Tải bản đầy đủ (.doc) (154 trang)

phân tích các rủi ro tác động đến quá trình mua và quá trình bán sản phẩm laptop tại công ty cổ phần huetronics

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 154 trang )

Thực tế giáo trình GVHD: Dương Đắc Quang Hảo
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới và cạnh tranh ngày càng gay gắt, nền
kinh tế Việt Nam đang từng bước chuyển mình và phát triển một cách toàn diện trên
mọi lĩnh vực cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền
kinh tế, một trong những lĩnh vực đang phát triển nhanh nhất hiện nay là Công nghệ
thông tin. Với tốc độ lan truyền nhanh, sử dụng thuận tiện, là cầu nối trao đổi giữa các
thành phần của xã hội, của mọi vấn đề thì Công nghệ thông tin đang ngày càng phủ
sóng rộng khắp trên mạng lưới toàn cầu. Nắm bắt được xu thế đó, các công ty sản xuất
các sản phẩm công nghệ thông tin ra đời ngày càng nhiều như Tấn Lập, Thế giới di
động, Thăng Bình với đủ chủng loại các sản phẩm và kiểu dáng, đáp ứng nhu cầu đa
dạng của người tiêu dùng. Tuy nhiên, đây cũng chính là thách thức cho các công ty khi
phải đối phó với các yếu tố cạnh tranh trong thị trường để thu hút khách hàng và chiếm
lĩnh thị trường, đồng thời còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố rủi ro phát sinh trong quá
trình phát triển của công ty. Chính vì đặc thù của nền kinh tế thị trường là luôn vận
động, biến đổi không ngừng nên các rủi ro trong môi trường kinh tế cũng luôn biến
động từng ngày và đòi hỏi một sự biến hoá khéo léo, xử lí linh hoạt trong công tác
quản trị rủi ro của một doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần Huetronics cũng không ngoại lệ, được thành lập từ năm 1989,
là đơn vị hoạt động lâu năm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các sản phẩm điện tử
và công nghệ thông tin tại Việt Nam. Trải qua gần 20 năm hoạt động, công ty luôn
được khách hàng trong cả nước đánh giá cao về sự tận tâm phục vụ cũng như chất
lượng sản phẩm cao với giá cả hợp lý. Với tư cách là nhà phân phối trực tiếp tại miền
Trung các sản phẩm của các tập đoàn CNTT lớn trên thế giới như: Intel, Samsung, HP,
Canon, Bitdefender,…cũng như quan hệ hợp tác lâu năm với rất nhiều nhà sản xuất và nhà
phân phối lớn tại Đài Loan, Singapore, Hồng Kông, Trung Quốc; Huetronics đem đến cho
khách hàng sự an tâm về nguồn gốc hàng hóa từ chính hãng sản xuất, chất lượng đảm bảo,
và được hưởng các quyền lợi về chương trình bán hàng và dịch vụ của hãng.
Không thể loại bỏ hết được các rủi ro nhưng công ty hoàn toàn có thể hạn chế
nó bằng chính sự hiểu biết về pháp luật và sự tỉnh táo trong khi thực hiện mỗi giao


dịch thương mại. Đã kinh doanh thì phải biết chấp nhận rủi ro, vấn đề là làm thế nào
Nhóm 10_K44ATM
1
Thực tế giáo trình GVHD: Dương Đắc Quang Hảo
để lường trước, giảm thiểu và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro đó. Nếu không làm tốt
và triệt để vấn đề này thì cho dù ý tưởng có hay, đầu tư kinh phí lớn thì các kết quả
nghiên cứu cũng không thể áp dụng được.
Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết trên, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề
tài: “Phân tích các rủi ro tác động đến quá trình mua và quá trình bán sản phẩm
laptop tại Công ty cổ phần Huetronics” làm đề tài nghiên cứu của nhóm.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
• Hệ thống hóa các vấn đề lí luận chung về rủi ro, công cụ mô phỏng rủi ro
SimulAr và quá trình mua bán sản phẩm của doanh nghiệp với khách hàng.
• Đánh giá các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến quá trình mua laptop của khách
hàng tại công ty cổ phần Huetronics.
• Đánh giá các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến quá trình bán laptop của
Huetronics.
• Nghiên cứu tạo tiền đề xác định những yếu tố rủi ro ảnh hưởng lớn đến quá
trình mua bán laptop.
• Đưa ra những giải pháp để kiểm soát những rủi ro cho Huetronics trong tiến
trình bán sản phẩm laptop cũng như đảm bảm lợi ích, giữ chân và thu hút khách hàng.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
• Xác định các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến quá trình mua của khách hàng.
• Xác định các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến quá trình bán sản phẩm của
Huetronics.
• Phân tích tác động của các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến quá trình mua bán
sản phẩm laptop.
• Đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm kiểm soát rủi ro cho doanh

nghiệp đồng thời đảm bảo lợi ích, giữ chân và thu hút khách hàng đến mua sắm trong
tương lai, tăng lợi lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Nhóm 10_K44ATM
2
Thực tế giáo trình GVHD: Dương Đắc Quang Hảo
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
 Những rủi ro nào có khả năng ảnh hưởng đến quá trình bán và mua
laptopcủa khách hàng tại công ty cổ phần Huetronics?
 Những rủi ro đó tác động như thế nào đến quá trình bán và mua laptop của
khách hàng tại công ty cổ phần Huetronics ?
 Rủi ro nào ảnh hưởng lớn nhất/thấp nhất đến quá trình bán và mua laptop
của khách hàng tại công ty cổ phần Huetronics ?
 Những giải pháp nào cần được thực hiện nhằm kiểm soát những rủi ro để thu
hút khách hàng đến mua laptop và tăng doanh thu cho công ty cổ phần Huetronics ?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Khách thể nghiên cứu: bao gồm 2 khách thể:
• Khách hàng mua sản phẩm laptop tại công ty cổ phẩn Huetronics.
• Nhân viên công ty cổ phẩn Huetronics.
- Đối tượng nghiên cứu: Những rủi ro trong quá trình mua và bán laptop tại
công ty cổ phần Huetronics.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn thành phố Huế; Địa
điểm điều tra dữ liệu sơ cấp bao gồm: 243 Trần Hưng Đạo, 267 Trần Hưng Đạo và 13
Lý Thường Kiệt, thành phố Huế (cửa hàng Huetronics tại Huế), 15 Nguyễn Thị Minh
Khai (trung tâm bảo hành của Huetronis tại Huế).
- Về Thời gian: Để đảm bảo tính cập nhật tài liệu thứ cấp được thu thập trong
phạm vi thời gian 05 năm trở lại đây từ 2008 đến 2012. Các dữ liệu sơ cấp được thu
thập trong vòng nữa tháng (từ 10/09/2013 đến ngày 25/09/2013).
4. Dàn ý nội dụng nghiên cứu:

Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Kết quả nghiên cứu
Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm kiểm soát rủi ro cho công ty cổ phần
Huetronics và đảm bảo lợi ích khách hàng.
Phần III: Kết Luận
Nhóm 10_K44ATM
3
Thực tế giáo trình GVHD: Dương Đắc Quang Hảo
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về rủi ro
Theo trường phái truyền thống, rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổn
thất mất mát, nguy hiểm. Nó được xem là điều không lành, điều không tốt, bất ngờ xảy
đến. Đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận
dự kiến. Rủi ro còn được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình
kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của
một doanh nghiệp. Tóm lại, theo quan điểm này thì rủi ro là những thiệt hại, mất mát,
nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc
chắn có thể xảy ra cho con người.
Theo trường phái hiện đại, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang
tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát
cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội. Nếu tích cực
nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những
rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai.
( Nguồn: module/kinh-te/khai-niem-rui-ro.html )
1.1.2. Phân loại rủi ro
Trong thực tế có rất nhiều loại rủi ro khác nhau. Tùy thuộc vào những tiêu thức

khác nhau mà người ta chia rủi ro thành nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, mỗi phương thức
phân loại đều chỉ là tương đối. Ta có thể phân chia rủi ro theo những tiêu thức sau:
1.1.2.1. Theo nguồn gốc của rủi ro
1.1.2.1.1 Rủi ro xuất phát từ nguồn gốc tự nhiên
Do con người chưa nhận thức hết các quy luật của tự nhiên hoặc không đủ khả
năng chế ngự hết những tác động của tự nhiên dù đã nhận biết được quy luật. Ví dụ:
Rủi ro động đất, rủi ro núi lửa phun,
1.1.2.1.2. Rủi ro xuất phát từ nguồn gốc kinh tế - xã hội
Tiến bộ khoa học kỹ thuật, một mặt, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển với việc
phát minh ra các máy móc, các phương tiện tinh vi, hiện đại. Mặt khác, chính các
thành tựu đó lại làm nảy sinh các rủi ro đe dọa đời sống con người khi có sự mất khả
Nhóm 10_K44ATM
4
Thực tế giáo trình GVHD: Dương Đắc Quang Hảo
năng kiểm soát, chế ngự nhất thời. Bên cạnh đó, xã hội phát triển cùng với các mối
quan hệ nảy sinh càng ngày càng nhiều, càng phức tạp và không phải lúc nào cũng
diễn một cách thuận lợi. Các mâu thuẫn tất yếu sẽ phát sinh dẫn đến phá vỡ các mối
quan hệ xã hội, trở thành một trong những nguyên nhân của các tổn thất. Ví dụ: chiến
tranh, trộm cắp, đình công
1.1.2.2. Theo nguyên nhân của rủi ro
1.1.2.2.1. Nguyên nhân khách quan
Các nguyên nhân được coi là khách quan nếu nó độc lập với hoạt động của con
người. Có thể là:
- Trường hợp bất khả kháng gắn với tự nhiên, hoặc gắn với đời sống xã hội.
- Các trường hợp ngẫu nhiên: Gắn liền với hoạt động của con người nhưng
nguyên nhân không rõ ràng, không xác định được. Các trường hợp này không ai gây ra
các thiệt hại đã phát sinh, các sự cố xảy ra không có sự tham gia của con người.
1.1.2.2.1. Nguyên nhân chủ quan
Biến cố xảy ra dưới sự tác động của con người. Có thể là:
- Trường hợp chính bản thân họ tự gây ra tổn thất cho mình. Họ không thể đòi

ai khác bồi thường cho mình.
- Trường hợp do người thứ 3 gây ra. Trong trường hợp này, bản thân họ có thể
yêu cầu người thứ 3 có trách nhiệm phải bồi thường, tuy nhiên, chỉ giới hạn trong khả
năng tài chính của người đó.
1.1.2.3. Theo bản chất của rủi ro
1.1.2.3.1. Rủi ro động
Là những rủi ro liên quan đến sự luôn thay đổi, đặc biệt là trong nền kinh tế. Đó là
những rủi ro mà hậu quả của nó có thể có lợi, nhưng cũng có thể sẽ mang đến sự tổn thất.
1.1.2.3.2. Rủi ro tĩnh
Là những rủi ro, mà hậu quả của nó chỉ liên quan đến sự xuất hiện tổn thất hay
không, chứ không có khả năng sinh lời, và không chịu sự ảnh hưởng của những thay
đổi trong nền kinh tế. Những rủi ro tĩnh thường liên quan đến các đối tượng: tài sản,
con người, trách nhiệm dân sự.
Nhóm 10_K44ATM
5
Thực tế giáo trình GVHD: Dương Đắc Quang Hảo
1.1.2.4. Theo kết quả của rủi ro
1.1.2.4.1. Rủi ro cơ bản
Là những rủi ro xuất phát từ sự tác động tương hỗ thuộc về mặt kinh tế, chính
trị, xã hội và đôi lúc thuần túy về mặt vật chất. Những tổn thất hậu quả do rủi ro cơ
bản gây ra không chỉ do từng cá nhân và ảnh hưởng đến toàn bộ nhóm người nào đó
trong xã hội.
1.1.2.4.2. Rủi ro riêng biệt
Là các rủi ro xuất phát từ từng cá nhân con người. Tác động của các rủi ro
không ảnh hưởng lớn đến toàn bộ xã hội mà chỉ có tác động đến một số ít con người.
( Nguồn: hung/3278-rui-ro-
cac-phuong-thuc-xu-ly-rui-ro.html)
1.1.3. Khái niệm về bán hàng và rủi ro của quá trình bán hàng
1.1.3.1. Khái niệm bán hàng
Bán hàng là một quá trình giao tiếp hai chiều giữa người bán hàng và người

mua, trong đó người bán tìm hiểu, khám phá, gợi tạo và đáp ứng nhu cầu mong muốn
của người mua trên cơ sở hai bên cùng có lợi.
( Nguồn: -nang/goc-nhin-nha-
quan-tri/2012/10/1068200/noi-cong-ban-hang/)
1.1.3.2. Khái niệm rủi ro của quá trình bán hàng
Đây là rủi ro ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Những rủi
ro trên có thể là đến từ môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp không thể tác động tới và
cũng có thể đến từ nội tại của doanh nghiệp mà ban quản lý có thể tác động để thay đổi.
Những rủi ro thường gặp trong quá trình bán hàng của doanh nghiệp: Thiếu
nguồn cung cũng như cầu, sự tăng lên của đối thủ cạnh tranh, sự thay đổi về công nghệ
kỹ thuật, sự thay đổi về thị hiếu tiêu dùng của khách hàng, sự không tận tình của nhân
viên cũng như chất lượng sản phẩm,….
1.1.4. Khái niệm về mua hàng và rủi ro của quá trình mua hàng
1.1.4.1. Khái niệm mua hàng
Mua hàng là hành vi mà người mua nhận về một hàng hóa nhất định có thể thỏa
mãn nhu cầu hay phần nào nhu cầu nào đó và ngược lại phải trao một lượng tiền nhất
định cho người bán.
Nhóm 10_K44ATM
6
Thực tế giáo trình GVHD: Dương Đắc Quang Hảo
1.1.4.2. Khái niệm về rủi ro trong mua hàng
Những rủi ro mà khách hàng gặp khi đi mua hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi
ích của họ. Những rủi ro này xuất phát từ chính doanh nghiệp và từ sự thiếu hiểu biết
của khách hàng.
Những rủi ro mà khách hàng gặp phải khi mua hàng: Hàng hóa mua về chất
lượng và số lượng không đảm bảo đúng yêu cầu, nhân viên bán hàng nhầm lẫn trong
thanh toán, sản phẩm mua về khó sử dụng,…
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Những nghiên cứu liên quan
Do đây là một đề tài nghiên cứu còn khá mới mẻ nên những công trình nghiên

cứu có cùng tên đề tài không có mà chỉ có những công trình nghiên cứu về những vấn
đề có liên quan đến đề tài như sau:
1.2.1.1. Nghiên cứu khoa học
“Bài học về kiểm soát rủi ro” – Trần Phú Minh- Báo người lao động online–
đăng ngày 17/9/2008.
Tác giả đã đề cập tới sự kiện Ngân hàng Lehman Brothers nộp đơn nên tòa xin
bảo hộ phá sản (15-9) với khoản nợ lên tới 613 tỷ USD. Đây là một bài học lớn cho
các Ngân hàng ở Việt Nam về kiểm soát rủi ro. Tác giả cũng đã nêu lên được những
tồn tại của những ngân hàng tại Việt Nam đó là một số ngân hàng nhỏ đã cho vay quá
mức nên lâm vào tình trạng thiếu thanh khoản, phải nhận sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà
nước và đã nêu ra được bài học nhằm kiểm soát rủi ro: Việc cho vay đầu tư vào các dự
án, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản hay chứng khoán, các ngân hàng cần phải tuân thủ
nghiêm khắc những nguyên tắc cơ bản của sự nghiệp tín dụng.
1.2.1.2. Luận văn
1. “Giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động mua mặt hàng
đá Granite và đá Marble của Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và thương mại An
Thái” - Luận văn tốt nghiệp - Phạm Thị Thanh Hòa - K42A6 - Khoa quản trị doanh
nghiệp – Đại học thương mại Hà Nội-2010.
Tác giả đã nêu rõ tồn tại yếu kém trọng hoạt động mua hàng cũng như nguyên
nhân nhân dẫn đến những tồn tại, yếu kém trong hoạt động phòng ngừa và giảm thiểu
rủi ro. Đồng thời cũng đưa ra được những giải pháp để phòng ngừa và giảm thiểu rủi
Nhóm 10_K44ATM
7
Thực tế giáo trình GVHD: Dương Đắc Quang Hảo
ro trong hoạt động phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong công tác mua mặt hàng đá
Granite và đá Marble của công ty An Tháitrong tương lai. Tuy nhiên những giải pháp
đưa ra còn chung chung chưa cụ thể cho từng nhóm rủi ro.
2. “Quản trị rủi ro trong quá trình kiểm tra mặt hàng bếp nướng gas barbecue
xuất khẩu của công ty cổ phần gia dụng Goldsun” - Luận văn tốt nghiệp - Đào Đức
Việt - Khoa quản trị doanh nghiệp - Trường đại học thương mại Hà Nội - 2011.

Tác giả đã phân tích, nghiên cứu cụ thể thực trạng của quản trị rủi ro trong quy
trình kiểm tra mặt hàng bếp nướng gas barbecue xuất khẩu của công ty được thể hiện
qua các nội dung như: nghiên cứu và nhận dạng rủi ro; phân tích và dự báo rủi ro và
tổn thất; thiết lập bảng liệt kê cảnh báo rủi ro, tổn thất; xây dựng phương án né tránh
rủi ro và hạn chế tổn thất. Đồng thời, những giải pháp mà tác giả đưa ra mang tính
đóng góp xây dựng cho công ty và có ý nghĩa thực tiễn cao.
3. “Food safety risk: Custumer Food purchase models” - luận văn tiến sĩ -
Ruth Mo Wah Yeung - trường đại học Cranfield Silsoe - 2002.
Tác giả đã đưa ra được những căn bệnh từ việc tiêu dùng thực phẩm không an
toàn do người tiêu dùng chưa nhận thức được thế nào là an toàn thực phẩm. Sau khi
làm sạch dữ liệu với PCA, đã tạo ra 5 yếu tố: “chất lượng”, “ thương hiệu”, thông tin”,
“kiểm soát mua” và “ chiết khấu giá’; tác giả đã sử dụng mô hình cấu trúc SEM để
phân tích những rủi ro trong nhận thức ảnh hưởng đến người tiêu dùng như thế nào cả
về sức khỏe, tiền bạc và hành vi mua trong tương lai,…Kết quả cho thấy, việc nhận
thức được các rủi ro ảnh hưởng rất lớn đến ý định mua trong tương lai của họ. Tác giả
cũng đã đề ra được những giải pháp nhằm hạn chế những rủi ro, mang lại lợi ích cho
người tiêu dùng và tăng hiệu quả, hiệu suất cho ngành công nghiệp thực phẩm.
Như vậy, tất cả các đề tài nói trên đã hệ thống hóa các lý luận cơ bản, phân tích
thực trạng các rủi ro và đưa ra một số giải pháp kiểm soát rủi ro. Tuy nhiên chưa có đề
tài nào nghiên cứu sâu về: “Phân tích rủi ro tác động đến quá trình mua và bán sản
phẩm laptop tại công ty cổ phần Huetronics”.
1.2.1.3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Trên cơ sở những ưu điểm và những vấn đề còn tồn tại ở các nghiên cứu
trước. Đề tài “Phân tích rủi ro tác động đến quá trình mua và bán sản phẩm laptop
tại công ty cổ phần Huetronics” sẽ áp dụng công cụ mô phỏng rủi ro simulAr, mô
hình TAM kết hợp với các rủi ro thông qua điều tra định tính chuyên gia và khách
Nhóm 10_K44ATM
8
Thực tế giáo trình GVHD: Dương Đắc Quang Hảo
hàng để có được. Từ đó sẽ tiến hành đề xuất mô hình phù hợp. Đề tài tập trung

phân tích 2 vấn đề:
Thứ nhất, phân tích rủi ro tác động đến quá trình bán sản phẩm laptop tại
công ty cổ phần Huetronics.
Thứ hai, phân tích rủi ro tác động đến quá trình mua sản phẩm laptop tại công
ty cổ phần Huetronics.
Thông qua điều tra định tính khách hàng và chuyên gia sẽ thu được các chỉ
tiêu cần thiết nhằm phân tích vấn đề của đề tài với độ tin cậy cao hơn. Mặt khác, đề
tài còn sử dụng kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha để kiểm định mức độ tin cậy
của các thang đo, dùng phương pháp EFA để phân tích và rút trích các nhân tố ảnh
hưởng. Đồng thời đo lường mức độ tác động của từng chỉ tiêu rủi ro tác động lên
quá trình mua laptop của khách hàng và mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu đến ý
định trong tương lai của họ. Qua đó, đề tài sẽ có giá trị thực tiễn hơn. Từ đó giúp
cho những nhà quản lý xem xét, đồng thời hạn chế những rủi ro trong bán hàng
nhằm mang lại lợi nhuận cho công ty.
1.2.2. Những mô hình nghiên cứu liên quan:
Nghiên cứu đi sâu tìm hiểu về các mô hình liên quan đến đo lường và đánh giá
các rủi ro ảnh hưởng đến quá trình mua, bán sản phẩm/dịch vụ đặc biệt là các mô hình
đánh giá rủi ro của khách hàng trong quá trình mua sản phẩm/dịch vụ như: thuyết nhận
thức rủi ro (theories of perceived – TPR), mô hình chấp nhận sử dụng thương mại điện
tử (E-Commerce Adoption Model – e-CAM), mô hình TAM…
1.2.2.1. Mô hình TAM
Mô hình TAM là một mô hình được giới thiệu lần đầu của Davis (1986). Cùng
với mô hình e-CAM đây cũng là một mô hình liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông
tin. Mô hình này đã được công nhận là công cụ hữu ích trong việc dự đoán thái độ của
người sử dụng. “Mục tiêu của TAM là cung cấp một sự giải thích các yếu tố xác định
tổng quát về sự chấp nhận computer, những yếu tố này có khả năng giải thích hành vi
người sử dụng xuyên suốt các loại công nghệ người dùng cuối sử dụng computer và
cộng đồng sử dụng” (Davis et al.1989, trang 985).
Mục đích chính của TAM là cung cấp một cơ sở cho việc khảo sát tác động của
các yếu tố bên ngoài vào các yếu tố bên trong là tin tưởng (beliefs), thái độ (attitudes)

Nhóm 10_K44ATM
9
Thực tế giáo trình GVHD: Dương Đắc Quang Hảo
và ý định (intentions). TAM được hệ thống để đạt mục đích trên bằng cách nhận dạng
một số ít các biến nền tảng (fundamental variables) đã được các nghiên cứu trước đó
đề xuất, các biến này có liên quan đến thành phần cảm tình (affective) và nhận thức
(cognitive) của việc chấp thuận sử dụng laptop.
Hình 1.1. Mô hình khái niệm
Như vậy từ mô hình ta có thể nhận thấy 5 biến chính tác động đến quyết định
sử dụng laptop của con người, đó là:
- Biến bên ngoài (biến ngoại sinh): đó là các biến ảnh hưởng đến nhận thức
hữu ích và nhận thức tính dễ sử dụng như sự đào tạo, ý kiến hoặc khái niệm khác nhau
trong sử dụng hệ thống.
- Nhận thức sự hữu ích: người sử dụng nhận thấy việc sử dụng các hệ thống sẽ
làm tăng hiệu quả làm việc của họ.
- Nhận thức tính dễ sử dụng: là mức độ dễ dàng người sử dụng mong đợi khi
sử dụng hệ thống.
- Thái độ hướng đến việc sử dụng: thái độ hướng đến việc sử dụng hệ thống
bởi sự tin tưởng về sự hữu ích và dễ sử dụng.
- Dự định sử dụng.
Theo nghiên cứu của Davis, nhận thức hữu ích là yếu tố quyết định việc con
người sử dụng laptop và nhận thức tính dễ sử dụng là yếu tố quyết định đặc thù thứ 2
dẫn đến việc con người sử dụng laptop.
Nhóm 10_K44ATM
10
Thực tế giáo trình GVHD: Dương Đắc Quang Hảo
1.2.2.2. Mô hình thuyết nhận thức rủi ro TPR
Trong thuyết nhận thức rủi ro TPR (Bauer, 1960) đề cập rằng niềm tin về nhận
thức rủi ro như là yếu tố chủ yếu đối với hành vi người tiêu dùng có thể là một yếu tố
chính ảnh hưởng việc hoán chuyển của người duyệt web đến người mua hàng thực sự.

Ông cho rằng hành vi tiêu dùng sản phẩm công nghệ thông tin có nhận thức rủi ro, bao
gồm hai yếu tố: một là nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm/dịch vụ (PRP), hai là
nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến (PRT). Cox and Rich (1964) đề cập
đến nhận thức rủi ro như tổng của nhận thức bất định bởi người tiêu dùng trong một
tình huống mua hàng đặc thù. Cunningham (1967) nhận thức rủi ro từ kết quả thực
hiện tồi, nguy hiểm, rủi ro sức khỏe và chi phí. Roselius (1971) nhận dạng 4 loại mất
mát liên quan đến các loại rủi ro: thời gian, sự may rủi, bản ngã, và tiền bạc. Jacoby và
Kaplan (1972) phân loại nhận thức rủi ro của người tiêu dùng thành 5 loại rủi ro sau:
vật lí, tâm lí học, xã hội, tài chính và kết quả thực hiện (chức năng) được liệt kê trong
bảng 1 dưới đây. Taylor (1974) đề nghị rằng sự bất định và nhận thức rủi ro có thể
sinh ra băn khoăn rằng các ảnh hưởng tiến trình ra quyết định tiêu dùng. Murphy và
Enis (1986) định nghĩa nhận thức rủi ro như sự đánh giá chủ quan của người tiêu dùng
về kết quả tạo ra một sai lầm mua hàng.
Bảng 1.1. Các loại rủi ro
Risk type Defination
Financial Risk
Rủi ro mà sản phẩm không đáng giá tài chính
Psychological Risk
Rủi ro mà sản phẩm sẽ thấp hơn hình ảnh tự khách hàng hình
dung
Physical Risk
Rủi ro về sự an toàn của người mua hay những người khác
trong việc sử dụng sản phẩm
Functional Risk
Rủi ro mà sản phẩm sẽ không thực hiện như kì vọng
Social Risk
Rủi ro mà một sự lựa chọn sản phẩm có thể mang lại kết quả
bối rối trước bạn bè/gia đình/nhóm làm việc của người ta
Time Risk
Rủi ro về tốn thời gian chuẩn bị bản liệt kê mua hàng, di

chuyển, tìm thông tin, mua sắm và chờ đợi giao sản phẩm
Mất chức năng và mất tài chính được các tác giả nhận định như các loại rủi ro
liên quan đến sản phẩm/dịch vụ hạn chế người tiêu dùng thực hiện các giao dịch trực
Nhóm 10_K44ATM
11
Thực tế giáo trình GVHD: Dương Đắc Quang Hảo
tuyến. Khi chúng ta không thể thấy hay chạm trực tiếp các sản phẩm/dịch vụ trong thị
trường điện tử (nghĩa là các đặc tính vô hình), người tiêu dùng có thể cảm thấy băn
khoăn hay không chắc chắn khi họ có giao dịch với những người bán hàng trực tuyến.
Ví dụ, sản phẩm/dịch vụ được giao cho người tiêu dùng có thể không thực hiện được
như mong đợi.Hơn nữa, người tiêu dùng có thể được yêu cầu chịu chi phí như vận
chuyển và bốc dỡ, khi trả lại hay trao đổi sản phẩm/dịch vụ.
Ngoài ra, tốn thời gian được các tác giả nhận định như một rủi ro tăng thêm với
sản phẩm/dịch vụ. Khi việc mua sản phẩm/dịch vụ thất bại, chúng ta có thể mất thời
gian, sự thuận tiện và nỗ lực lấy sản phẩm/dịch vụ điều chỉnh hay thay thế. Mặc dầu
thời gian là nỗ lực phi tiền bạc và biến động giữa các cá nhân, các tác giả nhận định
thời gian như một chi phí mà người tiêu dùng phải trả cho sản phẩm/dịch vụ.
Hơn nữa, sau khi mua sản phẩm/dịch vụ qua Internet, người tiêu dùng có thể
tìm thấy một sản phẩm/dịch vụ chất lượng bằng hoặc cao hơn với mức giá thấp hơn.
Do đó, các tác giả nhận định một loại rủi ro khác, mất cơ hội, là rủi ro thực hiện một hành
động mà người tiêu dùng sẽ bỏ lỡ thực hiện điều gì khác mà họ thực sự muốn làm.
Do đó, các tác giả định nghĩa nhận thức rủi ro với sản phẩm/dịch vụ (PRP) như
tổng chung của bất định hay băn khoăn được nhận thức bởi một người tiêu dùng trong
một sản phẩm/dịch vụ đặc trưng khi mua hàng trực tuyến. Các tác giả nhận định 5 loại
PRP như sau: mất tính năng, mất tài chính, tốn thời gian, mất cơ hội và nhận thức rủi
ro toàn bộ với sản phẩm/dịch vụ dẫn tới những băn khoăn cho người tiêu dùng khi
quyết định mua.
Ngoài ra nhân tố nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến cũng ảnh
hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng. Việc nghiên cứu trong phạm vi giao dịch
trực tuyến (Hoffman et al, 1999; Jarvenpaa and Tractinsky, 1999; Jarvenpaa et al

2000; Ratnasingham, 1998; Swaminathan et al, 1999) cho rằng sự tin cậy hay tín
nhiệm của khách hàng sẽ được cải thiện bằng cách gia tăng tính trong suốt của tiến
trình giao dịch, giữ lại dữ liệu cá nhân tối thiểu yêu cầu từ người tiêu dùng, và bởi việc
tạo ra trạng thái rõ ràng và hợp pháp của bất kì thông tin nào được cung cấp.
Bhimani (1996) chỉ ra sự đe dọa đối với việc chấp nhận TMĐT có thể biểu lộ từ
những hành động không hợp pháp như việc nghe trộm, lộ password, chỉnh sửa dữ liệu,
đánh lừa. Do đó, Bhimani (1996) và Ratnasingham (1998) đề nghị các yêu cầu căn bản
cho TMĐT là làm thỏa mãn những vấn đề sau: sự chứng thực, sự cấp phép, sự sẵn
Nhóm 10_K44ATM
12
Thực tế giáo trình GVHD: Dương Đắc Quang Hảo
sàng, sự tin cận, toàn vẹn dữ liệu, không khước từ, và các dịch vụ ứng dụng có khả
năng chọn.
Swaminathan et al, (1999) khẳng định rằng người tiêu dùng đánh giá những
người bán hàng trực tuyến trước khi họ thực hiện giao dịch trực tuyến và do đó các đặc
tính của người bán hàng đóng vai trò quan trọng trong việc xúc tiến giao dịch.
Rose et al, (1999) nhận dạng các trở ngại kỹ thuật và chi phí liên quan của
chúng và những giới hạn đặc thù đối với TMĐT B2C, bao gồm trì hoãn download,
giới hạn của gia diện, các vấn đề để dò tìm, đo lường thành công ứng dụng Web không
thích hợp, an toàn yếu, và thiếu các tiêu chuẩn Internet. Do đó, họ phát biểu rằng nếu
người ta thực hiện những giao dịch kinh doanh với các thương gia không thành thật
hoặc nếu những thông tin nhạy được lưu trong những cơ sở dữ liệu không an toàn, sự
đe dọa an toàn tồn tại ngay cả khi dữ liệu được bảo vệ hoàn hảo trong giao dịch.
Do đó, các tác giả định nghĩa nhận thức rủi ro trong phạm vi giao dịch trực
tuyến như một rủi ro giao dịch khả dĩ mà người tiêu dùng có thể đối đầu khi bộc lộ
những phương tiện điện tử của việc thực hiện thương mại. Bốn loại PRT được nhận
định như sau: sự bí mật (privacy), sự an toàn - chứng thực(security- authentication),
không khước từ (nonrepudiation), và nhận thức rủi ro toàn bộ về giao dịch trực tuyến
(overall perceived risk on online transaction).
Hình 1.2. Mô hình thuyết nhận thức rủi ro bằng Tiếng Việt

Nhóm 10_K44ATM
13
Nhận thức rủi ro liênquan đến
sản phẩm/dịch vụ (PRP)
Nhận thức rủi ro liên quan đến
giao dịch trực tuyến (PRT)
Hành vi mua
(PB)
Thực tế giáo trình GVHD: Dương Đắc Quang Hảo
Thành phần nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm/dịch vụ (PRP): các
dạng nhận thức rủi ro: mất tính năng, mất tài chính, tốn thời gian, mất cơ hội và nhận
thức rủi ro toàn bộ với sản phẩm/dịch vụ (tổng của nhận thức bất định hoặc băn khoăn
của người tiêu dùng khi mua sản phẩm).
Thành phần nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến (PRT):
các rủi ro có thể xảy ra khi người tiêu dùng thực hiện giao dịch thương mại điện tử
trên các phương tiện – thiết bị điện tử liên quan đến: sự bí mật (privacy), sự an toàn -
chứng thực (security- authentication), không khước từ (nonrepudiation), và nhận thức
rủi ro toàn bộ về giao dịch trực tuyến.
1.2.2.3. Mô hình nghiên cứu e – CAM
Trong lúc Thương mại điện tử trở thành một phát minh quan trọng của sự phát
triển Internet thì đã có rất nhiều nghiên cứu liên quan sự chấp nhận của người dùng
Internet, mô hình e-CAM là một trong những mô hình được xây dựng nhằm khám phá
những nhân tố quan trọng để dự đoán hành vi mua bán trực tuyến của người tiêu dùng.
Dựa vào thuyết nhận thức rủi ro (TPR) của Bauer (1960) tập trung đánh giá hành vi
tiêu dùng sản phẩm công nghệ thông tin có nhận thức rủi ro bao gồm 3 yếu tố: Nhận
thức rủi ro liên quan đến sản phẩm/dịch vụ (PRP) và nhận thức rủi ro liên quan đến
giao dịch trực tuyến (PRT) và hành vi mua hàng (PB) thì mô hình e-CAM đã được xây
dựng một cách cụ thể nhằm đánh giá các thành phần tác động đến Thương mại điện tử
hay nói cách khác là đánh giá khả năng nhận thức của khách hàng với các loại rủi ro
liên quan đến Thương mại điện tử dẫn đến sự tăng hay giảm lòng ham muốn đi đến

hành vi mua hàng.
Dựa vào 2 mô hình nghiên cứu TAM và e-CAM, Joongho Ahn, Jinsoo Park và
Dongwon Lee đã tiến hành tích hợp để cho ra mô hình TAM-ECAM từ đó tiến hành
các nghiên cứu thực nghiệm trong cả hai nước Mỹ và Hàn Quốc để giải thích sự chấp
nhận sử dụng TMĐT. Trong đó, bao gồm các biến được lựa chọn:
- Các biến nội sinh là: nhận thức sự hữu ích (PU), nhận thức tính dễ sử dụng
(PEU), hành vi dự định (BI), hành vi mua thực sự (PB).
- Các biến ngoại sinh: Nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến
(PRT), nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm/dịch vụ (PRP).
Nhóm 10_K44ATM
14
Thực tế giáo trình GVHD: Dương Đắc Quang Hảo
Hình 1.3. Mô hình chấp nhận thương mại điện tử E-CAM
1.2.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Từ tham khảo các mô hình nghiên cứu ở trên và để có kết luận chính xác hơn
về tác động của những rủi ro đến quá trình mua và bán laptop ở công ty cổ phần
Huetronics nghiên cứu đề xuất mô hình khảo sát theo các tiêu chí sau:
Các mô hình trên đều là kết quả của các nhà nghiên cứu kinh tế nước ngoài về
lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin, trong đó đề cập đến các yếu tố tác động đến
quyết định của người tiêu dùng khi khai thác thông tin, tiến hành mua bán trên mạng.
Nếu coi việc mua bán trên internet là mua bán trực tuyến thì các yếu tố được sử dụng
để đánh giá khả năng tham gia của khách hàng vào mua bán trên internet được xem là
các rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến. Như vậy, đối với sản phẩm laptop của
công ty Cổ phần Huetronics là một hình thức mua bán các sản phẩm/dịch vụ nó sẽ
chịu tác động của các yếu tố rủi ro đối với sản phẩm/dịch vụ. Dựa vào thuyết nhận
thức rủi ro và mô hình TAM nhóm đưa ra mô hình đề xuất:
Nhóm 10_K44ATM
15
Thực tế giáo trình GVHD: Dương Đắc Quang Hảo
Hình 1.4. Mô hình nghiên cứu

Như vậy từ mô hình ta có thể nhận thấy 4 biến chính tác động đến ý định mua
laptop trong tương lai của khách hàng tại Huetronics, đó là:
1. Nhận thức rủi ro về sự hữu ích: người sử dụng nhận thấy việc sử dụng các
sản phẩm có thể sẽ làm giảm hiệu quả làm việc của họ.
• Khách hàng lo lắng laptop mua về sẽ không đáp ứng nhu cầu sử dụng
• Khách hàng lo rằng laptop mua về sẽ có kích thước lớn và nặng khó khăn
trong việc di chuyển
1. Nhận thức rủi ro về tính dễ sử dụng: người sử dụng cảm thấy khó khăn,
không dễ dàng trong việc sử dụng sản phẩm.
• Không nắm bắt hết các tính năng của sản phẩm
• Nhân viên bán hàng tư vấn không cụ thể và rõ ràng về sản phẩm
• Laptop mua về khó sử dụng
2. Nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm/dịch vụ:
• Chất lượng (chất lượng của máy không đúng như thực tế công ty giới thiệu,
quảng cáo; máy nhanh bị hư hỏng…)
• Giá cả (cao hơn so với sản phẩm cùng loại của công ty khác)
• Bảo hành (thời gian bảo hành ngắn, chất lượng bảo hành không đảm bảo,
nhân viên bảo hành không trung thực, )
3. Nhận thức rủi ro về tính thuận tiện trong thanh toán:
• Nhân viên thu ngân nhầm lẫn trong quá trình thanh toán
• Lãi suất trả góp laptop cao
• Thủ tục thanh toán phức tạp
Khi nhận thức được những rủi ro thì khách hàng sẽ đưa ra ý định trong tương
lai đối với việc mua hàng tại công ty cổ phần Huetronics. Nếu khách hàng không
nhận thức được rủi ro thì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của họ.
Nhóm 10_K44ATM
16
Nhận thức rủi ro về sự hữu ích (PU)
Nhận thức rủi ro về tính dễ sử dụng
(PEU)

Nhận thức rủi ro liên quan đến sản
phẩm/ dịch vụ (PRP)
Nhận thức rủi ro về tính thuận tiện
trong thanh toán
Ý định trong
tương lai
Thực tế giáo trình GVHD: Dương Đắc Quang Hảo
1.2.4. Phương pháp nghiên cứu
1.2.4.1. Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát
dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu.
Đầu tiên, nghiên cứu sẽ phải áp dụng kỹ thuật phỏng vấn trưởng phòng kinh
doanh công ty cổ phần Huetronics và các nhân viên trong công ty để xác định những
rủi ro thường gặp phải trong thời gian qua ảnh hưởng đến quá trình mua và bán laptop
của công ty.
Sau đó, nghiên cứu sẽ áp dụng phỏng vấn đối với nhân viên phòng quan hệ
khách hàng để xác định mức độ ảnh hưởng của các rủi ro trên đến quá trình mua và
bán như thế nào.
Tiếp theo, nghiên cứu sẽ áp dụng phương pháp phỏng vấn sâu (n=9). Đối tượng
phỏng vấn: 8 khách hàng cá nhân đã và đang tiến hành mua hàng tại công ty và 1
chuyên gia tại công ty. Qua đó khai thác thông tin từ khách hàng và chuyên gia những
yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết định mua và bán của họ. Từ đó xác định những chỉ
tiêu cần có trong bảng hỏi.
Kết quả nghiên cứu sơ bộ là cơ sở cho thiết kế bảng câu hỏi đưa vào nghiên cứu
chính thức.
1.2.4.2. Nghiên cứu định lượng
1.2.4.2.1. Sử dụng công cụ mô phỏng rủi ro SimilAr
SimilAr là một phần mềm mô phỏng Monnte Carlo được phát triển ở Argentina
thiết kế để phân tích và đánh giá các tình huống kinh doanh và quyết định lấy theo một
bối cảnh rủi ro. Phân tích rủi ro là một kỹ thuật được sử dụng để giúp các nhà hoạch

định quyết định để đánh giá một vấn đề trong điều kiện không chắc chắn. SimulAr là
một chương trình được phát triển như là một bổ sung của Microsoft Excel (Add-in) và
nó được đặc trưng bởi sự đơn giản và tính linh hoạt của họ cho phép người sử dụng để
xử lý trong một môi trường.
SimulAr tập trung trong các phương pháp bằng "Mô phỏng Monte Carlo" để
thực hiện một phân tích rủi ro. Phương pháp này bao gồm giao phân bố xác suất cho
các biến mô hình có liên quan đến rủi ro và sau đó tạo ra các số ngẫu nhiên dựa trên
các phân phối để mô phỏng các hành vi vấn đề mô hình sẽ có trong tương lai. Bằng
cách này, nó có thể để có được hiện thực hơn và các kết quả đáng tin cậy khi ra quyết
Nhóm 10_K44ATM
17
Thực tế giáo trình GVHD: Dương Đắc Quang Hảo
định. SimilAr cho phép người dùng không chỉ dự đoán được những rủi ro mang tính
cực đoan, mà còn dự đoán được những rủi ro mang tính lạc quan. Ví dụ, ước tính xác
suất mà một dự án đầu tư có giá trị hiện tại thuần lớn hơn không.
Với những ưu điểm trên mà công cụ SimilAr mang lại cho người dùng,
SimulAr đã được sử dụng khá phổ biến nhằm mục tiêu là để mô phỏng "phân tán" và
kỹ thuật phân tích rủi ro trong học tập và môi trường kinh doanh.
Sau khi tiến hành cài đặt phần mềm “
Monte Carlo Simulation in Excel” ta sẽ
nhận được thanh công cụ Excel cho phép
truy cập phần mềm chạy mô hình mô phỏng
rủi ro.
SimulAr có lợi thế là thân thiện khi phát triển một mô hình mô phỏng. Thông
qua năm bước đơn giản, bạn sẽ có trong điều kiện thu thập thông tin để đưa ra quyết
định. Các bước để thực hiện một mô phỏng là:
1. Xác định các biến đầu vào.
2. Xác định các biến đầu ra.
3. Thay đổi số lần lặp lại.
4. Chạy các mô phỏng.

5. Hiển thị các kết quả mô phỏng.
Tiếp theo, mỗi chức năng SimulAr bao gồm được giải thích chi tiết.
 Xác định biến đầu vào
Bước đầu tiên là xem xét sự tồn tại của rủi ro và những biến không chắc chắn
trong mô hình là miêu tả các biến đầu vào.
Các biến đầu vào là những yếu tố, chỉ số,
mặt hàng, người ta tin rằng họ sẽ có một hành vi ngẫu nhiên trong tương lai. Ví dụ,
trong phân tích rủi ro của các dự án đầu tư thì các biến không chắc chắn là
: chi phí
đầu tư, doanh thu 1 năm, chi phí cố định hàng năm, tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng
năm, và chi phí hàng năm biến như là một tỷ lệ phần trăm doanh thu.
Mỗi biến ngẫu nhiên có thể được mô hình hóa bằng cách chỉ định một phân bố
xác suất phản ánh hành vi của họ trong tương lai. Một trong những phương pháp để
thực hiện những ước tính này là dựa vào thông tin lịch sử (phỏng vấn định tính) để dự
đoán những gì sẽ xảy ra trong tương lai.
Sau đó trong hướng dẫn nó sẽ được giải thích làm thế nào để phù hợp với phân
phối xác suất tốt nhất bằng cách sử dụng SimulAr.
Nhóm 10_K44ATM
18
Thực tế giáo trình GVHD: Dương Đắc Quang Hảo
SimulAr cung cấp khả năng để bao gồm tối đa là 500 biến đầu vào và 20 loại
khác nhau của các phân bố xác suất: Normal, Ttiangular, Uniform, beta, chi-spuare,
log-normal, gama, logistic, exponential, student t, pareto, weibull, rayleigh, binomial,
negative binomial, geometric, poisson, discrete and discrete uniform distribution.
Tất cả các phân phối yêu cầu cung cấp các thông số. Các tham số giá trị mô tả
phân phối xác suất chẳng hạn như vị trí trung tâm, biến đổi của nó, và hình dạng của nó.
Có rất nhiều phân phối xác suất khác nhau có thể sử dụng cho các biến đầu vào. Thông
thường ta sẽ sử dụng 2 phân phối phổ biến: hình tam giác và phân phối bình thường.
Trong một phân phối tam giác, các thông số giá trị tối thiểu, giá trị có khả năng
nhất, và giá trị tối đa. Hình dạng của phân phối này có nghĩa là một hình tam giác, với

đỉnh điểm giá trị có khả năng nhất. Không có giá trị dưới mức tối thiểu hoặc cao hơn
tối đa là có thể.
Trong một phân phối bình thường, các thông số trung bình và độ lệch chuẩn.
Đây là đường cong hình chuông truyền thống. Trung bình là giá trị trung bình hoặc có
khả năng nhất. Độ lệch chuẩn là một biện pháp biến đổi xung quanh trung bình. Phân
phối bình thường là đối xứng, điều đó có nghĩa là các giá trị trên trung bình cũng có
khả năng như các giá trị dưới trung bình.
Các thông số của các phân phối này sẽ được thu thập từ các dữ liệu phỏng vấn
định tính đối với chuyên gia và khách hàng.
Nhóm 10_K44ATM
19
Thực tế giáo trình GVHD: Dương Đắc Quang Hảo
 Xác định các biến đầu ra
Khi đã xác định tất cả các biến đầu vào của mô hình ta phải xác định đầu ra mô
phỏng biến. Một biến đầu ra mô phỏng là một biến mà bạn muốn nghiên cứu hành vi
của nó. Một biến đầu ra là không thể thiếu để có được thông tin phục vụ như hỗ trợ để
đưa ra quyết định. Giá trị hiện tại ròng (NPV) ở các dự án đầu tư là một ví dụ rõ ràng
về loại biến này.
SimilAr sẽ không cho bạn biết chính xác hoặc giá trị nhất định cho các kết quả
đầu ra. Điều này là không thể bởi vì tương lai không thể được dự đoán một cách chắc
chắn. Tuy nhiên, trong bước Kết quả, SimilAr có thể báo cáo xác suất của các giá trị
khác nhau xảy ra cho mỗi đầu ra, và thông tin đó có thể giúp bạn đưa ra quyết định
nhiều thông tin hơn.
 Thay đổi số lần lặp lại
Sau khi đã chỉ định các biến đầu ra và nhập phân bố xác suất các biến đầu vào
việc chạy mô phỏng gần như đã được sẵn sàng. Tuy nhiên, trước khi làm như vậy,
chúng ta nên thay đổi ít nhất một thiết lập mô phỏng: số lần lặp lại. Số lần lặp lại chỉ ra
có bao nhiêu kịch bản ngẫu nhiên bạn muốn SimilAr tạo ra. Các lần lặp lại mà bạn sử
dụng, chính xác hơn kết quả của bạn sẽ được. Nhược điểm duy nhất là lặp đi lặp lại
nhiều đòi hỏi thời gian tính toán, có thể là một vấn đề với các mô hình phức tạp. Đối

với hầu hết các mô hình, nó đủ để sử dụng 1000 đến 5000 lặp đi lặp lại.
 Chạy mô phỏng
Sau khi đưa vào đầu vào, đầu ra và các biến tương quan, mô hình sẽ được thiết
lập và sẵn sàng để chạy các mô phỏng. Tiến hành chạy mô phỏng bằng cách nhấn vào
biểu tượng Run the similar. Một cửa sổ sẽ xuất hiện, lựa chọn các mục tùy chọn theo
nhu cầu chạy mô phỏng của người tiến hành. Sau khi cấu hình mô phỏng cài đặt báo ở
nút "Mô phỏng" để bắt đầu với quá trình này. Khi mô phỏng đã kết thúc, một tin nhắn
sẽ được hiển thị. Nhấn OK để xem kết quả mô phỏng.
Mô phỏng SimilAr sẽ cho ra các kết quả mô phỏng sau:
- Số liệu thống kê biến đầu ra mô tả, bao gồm các giá trị:
• Minimum.
• Mean.
• Maximum.
Nhóm 10_K44ATM
20
Thực tế giáo trình GVHD: Dương Đắc Quang Hảo
• Median.
• Variance.
• Standard Deviation.
• Range.
• Kurtosis.
• Skewness.
• Hệ số biến thiên.
• 1% to 99% percentiles với số gia của 1%.
- Hiển thị biểu đồ biến đầu ra:
• Biểu đồ tần số mô phỏng và xác định xác suất mà biến được lựa chọn ít hơn
giá trị mong muốn (vd: xác suất ít hơn 5000 là 73.16%)
• Phân tích độ nhạy: Các cửa sổ phân tích độ nhạy cho thấy ảnh hưởng mà
mỗi biến đầu vào có các biến đầu ra. Trong đó, sự ảnh hưởng được thể hiện qua 2 loại
biểu đồ là biểu đồ phân tích hồi quy và biểu đồ phân tích tương quan

• SimilAr cũng cho phép người dùng tạo báo cáo của tất cả các biến đầu ra mô
phỏng trong excel.
1.2.4.2.2. Sử dụng công cụ phân tích dữ liệu SPSS cho quá trình mua
Nghiên cứu định lượng được tiến hành trên cơ sở mô hình nghiên cứu đề xuất nhằm
phân tích các rủi ro tác động đến quá trình mua và bán laptop tại công ty cổ phần Huetronics.
Xác định kích thước mẫu và phương pháp thu thập số liệu:
 Về kích thước mẫu:
Nhằm đảm bảo tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu, đề tài xác định cỡ mẫu
nghiên cứu thông qua công thức tính kích cỡ mẫu theo trung bình:
Z
2
σ
2
σ
2
: phương sai
n = σ: độ lệch chuẩn
e
2
n: kích cỡ mẫu
e: sai số mẫu cho phép
Với đặc tính của một nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế, độ tin cậy mà nghiên
cứu lựa chọn là 95%, thông qua tra bảng: Z=1,96.
Về sai số mẫu cho phép, với độ tin cậy 95% và do dữ liệu sơ cấp được thu thập
bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp nên sai số mẫu cho phép sẽ là 0,05.
Về độ lệch chuẩn, sau khi tiến hành điều tra thử với mẫu 30 bảng hỏi nghiên
cứu tiến hành xử lý SPSS để tính ra độ lệch chuẩn. Kết quả thu được giá trị σ = 0,274.
Z
2
σ

2
(1,96)
2
*(0,274)
2
n= = = 115,3648(mẫu)
e
2
(0,05)
2
Như vậy, cỡ mẫu để tiến hành điều tra chính thức là 115 mẫu
 Về phương pháp thu thập dữ liệu:
Nhóm 10_K44ATM
21
Thực tế giáo trình GVHD: Dương Đắc Quang Hảo
Nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn đó là nghiên cứu sơ bộ và nghiên
cứu chính thức:
Giai đoạn Dạng Phương pháp Kỹ thuật Mẫu
1 Sơ bộ Định tính
Phỏng vấn trực tiếp
(kỹ thuật ánh xạ)
9 đáp viên
2 Chính thức Định lượng
Bút vấn
(Khảo sát bảng câu hỏi)
Xử lý dữ liệu
115 mẫu
Trong giai đoạn đoạn nghiên cứu chính thức, do những hạn chế của đề tài trong
việc tiếp cận danh sách khách hàng đến mua hàng tại công ty cổ phần Huetronics nên
phương pháp điều tra được sử dụng đó là phương pháp ngẫu nhiên thực địa. Phương

pháp này được thực hiện thông qua ba bước:
Bước 1: Xác định địa bàn điều tra và ước lượng tổng thể
Địa điểm điều tra
Ước lượng số
KH/ngày
Tổng lượng
KH trong 5
ngày
Số mẫu dự kiến tại mỗi
địa điểm bán hàng
243 Trần Hưng Đạo 6 khách hàng 30 11 khách hàng
267 Trần Hưng Đạo 10 khách hàng 50 19 khách hàng
13 Lý Thường Kiệt 20 khách hàng 100 38 khách hàng
15 Nguyễn Thị Minh Khai 25 khách hàng 125 47 khách hàng
Trước tiên, để đảm bảo tính khách quan, cũng như đảm bảo tính đại diện của
mẫu cho tổng thể. Nghiên cứu được tiến hành trên 3 địa điểm bán hàng tại 243 Trần Hưng
Đạo, 267 Trần Hưng Đạo và 13 Lý Thường Kiệt. Thông qua phỏng vấn chuyên gia để xác
định số lượng khách hàng bình quân đến mua hàng tại từng địa điểm mỗi ngày.
Bước 2: Xác định bước nhảy K; thời gian và địa điểm điều tra
- Xác định bước nhảy K:
Với thời gian điều tra dự kiến 5 ngày (24/09/2013 - 28/09/2013) thì tổng số
khách hàng trong thời gian này ở các địa điểm giao dịch sẽ gấp 5 lần khách hàng dự
kiến mỗi ngày. Khi đó:
K = tổng lượng KH 5 ngày/ Số mẫu dự kiến tại mỗi địa điểm bán hàng
= 305/115
= 2,652
Điều tra viên sẽ đứng tại cửa ra vào của trung tâm, sau khi khách hàng mua
hàng xong thì sẽ chọn khách hàng theo số K thứ tự. Tức là, cứ cách 2 khách hàng đi ra
Nhóm 10_K44ATM
22

Thực tế giáo trình GVHD: Dương Đắc Quang Hảo
điều tra viên chọn một khách hàng để phỏng vấn (thời gian phỏng vấn sẽ là 10
phút/bảng hỏi). Nếu trường hợp khách hàng được chọn không đồng ý phỏng vấn hoặc
một lý do khác khiến điều tra viên không thu thập được thông tin từ khách hàng đó, thì
điều tra viên chọn ngay khách hàng tiếp theo sau đó để tiến hành thu thập thông tin dữ
liệu. Trường hợp thứ 2, khách hàng là mẫu đã được điều tra trước đó, điều tra viên sẽ
bỏ qua và chọn tiếp đối tượng khách hàng tiếp theo sau đó để tiến hành phỏng vấn.
Địa điểm điều tra: được sắp xếp theo lịch trình chuẩn bị trước, nhằm đảm bảo
tính khách quan và độ tin cậy đối với dữ liệu thu thập được.
Bước 3: Tiến hành điều tra
Được tiến hành với hai giai đoạn: Giai đoạn điều tra thử và Giai đoạn điều tra
chính thức.
Nghiên cứu áp dụng phương thức phỏng vấn trực tiếp và điều tra thông qua
bảng hỏi nhằm thu thập thông tin có mức độ tin cậy cao.
1.2.4.2.3. Phân tích Dữ Liệu Sơ Cấp
Dữ liệu thu thập được xử ký bằng phần mềm SPSS phiên bản 16.0. Được tiến
hành dựa trên quy trình dưới đây:
Nhóm 10_K44ATM
23
Thực tế giáo trình GVHD: Dương Đắc Quang Hảo
1. Mã hóa bảng hỏi trên phần mềm SPSS.
2. Tiến hành các bước xử lý và phân tích dữ liệu
Nhóm 10_K44ATM
24
1.Sử dụng frequency để phân tích
thông tin mẫu nghiên cứu
2. Phân tích nhân tố khám phá EFA
3. Kiểm định Cronbach’s alpha để xem
xét độ tin cậy thang đo
4. Kiểm định one sample t-test

5. Kiểm định one sample K-S test
6. Independent sample t-test
7. Phân tích hồi quy tương quan
Thực tế giáo trình GVHD: Dương Đắc Quang Hảo
Chương 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Giới thiệu về công ty cổ phần Huetronics
Trên địa bàn thành phố Huế, thị trường các sản phẩm điện tử diễn ra rất sôi
động. Cụ thể, trong lĩnh vực kinh doanh laptop và linh kiện laptop, đã có một sự
cạnh tranh trực tiếp giữa các doanh nghiệp, trong đó có thể kể đến những doanh
nghiệp như: Thế giới di động, công ty TNHH TMDV Tấn Lập, siêu thị di động và
latop Quang Long, …Có thể thấy rằng, thị trường laptop tại Thành phố Huế
đang phát triển, với xu hướng tiêu dùng sản phẩm ngày càng lớn. Đây cũng chính
là những doanh nghiệp cạnh tranh rất mạnh với công ty cổ phần Huetronics.
Ra đời từ năm 1989, công ty điện tử Huế mà nay là Công ty cổ phần Huetronics
là doanh nghiệp nhà nước hoạt động và sản xuất trong các lĩnh vực điện, điện tử, điện
gia dụng. Là một trong những đơn vị đầu tiên trong nước lắp ráp các sản phẩm điện tử
của các hãng điện tử nổi tiếng. Cùng với sự phát triển của lĩnh vực công nghệ thông
tin, công ty đã nhanh chóng chuyển đổi dần cơ cấu ngành hàng hoạt động của mình để
hội nhập cùng phát triển.
Với tư cách là nhà phân phối trực tiếp tại miền Trung, các sản phẩm của các tập
đoàn CNTT lớn trên thế giới như: Intel, Samsung, HP, Canon,…cũng như quan hệ hợp
tác lâu năm với rất nhiều ngành sản xuất với phân phối lớn tại Đài Loan, Singapo,
Hồng Kông, Trung Quốc, Huetronics đem đến cho khách hàng sự an tâm về nguồn
gốc hàng hóa từ chính hãng sản xuất, chất lượng đảm bảo và được hưởng các quyền
lợi về chương trình bán hàng và dịch vụ của hãng.
Nhằm hỗ trợ việc kiểm soát nguồn hàng và điều phối các đơn hàng nhập khẩu,
Huetronics đã thành lập hệ thống văn phòng tại Trung Quốc. Bên cạnh đó, công ty
cũng đã đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất nguồn laptop và lắp ráp laptop tại Việt
Nam nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong từng sản phẩm, chủ động trong hoạt động

sản xuất kinh doanh, giảm giá thành sản phẩm, đặc biệt là góp phần tiêu thụ các linh
kiện điện tử được sản xuất trong nước, phối hợp cùng nhau đưa công ty sản xuất linh
kiện tại Việt Nam phát triển.
Nhóm 10_K44ATM
25

×