Tải bản đầy đủ (.pdf) (428 trang)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ ĐỂ ĐĂNG KÝ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI – 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.78 MB, 428 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ
ĐỂ ĐĂNG KÝ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC

HÀ NỘI – 2017


DANH SÁCH HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ
(Kèm theo Quyết định số 1150 /QĐ-ĐHĐL ngày 28 tháng 10 năm 2016)
TT

Họ và tên

Chức vụ

Đơn vị

Nhiệm vụ

01

Trương Huy Hoàng

Hiệu trưởng

Ban giám hiệu

Chủ tịch hội đồng



02

Hồng Ngọc Nhân

Phó Hiệu trưởng

Ban giám hiệu

Phó CT hội đồng

03

Vũ Văn Định

Trưởng phòng

P. KT&ĐBCL

Thư ký hội đồng

04

Bùi Đức Hiền

Trưởng phịng

P. Đào tạo

Ủy viên


05

Phạm Hữu Lập

Trưởng phịng

P.TCCB

Ủy viên

06

Ngơ Thị Lệ Thu

Trưởng phòng

P. KHTC

Ủy viên

07

Đặng Hồng Sơn

Trưởng phòng

P. HCQT

Ủy viên


08

Lê Thái Anh

P.Trưởng phòng

P.QLĐT&XDCB

Ủy viên

09

Bùi Mạnh Tú

P.Trưởng phòng

P. QLKH&HTQT Ủy viên

10

Trinh Xuân Ngọc

Trưởng phòng

P. CTHSSV

Ủy viên

11


Nguyễn Lê Cường

Trưởng khoa

K. ĐTVT

Ủy viên

12

Nguyễn Minh Khoa

Trưởng khoa

K. KHCB

Ủy viên

13

Nguyễn Hữu Quỳnh

Trưởng khoa

K. CNTT

Ủy viên

14


Trương Nam Hưng

Trưởng khoa

K.CNNL

Ủy viên

15

Lê Thượng Hiền

Trưởng khoa

K. CNCK

Ủy viên

16

Trần Thanh Sơn

Trưởng khoa

K. HTĐ

Ủy viên

17


Dương Trung Kiên

Trưởng khoa

K. QLNL

Ủy viên

18

Lê Anh Tuấn

Phó TK phụ trách

K. QTKD

Ủy viên

19

Vũ Duy Thuận

Phó TK phụ trách

K. CNTĐ

Ủy viên

20


Nguyễn Văn Đạt

Quản đốc

Xưởng thực hành

Ủy viên

21

Trịnh Tuân

Trưởng khoa

Sau đại học

Ủy viên

22

Trần Văn Cường

Giám đốc

TT. DVĐS

Ủy viên

23


Hoàng Thị Kim Oanh

Giám đốc

TT. CICT

Ủy viên


24

Đào Nam Anh

Giám đốc

TT. Học liệu

Ủy viên

25

Phạm Văn Hải

Giám đốc

TT. ĐTTX

Ủy viên


26

Phùng Thị Xn Bình

Thường trực

Đảng ủy

Ủy viên

27

Trịnh Văn Tồn

Chủ tịch

Cơng Đồn

Ủy viên

28

Đặng Thành Chung

Bí thư

Đồn Thanh Niên

Ủy viên


Danh sách hội đồng tự đánh giá bao gồm 28 thành viên./


MỤC LỤC

GIẢI THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

3

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

5

PHẦN II. TỔNG QUAN CHUNG

7

PHẦN III. TỰ ĐÁNH GIÁ

17

TIÊU CHUẨN 1: SỨ MẠNG VÀ MỤC TIÊU CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC 17
TIÊU CHUẨN 2: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ

24

TIÊU CHUẨN 3: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC

41


TIÊU CHUẨN 4: CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

56

TIÊU CHUẨN 5: ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIẢNG VIÊN VÀ NHÂN
VIÊN

74

TIÊU CHUẨN 6: NGƯỜI HỌC

89

TIÊU CHUẨN 7: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, ỨNG DỤNG, PHÁT
TRIỂN VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

113

TIÊU CHUẨN 8: HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ

133

TIÊU CHUẨN 9: THƯ VIỆN, TRANG THIẾT BỊ HỌC TẬP VÀ

142

CƠ SỞ VẬT CHẤT KHÁC

142


TIÊU CHUẨN 10: TÀI CHÍNH VÀ QUẢN LÍ TÀI CHÍNH

165

PHẦN IV. KẾT LUẬN

172

TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ

173

PHẦN V. PHỤ LỤC

175

CƠ SỞ DỮ LIỆU KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG
ĐẠI HỌC

175

2


GIẢI THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

BGD&ĐT

Bợ Giáo dục và Đào tạo


ĐHĐL

Đại học Điện lực

CN

Cử nhân

CTĐT

Chương trình đào tạo

CV

Chuyên viên

CVC

Chuyên viên chính

CVCC

Chuyên viên cao cấp

GV

Giảng viên

GVC


Giảng viên chính

GVCC

Giảng viên cao cấp

HTQT

Hợp tác quốc tế

KH&CN

Khoa học và Công nghệ

KHCL

Kế hoạch chiến lược

NC&QLKH

Nghiên cứu và Quản lý khoa học

NCKH

Nghiên cứu khoa học

TĐĐLVN

Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam




Tương đương

ThS

Thạc sĩ

TS

Tiến sĩ

TT-TV

Thông tin- Thư viện

TP

Trưởng phịng

PP

Phó Phịng

QLKH&HTQT

Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế

HSSV


Học sinh sinh viên

3


KHTC

Kế hoạch tài chính

HCQT

Hành chính quản trị

QLĐT&XDCB

Quản lý đầu tư và Xây dựng cơ bản

KT&ĐBCLGD

Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục

TTĐTHTQT

Trung tâm đào tạo hợp tác quốc tế

ĐTNCSHCM

Đoàn thanh niên cợng sản Hồ Chí Minh

4



PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực hiện Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng giáo dục trường đại học, từ năm học 2008-2009, Trường ĐH Điện lực đã
thành lập Hội đồng tự đánh giá Trường do Hiệu trưởng làm Chủ tịch (QĐ 730/QĐĐHĐL ngày 18/06/2012) và Ban giúp việc cho Hội đồng (QĐ 1640/QĐ-ĐHĐLKT&ĐBCL ngày 23/10/2013); ngồi ra Trường cịn mời chun gia tư vấn từ Trung
tâm Kiểm định và đo lường CLGD (thuộc Hiệp hợi các trường ĐH-CĐ ngồi cơng
lập) làm cố vấn cho cơng tác tự đánh giá. Trong q trình tiến hành tự đánh giá dựa
theo từng tiêu chuẩn và tiêu chí, Hợi đồng tự đánh giá của Trường tập trung vào một
số nội dung chủ yếu sau:
 Mô tả, phân tích làm rõ thực trạng của nhà trường
 Chỉ ra những điểm mạnh của trường
 Xác định những điểm còn tồn tại
 Đưa ra các kế hoạch cụ thể nhằm phát huy điểm mạnh và khắc phục những
điểm còn hạn chế nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo của nhà trường.
Với sự tham gia nhiệt tình và có trách nhiệm của tập thể cán bộ, giáo viên,
nhân viên và sinh viên trong tồn trường, hoạt đợng tự đánh giá của Trường ĐH
Điện lực đã được hoàn thành. Quá trình tự đánh giá đã giúp cho tồn thể cán bộ,
giảng viên, công nhân viên và sinh viên Nhà trường thấy được những điểm mạnh,
những điểm còn tồn tại trong các mặt hoạt động. Kết quả tự đánh giá là nguồn thông
tin quan trọng trong công tác quản lý, chỉ đạo tại Trường.
Tháng 6 năm 2012, Trường ĐH Điện lực được Bộ Giáo dục và Đào tạo cử
chuyên gia về làm việc, đóng góp ý kiến vào Báo cáo tự đánh giá của Trường. Tiếp
thu ý kiến của chuyên gia, từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2013 Hội đồng tự đánh giá

5


chất lượng giáo dục Trường ĐH Điện lực đã tổ chức, chỉ đạo các đơn vị chức năng

trong toàn trường tiến hành đánh giá tình trạng chất lượng và hiệu quả các hoạt động
đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản lý của Nhà trường theo 10 tiêu chuẩn Bộ Giáo
dục và Đào tạo đã hành.
Trong q trình phân tích đánh giá theo từng tiêu chí, mợt số lượng lớn minh
chứng đã được sử dụng; để cho việc tiếp cận minh chứng dễ dàng và nhanh chóng
trong báo cáo này chúng tơi sử dụng phương pháp mã hóa minh chứng như sau:
[MC a.b.c], trong đó:
+ MC: Minh chứng;
+ a: Số thứ tự của tiêu chuẩn;
+ b: Số thứ tự của tiêu chí trong tiêu chuẩn;
+ c: Số thứ tự của minh chứng trong tiêu chí.

6


PHẦN II. TỔNG QUAN CHUNG
Trường Đại học Điện lực là mợt trong bốn trường tḥc Tập đồn Điện lực
Việt Nam, nay trực thuộc Bộ Công thương; Trường là đơn vị hàng đầu cung cấp
nguồn nhân lực chất lượng cao cho Ngành Điện và cả nước. Sứ mạng của Nhà
trường là “cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình
đợ cao theo hướng cơng nghệ, Trường Đại học Điện lực phấn đấu trở thành Trung
tâm đào tạo hiện đại, năng động, hội nhập với nền giáo dục trong khu vực và thế
giới”. Mục tiêu của Nhà trường hướng tới đào tạo sinh viên trở thành những kỹ sư
có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng
lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình đợ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng
u cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp nắm vững
kiến thức chun mơn và có kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc
độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo và
tiến hành nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, kết hợp đào tạo với nghiên
cứu khoa học và sản xuất, dịch vụ khoa học và công nghệ theo quy định của Luật

Khoa học và Công nghệ, Luật Giáo dục và các quy định khác của pháp luật.
Để hoàn thành sứ mạng và mục tiêu đã xác định, Trường Đại học Điện lực
từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo Điều lệ trường đại học; công tác chỉ đạo,
điều hành được cụ thể hóa bằng các chỉ thị, quy đinh, quy chế. Hệ thống văn bản về
tổ chức và quản lý các hoạt động của Trường ĐH Điện lực được xây dựng, ban
hành, sắp xếp khoa học trên tất các mảng công tác. Chức năng, nhiệm vụ và quyền
hạn của các bộ phận, cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên được phân định rõ
ràng giúp cho mỗi cá nhân có cơ hội cống hiến năng lực của bản thân cho sự phát
triển của Nhà trường. Tổ chức Đảng và các tổ chức đồn thể hoạt đợng hiệu quả đã
tạo ra khơng khí dân chủ thực sự, góp phần củng cố khối đồn kết nhất trí trong Nhà

7


trường; hệ thống văn bản về tổ chức, quản lý cũng như chế đợ chính sách đối với
cán bợ, giảng viên, CNVC được thể hiện rõ nét tại các tiêu chuẩn 2 và 5.
Trường Đại học Điện lực có hai cơ sở (Cơ sở 1 tại số 235 - Hoàng Quốc Việt
- Từ Liêm - Hà Nội, Cơ sở 2 tại Tân Minh - Sóc Sơn - Hà Nợi) với tổng diện tích đất
99.128m2; Trường có 96 phịng học lý thuyết và 02 giảng đường với diện tích là
14.999m², 56 phịng thí nghiệm và thực hành với diện tích 7.226m²; 01 bãi thực tập
ngồi trời diện tích 4.430m²; ký túc xá sinh viên 140 phịng ở, tổng diện tích là
7.539m²; khối hành chính bố trí 92 phịng làm việc, diện tích là 4.103m2. Để cơ sở
vật chất ln đáp ứng được sự phát triển lâu dài của Nhà trường, nhằm không ngừng
nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp phát
triển của Ngành Điện, tại Quyết định số 3440/QĐ-EVN-TCCB&ĐT ngày
9/12/2005, Tổng công ty Điện lực Việt Nam đã phê duyệt quy hoạch tổng thể mặt
bằng và chiến lược phát triển cơ sở vật chất của Trường ĐH Điện lực; kế hoạch
được chia làm 3 giai đoạn; Giai đoạn 1(2005-2007) đầu tư 112,7 tỷ đồng; Giai đoạn
2 (2008-2010) đầu tư 96 tỷ đồng;Giai đoạn 3 (2011-2020) dự kiến đầu tư 76,6 tỷ
đồng;

Tồn bợ cơ sở thí nghiệm và thực hành được đầu tư bằng vốn vay của Ngân
hàng Thế giới (trị giá 3,1 triệu đô la Mỹ). Với dự án JICA - Dự án đào tạo giáo viên
và hướng dẫn viên Ngành Điện theo hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính
phủ Nhật Bản trị giá 8,5 triệu đô la Mỹ đã trang bị những thiết bị chuyên dụng phục
vụ cho đào tạo 5 chuyên ngành là nhiệt điện, thuỷ điện, máy biến áp, đường dây
truyền tải và phân phối; năm 2003, Trường đã xây dựng trung tâm thực hành về điện
với cấp điện áp từ (0,4-500)KV trị giá 6 tỷ đồng, đây là nơi thực hành tốt nhất cho
những sinh viên ngành điện. Ngoài ra, Nhà trường đã triển khai và đưa vào sử dụng
dự án nhà lưu trữ của EVN với tổng mức đầu tư là 14.6 tỷ đồng; triển khai dự án
Thư viện điện tử của Ngành Điện đặt tại CS1 trị giá 18.4 tỷ đồng; tiếp tục triển khai

8


dự án nhà học viên 7 tầng tại CS1 và dự án KTX sinh viên tại cơ sở 2 với tổng mức
đầu tư khoảng 140 tỷ.
Xác định nguồn lực tài chính có ý nghĩa hết sức quan trọng trong q trình
xây dựng và phát triển cho nên ngay từ những ngày đầu mới thành lập Nhà trường
đã xây dựng kế hoạch thu, chi tài chính cho hàng năm và cho 5 năm tới.
Thực hiện nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Thủ tướng Chính
phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ
máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và thông tư hướng dẫn
thực hiện nghị định để từng bước tự chủ về nguồn tài chính, tự chủ về các khoản
thu, chi; Trường Đại học Điện lực đã có kế hoạch tự chủ về tài chính, trên cơ sở
nguồn thu hợp pháp đáp ứng các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các
hoạt động khác; từ chỗ tự chủ một phần, đến nay đã tự chủ được tồn bợ chi thường
xun. Để thực hiện được lợ trình tự chủ về tài chính Nhà trường đã có những giải
pháp cụ thể; từ năm 2004, ngồi hạn mức Tập đoàn Điện lực Việt nam cấp, Nhà
trường đã chủ đợng tìm các nguồn thu hợp pháp và đã có những biện pháp tăng
cường nguồn thu như quy định tạm thời thu, chi các hoạt động dịch vụ đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ và các dịch vụ khác. Khuyến khích các đơn vị mở những lớp học
trong trường, ngồi trường, hợp tác sử dụng khai thác có hiệu quả phịng thí nghiệm,
hợi trường, phịng học và các hoạt đợng dịch vụ, theo đó Nhà trường qui định về
mức đóng góp của từng loại hình dịch vụ; hàng năm trên cơ sở hoạt động thực tế
Nhà trường ra các văn bản bổ sung, sửa đổi các quy định về tài chính cho phù hợp
với yêu cầu tế nhằm phục vụ nhiệm vụ đào tạo ngày càng nâng cao về chất lượng.
Với các quy định cụ thể, hàng năm ngoài nguồn thu từ học phí, Nhà trường cịn thu
từ các nguồn thu khác theo kế hoạch bổ sung vào nguồn thu sự nghiêp của Trường
năm sau cao hơn năm trước, thực tế nguồn thu khác được thể hiện qua các số liệu
sau: năm 2010 thu được 2.794.740.178đ; năm 2011 thu được 5.619.388.65đ; năm

9


2012 thu được 7.612.279.378đ; năm 2013 thu được 17.002.966.530đ; năm 2014 thu
được 19.670.395.900đ.
Với nguồn tài chính thu được đã đáp ứng các hoạt động đào tạo, nghiên cứu
khoa học và các hoạt động khác của Trường, tổng thu hàng năm tăng dần: năm 2006
tự chủ được 47% (5,820 tỷ đ/ 12,459 tỷ đ); Năm 2007 tự chủ được 62% (13,449 tỷ
đ/ 21,865tỷ đ); năm 2008 tự chủ được 95% (23,788 tỷ đ/25,007 tỷ đ); năm 2009 tự
chủ được 100% (36.288.245 tỷ đ/36.288.245 tỷ đ); từ năm 2010 dự kiến theo kế
hoạch sẽ tự chủ 100% về tài chính.
Cơng tác lập kế hoạch tài chính và quản lý tài chính của Trường thực sự
được chuẩn hố, cơng khai, minh bạch, theo quy định của Nhà nước và Tập đoàn
Điện lực Việt Nam; mọi chi tiêu thường xuyên được xây dựng định mức bằng quy
chế chi tiêu nội bộ ban hành theo quyết định số 67/QĐ-ĐHĐL-KHTC ngày
18/2/2008 của Hiệu trưởng Trường ĐH Điện lực; Quy chế này đã góp phần vào kế
hoạch tự chủ tài chính và đáp ứng được các hoạt đợng trong tồn trường. Chế đợ
tiền lương của cán bợ, giảng viên ngày một nâng cao, năm sau cao hơn năm trước
(Năm 2011 nền lương 1.460.000đ/1hệ số, năm 2012 nền lương 1.660.000/1 hệ số,

năm 2013đến nay là 1.890.000đ/1 hệ số).
Kinh phí để chi điện nước, xăng dầu, văn phịng phẩm, vật tư thực tập và các
khoản mục chi thường xuyên khác được đảm bảo nhằm duy trì mọi hoạt đợng trong
trường luôn được ổn định. Các sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên đã được đáp
ứng kịp thời nên tài sản của Nhà trường không bị xuống cấp.
Hàng năm, Nhà trường đã trích mợt phần kinh phí sự nghiệp để đầu tư trang
thiết bị, phịng thí nghiệm nhằm bổ sung, thay thế thiết bị đã bị hư hỏng và khơng
thể sửa chữa được; trích nợp về EVN 10% phần học phí theo qui định quản lý tài
chính đối với các đơn vị sự nghiệp áp dụng trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Với kế hoạch vốn được xây dựng từ các khoa/phòng/ban/trung tâm và được
thẩm định, phê duyệt của tập thể Lãnh đạo Nhà trường nên đã đảm bảo phân bổ hợp

10


lý, minh bạch đáp ứng các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động
khác một cách hiệu quả; nguồn lực tài chính đã được sử dụng hợp lý, minh bạch và
hiệu quả cho các bộ phận và các hoạt đợng khác của Trường. Từng q, năm Nhà
trường lập bảng tổng hợp việc sử dụng kinh phí báo cáo EVN và được EVN thuê
đơn vị kiểm toán về kiểm tra; kết quả kiểm tốn được Tập đồn Điện lực Việt Nam
phê duyệt; cơng tác tài chính, quản lý tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập
được thể hiện trong các tiêu chuẩn 9, 10.
Hiện tại, Trường có 10 khoa, 2 bợ mơn trực tḥc, 1 xưởng thực hành. Tổ
chức đào tạo 27 chuyên ngành ở bậc đại học, 19 chuyên ngành bậc cao đẳng, 5
ngành trung cấp chuyên nghiệp. Với nền kinh tế của đất nước phát triển nhanh và
đời sống dân sinh không ngừng được nâng cao nên nhu cầu tiêu tốn điện năng ngày
càng lớn; Nhà trường đã triển khai đào tạo thêm ngành điện hạt nhân và năng lượng
tái tạo, nhằm từng bước tăng nguồn nhân lực phục vụ phát triển thêm những nguồn
năng lượng mới cho đất nước.
Với đặc thù của một trường đại học chuyên ngành, Trường ĐH Điện lực đã

xây dựng chương trình giáo dục với phần kiến thức bắt ḅc 60%-65% của thời
lượng cho tồn khóa học, 35%-40% thời lượng dành cho các nội dung tự chọn;
Trường xây dựng chương trình giáo dục theo yêu cầu riêng của từng ngành, đặc biệt
là theo yêu cầu của thị trường lao đợng. Chương trình giáo dục của Trường có cấu
trúc hợp lý, với mục tiêu cung cấp đội ngũ kỹ sư luôn tiếp cận được thị trường lao
động; thời lượng và kiến thức dành cho các nội dung thực tập và thực hành chiếm
khoảng 20% khối lượng kiến thức tồn khóa. Đồng thời trong q trình xây dựng
chương trình giáo dục, Trường hết sức quan tâm đến việc xây dựng các module
chung dùng cho các chuyên ngành cùng khối, thuận tiện cho việc giảng dạy ở các
khối cũng như cho việc chuyển đổi ngành học, đào tạo theo tín chỉ.
Chương trình giáo dục đại học của Nhà trường được xây dựng theo hướng
công nghệ và ứng dụng, cung cấp cho thị trường một đội ngũ kỹ sư thực hành đáp

11


ứng nhu cầu xã hợi. Mỗi ngành học đều có mục tiêu cụ thể; ngành kỹ thuật điện
trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng thực hiện được nhiệm vụ quản lý,
vận hành hệ thống truyền tải và phân phối điện năng; kiểm tra, bảo dưỡng và sửa
chữa nhỏ các thiết bị của đường dây và trạm biến áp có điện áp từ hạ áp, trung áp,
cao áp đến siêu cao áp; sửa chữa nóng đường dây tải điện trên khơng có điện áp đến
35 kV; tổ chức thi cơng các cơng trình điện (xây lắp đường dây và trạm biến áp) với
các cấp hạ áp, trung áp, cao áp và siêu cao áp. Ngành công nghệ cơ khí trang bị cho
người học những kiến thức cơ bản về nguyên lý và các kỹ năng kỹ thuật để đảm
đương công việc của người kỹ sư công nghệ cơ khí; có kỹ năng thực hành cao để
vận hành, bảo trì các thiết bị cơng nghệ; có thể đảm nhiệm các công việc tại các cơ
sở chế tạo, sửa chữa, kinh doanh, đào tạo và nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực cơ
khí. Khối ngành kinh tế (Kế tốn - Kiểm tốn, Tài chính – Ngân hàng, Quản trị kinh
doanh) trang bị cho sinh viên những kiến thức kỹ năng để sau khi tốt nghiệp có thể
làm nhiệm vụ kế tốn tại các doanh nghiệp trong và ngồi nước, các đơn vị hành

chính sự nghiệp, ban quản lý dự án; trợ lý kiểm tốn viên trong các cơng ty kiểm
tốn, các ngân hàng,... hoặc giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục.
Hiện tại, Nhà trường đã xây dựng xong 12 chương trình giáo dục đại học đưa
vào giảng dạy, các chương trình đều mang tính đặc thù của ngành điện thể hiện ở khối
kiến thức tự chọn chiếm mợt tỷ trọng khơng nhỏ trong chương trình. Hợi đồng biên
soạn chương trình giáo dục đại học bao gồm các giảng viên có chun mơn sâu, cùng
với sự tham gia đóng góp cụ thể của những chuyên gia kỹ thuật giàu kinh nghiệm trực
tiếp sản xuất, quản lý của Tập đồn Điện lực, Hợi Điện lực Việt Nam; chương trình
giáo dục và cơng tác tổ chức đào tạo được phân tích cùng với các minh chứng tại các
tiêu chuẩn 3, 4.
Với quan điểm luôn coi người học là nhân vật trung tâm trong suốt quá trình
đào tạo (được chỉ ra cụ thể trong tiêu chuẩn 6); Nhà trường đã quan tâm đến mọi
mặt trong công tác quản lý học sinh, sinh viên trong quá trình dạy và học; cũng như

12


các chế đợ chính sách đối với người học; năm học 2006-2007 có 253 SV được miễn,
giảm học phí (chiếm 11.51%), năm học 2007- 2008 có 299 SV được miễn, giảm học
phí (chiếm 7.73%); đồng thời hàng kỳ SV cịn được xét, cấp học bổng khuyến khích
học tập với số liệu cụ thể: năm học 2011-2012 có 871 SV số tiền 1.447.100.000đ,
năm học 2012-2013 có 842 SV số tiền 1.483.500.000đ, năm học 2013-2014 có 472
SV số tiền 1.365.920.000đ. Ngồi phần học bổng Nhà trường xét và cấp, hàng năm
SV có thành tích x́t sắc trong học tập cịn được các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất
khác trao tặng học bổng (năm học 2006-2007 Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc tặng 10
suất học bổng giá trị 100$/1 suất, ...); bên cạnh đó Nhà trường cịn hướng dẫn và cấp
giấy chứng nhận cho SV làm thủ tục vay vốn Tín dụng Ngân hàng (5.240 lượt SV
năm học 2008-2009, năm học 2009-2010 có 6000 lượt sinh viên, năm 2010-2011 có
6530 lượt sinh viên, năm 2011-2012 có 7325 lượt sinh viên, năm 2012-2013 có
10000 lượt sinh viên, năm 2013- 2014 có 9550 lượt sinh viên, năm 2014-2015 có

9200 lượt sinh viên).
Trong bối cảnh hợi nhập hiện nay, các hoạt động hợp tác quốc tế góp phần
nâng cao chất lượng đợi ngũ giảng viên thơng qua các chương trình hợp tác về đào
tạo, về trao đổi học thuật, trao đổi kinh nghiệm quản lý cũng như trao đổi, hợp tác
về NCKH và CGCN. Thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế Trường đã và đang
ngày càng tranh thủ được sự hỗ trợ về trang thiết bị cho các phịng thí nghiệm phục
vụ tốt hơn cho nhiệm vụ đào tạo. Mặt khác, thông qua việc tổ chức các hội nghị, hội
thảo chung (phải sử dụng ngơn ngữ quốc tế chung) qua đó năng lực ngoại ngữ của
cán bộ, giảng viên được nâng cao, vị thế, uy tín và thương hiệu của Trường cũng
được khẳng định không những ở trong nước mà cả trong khu vực và trên phạm vi
thế giới.
Trong những năm qua, Nhà trường đã giúp nước bạn Lào đào tạo 01 lớp 12
học viên; hợp tác với Học viện Chisholm (Úc) liên kết đào tạo hệ cao đẳng chuyên
ngành Hệ thống điện đến khóa thứ 3; hàng năm thường xuyên tiếp nhận giáo viên

13


tình nguyện Tiếng Anh của Tổ chức GAP/Lattitude. Trường đã gửi 12 giảng viênđi
đào tạo TS tại Pháp; cho đến nay đã có 3 giảng viên bảo vệ thành cơng luận án TS
và trở về Trường công tác. Trường đã tiếp nhận 8 sinh viên của trường Đại học
Grenolbe (Pháp) sang thực tập tại Trường.
Một trong những mục tiêu của Trường Đại học Điện lực (EPU) là xây dựng
Trường thành một trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
(NCKH&CGCN) của Ngành Điện Việt nam. Mục tiêu (sứ mạng), nhiệm vụ nghiên
cứu và phát triển của Trường là xây dựng mơ hình liên kết giữa đào tạo với nghiên
cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, gắn với sản x́t kinh doanh của Tập đồn
Điện lực nói riêng và của đất nước nói chung. Thơng qua hoạt đợng
NCKH&CGCN, năng lực nghiên cứu của đội ngũ giảng viên của Trường được nâng
cao, khả năng cập nhật những kiến thức và công nghệ mới được tăng cường, đáp

ứng ngày càng tốt hơn về chất lượng đào tạo trong giai đoạn cơng nghiệp hóa và
hiện đại hóa nền kinh tế đất nước. Với mục tiêu đó, trong thời gian qua, Trường ĐH
Điện lực đã thực hiện hàng loạt đề tài NCKH và dự án ở các cấp Tập đồn, Bợ Cơng
thương. Nhiều đề tài của Trường đã có những đóng góp mới cho khoa học, có giá trị
thực tế để giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của Ngành và của cả
nước, được làm hồ sơ xét giải thưởng khoa học sáng tạo. Trường đã có đề tài về tụ
bù được giải khuyến khích khoa học sáng tạo Việt Nam năm 2008 (VIFO 2008) và
đề tài về công tơ điện tử đa chức năng tham gia giải thưởng sáng tạo khoa học Việt
Nam năm 2009. Thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ KHCN, nguồn thu từ các
hoạt động này của Trường đã vượt gấp nhiều lần (trên 8 lần) so với kinh phí mà
Trường đã chi cho các hoạt động NCKH.
Từ năm 2007 đến hết năm 2009, Trường đã được Bộ KHCN giao 1 đề tài cấp
Nhà nước, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) giao thực hiện 14 đề tài NCKH
và 1 dự án tḥc Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả; 2 đề tài NCKH cấp Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và 42 đề

14


tài NCKH cấp Trường; nổi bật trong số các đề tài đó là các đề tài về chế tạo cơng tơ
điện tử đa chức năng và hệ thống đo đếm điện năng từ xa, đề tài về làm tăng hiệu số
cơng śt của lưới điện Việt Nam, trong đó có sản phẩm được chế tạo là tụ bù. Sản
phẩm này đã được trao giải khuyến khích tại Lễ trao giải thưởng sáng tạo khoa học
Việt Nam 2008 (VIFO 2008).
Một số hoạt động NCKH và phát triển công nghệ của Trường trong những
năm qua đã tập trung vào việc giải quyết những vấn đề rất cơ bản trong sản xuất,
kinh doanh; giải quyết các vấn đề kỹ thuật có hàm lượng chất xám khoa học cao của
Ngành Điện nói riêng và của đất nước nói chung. Mợt trong những kết quả có giá trị
ứng dụng thực tiễn cao đó là: Đề tài cấp Bộ Công thương (2005-2006) “Nghiên
cứu, chế tạo công tơ điện tử đa chức năng và hệ thống đo đếm điện năng từ xa”.

Trong lúc các đơn vị trong Ngành Điện phải liên kết với các công ty nước ngồi,
làm đại lý đưa sản phẩm cơng tơ điện tử vào Việt Nam để lắp đặt thì Trường Đại
học Điện lực đã tự nghiên cứu và chế tạo ra sản phẩm cơng tơ điện tử của riêng
mình, mang nhãn hiệu SmartRF- EPU. Với sản phẩm này, Ngành Điện có thể dùng
hàng của Việt Nam sản xuất, chúng ta có thể chủ động thay đổi biểu giá một cách
linh hoạt, thậm chí trong ngày (cách tính theo giờ thấp điểm, cao điểm....). Hiện nay
Công tơ điện tử của Trường đã được thương mại hóa, phục vụ mợt cách có hiệu quả
việc đo đếm điện năng. Kỹ thuật công nghệ này đang được đăng ký tham gia xét giải
thưởng sáng tạo khoa học (VIFO) của Liên Hiệp các Hội KHKT Việt Nam. Đề tài
cấp Bộ Công thương (2007,2008) “Nghiên cứu các giải pháp kinh tế- kỹ thuật nhằm
nâng cao hệ số công suất của lưới điện” đã đưa ra một số giải pháp có giá trị về việc
nâng cao hệ số cơng śt, trong đó có giải pháp tính tốn để chế tạo và lắp đặt tụ bù.
Ngồi những đóng góp về mặt kỹ thuật cho Ngành và cho xã hội, một số đề
tài KHCN được thực hiện ở Trường đã có những đóng góp cho nhiệm vụ đào tạo; cụ
thể mợt số kết quả của các đề tài, dự án đã được sử dụng làm tài liệu cho việc biên
soạn giáo trình, tài liệu tham khảo cho các mơn học, chẳng hạn như tài liệu của dự

15


án Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả về
mảng kiểm toán năng lượng cho Ngành Giấy đã được sử dụng làm tài liệu cho mơn
học kiểm tốn cơng nghiệp, là tư liệu thực tế, phục vụ cho các luận văn cao học,
NCS của giáo viên trong Trường, góp phần vào việc phát triển nguồn nhân lực có
chất lượng cao; những đánh giá cụ thể cùng với các minh chứng về công tác nghiên
cứu khoa học, ứng dụng, phát triển & CGCN, các hoạt động hợp tác quốc tế được
thể hiện tại tiêu chuẩn 7,8.
Với 10 tiêu chuẩn kiểm đinh chất lượng giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, công tác tự đánh giá của Trường ĐH Điện lực bám sát theo 61 tiêu chí đã
chỉ ra được những mặt mạnh, mặt yếu và đề ra các giải pháp mới nhằm không

ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, góp phần khảng định uy
tín, thương hiệu ở trong nước, khu vực và quốc tế; số lượng thí sinh đăng ký dự thi
hệ đại học chính quy hàng năm gần 10.000; số sinh viên hệ chính quy của Trường
hiện nay là 6.746SV; từ ngày thành lập số cán bợ, giảng viên cơ hữu của Trường chỉ
có 138 người; cho đến nay số cán bộ, giảng viên cơ hữu là 468, trong đó có 8 PGS,
82 tiến sỹ; 277 thạc sỹ; Trường thực sự là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nguồn
nhân lực có trình độ cao về khoa học, công nghệ và quản lý kinh tế, đồng thời
cũng là trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao cơng nghệ cho Ngành Điện
lực và cho tồn xã hội ...
Với những thành tích to lớn đã đạt được, Nhà trường đã vinh dự được Nhà
nước tặng 01 huân chương lao động hạng nhất, 02 huân chương lao động hạng hai
và 01 huân chương lao động hạng ba.

16


PHẦN III. TỰ ĐÁNH GIÁ

TIÊU CHUẨN 1: SỨ MẠNG VÀ MỤC TIÊU CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Mở đầu:
Trường Đại học Điện lực là một trong những trường trọng điểm của Tập đồn
Điện lực Việt Nam trước đây và Bợ Cơng Thương hiện nay; Trường đào tạo đa cấp,
đa ngành; Sự phát triển khơng ngừng của Nhà trường đã góp phần quan trọng vào
việc thực hiện chiến lược phát triển Giáo dục - Kinh tế xã hội của Ngành và cả nước.
Để đạt được những thành tựu trên các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học
và bồi dưỡng nguồn nhân lực, Nhà trường đã xác định sứ mạng rõ ràng, phù hợp với
định hướng phát triển của Bộ Công Thương và ngành Điện Việt Nam. Trường luôn
chú trọng việc xây dựng mục tiêu đào tạo phù hợp với sứ mạng và từ sứ mạng để
định hướng xây dựng và điều chỉnh mục tiêu của Trường.

Tiêu chí 1.1: Sứ mạng của trường đại học được xác định phù hợp với chức
năng, nhiệm vụ, các nguồn lực và định hướng phát triển của nhà trường; phù hợp
và gắn kết với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước.
1. Mô tả
Sứ mạng của trường Đai học Điện lực đã được xác định trong văn bản ban hành
sứ mạng, tun bố chính thức tại Thơng báo số 1913/TB-ĐHĐL ngày 09/11/2016
của Trường Đại học Điện lực [MC 1.1.1] và đã được phổ biến rợng rãi trong tồn
Trường, trên Website , trong Sổ tay sinh viên từ năm học
2016 - 2017 và qua các áp phích, biển báo được treo trong khn viên trường, trong
tịa nhà Hiệu Bợ, các dãy nhà học. Trong đó, nêu rõ: “ Trường Đại học Điện lực là
cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và chuyển

17


giao công nghệ đáp ứng nhu cầu của ngành năng lượng nói riêng và xã hội nói
chung trong cơng cuộc hiện đại hóa và phát triển bền vững”.
Sứ mạng của ĐHĐL được Qút nghị bằng văn bản, có nợi dung rõ ràng và phù hợp
với sự phát triển của Nhà trường. Sứ mạng này hoàn toàn phù hợp với chức năng
nhiệm vụ của Trường là: “ Đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có
kiến thức và năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ,
có năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội, tự tạo việc làm cho mình và cho
những người khác, có khả năng hợp tác bình đẳng trong quan hệ quốc tế, đáp ứng
yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tiến hành nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ, kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất”.
Trong kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của ngành Công Thương và Tập
đoàn Điện lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã xác định rõ: "Năm 2020, tổng số
nhân lực công nghiệp sản xuất điện, phân phối điện, khí đốt và nước khoảng 388
nghìn người. Tỷ lệ nhân lực qua đào tạo khoảng 96,0%. Trong đó đào tạo sơ cấp
nghề và trung cấp khoảng 88,0%); bậc cao đẳng khoảng 5,0%; bậc đại học và trên

đại học khoảng 7,0%".[MC 1.1.2];
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực quốc gia
giai đoạn 2006-2015 có xét đến năm 2025 (gọi tắt là quy hoạch điện VI). Trong quy
hoạch điện VI, ngành Điện lực Việt Nam phải phát triển nhiều dự án xây dựng
nguồn điện mới với tổng công suất khoảng 59.000MW (hiện tổng công suất điện
14.700MW), phát triển lưới điện truyền tải và phân phối một cách đồng bộ với
chương trình phát triển nguồn.
Sứ mạng của Trường hồn tồn phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển
đất nước được nêu trong Nghị qút Đại hợi đại biểu tồn quốc lần thứ XI Đảng
Cộng sản Việt Nam là “Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất
lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức”.

18


Sứ mạng của Nhà trường cũng phù hợp với những định hướng đã nêu trong
Nghị quyết của Chính phủ về đổi mới toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai
đoạn 2006 – 2020, cụ thể là: “Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học, tạo
được chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mơ, đáp ứng u cầu của
sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, hợi nhập kinh tế quốc tế và nhu
cầu học tập của nhân dân. Đến năm 2020, giáo dục đại học Việt Nam đạt trình đợ
tiên tiến trong khu vực và tiếp cận trình đợ tiên tiến trên thế giới; có năng lực cạnh
tranh cao, thích ứng với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.”
Các nguồn lực để thực hiện sứ mạng là: đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân
viên được tiêu chuẩn hóa có trình đợ cao, kinh nghiệm trong công tác, tâm huyết với
nghề nghiệp. Hàng năm, Nhà trường đều tạo điều kiện, khuyển khích, tuyển chọn
các cán bộ, giảng viên đi học tập bồi dưỡng kiến thức, nghiên cứu sinh trong và
ngồi nước nhằm khơng ngừng nâng cao trình đợ của đợi ngũ nhân lực của trường.
Nhờ đó, đợi ngũ nhân lực của trường ngày mợt lớn mạnh về chất lượng cũng như số
lượng với 462 cán bợ trong đó có 386 giảng viên bao gồm 23 giáo sư, phó giáo sư;

65 tiến sĩ và 200 thạc sỹ. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng khơng ngừng đầu tư, sửa
chữa cơ sở vật chất (trang thiết bị thí nghiệm, xưởng thực hành, phòng học, mạng
LAN, Internet…) để đáp ứng và phù hợp với sứ mạng. Hiện nay, trường đang có 96
phịng học, trong đó hơn 50 phịng học được trang bị đầy đủ hệ thống máy chiếu, hệ
thống camera trong phòng và hành lang, 9 phòng học hiện đại đủ điều kiện đào tạo
hệ chất lượng cao. Ngoài ra, Nhà trường cũng sở hữu 56 phịng thí nghiệm, 01
xưởng thực hành, 01 bãi thực tập ngành điện đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu của giảng
viên và sinh viên.
Từ những điểm trên cho thấy Sứ mạng của trường hồn tồn phù hợp với
chương trình hành đợng và chiến lược phát triển của ngành điện, của địa phương và
cả nước.

19


2. Những điểm mạnh
Sứ mạng của Trường Đại học Điện lực được xác định phù hợp với định
hướng và yêu cầu về đào tạo và phát triển của đất nước hiện nay và trong tương lai
đó là: chất lượng đào tạo phải ngày càng nâng cao. Gắn nghiên cứu khoa học và
chuyển giao công nghệ bám sát với nhu cầu thực tế của ngành năng lượng nói riêng
và xã hợi nói chung. Đây cũng khẳng định là hướng đi tất yếu của đào tạo và nghiên
cứu khoa học trong tương lai.
3. Những tồn tại
Nhận thức về vai trò và ý nghĩa của sứ mạng đối với cán bộ viên chức chưa
cao.
4. Kế hoạch hành động
Bắt đầu từ năm 2017, Phòng TCCB, Cơng Đồn, Đồn Thanh Niên đưa nợi
dung sứ mạng vào trong các chương trình lớn, tăng cường tuyền truyền về nợi dung
và ý nghĩa của sứ mạng tới tồn thể cán bộ, viên chức và người lao động cũng như
học sinh sinh viên. Phòng HCQT thực hiện việc tuyên truyền bằng các bảng hiệu

trong khuôn viên Trường.
5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí
Tiêu chí 1.2: Mục tiêu của Trường đại học được xác định phù hợp với mục tiêu
đào tạo trình độ đại học qui định tại Luật giáo dục và sứ mạng đã tuyên bố của nhà
trường; được định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh và được triển khai thực hiện.
1. Mô tả
Trong quá trình phát triển, Trường ĐHĐL đã xây dựng quy chế tổ chức và
hoạt đợng, trong đó xác định mục tiêu của Trường theo quy định của Luật Giáo dục:
“Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có
kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức

20


khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đào tạo trình độ đại học giúp
sinh viên nắm vững kiến thức chun mơn và có kỹ năng thực hành thành thạo, có khả
năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành
được đào tạo” [MC 1.2.1].
Mục tiêu của Trường phù hợp với sứ mạng đã công bố và được cụ thể hố
bằng văn bản qua các kỳ đại hợi Đảng bợ và Hội nghị CBCC.(1) Phấn đấu để tiến
tới trở thành trường đại học đa cấp, đa ngành và phấn đấu trở thành trường đại học
hàng đầu trong nước (2) Phát triển các hoạt động NCKH và chuyển giao công nghệ
gắn với nhu cầu của giảng dạy, của ngành năng lượng và của xã hội (3) Tăng cường
cơ sở vật chất nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác đào tạo và NCKH, (4) Phát triển
đội ngũ cán bộ, đặc biệt đội ngũ giảng viên, (5) Chuyển dần sang cơ chế tự chủ theo
đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Mục tiêu giáo dục của Nhà trường được phổ biến đến tất các các đơn vị; được
cụ thể hoá thành các nhiệm vụ, kế hoạch hàng năm của Trường và được các đơn vị
trực thuộc đưa vào kế hoạch thực hiện; định kỳ được rà soát bổ sung cho phù hợp
với từng giai đoạn phát triển của Trường [MC 1.2.2].

- Mục tiêu được triển khai chi tiết cho từng lĩnh vực hoạt động qua định
hướng công tác hàng năm, cụ thể:
+ Thực hiện tuyển sinh đạt và vược chỉ tiêu được giao
+ Xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên, đủ về số lượng, cao về chất lượng, tỷ
lệ giảng viên có trình đợ tiến sỹ ngày càng tăng
+ Đăng ký và mở các ngành đào tạo mới phù hợp với mục tiêu và điều kiện
của Nhà trường.
+ Đã triển khai hệ đào tạo chất lượng cao.

21


2. Những điểm mạnh
Mục tiêu của Nhà trường được xác định thành tầm nhìn dài hạn, mục tiêu
được định kỳ rà soát bổ sung cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của Nhà
trường.
3. Những tồn tại
Chưa triển khai tuyên truyền sâu rộng để tất cả cán bộ viên chức hiểu rõ và
hành động theo mục tiêu.
Chưa thực hiện triệt để việc quản trị theo mục tiêu.
4. Kế hoạch hành động
- Tăng cường và thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền về mục tiêu
của Nhà trường tới các đối tượng khác nhau.
- Triển khai đồng bộ từ Ban giám hiệu xuống các đơn vị thực hiện triệt để
việc quản trị theo mục tiêu.
- Định kỳ tổng kết đánh giá việc thực hiện các mục tiêu trong từng giai đoạn
để có những bổ sung điều chỉnh cho phù hợp.
- Triển khai xây dựng chiến lược phát triển Nhà trường giai đoạn 2016-2021
để cụ thể hóa tầm nhìn của Nhà trường
5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Kết luận
Nhằm khơng ngừng củng cố vị trí của mợt trường đại học chuyên ngành và
tích cực chuẩn bị nguồn lực để mở rộng đào tạo đa ngành, đa cấp theo hướng công
nghệ; Trường ĐHĐL đã từng bước điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp với từng giai
đoạn phát triển; đồng thời bám sát sứ mạng để xây dựng kế hoạch chiến lược dài hạn,
trung hạn và ngắn hạn. Tồn tại cơ bản trong tiêu chuẩn 1 là việc phổ biến quán triệt về
mục tiêu, sứ mạng của Trường đến cán bộ, công nhân viên chức, sinh viên và các đối

22


tác bên ngồi cịn hạn chế. Qua phân tích đánh giá, tiêu chuẩn 1 có 2 tiêu chí đều đạt
u cầu.

23


×