Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Phân tích truyện "An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy" - Bài làm 2 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.08 KB, 4 trang )

Phân tích truyện "An Dương Vương và Mị
Châu - Trọng Thủy" - Bài làm 2




Truyền thuyết An dương Vương là một trong những truyện cuối cùng của
nhóm chủ đề giữ nước nói riêng và của pho sử thi anh hung Việt cổ nói chung. Tương
truyền rằng, An Dương Vương nối nghiệp các Vua Hùng dời đô từ vùng núi Nghĩa
Linh hẻo lánh về đồng bằng Cổ Loa (hay Kẻ Chủ) để thể hiện bề phát triển, một chính
sách sáng suốt. Không những thế, vua tôi Âu Lạc còn thể hiện được tinh thần quyết
tâm chống giặc thong qua việc xây chính vòng thành ốc khổ cực và khó khăn. “Được
long trời, hợp long dân” đến nỗu vũ khí trong tay người Âu Lạc chỉ là cây nỏ mà được
thần thánh hóa, “bắn một phát chết hàng vạn tên”, là cả một bước tiến lớn lao về kỹ
thuật quốc phòng ngay từ buổi đầu dựng nước. Chiến thắng của An Dương Vương
đẩy lùi cuộc xâm lược lần thứ nhất của tên Triệu Đà càng chứng tỏ sức mạnh khối tự
cường dân tộc được thần linh phù trì. Nhưng cay đắng chua xót thay, biến cố mất
nước đầu tiên trong lịch sử lại đến cùng lần cử binh Nam xâm thứ hai của đà và để lại
là cả một bi kịch
Quay ngược guồng Thế Giới về thời điểm trước đó không lâu, ngày Đà lần đầu
kép binh sang mà nếm mùi lợi hại của thần cơ, bàn chạy về Trâu Sơn cầm cự rồi phải
xin hòa. Không bao lâu sau, Đà lại cầu hôn cho con trai là Trọng Thủy. Một người trí
dũng song toàn, lo nước thương dân nổi danh với sự cảnh giác cao độ như An Dương
Vương mà lại đi tin vào “thiện chí” của quân thì, tin rằng quan hệ gia đình sẽ làm dịu
nhẹ đi bớt sự đối đầu gay gắt. và thế là vua “vô tình” gả con gái cho thì, “vô tình” tự
đưa mình vào thế hiểm, “vô tình” đẩy cả dân tộc Âu Lạc vào rọ đầy rẫy âm mưu đen
tối của cha con họ Triệu. Hơn thế nữa, vua còn dễ dãi làm trái cả tập tục người Việt cổ
là cho Trọng Thủy ở rể, tăng them cơ hội thực hiện mưu đồ thông qua nội gián, tạo
nhiều thuận lợi cho quân thù tự do len lỏi vào sâu lãnh thổ nước nhà. Nếu kỳ tích xây
thành, chế nỏ làm nên chiến thắng oanh liệt lần trước là kỳ tích thực sự mang đậm tính
thần thoại thì thạt bại do chính mình gây nên cớ sự lần này lại hoàn toàn thực tế và


đầy đau xót. An Dương Vương bắt đầu vướng mắc vào những mâu thuẫn rất trần thế
và những mâu thuẫn này bắt nguồi từ chính tình yêu tưởng như đáng trân trọng của
Mị Châu. Nàng nhẹ dạ, thơ dại, trực tiếp đưa đất nước Âu Lạc đến diệt vong, đưa sự
nghiệp vua cha đến bờ vực tiêu tan. Càng làm tròn chữ tòng bao nhiêu thì bang càng
dấn thân sâu vào con đường phản nghịch bấy nhiêu. Con gái thì xiêu lòng làm mất nỏ
hồi nào không hay, vua cha thì không chút nghi ngờ đứa con rể quý. Đến tận khi
người thong gia ông vốn không hề cảnh giác bất ngờ đem quân sang đánh, vua vẫn
điềm nhiên đánh cờ và cười nói ngạo nghễ: “Đà không sợ nỏ thần sao?”. Ỷ vào sức
mạnh siêu nhiên thần Kim Quy ban tặng, quá dựa dẫm vào những cái tưởng chừng
đang nắm chắc trong tay đến mức u tối, ngạo mạn, sự khinh địch bộc lộ rõ rệt khi
quân Đà tiến sát vua mới cần lấy nỏ rồi cùng lúc phát hiện ra nỏ giả chứ không hề
phòng thủ hay có bất kỳ biện pháp kháng địch nào. Thái độ chủ quan, mất cảnh giác
của cả hai cha con An Dương Vương đã đưa cả cơ đồ họ Thục chìm đắm xuống biển
sâu… Những con sóng biển Đông vỗ rì rào tan đi rồi có quay trở lại, chứng kiến bờ
biển này vẫn nhớ hoài cái hình ảnh hai kẻ thua cuộc trong trò chơi mà họ tự gài mình
vào thế bị động, đau xót và thao thức lòng?
Khi ấy, Rùa Vàng hiện lên tố cáo đanh thép, kết tội Mị Châu là giặc; mà chẳng
phải đó cũng là lời kết tội của đông đảo con gười Âu Lạc, cả công lý, của nhân dân
đối với con người phản quốc hay sao? Một lần nữa, An Dương Vương đã quá cậy nhờ
vào quyền uy của sứ Thanh Giang mà tuốt kiếm chém Mị Châu ngay tức khắc, càng
chứng tỏ hành động quyết liệt đó là hành động của con người dứt khoát. An Dương
Vương đã đứng về phía công lý và quyền lợi dân tộc để xử tội máu mủ của mình,
đồng thời là sự tỉnh ngộ dẫu có muộn màng nhưng vẫn vớt vát được chút thương cảm
của nhân dân cho vị vua cả cuộc đời sống cho đất nước. Khi đặt An Dương Vương về
đúng cương vị của một người cha, trước mặt ông là biển cả, sau lưng là giặc sắp đuổi
đến nơi, người cha không còn cách nào khác đã vung gươm giết chết con và gieo
mình xuống biển cả, mang theo nặng một tấm lòng thương nước, và cũng nặng một lỗi
lầm chẳng thể dung tha. Lòng biển bao dung đón người anh hung trở về, đón vị vua
anh dũng chỉ vì vô tình mà làm mất Đất nước ông gầy dựng bấy lâu nay.
Kẻ thù cho dù quỳ dưới chân ta thì chúng vẫn đáng sợ. Thế nên truyền thuyết

An Dương Vương trước nhất đã để lại bài học về sự cảnh giác và nhận thức đúng đắn
âm mưu quân thù. Truyền thuyết chứa đựng những hồi ức câm lặng và trường tồn về
một số tập tục và quan hệ xã hội của người Việt cổ, không mang tính chất âm điệu bi
hung toàn vẹn khi nó nói về hình ảnh người anh hùng phải đặt nghĩa nước lên trên tình
nhà, đưa quyền lợi chung lên trên lợi ích cá nhân và khẳng định rõ: việc giữ nước là
việc của muôn người, muôn đời. Truyền thuyết đã giúp các thế hệ sau vén dần chân lý
lịch sử đồng thời để lại nhiều bài học đáng suy ngẫm, ghi lòng tạc dạ muôn kiếp người
Việt Nam.

×