Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

tìm hiểu chuỗi cung ứng mặt hàng tôm của một hộ gia đình tại xã phú an- huyện phú vang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.03 KB, 19 trang )

TÌM HIỂU CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG TÔM CỦA MỘT
HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ PHÚ AN- HUYỆN PHÚ VANG.
I. Giới thiệu chung:
Thừa Thiên Huế, một tỉnh duyên hải miền Trung, có hệ thống đầm
phá ven biển rộng lớn (gần 22.000 ha) được xếp vào loại lớn của thế
giới. Hệ thồng đầm phá Tam Giang, Cầu Hai, Lăng Cô chạy dọc suốt 5
huyện ven biển Thừa Thiên Huế, từ Phong Điền đến Phú Lộc, là một
vùng đầm phá nước lợ với hệ sinh thái sông biển phong phú và đặc sắc
là điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho nhiều loại thủy sinh phát triển,
một lợi thế cho nhiều ngành nghề nông lâm, ngư nghiệp, mà đặc biệt là
nghề nuôi trồng thủy sản.
Nuôi tôm là một trong những ngành đã và đang phát triển rầm rộ
trong thời gian 10 năm trở lại đây tại tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và
xã Phú An , huyện Phú Vang nói riêng. Qua thực tiễn sản xuất, tôm sú
(Penaeus Monodon) đã trở thành đối tượng nuôi chính của vùng đầm
phá Thừa Thiên Huế cũng như các huyện, xã nhờ giá trị kinh tế cao
và nhờ vào việc phổ biến kỹ thuật, sản xuất con giống, thức ăn. Để
khuyến khích ngành nuôi tôm, các ngân hàng Thừa Thiên Huế đã cho
nhiều hộ gia đình tại xã Phú An, huyện Phú Vang vay vốn để họ có thể
có nhiều điều kiện tài chính hơn nhằm đầu tư vào quá trình sản xuất.
Tuy nhiên, việc nuôi tôm hiện nay tại các hộ gia đình ở Phú An vẫn còn
tồn tại một số những khó khăn nhất định như ô nhiếm môi trường ,
thiên tai dịch bệnh, kinh tế nuôi tôm còn gặp nhiều khó khăn, khi mùa
được mùa mất trắng: sự liên hệ giữa các mắt xích trong chuỗi hệ thống
giá trị từ hộ gia đình cho đến thương lái, nhà bán lẻ, đại lív.v. từ công
tác chuẩn bị ao hồ, thả giống, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và vận
chuyển đến việc tăng cừơng sự nhận biết sản phẩm tôm chất lượng và
sử dụng trong người tiêu dùng vẫn còn yếu kém.
Xuất phát từ những lí do đó, nhóm chúng em muốn tìm hiểu tình hình
nuôi tôm tại một hộ gia đình nuôi tôm cụ thể tại xã Phú An và tiến
hành phân tích chuỗi giá trị của mặt hàng tôm tại hộ gia đình , trên cơ


sở đó đưa ra được những kiến nghị cho việc tổ chức, đào tạo cũng như
hỗ trợ các thành phần tham gia chuỗi giá trị này được hiệu quả hơn.
II. Thông tin chung về hộ gia đình nuôi tôm:
- Tên chủ hộ : Hồ Văn Vị.( xã Phú An, huyện Phú Vang).
- Thời gian bắt đầu nuôi tôm: 1994.
- Các loại tôm đang nuôi hiện nay: Tôm sú& tôm đất
- Diện tích thả nuôi: 1 ha.
- Hình thức nuôi: bán công nghiệp
- Vốn tự có: 50%, vay ngân hàng: 50%.
III. Chuỗi cung ứng mặt hàng tôm của hộ gia đình:
Hộ nuôi
tôm
Các trại tôm
giống Thuận
An, Đà
Nẵng
Các đại lý
của công
ty thủy sản
ở Huế
Thương
lái
Khách
san, nhà
hàng
Người tiêu
dùng
Người bán
lẻ
Xuất khẩu

1.Các trại tôm giống Thuận An, Đà Nẵng:
- Là nơi cung cấp đầu mối nuôi tôm giống đến hộ gia đình.
- Đặc điểm của các trại tôm này là luôn có sẵn tôm giống cho hộ gia
đình mua theo mùa.
- Mỗi lần mua 300,000 con.
- Giá mua tôm giống 300,000 đồng/ vạn ( tùy thời điểm có thể là
500,000đồng/vạn).
- Tự vận chuyển, tự trả tiền chi phí và bảo quản.
- Trả tiền trước 1 lần.
2.Hộ gia đình:
Các trại tôm
giống ở Thuận
An & Đà Nẵng
Hộ gia
đình
Sơ đồ hộ gia đình và các mối quan hệ trực tiếp trong phân phối
Thông thường, hộ gia đình chỉ thả nuôi hai loại tôm là tôm sú và tôm
đất trên diện tích 10,000 m
2
(1 ha). Mỗi năm chỉ nuôi 1 vụ, thời gian từ
tháng 2 đến tháng 6 (âm lịch).Với hình thức nuôi là bán công nghiệp tức
là mật độ nuôi chỉ bằng một nửa so với hình thức công nghiệp. Ở hình
thức công nghiệp thì nuôi từ 30 – 50 con /m
2
còn ở hình thức bán công
nghiệp chỉ nuôi từ 10-15 con/m
2
. Ngoài ra, những năm được mùa thì hộ
gia đình tiến hành đặt mua thêm số lượng tôm giống, đồng thời tăng diện
tích hồ nuôi để có thể nâng cao thu nhập. Sản lượng thu hoạch bình quân

từ 1 -1,5 tấn/mùa.Tuy nhiên cũng có những năm mất trắng vì điều kiện
thời tiết, dịch bệnh
Tỷ lệ sản lượng mà hộ gia đình bán cho các đại lí của các công ty Thuỷ
sản ở Huế chiếm khoảng 70%, các thương lái là khoảng 20% và đi lên
Hộ gia đình
Người bán lẻ
ở chợ
Thương lái
Thương lái
Các đại lý của các công ty
Thuỷ sản ở Huế
70%
20%
10%
các chợ (An Cựu, Đông Ba )khoảng 10%. Còn về việc định giá thì chủ
yếu dựa vào giá cả thị trường, giá cả của các chủ hộ nuôi tôm khác, giá
cả ở các đại lí để từ đó xác định mức giá bán hợp lí.
30-40 con/kg: 170,000 đồng/kg
30 con/kg: 200,000 đồng/kg
Bảng liệt kê các chi phí phát và doanh thu của hộ gia đình qua các năm
như sau:
Chi phí Doanh thu
- Cải tạo ao hồ
- Thuê nhân công
+ bảo vệ
+ nhân công thu hoạch
+ nhân công chăm sóc
- Tiền mua dầu mua máy để sộc khí tạo
không khí cho tôm
- Năm 2006 : 200 triệu

đồng
- Năm 2007 : 150 triệu
đồng
- Năm 2008 : 200 triệu
đồng
- Năm 2009 : thua lỗ
- Tiền mua thức ăn (chiếm khoảng 30%
doanh thu)
- Tiền mua tôm giống (chiếm từ 5 -10 %
doanh thu )
- Tiền hoa hồng cho các thương lái các đại lí
về mua tôm khi thu hoạch( 1-2% doanh thu )
Các phần còn lại chiếm khoảng 15 % doanh
thu
( vì năm đó gần lũ lụt
nêt hầu như mất tôm
hết thu ko đủ chi nên
lỗ )
- Năm 2010 : 180 triệu
đồng
- Năm 2011: 100 triệu
đồng (doanh thu giảm
tương đối mạnh vì việc
ô nhiễm môi trường dẫn
đến các dịch bệnh về
tôm nên tôm chết hàng
loạt )
Sơ đồ sau đây sẽ cho thấy qui trình nuôi tôm của hộ gia đình :
(1) (2) (3) (4)
(6) (5)

1.1 Chuẩn bị ao lắng
Ao lắng là nơi nước được lắng lại trước khi cấp vào ao nuôi làm giảm
tính độc hại các chất độc ở bên ngoài (thuốc bảo vệ thực vật), chất độc
từ các nguồn nước thải và các loại hóa chất. Một lượng sinh vật gây
bệnh cho tôm, đặc biệt là các vi-rút nguy hiểm (bệnh đốm trắng, đầu
vàng…) sẽ bị tiêu diệt trong thời gian lắng nước (trên 7 ngày) do ít có cơ
hội tìm được vật ký sinh thích hợp.
1.2 Chuẩn bị ao nuôi
Quá trình chuẩn bị ao nuôi
• Làm sạch ao:Trong quá trình nuôi, chất thải tích tụ ở đáy ao, các chất
thải này gây độc hại cho tôm. Do đó, sau mỗi vụ nuôi, bà con nên vét
Chuẩn bị ao
lắng
Chăm sóc ao
nuôi
Thả tôm
giống
Gây màu
nước
Chuẩn bị ao
nuôi
Thu hoạch
sạch đáy bùn nhằm tạo cho nền đáy ao sạch, cứng, giúp quá trình sử
dụng được lâu dài.
• Bón vôi:Tháo rửa ao nhiều lần và kiểm tra pH (giữ nước lại để qua
đêm) cho tới khi pH thật sự ổn định (riêng ao nhiễm phèn phải rửa
bằng CaO).Tháo cạn nước và bón vôi ngay lúc ao còn ẩm.
• Phơi ao: Phơi từ 1 - 2 tuần để có đủ thời gian cho vôi phát huy tác
dụng sát trùng đáy. Chú ý: đối với ao bị nhiễm phèn phải giữ đáy ao
luôn được ẩm.

• Diệt tạp: Nguồn nước cho vào ao nuôi nên để ít nhất 3 ngày mới tiến
hành diệt tạp (để cho các trứng cá tạp được nở).
1.3 Gây màu nước
Màu nước có vai trò rất quan trọng trong việc tham gia hình thành chuỗi
thức ăn tự nhiên, hệ lọc sinh học, ổn định các thông số môi trường,…
Nói cách khác, nuôi thuỷ sản muốn thành công, trước tiên cần phải nuôi
và giữ màu nước ổn định, bền vững.Màu nước được hình thành thông
qua biện pháp bón phân, hay còn gọi là khâu gây màu nước. Thông
thường, trong nuôi tôm - cá, dùng phân hữu cơ đã qua ủ hoai hoặc phân
vô cơ như DAP, NPK, Urê để gây màu nước, được xem là biện pháp
phổ biến nhất hiện nay. Ngoài ra, một số nơi còn dùng bột cá, bánh dầu,
bột đậu nành, chế phẩm sinh học… để gây màu nước
1.4 Thả tôm giống
Phải chọn ngày nắng ấm mà thả tôm, nhiệt độ của nước lạnh quá (dưới
30 độ C) sẽ làm cho tôm bỏ ăn.Tôm giống được thả phải được đảm bảo
về sức khoẻ, không bệnh tật.
1.5 Chăm sóc ao nuôi
Môi trường sống của tôm cũng phải được kiểm tra một cách nghiêm
ngặt, độ kiềm phải ở mức 80-120ppm, độ mặn 15-30 phần ngàn. Khi
tôm 20 ngày tuổi phải bổ sung các chất khoáng và vitamine vào thức ăn.
1.6 Thu hoạch
Cuối vụ (sau khoảng 5 tháng) thì tôm được hộ gia đình thu hoạch và bán
ngay theo tỷ lệ phân phối cho các đầu mối của các đại lý của các công
ty Thuỷ sản và Thương lái, số còn lại sẽ bảo quản và được hộ gia đình
mang đến chợ lẻ để bán
Quy trình sau thu hoạch
Thu
hoạch
Vận
chuyển

Ướp
tôm
1.7 Ướp tôm
Như đã đề cập, sau khi thu hoạch thì số lượng tôm mà hộ gia đình giữ lại
để mang ra chợ bán sẽ được bảo quản. Và chúng sẽ được ướp trong các
thùng đá làm lạnh để mục đích là giữ cho tôm được tươi sống. Các thùng
chứa này được đặt trong nhà kho của hộ gia đình.Vì do số lượng ít nên
công việc ướp tôm thường diễn ra hết sức đơn giản và không có rủi ro gì
đáng kể.
1.8 Vận chuyển
Do quy mô nhỏ nên ngay sau khi thu hoạch thì hộ gia đình sẽ bán trực
tiếp cho các đại lý và thuơng lái ngay tại hồ. Vì vậy, các đại lý và
thương lái sẽ đảm nhận luôn khâu vận chuyển của mình.Trong trường
hợp mà hộ gia đình mang tôm đến các chợ lẻ để bán thì tự chính bản
thân họ sẽ đảm nhận vận chuyển. Các phương tiện vận chuyển thường
được sử dụng là xe máy, xe đạp với quãng đường tương đối ngắn. Hao
hụt trong khâu này gần như không đáng kể (0.5-1%) (nguồn thông tin từ
hộ gia đình).
3.Thương lái:
Thương
lái
Hộ nuôi
tôm
Các đại lý
của công
ty thủy sản
ở Huế
Khách
sạn, nhà
hàng

a, Đặc điểm chung:
Thương lái đóng vai trò cầu nối giữa hộ gia đình với các doanh nghiệp.
Họ thường không quản ngại đường xá đi đến tận vùng xa xôi để thu
gom hàng. Họ cũng là những người mà bất kể đêm hay ngày, nắng hay
mưa sẵn sàng tới nơi đánh bắt thuỷ sản để chọn mua hàng.
Các thương lái thường có địa điểm sơ chế, dán bao bì, có xe tải vận
chuyển, có văn phòng giao dịch riêng, cùng với một lực lượng nhân
công đông đảo.
b, Phương thức thu mua:
Mua trực tiếp: Theo đơn đặt hàng của nơi tiêu thụ, họ hợp đồng lại với
hộ nuôi tôm về chủng loại, số lượng; riêng giá cả phụ thuộc vào biến
động của thị trường. Sau đó thu mua và cung ứng cho các đơn vị đặt
hàng.
c, Phương thức vận chuyển:
Thương lái vân chuyển tôm bằng các xe đông lạnh hoặc bằng xe máy
( khi số lượng ít). Nếu vận chuyển bằng xe máy thì phải ướp đá kỹ càng
để tôm không bị ươn.
d, Khách hàng:
Khách sạn nhà hàng: khách sạn Huy Hoàng
Đại lý của công ty cổ phần phát triển thủy sản Huế.
e, Hợp đồng:
Với quy mô nhỏ nên thương lái với hộ gia đình chỉ làm hợp đồng bằng
miệng.
4.Người bán lẻ ở chợ :
a.Đặc điểm chung
Hộ nuôi tôm Người bán lẻ
Người tiêu
dùng
Người bán lẻ quanh năm buôn bán và thường lấy hàng mỗi ngày ở nơi
có nguồn hàng gốc hoặc những nơi bỏ sỉ Có trường hợp người bán lẻ tự

sản xuất và tự tiêu thụ sản phẩm của mình (hộ nuôi tôm) hay có trường
hợp bỏ sỉ hoặc lẻ cho các nhà buôn hay người bán lẻ khác và họ tập
trung bán ở chợ hoặc các sạp hàng với quy mô nhỏ.
b.Phương thức giao dịch:
Không có bất cứ hình thức giao dịch phức tạp nào trên giấy tờ mà chỉ
đơn thuần là hình thức hợp đồng bằng miêng, hàng trao và thanh toán
tiền ngay khi nhận hàng.
c. Tồn trữ và bảo quản:
Do số lượng tôm ít nên lấy hàng ngày nào thì bán hết ngày đó, vì vậy
lượng tôm được tiêu thụ hết và không cần hệ thống tồn trữ nào nhưng
phải có hình thức bảo quản tôm đó là bằng cách ướp đá đơn giản.
d.Vận chuyển:
- Vận chuyển hàng từ hộ gia đình đến người bán lẻ: người bán lẻ tại
chợ thương tự đến tận nơi (hộ gia đình) để thu mua và tự vận chuyển
hàng với phương tiện vận chuyển là xe máy hoặc xe đạp.
- Vận chuyển từ người bán lẻ đến người tiêu dùng: Ngưởi bán lẻ
không có bất cứ khó khăn gì trong khâu vận chuyển này vì khách hàng
thông thường tự đến mua hàng với số lượng không lớn và tự vận
chuyển hàng. Nhưng có trường hợp bỏ hàng cho các quán cơm thì
người bán lẻ thường giao hàng hằng ngày đúng thời điểm đến tận nơi.
e. Khách hàng:
Khách hàng của người bán lẻ là người tiêu dùng cuối cùng. Ngoài cung
cấp số lượng khá lớn cho các quán cơm thì đa số là cung cấp cho việc
ăn uống sinh hoạt hằng ngày cho người tiêu dung.
f. Giá bán:
- Giá bán từ hộ gia đình đến người bán lẻ:
30-40 con /kg thì giá là 170,000 đồng/kg (hiện tại năm 2011)
30 con/kg thì giá bán là 200,000 đồng/kg
- Giá bán từ người bán lẻ đến người tiêu dùng: giá bán tự do với mức tự
đặt ra để sao cho có lợi nhuận nhưng giá vẫn nằm trong phạm vi chênh

lệch không quá cao so với thị trường mặt hàng tôm ở chợ.
5.Các đại lí của công ty thủy sản
-Nguồn cung cấp:các đại lí của công ty thủy sản thường đặt hàng cho
thương lái hoặc các hộ gia đình.
-Chế biến: thu mua về từ các hộ gia đình và thương lái. Các đại lí tiến
hành rửa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm,ướp lạnh để thực phẩm
luôn được tươi sống sau đó sơ chế sơ bộ và tạọ thành thành phẩm theo
nhu cầu của thị trường.
Đại lí của
công ty thủy
sản
Xuất khẩu
Thương lái
Hộ gia đình
-Bảo quản và tồn trữ: tôm là loại thủy sản rất quan trọng, để làm tăng
giá trị loại thủy sản này các đại lí nên tăng hiệu quả bảo quản bằng
phương pháp ướp đá lạnh.Thùng đựng đá đã không tốt, cách đưa tôm
vào ướp cũng theo kinh nghiệm lạc hậu, nên đá nhanh chảy thành nước
và tôm giảm phẩm cấp. Bảo quản được tôm đúng tiêu chuẩn phải có
hệ thống tủ lạnh là giải pháp nhanh chóng có hiệu quả.
-Vận chuyển:
+vận chuyển từ nơi nuôi tôm đến các đại lí của công ty
+vận chuyển thành phẩm từ công ty đến nước nhập khẩu
-Hợp đồng,thỏa thuận: hợp đồng bằng văn bản
-Lợi nhuận:được tạo ra chủ yếu từ các hoạt động thu mua, chế biến,bảo
quản và bán sản phẩm.Cần có chính sách đàm phán để thu mua thủy sản
với giá rẻ nhất,chế biến và bảo quản tốt nhất đảm bảo nhu cầu thị
trường nhưng phải tuân theo tiêu chuẩn về chất lượng an toàn thực
phẩm,giảm thiểu nhưng rủi ro xảy ra làm ảnh hưởng đến doanh thu.Từ
đó với chính sách xúc tiến bán phù hợp làm nâng cao doanh thu,lợi

nhuận doanh nghiệp tăng.
6. Khách sạn, nhà hàng:
Thương lái Khách sạn,
Nhà hàng
Người tiêu
dùng
Các đại lý của
công ty thủy sản
Phương thức vận chuyển:
Các khách sạn, nhà hàng thường thu mua tôm nguyên liệu từ các
thương lái hoặc các đại lý của công ty thủy sản, nếu thu mua với số
lượng lớn thì các nhà cung cấp đó có thể tự vận chuyển đến tận nơi,
hoặc trong một số trường hợp các khách sạn, nhà hàng có thể tự trang bị
xe lạnh, xe máy để vận chuyển.
Khách hàng: Người tiêu dùng ( cá nhân, gia đình, cán bộ công nhân
viên,khách du lịch, ) có nhu cầu tổ chức các buổi gặp mặt, liên hoan,
tiệc tùng, cưới hỏi,
 Phương thức bảo quản, tồn trữ: ướp lạnh.
 Hợp đồng: Vì đa số các khách sạn, nhà hàng thường hoạt đông có
tổ chức, quy mô nên việc thu mua tôm nguyên liệu luôn phải thông qua
các văn bản hợp đồng để dễ dàng trong việc hạch toán. Nhưng trong
một số trường hợp lượng thu mua nhỏ thì cũng có thể thông qua hợp
đồng miệng.
7. Người tiêu dùng:
- Thói quen mua và tiêu thụ:
Người tiêu dùng thường mua tôm để dùng hàng ngày. Trung bình mỗi
lần người tiêu dùng mua không nhiều: 0.1 đến 1 kg (cho một hộ gia
đình)
Đa số người tiêu dùng mua tôm ở chợ nên họ không quan tâm đến xuất
xứ hoặc nhãn hiệu của sản phẩm. Tại đây, họ thường xuyên mua tôm

của một người bán quen và tin tưởng vào chất lượng của người bán này.
Theo họ, chất lượng sản phẩm được đánh giá là đạt nếu dùng không bị
ngộ độc hoặc xảy ra bất cứ triệu chứng gì bất thường. Một số người
tiêu dùng mua tôm ở chợ cho biết người bán tôm ở chợ cũng có phân
loại hàng khi bán theo tôm loại 1, loại 2.
Nhìn chung, người tiêu dùng khá hài lòng đối với nơi mà họ thường
xuyên mua tôm hiện tại. Các lí do chính của sự hài lòng này là do người
bán vui vẻ, nhiệt tình, giá cả hợp lí, và tôm tươi.
- Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua.
 Gần nhà (tiện lợi)
 Người bán quen, vui vẻ, đáng tin cậy
 Sản phẩm đảm bảo chất lượng (tươi, trông ngon)
 Giá rẻ
8. Vai trò của tổ chức, chính quyền địa phương lên chuỗi giá trị
nuôi tôm ở hộ gia đình:
Đối với mặt hàng tôm được nuôi tại các hộ gia đình thì vai trò của các
ngân hàng hay chính quyền địa phương là khá quan trọng.
- Ngân hàng : cho vay vốn.để họ có thể có nhiều điều kiện tài chính
hơn nhằm đầu tư vào quá trình sản xuất.
- Chính quyền địa phương: Phát triển mô hình nuôi tôm cộng đồng.
IV./ Kết luận:
Việc phân tích chuỗi giá trị của mặt hàng tôm cùng với mối quan
hệ giữa các mắt xích trong chuỗi hệ thống giá trị từ hộ gia đình cho đến
thương lái, nhà bán lẻ, đại lí,.v.v. từ công tác chuẩn bị ao hồ, thả giống,
chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và vận chuyển đến việc tăng cường sự
nhận biết sản phẩm tôm chất lượng và sử dụng trong người tiêu dùng
sẽ là giải pháp tốt để nâng cao chất lượng tôm cung ứng ra thị trường.
Đồng thời, đảm bảo mọi thành viên tham gia trong chuỗi sản xuất cung
ứng sẽ đều có trách nhiệm của họ đối với chất lượng sản phẩm.
DANH SÁCH SINH VIÊN NHÓM 4:

1. Khổng Thị Thu Huyền
2. Lê Thị Mai Hòa
3. Phan Thị Thanh Hồng
4. Nguyễn Thị Kiều My
5. Trần Thị Khánh Linh
6. Hồ Văn Hải
7. Nguyễn Ánh Dương
8. Ngô Xuân Phước
9. Hồ Đăng Quốc Lợi
10.Xayyavong Xangthala

×