Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

phân tích danh mục đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.99 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH
  
BÀI TẬP NHÓM
PHÂN TÍCH DANH MỤC ĐẦU TƯ
Giảng viên hướng dẫn: Nhóm 4 (N01):
Th.S NGUYỄN VIỆT ĐỨC 1. Nguyễn Thị Thanh Điệp
2. Nguyễn Văn Huy
3. Đặng Thị Diệu Huyền
4. Nguyễn Thị Ngọc Hương
5. Nguyễn Ngọc Huệ Phú
6. Lê Quốc
Huế, tháng 11 năm 2011
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1
LỜI NÓI ĐẦU 2
A. MỞ ĐẦU 3
Phương pháp nghiên cứu 3
B. NỘI DUNG 3
1. Mục tiêu đầu tư 3
2. Phân tích môi trường đầu tư hiện tại 4
2.1. Kinh tế Việt Nam 4
2.2. Kinh tế thế giới: 5
3. Chiến lược đầu tư 6
4. Xây dựng danh mục đầu tư 7
4.1 Đánh giá cổ phiếu 7
4.2 Định giá cổ phiếu 9
4.3 Quyết định lựa chọn cổ phiếu 9
5. Đánh giá danh mục đầu tư 9
5.1 So sánh với kì vọng ban đầu 9


5.2 Giải thích nguyên nhân 11
C. KẾT LUẬN 12
PHỤ LỤC 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Phân tích danh mục đầu tư
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BĐS : Bất động sản
CK : Chứng khoán
DMĐT : Danh mục đầu tư
DN : Doanh nghiệp
LS : Lãi suất
NĐT : Nhà đầu tư
NH : Ngân hàng
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHTG : Ngân hàng thế giới
TCNH : Tài chính ngân hàng
TCTD : Tổ chức tín dụng
TTCK : Thị trường chứng khoán
UBCK : Ủy ban chứng khoán
Giảng viên: Th.S NGUYỄN VIỆT ĐỨC
Nhóm: 4 (N01)
1
Phân tích danh mục đầu tư
LỜI NÓI ĐẦU
Dựa trên cơ sở kiến thức môn học Thị trường chứng khoán và thông tin tìm hiểu được
qua việc tham khảo số liệu trên trang web www.cophieu68.com cùng báo cáo tài chính của
các công ty, nhóm chúng tôi đã đưa ra quyết định đầu tư 100 triệu đồng vào 3 cổ phiếu có mã
lần lượt là CTG, DPM và PNJ (đầu tư giả định theo yêu cầu của bài tập nhóm).
Bài tập nhóm gồm có 3 phần chính là Mở đầu, Nội dung và Kết luận; trong đó phần

Nội dung là trọng tâm với việc xác định mục tiêu đầu tư, phân tích môi trường đầu tư hiện
tại, thông qua đó xác định chiến lược đầu tư, xây dựng danh mục và đến thời điểm chốt giá
sau 1,5 tháng dựa trên kết quả có được để đánh giá cũng như biện luận về tính hiệu quả của
danh mục đầu tư. Qua việc lý giải kết quả trong tương quan với kỳ vọng về danh mục đầu tư
nhóm sẽ phân tích để đề xuất chiến lược trong tương lai.
Việc đầu tư danh mục đã chọn dã thể hiện tính thực tiễn của môn học cũng như giúp
chúng em hiểu thêm về kiến thức được học. Trong quá trình làm không khỏi có những sai sót,
hy vọng đó sẽ trở thành kinh nghiệm và giúp nhóm hiểu sâu hơn về môn học.
Giảng viên: Th.S NGUYỄN VIỆT ĐỨC
Nhóm: 4 (N01)
2
Phân tích danh mục đầu tư
A. MỞ ĐẦU
Phương pháp nghiên cứu
- Mục đích: Nghiên cứu, tìm hiểu bài tập này nhằm củng cố thêm kiến thức lý thuyết đã
được học, biết được thực tế thị trường chứng khoán đang vận hành như thế nào, làm thế nào
để tính giá của một loại cổ phiếu, và với tình hình vĩ mô diễn biến như hiện nay thì chúng ta
nên đầu tư cổ phiếu theo chiến lược nào, các cổ phiếu nào có tiềm lực tăng trưởng mạnh
trong giai đoạn hiện nay. Bài tập này sẽ trả lời cho chúng ta tất cả các câu hỏi đó.
- Phạm vi - Giới hạn:
+ Nghiên cứu báo cáo tài chính của các công ty trong 2-3 năm gần đây, tính toán
một số chỉ số cần thiết để tiến hành phân tích.
+ Nghiên cứu sự biến động về giá của các cổ phiếu từ ngày 23/09/2011 đến
07/11/2011 để tính toán lợi nhuận, rủi ro và tỉ trọng đầu tư vào mỗi cổ phiếu.
- Phương pháp: Kết hợp các phương pháp thống kê, phân tích số liệu, các phương pháp
tính giá cổ phiếu đã được học.
- Giả định:
+ Các giả định của mô hình CAPM là thỏa mãn.
+ Thông tin cung cấp trên các phương tiện là trung thực và chính xác
+ Mô hình chiết khấu cổ tức DDM tính lãi đơn theo ngày và DN trả cổ tức một lần

vào cuối năm.
+ Khi tính giá bằng phương pháp P/E, giả định từ ngày 23.9.2011 đến cuối năm DN
không phát hành thêm cổ phiếu.
B. NỘI DUNG
1. Mục tiêu đầu tư
Danh mục mà nhóm 4 chọn bao gồm 3 cổ phiếu:
- CTG (Ngân hàng Công thương Việt Nam).
- DPM ( Tổng công ty Cổ phần phân bón và hóa chất Dầu khí).
- PNJ (Công ty Cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận).
Lợi nhuận, rủi ro và tỷ trọng của từng cố phiếu trong danh mục:
Cố phiếu Lợi nhuận (%/1,5 tháng) Rủi ro (%) Tỷ trọng từng cổ phiếu trong
danh mục
CTG 27,90 2,14 53%
DPM 24,64 2,57 32%
PNJ 9,84 3,58 15%
Hệ số tương quan
CTG & DPM - 0,1095
Giảng viên: Th.S NGUYỄN VIỆT ĐỨC
Nhóm: 4 (N01)
3
Phân tích danh mục đầu tư
CTG & PNJ - 0,1138
DPM & PNJ 0,2148
Lợi nhuận kỳ vọng và mức rủi ro của danh mục
Lợi nhuận kỳ vọng Rủi ro
24,1478 %/ 1,5 tháng 1,4484 %
2. Phân tích môi trường đầu tư hiện tại
2.1. Kinh tế Việt Nam
Lạm phát có xu hướng hạ nhiệt, chỉ số CPI tháng 10 tăng 0,36% là mức tăng thấp nhất
từ đầu năm. Suốt từ năm ngoái đến hết quý II/2011 và sang đến cả quý III thì áp lực lạm phát

đã luôn đè nặng lên toàn bộ nền kinh tế Việt Nam trong đó có cả TTCK. Với quyết tâm cao
trong việc thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, từ đầu năm chính
phủ đã có những chính sách thắt chặt và linh hoạt. Tuy nhiên lạm phát vẫn có thể tăng trở lại
do rủi ro từ các đợt thiên tai gây ra. Điển hình là đợt lũ tại ĐBSCL (ước tính thiệt hại gần
15000 tỷ đồng) và 3 cơn bão liên tiếp đổ bộ vào nước ta trong thời gian gần đây, có thể khiến
giá các mặt hàng thiết yếu tăng cao, dẫn đến lạm phát tăng làm cho các chính sách của chính
phủ có nguy cơ bị phá sản.
Thông tư số 02/2011/TT-NHNN quy định mức trần LS huy động tối đa bằng VND của
các tổ chức và cá nhân là 14%/năm đối với TCTD (trừ quỹ tín dụng nhân dân: 14,5%/năm).
Ngoài ra, với thông tư 22/2011/TT-NNHN thì quy định tỷ lệ cấp tín dụng tối đa chỉ từ 80-
85% từ nguồn vốn huy động bị hủy bỏ dẫn đến việc một số lượng lớn vốn được giải phóng
nhưng giới hạn tăng trưởng tín dụng mà NHNN đặt ra dưới 20% trong năm nay là rào cản
cho các NH nhỏ và các DN cũng bị hạn chế khi tiếp xúc với nguồn vốn giá rẻ này. Với một
số ngân hàng lớn có nguồn vốn dồi dào thì khi thông tư này ban ra sẽ có một lượng lớn vốn
khó tìm được đầu ra có thể sẽ được đổ vào kênh chứng khoán làm tăng tính thanh khoản đáng
kể cho thị trường.
Thông tư 14/2011/TT-NHNN quy định LS huy động vốn tối đa bằng USD của tổ chức
là 0,5%/năm, cá nhân là 2%/năm tại TCTD. Ngoài ra việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngoại tệ
thêm 1% và dự thảo thắt chặt các đối tượng vay ngoại tệ khiến chúng ta có thể kỳ vọng vào
sự ổn định của tỷ giá hối đoái.
Thị trường BĐS đang được các chính sách vĩ mô ủng hộ. Cụ thể là việc ban hành thông
tư 113/2011/TT-BTC và những tín hiệu nới lỏng chính sách tín dụng BĐS như ban hành
thông tư 22, tất cả có thể sẽ làm cho thị trường này hồi phục được chút ít sau khoảng thời
Giảng viên: Th.S NGUYỄN VIỆT ĐỨC
Nhóm: 4 (N01)
4
Phân tích danh mục đầu tư
gian đóng băng. Tuy nhiên những tín hiệu này còn chưa rõ ràng nên đầu tư vào thị trường
chứng khoán có thể sẽ được lựa chọn trước thị trường bất động sản.
Trong tháng 9 nhập khẩu vàng trong nước đạt 600 triệu USD, điều này một phần giải

thích cho việc vì sao vàng đã hạ nhiệt trong tháng vừa qua. Vàng hạ nhiệt sẽ tạo đà cho dòng
tiền chảy sang kênh chứng khoán nhưng có thể chỉ là tạm thời do có khả năng giá vàng sẽ
tăng trở lại (chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới hiện nay là gần 0,7 triệu
đồng/lượng).Tuy nhiên chúng ta có thể kỳ vọng thị trường vàng sẽ ổn định trong thời gian tới
khi mà nhà nước cho phép 5 ngân hàng (Eximbank, Sacombank, Techcombank, ACB, Đông
Á Bank) cùng với SJC được phép bán vàng huy động để bình ổn giá.
“Quá trình thực hiện thông tư 74 giúp thị trường phát triển bền vững hơn. Quy trình
thực hiện cho vay kí quỹ được UBCK công bố vào cuối tháng 8, lúc công bố thông tư 74 có
một sự thay đổi thông thoáng so với lần công bố trước là tỷ lệ kí quỹ được nâng lên thành 6:4
thay cho tỷ lệ 7:3 trước đó. Nhìn chung văn bản hướng dẫn thi hành thông tư 74 đang tạo ra
một sự kì vọng tốt cho TTCK, sự chuẩn hóa trong các quy định thực hiện giúp thị trường có
sự phát triển lành mạnh hơn so với trước.” ( Theo VDSC)
Kết luận: Với những yếu tố tích cực tác động như lạm phát hạ nhiệt kéo theo việc Nhà
Nước giảm lãi suất thì TTCK nhiều khả năng sẽ có một đợt hồi phục tuy nhiên chưa chắc đó
là một đà đi lên bền vững và lâu dài do cuối năm áp lực lạm phát có thể sẽ tăng trở lại.
2.2. Kinh tế thế giới:
Trước thông tin là Mỹ và Trung Quốc sẽ tung ra gói cứu trợ để giải cứu eurozone thì
gần như ngay lập tức khối ngoại đã bán tháo cổ phiếu (trong đó có nhiều cổ phiếu bluechip) ở
các thị trường mới nổi, đổ dòng tiền vào thị trường Âu-Mỹ. Điều này một mặt giúp eurozone
thoát khỏi “cơn nguy kịch” nhưng đã đẩy các thị trường mới nổi vào tình cảnh khó khăn.
Trong khi đó tình hình thế giới vẫn còn nhiều bất ổn:
- Tổng thống Mỹ Obama quyết định đến hết năm 2011, rút toàn bộ quân ra khỏi Iraq và
sau đó là Afganistan. Đây là một tín hiệu tốt từ nước Mỹ khi mà nợ công đang phình to và
nỗi lo suy thoái vẫn đè nặng.
- “Cuộc chiến phố Wall” bắt nguồn tại Mỹ và hiện nay đã lan truyền đến gần 100 nước,
đang ảnh hưởng không tốt tới TTCK của Mỹ và các nước có liên quan.
- Châu Âu đang phải “vật lộn” với tình trạng nợ công tại một số nước vùng eurozone,
các nước tại khu vực này liên tục bị các tổ chức hạ xếp hạng tín nhiệm, ngoài ra tại đây còn
đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng liên ngân hàng. Thêm vào đó cuộc chiến tại Lybia
khiến NATO tiêu tốn không ít tiền của. Cái chết của tổng thống Gadafi vẫn chưa phải là dấu

chấm hết tại chiến trường này. NATO sẽ viện trợ để Lybia tái thiết đất nước sau chiến tranh
Giảng viên: Th.S NGUYỄN VIỆT ĐỨC
Nhóm: 4 (N01)
5
Phân tích danh mục đầu tư
điều này làm cho nền kinh tế châu Âu tiếp tục chìm sâu trong khủng hoảng. Thêm vào đó trận
động đất mới đây tại Thổ Nhĩ Kì ( khoảng 300 người chết) làm tình hình kinh tế Châu Âu
càng thêm ảm đạm.
- Việc SPDR gold trust (tổ chức dự trữ vàng lớn nhất thế giới) liên tục bán vàng trong
những tháng gần đây (tháng 8 bán ra 92 tấn vàng) cộng thêm việc nhà đầu tư đang mất dần
niềm tin về dự đoán của 8 NHTG là giá vàng lên 2000USD/ounce vào cuối năm. Tất cả khiến
dòng tiền dần dần rút ra khỏi kênh đầu tư vàng. Đây là dấu hiệu tích cực cho TTCK khi mà
CK và vàng là những kênh đầu tư có thể thay thế cho nhau.
- Nhật Bản thì bị Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm từ Aa2 xuống Aa3 do quan ngại về
nợ công phình to và S&P hạ xếp hạng tín dụng từ “ổn định”xuống mức “tiêu cực”.
- Đợt lũ lịch sử tại Thái Lan (ước tính thiệt hại 31 tỷ USD, GDP năm 2011 giảm 2%)
vừa qua có thể khiến lương thực tăng giá mạnh (Thái Lan là nước xuất khẩu gạo số 1 thế
giới) điều này làm áp lực lạm phát tại nhiều nước trên thế giới có khả năng tăng lên từ đó ảnh
hưởng không tốt tới tình hình chung của thế giới.
- Khu vực BRICS đang có dấu hiệu tăng trưởng quá nóng.
Với những tình hình cực kỳ khó khăn như vậy thì dù đã có những biện pháp cứu trợ
cũng như kích thích thì TTCK ở các nước này khó mà tăng điểm một cách bền vững.
Kết luận: Một bầu trời u ám đang bao phủ nền kinh tế khắp thế giới. Một loạt các “ông
lớn” như Mỹ, EU, Nhật Bản, BRICS đang ở vào tình trạng nguy nan. Đặc biệt là tại vùng
eurozone khi mà khả năng Hy Lạp vỡ nợ lên đến 100% (theo Moody), cộng thêm tình trạng bi
đát tại hàng loạt quốc gia thì khó kỳ vọng những thị trường này có thể hồi phục trong tương lai.
3. Chiến lược đầu tư
Dựa trên sự phân tích môi trường kinh doanh ở trên, với điều kiện đầu tư ngắn hạn và
hạn chế trong khả năng phân tích thị trường, đồng thời so sánh ưu, nhược điểm với hai chiến
lược bảo toàn vốn và giá trị, chiến lược tăng trưởng là phù hợp nhất trong giai đoạn này.

Thứ nhất, một nhà đầu tư lý trí không thể tiến hành đầu tư mà giá trị thu hồi chỉ ngang
bằng với mức vốn bỏ ra, bởi cùng mức vốn ban đầu đó, chúng ta có thể gửi tiền vào ngân
hàng với rủi ro thấp hơn mà lại có thể sinh lời, cộng thêm tình hình kinh tế có nhiều biến
động, lạm phát gia tăng, sẽ thiếu hợp lý khi đầu tư theo chiến lược bảo toàn vốn.
Thứ hai, khi đầu tư vào các cổ phiếu riêng lẻ và nhất là không phải là một nhà đầu tư
chuyên nghiệp thì không nên theo đuổi mục tiêu giá trị vì mục tiêu này đòi hỏi quá trình đầu
tư dài hạn (trong khi thời gian đầu tư cho phép chỉ trong 1,5 tháng). Chiến lược giá trị chỉ phù
hợp khi đầu tư với nguồn vốn dài hạn vào những công ty, cổ phiếu có giá giao dịch thấp hơn
giá trị tài sản ròng hiện có và khả năng tạo ra giá trị ròng trong tương lai là cao và chắc chắn.
Giảng viên: Th.S NGUYỄN VIỆT ĐỨC
Nhóm: 4 (N01)
6
Phân tích danh mục đầu tư
Vì thế, chiến lược này thích hợp nhất cho các tổ chức và nhà đầu tư cá nhân lớn vì họ có khả
năng giải ngân ở mức giá khá tốt và họ cũng có khả năng phân tích, dự đoán thị trường tốt
hơn, vì họ phải nghiên cứu kỹ các báo cáo tài chính, tìm kiếm những dấu hiệu cho thấy
những giá trị ẩn náu của công ty đó. Mặt khác, chọn chiến lược này đồng nghĩa với việc chấp
nhận khả năng tăng trưởng không như kỳ vọng của DN trong tương lai, mà đó không phải là
điều kiện tiên quyết khi đầu tư.
Chọn chiến lược tăng trưởng đòi hỏi nhà đầu tư phải tìm kiếm được những DN có khả
năng tăng trưởng mạnh hơn các DN khác cùng ngành, các DN khác trên thị trường…, cổ
phiếu của những DN này có sản phẩm hoặc chất lượng dịch vụ cao, được các nhà phân tích
nhất trí trong việc dự đoán doanh lợi của chúng tăng một khối lượng đáng kể trong một hoặc
hai năm nữa. Chọn chiến lược tăng trưởng đồng nghĩa vơi việc chon những cổ phiếu có P/E,
EPS, ROA, ROE cao hơn mức trung bình của toàn bộ thị trường, đảm bảo được tỷ lệ chi trả
cổ tưc cho cổ đông. Việc áp dụng chiến lược tăng trưởng giúp hạn chế nhược điểm của
phương pháp đầu tư giá trị là chỉ quan tâm đến khả năng chắc chắn trong việc tạo ra giá trị tài
sản ròng trong tương lai mà chưa tính toán đến khả năng tăng trưởng của DN. Vì vậy, dựa
trên những phân tích về chiến lược tăng trưởng, nhóm đã tìm hiểu và lựa chọn ba Cp phần
nào đáp ứng được những yêu cầu trên.

4. Xây dựng danh mục đầu tư
4.1 Đánh giá cổ phiếu
 CTG
Lợi thế
- Quy mô hoạt động lớn tạo lợi thế cạnh tranh đáng kể (Ngân hàng lớn thứ 2 sau
Agribank). Việc nhà nước ngừng cấp phép thành lập ngân hàng mới năm 2008 và quy mô của
Vietinbank là rất lớn nên việc cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn là không đáng kể thêm vào đó sản
phẩm thay thế của ngân hàng có thể vàng và bất động sản hiện nay đang chững lại làm giảm
rủi ro đáng kể khi đầu tư vào ngân hàng.
- Chiến lược phát triển của VietinBank rất khả quan. Sau khi mở chi nhánh tại
Frankfurt, ngân hàng sẽ khai trương chi nhánh tại Berlin và Lào (vào năm 2012).
- Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm là tăng 81% so với cùng kỳ năm 2010. Chỉ số
NIM đạt 2,64% trong 6 tháng, cao nhất trong “Big 4 Banks”. Tín dụng “an toàn”, tỷ lệ nợ xấu
6 tháng của CTG là 1,56% thấp hơn rất nhiều so với bình quân ngành là 3,47% và thấp nhất
trong “Big 4 Banks”. Vốn “ổn định”, 6 tháng hệ số CAR của VietinBank tăng lên 9,8% (đúng
với thông tư 13) và dự kiến tăng lên 12% khi hoàn tất thương vụ phát hành 15% cổ phiếu cho
Bank of Nova Scotia.
Giảng viên: Th.S NGUYỄN VIỆT ĐỨC
Nhóm: 4 (N01)
7
Phân tích danh mục đầu tư
Rủi ro
Việc NHNN ép đặt hạn mức tăng trưởng tín dụng bé hơn 20%, bắt buộc đưa dư nợ tín
dụng phi sản xuất về mức 16% trước 31/12/2011 sẽ gây ra khó khăn lớn cho hoạt động của
ngân hàng. Mặt khác, cổ phiếu CTG bị pha loãng khi phát hành 15% cổ phiếu cho Bank of
Nova Scotia.
 DPM
Lợi thế
- DPM có công suất sản xuất Urê lớn nhất nước (800.000 tấn/năm) và chiếm đến 60%
thị phần urê trong nước, với vị thế như vậy DPM có thể chi phối thị trường phân bón trong

nước. Bên cạnh đó, hệ thống phân bón của DPM rộng khắp và hệ thống quản trị hiện đại ERP
là lợi thế không nhỏ của DPM. Tiềm lực tài chính vững mạnh (với lượng tiền mặt và tương
đương tền trên 3.000 tỷ đồng) giúp công ty đảm bảo nguồn vốn phục vụ sản xuất.
- Công ty tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm trong năm 2011 khi tiếp tục kinh doanh thêm
phân NPK.
- Giá phân bón dự báo sẽ tăng thêm do giá than tăng và bước vào vụ đông xuân.
- Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2011 đạt 1.444 tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch và tăng 60%
so với cùng kỳ.
- Khấu hao máy móc, nhà xưởng của DPM trong năm còn giảm mạnh nên biên lợi
nhuận cũng tăng lên đáng kể.
Rủi ro
- Nguồn cung phân urê tăng lên đáng kể từ 2012 (dự án nhà máy Đạm Cà Mau và Đạm
Ninh Bình sắp hoàn thành tăng cung urê lên trên 2 triệu tấn/năm) dẫn đến urê trong nước dư
thừa sẽ gây ra tình trạng giảm giá trong dài hạn. Phân bón giả, kém chất lượng cũng ảnh
hưởng không nhỏ tới hoạt động của doanh nghiệp.
- Ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu (Việt Nam là một trong những nước bị
ảnh hưởng nghiêm trọng) có thể làm giảm năng suất cây trồng từ đó làm giảm sản lượng
phân bón.
 PNJ
Lợi thế
- PNJ có mức trả cổ tức cao, bình quân khoảng 25-30%/năm, giúp cổ phiếu PNJ có sức
hấp dẫn trong bối cảnh lãi suất huy động trần chỉ 14%.
- PNJ là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh vàng trang sức (chỉ sau
SJC). Qua 23 năm xây dựng và phát triển PNJ là thương hiệu có uy tín trên thị trường với đội
Giảng viên: Th.S NGUYỄN VIỆT ĐỨC
Nhóm: 4 (N01)
8
Phân tích danh mục đầu tư
ngũ lãnh đạo và nguồn nhân lực có tay nghề cao cộng thêm dây chuyền công nghệ hiện đại là
một lợi thế quan trọng.

- Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm của PNJ đã hoàn thành 84% kế hoạch năm (lợi
nhuận sau thế đạt gần 200 tỷ đồng, doanh thu đạt 14.253 tỷ đồng).
- Năm 2012 khi nhà máy chế tác mới của PNJ đi vào hoạt động với công suất 5 triệu sp/năm
thay thế nhà máy cũ 3 triệu sp/năm như hiện nay, dự kiến sẽ tạo ra một bước đột phá cho PNJ.
Rủi ro
- Tỷ lệ nợ của PNJ khá cao chiếm 56% trong tổng cơ cấu tài sản và chủ yếu là nợ ngắn
hạn nhằm tài trợ cho hàng tồn kho của công ty.
- Nguyên liệu đầu vào của PNJ chủ yếu là vàng thô, bạc và đá quý cho nên sự bất ổn
của giá vàng sẽ là rủi ro không nhỏ cho hoạt động của PNJ.
4.2 Định giá cổ phiếu
a. Định giá theo chỉ số P/E (1)
Cổ phiếu P/E bình quân ngành EPS dự kiến năm 2011 (đ) Giá (đ)
CTG 9,6 3434 33000
DPM 7,29 7414 54000
PNJ 10,3 4083 42000
b. Định giá theo phương pháp DDM
Cổ phiếu Kịch bản ổn định (2) Kịch bản suy thoái (3)
CTG 32942 24491
DPM 39060 34348
PNJ 47374 42281
c. Giá tổng hợp hai phương pháp
Cổ phiếu Tỷ trọng
(1)
Tỷ trọng
(2)
Tỷ trọng
(3)
Giá tổng hợp
(đ)
Giá đóng cửa

ngày 23/09 (đ)
CTG 30% 50% 20% 31269 25500
DPM 15% 50% 35% 39652 33000
PNJ 10% 50% 40% 44799 36500
4.3 Quyết định lựa chọn cổ phiếu
Với các yếu tố kinh tế vĩ mô ủng hộ và lợi thế của các cổ phiếu như đã phân tích ở trên,
thêm vào đó giá trị nội tại của các cổ phiếu này đều lớn hơn giá đóng cửa ngày 23.9.2011 nên
nhóm quyết định lựa chọn đầu tư vào danh mục này.
5. Đánh giá danh mục đầu tư
5.1 So sánh với kì vọng ban đầu
a. Lợi nhuận và rủi ro
Giảng viên: Th.S NGUYỄN VIỆT ĐỨC
Nhóm: 4 (N01)
9
Phân tích danh mục đầu tư
Cổ
phiếu
Khối
lượng
cổ
phiếu
Giá ban
đầu
(1000đ
)
Tổng
GTTT
ban đầu
(1000đ)
Giá

cuối
cùng
(1000đ
)
Tổng
GTTT
thu được
(1000đ)
HPR HPY Trọng
số
HPY
trọng số
CTG 2085 25,4 52959 23,1 48163,5 0,909 -0,091 0,53 -0,048
DPM 986 32,4 31946,4 30,3 29875,8 0,935 -0,065 0,32 -0,0205
PNJ 424 35,6 15094,4 35,5 15052 0,997 -0,003 0,15 -0,0005
Tổng 99999,8 93091,3 -0,069
Vậy so với vốn gốc nhóm lỗ gần 6,9% tương ứng với gần 6,9 triệu đồng, trong đó CTG
là lỗ nhiều nhất với gần 4,8 triệu đồng (tương ứng 9,1%), còn PNJ là lỗ ít nhất với khoảng 42
ngàn đồng (tương ứng 0,3%).
Cổ phiếu Lợi nhuận kỳ vọng
(%/1,5 tháng)
Lợi nhuận thực
tế (%/1,5 tháng)
Độ lệch chuẩn
kỳ vọng (%)
Độ lệch chuẩn
thực tế (%)
CTG 27,90 -9,1 2,14 1,96
DPM 24,64 -6,5 2,57 1,09
PNJ 9,84 -0,3 3,58 2,28

Danh mục 24,1478 -6,9 1,4484 1,7296
Lúc đầu, lợi nhuận kì vọng của cả danh mục hơn 24% trong vòng 1,5 tháng vì trong
quá khứ các cổ phiếu này đã đạt được mức tăng trưởng cao như thế nên với tình hình TTCK
đang có đà hồi phục sau những nỗ lực của các chính sách vĩ mô thì nhóm kì vọng các cổ
phiếu này có thể tăng trở lại.
b. Benchmark:
Chỉ số danh mục VN-INDEX
26/09/2011 434,40 434,4
07/11/2011 404,39 410,5
% thay đổi -6,9 -5,5
Tăng giảm điểm -30,01 -23,9
Như vậy trong giai đoạn đầu tư VN-INDEX giảm 5,5 % tương ứng với 23,9 điểm, còn
danh mục đầu tư giảm 6,9% tương ứng với 30,1điểm.
Giảng viên: Th.S NGUYỄN VIỆT ĐỨC
Nhóm: 4 (N01)
10
Phân tích danh mục đầu tư
5.2 Giải thích nguyên nhân
a. Nguyên nhân tiếp tục nắm giữ danh mục này
- Ngày đổi danh mục (17/10) thì chỉ số danh mục đang ở vùng đáy nhưng nhóm kỳ
vọng là thị trường sẽ khởi sắc trong thời gian tới do đó quyết định giữ lại danh mục này.
Thực tế thì quyết định đó của nhóm đúng đến ngày 31/10 nhưng sau đó thị trường bất ngờ
quay đầu giảm giá mạnh, gây ra lỗ lớn.
- Mặt khác ngày 17/10 toàn danh mục “chỉ” lỗ 5,4%, chưa thấy có dấu hiệu rõ ràng về
một đợt giảm giá mạnh, thêm vào đó viêc kỳ vọng quá cao (50%) vào khả năng phục hồi của
thị trường nên nhóm đã “mù quáng” tiếp tục giữ danh mục này.
b. Nguyên nhân gây ra lỗ cho danh mục
Danh mục bị “xoáy” vào chiều giảm chung của thị trường. Nếu như trong tháng 9/2011,
VN-Index tăng nhẹ 2,89 điểm thì trong tháng 10/2011, chỉ số này lại giảm đi 6,7 điểm (tương
đương 1,6%, từ 427,6 xuống còn 420,8). Việc đầu tư của chúng ta bắt đầu từ cuối tháng 9

(26/9) nên việc chỉ số Vn-Index giảm khá mạnh trong tháng 10 và đầu tháng 11 đã khiến lợi
nhuận đạt được không như kì vọng.
Việc cố định thời gian mua bán đã làm cho danh mục không đạt được lợi nhuận như kỳ
vọng. Ví dụ: ngày 28/10 chỉ số danh mục đạt đỉnh khi lên mức 422,1 điểm thì nhóm sẽ giảm
tỷ trọng của DPM và CTG để tập trung vào PNJ nhiều hơn.
Thêm vào đó, do giá vàng trong tháng 9/2011 mất 11%, đã giúp Vn-Index có nhiều cơ
hội tăng điểm. Điều ngược lại đã diễn ra trong tháng 10/2011 khi giá kim loại quý này tăng
500.000 đồng. Cũng như vậy khi trong tháng qua, nhiều thời điểm giá USD biến động tăng
mạnh. Rõ ràng, khi kênh đầu tư vàng hoặc USD trở nên hấp dẫn trong mắt các NĐT, họ sẽ đổ
dồn vốn về phía đó thay vì TTCK. Hơn nữa, việc NĐT bán tháo BĐS cũng là một thông tin
xấu với thị trường.
Trước tiên là CTG, cổ phiếu blue-chip và có mức giảm giá mạnh nhất trong DMĐT. Cổ
phiếu của Vietinbank thậm chí còn có mức giảm cao hơn của Vn-Index là do một loạt biến
động không tốt trong ngành TCNH thời gian qua.
Từ đầu năm đến nay, tỉ lệ nợ xấu của các NHTM đều đặn gia tăng qua từng tháng.
Nợ xấu được công bố hơn 3% song thực tế các NH đều có dư nợ cho vay BĐS lớn, vì thế
tỉ lệ nợ xấu theo dự liệu có thể lên đến 7-8%, trong khi chỉ cần nợ xấu vượt 5% là NHTM
phải tái cấu trúc lại. Có khả năng mất trắng đến 37.000 tỷ đồng do nợ xấu ngân hàng. Rõ
ràng với những thông tin như vậy, không chỉ riêng CTG mà một loạt các cp khác trong
ngành này đều giảm mạnh trong 1,5 tháng qua (VCB giảm 4,15%, EIB giảm 8,75%, ACB
giảm 5,12% ). Vietinbank bị lỗ đến 76 tỷ đồng đầu tư chứng khoán, lũy kế 9 tháng lỗ
Giảng viên: Th.S NGUYỄN VIỆT ĐỨC
Nhóm: 4 (N01)
11
Phân tích danh mục đầu tư
hơn 264 tỷ. Chính sách thắt chặt tiền tệ cùng một loạt Thông tư, công liên quan đến ngành
TCNH càng khiến cổ phiếu CTG mất “nhiệt”.
Cổ phiếu thứ hai trong DMĐT có mức giảm mạnh là DPM (6,48%), đây cũng là một cổ
phiếu trong nhóm Blue-chip. Dù lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2011 của Đạm Phú Mỹ tăng 85%
so với cùng kì nhờ giá phân ure tăng cao song điều này cũng không giúp cổ phiếu của họ tăng

giá trên TTCK. Ngược lại, do thiếu yếu tố hỗ trợ giá trong ngắn hạn, DPM lao dốc khá
nhanh, cùng chiều đi xuống của Vn-Index.
Cổ phiếu cuối cùng trong DMĐT là PNJ, chỉ giảm rất nhẹ trong thời gian qua (100
đồng/cp). Nhiều thời điểm, PNJ tăng giá tốt và đã có lúc đạt 5 phiên tăng giá liên tiếp. Song
những thông tin bất lợi, đặc biệt là là trước dự thảo về Nghị định vàng của NHNN đã khiến
giá cổ phiếu PNJ chao đảo. Dù vậy, nhìn chung, PNJ đã giữ vững giá ổn định, mặc cho đà lao
dốc của thị trường chung.
C. KẾT LUẬN
Chiến lược đầu tư trong tương lai: Do những thông tin bất lợi từ ngành TCNH, nhóm
quyết định bán tất cả cổ phiếu CTG. Bên cạnh đó, khả năng tăng giá của DPM cũng không
cao cho nên đây là cổ phiếu thứ hai bị “thanh lí”. PNJ là cổ phiếu duy nhất được giữ lại, tuy
nhiên, nhóm sẽ theo dõi kĩ tình hình thị trường liên quan đến dự thảo Nghị định vàng. Sau đó,
sẽ đầu tư vào cổ phiếu DHG và VNM. Trước hết,đây là 2 cổ phiếu bluechip rất ổn định trong
thời gian qua. Nếu như VNM đã chứng tỏ được sức mạnh của mình bất chấp đà lao dốc của
thị trường 3 năm qua thì DHG cũng có nhiều bước tăng trưởng vượt bậc. Đặc biệt là vào mùa
đông, các DN ở Việt Nam sẽ nhập khẩu thuốc nhiều và bán với giá cao do tình hình dịch
bệnh phức tạp, cho nên DHG rất có khả năng tiếp tục tăng giá.
PHỤ LỤC
I. Tính tỷ lệ lợi tức yêu cầu bằng mô hình CAPM (cho giai đoạn tăng trưởng ổn định)
K
e
= R
f
+ β(R
m
-R
f
) K
e
: tỷ lệ lợi tức yêu cầu

R
f
: lãi suất phi rủi ro (trái phiếu chính phủ kì hạn 2 năm là 10,9%/năm)
R
m
: lợi nhuận thị trường là 20,1%/năm (lấy chỉ số VN-Index giai đoạn quý 2, quý 3 năm 2011
làm lợi nhuận thị trường)
II. Định giá cổ phiếu
Giảng viên: Th.S NGUYỄN VIỆT ĐỨC
Nhóm: 4 (N01)
Cổ phiếu β K
e
(%/năm)
CTG 0,30 13,6
DPM 0,43 14,9
PNJ 0,23 13,5
12
Phân tích danh mục đầu tư
1. Định giá theo phương pháp P/E
a. Cổ phiếu CTG
Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2011 là 2919 tỷ đạt 85% lợi nhuận sau thuế của cả
năm 2010. Giả sử rằng trong 6 tháng cuối năm 2011 cũng đạt được tốc độ tăng trưởng như vậy
thì lợi nhuận sau thuế cả năm 2011 sẽ đạt 85%*2=170% lợi nhuận sau thuế năm 2010. Hay lợi
nhuận sau thuế năm 2011 là 5804 tỷ, riêng lợi nhuận sau thuế dành cho chủ sở hữu sẽ là 5789 tỷ.
EPS= 5789x10
9
/1685810000= 3434(đ)
P/E bình quân ngành= 9,6
Cổ phiếu ACB CTG EIB HBB MBB NVB PVF SHB STB VCB
Giá

(23/09/2011)
21500 25500 1600
0
7200 0 8500 14200 8100 1420
0
26500
EPS
(2010)
2861 2055 1718 1588 2845 1469 1139 2178 2422 2315
P/E 7,5 12,4 9,3 4,5 0 5,8 12,5 3,7 5,9 11,4
Tỷ trọng
vốn hóa
13,2
%
25,0% 9,9% 1,2% 5,7% 1,2% 4,0% 2,0% 8,3% 29,5%
Định giá cho cổ phiếu CTG = 9,6*3434 = 33000đ
Do trong ngành có nhiều đối thủ cạnh tranh gần như là cùng “đẳng cấp” với CTG nên
P/E bình quân ngành có độ tin cậy khá cao. Do đó nhóm quyết định lấy tỷ trọng là 30%.
b. Cổ phiếu DPM
Lợi nhuận sau thuế lũy kế 9 tháng khoảng 2187 tỷ tăng thêm 826 triệu so với 6 tháng
đầu năm, tương ứng với 56%.Với dấu hiệu khả quan trên, ước lượng một cách thận trọng thì
khả năng lợi nhuận sau thuế năm 2011 có thể đạt được con số 2800 tỷ đồng.
EPS= 2800x10
9
/377650000= 7414 (đ) P/E bình quân ngành= 7,29
Cổ
phiếu
Giá đóng cửa ngày
23.9
EPS năm 2010 P/E Tỷ trọng vốn hóa

DPM 33000 4499 7,3 98,3%
TSC 13100 (giá ngày 27/9) 1538 8,5 1%
HSI 8700 1987 4,4 0,7%
Định giá cho cổ phiếu DPM=7,29x7414= 54000 (đ)
Trong các doanh nghiệp cùng ngành niêm yết thì DPM “nuốt” gần như trọn vẹn
“miếng bánh” vốn hóa. Do đó P/E không đáng tin cậy nên nhóm chỉ lấy tỷ trọng 15%.
c. Cổ phiếu PNJ
Lợi nhuận quý 3 đạt 52.932.861.602đ, đưa mức lũy kế 9 tháng lên xấp xỉ 200 tỷ, đạt
khoảng 82% kế hoạch cả năm, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng PNJ sẽ đạt lợi nhuận
sau thuế như kế hoạch là 245 tỷ. EPS= 245x10
9
/60x10
6
= 4083 (đ)
P/E bình quân ngành=36500/3533 = 10,3(bằng thị giá ngày 23.9/EPS năm 2010).
Định giá cho cổ phiếu PNJ=10,3x4083= 42000 (đ)
Do trong ngành chỉ có 1 mình PNJ niêm yết, nên P/E của ngành chính là P/E của PNJ
vì vậy cách định giá này nhóm chỉ lấy tỷ trọng 10%.
2. Định giá theo phương pháp DDM
Giảng viên: Th.S NGUYỄN VIỆT ĐỨC
Nhóm: 4 (N01)
13
Phân tích danh mục đầu tư
Cổ phiếu Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại ROE g dự kiến
CTG 65% 20% 13%
DPM 39% 28% 11%
PNJ 47% 21% 10%
Kịch bản nền kinh tế ổn định: Lạm phát năm 2012 giảm xuống 1 con số, tăng trưởng
GDP trên 6%, lãi suất ổn định. Các nền kinh tế lớn trên thế giới dần dần phục hồi. Các doanh
nghiệp giữ vững được mức tăng trưởng lợi nhuận nhuận như hiện nay. Nhóm đánh giá khả năng

này khá cao nên chọn tỷ trọng 50%/mỗi cổ phiếu. (tỷ lệ lợi tức yêu cầu tính theo phụ lục I).
Kịch bản nền kinh tế suy thoái: lạm phát tiếp tục tăng, giá vàng liên tục thay đổi, thất
nghiệp tràn lan, thiên tai hoành hành. Tốc độ tăng GDP khoảng 4%. Nền kinh tế thế giới
không chống chọi được khủng hoảng. Khả năng này giữ mức tỷ trọng còn lại.
a. Định giá cổ phiếu CTG
Nền kinh tế ổn định: do cổ tức năm 2010 của CTG trả ở mức thấp, do đó 2 năm tiếp
theo nhóm dự đoán g cao, 2 năm tiếp theo nữa sẽ giữ ở mức g dự kiến và những năm tiếp
theo sẽ “tiệm cận” với tốc độ tăng GDP. Tỷ lệ lợi tức yêu cầu theo mô hình CAPM
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Cổ tức 13,47% 15,9% 18.76% 21,21% 23,96% 25,16% …
g 18% 18% 13% 13% 5% 5%
K
e
=13,6% V(31/12/2011)=32567(đ) D(2011)=1590(đ) V23/09/2011=32942(đ)
Nền kinh tế suy thoái: 2 năm tiếp theo giữ ở mức g dự kiến, sau đó g=3%, tỷ lệ lợi tức
giảm xuống còn 11% do cổ phiếu doanh nghiệp đi xuống theo đà của thị trường.
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Cổ tức 13,47% 15,22% 17,2% 17,72% … … …
g 13% 13% 3% 3% 3% 3%
K
E
=11% V(31/12/2011)=23700(đ) D(2011)=1522(đ) V23/09/2011=24491(đ)
b. Định giá cổ phiếu DPM
Nền kinh tế ổn định: do cổ tức năm 2010 ở mức cao nên nhóm dự đoán 4 năm tiếp
theo sẽ giữ ở mức g dự kiến, sau đó sẽ tiệm cận với tốc độ tăng GDP
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Cổ tức 20% 22,2% 24,64% 27,35% 30,36% 31,88% …
g 11% 11% 11% 11% 5% 5%
Ke=14,9% V(31/12/2011)=38419(đ) D(2011)=2220(đ) V23/09/2011=39060(đ)
Nền kinh tế suy thoái: 2 năm tiếp theo g=8%, sau đó g=3%, k=11%

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Cổ tức 20% 21,6% 23,33% 24,03% … … …
g 8% 8% 3% 3% 3% 3%
Ke=11% V(31/12/2011)=33213(đ) D(2011)=2160(đ) V23/09/2011=34348(đ)
c. Định giá cổ phiếu PNJ
Giảng viên: Th.S NGUYỄN VIỆT ĐỨC
Nhóm: 4 (N01)
14
Phân tích danh mục đầu tư
Nền kinh tế ổn định: tương tự DPM, cổ tức năm 2010 của PNJ giữ ở mức cao, do đó
nhóm dự đoán 3 năm tiếp theo sẽ giữ ở mức g dự kiến, sau đó g=5%, k=13,5%
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Cổ tức 25% 27,55% 30,25% 33,28% 34,94% 36,69% …
g 10% 10% 10% 5% 5% 5%
K
e
=13,5% V(31/12/2011)=46354(đ) D(2011)=2755(đ) V23/09/2011=47374(đ)
Nền kinh tế suy thoái: 3 năm đầu g=6%, sau đó g=3%, k=11%
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Cổ tức 25% 26,5% 28,09% 29.78% 30,67% … …
g 6% 6% 6% 3% 3% 3%
Ke=11% V(31/12/2011)=40892(đ) D(2011)=2650(đ) V23/09/2011=42281(đ)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình thị trường chứng khoán - Nguyễn Văn Nam, Vương Trọng Nghĩa
2. Nghiệp vụ kinh doanh và đầu tư chứng khoán - Nguyễn Minh Kiều
3. Slide giảng dạy của giảng viên
4. Các trang web:
- cophieu68.vn
- cafef.vn
- Một số trang web khác

5. Các báo cáo phân tích cổ phiếu của các công ty chứng khoán:
- Tân Việt (TVSI)
- Rồng Việt (VDSC)
- Bản Việt (VCSC)
- Chứng khoán Phương Nam (PNS)
Giảng viên: Th.S NGUYỄN VIỆT ĐỨC
Nhóm: 4 (N01)
15

×