dụng phương pháp lôgic và lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp,
khái qt hóa và hệ thống hố.
5. Kết cấu của đề tài
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung
của tiểu luận được chia thành 03 chương và mỗi chương chia ra các tiết và tiểu tiết.

5


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: BỐI CẢNH QUỐC TẾ SAU KHI HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ
ĐƯỢC KÝ KẾT
1 Tình hình thế giới
Theo “Trật tự hai cực Ianta”, thế giới phân thành hai phe: tư bản chủ nghĩa
và xã hội chủ nghĩa, biến các nước Đông Dương trở thành địa điểm đối đầu giữa
hai chế độ xã hội, đứng đầu là Mỹ và Liên Xô. Vậy nên, cuộc kháng chiến của
nhân dân Việt Nam dành thắng lợi khơng cịn đơn giản giải phóng dân tộc, thống
nhất đất nước mà còn vươn xa hơn, mang tầm vóc quốc tế, càng làm rõ sự phân
cực nghiêng về phe các nước xã hội chủ nghĩa và nhận được sự đồng thuận của các
nước trên. Tuy nhiên, sự đối đầu căng thẳng ngày càng sâu của hai nước xã hội chủ
nghĩa lớn nhất lúc bấy giờ là Liên Xô và Trung Quốc khiến cho sự ủng hộ đó
khơng trọn vẹn hồn tồn, tác động tiêu cực khơng nhỏ đến tình hình đất nước. Từ
những năm 50 trở đi, tình hình các nước trở nên bất ổn. Đặc biệt, sau khi tổng
thống Joseph Stalin qua đời, đất nước Liên Xô rơi vào khủng hoảng trầm trọng cả
về chính sách đối nội lẫn đối ngoại. Chiến lược Trung Quốc cũng dần đi vào ngõ

cụt, các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ đội lốt cách mạng vô sản nổ ra liên tục
khiến tình cảnh đất nước lục đục suốt 15 năm. Bên cạnh đó, mỗi đảng phái riêng
đều tìm cách lơi kéo cách mạng Việt Nam đi trên con đường của họ để phục vụ
mục đích cá nhân. Thế nên, trong Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 9/1963 đã
chỉ rõ chủ trương đoàn kết quốc tế của Đảng vốn đã có quan hệ bền vững với Liên
Xơ và Trung Quốc, tuy nhiên, phải giữ vững quan điểm của Đảng mình, tránh nguy
cơ bị lôi kéo theo đảng khác, luôn ghi nhớ mục tiêu cách mạng ngay lúc này là
“đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, củng cố miền Bắc, giải phóng miền Nam, tiến tới
hồ bình thống nhất đất nước”.
Mặt khác, ngay trên chiến trường khắc nghiệt Việt Nam khi ấy, một xu
hướng thỏa thuận quốc tế giữa Mỹ- Trung (2/1972) và Mỹ- Xô (5/1972) đã xảy ra.
6


Trong vịng trịn quan hệ ba nước Xơ– Mỹ- Trung, cả hai nước chủ nghĩa xã hội
đều lăm le cơ hội lợi dụnng Mỹ đối phó với nhau, cịn với Mỹ lại lợi dụng cơ hội
này nhằm giải quyết vấn đề thơn tính Việt Nam, thỏa mãn lịng tham tột độ thống
trị tồn cầu.
2

Tình hình Cách mạng Việt Nam sau tháng Bảy năm 1954
Trải qua 9 năm gian khổ trường kỳ, cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp

và can thiệp gián tiếp của Mỹ đã dành được thắng lợi thông qua Hiệp định
Giơnevơ 1954. Ngày 10/10/1954, quân ta được tiếp quản Hà Nội. Tuy nhiên, Pháp
vẫn ngoan cố bám trụ lại nhằm ấp ủ âm mưu thơn tính nước ta nhưng không thể
đấu lại với tinh thần đấu tranh của nhân dân Hà thành. Cuối cùng, chúng vẫn phải
rút quân khỏi Thủ Đơ và gần 8 tháng sau, tồn bộ quân viễn chinh phải rút khỏi
Bắc Kỳ (5/1955).
Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, miền Bắc được giải phóng

hồn tồn, song Mỹ vẫn chưa hài lịng. Mỹ cho rằng với thế mạnh khổng lồ của
mình về tất cả mọi mặt, khơng có lý do gì Mỹ có thể bị khuất phục bởi một quốc
gia bé nhỏ, yếu kém này. Chỉ cần thu phục được Việt Nam, Mỹ hoàn tồn có thể
thống trị tồn cõi Đơng Dương, trở thành bá chủ thế giới trong hệ thống cai trị
thuộc địa. Nhằm thực hiện ý đồ này, từ khi chiến tranh Đông Dương đang diễn ra,
Mỹ đã can thiệp ngày càng sâu để rồi ngay khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết,
Mỹ đã lộ dã tâm xấu xa trực tiếp chỉ đạo chiến tranh xâm lược miền nam Việt
Nam, biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và cũng là “sân sau” của căn cứ
quân sự Mỹ.
Vốn dĩ không muốn công nhận nền độc lập của Việt Nam, Mỹ cho rằng cần
phải “xây con đê ở miền Nam Việt Nam ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc
và chủ nghĩa cộng sản tràn xuống Đông- Nam Á”. Tháng 7/1954, Mỹ đưa tên tay
7


sai Ngơ Đình Diệm lên làm Tổng thống miền Nam Việt Nam. Chính phủ bù nhìn
họ Ngơ đã trắng trợn phủ nhận hoàn toàn nền độc lập dân tộc, từ chối tham gia
cuộc tổng tuyển cử thống nhất đất nước vì biết rằng 80% số phiếu bầu sẽ thuộc về
chủ tịch Hồ Chí Minh dẫu cho chính phủ Việt Nam chấp nhận một cuộc tổng tuyển
cử tồn quốc cơng bằng trong tình cảnh đất nước bị chia cắt làm hai miền theo vĩ
tuyến 17. Nếu như trên bản Hiệp định Sơ bộ nước ta có quyền tiến hành cuộc tổng
tuyển cử tự do thống nhất nước nhà là 2 năm thì trên thực tế, thời gian này đã phải
kéo dài tận 20 năm sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mỹ xâm
lược.
Chính thể “Việt Nam Cộng hịa” ra đời bất hợp pháp tại miền Nam Việt Nam
dưới dạng một quốc gia tự trị nhằm che giấu âm mưu thơn tính thuộc địa của qn
Mỹ để đạt được mục đích hèn mọn của chúng, nói cách khác, chúng là tay sai cho
tầng lớp tư bản Mỹ. Nếu không có Mỹ chi viện và giúp đỡ, chính quyền Diệm
khơng thể sống sót và tồn tại suốt một thời gian dài được. Mỹ đã từng muốn hợp
tác với Pháp một lần nữa thơng qua chính quyền Ngơ Đình Diệm. Tuy vậy, Chính

phủ Pháp lại thiếu thiện cảm với hắn ta, cho rằng Diệm không đủ khả năng làm nên
chuyện lớn. Pháp liền nhanh chóng rút quân khỏi miền Nam thay vì thực hiện cuộc
tổng tuyển cử tồn quốc như đã hứa trong Hiệp định Giơnevơ. Vì vậy, Mỹ buộc
phải tự lực tiến hành kế hoạch mà không một ai giúp đỡ.
3

Chủ trương của Đảng
Có thể thấy rằng, đặc điểm nổi bật nhất của cách mạng Việt Nam thời điểm

bấy giờ là một Đảng non trẻ phải đứng lên lãnh đạo hai cuộc cách mạng hoàn toàn
khác nhau ở cả hai miền đất nước cùng hai nền chính trị khác nhau. Phải làm sao
để thống nhất nước nhà, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững các giá trị độc lập dân tộc là
yêu cầu khẩn thiết để Đảng ta vạch ra con đường lãnh đạo đúng đắn, đưa cách
mạng Việt Nam phù hợp với xu thế phát triển của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
8


Đứng trước những thách thức trên là cơ sở để Đảng hoạch định các đường lối rõ
ràng cho cách mạng tồn dân tộc. Nhận thức rõ tình hình biến động trong và ngồi
nước sau tháng 7- 1954, Chính phủ Việt Nam đã tổ chức nhiều hội nghị, các chủ
trương chiến lược cách mạng Việt Nam dần dần được hình thành phù hợp với bước
tiến của thời đại.

9


CHƯƠNG II. KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ BÙNG NỔ VÀ HÀNH ĐỘNG
CỦA ĐẢNG TA
1 Các loại hình chiến tranh xâm lược Đế quốc Mỹ tiến hành ở Việt Nam
Lập ra là chính phủ bù nhìn, vậy nên Việt Nam Cộng hịa là trợ thủ đắc lực

cho quân Mỹ, trở thành lực lượng phản nước hại dân. Trong giai đoạn 1954- 1975,
Mỹ đã tiến hành bốn loại hình chiến tranh ở Việt Nam và đều có chung một kết cục
thất bại.
Đầu tiên là cuộc chiến tranh đơn phương (1954-1960) với âm mưu biến
miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, làm cơ sở tấn công phá hoại miền Bắc lần nữa
và dập tan các phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa đang diễn ra rầm rộ ở các
nước Đông Nam Á. Sau khi nhận được sự chống lưng to lớn từ phía Mỹ ngụy, tên
Diệm đã đẩy mạnh quyền lực của mình, tìm mọi cách truy lùng và tiêu diệt những
người chiến sĩ yêu nước, lập ra những đợt “tố cộng”, “dồn dân” trên quy mô lớn
với phương châm “thà giết nhầm cịn hơn bỏ sót”. Tháng 5/1959, Ngơ Đình Diệm
ra sắc lệnh “đặt cộng sản ngồi vịng pháp luật” cùng với đạo luật 10/59, chính
phủ của hắn ta đã đưa máy chém dọc khắp miền Nam giết hại những người cộng
sản và cả những người dân vô tội nhằm làm lung lay ý chí cách mạng. Thực chất
đây là cuộc thảm sát đẫm máu nhằm chống lại những người khơng có vũ khí trong
tay. Tính đến tháng 5/1956, quân đội Mỹ ngụy đã bắt sống và giết hại lên tới
108.835 người vơ tội. Những nhục hình ghê rợn chính phủ Diệm thực hiện với các
tù nhân cộng sản như đóng đinh vào đầu, thiêu sống, ném vào chảo nước sôi, phơi
nắng, phòng giam chuồng cọp,… tại nhà tù Phú Quốc- địa ngục trần gian là dẫn
chứng sống động nhất cho tội ác tày trời của Mỹ- Diệm. Không chỉ vậy, Edward
Lansdale- cố vấn dẫn đầu đội bán quân sự Mỹ còn đề ra các hoạt động vận động
tâm lý, kêu gọi những người dân Bắc theo đạo Thiên chúa nhẹ dạ cả tin di cư vào
miền Nam. Bên cạnh đó, Diệm cịn thực hiện chương trình cải cách điền địa lấy lại
10


ruộng đất cách mạng giao cho dân cày để lập ra các khu tách biệt nhân dân không
được phép tiếp xúc với cách mạng. Một hành động vô liêm sỉ nữa của Ngơ Đình
Diệm chính là việc hắn ta sang thăm Mỹ và tuyên bố trắng trợn: “Biên giới Hoa
Kỳ kéo dài đến vĩ tuyến 17”- Một vết nhơ không bao giờ quên trong lịch sử cách
mạng dân tộc Việt Nam. Cả một miền nam bấy giờ chìm trong đau thương, tang

tóc. Khơng thể ngồi n khoanh tay nhìn đồng bào mình lần lượt ngã xuống, ý chí
quyết tâm cùng chống lại chính quyền phi pháp của nhân dân Nam Bộ đã tạo nên
một phong trào Đồng Khởi lan rộng khắp khiến “chiến tranh đơn phương” gặp
thất bại vì khơng thể giết sạch chiến sĩ cách mạng và những người dân yêu nước.

Hình 1: Mỹ - Diệm lê máy chém khắp miền Nam giết hại du kích và dân thường –
một nỗi đau không thể nào quên trong lịch sử dân tộc
Khơng dừng lại ở đó, năm 1961, Mỹ thực hiện “chiến tranh đặc biệt” bằng
cách đưa ra kế hoạch Staley – Taylor lập ấp chiến lược, dùng “người Việt đánh
người Việt” và tung hơ âm mưu “bình định miền Nam trong 18 tháng”. Hàng nghìn
“ấp chiến lược” Mỹ tạo ra qn đội Sài Gịn để tách nhân dân khơng tiếp cận được
cách mạng được Mỹ cho là biện pháp tốt nhất. Thế nhưng, chúng lại hoàn toàn
11


thiếu hiểu biết về bản chất con người Việt Nam khơng bao giờ muốn rời bỏ mảnh
đất tổ tiên, vì vậy kế hoạch gặp rất nhiều khó khăn từ những ngày đầu. Khơng chỉ
vậy, các chính sách địch đem ra áp dụng đều bị dân tình phản đối, dẫn đến chúng
mất phương hướng cả về chiến thuật và chiến lược. Những cuộc đấu tranh địi lật
đổ chính quyền Ngơ Đình Diệm, giành quyền lực từ các tầng lớp trên cùng xảy ra
liên tục khiến chính quyền Mỹ bấy giờ mất ổn định. Sự ỷ vào Mỹ cả về cố vấn lẫn
vũ khí mà lại sử dụng qn đội Sài Gịn chiến đấu khiến “chiến tranh đặc biệt”
tiếp tục gặp thất bại.

Hình 2: các “ấp chiến lược” Mỹ lập nên ngăn tách dân chúng với cách
mạng
Với bản chất ngoan cố và háo thắng, Mỹ tiếp tục thực hiện “Chiến tranh cục
bộ” (1965-1968) ở miền Nam bằng “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ” để tìm cách bổ sung ồ
ạt quân Mỹ từ 30.000 cố vấn (1964) lên 545.000 cố vấn và binh lính (1968) và các
phương tiện hiện đại tham gia quá trình xâm lược đồng thời tiến hành chiến tranh

phá hoại miền bắc Việt Nam nhằm ngăn chặn sự chi viện từ các nước khác vào
miền Bắc và từ Bắc vào Nam. Cùng lúc, không quân và hải quân Mỹ liên tục nã
đạn vào miền Bắc theo 3 đường: đường không, đường biển và đường bộ. Trút
12


xuống làng mạc Bắc Bộ giờ đây là hàng triệu tấn bom đạn, biết bao cơ sở vật chất,
cơng trình cao ốc và bao nhiêu lớp người đã nằm xuống dưới lớp đất đá ấy. Số lính
Việt Nam Cộng hịa phục vụ cho chiến tranh chống lại nhân dân ta khoảng 600.000
người. Năm 1968 thống kê được số quân viễn chinh Mỹ ở miền Nam lên tới
50.000 người, 390.000 quân Mỹ cùng 4000 máy bay, 2500 xe tăng. Số lượng binh
lính tăng lên khiến cho tần suất các cuộc chiến tranh nổ ra dày đặc. Mỹ tiến hành
liên tục hai buộc phản công chiến lược mùa khô (1965-1966 và 1966-1967) bằng
hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào “đất thánh Việt Cộng”.
Trong thâm tâm, Mỹ chưa bao giờ hết tham vọng thống trị toàn lãnh thổ Việt Nam
thành “sân sau” cho các hoạt động quân sự của chúng.

Hình : Khơng qn Mỹ thả bom xuống miền bắc nước ta (1964)- Nguồn: VTV
Ngay thời điểm chính quyền Sài Gòn dần suy yếu, Mỹ thực hiện một chiến
lược mới: “Việt Nam hóa chiến tranh”. Lần này, thay vì tiếp thêm lực lượng Mỹ và
quân đồng minh vào chiến trường, Mỹ lại rút quân dần và thay thế bằng quân đội
Ngụy Sài Gòn với học thuyết “thay màu da trên xác chết”. Rốt cục, Chính phủ Mỹ
vẫn mong muốn dùng người Việt đánh người Việt để khống chế các cuộc chiến
13


tranh cách mạng nổ ra. Tất cả những chiêu trò cũ chính phủ Mỹ sử dụng trong 3
chiến lược trước đều được thực hiện lại, chỉ có cách thức là thay đổi hoàn toàn.
Nắm được mối quan hệ mật thiết giữa nước ta và hai nước xã hội chủ nghĩa lớn là
Liên Xô và Trung Quốc, Mỹ thực hiện thủ đoạn ngoại giao xảo quyệt, thỏa hiệp

với Trung Quốc, hòa hỗn với Liên Xơ nhằm hạn chế sự cứu trợ với cuộc chiến
của nhân dân ta.
Vốn là tay sai và làm th cho Mỹ, qn đội Sài Gịn khơng có bất cứ một
điểm mạnh gì ngồi việc hồn tồn phụ thuộc vào Mỹ. Khi biết mình khơng thể
ngăn chặn được làn sóng đấu tranh giải phóng dân tộc, Mỹ biến khỏi chiến trường,
chỉ để lại một ít viện trợ thì chính thể này trở nên “ chết lầm sàng”. Có lẽ thứ giúp
chúng cố trụ được phần lớn là số chiến lược B-52 Mỹ để lại. Cuối cùng đến khi Mỹ
rút hết sạch viện trợ, quân đội của Diệm sụp đổ hoàn toàn như “bệnh nhân bị rút
ống thở”. Năm 1975, khi bị quân ta đánh úp, dù lực lượng và vũ khí cịn đủ để
chống cự, chúng vẫn bị tan rã vì “chẳng biết làm gì”, thế trận cuối cùng ở Tây
Nguyên đã sập đổ hoàn toàn. Số binh lính Mỹ cịn lại bị mắc kẹt khơng thể rút
qn trở về nước.
Dù đã chuẩn bị sẵn nước cờ lật ngược thế trận bằng chiến dịch Lainebacker
II, thế nhưng chiến thắng của trận “Điện Biên Phủ trên không” (Hà Nội) buộc
Nixon phải chấp nhận bước vào cuộc đàm phán kí hiệp định Paris kết thúc chiến
tranh, trả lại nền độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam. Cuối cùng, chỉ sau hai năm,
chính quyền Sài Gịn cũng sụp đổ hồn tồn như một lẽ tất yếu. Đài Tiếng nói Việt
Nam đã có một nhận định rất đúng đắn: "Chính nghĩa khơng thuộc về chế độ "Việt
Nam Cộng hịa" cũng như nước Mỹ không thể xâm lược được Việt Nam.
2

Sự lãnh đạo của Đảng đối với Cách mạng hai miền Nam- Bắc (19541965)

14


Pháp chưa rút sạch Mỹ đã đưa quân vào khiêu chiến, Chính phủ Việt Nam
ngay lúc này đứng trước khó khăn lịch sử lớn: vừa phải đảm bảo tiến độ đi lên chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa phải tìm cách đánh đuổi lực lượng xâm lăng dữ tợn
nhất ở miền Nam nhằm giữ vững nền độc lập chủ quyền, thống nhất nước nhà.

Với miền Bắc, nhân dân ngay lập tức ra sức khơi phục, phát triển nền văn
hóa- kinh tế, khắc phục hậu quả chiến tranh đồng thời chuẩn bị tốt cho nhiệm vụ
đưa miền Bắc đi lên quá độ chủ nghĩa xã hội. Đảng cho rằng đây là điều vơ cùng
thuận lợi vì miền Bắc đã được giải phóng, vừa có thể tiến lên chủ nghĩa xã hội đã
đề ra cũng như vừa có thể làm hậu phương vững chắc cho cả nước đang hướng
lòng về miền Nam. Kết thúc một giai đoạn gian khổ để mở đầu cho một giai đoạn
tốt đẹp, tươi sáng hơn là mục đích trong các cương lĩnh mà Đảng đã xác định.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II đã nhận định rõ trong hội nghị lần
thứ 7 và 8 (3&8/1995): “Ra sức củng cố miền Bắc và thúc đẩy nhanh các phong
trào đấu tranh của nhân dân Nam Bộ là điều cần thiết để hất cẳng Mỹ và đồng
bọn, khi ấy mới có thể thống nhất độc lập dân tộc”. Miền Bắc thực hiện liên tiếp 5
đợt cải cách ruộng đất nhằm hồn thành triệt để chính sách Đảng đã chủ trương,
giơ cao khẩu hiệu “Người cày có ruộng”. Các vấn đề liên quan đến tô thuế ruộng
đất được giảm thiểu tối đa. Nhà nước đã tịch thu ruộng đất của địa chủ, xóa bỏ chế
độ chiếm hữu phong kiến trước đây để chia đều cho dân nghèo. Tuy nhiên với một
đảng mới lên cầm quyền tự chủ không thể tránh khỏi những sai lầm thiếu sót, gây
nên một số tổn thất lớn. Hội nghị lần thứ 10 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
(khóa II) vào tháng 9/1956 đã kiểm điểm, tự nhận lỗi trước dân và chỉnh đốn lại tổ
chức. Cùng một số chủ trương khác trong Hội nghị lần thứ 13 (12/1957) hay lần
thứ 16 (4/1959) đã làm nên những thay đổi tích cực trong nền kinh tế Bắc Bộ, đáp
ứng đúng các yêu cầu cách mạng cấp thiết đã đặt ra. Lần đầu tiên trong lịch sử dân
tộc, chiến dịch xóa nạn mù chữ ở miền Bắc cơ bản được hoàn thành, một trong
15


những vấn đề cấp bách được giải quyết kịp thời ngay sau nạn “giặt dốt” đối với
một quốc gia non trẻ. Tuy các kế hoạch, phong trào thi đua mới diễn ra trong vịng
bốn năm ngắn ngủi thì phải chuyển hướng do phải tiếp tục cuộc chiến tranh chống
phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, thế nhưng các mục tiêu trọng điểm cơ bản đã
được hoàn thành.

Sau khi Đế quốc Mỹ thay chân Pháp ngự trị Nam Bộ, nhận thấy sự so sánh
khập khiễng giữa lực lượng và vũ khí chiến đấu, Đảng đã thay đổi từ phương thức
đấu tranh quân sự sang đấu tranh chính trị, tiếp tục thực hiện cách mạng giải phóng
dân tộc trong tình hình thay đổi. Hội nghị lần thứ 6 (7/1954) đã chỉ rõ kẻ thù duy
nhất bây giờ của nước ta nói riêng và nhân dân Đơng Dương nói chung là Đế quốc
Mỹ, mọi việc làm của ta sẽ chỉ chống lại đội quân Mỹ. Cũng ngay trong tháng
7/1954, Hồ Chí Minh viết “Lời kêu gọi đồng bào và cán bộ chiến sĩ cả nước” vận
động nhân dân cả nước cùng đứng lên đấu tranh chống lại Mỹ. Trong đó Người có
viết: “Trung Nam Bắc đều là bờ cõi của ta, nước ta nhất định sẽ thống nhất, đồng
bào cả nước nhất định được giải phóng”.
Xuất phát từ hiện thực cách mạng của nhân dân miền Nam, đồng chí Lê
Duẩn đã dự thảo “Đề cương đường lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam”, chỉ rõ
chế độ độc tài Mỹ Diệm, người dân miền Nam khơng cịn cách nào khác cứu mình
và cứu dân tộc ngoài con đường cách mạng - con đường duy nhất để đánh đuổi
phát xít và bè lũ bán nước hại dân. Đây được coi là văn kiện lịch sử rất quan trọng,
là cơ sở hình thành nên đường lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam của Đảng. Các
phong trào đấu tranh mạnh mẽ được thành lập liên tục với số lượng lớn người dân
yêu nước tham gia. Còn các đảng bộ lại hoạt động ngầm để bám dân, theo dõi tình
hình phong trào. Khi Diệm tuyên bố “đặt miền Nam trong tình trạng chiến tranh”
để đàn áp các phong trào nổ ra, máu người đã đổ rất nhiều dưới lưỡi dao của máy
chém và súng đạn quân thù. Điều này càng làm cho mâu thuẫn Mỹ- miền nam Việt
16


Nam ngày càng sâu sắc khiến các cuộc khởi nghĩa do nhân dân lãnh đạo bùng nổ.
Hội nghị Trung ương lần thứ 15 (1/1959) đã mở ra để đáp ứng nhu cầu cấp thiết
của nhân dân miền Nam, vạch rõ bước tiến cho cách mạng. Miền Bắc vẫn tiếp tục
là hậu phương vững chắc, chi viện cho cách mạng miền Nam. Con đường mịn Hồ
Chí Minh kéo từ Bắc vào Nam cũng từ đó mà ra đời. Sự bùng nổ mạnh mẽ của
phong trào Đồng Khởi (1960) là một tín hiệu đáng mừng, làm lung lay cơ cấu

chính quyền của địch ở các vùng nơng thơn, nhiều nơi chính quyền đã thuộc về tay
nhân dân. Từ đó, các phong trào ở thành phố, nhà máy cũng được thúc đẩy mạnh
mẽ. Từ thắng lợi trên đã thành lập nên Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt
Nam do Nguyễn Hữu Thọ đứng đầu (12/1960). Bây giờ, cách mạng miền Nam đã
có một tổ chức có quy mơ đứng ra kêu gọi, vận động quần chúng. Điều này đã
khiến cách mạng miền Nam bước từ thế giữ gìn lực lượng sang thế chủ động tiến
công.
Một chiến thắng vang dội khác ở Ấp Bắc khiến cách mạng Việt Nam tiếp tục
có một bước tiến dài. Phong trào đã phá tan âm mưu lập các “ấp chiến lược”, nhất
quyết không rời bỏ mảnh đất tổ tiên khiến chiến lược của Mỹ rơi vào thế bị động.
Chiến thằng này chính là sự kết hợp giữa sức mạnh toàn dân và cuộc đấu tranh vũ
tranh vũ trang kết hợp đấu tranh chính trị, giành lại quyền làm chủ trên mảnh đất
quê hương. Không lường trước được tình thế đang thay đổi khơng như ý đồ, chính
quyền Mỹ - Diệm ngày càng mất bình tĩnh. Khơng cịn cách nào khác, Mỹ đã trừ
khử ngầm Ngơ Đình Diệm và cố vấn Ngơ Đình Nhu. Các cuộc đảo chính lật đổ nội
bộ ngụy quyền Sài Gịn diễn ra liên tục trong vòng chưa đầy hai năm.
Nhận ra thế thắng trận, Nghị quyết Trung ương Đảng tại Hội nghị lần thứ 9
đã chỉ ra “đấu tranh vũ trang đóng vai trò quyết định trực tiếp” là điều kiện duy
nhất để đánh đuổi Mỹ Ngụy sau bao nỗ lực giải quyết nhân nhượng không thành
công. Thừa thắng xông lên, quân dân miền Nam cùng với hàng trăm chiến dịch
17


trên khắp miền nam đã khiến hệ thống quân đội Mỹ bị lung lay. Đến khi “Chiến
tranh đặc biệt” hoàn tồn bị phá sản cùng với chính quyền Diệm bị đánh sập đã
khiến tình hình nổi loạn tại chiến trường miền Nam bùng nổ.
3

Lãnh đạo cách mạng cả nước (1965-1975)
Chính quyền Mỹ tiến hành ngay lập tức “Chiến tranh cục bộ” khi chiến


lược “Chiến tranh đặc biệt” gặp thất bại thảm hại. Lần này, Mỹ không những đưa
thêm quân chiếm đóng chiến trường miền Nam mà cịn đưa qn phá hoại miền
Bắc. Giờ đây, cuộc chiến chống Mỹ khơng cịn chỉ là cuộc chiến của mình Nam Bộ
và sự chi viện của miền Bắc, nó đã lan rộng ra tồn quốc và đặt tình cảnh đất nước
trước những thách thức. Hội nghị lần thứ 11 (3/1965) và lần thứ 12 (12/1965) của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã vận động nhân dân cả nước quyết tâm đồng
lòng chống giặc, kiên quyết “đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ
trong bất cứ tình huống nào,…. Tiến tới thực hiện hịa bình thống nhất nước nhà”.
(.)
Tại Đại hội lần thứ III (1960), các cán bộ đã đưa ra đường lối chủ trương
cho chiến dịch chống Mỹ trong giai đoạn mới, kế thừa và phát huy chiến lược
chung của cách mạng Việt Nam.“Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” là khẩu
hiệu toàn dân bấy giờ. Đảng nhận ra đây là đường lối chiến tranh toàn dân và toàn
diện, chỉ có thể dựa vào sức mình là cơ sở để đánh thắng quân Mỹ, giành được
thắng lợi. Miền Bắc giờ đây phải gồng gánh trên vai hai trách nhiệm lớn: vừa là
hậu phương, vừa phải chống lại chiến tranh phá hoại của Mỹ. Nghị quyết Hội nghị
lần thứ 11 và lần thứ 12 đã đưa ra bốn phương hướng cho miền Bắc phù hợp với
hồn cảnh cả nước có chiến tranh, làm nổi bật lên quyết tâm của dân tộc ta vừa
kiên quyết theo đuổi con đường xã hội chủ nghĩa, vừa quyết tâm chống lại Mỹ,
thống nhất đất nước. “Khơng có gì q hơn độc lập, tự do” đã được Hồ Chí Minh
chỉ rõ trong “Lời kêu gọi” năm 1966. Toàn dân tộc đứng lên kể cả già, trẻ, gái, trai
18


không phân biệt tuổi tác xông pha ra chiến trường, tăng gia sản xuất với niềm tin
tưởng mãnh liệt về một sớm mai khơng có tiếng bom rơi đạn nổ.
Đã từng có một miền Bắc vừa sản xuất, vừa bắn hạ hơn 3.200 máy bay Mỹ.
Đã từng có hàng nghìn cán bộ tổ chức thành từng đoàn bổ sung cho chiến trường
miền Nam đầy khói lửa. Đã từng có một thế hệ sinh viên Việt Nam với phong trào

“Xếp bút nghiên lên đường ra trận” lên đường tòng quân dẹp giặc. Tất cả đều cùng
chung chí hướng về miền Nam thân yêu, máu mủ. Cuối cùng, Mỹ cũng phải chịu
nhượng bộ và chấm dứt đánh phá miền Bắc vào tháng 11/1968.
Giai đoạn chống “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ được coi là giai đoạn chống
lại cuộc chiến tranh có quy mô lớn mạnh nhất với sự tiếp tế lực lượng đông đảo và
hung hậu của Mỹ và các nước khác với hai cuộc tấn công mùa khô. Ở giai đoạn
đầu, quân ta tập trung tìm hiểu đối phương và tìm cách giành quyền tự chủ trên
chiến trường. Đến mùa khô 1966-1967, quân và dân nông thôn đã đánh trả quyết
liệt cuộc hành quân tàn phá của Mỹ. Kế hoạch chiếm lại đất của Mỹ không thành
bởi lẽ 80% đất đai đã nằm dưới quyền kiểm soát của Mặt trận giải phóng miền
Nam. Nước Mỹ ngày càng nhúng sâu vào cuộc chiến mà khơng thu lại được bất cứ
một chiến tích gì dù đẩy cuộc chiến lên đến cực điểm. Hơn nữa, tin tức về thất bại
tại Việt Nam khiến cho quần chúng Mỹ phẫn nộ, phản đối kịch liệt đòi rút quân về
nước vì đi chinh chiến đã quá lâu.
Nhận ra đây là một cơ hội “ngàn năm có một”, nếu khơng tranh thủ thì
khơng biết đến bao giờ, Nghị quyết của Bộ Chính trị tại Hội nghị lần thứ 14 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa III (1968) đã chỉ ra thắng lợi của ta sẽ được
quyết định bằng phương pháp tổng khởi nghĩa vào các đồn điền của Mỹ trên toàn
miền Nam. Đúng như kế hoạch đề ra, nhân lúc địch khơng đề phịng, cuộc Tổng
tiến cơng và nổi dậy đợt I do Đảng lãnh đạo đã nổ ra khắp miền Nam vào đêm
giao thừa Tết Mậu Thân nhằm vào căn cứ quân sự của Mỹ. Lực lượng biệt động
19


Sài Gịn cũng đóng góp vai trị rất lớn trong cuộc tiến công này, tiêu biểu là anh
hùng Trần Văn Lai với 3 ngơi nhà giấu vũ khí. Huyền thoại về 10 cơ gái ngã ba
Đồng Lộc cũng chính là một bản hùng ca bi tráng về sự hy sinh cao đẹp của 10 cô
thanh niên xung phong quyết tâm san lấp hố bom dẹp đường, tiếp tế chi viện cho
miền Nam thân yêu.
Cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Mậu Thân 1968 như giáng một địn chí

mạng vào đầu não chính phủ Mỹ ngụy và qn Sài Gịn. Lần lượt, các cuộc tiến
công nổ ra bẻ gãy ý định xâm lược của chính phủ Mỹ bấy lâu nay. “Chiến tranh
cục bộ” thất bại thảm hại khiến Mỹ chấp nhận phải ngồi đàm phán với Việt Nam
tại Hội nghị Paris (1968). Sau đó, Hội nghị lần thứ 18 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng (1970) tiếp tục đề ra đường lối dập tan chiến lược cuối cùng: “Việt Nam hóa
chiến tranh”. Mỹ càng tìm cách chặn đường của quân ta, ta càng chiến đấu để phá
vỡ hết các kế hoạch của chúng chứng tỏ khả năng quân sự và tài lãnh đạo của nước
ta. Cuộc tiến công đầu tiên bắt đầu từ Bình- Trị Thiên, sau đó dọc theo Đường 9,
Tây Nguyên, Đông Nam Bộ vào xuống đến đồng bằng song Cửu Long. Sau 4 năm
8 tháng 14 ngày đấu tranh trên bàn ngoại giao, cuối cùng, cuộc họp cũng kết thúc
bằng việc ký kết “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hịa bình ở Việt
Nam”.
Tuy nhiên, Mỹ khơng chịu nhượng bộ dễ dàng như vậy, năm 1973, chúng
tiếp tục chiếm lại các vùng giải phóng mới của ta. Trước hoàn cảnh gấp rút này,
Trung ương Đảng đã thành lập các đồn chủ lực có đủ các thành phần binh chủng
kỹ thuật nhằm tiêu diệt quân chủ lực. Hội nghị Bộ Chính trị họp đợt 1 (30/98/20/1974) và đợt 2 (8/12/1974- 7/1/1975) bàn về chủ trương giải phóng miền
Nam. Cùng sự kiện giải phóng Phước Long và quân Mỹ lật mặt từ chối viện trợ
cho chính quyền Sài Gịn khiến Bộ Chính trị đưa ra kết luận: Đây là thời điểm chín
muồi để giải phóng miền Nam, thống nhất dân tộc. Thắng lợi của chiến dịch Tây
20


Nguyên mở đầu chuỗi thắng lợi vang dội khiến Đảng ta quyết định lập tức: phải
giải phóng miền Nam ngay năm 1975 thay vì dự tính như trước đây. Cùng chiến
trường Tây Nguyên, chiến dịch tiến ra giải phóng Huế. Ngày 29/3, ta đã giải phóng
thêm Đà Nẵng. Khơng chậm một phút, Bộ Chính trị bổ sung nhất định phải giải
phóng miền Nam trước mùa mưa.
Thần tốc và táo bạo để quyết chiến và toàn thắng như lời của Đại tướng Võ
Nguyên Giáp, sau 4 ngày đêm chiến đấu không ngừng nghỉ, ngày 30/4/1975, quốc
kỳ Việt Nam tung bay trên bầu trời dinh Độc Lập. Sài Gịn được giải phóng hồn

tồn. Các cuộc chiến đấu địi chính quyền cũng dành thắng lợi vào ngày tiếp theo.

1

CHƯƠNG III. CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA ĐẢNG
Kết quả, ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ
Có thể thấy rằng, chiến thắng vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ đã

khép lại hàng nghìn năm bị kìm kẹp trong ách độ hộ của nước ta, 21 năm chống
Mỹ xâm lược để giành lại hịa bình cho Tổ quốc, nó cịn là tia hy vọng, cổ vũ cho
các cuộc phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa trên tồn
thế giới Dịng chảy lịch sử khắc ghi mãi những mốc son chói lọi mà Đảng chính là
ngọn đèn dẫn lối. Cách mạng tháng Tám 1945 rực rỡ với bản Tuyên ngôn độc lập
khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954
“lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” và bây giờ là cuộc Tiến công Tết Mậu
Thân 1968 thống nhất nước nhà. Giây phút lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trên
nóc dinh Độc lập như thơng báo rằng Sài Gịn đã thuộc về nhân dân. Thời khắc
thiêng liêng cả dân tộc mong đợi và cũng là niềm mong mỏi của biết bao thế hệ đã
ngã xuống dành lại từng tấc đất khỏi tay kẻ thù, để chúng ta được đón hịa bình
trong niềm hạnh phúc, bình an. Có mất mát, có đớn đau, ta mới mới thấu hiểu được
giá trị của hịa bình, thống nhất to lớn như thế nào. Khơng có gì tự hào bằng chiến
thắng dành lại độc lập nước nhà, khơng có niềm hạnh phúc trọn vẹn nào bằng hạnh
21


phúc anh em Bắc- Nam cùng sum vầy một nhà. Đây cũng là lời khẳng định trong
Đại hội toàn quốc lần thứ IV của Đảng diễn ra vào tháng 12/1976.
2

Kinh nghiệm lịch sử

Cuộc kháng chiến trường kỳ chống đế quốc Mỹ dành thắng lợi vĩ đại đã đúc

kết được những bài học kinh nghiệm trong lịch sử dân tộc:
Một là, phát huy sức mạnh toàn dân là điều kiện tiên quyết để cả nước đồng
lịng góp sức chống đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam. Có như vậy, Đảng ta mới
xây dựng được Mặt trận dân tộc thống nhất. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:
“Trong bầu trời khơng gì quý bằng nhân dân”. Một dân tộc phải dựa vào dân làm
gốc, liệu sức dân mà làm. Có nhân dân, quần chúng, Đảng mới có thể đưa ra các
chủ trương, đường lối, cách mạng khi ấy mới thành công. Và cũng chính từ nhân
dân mới có thể thực hiện các mục tiêu chung do Đảng đề ra mà làm nên những kỳ
tích vĩ đại. Bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người thời đại Hồ Chí Minh chính
là tiên phong, học hỏi tinh thần hiện đại của thế giới mà vẫn giữ được những giá trị
truyền thống dân tộc.Việc phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc là một
trong năm bài học mà Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ XII đúc kết lại, đây cũng
chính là bài học kinh nghiệm lớn nhất của Việt Nam trong kháng chiến chống đế
quốc Mỹ.
Hai là, phải biết lựa chọn phương pháp đấu tranh đúng đắn sáng tạo, lồng
ghép các hình thức đấu tranh với nhau. Quân đội Việt Nam đã giành lấy cơ hội quý
giá để thực hiện đấu tranh vũ trang sau một loạt những nhượng bộ, đấu tranh ngoại
giao trong hịa bình khơng thành cơng để tiến tới thắng lợi hoàn toàn. Một phương
pháp cách mạng có thể phù hợp trong thời điểm này nhưng có thể là sai lầm trong
thời điểm khác, vì vậy, biết nhìn nhận vào bối cảnh của dân tộc bấy giờ, xác định

22


rõ kẻ thù và pháp huy lực lượng cách mạng vốn có để tìm ra phương pháp đấu
tranh phù hợp.
Ba là, không ngừng nâng cao công tác tổ chức đường lối kháng chiến theo
hướng đúng đắn, sáng tạo. Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ chính là

bài học kinh nghiệm quý giá trong đường lối xây dựng các chủ trương, quyết định
các vấn đề trọng đại của đất nước. Chỉ có đường lối đúng đắn mới có thể đưa cách
mạng phát triển theo hướng đúng đắn, vững vàng trước yếu tố thời gian, rõ ràng từ
giai đoan chuẩn bị đến giai đoạn tiếp theo. Đường lối đúng đắn tiếp theo sức mạnh
bền bỉ cho quần chúng nhân dân tin tưởng và tham gia kháng chiến. Đây được coi
là nghệ thuật tài tình, khéo léo động viên nhân dân phát huy sức mạnh truyền thống
tiến hành chiến tranh, dám đứng lên cùng với Cách mạng đấu tranh tiêu diệt quân
thù, làm chủ trận địa, tạo ra sức mạnh tổng hợp. Đó cùng chính là lịng “nồng nàn
u nước” của nhân dân Việt Nam từ những ngày đầu dựng nước và giữ nước cho
đến bây giờ, nó trở thành “một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn,… nhấn chìm tất
cả lũ bán nước và cướp nước” (Hồ Chí Minh). Trong những năm tháng trường kỳ
chống Mỹ, công tác tổ chức với quy mô rộng lớn đã phát triển các lực lượng, vận
động được nhân dân cả nước “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, tổ chức hậu
phương, các căn cứ địa tại miền Nam,… Bên cạnh đó, các đường lối đúng đắn tạo
ra những kết quả xứng đáng sẽ nhận được sự ủng hộ đông đảo của cộng đồng
những người u chuộng hịa bình trong hồn cảnh rối ren. Có như vậy, ta mới
từng bước tiến lên giành chiến thắng cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Bốn là, chú trọng công tác xây dựng Đảng vững mạnh, hoàn thiện dựa trên
thành tựu vĩ đại của chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, từ đó mới có
thể xây dựng hiệu quả lực lượng cách mạng ở miền Nam và lực lượng chiến đấu
trên tồn quốc. Đảm bảo từng bước đi chính xác, cụ thể và làm sao có thể nắm
thóp được bất cứ kẽ sơ hở nào của quân địch dẫu cho ta có thua kém chúng cả về
23


lực lượng lẫn vũ khí là điểm mạnh của Đảng ta vốn có những nhà chỉ huy qn sự
tài tình cả trên thao trường lẫn bàn ngoại giao.
3

Liên hệ thực tiễn

Giành được nền độc lập là một chuyện, nhưng để làm sao duy trì mãi hịa

bình của nền độc lập ấy lại là một chuyện khác. Các thế lực xấu xa vẫn ngày đêm
tìm cách lật đổ cách mạng Việt Nam bằng nhiều chiêu trò khác nhau. Lợi dụng vào
điểm yếu của những vùng hẻo lánh, trình độ dân trí thấp, hay lợi dụng vào niềm tin
của những con chiên theo Đạo,… để tuyên truyền các thông tin sai lệch và lôi kéo
nhân dân đi theo sai khiến của chúng. Hiện nay, Việt Nam đang phải đối phó với
các hành động khiêu khích của Mỹ tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc. Vì vậy,
bảo vệ nền độc lập nước nhà trong mọi tình huống là nội dung được Trung ương
Đảng Khóa XI đề cập đến trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Việc vận
dụng những kinh nghiệm trước đây trong cuộc kháng chiến chống Mỹ có ý nghĩa
lớn trong nhiệm vụ giữ gìn lãnh thổ dân tộc.
Từng bước đi lên quá độ chủ nghĩa xã hội là nhiệm vụ trọng tâm của đất
nước ta thời kỳ đổi mới. Một xã hội dân giàu nước mạnh, dân chủ văn minh, độc
lập tự do hạnh phúc là tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cũng là mục tiêu
Đảng đề ra. Vì vậy, nắm bắt được xu hướng thời đại đặc biệt những vấn đề nóng
bỏng liên quan tới chủ quyền quốc gia, xây dựng vững mạnh khối đại đồn kết dân
tộc cùng đồng lịng dốc sức xây dựng xã hội- kinh tế theo hướng tự chủ dưới sự
quản lý của Nhà nước là điều tất yếu.
Nước ta đang trong thời kỳ chiến đấu với loại giặc lạ “covid-19”. Sự đồng
lịng đồn kết “lá lành đùm lá rách”, niềm tin mãnh liệt vào hành động của Nhà
nước và “Ý Đảng- Lòng Dân” đang giúp Việt Nam ngăn chặn tốt sự lây lan mạnh
mẽ của dịch bệnh, được các nước khen ngợi và học tập cách thức đối phó trong
24


cơng tác phịng ngừa Covid. Tuy nhiên, cuộc chiến chống Covid của ngành Y tế
cùng với cuộc chiến chống Trung Quốc chiếm đóng hai hịn đảo Hồng Sa và
Trường Sa đang là thách thức lớn của toàn Đảng, toàn dân, tồn xã hội cần tìm ra
giải pháp đúng đắn để giải quyết triệt để tận gốc. Muốn như vậy, khối đại đoàn kết

toàn dân tộc phải thực sự vững mạnh từng bước chiến đấu dưới chủ trương của
Đảng lãnh đạo. Một lịng đồn kết hướng về Đảng, chúng ta nhất định sẽ thành
công.

25


×