Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

đề tài siêu thị sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.84 KB, 8 trang )

Tên đề tài: “siêu thị” sinh viên
Đặt vấn đề
Lý do chọn đề tài
Chi tiêu như thế nào là phù hợp và tiết kiệm luôn là câu hỏi đặt ra cho mỗi người,và nhất
là trong thời buổi kinh tế khó khăn như ngày nay thì vấn đề đó càng được quan tâm nhiều hơn.
Tâm lý của mỗi người thì ai cũng muốn mua những sản phẩm có chất lượng cao,bền và
đẹp nhưng họ thường không muốn bỏ ra một số tiền quá lớn để sở hữu chúng. Và để có được
những sản phẩm như họ mong muốn mà số tiền bỏ ra không quá lớn thì họ sẽ có suy nghĩ là
tìm đến những sản phẩm đã qua sử dụng nhưng chất lượng vẫn tốt và giá thành lại thấp hơn.
Bên cạnh đó thì đối với một số cá nhân khác,họ lại muốn bán đi những thứ tuy là vẫn
còn sử dụng được nhưng lại không cần thiết hay không còn phù hợp với họ nữa,và họ chấp
nhận bán lại với giá thấp hơn giá mua ban đầu còn hơn là nắm giữ mà không sử dụng nữa.
Hiểu được tâm lý đó của khách hàng thì nhiều Doanh Nghiệp đã có ý tưởng thu mua
những đồ dùng vật dụng cũ rồi bán lại cho những người có nhu cầu sử dụng chúng.
Ở nước ta nói chung và ở thành phố Huế nói riêng thì đã có khá nhiều Doanh Nghiệp hay
các tiệm thu mua đồ dùng vật dụng cũ. Tuy nhiên không phải Doanh Nghiệp nào cũng hoạt
động thuận lợi ,đem lại hiệu quả cao. Trước sự cạnh tranh gay gắt của các Doanh Nghiệp như
vậy thì đòi hỏi mỗi Doanh Nghiệp phải có chiến lược kinh doanh cụ thể, biết tranh thủ ,nắm
bắt cơ hội và lựa chọn đúng đối tượng khách hàng mà mình nên hướng tới.
Đây cũng là lý do mà chúng tôi lựa chọn đề tài này và đối tượng khách hàng mà chúng
tôi hướng tới sẽ là sinh viên,học sinh là chính,và sau đó có thể mở rộng ra đối với các hộ gia
đình có thu nhập thấp.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp định tính:
Xác định nhu cầu của sinh viên
Mức sống của sinh viên
Những đối thủ cạnh tranh hiện có .
Phương pháp định lượng:
Thu thập số liệu về số lượng sinh viên học tập tại Huế, lượng sinh vên ở trọ và lượng sinh viên
ra trường hàng năm.
Khảo sát nhu cầu của sinh viên.


Phạm vi, đối tượng nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Trên địa bàn thành phố Huế
Phạm vi thời gian: trong vòng 1-2 năm học
Đối tượng nghiên cứu:
Sinh viên các trường đại học ( thử nghiệm ý tưởng)
Sinh viên các trường cao đẳng và trung cấp (mở rộng ý tưởng ).
Mục tiêu nghiên cứu:
Tận dụng, tái sử dụng những vật dụng còn có thể dùng được.
Tạo thêm thu nhập cho những cá nhân muốn để lại đồ dùng của mình đặc biệt là sinh viên ra
trường.
Đáp ứng nhu cầu cho những sinh viên mới nhập học.
Tiết kiệm túi tiền cho sinh viên đồng thời tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Nội dung
Thực trạng
Trong thời buổi kinh tế khó khăn hiện nay, giá cả ngày càng leo thang do lạm phát cao
chi tiêu một cách hợp lý cho các khoản là điều rất quan trọng đối với sinh viên, Xây dựng và
nâng cao ý thức tiết kiệm cho sinh viên là mục tiêu hướng tới. Rời khỏi chiếc ghế phổ thông,
xa vòng tay gia đình, bắt đầu cuộc sống tự lập_ một cuộc sống mới, nhất là những sinh viên xa
nhà lên thành phố học phải mua sắm rất nhiều đồ đạc, nhiều sinh viên không khỏi bỡ ngỡ
trong chi tiêu sinh hoạt hàng ngày. Việc giảm giá, ưu đãi cho nhóm khách hàng này vừa giúp
giảm bớt gánh nặng cho bạn trẻ, vừa thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa cho nhà phân phối, đơn vị sản
xuất. Giữa vô vàn nhu cầu của cuộc sống như học thêm, mua giáo trình, sách vở, thuê nhà, chi
phí sinh hoạt, khiến nhiều sinh viên rơi vào tình trạng “đầu tháng thì xông xênh, cuối tháng
cháy túi”. Một trong những nguyên nhân của sinh viên gặp khó khăn trong chi tiêu là do họ
không được trang bị kỹ năng quản lí tài chính cá nhân cần thiết. Vậy làm sao để sinh viên biết
lập kế hoạch chi tiêu cho bản thân trong khoản tài chính có hạn? Tiết kiệm qua việc mua sắm
tại siêu thị đồ cũ cá nhân giúp các bạn trẻ quản lý và chi tiêu một cách hợp lý với khoản tiền
có hạn, số tiền tiết kiệm được có thể dành cho những công việc khẩn cấp như chăm sóc sức
khỏe, shoping và các hoạt động vui chơi giải trí. Việc thu mua đồ cũ khuyến khích mọi người

tận dụng triệt để những vật phẩm cũ vẫn còn hữu ích thay vì vứt đi và mua mới. Ngoài việc
phát huy tinh thần tiết kiệm, điều này còn giúp giảm tải gánh nặng cho môi trường do giảm
lượng rác.
Nhận thấy hiện nay ai ai cũng muốn tiết kiệm chi phí. Thay vì chúng ta phải bỏ ra một số
tiền lớn để mua đồ mới, thì tại sao chúng ta không mua lại những đồ cũ chất lượng mà hợp túi
tiền? Bên cạnh đó, có một số người muốn bán đồ cũ, đồ bỏ đi … mà không biết bán ở đâu để
được giá nhất. Đã gọi “mua bán đồ cũ” tức chú trọng tiết kiệm cho khách hàng. Cố gắng thu
mua tất cả vật dụng cũ của sinh viên sắp ra trường để giảm bớt chi phí mua sắm cho các sinh
viên mới sau kỳ tuyển sinh sắp tới.
“Năm tụi mình mới vào trường, riêng chi phí cho việc mua đồ dùng sinh hoạt trong
phòng trọ đã chiếm gần phân nửa số tiền mẹ cho mang theo. Nếu có cách nào đó để giảm bớt
một nửa khoản chi phí bắt buộc này thì gia đình các bạn tân SV sẽ bớt đi gánh nặng kinh tế
vốn đã oằn lưng khi nhập học”, 1 bạn SV chia sẻ.Khi đến với siêu thị sinh viên những tân sinh
viên nghèo sắp nhập học chỉ phải bỏ ra chưa đến 50.000 đồng để có một chiếc nồi điện, chưa
đến 200.000 đồng để có một chiếc xe đạp, vài chục ngàn để có chiếc bàn học và rất nhiều các
vật dụng sinh hoạt khác,thay vì đi mua những đồ dùng mới họ phải bỏ ra một số tiền lớn hơn.
Siêu thị đồ cũ sinh viên là nơi giúp giới trẻ (học sinh, sinh viên…) tìm kiếm, mua bán,
thanh lý đồ đạc & vật dụng cũ hoặc không còn nhu cầu sử dụng nữa. Các đồ dùng vật dụng cũ
đối với nhiều người có thể là rác nhưng khi gặp đúng người cần và biết cách khai thác thì nó
lại trở nên có giá trị.
II. Chiến lược kinh doanh
1. Đề xuất ý tưởng
Với thực trạng như hiện nay, nhóm chúng tôi mạnh dạn đưa ra ý tưởng mở một cửa
hàng chuyên buôn bán sách, tài liệu, giáo trình và đồ dùng học tập, gia dụng cũ cho sinh
viên đại học huế.
2. Mô hình kinh doanh
Trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay,đặc biệt là đối với các doanh nghiệp
vừa và nhỏ,việc ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh ngày càng trở nên cấp
thiết và quan trọng.vì vậy nhóm đã lựa chọn hình thức :
 Cửa hàng trực tuyến (e-shop hay storefront model):chúng ta có thể bán hàng hóa, dịch vụ

hay thông tin trên mạng theo mô hình này. Tại “siêu thị” sinh viên khách hàng có thể đọc
và xem các thông tin chi tiết về sản phẩm, dịch vụ và thông tin về doanh nghiệp một cách
thuận tiện nhất, và việc tạo điều kiện cho khách hàng thanh toán qua mạng khi mua lẻ sẽ
là lợi thế cạnh tranh. Đây là mô hình kinh doanh qua mạng mà hầu hết các doanh nghiệp
vừa và nhỏ ở Việt Nam đã và đang áp dụng rất có hiệu quả, đơn giản nhất là đưa thông
tin về doanh nghiệp, sản phẩm, hay dịch vụ lên mạng để tạo điều kiện cho khách hàng thu
thập thông tin dễ dàng nhất. Chuyên nghiệp hơn một chút, nên tạo điều kiện cho khách
hàng thanh toán qua mạng để phục vụ khách hàng tốt hơn.
 Người mua hàng trực tuyến thường sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán, tuy nhiên chúng
ta có thể tạo một số hệ thống cho phép người dùng tạo tài khoản và thanh toán bằng các
phương tiện thay thế, chẳng hạn như:
 Thanh toán điện thoại di động và điện thoại cố định
 Thẻ ghi nợ
 Bưu điện chuyển tiền
 Ngoài ra chúng ta còn áp dụng mô hình chuyển hàng đến tận tay khách hàng bằng phương
thức chuyển hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, bỏ qua vị trí địa lý của nhà bán lẻ để tiết
kiệm thời gian, tiền bạc, và không gian.
3. Hình thức kinh doanh
a) Thu mua
 Thu mua trực tiếp
 Mua trực tiếp từ những sinh viên ra trường hoặc sinh viên hiện đang học có đồ dùng, giáo
trình, sách…
 Từ những hộ gia đình có đồ dùng không dùng nữa có nhu cầu bán lại.
 Thu mua thông qua hình thức phát tờ rơi đến các trường thông báo có dịch vụ thu mua-
bán lại các sản phẩm của cửa hàng.
 Thu mua thông qua một trang web cộng đồng chủ yếu hoạt động ở huế dành cho sinh
viên.
 Thu mua thông qua hòm thư điện tử, đường dây nóng.
 Thông qua fanpage của facebook.
 Thu mua gián tiếp

 Khi ra trường hoặc khi chuyển trọ sinh viên để lại đồ dùng cho chủ trọ.Do vây, chúng ta
có thể thu mua thông qua chủ trọ.
 Mua lại từ những người thu mua đồ cũ của sinh viên.
b) Phân loại mặt hàng
Sau khi các mặt hàng đã được thu mua đưa về kho, chúng ta tiến hành phân loại theo
các loại mặt hàng riêng có công dụng khác nhau như sách, tài liệu, đồ dùng gia dụng, giá
sách…Đồng thời trong quá trình phân loại nếu những mặt hàng nào hư hỏng thì ta sẽ tân
trang, sữa chữa lại để có thể sử dụng tốt hơn.
c) Bán ra
 Bán trực tiếp tại cửa hàng sinh viên.
 Bán thông qua facebook, internet.
 Chuyển hàng trực tiếp đến tận tay khách hàng
4. Tính khả thi của chiến lược
a) Thuận lợi
 Hình thức kinh doanh siêu thị giành cho đối tượng sinh viên được xem là đi đầu tại Huế.
 Trên địa bàn thành phố Huế có đến 7 trường đại học,5 trường cao đẳng và nhiều trường
trung cấp với trên 20 ngìn sinh viên đang theo học. ngoài ra, hằng năm lại có khoảng
5000 sinh viên ngoại tỉnh đến và đi ở huế. Do vậy,cửa hàng có thể tận dụng được nguồn
hàng và lượng khách hàng sẵn có.
 Nắm bắt được nhu cầu của sinh viên.
 Đội ngũ nhân viên là sinh viên nhiệt tình, năng động và sáng tạo.
 Sử dụng tối đa giá trị của sản phẩm, tránh tình trạng lãng phí.
 Tiết kiệm chi phí , tăng doanh thu nhờ sử dụng lợi thế về giá.
b) Khó khăn
 Nguồn vốn chưa sẵn có.
 Đội ngũ quản lí, bán hàng chủ yếu là sinh viên nên chưa có kinh nghiệm.
 Mối quan hệ trên thị trường và nhà cung ứng chưa có, gây khó khăn trong việc tìm kiếm
nguồn hàng.
 Cạnh tranh với những sản phẩm mới-giá rẻ.
 Đời sống con người ngày càng được nâng cao, sinh viên có xu hướng tiêu dùng những

sản phẩm mới, hiện đại.
 Kinh doanh siêu thị là một hình thức kinh doanh đòi hỏi sự chuyên nghiệp, tài chính vững
mạnh.
c) Tổng chi phí
Các khoản mục chi phí bao gồm:
 Chi phí thuê mặt bằng.
 Chi phí xây dựng cửa hàng, trang bị các thiết bị cần thiết.
 Chi phí thu mua nguồn hàng.
 Chi phí nhà kho, vận chuyển, bao gói và sửa chữa.
 Các khoản chi phí khác
5. Cách thức tiến hành
“Siêu thị” sinh viên là một loại hình kinh doanh bán tất cả các mặt hàng đã qua sử
dụng nhưng vẫn còn sử dụng được. Các mặt hàng bao gồm: sách cũ, tài liệu, đồ gia dụng
phục vụ cho cuộc sống sinh viên đi ở trọ. Để ý tưởng kinh doanh được thực thi thành
công thì chúng ta cần vạch ra kế hoạch, chiến lược kinh doanh rõ ràng, cụ thể để tránh sai
sót lúc tiến hành thực hiện vào trong thực tế. Qúa trình tiến hành bao gồm :
a) Vị trí , địa điểm
Hiện tại, đường Hồ Đắc Di-khu vực trường bia là nơi quy tụ của các trường đại học
như: đại học Kinh Tế, đại học Ngoại Ngữ, Khoa Luật và khoa GDTC. Và tương lai đây là
nơi tập hợp các trường đại học và là địa bàn hoạt động của đại học Huế hay còn được gọi
là làng đại học Huế. Cùng với việc quy tụ rất đông sinh viên của các trường nên đường
Hồ Đắc Di tương lai là tâm điểm cho nhiều dịch vụ buôn bán mở ra. Tận dụng lợi thế đó
chúng ta sẽ chọn Hồ Đắc Di là nơi xây dựng siêu thị sinh viên
b) Nguồn hàng
Đối với hình thức kinh doanh siêu thị sinh viên này thì việc tìm kiếm nguồn hàng là
một vấn đề quan trọng. Sản phẩm kinh doanh là đồ secondhand –đồ đã qua sử dụng. Vì
vậy, nguồn hàng sẽ lấy những thứ đã qua sử dụng. Điển hình như sinh viên từ nơi khác
đến đây học phải ở trọ suốt một thời gian dài khi ra trường họ sẽ bỏ lại đồ dùng, sách, tài
liệu… Tất cả những thứ đó mình sẽ tìm cách thu mua để hai bên cùng có lợi,vì vậy sinh
viên cũng chính là những người cung cấp nguồn hàng chính cho “siêu thị” sinh viên

chúng ta.
c) Khoanh vùng khách hàng
Những sinh viên ngoại tỉnh đến đây để học tập phải trang bị rất nhiều thứ cho cuộc
sống của họ. Nhưng bất cứ vật dụng gì cũng mua mới thì sẽ tốn kém một khoảng chi phí
lớn đối với sinh viên nghèo. Do đó, muốn giúp đỡ những sinh viên nghèo “siêu thị” sinh
viên sẵn sàng cung cấp những vật dụng gia dụng mà họ cần với giá rẻ hơn thị trường
nhưng chất lượng vẫn tốt. Từ những thứ mà sinh viên trước không sử dụng nữa ,“siêu thị”
sinh viên sẽ là cầu nối đưa sản phẩm đó đến tay những sinh viên mới có nhu cầu sử dụng.
Vì vậy, đối tượng chủ yếu của chúng ta là sinh viên đến đây ở trọ cần tiết kiệm chi chí cho
chi tiêu. Bên cạnh đó, siêu thị còn phục vụ cho những sinh viên có tài liệu trong tay muốn
đổi để lấy tài liệu khác phục vụ cho việc học tập. Tóm lại, khách hàng của siêu thị là tất cả
các sinh viên có nhu cầu cần đến sản phẩm của siêu thị.
d) Cơ sở vật chất
Vì đây là chiến lược mang tầm vi mô đối với sinh viên và được xem là siêu thị đầu
tiên trong làng đại học do sinh viên thực thi nên việc bố trí cơ sở vật chất sẽ còn phụ
thuộc vào lượng hàng hóa mà ta thu mua được. Trong siêu thị thì ta sẽ trang bị nhiều gian
hàng và chia ra các khu cung cấp những sản phẩm khác nhau, bao gồm 3 khu vực:trưng
bày,giao dịch và thanh toán. Bên cạnh những khu vực chính thì ta sẽ phân thành các gian
hàng riêng. Cụ thể ở khu vực trưng bày bao gồm:
Khu vực bán và trao đổi sách: chúng ta sẽ chia ra các loại sách của các trường, các
khoa riêng và phân chia thêm giáo trình, tài liệu, slide bài giảng của từng môn học sao
cho có hệ thống để sinh viên không giặp khó khăn trong việc tìm kiếm. Ngoài ra chúng ta
cần cung cấp thêm một quầy gần khu vực này để tiến hành giao dịch sách cho người cần.
Khu vực bán đồ gia dụng nên sắp xếp những đồ đạc có liên quan với nhau thì để gần
nhau nhằm tạo thuận tiện trong việc lựa chọn.
Ngoài ra, chúng ta xây dưng một nhà kho sau siêu thị để chứa hàng, phân loại hàng,
bao gói sách và sữa chửa đồ dùng.
e) Bố trí nhân sự
Đội ngũ nhân viên bao gồm:
 Tại siêu thị gồm có 1 quản lí, 2 nhân viên thu ngân và 2 nhân viên bán hàng.

 Tại nhà kho gồm có 2 nhân viên thu mua và 2 nhân viên bao gói, phân loại,sữa chữa
hàng.
III. TẦM NHÌN XA CỦA CHIẾN LƯỢC:
Trong tương lai đường Hồ Đắc Di là nơi tập trung tất cả các trường đại học, thu hút
1 lượng lớn sinh viên ở trọ và học tập . Bên cạnh đó thì một số hộ gia đình có thu nhập
thấp họ cũng có nhu cầu sử dụng các đồ dùng vật dụng cũ để tiết kiệm chi phí.Vì
vậy,nhóm chúng tôi quyết định đưa ra một kế hoạch trong tương lai là sẽ mở rộng quy
mô và nhóm khách hàng mục tiêu.cụ thể là sau khi “siêu thị” đi vào hoạt động ổn định,
có thương hiệu chúng tôi sẽ tiến hành mở rộng mặt bằng tại trụ sở kinh doanh và tiến
hành mở thêm một cửa hàng mới trong tương lai. Khi tiến hành mở cửa hàng mới sẽ mở
rộng đối tượng khách hàng mục tiêu. Khách hàng mục tiêu không chỉ là sinh viên Đại
Học Huế mà sẽ mở rộng ra sinh viên các trường cao đằng, trung cấp sau đó là các vùng
dân cư có thu nhập thấp ở trong và ngoài phạm vi thành phố.
Nguồn hàng thu mua không những là ở địa điểm Huế mà còn mở rộng ra thu mua
các tỉnh miền trung.Trong tương lai “siêu thị” sẽ hướng đến mở rộng ra tất cả các tỉnh
trong cả nước.
IV. KẾT LUẬN
Siêu thị sinh viên không chỉ mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí
giúp cho đời sống sinh viên ngày càng tốt hơn mà còn góp phần bảo vệ môi trường tránh
tình trạng lãng phí .Do đó, để ý tưởng mở siêu thị đồ cũ được hiện thực hóa và có tính
khả thi cao, tránh được những khó khăn khách quan và chủ quan, nhóm chúng tôi mong
muốn nhận được ý kiến đóng góp và sự ủng hộ từ phía các nhà đầu tư.

×