Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

Một số luận văn Thạc sĩ về Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 122 trang )

mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, bên cạnh
những cơ hội mở ra cho tất cả các doanh nghiệp thì cũng có không ít những
thách thức, rủi ro mà mỗi doanh nghiệp đều phải đối mặt trong hoạt động kinh
doanh của mình. Mặt khác, môi trờng kinh doanh ngày nay, hơn bất kỳ một kỷ
nguyên nào trớc đây, hằng số duy nhất là sự thay đổi. Công nghệ thông tin và
nhất thể hóa toàn cầu là những thay đổi môi trờng đang làm chuyển đổi hình
thức kinh doanh và xã hội. Thế giới chúng ta đang trở nên một thế giới không
biên giới với những dân toàn cầu, các đối thủ cạnh tranh toàn cầu, các nhà cung
cấp toàn cầu, những khách hàng toàn cầu và các nhà phân phối toàn cầu.
Thế giới đang biến đổi, và các doanh nghiệp phải thích nghi với những
thay đổi đó, nếu không họ sẽ đối diện với sự lụn bại. Sự cần thiết phải thích ứng
với sự thay đổi đã buộc các doanh nghiệp đến với những vấn đề then chốt trong
quản trị chiến lợc nh: Loại hình kinh doanh nào cần thực hiện? Chúng ta có
đang ở trong lĩnh vực đúng hay không? Chúng ta có nên định hình lại hoạt động
kinh doanh không? Chúng ta nên theo đuổi những chiến lợc kinh doanh nào?
Khách hàng của chúng ta đang thay đổi ra sao? Và những công nghệ đang phát
triển có thể khiến chúng ta bị phá sản đợc không? v.v...
Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thơng mại
Thế giới (WTO). Vì vậy bên cạnh những cơ hội kinh doanh mới thì các doanh
nghiệp đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình kinh doanh của
mình, do môi trờng kinh doanh đã thay đổi căn bản.
Để thích nghi với những thay đổi của môi trờng kinh doanh nh vậy, rất
nhiều doanh nghiệp đã phải xây dựng cho mình một chiến lợc kinh doanh phù
hợp và áp dụng những phơng pháp mới để quản trị chiến lợc nhằm đạt mục tiêu
kinh doanh và phát triển doanh nghiệp.
ở Việt Nam, thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ơng 3 khóa IX
của Đảng về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của
doanh nghiệp nhà nớc, Chính phủ đã có Nghị định số 153/2004/NĐ-CP ngày
09/8/2004 về việc chuyển đổi các Tổng công ty nhà nớc sang hoạt động theo


mô hình công ty mẹ - công ty con và Nghị định số 111/2007/NĐ-CP ngày
26/6/2007 về tổ chức, quản lý Tổng công ty nhà nớc và các công ty nhà nớc độc
lập sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Trong mô hình công
ty mẹ - công ty con thì công ty mẹ và công ty con là các tổ chức kinh tế độc lập
nhng lại có mốí quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó công ty mẹ có chức năng
kinh doanh và là nòng cốt của tổ hợp công ty mẹ - công ty con. Do vậy việc
chuyển đổi các Tổng công ty sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty
con đòi hỏi công ty mẹ phải xác định cho mình đợc chiến lợc kinh doanh vừa
độc lập với các công ty con vừa giúp các công ty con định hớng hoạt động kinh
doanh của mình theo chiến lợc của công ty mẹ. Việc xây dựng chiến lợc kinh
doanh của công ty mẹ, vì vậy có ý nghĩa cấp thiết đối với việc thực hiện chiến l-
ợc phát triển các Tổng công ty nhà nớc và các tập đoàn kinh tế nhà nớc nhằm
phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nớc trong nền kinh tế thị trờng định hớng
xã hội chủ nghĩa ở nớc ta.
- công ty mẹ - Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, là một công ty nhà nớc
đợc thành lập theo Quyết định số 327/2005/QĐ/TTg ngày 09/12/2005 của Thủ
tớng Chính phủ, hoạt động kinh doanh chủ yếu trong ngành sản xuất thuốc lá và
đã đợc Chính phủ cho phép hoạt động kinh doanh đa ngành (theo điều lệ tổ
chức hoạt động của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam ban hành theo Quyết định
số 119/2006/QĐ/TTg ngày 26/5/2006 của Thủ tớng Chính phủ. Trong điều kiện
Nhà nớc kiểm soát chặt chẽ và thực hiện độc quyền việc sản xuất thuốc lá điếu,
nhng với việc Việt Nam gia nhập WTO, thuốc lá ngoại đợc phép nhập khẩu để
tiêu thụ trong nớc, thì sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh quốc tế tại ngay
thị trờng nội địa đang tạo ra áp lực lớn đối với ngành thuốc lá nói chung và đối
với Tổng công ty Thuốc lá nói riêng. Mặt khác, từ khi chuyển sang hoạt động
theo mô hình công ty mẹ - công ty con đến nay, công ty mẹ - Tổng công ty
Thuốc lá Việt Nam cha xây dựng đợc một cách có hệ thống chiến lợc kinh
doanh của mình để từ đó tiến hành quản trị chiến lợc hớng các hoạt động nội bộ
phục vụ mục tiêu phát triển kinh doanh của Tổng công ty trong tơng lai. Vì vậy,
Hội đồng quản trị Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam trong phiên họp ngày

08/10/2008 đã ra nghị quyết về việc Xây dựng Chiến lợc kinh doanh của tổ hợp
công ty mẹ - công ty con Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam giai đoạn 2010 -
2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
Từ những lý do nêu trên, thì việc xây dựng Chiến lợc kinh doanh cho
công ty mẹ - Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam là rất cần thiết và có ý nghĩa thực
tiễn lớn.
.2Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm gần đây đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu về chiến l-
ợc kinh doanh của các doanh nghiệp trong nớc. Điển hình là một số công trình
nghiên cứu nh sau:
Về luận văn:
- Hoàn thiện chiến lợc kinh doanh của Tổng công ty Sông Đà, của
Phùng Thế Hùng, luận văn thạc sĩ Kinh doanh và Quản lý, Đại học Kinh tế -
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007;
- Xây dựng chiến lợc kinh doanh cho Công ty cổ phần Dịch vụ Đờng
sắt Hà Nội, của Bùi Thị Ngọc Quỳnh, luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007;
- Chiến lợc kinh doanh của công ty UNIVER-VN, của Ngô Tờng Minh,
luận văn Thạc sĩ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2000;
- Định hớng chiến lợc kinh doanh của công ty Pepsi IBC đến 2010, của
Trần Nguyên Thành, luận văn Thạc sĩ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh, 2000;
- Chiến lợc kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Nestle Việt
Nam đến năm 2010, của Trần Lơng Hiền, luận văn Thạc sĩ, Đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh, 2004;
- Một số đề xuất chiến lợc kinh doanh cho Ngân hàng Thơng mại cổ
phần Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2004 - 2010, của Nguyễn Hoàng Linh,
luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Bách khoa Hà Nội, 2004;
- Cơ sở lý thuyết hoạch định chiến lợc và ứng dụng xây dựng chiến lợc
kinh doanh cho Công ty Rợu Hà Nội tới năm 2010, của Hồ Văn Hải, luận

văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Bách khoa Hà Nội, 2004;
- Phân tích và các giải pháp chiến lợc kinh doanh ở Tổng công ty Chè
Việt Nam, của Nguyễn Phơng Hoa, luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại
học Bách khoa Hà Nội, 2002;
- Xây dựng chiến lợc kinh doanh cho Tổng công ty Dầu khí Việt Nam
giai đoạn đến 2020, của Hoàng Thị Đào, luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh
doanh, Đại học Bách khoa Hà Nội, 2004.
Một số luận văn Thạc sĩ về Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam:
- Định hớng chiến lợc kinh doanh của Tổng công ty Thuốc lá Việt
Nam đến năm 2010, của Nguyễn Sỹ Khoa, luận văn Thạc sĩ, Đại học Kinh tế
- Thành phố Hồ Chí Minh 2001;
- Đề xuất một số giải pháp chiến lợc ngành thuốc lá Việt Nam trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, của Nguyễn Đức Thuận, luận văn Thạc sĩ,
Đại học Bách khoa Hà Nội, 2005;
- Chiến lợc kinh doanh của nhà máy thuốc lá Thăng Long giai đoạn
2005-2015, của Đặng Xuân Phơng, luận văn Thạc sĩ; Đại học Bách khoa Hà
Nội, 2005;
- Hoạch định chiến lợc kinh doanh của công ty thơng mại thuốc lá giai
đoạn 2006 - 2010, của Phạm Thị Lan Hơng, luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh
doanh, Đại học Bách khoa Hà Nội, 2006;
- Một số giải pháp chiến lợc về tổ chức, sắp xếp Tổng công ty Thuốc
lá Việt Nam đến 2010, của Nguyễn Thái Sinh, luận văn Thạc sĩ, Đại học Bách
khoa Hà Nội, 2003.
- Xây dựng chiến lợc kinh doanh của Nhà máy thuốc lá Sài Gòn, của
Nguyễn Phụng Thiên, luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Bách
khoa Hà Nội, 2003.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu liên quan đến chiến lợc kinh
doanh của công ty mẹ hoạt động trong mô hình công ty mẹ - công ty con thì
cha thấy có tác giả nào đề cập đến.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

Mục đích:
Góp phần xây dựng chiến lợc kinh doanh của công ty mẹ - Tổng công ty
Thuốc lá Việt Nam.
Nhiệm vụ của luận văn
Làm rõ nội dung cơ bản chiến lợc kinh doanh của công ty mẹ trong mối
quan hệ chi phối, định hớng công ty con trong nền kinh tế thị trờng nói chung,
kinh tế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; phân tích thực trạng
vấn đề nghiên cứu tại công ty mẹ - Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam;
Phân tích và đề xuất chiến lợc kinh doanh của công ty mẹ - Tổng công
ty Thuốc lá Việt Nam đến năm 2020.
4. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tợng nghiên cứu của luận văn: Nghiên cứu chủ yếu về xây dựng
chiến lợc kinh doanh của công ty.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn đợc thực hiện tại công ty mẹ - Tổng
công ty Thuốc lá Việt Nam.
Nghiên cứu trong thời gian từ khi Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam
chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, từ 2006 đến
nay.
Do chiến lợc kinh doanh của công ty mẹ - công ty con là vấn đề rộng
lớn, phức tạp và còn mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam hoạt
động kinh doanh theo mô hình này, vì vậy trong luận văn này phạm vi,
giới hạn nghiên cứu chỉ đề cập đến chiến lợc kinh doanh của công ty mẹ
- Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam. Những vấn đề có liên quan sẽ đợc đề
cập đến khi cần thiết.
5.
Cơ sở lý luận và phơng pháp nghiên cứu của luận văn
Cơ sở lý luận
- Quan điểm của Đảng, chủ trơng chính sách của Nhà nớc đối với việc
sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà n-
ớc.

- Lý thuyết về chiến lợc và quản trị chiến lợc công ty.
- Cơ sở thực tiễn: Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty
Thuốc lá Việt Nam và ngành thuốc lá Việt Nam.
Phơng pháp nghiên cứu
Phơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; sử dụng các phơng
pháp thống kê, phân tích, tổng hợp dựa trên các số liệu, tài liệu quản lý của
Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam và của ngành thuốc lá Việt Nam; các số liệu
về tình hình kinh tế Việt Nam; số liệu về sản xuất và quản lý ngành thuốc lá
của một số nớc trong khu vực và trên thế giới; kết quả hoạt động kinh doanh
của một số Tổng công ty và tập đoàn kinh tế nhà nớc hoạt động theo mô hình
công ty mẹ - công ty con ở nớc ta trong những năm gần đây.
6. Những đóng góp của luận văn
- Về lý luận: Làm rõ sự cần thiết và nội dung xây dựng chiến lợc kinh
doanh của công ty mẹ hoạt động kinh doanh trong mô hình công ty mẹ - công
ty con, đặc biệt đối với Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam.
- Về thực tiễn: Làm rõ thực trạng những nhân tố ảnh hởng đến việc xây
dựng chiến lợc kinh doanh của công ty mẹ - Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam.
- Đề xuất một số chiến lợc kinh doanh của công ty mẹ - Tổng công ty
Thuốc lá Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn gồm 3 chơng, :12 tiết.
- Chơng 1: Cơ sở lý luận về chiến lợc kinh doanh của Công ty mẹ -
trong mô hình công ty mẹ - công ty con.
- Chơng 2: Phân tích môi trờng kinh doanh của công ty mẹ - Tổng công
ty Thuốc lá Việt Nam.
- Chơng 3: Đề xuất chiến lợc kinh doanh của Công ty Mẹ - Tổng công
ty Thuốc lá Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015.
CChơng 1
Cơ sở lý luận về xây dựng chiến lợc kinh doanh

của công ty mẹ - công ty con
1.1. Cơ sở lý luận về công ty mẹ - công ty con và vai trò của
công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của mô hình công ty mẹ - công ty con
Cơ sở xuất phát quan trọng nhất của mô hình công ty mẹ - công ty con
là sự bành trớng, mở rộng các hoạt động kinh doanh của các công ty lớn và
yêu cầu chia sẻ, hạn chế rủi ro trong kinh doanh của nó.
Mô hình công ty mẹ - công ty con cho phép các công ty lớn phát triển
và mở rộng kinh doanh bằng cách thu hút các nguồn vốn ngoài xã hội vào
công ty mà vẫn đảm bảo đợc sự kiểm soát, chi phối của công ty mẹ đối với các
công ty con.
Các hình thức hình thành công ty mẹ - công ty con:
Thứ nhất: Một công ty bỏ vốn ra thành lập đơn vị độc lập, có t cách
pháp nhân trực thuộc mình;
Thứ hai: Một công ty bỏ vốn ra mua lại một công ty khác;
Thứ ba: Tổ chức lại hệ thống sản xuất kinh doanh trên cơ sở sát nhập
các công ty;
Thứ t: Tổ chức lại các Tổng công ty nhà nớc, công ty nhà nớc;
Nh vậy:
công ty mẹ của một công ty khác là công ty có quyền kiểm soát công
ty khác, làm chủ sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có vốn đầu t, vốn cổ
phần ở các công ty khác đủ để chi phối về vốn và từ đó chi phối các
quyết định quan trọng đối với công ty khác đó.
công ty mẹ có t cách pháp nhân, có tài sản riêng; có thể trực tiếp sản
xuất kinh doanh, nhng cũng có thể chỉ giữ chức năng quản lý chung,
nghiên cứu phát triển, định ra chiến lợc kinh doanh..., còn các chức năng
khác của quá trình sản xuất kinh doanh đợc giao cho các công ty con
thực hiện.
công ty con là công ty do một công ty khác đầu t toàn bộ vốn điều lệ
hoặc nắm giữ cổ phần chi phối, vốn góp chi phối; trong đó cổ phần chi

phối hoặc vốn góp chi phối hoặc ở mức mà theo quy định của pháp luật
và điều lệ của công ty đó đủ để công ty mẹ chi phối các quyết định quan
trọng của công ty đó. Công ty con có t cách pháp nhân, có tài sản riêng,
tên gọi, con dấu và là pháp nhân độc lập với công ty mẹ. Công ty con đ-
ợc tổ chức theo loại hình pháp lý mà doanh nghiệp đợc đăng ký kinh
doanh.
Công ty liên kết của công ty mẹ là công ty do công ty mẹ và các pháp
nhân, thể nhân khác cùng đầu t góp vốn để thực hiện các hoạt động sản
xuất kinh doanh và không nắm giữ quyền chi phối đối với các quyết
định quan trọng của công ty đó.
công ty mẹ nhà nớc là công ty do Nhà nớc quyết định thành lập và đầu
t 100% vốn điều lệ.
Cho đến nay, khái niệm về công ty mẹ, công ty con ở các nớc cũng đã
thay đổi theo thời gian và không gian.
Theo diễn giải của chuẩn mực kế toán quốc tế ISA (International
Accounting Standard), công ty mẹ (Parent company) là một thực thể pháp lý
có ít nhất một đơn vị trực thuộc - công ty con (Subsidiary). Công ty con là
thực thể pháp lý bị kiểm soát bởi công ty mẹ. Kiểm soát ở đây đợc hiểu là: (1)
sở hữu trực hoặc gián tiếp nhiều hơn 50% số phiếu bầu; hoặc (2) sở hữu 50%
số phiếu bầu hoặc ít hơn nhng nắm quyền đối với hơn 50% số phiếu bầu theo
sự thỏa thuận với các cổ đông khác; hoặc nắm quyền lãnh đạo, điều hành liên
quan đến các chính sách tài chính hay sản xuất kinh doanh của công ty và đợc
qui định tại điều lệ, theo sự thỏa thuận hay hợp đồng; hoặc có quyền bổ nhiệm
hay miễn nhiệm phần lớn các thành viên của Hội đồng quản trị, ban lãnh đạo;
hay có quyền quyết định, định hớng đến phần lớn số phiếu bầu tại các cuộc
họp Hội đồng quản trị, ban lãnh đạo.
Theo Luật công ty của Anh năm 1985, công ty mẹ đợc hiểu là công ty
nắm cổ phần khống chế (trên 50%) ở công ty khác (công ty con). Tuy nhiên,
theo tu chính năm 1989 để phù hợp với "Hớng dẫn chính thức lần thứ 7 về
Luật công ty" (Seventh Company Law Directive) của Cộng đồng châu Âu (EC)

thì (A) là công ty mẹ của công ty con (B) khi: (1) A là cổ đông nắm giữ đa số
phiếu bầu ở B; (2) A là cổ đông và có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm phần lớn
thành viên HĐQT của B; (3) A có quyền quyết định về chính sách tài chính và
sản xuất kinh doanh của B bằng sự thỏa thuận chính thức, hợp đồng; (4) A là
cổ đông của B và có quyền kiểm soát phần lớn phiếu bầu một cách độc lập
hay liên kết với các cổ đông khác; hoặc (5) A có quyền lợi tham gia điều hành
(participating interest - đợc hiểu là nắm giữ từ 20% cổ phần) và trên thực tế
thực hiện quyền chi phối đối với B hoặc A và B có cùng một cơ chế quản lý
thống nhất. Ngoài ra, nếu giữa B và C có quan hệ tơng tự nh A và B thì giữa A
và C có quan hệ nh mô hình trên (công ty mẹ - công ty con).
Theo Luật công ty của Liên bang Nga năm 1995, một công ty đợc gọi
là công ty con (tiếng Nga gọi là Dotchernie) nếu do một công ty khác - công
ty mẹ (Osnovnoe) nắm giữ cổ phần khống chế trong vốn điều lệ hoặc bị
công ty khác chi phối các quyết định của mình hoặc bằng một thỏa thuận
chính thức hay dới hình thức nào đó. Luật không qui định một cách cụ thể
thế nào là cổ phần khống chế và không nêu cụ thể hình thức hợp đồng, thỏa
thuận nh thế nào liên quan đến việc chi phối các quyết định của công ty con
[22].
Tuy cách diễn giải có khác nhau, có thể rút ra những đặc trng của quan
hệ công ty mẹ - công ty con là:
Thứ nhất, công ty mẹ và công ty con là hai thực thể pháp lý độc lập, có
sản nghiệp riêng (pháp nhân kinh tế đầy đủ);
Thứ hai, công ty mẹ có lợi ích kinh tế nhất định liên quan đến hoạt động
của công ty con;
Thứ ba, công ty mẹ chi phối đối với các quyết định liên quan đến hoạt
động của công ty con thông qua một số hình thức nh quyền bỏ phiếu chi
phối đối với các quyết định của công ty con, quyền bổ nhiệm và miễn
nhiệm Hội đồng quản trị, ban lãnh đạo hoặc quyền tham gia quản lý, điều
hành;
Thứ t, vị trí công ty mẹ và công ty con chỉ trong mối quan hệ giữa hai

công ty với nhau và mang tính tơng đối, tức công ty con này có thể là
công ty mẹ của một công ty khác (tính tơng đối này càng nổi bật hơn
trong trờng hợp các công ty trong một nhóm có nắm giữ vốn cổ phần qua
lại của nhau, thí dụ nh theo mô hình của các tập đoàn của Nhật);
Thứ năm, trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con nói chung là
trách nhiệm hữu hạn;
Thứ sáu, về mặt lý thuyết, mô hình quan hệ này sẽ tạo cho cơ cấu tổ chức
của các công ty trong nhóm có chiều sâu không hạn chế; tức công ty mẹ,
con công ty con, công ty cháu...
Một vấn đề cần lu ý là, mặc dù công ty mẹ và công ty con là hai thực
thể pháp lý độc lập, và nếu công ty con là công ty có trách nhiệm hữu hạn thì
công ty mẹ chỉ chịu trách nhiệm đối với phần vốn góp hay cổ phần của mình
mà thôi, nhng do mối quan hệ có tính chất chi phối các quyết định của công ty
con, nên luật pháp nhiều nớc bắt buộc công ty mẹ phải chịu trách nhiệm liên
đới về những ảnh hởng của công ty mẹ đối với công ty con. Thí dụ, Luật công
ty của Cộng hòa Liên bang Nga qui định nếu công ty mẹ đa ra chỉ thị buộc
công ty con phải thực hiện theo một cam kết nào đó giữa công ty mẹ và công
ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm liên đới.
Ngoài ra, theo luật pháp của nhiều nớc và theo chuẩn mực kế toán quốc
tế thì công ty mẹ phải có trách nhiệm trình báo cáo tài chính tập trung hay hợp
nhất (Consolidated financial statement) tại đại hội cổ đông của công ty mẹ, trừ
trờng hợp công ty mẹ là công ty con của một công ty khác hoặc hoạt động của
công ty con quá khác biệt với công ty mẹ; bởi lẽ, dù là hai thực thể pháp lý
độc lập nhng trên thực tế chúng là những công ty liên kết (affiliated), một thực
thể kinh tế hợp nhất [22].
Mô hình công ty mẹ - công ty con có nhiều u điểm cả về cơ cấu tổ chức
và cơ chế quản lý, đặc biệt là đối với những nhóm doanh nghiệp có qui mô lớn
nh các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia và đa quốc gia. Đó là:
Thứ nhất, theo mô hình này, khi một đơn vị kinh doanh chiến lợc của một
doanh nghiệp phát triển đến mức yêu cầu phải có sự tự chủ trong hoạt

động, thì các doanh nghiệp có xu hớng tách đơn vị kinh doanh chiến lợc
này thành một thực thể pháp lý độc lập, và về mặt pháp lý không chịu
trách nhiệm liên quan đến hoạt động của nó. Chính với trách nhiệm hữu
hạn này của chủ sở hữu là điều kiện cần để chủ sở hữu có thể xác lập một
cơ chế quản lý phân cấp triệt để hơn khi nó còn là một bộ phận trực thuộc
của công ty mẹ.
Thứ hai, với mối quan hệ theo mô hình công ty mẹ - công ty con, công ty
mẹ còn có thể thực hiện đợc chiến lợc chuyển giá (price transferring), nhất
là trong những trờng hợp các doanh nghiệp lập cơ sở kinh doanh ở nớc
ngoài.
Thứ ba, với mô hình này, các doanh nghiệp có thể thực hiện đợc sự liên
kết với các doanh nghiệp khác nhằm giảm cạnh tranh, tăng độc quyền của
thiểu số, cùng phối hợp hay chia sẻ các nguồn lực, tận dụng các thế mạnh
của các cổ đông... bằng cách cùng nhau đầu t lập các công ty con.
Thứ t, mô hình công ty mẹ - công ty con cho phép các doanh nghiệp chủ
động hơn trong việc bố trí và tái bố trí lại cơ cấu đầu t vào các lĩnh vực
khác nhau theo chiến lợc phát triển của doanh nghiệp bằng việc mua hoặc
bán cổ phần của mình trong các công ty con.
Thứ năm, mô hình công ty mẹ - công ty con cho phép một doanh nghiệp
huy động vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh bằng cách thành lập công
ty con mới trong điều kiện vừa có thể kiểm soát đợc doanh nghiệp mới
thành lập một cách hữu hiệu thông qua cổ phần khống chế, vừa không bị
các nhà đầu t chi phối đối với doanh nghiệp cũ.
Chính vì những u điểm nêu trên, hiện nay ở nhiều nớc, mô hình công ty
mẹ - công ty con gần nh là mô hình duy nhất đợc sử dụng để xác lập mối quan
hệ giữa các công ty trong cùng một nhóm, một tập đoàn.
1.1.2. Mối quan hệ giữa công ty mẹ - công ty con, công ty liên kết
Trong mô hình tổ chức công ty mẹ - công ty con hình thành nên một hệ thống
tổ chức sản xuất- kinh doanh gồm công ty mẹ và các công ty con, công ty liên
kết. Giữa công ty mẹ và các công ty con có mối liên kết chặt chẽ. Công ty mẹ

không chỉ chi phối công ty con bằng số vốn góp mà bằng cả uy tín, thị phần,
đầu t, sự chỉ đạo phối hợp hỗ trợ tác nghiệp trong các dự án lớn mà công ty mẹ
đã tích lũy đợc trong nhiều năm.
Từ những mối quan hệ chung nhất đó, có thể xem xét ở góc độ công ty mẹ nhà
nớc do nhà nớc quyết định thành lập ở nớc ta. Công ty mẹ Nhà nớc, trong mối
quan hệ với các công ty khác cũng sẽ giải quyết đợc cơ bản vấn đề sở hữu, xác
định rõ đại diện chủ sở hữu trong mỗi loại hình công ty, từ đó xác định đợc rõ
trách nhiệm, quyền lợi và những ràng buộc giữa các công ty với nhau trên cơ sở
chiến lợc phát triển chung của toàn tập hợp doanh nghiệp (công ty mẹ và các
công ty con). Có nh vậy sự phát triển của doanh nghiệp mới bền vững, phát huy
tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và giải phóng đợc sức sản xuất, sức mạnh tổng
hợp của mỗi doanh nghiệp thành viên trên cơ sở lợi ích kinh tế.
Mối quan hệ kinh tế - tài chính giữa công ty mẹ với các công ty con, Công ty
liên kết đợc thể hiện cơ bản qua một số nội dung chính sau đây.
1.1.2.1. Về vốn, tài sản và trách nhiệm của công ty mẹ nhà nớc với các công
ty con
- Vốn của công ty mẹ nhà nớc thờng bao gồm vốn ngân sách nhà nớc và vốn tự
tích lũy ở công ty mẹ, chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty mẹ, doanh
nghiệp nhà nớc hạch toán phụ thuộc công ty mẹ; vốn ở doanh nghiệp do công ty
mẹ đầu t 100% vốn hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nớc, đợc công ty mẹ
phân cấp hạch toán độc lập; vốn cổ phần hoặc vốn góp của công ty mẹ ở các
công ty con cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên trở lên.
- Tài sản của công ty mẹ nhà nớc bao gồm tài sản cố định và đầu t dài hạn, tài
sản lu động và đầu t ngắn hạn đợc hình thành từ vốn thuộc công ty mẹ; vốn vay
và các nguồn vốn hợp pháp khác. Công ty mẹ có các quyền về tài sản nh chiếm
hữu, sử dụng định đoạt tài sản của công ty; thực hiện các quyền và lợi ích hợp
pháp khác từ tài sản của công ty; thay đổi cơ cấu tài sản để phát triển sản xuất -
kinh doanh; chuyển nhợng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản của công ty theo
quy định của Bộ luật Dân sự và Luật Doanh nghiệp nhà nớc; đợc thế chấp giá trị
quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; quản lý và sử dụng các tài sản

là đất đai, tài nguyên do Nhà nớc giao theo quy định của pháp luật để hoạt động
kinh doanh và thực hiện các hoạt động công ích khi đợc Nhà nớc giao.
- Nhà nớc thờng không điều chuyển vốn nhà nớc và tài sản của công ty mẹ nhà n-
ớc theo phơng thức không thanh toán, trừ trờng hợp quyết định tổ chức lại công
ty mẹ.
- Công ty mẹ nhà nớc chịu trách nhiệm dân sự bằng toàn bộ vốn và tài sản của
công ty mẹ không bao gồm vốn và tài sản mà công ty mẹ đã đầu t vào các công
ty con hạch toán độc lập.
- Công ty mẹ nhà nớc đợc tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh, quản lý tài
chính, thực hiện các nghĩa vụ trong kinh doanh và trong quản lý tài chính của
công ty nhà nớc theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nớc và Điều lệ tổ
chức hoạt động của công ty.
a) Công ty mẹ nhà nớc thực hiện
+ Xây dựng mục tiêu, chiến lợc phát triển, kế hoạch dài hạn của tập hợp doanh
nghiệp công ty mẹ và các công ty con, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và chỉ
đạo tổ chức thực hiện theo quyết định phê duyệt.
+ Xây dựng chiến lợc tiếp thị khai thác, phát triển thị trờng, phân công thị tr-
ờng nhằm mở rộng mạnh mẽ và khai thác triệt để thị trờng trong nớc và quốc
tế, phục vụ đẩy mạnh sản xuất kinh doanh của công ty mẹ cũng nh các công ty
con và chỉ đạo phối hợp liên kết trong sản xuất kinh doanh giữa công ty mẹ và
các công ty con cũng nh giữa các công ty con với nhau.
+ Xây dựng và chỉ đạo thực hiện mục tiêu, chiến lợc và kế hoạch đầu t- phát
triển toàn Công ty. Đầu t và điều chỉnh đối với vốn và các nguồn lực do công ty
mẹ đầu t vào các công ty con.
+ Quyết định phơng án tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh, quy chế quản lý
công ty. Công ty mẹ thực hiện chức năng quản lý chung, điều hành và phối hợp
hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty con trong mối quan hệ liên kết
thống nhất, tạo nên sự đồng bộ và hợp tác chặt chẽ.
+ Thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn đầu t vào các công ty con.
+ Chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển phần vốn nhà nớc mà công ty mẹ nhà

nớc đã đầu t vào các công ty con.
+ Quyết định phơng án huy động vốn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh
nhng không làm thay đổi hình thức sở hữu công ty.
+ Quyết định sử dụng vốn, tài sản của công ty để đầu t, góp vốn, mua cổ phần
của các công ty khác.
+ Công ty mẹ nhà nớc hỗ trợ cho các công ty con về thị trờng, thơng hiệu, thông
tin, ứng dụng khoa học, đào tạo bổ sung nguồn nhân lực, một phần các nguồn
lực khác của công ty mẹ...
+ Kiến nghị ngời quyết định thành lập công ty mẹ nhà nớc: phê duyệt Điều lệ
và sửa đổi Điều lệ công ty mẹ; quyết định dự án góp vốn, liên doanh với các
chủ đầu t nớc ngoài; quyết định dự án đầu t trên mức phân cấp, phơng án huy
động vốn dẫn đến thay đổi sở hữu công ty mẹ.
b) Trách nhiệm của công ty mẹ nhà nớc đối với các công ty con
+ Công ty mẹ nhà nớc sở hữu một hoặc toàn phần vốn Điều lệ của các công ty
con;
+ Công ty mẹ nhà nớc chỉ tác động vào các công ty con thông qua đại diện của
công ty mẹ tại công ty con;
+ Quyền quyết định và quyền lợi của công ty mẹ nhà nớc phụ thuộc vào tỷ lệ
góp vốn của công ty mẹ vào các công ty con. Hằng năm công ty mẹ nhà nớc đ-
ợc phân chia lợi nhuận theo kết quả hoạt động của công ty con theo tỷ lệ góp
vốn;
+ Công ty mẹ nhà nớc quyết định đầu t vốn cho các công ty con độc lập và có
quyền tăng, giảm đầu t một phần vốn nhà nớc từ công ty con này sang công ty
con khác phục vụ kế hoạch đầu t phát triển chung của toàn tập hợp doanh
nghiệp.
c) Quan hệ giữa công ty mẹ nhà nớc với các công ty con cổ phần và
công ty con trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên trở lên do công ty mẹ
nắm giữ cổ phần chi phối hay vốn góp chi phối
- Công ty con cổ phần và công ty con trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên trở
lên hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Công ty mẹ thống nhất

thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm cổ đông hoặc thành viên bên góp vốn
tại công ty con có cổ phần, có vốn góp của công ty mẹ theo quy định của pháp
luật và Điều lệ của công ty con.
- Công ty mẹ nhà nớc quản lý phần vốn đầu t của mình ở công ty con có cổ phần,
mức góp vốn chi phối; thực hiện quyền của cổ đông hoặc thành viên chi phối
thông qua đại diện của mình là thành viên Hội đồng quản trị của công ty con
theo quy định của Điều lệ công ty con; giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn góp
của Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên trở lên; thu
lợi tức từ cổ phần hay phần vốn góp của công ty mẹ vào các công ty con.
- Công ty con cổ phần và công ty con trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên trở
lên có cổ phần, mức góp vốn chi phối của công ty mẹ nhà nớc có thể đợc sử
dụng thơng hiệu của công ty mẹ nhà nớc theo điều lệ của công ty mẹ và điều lệ
của công ty con.
- Công ty con cổ phần và công ty con trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên trở
lên có cổ phần, mức góp vốn chi phối của công ty mẹ nhà nớc đợc công ty mẹ
nhà nớc hỗ trợ về thị phần, sự chỉ đạo phối hợp hỗ trợ tác nghiệp trong các dự
án lớn của cả tập hợp công ty mẹ và các công ty con, đồng thời cũng đợc Công
mẹ nhà nớc hỗ trợ phát triển trên cơ sở chiến lợc phát triển chung của toàn tập
hợp doanh nghiệp công ty mẹ và các công ty con.
1.1.2.2. Mối quan hệ giữa công ty mẹ nhà nớc với các công ty liên kết
Mối quan hệ giữa công ty mẹ nhà nớc với các công ty liên kết tuy không đợc
chặt chẽ nh quan hệ giữa công ty mẹ nhà nớc với các công ty con, song loại
hình Công ty này có thể kết hợp và sử dụng các lợi thế tổng hợp của công ty mẹ
nhà nớc và các bên đối tác góp vốn thành lập công ty liên kết nên có thể phát
huy hiệu quả hoạt động rất cao. Mặt khác, các bên góp vốn đều có các quyền
lợi đợc hởng theo tỷ lệ góp vốn từ công ty liên kết nên hoạt động của các công
ty này đợc sự quan tâm của các thành viên góp vốn. Đối với công ty mẹ nhà n-
ớc, góp vốn để thành lập công ty liên kết cũng là một nội dung đầu t vốn để tạo
thêm các công ty vệ tinh, hỗ trợ một phần cho công ty mẹ nhà nớc thực hiện các
mục tiêu, chiến lợc của mình.

Mối quan hệ giữa công ty mẹ nhà nớc với các công ty liên kết thể hiện cụ thể
qua một số nội dung sau:
- Công ty có cổ phần, vốn góp của công ty mẹ nhà nớc đến dới 50% vốn điều lệ
(công ty liên kết) hoạt động theo quy định của Luật tơng ứng với loại hình và
Điều lệ của công ty đó.
- công ty mẹ nhà nớc thực hiện quyền cổ đông hoặc thành viên bên góp vốn đối
với phần vốn góp ở các công ty liên kết. Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cổ
đông hoặc thành viên bên góp vốn thực hiện theo quy định của pháp luật và
điều lệ của công ty này.
- Công ty mẹ nhà nớc trực tiếp quản lý phần vốn đầu t, vốn góp của mình ở các
công ty liên kết. Quan hệ giữa công ty mẹ nhà nớc với đại diện vốn góp, vốn cổ
phần của mình tại công ty liên kết thực hiện theo quy định của Chính phủ, bao
gồm:
- Công ty mẹ nhà nớc trực tiếp quản lý phần vốn đầu t, vốn góp của mình ở các
công ty liên kết. Trờng hợp đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của công ty
mẹ nhà nớc góp vốn vào doanh nghiệp khác thì công ty mẹ là chủ sở hữu và
quản lý phần vốn góp này.
- Các quan hệ về kinh tế giữa công ty mẹ nhà nớc với các công ty liên kết đều đ-
ợc thực hiện thông qua các hợp đồng kinh tế.
- Khi các công ty liên kết sử dụng các nguồn lực khác ngoài phần vốn góp của
công ty mẹ nhà nớc thì công ty mẹ nhà nớc đợc phân chia lợi nhuận do sử dụng
các nguồn lực này mang lại.
Tóm lại, trong mối quan hệ với công ty con công ty mẹ có khả năng,
tiềm lực lớn về công nghệ, vốn và thờng nắm giữ các khâu then chốt
trong các hoạt động kinh doanh chính của tổ hợp doanh nghiệp. Vì
vậy công ty mẹ có vai trò là trung tâm chi phối, liên kết chặt chẽ các
hoạt động phối kết hợp của các công ty con cùng với công ty mẹ tạo
nên một hệ thống tổ hợp các doanh nghiệp hoạt động nhịp nhàng, có
hiệu quả. Công ty mẹ có vai trò quyết định về chiến lợc kinh doanh,
chiến lợc phát triển của các công ty con, quyết định các vấn đề về

nhân sự quản lý chủ chốt, quyết định các dự án đầu t, các vấn đề về
xây dựng thơng hiệu chung của cả tổ hợp công ty, ngoài ra công ty
mẹ còn là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực để hỗ trợ cho các công
ty con và là trung tâm nghiên cứu chiến lợc phát triển của toàn thể
công ty mẹ và các công ty con, bảo đảm cho sự phát triển lâu dài của
cả tổ hợp công ty mẹ - công ty con.
1.2. Cơ sở lý luận xây dựng chiến lợc kinh doanh của công ty
mẹ
1.2.1. Chiến lợc kinh doanh của công ty mẹ
1.2.1.1. Khái niệm về chiến lợc và chiến lợc kinh doanh
Tùy theo từng cách tiếp cận mà xuất hiện các quan điểm khác nhau về chiến lợc
kinh doanh.
Theo cách tiếp cận cạnh tranh, Micheal E. Porter cho rằng: "Chiến lợc kinh
doanh là nghệ thuật xây dựng lợi thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ" [21].
Do vậy, thực chất của chiến lợc kinh doanh, theo Micheal Porter chính là việc
giành và duy trì lợi thế cạnh tranh và chính là nghệ thuật xây dựng lợi thế cạnh
tranh vững chắc để phòng thủ trớc sự cạnh tranh của đối thủ.
Một chiến lợc kinh doanh tốt là chiến lợc trong đó có thể chiếm đợc lợi thế chắc
chắn so với đối thủ cạnh tranh với chi phí có thể chấp nhận đợc.
Theo cách tiếp cận coi chiến lợc kinh doanh là một phạm trù của khoa học quản
lý, Alfred Chandler viết: Chiến lợc kinh doanh là việc xác định các mục tiêu cơ
bản và dài hạn của doanh nghiệp, lựa chọn các chính sách, chơng trình hành
động nhằm phân bổ các nguồn lực để đạt đợc các mục tiêu cơ bản đó.
Theo cách tiếp cận kế hoạch hóa, James B. Quinn cho rằng: Chiến lợc kinh
doanh đó là một dạng thức hay là một kế hoạch phối hợp các mục tiêu chính,
các chính sách và các chơng trình hành động thành một tổng thể kết dính lại với
nhau. Theo William J.Glueck: Chiến lợc kinh doanh là một kế hoạch mang tính
thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp đợc thiết kế để đảm bảo rằng các
mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp sẽ đợc thực hiện.
Nh vậy, khái niệm chiến lợc đợc thể hiện qua nhiều quan niệm:

- Chiến lợc nh những quyết định, những hành động hoặc những kế hoạch liên
kết với nhau đợc thiết kế để đề ra và thực hiện những mục tiêu của một tổ chức.
- Chiến lợc là tập hợp những quyết định và hành động hớng đến các mục tiêu
đảm bảo sao cho năng lực và nguồn lực của tổ chức đáp ứng đợc những cơ hội
và thách thức từ bên ngoài.
- Chiến lợc nh là một mô hình, vì ở một khía cạnh nào đó, chiến lợc của một tổ
chức phản ảnh cấu trúc, khuynh hớng mà ngời ta dự định trong tơng lai.
- Chiến lợc nh là một triển vọng, quan điểm muốn đề cập đến sự liên quan đến
chiến lợc với những mục tiêu cơ bản, vị thế chiến lợc và triển vọng tơng lai của
nó.
Vậy, chiến lợc kinh doanh của một công ty đợc hiểu là tập hợp thống nhất các
mục tiêu, các chính sách và sự phối hợp các hoạt động của các đơn vị kinh
doanh trong chiến lợc tổng thể của doanh nghiệp. Do đó, chiến lợc kinh
doanh là phơng thức mà các công ty sử dụng để định hớng tơng lai nhằm đạt
đợc những thành công.
1.2.1.2. Phân biệt chiến lợc với một số khái niệm khác
* Quyết định chiến lợc và quyết định tác nghiệp
Chúng Chúng khác nhau về tính chất, mục tiêu và cấp độ trên một số các tiêu
chuẩn: mức độ ảnh hởng, thời gian, khả năng chuyển đổi, môi trờng, thông tin,
tính chặt chẽ, mô hình quyết định, bản chất quyết định, số lợng, kết quả, thất
bại, rủi ro, ngời ra quyết định và tính chất lặp lại.
Bảng 1.1: Các tính chất của quyết định chiến lợc và quyết định tác nghiệp
Tính chất Quyết định chiến lợc Quyết định tác nghiệp
ảnh hởng
Toàn bộ Cục bộ
Thời gian
Dài hạn Ngắn hạn
Khả năng chuyển hồi
Thấp Cao
Môi trờng Biến đổi Xác định

Mục tiêu
Nhiều, mờ, tổng quát
ít, rõ ràng
Thông tin
Tổng hợp, không đầy đủ Đầy đủ, chính xác
Tính chặt chẽ
Yếu Cao
Mô hình
Định tính Thuật toán
Bản chất
Sáng tạo Khai thác
Số lợng
ít
Nhiều
Kết quả
Lâu dài Có thể điều chỉnh
Thất bại
Nặng nề, có thể bị chết Có thể khắc phục
Rủi ro
Lớn Hạn chế
Khả năng của ngời ra quyết định
Khái quát vấn đề Phân tích tỷ mỷ toàn diện
Tính chất lặp lại
Một lần, không lặp lại Lặp lại
* Chiến lợc và chính sách
Chiến lợc là đờng hớng phát triển cho doanh nghiệp, nếu coi chiến lợc là mục
đích thì chính sách là những phơng tiện để đạt đợc mục đích đó.
Chính sách là phơng tiện để đạt đợc mục tiêu chiến lợc, đó là những cách thức,
nguyên tắc, quy định, hớng dẫn hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp,
phơng thức đờng lối hớng dẫn trong quá trình phân bổ nguồn lực, chính sách

tồn tại dới các văn bản hớng dẫn, quy tắc, thủ tục,...
Nh vậy, về phạm vi trong cùng một cấp thì chiến lợc rộng hơn chính sách vì
chiến lợc xác định một hớng đi và mục tiêu mang tính dài hạn. Tuy nhiên đây là
sự khác biệt có tính chất tơng đối, bởi vì các doanh nghiệp khi hoạch định chiến
lợc phải dựa vào các chính sách của Nhà nớc.
* Chiến lợc và kế hoạch, chơng trình, dự án
Phần lớn các nhà kinh tế cho rằng chiến lợc, kế hoạch, chơng trình dự án cùng
phụ thuộc vào phạm trù kế hoạch hóa doanh nghiệp tuy nhiên giữa chúng khác
nhau về mức độ, thể hiện trong sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: So sánh chiến lợc, chơng trình, kế hoạch
Nh vậy giữa chúng khác nhau về:
+ Về cấp độ.
+ Về mục tiêu, thể hiện ở chỗ: chiến lợc nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của
doanh nghiệp đối với các đối thủ cạnh tranh, kế hoạch nhằm vào việc thực hiện
quá trình quản lý tác nghiệp để thực hiện các mục tiêu của chiến lợc theo từng
cấp độ, thời gian thích hợp.
+ Khác nhau về cách thể hiện: chiến lợc thể hiện bằng các định hớng, các chính
sách, các kế hoạch còn kế hoạch thể hiện bằng các chỉ tiêu cụ thể.
1.2.1.3. Yêu cầu và ý nghĩa của chiến lợc kinh doanh đối với công ty mẹ
Chẩn đoán
chiến lược
Chiến lược
kinh doanh
Kế hoạch theo
thời gian
Kế hoạch theo
mục tiêu
Kế hoạch
ngắn hạn
Kế hoạch

dài hạn
Dự án
Chương trình
* Yêu cầu của chiến lợc kinh doanh
Cũng giống nh một công ty lớn, công ty mẹ nào đó, chiến lợc kinh doanh ca
cụng ty cần phải đạt các yêu cầu:
- Chiến lợc kinh doanh phải xác định rõ những mục tiêu cơ bản cần phải đạt đợc
trong từng thời kỳ và cần phải quán triệt ở mọi cấp, mọi lĩnh vực hoạt động
trong công ty hoặc tổ chức.
- Chiến lợc kinh doanh phải bảo đảm huy động tối đa và kết hợp một cách tối u
việc khai thác và sử dụng các nguồn lực của công ty cũng nh với công ty con
trong kinh doanh, nhằm phát huy đợc những lợi thế, nắm bắt những cơ hội để
dành u thế trong cạnh tranh.
- Chiến lợc kinh doanh của cụng ty đợc phản ánh trong một quá trình liên tục từ
xây dựng đến thực hiện, đánh giá, kiểm tra, điều chỉnh chiến lợc.
- Chiến lợc kinh doanh đợc lập ra cho một khoảng thời gian tơng đối dài thờng
là 3 năm, 5 năm hay 10 năm.
* ý nghĩa
Chiến lợc kinh doanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát
triển của cụng ty mẹ và cho các công ty con:
- Giúp cho cụng ty nhận thấy rõ mục đích hớng đi của mình làm cơ sở cho mọi
kế hoạch hành động cụ thể, tạo ra những phơng án kinh doanh tốt hơn thông
qua việc sử dụng phơng pháp tiếp cận hệ thống, tăng sự liên kết và gắn bó của
cán bộ quản lý trong thực hiện mục tiêu cụng ty.
- Giúp cho cụng ty nhận biết đợc các cơ hội và nguy cơ trong tơng lai, qua đó
có thể thích nghi bằng cách giảm thiểu sự tác động xấu từ môi trờng, tận dụng
những cơ hội của môi trờng khi nó xuất hiện, giúp các cụng ty đa ra các quyết
định đúng đắn phù hợp với biến đổi của môi trờng đảm bảo cho hoạt động sản
xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.
- Giúp cho cụng ty tạo ra thế chủ động tác động tới môi trờng, làm thay đổi môi

trờng, cho phù hợp với sự phát triển của công ty, tránh tình trạng thụ động.
- Cho phép phân phối một cách có hiệu quả về thời gian, nguồn lực cho các lĩnh
vực hoạt động khác nhau cả ở công ty mẹ lẫn công ty con.
- Hoạch định chiến lợc khuyến khích cụng ty hớng về tơng lai, phát huy sự năng
động sáng tạo, ngăn chặn những t tởng ngại thay đổi, làm rõ trách nhiệm cá
nhân, tăng cờng tính tập thể.
- Giúp cho cụng ty tăng đợc vị trí cạnh tranh, cải thiện các chỉ tiêu về doanh số,
tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả quản lý, tránh đợc rủi ro về tài chính,
tăng khả năng phòng ngừa, ngăn chặn các vấn đề khó khăn của cụng ty, nâng
cao đời sống cán bộ, công nhân, bảo đảm cho doanh nghiệp phát triển bền vững
trong môi trờng cạnh tranh.
1.2.2. 1.2.2 Nội dung cơ bản của chiến lợc kinh doanh của công ty
mẹ
Nội dung cơ bản chiến lợc kinh doanh của các loại công ty, trong đó có công ty
mẹ bao gồm:
Thứ nhất: Xác định mục tiêu dài hạn mà công ty phải hớng tới. Bao gồm các
vấn đề liên quan đến sự tồn tại và vị thế của công ty, khả năng sinh lời (mục tiêu
kinh tế); các triết lý, niềm tin cơ bản, giá trị cốt lõi và các u tiên.
Thứ hai: Xác định lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh. Công ty phải xác định đợc
các vấn đề cốt lõi nh: Khách hàng là ai? Sản phẩm hoặc dịch vụ chính của công ty
là gì? Thị trờng: công ty đã, đang và sẽ phải cạnh tranh với ai, tại đâu? Năng lực
cốt lõi hoặc u thế cạnh tranh chủ yếu của công ty là gì?
Thứ ba: Xác định loại hình chiến lợc kinh doanh:
- Chiến lợc tổng quát (chiến lợc công ty): Chiến lợc tổng quát thờng đề cập
những vấn đề quan trọng nhất, bao trùm nhất và có ý nghĩa quyết định những

×