Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

tiểu luận tìm hiểu chuỗi cung ứng thịt bò

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.58 KB, 14 trang )

Nhóm 2 – Chương 7: Dự báo nhu cầu
Liên hệ thực tế:
TÌM HIỂU CHUỖI CUNG ỨNG THỊT BÒ
(Công tác hoạch định)
Thực phẩm là sản phẩm phổ biến nhất liên quan đến hoạt động sống của con
người. Hầu hết các đồ ăn, thức uống mà con người sử dụng đều có thể gọi là thực phẩm
tuy nhiên những đồ ăn, đò uống đó được sử dụng cho mục đích chữa bệnh thì không
được gọi là thực phẩm. Thực phẩm đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của con
người. Ngày nay thực phẩm không chỉ đóng vai trò cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể
con người mà nó còn đáp ứng các nhu cầu về thưởng thức của con người.
Bất cứ một sản phẩm nào khi sản xuất thì yếu tố quan trọng cần thiết đầu tiên
chính là nguồn nguyên liệu đầu vào. PhảI có nguyên liệu thì mới sản xuất được sản
phẩm. Thực phẩm cũng vậy, nguồn nguyên liệu chế biến đóng vai trò trò tối quan trọng
trong chế biến thực phẩm. Vì vậy chất lượng thực phẩm như thế nào phụ thuộc rất lớn
vào nguồn nguyên liệu đầu vào. Nguồn nguyên liệu đầu vào có đảm bảo các tiêu chuẩn
chất lượng, có an toàn thì sản phẩm mới đạt chất lượng tốt. Còn nếu ngay từ đầu mà
nguồn nguyên liệu kém chất lượng, không đạt tiêu chuẩn thì sản phẩm sản xuất ra chất
lượng sẽ kém, không an toàn, dễ gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Cơ sở sản xuất đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất thực phẩm.
Nguồn nguyên liệu được cung cấp phải có nguồn gốc rõ ràng và phải được kiểm định
trước khi phân phối đến người tiêu dùng. Một trong những thực phẩm được người tiêu
dùng quan tâm nhiều là thịt bò. Thịt bò là nguồn cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho
cơ thể. Chúng tôi đã có một chuyến khảo sát để hiểu rõ thêm về quy trình cung ứng thịt
bò tại một cơ sở mổ bò thuộc huyện Phong Điền – Thừa Thiên Huế.
Thời gian: 29-31/11/2011
Địa điểm: Tại lò mổ của ông Nguyễn Đức Phúc
Địa chỉ: Phước Phú-Phong Hòa- Phong Điền-Thừa thiên Huế( Làng phước tích)
Số điện thoại: 0988169446
1
Nhóm 2 – Chương 7: Dự báo nhu cầu
Sơ đồ chuỗi cung ứng:


Các tác nhân tham gia vào trong chuỗi:
- Nhà cung ứng: bao gồm
+ Hộ nông dân chăn nuôi bò
+ Thương lái
 Ngày nay việc chăn nuôi bò không còn chiếm đại đa số như trước đây,do đó mà
nguồn nguyên liệu rất hạn chế. Chính vì vậy mà muốn có được nguồn nguyên liệu thì
nhà sản xuất phải tìm nguồn từ nhiều nơi không chỉ tại địa phương mà còn phải tìm
mua ở những địa phương khác nữa, có thể tìm mua ở các nhà lái bò ở tỉnh khác như
Quảng Trị hay ở nước bạn Lào
Nhà Phân Phối
-Bán buôn
-Bán lẻ
Nhà sản xuất
(Chủ giết bò)
Nhà cung ứng
Thương lái
-Bác Giỏ(Lao Bảo- QT)
-Ông Đối(Hải Lăng-QT)
-Bác Dưỡng(Hải Lăng-QT)
Nguồn từ
nước Lào
Hộ nông dân nuôi bò
(huyện Phong Điền-TTH
huyện Hải Lăng, Vĩnh
Ninh- Quảng Trị)
2
Người tiêu dùng
Nhóm 2 – Chương 7: Dự báo nhu cầu
- Nhà sản xuất:
+ Là chủ giết mổ( đóng tại Phước phú-Phong hòa-Phong Điền-Thừa thiên huế)

 Đây là người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh, trải qua nhiều khâu chế
biến để cho nguồn nguyên liệu thô là co bò trở thành thực phẩm phục vụ nhu cầu của
người tiêu dùng.
- Nhà phân phối:
+ Bán buôn: Là những người trực tiếp mua hàng từ nhà sản xuất, chịu trách nhiệm
phân phối sản phẩm tới những thị trường khác nhau. Vì vậy họ thường mua với số
lượng lớn và có thể điều phối các dao động về nhu cầu sản phẩm cho các nhà sản
xuất, chính họ là người thực hiện hoạt động kinh doanh để tìm kiếm và phục vụ khàng
hàng.
+ Bán lẻ: Là những người mua hàng từ nhà bán buôn và sau đó thực hiện hoạt động
trao đổi buôn bán đến tay người tiêu dùng.
- Người tiêu dùng:
+ Nhà hàng, quán cơm
+ Hộ gia đình
+ Trường mẫu giáo Phong Điền
+ Công ty Scavi
 Thịt bò là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và được mọi người rất ưa thích,
nó được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày bên cạnh thịt heo và các thực
phẩm khác. Vì thế mà thị trường tiêu thụ thịt bò rất lớn, không chỉ ở các hộ gia đình
thông thường mà còn là các công ty, xí nghiệp, trường học, nhà hàng.
Ngoài ra còn có nhà vận chuyển, đó là những người chủ của xe tải tư nhân hay nhà
cung cấp dịch vụ-là nững người cho vay tiền nhằm giúp cho chủ lò mổ có được một
số tiền lớn để mua bò về dự trữ trong những dịp lễ lớn.
Đây là chuỗi cung ứng rất phổ biến trong thực tế, nó đem lại sự tiện lợi, đơn giản
trong quá trình sản xuất. Từ việc phân tích chuỗi cung ứng chúng ta có thể đánh giá
được hiệu quả khi có sự kiểm soát và kết hợp nhuần nhuyễn giữa các tác nhân trong
chuỗi.
3
Nhóm 2 – Chương 7: Dự báo nhu cầu
1. Hoạch định:

1.1. Dự báo nhu cầu:
• Cầu: nhu cầu tiêu dùng thịt bò của người dân ngày thường từ 60-70kg.Vào các
dịp lễ, cuối năm,Tết thì nhu cầu này sẽ tăng lên trên từ 120-150kg. Lí do khiến cho cầu
của người dân tăng lên trong các dịp lễ Tết là vì:
+ Đây là khu vực nông thôn (xã Phong Hòa) trong những dịp cuối năm giáp Tết Nguyên
Đán thì các hộ gia đình ở đay có con cái,anh chị,bà con đi làm ăn xa trở về nhà nên sẽ có
một khoản thu nhập tiết liệm được ở nơi khác về quê để tiêu dùng cho nhiều loại hành
hóa trong đó có thịt bò.
+ Khoảng thời gian cuối năm thì cũng là lúc có nhiều dịp cưới hỏi nên nhu cầu tiêu dùng
thịt bò cũng tăng lên.
+ Vào các dịp lễ, Tết thì người dân cũng thường sử dụng thịt bò để chế biến thức ăn.
• Cung: ở xã Phong Hòa thì chỉ có 1 lò mổ của nhà ông Phúc thực hiện việc cung
cấp thịt bò cho người tiêu dùng ở đây và những vùng lân cận. Thời gian để hoàn thành
sản phẩm thì từ 3-7h dịp thường nhật và 1-6h dịp lễ Tết.
+ Đặc tính sản phẩm: thịt bò là loại thực phẩm được nhiều người dân thường xuyên sử
dụng để chế biến các món ăn. Tuy nhiên thì nhu cầu sử dụng thịt heo của người dân
thường cao hơn thịt bò và thịt heo là một trong những thực phẩm có thể được dùng để
thay thế cho thịt bò nếu giá thịt bò quá cao so với giá thịt heo, hoặc trong những khi
nguồn cung thịt bò bị thiếu hụt. Bên cạnh đó, thì thịt của các loại gia cầm cũng có thể
được người dân sử dụng thay thế hoặc bổ sung cho thịt bò.
+ Môi trường cạnh tranh: vì ở xã Phong Hòa thì chỉ có 1 lò mổ của ông Phúc do đó hầu
hết người dân của xã Phong Hòa đều tiêu dùng thịt bò từ lò mổ này. Ngoài ra,thì thịt bò
của lò mổ còn được cung cấp cho các nhà bán buôn ở các xã lân cận và một phần sẽ được
chủ lò mổ cung cấp cho chợ Mỹ Chánh-xã Hải Chánh-Hải Lăng-Quảng Trị để bán lẻ cho
người tiêu dùng.
• Người chủ lò mổ sẽ sử dụng dự báo định tính là các phương pháp dự báo bằng
cách phân tích định tính dựa vào suy đoán, cảm nhận. Các phương pháp này phụ thuộc
nhiều vào trực giác, kinh nghiệm và sự nhạy cảm của nhà quản trị trong quá trình dự báo,
chỉ mang tính phỏng đoán, không định lượng Tuy nhiên chúng có ưu điểm là đơn giản,
4

Nhóm 2 – Chương 7: Dự báo nhu cầu
dễ thực hiện thời gian nghiên cứu dự báo nhanh, chi phí dự báo thấp và kết quả dự báo
trong nhiều trường hợp cũng rất tốt.chủ yếu dự báo từ
Phương pháp lấy ý kiến của lực lượng bán hàng: Những người bán hàng là
người hiểu rõ nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng của người tiêu dùng. Họ có thể dự
báo được lượng hàng hoá, dịch vụ có thể bán được trong tương lai tại khu vực mình bán
hàng.
Thị hiếu của người tiêu dùng đối với sản phẩm từ bò có thể thay đổi theo từng
điề kiện hoàn cảnh và thời gian cụ thể. Vào dịp các dịp đặc biệt như lễ tết, các gia đình
có bà con đi làm ăn xa về, sẽ sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho việc mua thịt. Lò mổ sẽ
theo dõi xem lực lượng bán hàng nhận thấy nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi như thế
nào để có thể cung cấp một mức sản lượng tối ưu.
Tại lò mổ của ông Nguyễn Đức Phúc dựa vào khả năng dự báo của chị Mai Thị
Nam Phương – nhà bán buôn.
Phương pháp nghiên cứu thị trường người tiêu dùng: do chủ lò mổ có 1 lượng
thịt để bán ở chợ Mỹ Chánh nên trong quá trinh bán thịt người ta có thể tiếp xúc trực tiếp
với khách hàng để hiểu rõ hơn về nhu cầu của họ( đặc biệt là vào các dịp lễ, tết)
1.2. Cách định giá thịt bò của chủ lò mổ:
Đối với nhà bán buôn , chủ lò mổ sẽ định giá thấp hơn so với chủ lò mổ định giá cho
người tiêu dùng cuối cùng vì:
Để người bán buôn sẽ có lợi nhuận nếu có trường hợp hj sẽ phải cạnh tranh với chủ lò mổ
khác để giành thị phần
Chủ lò mổ sẽ tốn 1 khoảng thuế để bán thịt tại chợ (thuế môn bài)
+ Định giá vào mùa cao điểm: định giá cao hơn so với thường ngày (tết, các dịp cưới
hỏi…) để bù đắp phần tăng giá cưa bò , chi phí thuê xe để vận chuyển bò, và phần lỗ của
các thứ khác của bò( như vụn, lòng, huyết) vì các dịp tết người tiêu dùng có xu hướng
tiêu dùng thịt là chính. Dịp tết là dịp xảy ra lạm phát khá cao nên giá thịt cũng sẽ bị đẩy
lên cao là 1 yếu tố tất yếu.
Cụ thể là sẽ định giá cao hơn 20% so với ngày thường.
5

Nhóm 2 – Chương 7: Dự báo nhu cầu
+ Định già vào mùa thấp điểm: tháng 3, 4 chủ lò sẽ bán giá thấp hơn nếu khi người tiêu
dùng ít tiêu thụ thịt, để nhanh chóng tiêu thụ thịt bò giảm thiểu tối đa trình trạng bị ứ
đọng sẽ làm cho thịt mất đi màu đỏ tươi nếu thời tiết vào mùa hè (giảm đi chất lượng thịt
và uy tín của người chủ lò cũng sẽ giảm đi 1 phần).
Cụ thể là chủ lò sẽ giảm giá từ 5-10 nghìn đồng/ 1 lô. Thông qua đó có thể giúp lò
mổ có thêm uy tín và duy trì hoạt động.
1.3. Quản lý tồn kho:
- Tất cả những con bò được mua từ lái(cò) hoặc trực tiếp từ các chủ hộ có bò trước khi
đưa vào giết mổ hoặc chưa có nhu cầu sử dụng thì được nhốt vào trong chuồng.
- Sử dụng phương pháp hàng tồn kho theo thời vụ. Vì ông Phúc dự đoán được trong thời
kì từ tháng 12 đến tháng giêng: nhu cầu tiêu dùng thịt bò gia tăng gấp đôi hoặc gấp 2,5
lần so với thường ngày bởi:
+ Đây là khu vực nông thôn (xã Phong Hòa) trong những dịp cuối năm các hộ gia đình có
con cái, anh chị, bạn bè, bà con đi làm xa (chủ yếu miền nam) trở về sẽ có một khoảng
thu nhập tiết kiệm trong quá trình lao động ở nơi khác sản xuất về quê tiêu dùng cho
nhiều hàng hóa trong đó có thịt bò.
+ Đây là thời gian có nhiều dịp cưới hỏi  gia tăng nhu cầu tiêu dùng thịt bò.
+ Đây là vùng thuộc địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nên hằng năm có nhiều dịp cúng tế.
Ví dụ: Cúng đất, cúng đầu năm, tất niên làm lễ cúng ông bà trước và sau tết.
- Đặc tính bò có khả năng chịu nóng khá tốt nhưng chịu lạnh thì rất kém, bởi bò có phần
da mỏng hơn da nghé, lượng mỡ ít.
- Mùa hè: Bò có thể cho đi ăn cỏ ở ngoài sau đó cho vào chuồng.
- Mùa đông: Có thể cho bò ăn rơm hoặc đi cắt cỏ rồi cho bò ăn, mùa đông khí hậu lạnh
người ta chỉ cho bò ở chuồng, chuồng được làm bằng tre, che tôn song (hoặc bạc), có lót
rơm khô để giữ ấm cho bò.
- Bảo quản thịt khi chưa có nhu cầu sử dụng (hoặc tiêu thụ chưa hết) thì người ta bỏ vào
tủ lạnh: 15-20 độ C. Để được từ 2-3 ngày. Nếu bỏ vào tủ đá (0 độ C) thì để được khoảng
một tuần.
6

Nhóm 2 – Chương 7: Dự báo nhu cầu
2. Tạo nguồn:
- Nguồn cung cấp:
+ Nguồn cung cấp nguyên liệu chính: các hộ nuôi bò(bê) ở trong các xã Phong Hòa,
Phong Bình, Phong Chương, Phong Thu Huyện Phong Điền-Thừa Thiên Huế, Huyện Hải
lăng, Vĩnh Linh, Lao Bảo-Quảng Trị.
+ Nguồn nguyên liệu thay thế: nghé(trâu) cũng từ các địa phương kể trên.
- Phương thức đặt hàng:
+ Chủ lò mổ với lái buôn
Vì đây là mối quan hệ bền vững, lâu dài được xây dựng trên 10 năm nên giữa chủ
lò mổ và các người lái buôn. Chỉ đặt hàng bằng miệng (không có biên bản hợp đồng).
Nếu cần thì chủ lò mổ có thể đưa trước một khoản tiền cho lái buôn, đây vừa là khoản
tiền xem như là tiền đặt cọc để lái buôn có thể cung ứng cho lò mổ này mà không cung
ứng bò cho chủ lò mổ khác vừa là khoản tiền được xem như là bổ sung thêm một lượng
vốn cho nhà bán buôn để có thể có nguồn tiền gia tăng số lượng mua.
+ Lái buôn (chủ lò mổ) với chủ hộ bán bò:
Khi hộ bán bò có nhu cầu bán thì họ liên hệ với lái buôn (chủ lò mổ) qua điện
thoại hoặc gặp mặt trực tiếp để thương lượng thống nhất giá cả để bán cho chủ lò (lái
buôn) tìm gặp những hộ nuôi bò để hỏi mua. Nếu hộ gia đình có nhu cầu bán thì họ sẽ
thỏa thuận giá cả và viết một biên bản mua bán.
Vào ngày tháng năm
Bên A Bên B
Chủ lò (lái buôn) Hộ gia đình
Bên A mua của bên B số lượng bao nhiêu con? Thời gian khi nào? Giá cả bao
nhiêu?
Ký tên.Và mỗi bên giữ một đơn.
Tuy nhiên cách mua bò này ít xảy ra, chỉ với loại bò mà người mua không xác
định rõ nguồn gốc của bò.
Đối với những địa điểm, hộ gia đình bán bò thân thuộc chỉ cần thỏa thuận giá cả
và thống nhất với nhau để tiến hành mua bán. Khi thống nhất giá cả xong chủ lò (lái

buôn) có thể đặt cọc một phần giá trị của con bò từ 5%-10% giá trị của nó để chờ đợi xe
tải vận chuyển (có thể 1 ngày) để chủ hộ nuôi bò không bán thêm bò cho lái buôn (chủ
7
Nhóm 2 – Chương 7: Dự báo nhu cầu
lò) khác nếu như có một ai đó trả giá cao hơn. Trong trường hợp ngược lại nếu chủ lò mổ
(lái buôn) không muốn mua bò đó nữa thì sẽ mất 2-3% tiền cọc cho hộ mua bò. Nếu
trường hợp bò khi đã mua từ hộ nuôi bò nhưng do điều kiện chưa cho phép để vận
chuyển bò đến lò mổ thì bò có thể được gửi lại tạm thời tại hộ nuôi bò tùy thời gian có
thể tính một số tiền nhỏ (khoảng 20000đ/ngày/con) để hộ nuôi bò có thể chăm sóc cho bò
của chủ lò (lái buôn).Trong thời gian gửi bò tại hộ nuôi bò nếu có xảy ra sự cố (bò bị
thương,chết) thì chủ lò bò (lái buôn) chịu hoàn toàn trách nhiệm.Tuy nhiên không vì thế
mà hộ nuôi bò không chăm sóc tốt, giữ ấm vào mùa đôngcho bò, bởi giữa lái buôn (lò
mổ) đã có mối quan hệ thân thiết, xây dựng mối quan hệ bán buôn không phải ngày 1
ngày 2 mà là mối quan hệ lâu dài, quen thân.
+ Thời gian giao hàng:
. Của lái buôn cho chủ lò vào buổi sáng là chủ yếu (7h-10h). Tần suất khoảng 5-7
ngày 1 lần.
. Của chủ lò mổ cho bán buôn: 6h sáng.
. Của nhà bán buôn cho người tiêu dùng cuối cùng (nhà bán lẻ): 9h sáng.
3. Sản xuất:
3.1. Các hoạt động của lò mổ
- Quy trình giết mổ bò:
+ Bò được đưa vào lò mổ và người ta dùng sợi dây thừng để trói ở cổ của con
bò( đối với những con bò hung dữ thì dùng thêm dây thừng để tròi ở chân)
+ Người mổ dùng 1 cái búa khoảng 4.5kg đập mạnh vào đầu của con bò
+ Kéo bò đến 1 cái lỗ ,trong lỗ được đặt 1 cái chậu chứa khoảng 1.5 lit nước và 1
nắm muối hột), dùng một cây dao nhỏ rạch 1 đường ở cổ bò sau đó cho tiết của bò chảy
vào chậu nước và dùng tay đánh khoảng 15 giây, sau đó để yên đến khi tiết đong lại thì
dùng dao rạch theo khổ tùy ý vả cho vào chảo đun sôi
+ Người ta dùng dao đo rạch 1 đường ở bụng con bò và tách riêng phần da bò ra,

rồi lần lượt rạch 4 đùi thịt bò ra từ con bò, dùng 1 cái cân (60kg) để cân 2 đùi thịt (1 trước
và 1 sau).
+ Sau đó 4 đùi thịt được chuyển đến 1 người khác ở đây thịt được tách ra từng loại
riêng biệt, giai đoạn này để hoàn thành 1 đùi thịt mất khoảng 10-12 phút.
+ Người mổ bò tiếp tục lấy dạ dày và ruột bò ra trong bụng của con bò.
8
Nhóm 2 – Chương 7: Dự báo nhu cầu
+ Dùng dao rạch 1 đường ở dạ dày để lấy phân ra và rửa sạch sau đó cho vào 1
chậu chứa vôi sống có chứa nước để ngâm dạ dày.
+ Khoảng 15 phút sau người ta lấy dạ dày ra và dùng 1 cái dao để cạo bỏ phần
bẩn, rửa sạch sau đó cho vào chảo.
+ Phần ruột bò sẽ dùng 1 cái que bằng tre để để lộn phần ruột từ trong ngoài sau
đó rủa sạch và cũng cho vào chảo.
+ Sau đó người ta dung 1 cái dao dày( cái bụp) để chặt xương bò
+ Sau khi thịt bò được tách riêng từng loại, thì nhà bán buôn( bạn hàng) sẽ dung
dao để làm sạch từng loại thịt( tách lấy phần mở bò ra).
+ Cuối cùng, thịt sẽ được cho vao từng bao nilong để tiến hành cân thịt.
* Chú ý:
Chảo được sử dụng làm bằng chất liệu là Gang có đường kính khoảng 1m. Quá trình mổ
kéo dài khoảng 2 tiếng.
- Phần đầu bò va da bò sẽ được vận chuyền đến An Hòa( huế) bằng xe tải
- Người ta cân thịt để xác định trong lượng thịt bò. Để xem xét sự chênh lệch so với trọng
lượng mà người ta dự đoán.
- Cân: Tùy theo trọng lượng thịt to hay nhỏ mà sử dụng từng loại cân thích hợp.
(30kg,60kg,100kg)
Thịt bò sẽ gồm 3 loại chính:
- Thịt loại 1: Mông + phile
- Thịt loại 2: Gàu + bắp + cổ
- Thịt loại 3: Diềm
 Thời gian mổ và tiến hành cân thịt

+ Dịp thường nhật: 3-7h.
+ Dịp lễ Tết: 1-6h.
3.2. Vệ sinh an toàn thực phẩm:
Như chúng ta đã biết, trong thời đại ngày nay khi mà đời sống vật chất của con
người càng được cải thiện, thì chúng ta có nhu cầu quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn. Thế
nên con người ngày càng có nhu cầu chi tiêu cho những hàng hóa, sản phẩm có nguồn
9
Nhóm 2 – Chương 7: Dự báo nhu cầu
gốc rõ ràng. Và thực phẩm thì cần phải tươi sống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. vì
thề nhu cầu của thịt bò tươi sống, không chứa chất bảo quản (hàng the), bò phải có nguồn
gốc rõ ràng, bò được giết mổ phải đảm bảo không có dịch bệnh ( lỡ mồm long móng). Đó
là một yếu tố tất yếu, quan trọng mà chủ lò sẽ cam kết với người tiêu dùng để đảm bảo
sức khỏe cho mỗi chúng ta. Tại lò mổ phước phú( phước tích) luôn quan tâm dến vấn đề
sức khỏe va an toàn cho khách hàng của mình. Bên cạnh đó với sự tham gia của cơ quan
kiểm dịch thuộc chi cuc kiểm dich huyện Phong Điền, cơ quan luôn cử kiểm dịch viên
kiểm tra chất lượng của thịt bò trước khi bán ra thị trường, những sản phẩm( thịt bò) đảm
bảo tiêu chuẩn sẽ được đóng dấu của kiểm dịch nhằm tạo sự an toàn cho chúng ta.
Tại lò mổ của ông NGUYỄN ĐỨC PHÚC, hằng ngày khoảng 3h sáng sẽ có bác
kiểm dịch viên (bác ĐÔNG thành viên của chi cục kiểm dịch huyện ) sẽ đến kiểm tra thịt
bò và đóng dấu (với thịt bò đạt tiêu chuẩn) để đem lại sự an tâm cho khách hàng.
Hằng tháng, sẽ có kiểm dịch viên về tại lò mổ để tiến hành bơm thuốc tiêu trùng
khử độc, rải vôi ngay tại lò để đảm bảo an toàn, sạch bệnh.
3.3. Công cụ, vật liệu được sử dung trong quá trình mổ bò:
+ Dao, búa , chậu, cân, bụp, thớt, rổ
+ Nước, vôi sống, muối hột, củi
Hằng ngày sau khi mổ xong, người ta tiến hành bảo quản công cụ giết mổ (dao, bụp, búa,
dũa mài dao)
+ Dao sau khi sử dụng xong, sẽ được rửa sạch, dùng 1 tảng đá( người ta thường gọi là đá
mài) để mài dao, sau đó rửa lại với nước , để vảo 1 cái rổ và cất ở nơi khô ráo, đê tránh
tình trạng dao bị rỉ, rét không an toàn về để đảm bảo độ bén của dao để thuận lời hơn

trong quá trình sử dụng những lần tiếp theo.
+ Búa, bụp, dũa, chỉ cần rửa sạch với nước và xà phòng vả để ở nơi thuận tiện.
4. Phân phối:
4.1. Phân phối sản phẩm
+ Đối với chủ lò mổ:
• Thịt bò phần lớn được bán cho nhà bán buôn.
Cụ thể: chị Mai Thị Nam Phương.
10
Nhóm 2 – Chương 7: Dự báo nhu cầu
Địa chỉ: thị trấn Phong Điền – Thừa Thiên Huế.
SDT: 0982551536.
• Đối tượng bán là: tất cả mọi người ở trên địa bàn thị trấn Phong Điền có nhu cầu
tiêu dùng thịt bò.
• Một lượng thịt bò nhỏ còn lại sẽ được người chủ lò mổ chuyển lên chợ Mỹ Chánh-
xã Hải Chánh, Hải Lăng, Quảng Trị để bán lẻ cho từng đối tượng tiêu dùng cụ thể.
+ Đối với nhà bán buôn và chủ lò mổ.
Mỗi lần mua hàng từ chủ lò mổ với khối lượng khá lớn:
Thường ngày lượng tiền để trả cho chủ lò mổ từ 11-13 triệu đồng.
Số lượng thịt 60-70 kg thịt loại 1+loại 2
Loại 3(diềm): 15kg
Và thêm cả xương+huyết+lòng bò
Dịp tết lượng tiền có thể lên đến 20-25 triệu đồng(và dịp lễ tết nhà bán buôn có thể yêu
cầu gia tăng số lượng bò để đáp ứng nhu cầu thay đổi nhanh chóng của thị trường).
Lượng thịt ở thị trường tết sẽ tăng lên khoảng trên 100 kg
+ Đối với nhà bán buôn và các nhà bán lẻ, người tiêu dùng cuối cùng.
Sau khi vận chuyển thịt từ Phước Phú (Phước Tích) đến thị trấn Phong Điền (chợ Phong
Điền). Nhà bán buôn (chị Phương) sẽ phân phối thịt như sau:
.Quán cơm Đồng Tâm (thị trấn Phong Điền): số lượng 600-700 nghìn. SĐT chị Hoa:
0989630156
.Trường mẫu giáo huyện Phong Điền: 1 tuần khoảng 7 kg giá khoảng 1,1 triệu đồng. SĐT

chị Thu: 01654365199
.Công ty SCAVI: 1 ngày tiêu thụ từ 5-7 cân thịt
.Nhiều nhất là nhà hàng 27(thị trấn Phong Điền). Số lượng thịt nhà hàng 27 lấy từ chị
Phương: mỗi ngày khoảng 2,2 triệu đồng. Cụ thể: số lượng thịt 14 kg, xương 5 kg, huyết
2kg
+ Đối với chủ lò mổ và lái buôn hay chủ hộ nuôi bò:
. Dịp thường nhật chủ yếu chủ lò mổ trực tiếp gặp người chủ bò để thương lượng giá cả
và viết biên bản kí nhận giữa người mua và người bán để xác nhận với cơ quan thú y.
11
Nhóm 2 – Chương 7: Dự báo nhu cầu
Thông thường, chủ lò mổ chỉ mua đủ số lượng bò (1 ngày từ 1-2 con bò, mỗi con có
trọng lượng thịt 50-100 kg)
. Đây là cách chủ lò mổ gặp trực tiếp chủ hộ nuôi bò có nhu cầu bán bò nên giảm được
chi phí trung gian qua lái buôn nên có thể gia tăng lợi nhuận.
. Dịp lễ tết: do nhu cầu tiêu dùng thịt bò sẽ tăng lên nếu chủ lò mổ gặp từng hộ gia đình
bán bò sẽ không đủ số lượng thịt bò đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thị trường. Thế nên còn có
một nhân tố mới tham gia trong chuỗi cung ứng là nhà lái buôn.
Cụ thể: bác Giỏ ở Lao Bảo-Quảng Trị
Ông Đối-ở Hải Thọ,Hải Lăng,Quảng Trị.
Bác Dưỡng: Bến Đá- Hải Lăng- Quảng Trị
Chủ lò mổ sẽ đặt hàng từ các nhà lái buôn với số lượng không hạn chế, người lái buôn sẽ
phân bố mỗi người ở mỗi khu vực để tìm nguồn bò cung cấp cho chủ lò mổ. Thông
thường khoảng 1 tuần thì lái buôn sẽ tập hợp bò lại và đem đến cho chủ lò mổ. (Vận
chuyển bằng xe tải)
4.2. Kênh phân phối:
- Sử dụng cách vận chuyển theo lộ trình đã được định sẵn:
+ Là cách vận chuyển đã được vạch sẵn lộ trình mang bò từ địa điểm sản xuất (lò
mổ bò) tới địa điểm nhận hàng (bán buôn, bán lẻ, người tiêu dùng cuối cùng ).
+ Phương tiện chính di chuyển sản phẩm ( thịt bò ) :
▪ Đến người bán buôn, bán lẻ đều là xe máy.

▪ Người tiêu dùng cuối cùng có thể tự đến lò mổ để mua.
Kênh phân phối:
Xe tải Xe tải Xe gắn máy
Hộ gia đinh nuôi bò Lái buôn Chủ lò mổ Bán buôn
Xe gắn máy Xe gắn máy
Bán lẻ Người tiêu dùng cuối cùng
5. Kết luận:
12
Nhóm 2 – Chương 7: Dự báo nhu cầu
Việc liên kết giữa người cung cấp với người sản xuất là rất quan trọng. Nếu bán
buôn liên kết tốt với người cung cấp, người sản xuất thì người bán buôn sẽ đảm bảo có
nguồn hàng ổn định và cũng đảm bảo chất lượng. Ngược lại, nếu nhà cung cấp, nhà sản
xuất khi liên kết tốt với người bán buôn thì sẽ có được thị trường tiêu thụ lâu dài, không
sợ hàng hóa của mình khi sản xuất ra mà không có được nơi để tiêu thụ. Sự liên kết của
bán buôn với nhà cung cấp cũng sẽ tạo thuận lợi lớn trong khâu tiêu thụ cho người dân,
tạo nguồn hàng ổn định cho đơn vị kinh doanh, và mối liên kết này ngày càng chặt chẽ
thì đây cũng sẽ là điều kiện thuận lợi để mở rộng thị trường tiêu thụ.
DANH SÁCH NHÓM
STT Họ và Tên Lớp Đánh giá
1 Trương Thị Thu Hà K43 Thương Mại 10
2 Lê Thị Thanh Huyền K43 Thương Mại 10
3 Lê Thị Thục Hiền K43 Thương Mại 10
4 Nguyễn Thị Ánh Tuyết K43 Thương Mại 10
5 Nguyễn Thị Ngọc Ánh K43 Thương Mại 10
6 Nguyễn Văn Anh K43 Thương Mại 10
7 Lê Văn Cường K43 Thương Mại 10
8 Lê Thị Bích Trâm K43 Thương Mại 9.5
9 Nguyễn Quốc Dũng K43 Thương Mại 9.5
13
Nhóm 2 – Chương 7: Dự báo nhu cầu

10 Vantava Buapha K43 Thương Mại 7
14

×