Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

tìm hiểu công tác hoạch định của cơ sở sản xuất hương của bà võ thị thêm 41c hùng vương (cũ)- tp.huế trong dịp tết nguyên đáng 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.32 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG
Đề tài:
Tìm hiểu công tác hoạch định của cơ sở sản xuất hương của
Bà Võ Thị Thêm 41C Hùng Vương (cũ)- tp.Huế trong dịp Tết
Nguyên Đáng 2013
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Minh Hòa 1. Nguyễn Văn Mùi
2. Nguyễn Trần Thùy Anh
3. Nguyễn Thùy Nhiên
4. Nguyễn Thị Minh Tâm
5. Ngô Thị Tuyết
6. Hoàng Thị Thanh
7. Hồ Thị Quỳnh Như
8. Bùi Thị Bích Vân
K44B Thương Mại

I. Cơ sở lí thuyết:
Nguyên lí hoạch định
1.1.1. Sử dụng thông tin chính xác, đúng lúc:
Công tác dự báo luôn luôn có sai sót vì vậy để giảm thiểu những sai sót đó
cũng như tiết kiệm chi phí thông tin thu thập cần chính xác. Ngoài ra, với sự thay đổi
của nền kinh tế thị trường hiện nay, thông tin rất dễ lạc hậu và không thích hợp cho
nên thông tin sử dụng phải là những thông tin mới nhất tại thời điểm thu thập.
1.1.2. Tập trung nguồn lực vào các mục tiêu ưu tiên:
Trong doanh nghiệp cùng một lúc có thể có rất nhiều mục tiêu tuy nhiên
doanh nghiệp cần tập trung các nguồn lực vào các mục tiêu ưu tiên bởi vì nguồn lực
là có hạn;và một khi tập trung các nguồn lực như vậy sẽ tạo hiệu quả cao hơn. Các


nguồn lực có thể là nguồn lực trong công ty (vốn, con người, khoa học công nghệ, cơ
sở vật chất…), cơ sở hạn tầng (điện, đường, bưu chính viễn thông, ngân hàng…)
1.1.3. Hướng tới sự đơn giản:
Hoạch định càng đơn giản thì công tác thực hiện càng đơn giản, càng dễ
thành công và hiệu quả càng cao.
1.1.4. Tích hợp các yêu cầu của chuỗi cung ứng:
1.1.5. Tạo ra trách nhiệm cuối cùng và hành động cụ thể:
Tuy công việc hoạch định do ban quản lý của doanh nghiệp hoặc do một bộ
phận trosng doanh nghiệp đảm nhiệm, tuy nhiên các hành động trong hoạch định
phải được giao cho các bộ phận 1 cách rõ ràng và việc kiểm tra kết quả cũng cần
được thực hiện nghiêm túc.Nguyên lý này sẽ giúp cho việc hoạch định đạt được hiệu
quả cao hơn.
II. Nội dung chính:
2.1 Giới thiệu chung về cơ sở sản xuất:
• Tên doanh nghiệp: cơ sở sản xuất hương Phước Huệ
• Chủ doanh nghiệp: Bà Võ Thị Thêm
• Ngành nghề: sản xuất và buôn bán hương, trầm
• Địa chỉ: 41C Hùng Vương (cũ) – TP.Huế
• Sđt: 054.3519354
• Hình thức: Kinh doanh hộ gia đình
• Sản phẩm: Hương
2.2 Qui trình sản xuất cơ bản:
2.2.1 Nguyên vật liệu:
• Chân hương (tăm hương): được lấy ở Diên Hòa, Thủy Bằng. Với các kích cỡ
như: 33, 35, 38, 42, 55.Chân hương được sử dụng nhiều nhất là cỡ 35 và 38.
• Mùn cưa: có nhiều màu để lựa chọn như đen (2800 đ/kg), trắng (4000 đ/kg),
vàng (5000 đ/kg), đà (2600 đ/kg).
• Keo: có đặc tính như xi măng, dùng làm chất kết dính, có màu đất bùn. Giá
29000 đ/kg.
• Bột thơm: dùng tạo mùi thơm cho hương khi đốt lên. Có nhiều loại với nhiều

mức giá khác nhau như:
 Trầm: rất được ưa chuộng. Có các mức giá: 45000, 60000, 70000,
120000, 250000 đ/kg.
 Tùng: 65000 đ/kg.
 Bắc: 112000 đ/kg.
 Quế: 9000đ/kg
 Đàn: 11000 đ/kg
 Bột Hoa: rất ít được ưa chuộng ở Huế vì mùi hương nồng, gây khó
chịu. Có giá 19000 đ/kg.
• Nhãn được mua tại của hàng Huỳnh Thúc Kháng
2.2.2 Quy trình:
• Đầu tiên người thợ sẽ tiến hành công đoạn tạo màu cho “chân hương”. Ngày
trước, người Huế thường chỉ làm chân hương với màu “đỏ sẫm” là chủ đạo.
Nhưng hiện nay, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp sự đa sắc của chân hương, nào đỏ tươi,
gạch, xanh lá chuối, xanh đậm, vàng, tím… trông như 1 vườn hoa đang khoe
sắc. Để có được màu sắc cho chân hương, người thợ sẽ hòa một lượng bột màu
thích hợp trong nước sôi nóng (nước càng nóng chừng nào thì màu chân hương
sẽ càng tươi sắc, và giữ được lâu chừng nấy), nhúng chân hương qua một vài
lần, sau đó đem phơi khô lại lần nữa. Trong công đoạn tạo màu, người thợ
cũng chú ý loại bỏ những chân hương có dấu hiệu ẩm mốc (vì những chân
hương này khi phủ màu sẽ không giữ được màu sắc theo mong muốn của
người thợ).
• Thành phần mùn cưa tưởng chừng đơn giản là nhưng vẫn được người thợ lựa
chọn khá cẩn thận. Thông thường mùn cưa phải từ những cây gỗ xốp, mềm,
thân tốt, không bị mối mọt, khô, ít hút nước.
• Để tạo độ kết dính cho hương, người thợ sử dụng keo.
• Sau đó các thành phần sẽ được đem nhào vừa với nước sao cho hỗn hợp bột
đạt độ “dẻo quánh” là có thể bắt đầu công đoạn se hương. Tuy nhiên, để tạo
nên hương thơm khác biệt cho các mẻ hương lại tùy thuộc vào bí quyết của
từng người thợ. Thường thì người thợ sẽ gia giảm các thành phần hương liệu

theo một tỉ lệ thích hợp bằng phương pháp gia truyền. Điều mà nhiều người
thợ giỏi thường nói rằng: “sự đặc biệt về tỉ lệ chính là điều quan trọng nhất tạo
cho sản phẩm có được hương thơm, độ bền nhất”. Với loại hương bình thường
thì người thợ sẽ trộn bột hương theo công thức : (1 lạng 2 đến 1 lạng 3 keo +
½ bột thơm + 2 bột cưa.+nước+1 kg trầm)/1000-1100 cây hương
• Sau khi trộn đều, bột hương được đổ vào máy bắt đầu quá trình sản xuất.
Người công nhân chỉ việc đút cây tâm qua một khe hẹp thì bột hương chảy
xuống tạo thành một cây hương. Cứ liên tục như vậy, một ngày sản xuất được
khoảng 5000 cây hương/người.
• Sau công đoạn “se hương”, hương thành phẩm sẽ được đem phơi nắng chứ
không đưa vào máy sấy (vì làm như vậy hương sẽ giòn và dễ gãy, vừa làm mất
mùi của hương).
Nguyên liệu
Nhào,trộn
Chân hương
Máy xe
hương
Cây
hương
Phơi khô
Phơi khô
2.3 Tình hình về thị trường sản phẩm:
• Thuận lợi:
 Từ xưa đến nay, ở nước ta có nhiều truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc
trong đó có truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Hằng năm, người dân đều
cúng bái để nhớ ơn ông bà, cha mẹ. Ngoài ra người dân còn cúng bái để cầu
cho gia đình hạnh phúc, no ấm, có sức khoẻ. Đặc biệt, ở Huế các lễ cúng bái
này diễn ra nhộn nhịp trong năm… Vào các dịp lễ tết, lễ cúng, hương là thứ
không thể thiếu được, hương tạo không khí tôn nghiêm cho lễ cúng, mọi
người mua hương để cúng, ngoài ra còn dùng để đi viếng thăm mồ mã. Do

đó, các ngày này lượng hương được tiêu thụ với số lượng lớn tạo điều kiện
thuận lợi cho việc tiêu thụ hương.
 Ở Huế là 1 nơi nhiều chùa chiền, do đó cũng cần một lượng hương lớn.
 Người sản xuất hương còn có điều kiện thuận lợi trong khâu nguyên liệu,
hương sử dụng nguyên liệu tự nhiên.
• Bên cạnh những thuận lợi còn có những khó khăn:
 Nghề sản xuất hương đòi hỏi phải có mặt bằng, nhà xưởng, nhân công, vốn
ban đầu khá lớn.
 Thời tiết ở Huế không thuận lợi cho lắm, vào các dịp tết thì cần lượng hương
rất lớn, mà vào mùa này ở huế là mùa mưa, mặc khác cơ sở sản xuất lại không
có hệ thống phơi hương công nghiêp, do đó không thuận lợi cho việc sản xuất
hương, đặc biệt là giai đoạn phơi hương.
 Nghề hương là một nghề truyền thống, làm nghề hương đem lại thu nhập
không cao. Do đó, nguồn nhân lực khó tìm
 Việc sản xuất hương ở huế mang tính nhỏ lẻ, quy trình sản xuất thủ công, sản
xuất chủ yếu theo hộ gia đình, vẫn chưa xây dựng được một thương hiêu có
sức cạnh tranh.
 Ngoài ra còn gặp khó khăn trong việc xuất khẩu hương ra nước ngoài. Mỗi
nén hương làm ra phải đạt tiêu chuẩn chất lượng và qua kiểm định của bạn
hàng nước ngoài như hương phải đều, nén nhỏ, chắc, không rạn nứt, sản xuất
hoàn toàn bằng những nguyên liệu tự nhiên
 Qua đó ta thấy được việc sản xuất hương cũng có nhiều thuận lợi nhưng cũng
không ít khó khăn. Vì vậy, cần nắm bắt những thuận lợi và khắc phục những khó
khăn. Đó là chú trọng đầu tư, nâng cao cơ sở hạ tầng, áp dụng công nghệ mới vào
sản xuất để nâng cao chất lượng, không chỉ thế còn phải quan tâm đến nguồn nhân
lực.
2.4. Công tác hoạch định tại cơ sở sản xuất:
2.4.1 Dự báo nhu cầu:
Người dân Việt Nam có một đời sống tâm linh phong phú nên việc thờ cúng là
phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần người Việt. Vì vậy, mỗi gia đình đều

có nhu cầu sử dụng hương cho việc thờ cúng.Xuất phát từ nhu cầu đó, cơ sở sản xuất
hương của Bà Võ Thị Thêm đã sản xuất hương với quy mô lớn, cho ra đời nhiều loại
hương với nhiều giá cả khác nhau đáp ứng nhu cầu khách hàng.
• Khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng: khách hàng sẽ đến tận cơ sở để
mua với số lượng tùy ý. Giá cả cố định cho các loại hương khác nhau nên
khách hàng không cần phải mặc cả.
• Khách hàng là người bán lẻ: khách hàng có thể mua nguyên liệu để sản
xuất hoặc hương thành phẩm ở đây để bán lại ở thành phố Huế, các huyện
thuộc Thừa Thiên Huế, các tỉnh thành trên cả nước, một số khách hàng còn
mua hương với số lượng lớn để xuất ra nước ngoài như Lào, Campuchia,
Mỹ Giá cả vẫn cố định như giá bán lẻ, chỉ những khách hàng mua với số
lượng lớn như trên một bao hàng mới được bớt giá.
Nhu cầu về hương là quanh năm nhưng cao điểm nhất là các ngày 14 và 30 âm
lịch, các dịp lễ hội và Tết âm lịch. Cơ sở sản xuất hương chủ yếu là vào mùa nắng do
đặc thù của sản phẩm là cần phải phơi nắng mới hoàn thiện được.Vào mùa mưa việc
sản xuất bị gián đoạn vì hương không được phơi sẽ bị rã keo, không thể sử dụng
được. Thời gian này việc sản xuất sẽ thu hẹp lại, nhân công giảm, hương sẽ được
phơi trong kho ở cơ sở 2: cầu Phát Lát – phường Xuân Phú – TP Huế.
Mọi năm để đáp ứng nhu cầu tăng đột biến của khách hàng, cơ sở phải tăng
cường làm việc vào những ngày nắng để dự trữ cho các dịp giữa tháng, cuối tháng và
dịp Tết âm lịch.Đặc biệt, nhu cầu của người dân về hương trong dịp Tết âm lịch
nhiều hơn nhưng thời gian này thời tiết mưa lạnh ở Huế không thể sản xuất hương
được nên dù nhu cầu có tăng đột biến cơ sở cũng chỉ có thể bán lượng hàng dự trữ
được. Nhưng năm nay thời tiết ở Huế thuận lợi cho việc sản xuất hương mùa nắng
kéo dài, ít mưa, ít lụt bão nên việc sản xuất ít bị gián đoạn, lượng hương sản xuất
được nhiều hơn đảm bảo cung cấp đủ hàng cho dịp Tết. Cở sở sẽ mạnh dạn sản xuất,
lượng hàng chưa bán được sẽ được cất trữ lại bán trong suốt năm. Vì hương là sản
phẩm lâu hư hỏng, có thể dự trữ lâu ngày, một số loại hương như hương trầm để
càng lâu hương càng thơm, càng có giá trị.
 Nhu cầu của thị trường là ổn định quanh năm, riêng dịp tết là có tăng nhưng không

đáng kể
 Nhu cầu trên địa bàn thành phố vào dịp tết vào khoảng 10.000-13.000 bó.
 Nguồn cung:
Hiện nay,trên địa bàn thành phố Huế, có rất nhiều các cơ sở sản xuất hương
lớn nhỏ và cung cấp hương cho Thừa Thiên Huế. Một số cơ sở sản xuất hương lớn
trên địa bàn thành phố Huế là:
• Cơ sở Phương Lâm đường Hồ Xuân Hương - TP Huế
• Các cơ sở ở đường Điện Biên Phủ - TP Huế.
• Cơ sở sản của bà Võ Thị Thêm là cơ sở sản xuất hương lớn, lâu năm trên địa
bàn thành phố Huế với 2 cơ sở:
 Cơ sở 1 : 41 C Hùng Vương
 Cơ sở 2 : Cầu Phát Lát, phường Xuân Phú - TP Huế
 Một năm thì cơ sở sản xuất khoảng 50.000 bó hương ( cung ứng cho trên địa bàn
thành phố Huế khoảng 18.000 đến 20.000 bó) và tập trung sản xuất vào mùa hè =>
Sản phẩm của cơ sở sản xuất này đã chiếm một thị phần lớn.
 Đặc tính sản phẩm:
• Đặc tính của sản phẩm là sản phẩm thờ cúng, không thể thiếu trong đời sống
tâm linh của người Việt.
• Sản phẩm thay thế: Hiện hương vẫn không có sản phẩm thay thế
• Hương là sản phẩm không thay đổi ngàn đời qua, điều này cho thấy sản phẩm
vẫn tiếp tục được sử dụng trong thời gian tới. Nhiệm vụ của nhà sản xuất là
đưa ra nhiều sản phẩm mới đa dạng, phong phú để khách hàng không nhàm
chán sản phẩm. Đặc biệt không sản xuất các loại hương có chất độc gây ảnh
hưởng đến sức khỏe con người.
• Sản phẩm bổ sung: bật lửa, lư hương
 Trong dịp tết không cần phát triển sản phẩm mới, nhưng để nâng cao thế mạnh
cạnh tranh thì cơ sở nên chú ý đến chất lượng.
 Môi trường cạnh tranh:
Ngày nay người ta thường sản xuất hương bằng máy nên không cần có tay
nghề cao và kinh nghiệm vẫn có thể sản xuất hương.Vì vậy, ngày càng có nhiều cơ sở

sản xuất hương lớn nhỏ nên việc kinh doanh của cơ sở chị Võ Thị Thêm ngày càng
khó khăn.
Mặc dù môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thế nhưng cơ sở sản xuất của
Bà Võ Thị Thêm vẫn tiếp tục duy trì và hoạt động hiệu quả chiếm số lượng tiêu thụ
lớn.
 Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt có quá nhiều đối thủ cạnh tranh. Chính
vì vậy cơ sở muốn hoạt động hiệu quả thì phải có sự khác biệt hóa trong sản phẩm
và trong dip Tết sắp tới cơ sở nên tập trung vào khâu sản xuất để có được thương
hiệu riêng.
Các phương pháp dự đoán:
Xác định phương pháp dự đoán cho doanh nghiệp này là phương pháp dự báo định
tính và chuỗi thời gian
• Phương pháp dự báo định tính: dự đoán nhu cầu trong dịp tết là bao nhiêu và
sản xuất bao nhiêu là do trực giác và ý kiến chủ quan của chủ cơ sở chứ không
có bất kì sự điều tra khảo sát nào.
• Phương pháp chuỗi thời gian: phương pháp dự báo này dựa vào số lượng tiêu
thụ các năm trước, doanh thu, lợi nhuận, kinh nghiệm của chủ cơ sở để dự
đoán nhu cầu tương lai.Nhu cầu đối với sản phẩm hương thường ổn định, ít có
sự thay đổi qua từng năm.
Cách thức thực hiện: dựa vào kinh nghiệm, điều kiện thời tiết, vốn của chủ doanh
nghiệp và dựa trên nhu cầu của thị trường để dự đoán.
2.4.2 Định giá:
Hiện nay cơ sở tiến hành đưa ra nhiều mức giá khác nhau cho sản phẩm hương
dựa theo 2 yếu tố cơ bản là:
- Độ dài ngắn của hương.
- Độ thơm của hương.
Trong hầu hết khách hàng đến cơ sở đều chọn mua một trong 2 loại hương là
hương trầm và hương quế.
Với bó gồm 1000 cây, hương trầm được bán theo các mức giá là 55, 65, 75, 85,
125, 155, 205 ngàn đồng.Trong khi đó cũng với bó 1000 cây nhưng hương quế được

bán với giá 35 hay 45 ngàn đồng.
Nếu như trước đây, chỉ có ai biết nghề làm hương mới có thể làm được sản phẩm
này, tuy nhiên từ khi chuyển từ việc làm hương bằng tay sang làm bằng máy thì khác
hẳn, ai cũng có thể làm được, nhiều cơ sở sản xuất mọc lên càng làm yếu tố cạnh tranh
ngày càng mạnh mẽ hơn.Đứng trước tình hình đó việc đưa ra một mức giá phù hợp để
giữ chân khách hàng là điều quan trọng đối với cơ sở.
Về đặc điểm tiêu thụ: trong hầu hết các gia đình hương là sản phẩm được thắp gần
như đều đặn vào các ngày 30, mùng 1 hàng tháng; trong các ngày rằm và đặc biệt là dịp
tết.
Do nhu cầu sử dụng sản phẩm này thường ít biến động và ít chịu sự tác động của
môi trường bên ngoài nên giá bán của sản phẩm cũng được giữ ổn định ít khi lên xuống
thất thường, thường vào dịp Tết nhu cầu có tăng lên nhưng không vì thế mà cơ sở tăng
giá bán. Chỉ khi nào giá nguyên vật liệu đầu vào, giá nhân công tăng, … thì giá sản phẩm
mới tăng.
Thêm một đặc điểm đáng lưu ý nữa là không có sự khác biệt về giá giữa hương
làm tay và hương làm máy, hương trầm làm tay hay hương trầm làm máy đều có giá
giống nhau.
Hương là một sản phẩm không được định giá theo mùa mặc dù trên thực tế sản
phẩm này gần như được sản xuất theo mùa, vào mùa nắng thì hoạt động sản xuất được
đẩy mạnh, gia tăng lượng sản phẩm làm ra trên ngày nhằm tận dụng ánh sáng để phơi
hương. Lượng dư thừa được cất giữ trong kho nhằm phục vụ nhu cầu mùa mưa hay
những khi nhu cầu có xu hướng tăng lên.
Vào mùa mưa, lượng sản phẩm làm ra trong ngày có chiều hướng giảm nhằm hạn
chế mức độ hư hỏng,nếu hương làm ra không phơi được trong khoảng vài ngày thì nó sẽ
bị rã keo và trở thành phế phẩm.
So với những người mua lẻ, nếu khách hàng mua với số lượng lớn (mua nguyên
bao) thì có thể được giảm giá một ít,mức giảm là bao nhiêu phụ thuộc vào mức độ thỏa
thuận giữa khách hàng và chủ cơ sở.
Kết luận:
• Hương là sản phẩm không được định giá theo mùa. So với những hàng hóa

khác, người sản xuất thường ít khi áp dụng khuyến mãi hay giảm giá lên mặt
hàng này.
• Hơn thế nữa nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm này tương đối ổn định
vì vậy cơ sở nên thiết lập mức giá ổn định nhằm giữ chân khách hàng hiện hữu
và thu hút nhiều khách hàng mới.
• Tham khảo nhiều mức giá khác nhau của đối thủ cạnh tranh để thiết lập mức
giá cho mình phù hơp.
2.4.3 Quản lí tồn kho:
• Vì sao phải tồn kho?
Theo những thông tin thu thập được về các đặc tính của sản phẩm hương, thị
trường hương trên địa bàn thành phố Huế cũng như khảo sát thực tế tại cơ sở sản
xuất hương bà Võ Thị Hương (41C-Hùng Vương (cũ)), chúng tôi nhận thấy rằng
có các nguyên nhân khiến cơ sở phải tiến hành tồn kho sản phẩm của mình như
sau:
1. Sản phẩm sau khi hoàn thành không tiêu thụ ngay được mà phải tiến hành
lưu kho chuẩn bị xuất ra thị trường.
2. Chuẩn bị hàng cho những dịp lễ hội mang tính chất tâm linh truyền thống
như Tết nguyên đán, rằm, 30, mùng 1…
3. Làm hương còn phụ thuộc vào thời tiết rất nhiều, cơ sở lại không có hệ
thống sấy khô công nghiệp. Hương được làm khô chủ yếu dựa vào phương
pháp thủ công. Do đó vào những ngày nắng cơ sở làm nhiều hơn mùa mưa,
và lưu kho là một việc làm tất yếu.
4. Do đặc tính sử dụng hương là sản phẩm không thể để bị ẩm, nguyên liệu
làm hương chủ yếu là mùn cưa, rất dễ bị mối mọt, do đó phải tiến hành bảo
quản khi tồn kho.
5. Ngoài ra cơ sở sản xuất cũng cần tồn kho nguyên vật liêu như: bột hương,
keo, phẩm màu làm hương, que hương,…. để phục vụ cho quá trình sản
xuất được diễn ra liên tục.
• Chi phí tồn kho:
Chi phí tồn trữ: là những chi phí liên quan đến hoạt động tồn kho. Bao gồm:

 Chi phí kho: cở sở đã xây dựng được một kho hàng nhỏ tại cơ sở sản xuất
với hệ thống giàn giáo phục vụ cho quá trình bảo quản hương.
 Chi phí sụt hàng: do đặc tính của mặt hàng hương là dễ bị mối mọt nếu
không được bảo quản cận thận. Do đó cũng nên đưa chi phí này vào trong
quá trình hoạch định tồn kho.
 Chi phí đặt hàng: đối với những người mua nhỏ đến tại cơ sở sản xuất để
mua thì không hoạch tính chi phí này vào chi phí tồn kho. Nhưng đối với
những đơn đặt hàng xa đòi hỏi phải mang hàng đến tận nơi, quá trình này
tạo ra một chi phí lớn cho cơ sở, phần này được hoạch toán vào chi phí tồn
kho.
• Đối với tồn kho thành phẩm:
1.Tồn kho thành phẩm:
+Đối với hương Trầm:
Loại 205.000 đồng /1000 cây cở sở dự trữ khoảng 400 bó.
Loại 155.000 đồng / 1000 cây cở sở dự trữ khoảng 420 -450 bó.
Loại 125.000 đồng /1000 cây cơ sở dự trữ khoảng 450-480 bó.
+ Đối với các loại hương 85.000 - 75.000 - 65.000 đồng/1000 cây phục vụ cho
khách hàng ở mức bình dân nên nhu cầu sẽ cao hơn do đó mức dự trữ có thể nhiều
hơn.Từ 600 đến 610 bó.
+ Đối với hương Quế : Mặc dù giá của lại hương này cơ bản là thấp , dao động từ
35.000 – 45.000 đồng /bó. Tuy nhiên nó lại không được ưa chuộng như hương
Trầm.Do đó lượng dự trữ trữ ít hơn , từ 500 đến 550 bó.
+ Đối với hương bột thơm : Loại hương này ít được người Huế ưa chuộng do mùi
thơm quá nồng , gây khó chịu cho người sử dụng tại địa bàn nên lượng hương dự
trữ cũng không lớn , khoảng 150 bó.
• Đối với tồn kho nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu dữ trữ bao gồm: bột cưa, bột trầm, bột quế, bột tạo mùi
thơm, phẩm màu, bột keo, que làm hương.
Theo nguồn thông tin mà chủ cơ sở sản xuất cung cấp thì tình hình nguyên
vật liệu làm hương trên thị trường hiện này rất phong phú, đa dạng và dễ tìm

kiếm.Mặt khác do tính chất thời tiết ở Huế: độ ẩm khá cao, mưa nhiều,… điều này
gây trở ngại rất lớn cho quá trình bảo quản nguyên vật liệu. Do đó cơ sở chỉ tiến
hành lưu kho tạm thời nguyên vật liệu làm hương phục vụ cho nhu cầu sản xuất hiện
tại.Điều này vừa giảm được chi phí hao hụt vừa giảm được chi phí lưu kho, tạo
không gian cho lưu kho thành phẩm.
Chu kỳ nhập nguyên vật liệu: 5 ngày nhập một lần nguyên vật liệu.
Khối lượng nguyên vật liệu dự trữ :
 Bột cưa: 800kg.
 Bột trầm: 70kg.
 Bột quế: 60kg.
 Bột tạo mùi hương khác: 18 – 20 kg.
 Keo: 50kg.
 Tăm hương 550.000 cây.
Lượng nguyên vật liệu trên được bảo quản cất giữ tại kho phục vụ cho quá
trình sản xuất của cơ sở trong 5 ngày.Đến cuối kỳ họ tiếp tục nhập hàng cho đợt sản
xuất mới.Đây là mức nhập nguyên vật liệu trung bình.Tuy nhiên trên thực tế cũng có
những đợt nhập nguyên vật liệu nhiều hơn.Thường đối với các loại như: bột trầm,
bột quế có thể nhập nhiều hơn mức trung bình từ 10-15 kg. Còn bột cưa có thể tăng
thêm 30-40kg, đặc biệt trong những ngày nắng, việc làm hương thuận tiện nên việc
nhập nguyên vật liệu sẽ tăng lên.
• Các hình thức tồn kho của cơ sở:
Trên thực tế tại cơ sở sản xuất nhóm chúng tôi nhận thấy hương là mặt hàng
được đặt hàng thường xuyên vì nó được sử dụng quanh năm trong các hộ gia đình,
đặc biệt là trong dịp lễ Tết.Do đó cơ sở có các hình thức tồn kho sau đây:
1. Tồn kho an toàn: Huế là một vùng đất tâm linh. Người dân ở đây rất tin vào tín
ngưỡng. Nhưng có rất nhiều ngày lễ Tết truyền thống lại rơi vào mùa mưa.
Việc sản xuất hương trong thời gian này lại rất khó khăn, do đó cơ sở phải tiến
hành tồn kho an toàn để chống lại sự bất trắc do thời tiết gây ra, hương sản
xuất ra không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Đặc biệt là khi nhu cầu tăng đột
biến như vào mùa Tết nguyên đán hằng năm.

2. Tồn kho theo mùa: dự trữ hương để đáp ứng cho nhu cầu mùa cao điểm, như
dịp Tết nguyên đán, lễ Phật Đản, Vu Lan,…
3. Tồn kho chu kỳ: dự trữ để đáp ứng những tháng có nhu cầu cao, được nhận
biết được qua kinh nghiệm nhiều năm như tháng 1,4,7,12.
=>Kết luận: Tồn kho là một trong những khâu không thể thiếu của cơ sở nhằm đáp ứng
nhanh nhu cầu khi thị trường cần.Tuy nhiên với thực tế về kho bãi tại cơ sở sản xuất
hương thì việc quyết định tồn kho như thế nào, số lượng bao nhiêu là một điều rất quan
trọng và điều này phụ thuộc rất lớn vào kinh nghiệm dự báo của chủ cơ sở.
III. Hoạch đinh cụ thể cho Hương Quế giá 35.000đ:
Bảng số liệu: Các tháng sử dụng trong bài là theo tháng Âm Lịch
Tháng/Năm
Sản
lượng
Giá Tháng/Năm
Sản
lượng
Giá
Tháng/Nă
m
Sản
lượng
Giá
01/2009 330 28 01/2010 325 30 01/2011 300 32
02/2009 275 28 02/2010 270 30 02/2011 260 32
03/2009 270 28 03/2010 255 30 03/2011 240 32
04/2009 310 28 04/2010 305 30 04/2011 265 32
05/2009 270 28 05/2010 260 30 05/2011 240 32
06/2009 255 29 06/2010 255 30 06/2011 245 32
07/2009 315 29 07/2010 305 30 07/2011 270 33
08/2009 260 29 08/2010 260 30 08/2011 245 33

09/2009 270 29 09/2010 250 30 09/2011 245 33
10/2009 330 29 10/2010 305 31 10/2011 285 33
11/2009 285 29 11/2010 255 31 11/2011 260 33
12/2009 350 30 12/2010 320 32 12/2011 310 33
Theo nghiên cứu của nhóm, loại hương được bán nhiều nhất là hương quế có giá 35.000đ
( tính đến tháng 12/2012).
Theo số liệu trung bình mà chủ cơ sở cung cấp:
 Trước đây giai đoạn năm 2009: giá ban đầu là 29000đ/ 1 bó.
Những năm đó cơ sở làm ăn rất tốt vì có ít đối thủ cạnh tranh và đã làm ăn lâu năm trong
nghề (hơn 20 năm) nên sản lượng bán ra nhiều hơn hiện tại.
- Trung bình ngày bình thường là khoảng 8,5-9 bó.
 1 tháng tiêu thụ dao động từ 255 – 270 bó
- Chỉ riêng tháng 1, 4, 7, 10,12 là bán nhiều hơn khoảng 10-12 bó / ngày.Đặc biệt là
tháng 1, 12.
-  tháng 1,4,7,10,12 có lượng tiêu thụ dao động trong khoảng từ 300 – 360 bó/
tháng.
- Mức giá trong năm tương đối ổn định, cơ sở có tăng giá khoảng 2000/1 bó. Vì giá
nguyên vật liệu và nhân công tăng vào thời điểm cuối năm.
 Giai đoạn năm 2010 : giá ban đầu là 31000/1 bó.
- Trung bình ngày bình thường là khoảng 8,5-9 bó.
 1 tháng tiêu thụ dao động từ 255 – 270 bó
- Chỉ riêng tháng 1, 4, 7, 10,12 là bán nhiều hơn khoảng 10-11 bó / ngày.
-  tháng 1,4,7,10,12 có lượng tiêu thụ dao động trong khoảng từ 300 – 330 bó/
tháng.
Lượng hương bán đã bắt đầu giảm xuống do có nhiều đối thủ từ nhiều nơi như hương
ở Sài Gòn, Hà Nội và sự đa dạng về màu sắc, chủng loại cũng như mùi hương lạ.
Và cũng giống như năm 2009, giá hương cũng tăng 1000/1 bó. Chủ yếu cũng do
nguyên vật liệu đầu vào tăng.
 Giai đoạn năm 2011: giá ban đầu là 32000/1 bó.
Lượng hương tiêu thụ năm này tương đối giảm do nhiều cơ sở làm hương hình thành,

cạnh tranh ngày càng gay gắt.
- Trung bình ngày bình thường là khoảng 8-8.5 bó.
 1 tháng tiêu thụ dao động từ 240 – 255 bó
- Tháng 1, 4, 7, 10,12 cung không nhiều hơn là mấy. Khoảng 8.5 – 10.5 bó / ngày.
 tháng 1,4,7,10,12 có lượng tiêu thụ dao động trong khoảng từ 260 - 315 bó/
tháng.
Giá bán cũng tăng 1000đ/1 bó do nguyên vật liệu đầu vào tăng.
Dựa vào bảng số liệu ta có được sơ đồ sau:
1. Dự báo:
Dựa theo số lượng tiêu thụ hương Quế các năm trước và tình hình tiêu thụ hương
trong năm nay nhóm xin đưa ra dự báo lượng hương tiêu thụ trong dịp Tết Nguyên Đán
2013 như sau :
 12/2012: 280 bó
Trước tết, người dân nhận thức được nhu cầu sử dụng. Họ mua trước các sản phẩm cần
thiết để phục vụ cho dịp Tết, Số lượng tăng chủ yếu do người bán lẻ mua với số lượng
lớn để dự trữ.
 01/2013 : 295 bó
Khách hàng của cơ sở sản xuất là người tiêu dùng và người bán lẻ. Trong dịp tết nhu
cầu sử dụng hương tăng, người dân có tâm lý mua hương để thờ cúng, tảo mộ. Trong
thời điểm này, người dân đến cơ sở mua lẻ tăng đáng kể so với các tháng trong năm.
Đối với người bán lẻ thường mua hàng với số lượng lớn ở các tháng 11,12. Đến tháng
1, lượng hàng tồn trữ đã hết, họ sẽ mua thêm và số lượng mua lúc này cũng không quá
nhiều chỉ vừa đủ để đáp ứng nhu cầu, không để thừa hàng.
Nhận xét :
• Số lượng hương tiêu thụ trong dịp Tết ngày càng giảm là do cạnh tranh gay gắt ,
ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh xâm nhập thị trường với sản phẩm có chất
lượng,đa dạng về chủng loại và giá cả. Đặc biệt hương được phân phối rộng rãi,
các cửa hàng bán lẻ, chợ, thậm chí còn được bán tận nhà cho khách hàng. Với cơ
sở của bà Võ Thị Thêm khách hàng mua lẻ phải đến tận cơ sở để mua, đây là 1
hạn chế của cơ sở.

• Hằng năm số lượng hương sản xuất ra không đủ để đáp ứng cho nhu cầu thị
trường do điều kiện thời tiết không thuận lợi nhưng năm nay có điều kiện thuận lợi
cho việc sản xuất hương nắng quanh năm , ít lạnh và mưa nên lượng hương sản
xuất đủ để đáp ứng nhu cầu khách hàng, số còn lại sẽ được dự trữ và bán cho
những tháng tiếp theo.
2. Định giá:
Trước đây giai đoạn năm 2009: giá ban đầu là 29.000đ/ 1 bó.
Mức giá trong năm tương đối ổn định, cơ sở có tăng giá khoảng 2000đ/1 bó. Vì
giá nguyên vật liệu và nhân công tăng vào thời điểm cuối năm.
Giai đoạn năm 2010: giá ban đầu là 31.000đ/1 bó.
Và cũng giống như năm 2009, giá hương cũng tăng 1000đ/1 bó. Chủ yếu cũng do
nguyên vật liệu đầu vào tăng.
Giai đoạn năm 2011: giá ban đầu là 32.000đ/1 bó.
Giá bán cũng tăng 1000đ do nguyên vật liệu đầu vào tăng.
Nhận xét: nhìn chung mức giá có xu hướng tăng lên qua các năm, tuy nhiên sự
biến động này không quá lớn( chỉ từ 1 đến 2 ngàn đồng).
Đặc biệt hơn theo số liệu mà nhóm thu thập được tính đến thời điểm tháng
12/2012, giá 1 bó hương quế 1000 cây là 35.000đ. Như vậy so với tháng 12 năm
2011 giá chỉ tăng 2 ngàn đồng trên 1 bó.
 Kết luận:
Trong dịp Nguyên Đán 2013, mức giá hương vẫn có thể tăng lên,tuy nhiên mức
tăng không đáng kể. Nguyên nhân chính của sự tăng giá này là do giá nguyên vật
liêu đầu vào và giá nhân công tăng lên.
Trong bối cảnh thị trường đang cạnh tranh gay gắt, việc định ra một mức giá
phù hợp nhằm giữ chân khách hàng là hết sức cần thiết. Cơ sở cần vận dụng kinh
nghiệm tích lũy sau nhiều năm hoạt động( hiệu ứng đường cong kinh nghiệm) và
quy mô sản xuất lớn để hạ thấp giá thành sản phẩm nhằm tạo ra lợi thế trong cạnh
tranh.
Tóm lại, trong bối cảnh thị trường ngày càng có nhiều hơn các cơ sở sản xuất mới
tham gia tạo ra áp lực cạnh tranh. Gía cả là một trong những yếu tố quan trọng thu

hút khách hàng. Trong dịp tết sắp đến, cơ sở nên giữ nguyên mức giá để giữ chân
khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng mới tạo ra rào cản gia nhập ngành.
3. Quản trị tồn kho:
Dựa vào sản lượng thực tế qua các năm:
12/2009 + 1/2010 : 675 bó
12/2010 + 1/2011: 620 bó
12/2011 + 1/ 2012: 600 bó
Và dựa vào dự báo cho năm này 575 bó trong 2 tháng 12/2011 và 1/2013. Nhưng
tồn kho phải lớn hơn dự báo để có thể có được nguồn cung ổn định, nên nhóm đề
suất cho 2 tháng Tết là 650 bó.
IV: Kết Luận:
Có thể nói Thừa Thiên Huế là một thị trường đầy tiềm năng phát triển các nghề sản
xuất và kinh doanh hương.Không chỉ ở Huế mà khắp nơi trên đất nước Việt Nam hay
những nước phương Đông theo Phật giáo thì hương là mặt hàng không thể thiếu để phục
vụ cho đời sống tâm linh của mỗi người, mỗi nhà.Hơn nữa hương là mặt hàng không thể
thay thế chính vì thế việc kinh doanh sản phẩm này là hoàn toàn hợp với nhu cầu của thị
trường.Tuy nhiên sản xuất hương là công việc khá dễ dàng, có thể làm bằng phương pháp
thủ công và bằng máy nên ngày càng có nhiều cơ sở sản xuất hương nhỏ lẽ ra đời tăng
tính cạnh tranh cho sản phẩm.
Riêng trên địa bàn Thừa Thiên Huế có khá nhiều cơ sở sản xuất hương .Cơ sở mà
nhóm chúng tôi đang nghiên cứu là 1 trong những cơ sở khá lớn, là nguồn cung cấp
hương chủ yếu cho địa bàn thành phố Huế và những vùng lân cận.Là một cơ sở được
thành lập khá lâu và được nhiều người biết đến nhưng mọi hoạt động từ sản xuất, tiêu thụ
sản phẩm đều mang yếu tố cảm tính, dựa theo phán đoán, kinh nghiệm buôn bán qua các
năm mà chưa có các hoạch định hay chiến lược rõ ràng. Đặc biệt khi mà ngày càng có
nhiều đối thủ cạnh tranh xuất hiện như hiện nay thì việc hoạch định, tìm hiểu thị trường
là việc làm rất quan trọng quyết định sự sống còn của cơ sở.Nó giúp chủ cơ sở, doanh
nghiệp đưa ra các dự báo chính xác về nhu cầu, quyết định đến các công tác liên quan
như định giá, tồn kho….Cơ sở của bà Võ Thị Thêm là cơ sở sản xuất hương với khối
lượng lớn vì thế càng cần phải có những hoạch định, chiến lược rõ ràng. Chính vì vậy để

kinh doanh bền vững và phát triển mạnh thì ngoài việc chỉ chú trọng vào sản xuất thì chủ
cơ sở nên quan tâm nhiều hơn đến các công tác tìm hiểu thị trường để dự báo nhu cầu,
đưa ra các chiến lược định giá phù hợp, giảm chi phí tồn kho để gia tăng lợi nhuận. Nếu
biết kết hợp những kinh nghiệm, thuận lợi vốn có cùng với những chiến lược kinh doanh
sắc bén thì chắc chắn cơ sở sản xuất hương sẽ có những bước tiến xa hơn trong tương lai,
đem lại những lợi ích kinh tế cho bản thân chủ thể kinh doanh và đồng thời phục vụ tốt
nhu cầu của người dân.

×