Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

hiện trạng quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong thâm canh hoa tại triệu sơn thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.57 KB, 41 trang )

TIỂU LUẬN
HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG
THÂM CANH HOA TẠI
TRIỆU SƠN – THANH HÓA
1
Mục lục
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 3
2. Tổng quan 4
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
2.1. Đối tượng nghiên cứu 11
2.2. Phương pháp nghiên cứu 11
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 12
3.1. Khái quát về cây hoa 12
3.2. Khái quát tình hình thâm canh hoa ở Triệu Sơn, Thanh Hóa 14
3.2. Thực trạng quản lý thuốc bảo vệ thực vật ở Triệu Sơn, Thanh Hóa 16
3.2. Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV trong thâm canh hoa ở Triệu Sơn, Thanh Hóa 19
3.3 Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV trong thâm canh hoa ở Triệu Sơn, Thanh Hóa 26
Mười nguyên tắc đảm bảo cho sử dụng phân bón hợp lý 28
10 nguyên tắc bón phân hợp lý 28
1. Đúng thuốc 36
2. Đúng liều lượng và nồng độ 37
4. Đúng cách 38
sTÀI LIỆU THAM KHẢO 41
2
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta là nước nông nghiệp, nông dân chiếm trên 70% dân số cả nước. Do
vậy,nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Khi nền
nông nghiệp càng phát triển, đi vào thâm canh, sản xuất hàng hoá thì vai trò của
công tác bảo vệ thực vật, đặc biệt là việc sử dụng thuốc BVTV ngày càng quan
trọng đối với sản xuất. Thuốc BVTV đã góp phần hạn chế sự phát sinh, phát triển


của sâu bệnh, ngăn chặn và dập tắt các đợt dịch bệnh trên phạm vi lớn, bảo đảm
được năng suất cây trồng, giảm thiểu thiệt hại cho nông dân. Tuy nhiên, những năm
gần đây việc sử dụng thuốc BVTV trong thâm canh sản xuất, đặc biệt trong thâm
canh hoa, cây cảnh có xu hướng gia tăng cả về chất lượng lẫn chủng loại. Một thực
tế hiện nay là việc sử dụng thuốc BVTV tràn lan, không thể kiểm soát đã và đang
gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, nước, không khí, sức khoẻ con người và
môi trường sinh thái.
Bên cạnh đó, xã hội càng phát triển thì nhu cầu làm đẹp cho cuộc sống ngày
càng tăng, vì thế nghề trồng hoa trở thành nghề sản xuất chính trong một số vùng,
trong đó có vùng hoa xã Tây Tựu. Việc sử dụng hoá chất BVTV trong trồng hoa ở
xã Tây Tựu nói riêng và trong cả nước nói chung được coi là biện pháp quan trọng
nhất để bảo vệ sản lượng hoa hàng năm. Với tâm lí: “Càng phun nhiều thuốc
người dân càng yên tâm”, vấn đề sử dụng thuốc BVTV trong thâm canh hoa ngày
càng trở nên khó kiểm soát và gây nên nhiều tác động đến môi trường và sức khoẻ
cộng đồng. Chính vì vậy để có một cách nhìn tổng quát nhất về tình hình sử dụng
thuốc BVTV trong thâm canh hoa ở Triệu Sơn thì việc điều tra, đánh giá hiện trạng
và đề xuất giải pháp cho việc quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách
hiệu quả là rất cần thiết.

Bên cạnh đó, phân bón có vai trò hết sức quan trọng đối với tăng năng suất
cây trồng, phẩm chất nông sản, góp phần quan trọng về bảo đảm an ninh lương
3
thực, tăng các sản phẩm trồng trọt để xuất khẩu. Do vậy, cùng với việc đẩy mạnh
công tác quản lý chất lượng phân bón để cung cấp cho nông dân các loại phân bón
tốt, đúng chất lượng, giải pháp tăng hiệu suất/hiệu quả sử dụng phân bón, giảm chi
phí là rất có hiệu quả việc tăng cường chỉ đạo hướng dẫn sử dụng hiệu quả phân
bón thông qua các biện pháp tăng hiệu suất sử dụng phân bón cho cây trồng sẽ góp
phần tích cực vào việc hạ giá thành sản xuất, góp phần cải thiện chất lượng và vệ
sinh an toàn thực phẩm hạn nông sản và hạn chế ô nhiễm môi trường.
2. Tổng quan

Việt Nam có diện tích đất tự nhiên là 33 triệu ha nhưng diện tích trồng hoa ở
Việt Nam chỉ chiếm 0,02% diện tích đất đai. Hoa được trồng lâu đời và tập trung
một số vùng trồng hoa truyền thống như Ngọc Hà, Quảng An, Tây Tựu (Hà Nội),
Đằng Hải, Đằng Lâm (Hải Phòng), Hoành Bồ, Hạ Long (Quảng Ninh), Triệu Sơn
(Thanh hoá), Gò Vấp, Hóc Môn (TP. Hồ Chí Minh) với tổng diện lích trồng
khoảng 3500 ha.
Phong trào trồng hoa ở Việt Nam trong những năm gần đây đã được chú ý phát
triển, diện tích hoa tăng nhanh. Điều kiện khí hậu và đất đai đa dạng đã tạo điều
kiện để trồng nhiều loại hoa, trong đó phát triển hệ thống trồng hoa thâm canh đã
được nhà nước quan tâm và hỗ trợ. Theo Viện Nghiên cứu Rau-Quả thì hiện nay
lợi nhuận thu được từ 1 ha trồng hoa cao hơn 10- 15 lần so với trồng lúa và 7-8 lần
so với trồng rau.
Gần 90% các loài hoa được trồng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ở trong nước, tuy
nhiên thị trường xuất khẩu cũng đang tăng nhanh với 1 số loại hoa đặc thù của Việt
Nam (hoa sen, hoa nhà và một số loài hoa mà các nước ôn đới trồng khó khăn trong
mùa Đông (hồng, cúc ). Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2003 cả nước
có 9430ha hoa và cây cảnh các loại với giá trị sản lượng 482,6 tỷ đồng.
Ở Việt Nam đã hình thành 3 vùng hoa lớn sau:
4
- Vùng hoa đồng bằng sông Hồng: với khí hậu 4 mùa và nhiều vùng khí hậu đặc
thù nên rất thích hợp cho trồng nhiều loại hoa. Hoa được trồng ở hầu hết các tỉnh
của vùng trong đó tập trong nhiều ở các thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Nam
Định, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc Hoa ở vùng này chủ yếu phục vụ tiêu thụ
trong nước,và một số chủng loại nhỏ đã xuất khẩu sang Trung Quốc (hồng, cúc ).
Hồng là loài hoa phổ biến nhất chiếm 35%, tiếp đến là hoa cúc (30%), hoa đồng
tiền (10%), còn lại là các loài hoa khác (25%).
- Vùng hoa Đà Lạt: Đà Lạt có điều kiện khí hậu thời tiết rất phù hợp cho trồng các
loại hoa, mặc dù diện tích không lớn nhưng đãy là nơi sản xuất các loại hoa cao cấp
với chất lượng tốt: phong lan, địa lan, lấy, hồng, đồng tiền… Diện tích trồng các
loài hoa tăng 1,74 lần so với kế hoạch đề ra trong giai đoạn 1996-2000, chỉ riêng

năm 2000 đã thu hoạch được 25,5 triệu cành hoa.
- Vùng hoa đồng bằng sông Cửu Long: Đây là vùng có khí hậu ấm, nóng quanh
năm nên thích hợp với các loài hoa nhiệt đới: hoa lan, đồng tiền TP Hồ Chí Minh
là nơi phát triển hoa lan nhiệt đới nhanh nhất trong cả nước, nhiều trang trại hoa lan
đã được thành lập, kinh doanh và phát triển theo mô hình trang trại hoa lan tại Thái
Lan.
Diện tích hoa ngày càng tăng cao đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của
thị trường, nhất là ở các thành phố lớn. Tính riêng ở Hà Nội có khoảng 300 cửa
hàng bán các loại hoa chất lượng cao, đó là chưa kể các hàng hoa nhỏ và cả những
người bán rong. Ước tính, lượng hoa tiêu thụ từ các nguồn trên ở mức hơn 1 triệu
cành các loại trong một ngày. Tại Đà Lạt diện tích hoa cắt cành của vùng này năm
1996 chỉ có 174ha, đến năm 2000 đã tăng lên 853ha và hiện nay có khoảng 1467ha
(hoa cúc chiếm khoảng 24% , với sản lượng khoảng 10- 13 triệu cành, với khoảng
84 tỷ đồng).
Những năm gần đây, nghề trồng hoa phát triển khá mạnh ở nhiều địa phương. Theo
số liệu điều tra của Viện Di truyền Nông nghiệp, tại một số địa phương, hoa là cây
5
trồng cho thu nhập khá. Chẳng hạn, có vùng ở Hà Nội, so với sản xuất 2 lúa 1 màu
trong cùng thời điểm, trên cùng một đơn vị diện tích thì trồng hoa có lợi nhuận cao
hơn gần 12 lần. Ở Thái Bình, có doanh nghiệp trồng hoa đã thu lãi tới 160 triệu
đồng ha/năm, hay ở Lâm Đồng, bình quân cho mức lãi 250 - 300 triệu đồng/ha/năm
từ sản xuất hoa.
Trong những năm qua, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc không những phát triển khu
công nghiệp Phúc Thắng, Quang Minh, mà còn chuyển đổi cơ cấu cây trồng có
hiệu quả cao, nên bình quân mỗi héc ta canh tác đạt 48 triệu đồng/ha. Trong đó có
nhiều cánh đồng đạt từ 50 triệu - 70 triệu/ha canh tác trong một năm.
Với kinh nghiệm chuyển đổi vùng đất từ cấy lúa, trồng rau màu cho thu nhập thấp,
sang trồng hoa của những xã phía nam huyện Mê Linh đã cho thu nhập gấp 3-4 lần
so với cấy lúa và trồng rau. Bình quân mỗi héc ta trồng hoa đã cho thu nhập trên 50
triệu đồng trong năm.

Trước đây, nông dân các xã Mê Linh, Tiền Phong, Đại Thịnh, Văn Khê, Tráng Việt
trồng hoa hồng Đà Lạt, nhưng gần đây giống hoa hồng Đà Lạt bị thoái hóa, hoa
nhỏ, chóng tàn, màu sắc không đẹp, nên nông dân Mê Linh đã mạnh dạn trồng
những giống hoa hồng nhập ngoại như hoa hồng Pháp, Italia thay thế cho hoa hồng
Đà Lạt. Những giống hoa hồng nhập ngoại được trồng trên đất Mê Linh đã đem lại
giá trị thu nhập cao hơn so với trồng hoa hồng Đà Lạt, vì hoa hồng ngoại rất thích
hợp với điều kiện đất đai, khí hậu ở đây, nên hoa hồng ngoại vừa to, vừa đẹp và lâu
tàn hơn so với hoa hồng Đà Lạt. Mới đây, vùng hoa Mê Linh còn nhập giống hoa
đồng tiền của Trung Quốc vào trồng đã cho kết quả cao. Hoa đồng liền với nhiều
màu sắc và được khách hàng chơi hoa ở Thủ đô Hà Nội và nhiều tỉnh ở vùng đồng
bằng sông Hồng ưa chuộng. Bên cạnh những giống hoa trên, vùng hoa Mê Linh
còn trồng nhiều giống hoa như: hoa cúc Nhật Bản, hoa phăng Pháp, hoa tay Hà
Lan, hoa huệ, hoa thược dược và làm cây cảnh phục vụ đủ các loại khách hàng chơi
hoa và cây cảnh ở khắp mọi miền đất nước. Không những nhạy bén với chuyển đổi
6
cơ cấu giống hoa để phù hợp với thị trường hoa, mà nông dân ở Mê Linh còn tiếp
thu nhanh những công nghệ mới vào trồng hoa như trồng hoa theo phương pháp
cấy mô, trồng hoa trong nhà che phủ nhận và trồng hoa sạch bằng cách: tưới hoa
bằng nước sạch, bón cho hoa bằng phân vi sinh và không phun thuốc trừ sâu cho
hoa mà phòng trừ sâu bệnh cho hoa bằng phương pháp tổng hợp IPM, giúp cho
người chơi hoa sạch, không bị ô nhiễm môi trường trong phòng để hoa.
Hoa của Việt Nam cũng đã được xuất khẩu, riêng lượng hoa xuất khẩu của công ty
sản xuất hoa Hasfarm 100% vốn nước ngoài ở Đà Lạt đã đem lại doanh thu trên 4
triệu USD/năm. Theo phân tích của các chuyên gia, nhu cầu tiêu thụ hoa sẽ ngày
càng tăng cả ở thị trường trong nước lẫn quốc tế. Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị
trường, Việt Nam có kế hoạch phát triển diện tích trồng hoa lên khoảng 10.000 ha,
với sản lượng 3,5 tỷ cành và đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 60 triệu USD vào
năm 2010. Theo đó, một số vùng sản xuất chính đã được quy hoạch, gồm Hà Nội,
TP.HCM, Sapa (Lào Cai), Đà Lạt, Đức Trọng (Lâm Đồng), Hải Phòng, Vĩnh Phúc,
Thái Bình…

Hiện nay vấn đề quan tâm không chỉ là đảm bảo mục tiêu về diện tích trồng hoa,
mà còn là chất lượng và hiệu quả bền vững, cần phải đa dạng hóa các loại hoa phục
vụ nhu cầu trong nước, mặt khác, chú trọng các loại hoa chất lượng cao phục vụ
xuất khẩu.
Hiện nay, trong cơ cấu, hoa hồng vẫn chiếm 35-40%, hoa cúc chiếm 25-30%, còn
lại là layơn, cẩm chướng, thược dược, huệ, đồng tiền, lan. Các nhà khoa học đã xác
định cần chú trọng công tác nhập nội, chọn tạo và nhân nhanh các giống hoa chất
lượng cao, nhất là hoa cúc, hồng, lay ơn, đồng tiền, hoa hồng môn, hoa phăng,
phong lan và lily, đồng thời tăng cường tiếp nhận, chuyển giao các công nghệ, tiến
bộ kỹ thuật trong trồng, chăm sóc, thu hoạch và phân phối hoa để tăng hiệu quả, giá
trị sản phẩm, trong đó vấn đề giống, kỹ thuật canh tác là yếu lố quan trọng cần
được quan tâm, đầu tư thích đáng.
7
Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất hoa, trong đó có việc thiết kế
đồng ruộng theo quy hoạch, hoàn chỉnh hệ thống tưới - tiêu, hệ thống nhà lưới, nhà
kính và các kỹ thuật đóng gói, bảo quản, vận chuyển, nhất là vận chuyển từ nơi sản
xuất đến các sân bay đối với hoa xuất khẩu
Cần phải rà soát các hoạt động thị trường hoa trong hệ thống quốc gia về tiếp thị và
phân phối sản phẩm hoa, xây dựng kế hoạch hành động về quản lý sản phẩm nhằm
đảm bảo dòng lưu chuyển sản phẩm nhanh từ nhà sản xuất đến người tiêu thụ. Đặc
biệt, các cơ chế chính sách khuyến khích các cơ sở trồng hoa quy mô lớn, chất
lượng cao theo quy hoạch và với hệ thống lưu thông sản phẩm hoa, sự phối hợp
chặt chẽ giữa các cáp, ngành chức năng cũng được đề cập như những yếu tố không
thể thiếu trong giải pháp phát triển hoa trong giai đoạn tới.
Tình hình sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật ở Việt Nam:
- Phân bón:
Là một quốc gia nông nghiệp, Việt Nam tiêu thụ một lượng phân bón không nhỏ
hàng năm, kim ngạch nhập khẩu phân bón từ năm 2001 đến nay vẫn có chiều
hướng tăng. Theo ước tính của Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam, nhu cầu phân
bón các loại của cả nước năm 2009 là 7,8 triệu tấn, trong đó, 1,7 triệu tấn phân đạm

urê; 1,85 triệu tấn phân NPK; DAP 0,7 triệu tấn; 1,6 triệu tấn phân lân trong nước
sản xuất và một số chủng loại phân khác (SA, Kali ).
Tuy nhiên, thị trường phân bón Việt Nam hiện nay vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nhập
khẩu. Công nghiệp sản xuất phân bón nội địa Việt Nam mới chỉ đáp ứng được
khoảng 50-60% cầu về urê, 100% phân lân nung chảy và NPK từ lân nung chảy.
Các loại phân khác như SA, Kali hiện nay đang phải nhập khẩu 100%. Đặc biệt,
thị trường nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam là Trung Quốc, chiếm tới trên 30%
tổng kim ngạch nhập khẩu.
(Nguồn: AGROINFO)
8
Các DN phân bón chưa hợp tác với nhau nên không tạo được sức mạnh chung để
đối phó với các đối tác nước ngoài.Hiện thị trường phân bón Việt Nam chưa có
chiến lược phát triển dài hạn, các văn bản quản lý điều hành còn mang tính sự vụ.
Chưa có luật phân bón và chiến lược dài hạn cho ngành phân bón Việt Nam để tạo
hành lang pháp lý và điều hành vĩ mô mang tầm chiến lược để phát triển bền vững
ngành nông nghiệp Việt Nam. Xem xét một cách hệ thống các văn bản điều hành
quản lý thị trường phân bón của các đơn vị liên quan như Bộ Nông Nghiệp, Bộ Tài
Chính, bộ Công Thương từ trước tới nay, Việt Nam chưa có chính sách, chiến
lược dài hạn đối với ngành phân bón. Theo cơ sở dữ liệu luật của AGROINFO về
ngành phân bón kể từ năm 1999 tới nay có khoảng 60 văn bản điều chỉnh ngành
phân bón, trong đó có khoảng 29 công văn, 25 quyết định và 6 thông tư, tất cả đều
là các văn bản dưới luật có hiệu lực thấp và liên tục bị thay thế.
- Thuốc BVTV:
Ngành sản xuất thuốc BVTV trong nước có tốc độ tăng trưởng khoảng 5%/năm về
sản lượng trong giai đoạn 2001-2008. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng
trưởng về sản lượng của ngành thuốc BVTV chỉ đạt khoảng 0,87%/năm. Nguyên
nhân giải thích cho việc sản lượng thuốc BVTV tăng trưởng chậm trong những
năm gần đây là do việc sử dụng thuốc BVTV phụ thuộc rất nhiều vào diện tích đất
nông nghiệp, vì diện tích đất nông nghiệp không tăng lên, đặc biệt là trong những
năm gần đây đã đưa tiến bộ kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất như 3 giảm 3 tăng, 1

phải 5 giảm, sử dụng giống kháng bệnh…nên đã giảm sử dụng thuốc BVTV. Nhu
cầu về thuốc BVTV của cả nước hiện khoảng 50.000 tấn/năm, tương đương với giá
trị khoảng 500 triệu USD, trong đó bao gồm 3 loại chính là thuốc trừ sâu và côn
trùng; thuốc diệt nấm; thuốc diệt cỏ. Cơ cấu nhu cầu tiêu dùng thuốc BVTV trong
các năm qua được duy trì khá ổn định, trong đó tỷ lệ thuốc trừ sâu và côn trùng
chiếm khoảng 60% về giá trị. Nguồn cung chính cho thị trường thuốc BVTV trong
nước hiện nay chủ yếu là từ nhập khẩu. Do ngành sản xuất các loại hoá chất tổng
9
hợp dùng cho bảo vệ thực vật trong nước chưa phát triển nên các doanh nghiệp
trong ngành sản xuất thuốc BVTV ở Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khá nhiều
nguyên liệu.
Theo Cục Bảo vệ thực vật, thị trường kinh doanh thuốc bảo vệ tại Việt Nam hiện
có khoảng 150 doanh nghiệp (Riêng tỉnh An Giang có 01 DN là Công ty BVTV An
Giang), 70 xưởng gia công. Các doanh nghiệp kinh doanh thuốc BVTV đang phải
cạnh tranh gay gắt với các loại thuốc BVTV nhập khẩu từ Trung Quốc.
10
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Điều tra trực tiếp 45 hộ chuyên sản xuất hoa tại Triệu Sơn;
- Điều tra hiện trạng thực tế trên hơn 380 ha trồng hoa của Triệu Sơn ;
- 8 hộ kinh doanh thuốc BVTV;
- Phỏng vấn nhanh cán bộ lãnh đạo của xã, hợp tác xã sản xuất hoa và các
cán bộ thôn, người dân trực tiếp phun thuốc trên đồng.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu: Kế thừa có chọn lọc các tài liệu, tư liệu đã
nghiên cứu có liên quan đến quản lý và sử dụng thuốc BVTV
- Phương pháp điều tra thực địa: Tổ chức điều tra bằng phiếu kết hợp phỏng
vấn nhanh các hộ trồng hoa được chọn theo mẫu ngẫu nhiên, điều tra hiện trạng
phun thuốc và xả thải bao bì trên đồng ruộng kết hợp với phỏng vấn nhanh đội ngũ
phun thuốc ngoài đồng

- Phương pháp tính toán thống kê: Áp dụng các phần mềm tính toán thống kê
để đánh giá về hiện trạng quản lí và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong xã Tây
Tựu
- Phương pháp so sánh: Sử dụng để so sánh danh sách thuốc BVTV thực tế
ngoài đồng ruộng, tại các cửa hàng kinh doanh và thu thập được do điều tra trực
tiếp người dân về danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng và cấm sử dụng.
11
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khái quát về cây hoa.
Nhu cầu dinh dưỡng của cây hoa
a) Bón lót khi trồng (lượng bón cho 1.000m2)
- Vôi bột hoặc đôlômít: 100-150kg.
- Phân chuồng hoai: 4-6 tấn.
b) Bón thúc cho gốc ghép (sau khi đặt gốc hồng dại):
- Compomix: 20-30 kg/1.000m2/lần. Bón 5 lần, định kỳ 1 tháng/lần kết hợp làm cỏ,
vun xới.
c) Bón thúc sau khi ghép mắt:
Sau trồng 6 tháng thì tiến hành ghép mắt, sau ghép 15 ngày sẽ hạ giàn và bón thúc
+ Thúc mầm lần 1 (sau khi ghép 30-35 ngày): 5-6 tấn phân chuồng hoai/công.
+ Thúc mầm lần 2 (sau ghép 45-50 ngày): 40-60 kg NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu
cho 1.000m2
+ Thúc sau mỗi lần tỉa nhánh: 15-20kg NPK 13-13-13 + TE Đầu Trâu cho
1.000m2. Kết hợp phòng ngừa sâu bệnh.
+ Thúc định kỳ 15 ngày bón 1 lần, lượng bón 50-70kg NPK 13-13-13 + TE Đầu
Trâu cho 1.000m2.
+ Bón phân magiê: Định kỳ 4-5 tháng bón 1 lần với lượng 1,5-2kg
MgSO4/1.000m2 bằng cách trộn với phân NPK bón gốc hoặc hòa với nồng độ 0,3-
0,5% để phun qua lá.
+ Phun qua lá: Phân bón thích hợp cho các thời kỳ phát triển của hồng là Đầu Trâu
501, 701 và 901, đây là loại phân có đầy đủ và cân đối đa, trung, vi lượng và các

chất điều hòa sinh trưởng. Nồng độ và liều lượng phun tùy thuộc tuổi và thời kỳ
phát triển như sau:
12
- Thời kỳ hồng tăng trưởng và sau cắt hoa: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 501 trong 1 lít
nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.
- Thời kỳ hồng trưởng thành sắp ra nụ hoa: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 701 trong 1 lít
nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.
- Khi hồng đã có nụ và dưỡng hoa khi đang nở: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 901 trong 1
lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.
+ Từ năm thứ 2, vào đầu chu kỳ bón 5-6 tấn phân chuồng hoai/1.000m2. Phân bón
NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu và phân bón lá sử dụng theo quy trình trên.
Các bệnh thường gặp ở hoa hồng
Bệnh gỉ sắt:
Vết bệnh dạng ô nổi, màu vàng da cam hoặc nâu. Gỉ sắt hình thành ở mặt dưới lá.
Mặt trên mô bệnh mất màu xanh bình thường chuyển sang màu vàng nhạt. Bệnh
nặng làm lá khô cháy, dễ rụng, hoa nhỏ ra ít, thường bị thay đồi màu sắc, cây còi
cọc.
+ Nguyên nhân gây bệnh do nấm Phragmidium mucronatum gây ra.
+ Phòng trừ: Loại bỏ tàn dư gây bệnh và cỏ dại. Ngoài thuốc Scrore 250 ND và
Alvil 5 SC có thể dùng thêm Peroxin 0,2 -0,4 %.
Bệnh phấn trắng:
+ Đặc điểm triệu chứng: vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám, hình thái bất định.
Bệnh thường hại trên ngọn non, chồi non, lá non, hình thành ở cả 2 mặt lá. Bệnh
nặng hạn cả thân, cánh, nụ, hoa làm biến dạng lá.Thân khô, nụ ít, hoa không nở
thậm chí chết cây đồng đỏ Pháp, trắng Mỹ, phấn hồng hay bị bệnh này.
+ Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Sphaerothecapannosa (Walls) Lev var, Rosae
gây ra.
+ Biện pháp phòng trừ: Loại bỏ tàn dư gây bệnh và cỏ dại. Dùng thuốc Scrore 250
ND với liều lượng 0,2-0,3 lít/ha. Alvil 5 SC liều lượng 1 lít/ha hoặc Bayfidan 250
EC

Bệnh đốm đen:
13
+ Đặc điểm triệu chứng: Vết bệnh hình tròn hoặc hình bất định ở giữa màu xám
nhạt, xung quanh màu đen. Bệnh thường phá hại trên các lá bánh tẻ, vết bệnh xuất
hiện ở cả 2 mặt lá. Bệnh nặng làm lá vàng, rụng hàng loạt. Đây là một trong những
bệnh chủ yếu hại cây hoa hồng.
+ Nguyên nhân gây bệnh Do nấm Dipbocarpon Rose gây ra.
+ Biện pháp phòng trừ: Vườn trồng hồng thông thoáng, đất không bị ngập úng. Tỉa
bỏ những cành lá mang mầm bệnh, làm sạch cỏ và thu dọn các tàn dư gây bệnh.
Dùng một số thuốc đặc hiệu như Score 250 ND, Zineb 80 WP nồng độ 30- 50 g/ 10
lít nước hoặc Antracol 70 BHN pha 20-30 g thuốc/ bình 8 lit với nồng độ 4 ml
thuốc/bình 8 lít. Lượng phun 30-40 bình/ha.
- Sâu xanh (Heli coverpa armigerra Hb)
Sâu phá hại nặng trên lá non, ngọn non, nụ và hoa. Sâu trưởng thành đẻ trứng rải
rác thành từng cụm ở cả 2 mặt lá non, ở nụ hoa, đài hoa và hoa.
+ Biện pháp phòng trừ: Luân canh với cây trồng khác. Ngoài ra có thể dùng các
loại thuốc trừ sâu: pegasus 500SC liều lượng 0,5-1 lít/ha (pha 7- 10 ml/bình 8 lít)
- Rệp: (Aphis gosssypii Glover) Trên đồng ruộng thường có rệp nhảy và rệp muội.
Rệp phá hại trên thân, lá, ngọn non cây hồng. Đặc biệt rệp sáp hình bầu dục, mình
phủ sáp trắng, không thấm nước. loại rệp này thường sống cộng sinh với kiến. Có
thể dùng thuốc Ancol 20 EC phun 1 lít/ha hoặc Karate 2,5 EC nồng độ 5- 10 ml/
bình 8 lít. Supacide 40 ND liều lượng 1- 15 lít/ha.
- Nhện đỏ (Tetranychus urticae Koch)
Nhện đỏ gây hại nặng trên cây hoa hồng. Nhện thường cư trú ở mặt dưới lá chích
hút dịch bào trong mô lá hồng, tạo thành vết hại có màu sáng, dần dần các vết chích
này liên kết với nhau. Khi bị hại nặng, lá cây hồng có màu nâu vàng rồi khô và
rụng. Khi có thể dùng thuốc Ortus 5 SC hoặc Comite với liều lượng 1 lít/ ha.
3.2. Khái quát tình hình thâm canh hoa ở Triệu Sơn, Thanh Hóa
14
Diện tích đất trồng hoa của Triệu Sơn, Thanh Hóa vào khoảng 280 ha, chiếm

97,5% diện tích đất nông nghiệp toàn xã. Với các giống hoa được trồng phổ biến
hiện nay là: hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa phăng, mỗi loại hoa đòi hỏi
vốn đầu tư, kĩ thuật canh tác và chăm sóc khác nhau do đó hiệu quả kinh tế cũng rất
khác nhau, tuỳ thuộc vào việc đầu tư thâm canh, sản lượng và giá cả đầu ra theo
mùa.
Bảng 1. Hiệu quả kinh tế trồng hoa ở Triệu Sơn, Thanh Hóa
Chủng loại Tổng chi Tổng thu Thu nhập thuần
Tỷ suất lợi
nhuận (%)
Hoa Hồng 45.000.000 130.000.000 85.000.000 188
Hoa Cúc 65.000.000 140.000.000 75.000.000 115
Hoa Đồng tiền 70.000.000 150.000.000 80.000.000 106
Hoa khác 60.000.000 120.000.000 60.000.000 100
Đối với hoa hồng: kĩ thuật trồng và chăm sóc đơn giản, tần suất phun thuốc
BVTV là 4-5 ngày/lần, tuy nhiên giá hoa bán ra tương đối thấp. Hoa đồng tiền đòi
hỏi cao về kĩ thuật trồng và chăm sóc, kinh phí vốn ban đầu lớn, tần xuất phun
thuốc BVTV trung bình là 5 ngày/lần, giá hoa bán ra thị trường tương đối cao; Hoa
cúc là loại hoa phổ biến nhất ở Triệu Sơn, có tính kháng sâu bệnh cao và năng suất
hoa cũng khá cao. Giai đoạn đầu phun thuốc nhiều nhất là 5 lần/tuần. Các giai đoạn
sau dùng thuốc dưỡng cây nhiều hơn và trước lúc bán một ngày thì nhất thiết phải
phun thuốc một lần.
Việc sử dụng thuốc BVTV trong trồng hoa theo quan niệm hoa không phải
thực phẩm, không gây ngộ độc cho con người nên sử dụng thuốc có phần “thoải
mái” hơn. Cây hoa muốn ra hoa đẹp thì cần phải khoẻ mạnh không bị sâu bệnh tấn
công từ lúc gieo đến khi ra hoa. Vì vậy, việc sử dụng thuốc để trị bệnh và dưỡng
cây cần phải thường xuyên và vì thế hầu như việc phun thuốc BVTV xảy ra hàng
ngày trên các cánh đồng hoa của Triệu Sơn. Mặt khác, hoa rất nhạy cảm với thời
tiết. Nếu thời tiết đẹp, khô ráo, mát mẻ, hoa khoẻ mạnh thì sẽ hạn chế sâu bệnh phát
15
triển nên không cần phun thuốc hoặc phun rất hạn chế. Nếu thời tiết xấu,mưa nhiều

hoặc quá nắng sâu bệnh phát triển mạnh, nếu không phun thuốc kịp thời với liều
lượng lớn, tiêu diệt nhanh thì khi trứng nở thành sâu, hoa sẽ phải bỏ. Bên cạnh đó,
việc trừ dịch bệnh cần phải nhanh chóng và hiệu quả nên cần thuốc tác dụng nhanh
không quan tâm đến độc tính hay giá thành. Do vậy vi phạm về nồng độ phun, cách
phối trộn thuốc và thời gian phun thuốc cũng là điều dễ hiểu.
Theo kinh nghiệm thực tế, sự xuất hiện sâu bệnh trên hoa thường mang tính
chu kì nên có thể chia thời điểm phun thuốc ra làm ba giai đoạn:
Giai đoạn 1: tháng 4 - 7, đây là giai đoạn nhiều sâu nhất, vì thế tần suất phun
thuốc cho hoa rất cao. Trung bình cách một ngày phun thuốc một lần; bên cạnh đó,
cần bổ sung dinh dưỡng cho cây để cây không phát triển chậm lại nhưng chưa cần
đầu tư mạnh với tần suất bón là 15 ngày 1 lần.
Giai đoạn 2: gồm các tháng 3, 8, 9 và tháng 10. Giai đoạn này vẫn còn nhiều
sâu nhưng ít hơn giai đoạn 1, do đó tần suất phun thuốc cũng giảm ( 5-7 ngày phun
thuốc 1 lần) so với giai đoạn 1; giai đoạn này là giai đoạn chuẩn bị cho đợt ra hoa
chính nên bổ sung dinh dưỡng là điều cần chú trọng. Những biểu hiện của cây sẽ
hướng đến cách chăm sóc và bón phân hợp lí cứ 5-8 ngày 1 lần.
Giai đoạn 3: gồm các tháng 1, 2, 11 và tháng 12. Giai đoạn này ít sâu bệnh
nhất trong năm, tần suất phun thuốc giảm mạnh, cứ 10 - 15 ngày phun thuốc 1 lần.
Với năng suất đạt được để mang lại hiệu quả lâu dài nên cứ 20 ngày ta bón phân 1
lần.
3.2. Thực trạng quản lý thuốc bảo vệ thực vật ở Triệu Sơn, Thanh Hóa
Theo các tài liệu nghiên cứu cách đây hơn 10 năm, khi đó việc kinh doanh
hoa còn nhỏ lẻ, việc phân phối thuốc BVTV đến người dân do nhà nước quản lí.
Thuốc BVTV được đưa từ chi cục BVTV huyện xuống hợp tác xã. Hợp tác xã sẽ
chịu trách nhiệm phân phối thuốc BVTV đến từng hộ dân. Tuy nhiên, thuốc đi theo
con đường này thường thiếu về số lượng và chủng loại. Vì thế, người dân Tây Tựu
16
thường phải tích luỹ một lượng lớn thuốc “độc” trong nhà. Ví dụ: nhóm lân hữu cơ,
nhiều nhất là Wofatox. Trung bình mỗi hộ dân ở xã Tây Tựu tích trữ khoảng 0,22-
0,23 lít. Monitor là 0,86-0,13 l/hộ. Bassa 0,01-0,12 l/hộ, thậm chí có hộ còn tích trữ

cả DDT. Gần đây, khi vùng Tây Tựu đã chuyển sang chuyên canh hoa, nhu cầu về
thuốc BVTV ngày càng tăng cao nên việc kinh doanh thuốc BVTV đã chuyển sang
tư nhân hoá. Các công ty sản xuất và đóng gói thuốc BVTV sẽ phân phối thuốc cho
các đại lí thuốc cấp 1 và cấp 2. Các đại lí này sẽ bán thuốc cho các cửa hàng tư
nhân nhỏ trong xã. Tính đến trước ngày 1/10/06 ở Triệu Sơn hiện có 08 hộ kinh
doanh thuốc, trong đó có 6 hộ đã đăng kí kinh doanh và 5 hộ chưa đăng kí (bảng 2).
Bảng 2. Danh sách các hộ kinh doanh thuốc BVTV ở Triệu Sơn, Thanh Hóa
Họ và tên
Địa chỉ
Thời gian bắt
đầu kinh doanh
Đăng kí **
Đội Thôn
Trần Trung Thông 2 1 1 1
Tống Văn Hoàn 1 1 2 1
Dương ĐứcQuý 5 2 1 1
Cao Thị Ngọc 9 3 1 1
Vũ Mạnh 11 3 1 2
Trịnh Thị Liên 10 3 1 2
Chu Thị Vấn 12 3 1 2
Nguyễn Thị Hồng 9 3 1 2
Ghi chú *) 1 – Bắt đầu kinh doanh trước ngày 01/10/2005; 2 – Bắt đầu kinh doanh
sau ngày 02/10/2005. **) 1 – Đã đăng ký kinh doanh; 2 – Chưa đăng ký kinh
doanh.
Theo quy định, người dân ở Triệu Sơn, Thanh Hóa muốn mở cửa hàng thì
phải đi học lớp tập huấn về BVTV trong ba tháng do chi cục BVTV huyện tổ chức.
Trong khi học, người học sẽ được biết về cách sử dụng thuốc BVTV trong nông
nghiệp, độc tính của thuốc và cách thức bảo quản thuốc để bảo vệ sức khoẻ con
người và môi trường. Kết thúc khoá học, học viên sẽ được cấp giấy chứng nhận đã
qua khoá huấn luyện và được phép mở cửa hàng và đứng bán tại cửa hàng. Tuy

nhiên, trên thực tế ở một số cửa hàng, người đứng bán không phải là người đã từng
qua lớp tập huấn về BVTV hoặc chưa có đăng kí mở cửa hàng. Mức độ tiếp cận
17
thông tin về thuốc TBVTV của người dân còn rất hạn chế. Theo các kết quả điều
tra thì tỉ lệ số người được tư vấn về cách chọn mua thuốc chỉ là 22% (10/45 người
được hỏi), không được tư vấn là 78% (35/45 người được hỏi). Thông thường người
dân được tư vấn mua loại thuốc nào hay các loại thuốc mới ngay tại cửa hàng bán
thuốc. Số người không được tư vấn về cách chọn thuốc, chủ yếu chọn thuốc theo
kinh nghiệm và theo sự mách bảo của người bên cạnh. Khi việc chuyên canh hoa
ngày càng phát triển, việc những người dân trồng hoa theo kinh nghiệm sẵn có sẽ
không bao giờ có lãi do tốn tiền đầu tư lớn mà hoa bán ra không đủ sức cạnh tranh
với thị trường. Trường hợp bà con được người bán hàng tư vấn về cách chọn thuốc
cũng còn nhiều vấn đề bất cập do nhu cầu về lợi nhuận hoặc thiếu hiểu biết về
chuyên môn. Không phải tất cả những người bán thuốc đều đã được đi tập huấn về
BVTV (có giấy chứng chỉ) mà người đứng bán có thể là người nhà của người được
cấp chứng chỉ hoặc là lao động tự do.
Chính sự thiếu hiểu biết cần thiết về chuyên môn và vì mục đích kiếm lời mà
gần đây hiện tượng thuốc giả xảy ra thường xuyên không kiểm soát được. Thuốc
giả thường do những người trong khu vực làm ra và lấy bao bì của công ty đóng
gói vào hoặc có thể do thuốc nhập lậu từ Trung Quốc.
Loại thuốc giả do người dân tự pha chế có hai loại: Một loại thường có độc
tính rất cao, khi phun sâu bệnh chết ngay, giá lại rất rẻ. Do đó, sử dụng thuốc này
cho hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm được công lao động nhưng rất nguy hại đến môi
trường sinh thái và sức khoẻ người lao động. Loại thứ hai thường chứa hoá chất giả
không có tác dụng diệt sâu bệnh, loại này thường có nhãn mác giống hàng thật nên
người dân không thể biết được nhưng khi dùng thuốc sâu bệnh không chết. Hiện
nay ngoài các cửa hàng đã đăng kí kinh doanh, thuốc BVTV còn được bán ngoài
chợ. Do cơ chế thị trường nên các gia đình sẽ tự phải lo mua thuốc, pha thuốc thế
nào cho hợp lí và kinh tế nhất. Chính vì vậy, việc dùng thuốc BVTV ở Triệu Sơn
hiện nay có xu hướng “mạnh ai người ấy làm” nên có hiện tượng phun thuốc tràn

lan, không theo đợt và rất khó có thể kiểm soát. Có thể nói việc quản lí thuốc
18
BVTV hiện nay ở Triệu Sơn đang còn nhiều điều bất cập và rất cần được quan tâm,
giải quyết.
3.2. Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV trong thâm canh hoa ở Triệu Sơn, Thanh Hóa
Thực trạng các loại thuốc BVTV đang được sử dụng trong thâm canh hoa
tại Triệu Sơn trên đồng ruộng và qua phỏng vấn người dân còn có nhiều khác biệt
nhưng nhìn chung người dân vẫn sử dụng nhiều loại thuốc đã cấm sử dụng, nhiều
loại thuốc không có trong danh mục, không rõ nguồn gốc, không có chỉ dẫn sử
dụng và tác dụng của thuốc. Trên đồng ruộng còn thấy nhiều bao bì có nhãn mác
hoàn toàn bằng tiếng Trung Quốc.
Kết quả điều tra phỏng vấn 45 người dân về các loại thuốc BVTV đã và đang
được người dân sử dụng trong thâm canh hoa thể hiện ở bảng 3. Qua bảng 3 cho
thấy, người dân vẫn dùng những loại thuốc BVTV hạn chế và CSD ở nước ta như:
Thasodant (chiếm 18,3% số người sử dụng); Wofatox (31,7%); Monitor (16,7%);
DDT (8,3%); Monocrotophos (3,3%); Karate (5,0%); Lannate (61,7%). Đây là
những loại thuốc thuộc nhóm độc I (rất độc), diệt sâu bệnh không chọn lọc, thời
gian phân hủy lâu, gây hủy hoại hệ sinh thái và đe dọa đến sức khỏe con người do
nhiễm độc mãn tính. Việc điều tra danh sách thuốc BVTV bằng phương pháp này
sẽ cho biết được những loại thuốc đã từng và đang được người dân sử dụng. Đồng
thời cũng biết được mức độ nhận thức của người dân về thuốc BVTV. Cũng theo
các kết quả điều tra thì tỉ lệ số người được tư vấn về cách chọn mua thuốc chỉ là
22% (10 người/45 người được hỏi); không được tư vấn là 78% (35 người/45
người). Việc dùng thuốc bất hợp lý khiến cho tính kháng thuốc của sâu bệnh càng
cao và người dân phải đổi thuốc dùng liên tục và sử dụng ngày càng đa dạng hơn
các loại thuốc. Điều này thể hiện qua kết quả thu thập và ghi lại bao bì thuốc
BVTV trên đồng ruộng.
Bảng 3. Danh sách các loại thuốc BVTV đang được người dân Triệu Sơn sử
dụng trong thâm canh hoa (kết quả qua phiếu điều tra)
19

STT
Tên thuốc
BVTV
% số người
sử dụng
Được
phép sử
dụng
Cấm sử
dụng
Không có
trong danh
mục
Hạn
chế sử
dụng
1 Sherpa 85,0%
(51/60)
*
2 Selecron 63,0%
(38/60)
*
3 Score 250 ec 85,0%
(51/60)
*
4 Padan 95sp 83,3%
(50/60)
*
5 Thasodant 18,3%
(11/60)

*
6 Wofatox 31,7%
(19/60)
*
7 Match 51,7%
(31/60)
*
8 Tilsuper 300ec 83,3%
(50/60)
*
9 Monitor 16,7%
(10/60)
*
10 DDT 8,3% (5/60) *
11 Monocrotopho
s
3,3% (2/60) *
12 Karate 5,0% (3/60) *
13 Isodrin 15,0% (9/60) *
14 Arrivo 5ec 36,7%
(22/60)
*
15 Dinazin 15,0% (9/60) *
16 Lannate 61,7%
(37/60)
*
Qua điều tra thực tế ngoài đồng ruộng tìm thấy, có trên 23 tên thuốc thương
mại khác nhau được người dân sử dụng (qua bao bì, vỏ chai, ). Trong đó có 18
20
loại thuốc nằm trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, 1 loại thuộc thuốc

hạn chế sử dụng, 1 loại thuốc cấm sử dụng và 3 loại không nằm trong danh mục
(bảng 4 và 5). Triệu Sơn rất phong phú về chủng loại. Chúng thuộc nhiều nhóm
thuốc như: Cacbamat, Clo hữu cơ, Lân hữu cơ, Pyrethroid, nhóm thuốc sinh học và
nhiều nhóm khác:
- Nhóm Cacbamat: thuộc nhóm này có 3 loại thuốc có tên thương mại là
Carbenzim (trừ bệnh), Sanedan và shachong shuang (trừ sâu), đều thuộc nhóm độc
II, chiếm 13,04% tổng số thuốc.
- Nhóm Clo hữu cơ: chỉ có 1 loại thuốc Qick (trừ sâu), thuộc nhóm hoạt chất
2,4D, nhóm độc I (rất độc).
- Nhóm Lân hữu cơ: sử dụng 2 loại thuốc là Metyl-annong và Selecron đều
có tác dụng trừ sâu và thuộc nhóm độc II.
- Nhóm Pyrethroid: có 2 loại thuốc là Sec Saigon và Sherpa cùng thuộc một
nhóm hoạt chất Cypermethrin có tác dụng trừ sâu.
- Các nhóm khác: Tiertiary amine (amin bậc 3), Chloronicotyl, Đồng, Lưu
Huỳnh dùng từ 1 đến 2 loại thuốc. Thuốc sinh học được sử dụng rất ít tại địa
phương. Đặc biệt, nhóm thuốc hỗn hợp nhiều hoạt chất đang được người dân sử
dụng nhiều (chiếm 17,4% tổng số thuốc sử dụng).
Bảng 4. Danh sách các loại thuốc BVTV đang được sử dụng thực tế trên đồng
ruộng hoa Triệu Sơn, Thanh Hóa và độc tính của chúng (kết quả thu thập thực
tế trên ruộng hoa)
Stt Tên hoạt chất Tên thương mại
Nhó
m
độc
Nhóm thuốc
1 Carbendazim Carbenzim II
Cacbamat
2 Thiosultap-Sodium Sanedan II
3 Thiosultap-Sodium Shachong shuang II
4 Fenitrothion Metyl-annong II

Lân hữu cơ
5 Profenofos Selecron II
6 2,4D Qick I Clo hữu cơ
21
7 Cypermethrin Sec saigon II Pyrethroid
8 Cypermethrin Sherpa II
9 Cartap Padan II Tiertiary amine
10 Imidacloprid Conphai II Chloronicotinyl
11 Coper-Hydrocide Funguran – OH II
Đồng (Cu)
12 Coper-oxychloride Vidoc-30BTN II
13 Sulfur Kummulus III Lưu huỳnh (S)
14 Abametin Bringtin II Sinh học
15 Petroleum oil + Abametin Soka II
16 Difenoconazole +
propiconazole
Tilt super III
17 Sodium + Nitroguaiacolate +
Nitrophenolate
Antonik III
18 Fenitrothion + triclorfon Ofatox 400EC II
Bảng 5. Một số thuốc BVTV thuộc danh mục hạn chế sử dụng, cấm sử dụng và
không có trong danh mục đang được sử dụng thực tế tại Triệu Sơn
Stt Tên thuốc
Hạn chế sử
dụng
Cấm sử
dụng
Không có
trong danh

mục
1 Wafatox 50EC (Methyl
Parathion), nhóm độc I
*
2 Lannate 40 SP (Methomyl),
nhóm độc I
*
3 Benvil 50SC *
4 Disara 10WP *
5 Kocide 53,8 DP *
Trong 23 loại thuốc đang được sử dụng thực tế trong thâm canh hoa ở Triệu
Sơn cho thấy, chúng thuộc cả 3 nhóm có độc tính từ nhóm độc I (rất độc), nhóm
độc II (độ độc cao) và nhóm độc III (độ độc trung bình) (theo phân chia nhóm độc
của Việt Nam).
Thuốc BVTV được sử dụng nhiều nhất là nhóm độc II (chiếm 73,7%), tiếp
đến là nhóm độc III và nhóm độc I cùng chiếm 13,2% (bảng 6). Đặc biệt, người
dân vẫn sử dụng nhiều loại thuốc đã cấm sử dụng, nhiều loại thuốc không có trong
danh mục, không rõ nguồn gốc, không có chỉ dẫn sử dụng và tác dụng của thuốc
22
như Benvil, Disara, Kocide. Thực trạng này sẽ gây ra những vấn đề khó kiểm soát
như: ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí; dịch bệnh gia tăng do tính kháng
thuốc của sâu bệnh; bệnh tật của người dân trong vùng.
Bảng 6. Tỷ lệ sử dụng các nhóm thuốc bảo vệ thực vật theo độc tính
Nhóm độc Số lượng Tỷ lệ (%)
I 3 13,1
II 17 73,7
III 3 13,2
Tổng 23 100
Việc sử dụng thuốc BVTV, nguyên tắc nhất thiết phải theo hướng dẫn trên
bao bì về thời điểm phun và liều lượng phun của thuốc. Tuy nhiên, việc sử dụng

thuốc BVTV trong hoa phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết như khi thời tiết
đẹp thì sâu bệnh phát triển chậm, sức đề kháng của hoa cao nên không cần phải
phun thuốc, còn nếu thời tiết xấu, sâu bệnh thừa cơ phát triển, bên cạnh đó sức đề
kháng của hoa giảm nên sẽ phun thuốc nhiều hơn. Thực trạng điều tra và phỏng
vấn trên đồng ruộng cho thấy, phun thuốc mà sâu không chết thì phải phun liên tiếp
để sâu luôn thể phát triển. Chính vì vậy, để yên tâm trong trừ sâu bệnh, người nông
dân phải phun với tần suất rất cao, bất chấp những quy định trong hướng dẫn. Kết
quả điều tra cho thấy, chỉ có khoảng 25% (11/60 người được hỏi) là pha thuốc theo
hướng dẫn; 60% (27/45 người được hỏi) pha theo kinh nghiệm của bản thân và 15
% (6/45 người được hỏi) pha theo lời mách bảo người quen.
Một thực tế, do phải phun nhiều loại thuốc khác nhau trong một lần nên để
cho tiện và tiết kiệm, người dân thường trộn nhiều loại thuốc vào trong cùng một
bình phun. Khi trộn hai hay nhiều loại thuốc với nhau, tuỳ thuộc vào phản ứng giữa
23
các hoá chất mà chiều hướng biến đổi của thuốc có thể theo hai hướng: làm tăng
độc tính của thuốc và có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Bên cạnh đó, khi phun
thuốc nếu thấy sâu bệnh không giảm, người dân có thói quen tăng tần suất phun,
tăng liều lượng thuốc hoặc đổi các loại thuốc khác. Kết quả điều tra cho thấy,
khoảng 15% sẽ tăng tần suất phun khi thấy sâu bệnh không giảm; 35% tăng lượng
thuốc lên gấp 2 đến 3 lần; 13% đổi thuốc khác và số còn lại sử dụng cả 3 phương
án trên.
Một vấn đề rất bức xúc trên đồng ruộng hiện chưa được giải quyết, đó là
lượng rác thải của các bao bì, chai lọ đựng thuốc BVTV. Sau khi pha chế thuốc
xong, người dân thường có thói quen bỏ lại chai lọ, bao bì ngay trên bờ ruộng hoặc
những nơi đầu nguồn nước (nơi pha chế thuốc). Kết quả phỏng vấn cho thấy, có
66,60% vứt rác ngay tại nơi pha thuốc; 16,74% bỏ rác vào thùng hoặc hố; 16,66%
thường tập trung rác tại một chỗ. Một thói quen xả thải bừa bãi đã duy trì hơn chục
năm nay mà chưa một cơ quan quản lí nào quan tâm, chịu trách nhiệm và xử lí.
Trong khi đó, trong các vỏ chai lọ, bao bì còn thừa lại một lượng đáng kể thuốc
BVTV. Đây là nguồn có khả năng lây lan ô nhiễm các nguồn nước, môi trường đất

và các vùng lân cận
Qua điều tra, khảo sát trên thực địa có thể nhận thấy ý thức về bảo hộ lao
động và bảo đảm sức khoẻ của người dân khi phun thuốc còn rất hạn chế. Khi phun
thuốc chỉ có 14% số người có đeo kính mắt; 21% số người đi ủng; 40% đeo găng
tay; 78% đội mũ và 100% số người đeo khẩu trang. Các dụng cụ bảo hộ lao động
được sử dụng ở đây quá thô sơ, không đảm bảo về mặt an toàn lao động. Ngay cả
một bộ quần áo bảo hộ lao động đơn giản, bình thường người dân cũng không có
đủ. Đây không phải người dân gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các dụng cụ bảo
hộ lao động mà do ý thức của người dân về vấn đề bảo vệ sức khoẻ không cao,
hoặc có thể biết nhưng không sâu sắc nên không có biện pháp phòng ngừa. Chính
vì vậy, việc tuyên truyền những tác hại của thuốc BVTV đến sức khoẻ người dân
24
một cách kịp thời sẽ tạo nên những thói quen thận trọng hơn khi tiếp xúc và sử
dụng thuốc BVTV.
“Khi phun thuốc nếu có biểu hiện khó chịu thì các anh (chị) sẽ làm gì?”, có
68,34% số người được trả lời phỏng vấn không quan tâm đến và vẫn phun tiếp;
23,33% số người dừng phun thuốc, nghỉ ngơi sau khi hết biểu hiện mệt mỏi sẽ phun
tiếp và 8,33% số người nói sẽ nhờ người khác phun. Như vậy, tỉ lệ số người không
quan tâm đến sức khoẻ vẫn chiếm đa số. Người dân vẫn biết, thuốc BVTV là rất
độc hại nhưng vì cuộc sống nên vẫn phải làm, bất chấp những hiểm hoạ tiềm ẩn.
Giá như người dân có ý thức hơn về việc sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động thì
những nguy cơ mắc bệnh chắc chắn sẽ giảm thiểu.
Đánh giá hậu quả việc sử dụng thuốc BVTV
Do lợi ích mà thuốc trừ sâu mang lại quá lớn và đáp ứng những nhu cầu của người
dân nên việc lạm dụng thuốc trừ sâu là việc không tránh khỏi. Ô nhiễm đất, nước,
không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe con người chính là hậu quả mà chùng ta
đang phải đối diện;
Vì lượng thuốc trừ sâu mà Triệu Sơn sử dụng khá lớn nên ngoài việc ảnh hưởng tới
sức khoẻ thì môi trường nơi đây cũng đang trong tình trạng kêu cứu. Nguồn nước,
bầu không khí hàng ngày phải hứng chịu những cơn “mưa” thuốc sâu.

Vì số lượng lớn nông dược tích luỹ trong đất, đặc biệt là các thuốc có chứa các nguyên
tố như chì, asen, thuỷ ngân có độc tính lớn, thời gian lưu lại trong đất dài, có loại
nông dược thời gian lưu trong đất tới 10 đến 30 năm, những loại nông dược này có thể
được cây trồng hấp thu, tích trong quả và lá và đi vào cơ thể người và động vật qua
thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Thuốc trừ sâu đồng thời với việc diệt các côn
trùng gây hại, cũng gây độc đối với các vi sinh vật và côn trùng có ích, các loại chim,
cá và ngược lại một số loại sâu bệnh thì lại sinh ra tính kháng thuốc.
25

×