Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

tìm hiểu công tác hoạch định tại cơ sở sản xuất lưới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.59 KB, 8 trang )

BÀI TẬP THỰC TẾ NHÓM 3
DANH SÁCH NHÓM
1. Nguyễn Thị Ngọc Bích
2. Lê Ngọc Dung
3. Nguyễn Thị Thúy Hằng
4. Lưu Thị Dịu Huỳnh
5. Nguyễn Thị Lan
6. Thengsombat Levadi
7. Phạm Thị Quỳnh
8. Trần Thị Diễm Sương
9. Ngô Thị Phương Thành
10.Thái Thị Vân
TÌM HIỂU CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH TẠI CƠ SỞ SẢN XUẤT LƯỚI
Địa chỉ: 150/4 Kim Long- thành phố Huế
I. Cơ sở lí thuyết
1.1. Nguyên lí hoạch định
1.1.1. Sử dụng thông tin chính xác, đúng lúc:
Công tác dự báo luôn luôn có sai sót vì vậy để giảm thiểu những sai sót đó
cũng như tiết kiệm chi phí thông tin thu thập cần chính xác. Ngoài ra, với sự
thay đổi của nền kinh tế thị trường hiện nay, thông tin rất dễ lạc hậu và không
thích hợp cho nên thông tin sử dụng phải là những thông tin mới nhất tại thời
điểm thu thập.
1.1.2. Tập trung nguồn lực vào các mục tiêu ưu tiên:
Trong doanh nghiệp cùng một lúc có thể có rất nhiều mục tiêu tuy nhiên
doanh nghiệp cần tập trung các nguồn lực vào các mục tiêu ưu tiên bởi vì
nguồn lực là có hạn; và một khi tập trung các nguồn lực như vậy sẽ tạo hiệu
quả cao hơn. Các nguồn lực có thể là nguồn lực trong công ty ( vốn, con
người, khoa học công nghệ, cơ sở vật chất…), cơ sở hạn tầng ( điện, đường,
bưu chính viễn thông, ngân hàng…)
1.1.3. Hướng tới sự đơn giản:
Hoạch định càng đơn giản thì công tác thực hiện càng đơn giản, càng dễ thành


công và hiệu quả càng cao.
1.1.4. Tích hợp các yêu cầu của chuỗi cung ứng:
1.1.5. Tạo ra trách nhiệm cuối cùng và hành động cụ thể:
Tuy công việc hoạch định do ban quản lý của doanh nghiệp hoặc do một bộ
phận trong doanh nghiệp đảm nhiệm, tuy nhiên các hành động trong hoạch
định phải được giao cho các bộ phận 1 cách rõ ràng và việc kiểm tra kết quả
cũng cần được thực hiện nghiêm túc. Nguyên lý này sẽ giúp cho việc hoạch
định đạt được hiệu quả cao hơn.
II. Nội dung chính
II.1 Giới thiệu chung về cơ sở sản xuất
 Tên doanh nghiệp: Cơ sở sản xuất lưới Bảo Châu
 Chủ doanh nghiệp: Bảo Châu.
 Ngành nghề: Sản xuất lưới đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản
 Địa chỉ: 150/4 Kim Long- thành phố Huế
 Sđt: 054.3519354
 Hình thức: Kinh doanh hộ gia đình
 Sản phẩm: Lưới
2.2 Qui trình sản xuất cơ bản
 Lưới là công cụ được dệt từ cước PE để đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
 Lưới được dệt từ sợi cước PE có khoảng cách ô từ 0,3 đến 0,6cm; khổ lưới
từ 0,5 đến 1m. Cơ sở sản xuất dệt mắt lưới từ 4mm – 8mm khổ từ 50 – 80cm
bán ra 60.000đ/1kg
Quy trình sản xuất:
 Nguyên liệu: Cước PE nhập từ Đà Nẵng (Xí nghiệp tư doanh Hồng Hải, địa
chỉ: 01 - 03 - 05 Lương Ngọc Quyến, Tp Đà Nẵng), được vận chuyển bằng
xe tải 8 tấn đến Bến xe chợ Đông Ba, Huế. Sau đó, dùng 2 xích lô để chở
Nguyên liệu
Sợi cước PE
Dệt
Vào ống

Sợi ngang
Vào suốt
Vào trụcVào ống
Sợi dọc
đến doanh nghiệp. Nguyên liệu được nhập với số lượng là 3 tấn/ 1 tháng,
chia làm 4 đợt.
 Phân phối: Phân phối cho cửa hàng Ngọc Lan, Hàng Bè, Tp Huế với chi phí
vận chuyển là 40.000đ/100kg lưới. Mỗi tháng chở 20 chuyến. Số còn lại bán
lẻ cho các ngư dân ở quanh đầm phá Tam Giang.
 Doanh nghiệp tăng sản xuất vào mùa mưa, mùa nắng sản xuất ít hơn và để
khoảng 15 – 20% dự trữ cho mùa mưa.
 Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại lưới cũng như các công cụ để phục
vụ cho việc đánh bắt thủy sản nhưng mỗi loại điều có ưu, nhược điểm riêng.
Điểm mạnh của cơ sở sản xuất này là ô lưới có liên kết chắc hơn và tiết
kiệm được 5% nguyên liệu.
2.3 Tình hình về thị trường sản phẩm:
 Thuận lợi:
 Việt Nam là 1 trong những nước ở khu vực Đông Nam Á có tiềm năng
thuỷ sản lớn. Bờ biển dài trên 3200 km, với vùng đặc quyền kinh tế rộng 1
triệu km
2
, mặt nước nội địa khoảng 1,4 triệu ha có khả năng đánh bắt và
nuôi trồng thuỷ sản. Riêng Thừa Thiên Huế có chiều dài bờ biển 126 km
với vùng đặc quyền kinh tế trên 40.000 km
2
. Bên cạnh đó có 22.000 ha
vùng đầm phá, chiếm khoảng 1/5 diện tích đầm phá cả nước.
 Trong những phương hướng phát triển kinh tế của tỉnh, đánh bắt và nuôi
trồng thuỷ sản được nhắc đến như là một động lực phát triển kinh tế của
tỉnh nhà. Do đó việc sản xuất ngư lưới cụ cũng đóng một vai trò quan trọng

trong việc phát triển nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.
 Khó khăn:
 Vấn đề khai thác gặp khó khăn do ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu: hạn
hán, bão lũ thường xuyên xảy ra làm ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch
và ảnh hưởng không nhỏ đến các nhà sản xuất ngư lưới cụ.
 Do tính bấp bênh của thời vụ nên việc sản xuất cũng mang tính mùa vụ.
2.4 Công tác hoạch định tại cơ sở sản xuất
2.4.1 Dự báo nhu cầu
a) Tình hình thị trường
 Nhu cầu:
 Khách hàng là những ngư dân sống dọc theo vùng đầm phá và ven biển, cách
nơi sản xuất từ 15 đến 20km. Qua khảo sát thị trường cho thấy nhu cầu trên
địa bàn toàn tỉnh vào khoảng 4.000.000m
2
/năm.
 Ngành thuỷ sản luôn là một ngành quan trọng đối với nước nhà. Tài nguyên
biển luôn đóng góp một phần lớn trong sự phát triển của nền kinh tế. Một bộ
phận khá lớn người dân vùng ven biển xem nghề đánh bắt và nuôi trồng thuỷ
sản là nghề kiếm sống và người dân Huế cũng không là ngoại lệ. Nhu cầu
đánh bắt và phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh nhà đang phát triển và
được khuyến khích mạnh. Nhu cầu về dụng cụ đánh bắt và nuôi trồng của
ngư dân cũng tăng theo. Ngành sản xuất lưới đang dần mở rộng, cải tiến kỹ
thuật, tập trung đầu tư để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
 Nhu cầu về sản phẩm lưới được xác định là nhu cầu theo mùa: Vào mùa mưa
do điều kiện thời tiết không thuận lợi, nên các ngư dân không thể đánh bắt
thuỷ sản còn mùa khô là thời điểm thuận lợi cho việc đánh bắt của ngư dân.
Do vấn đề khai thác bấp bênh không ổn định dẫn đến nhu cầu cũng mang tính
mùa vụ: Mùa khô nhu cầu giảm, mùa mưa nhu cầu tăng. (Lý do sau mùa mưa
lụt lội nên ngư dân phải mua lưới về để thay thế những lưới đã bị hỏng do
ảnh hưởng của mưa lụt, chuẩn bị cho vụ nuôi trồng và đánh bắt thủy sản tiếp

theo; mùa nắng thì chỉ thay thế, sửa chữa nhỏ nên nhu cầu ít hơn). Dựa trên
các yếu tố, cơ sở sản xuất đã dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm từ đó đưa ra
các quyết định về số lượng nguyên liệu nhập vào và số lượng tồn kho nhằm
tối đa hóa lợi nhuận.
 Nguồn cung:
Hiện nay, trên địa bàn Thừa Thiên Huế nói chung và vùng đầm phá Tam
Giang nói riêng thì chỉ có một vài hộ gia đình sản xuất lưới (tận dụng thời
gian nhàn rỗi để tăng thêm thu nhâp, nhưng những sản phẩm này không mang
lại hiệu suất cao) và một số cửa hàng bán lưới phải nhập về từ các tỉnh lân
cận. Nên có thể khẳng định rằng sản phẩm của cơ sở sản xuất này đã chiếm
một thị phần lớn.
 Những đặc tính của sản phẩm:
 Như đã nói ở trên, sản phẩm mang tính thời vụ cho nên mức độ ảnh
hưởng đến khách hàng là rất lớn.
 Sản phẩm thay thế: Đó là các dụng cụ khác ngoài lưới có thể dùng để
đánh bắt thuỷ sản: đánh vó mành; cào nghêu, sò; lưới chụp; lồng bẫy; nghề
câu; dụng cụ khác làm bằng tre để đánh bắt.
 Không cần phát triển sản phẩm mới, nhưng để nâng cao thế mạnh cạnh
tranh thì cơ sở nên chú ý đến chất lượng (tức là độ bền của sản phẩm). Thêm
vào đó cần nâng cao tính tiện lợi của sản phẩm
Tuy có nhiều mặt hàng thay thế cho sản phẩm này nhưng cơ sở sản xuất vẫn
có lợi thế vì đánh bắt thủy sản bằng lưới sẽ mang lại hiệu quả hơn, tiết kiệm
thời gian và chi phí hơn.
 Môi trường cạnh tranh:
 Thị phần doanh nghiệp trên địa bàn Huế là khá cao và có thể còn tăng
cao hơn nữa trong tương lai.
 Khảo sát những đối thủ cạnh tranh trên địa bàn bao gồm 7 cơ sở với
quy mô nhỏ chỉ đáp ứng được 40% thị trường, tức chỉ 1.800.000m
2
. Còn lại

60% được nhập từ các tỉnh phía Bắc.
 Các đối thủ cạnh tranh trong địa bàn ít với quy mô sản xuất nhỏ, chất
lượng sản phẩm chưa cao.
 Các đối thủ cạnh tranh từ các tỉnh phía Bắc cũng chỉ ở với quy mô nhỏ,
qua nhiều trung gian và vận chuyển nên giá thành sản phẩm cao.
b)Phương pháp dự đoán: Xác định phương pháp dự báo cho doanh nghiệp này
là dự đoán định tính
Lí do: Đây là hình thức kinh doanh hộ gia đình nhỏ hẹp, số liệu theo thời
gian ghi lại là có hạn và không theo hệ thống.
Cách thức thực hiện: Dựa vào những kinh nghiệm của chủ doanh nghiệp và
dựa trên nhu cầu trên thị trường để dự đoán.
2.4.2. Định giá
Giá bán sản phẩm được giữ cố định trong suốt một chu kì sản xuất ( một
năm). Chỉ khi giá nguyên liệu, giá nhân công, giá điện tăng… thì mới tiến
hành điều chỉnh giá. Giá bán hiện nay là 60.000đ/1kg, trong đó giá sợi là
44.000đ/1kg. Có thể nói rằng cơ sở sản xuất chưa tận dụng được yếu tố giá để
tối đa hóa doanh thu cùng như đáp ứng nhu cầu của khách hàng là tối nhất.
Sản phẩm mang tính mùa vụ rõ rệt, vì vậy nên định giá theo mùa cao điểm
(mùa mưa) và mùa thấp điểm (mùa hè). Việc làm này có thể tăng doanh số
bán hàng trong mùa hè bằng cách giảm giá, từ đó cũng làm giảm khối lượng
hàng tồn kho, giảm được chi phí lưu kho và số lượng hàng hóa hư hỏng. Về
mùa mưa thì đây là thời gian mà nhu cầu về sản phẩm là cao nhất nên có thể
tăng giá bán để tăng lợi nhuận
2.4.3 Quản lí tồn kho
- Lưới là loại sản phẩm tương đối bền, ít bị biến đổi bởi môi trường xung
quanh. Vì vậy, quy trình và điều kiện bảo quản không đòi hỏi cao, chỉ cần đóng
gói trong bao nilon, để nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh lửa, côn trùng…thì có thể bảo
quản được lưới từ mùa này sang mùa khác, từ năm này sang năm khác. Chính
điều này làm cho chi phí tồn kho của lưới là rất thấp, đây là một lợi thế của Cơ
sở sản xuất.

- Tại cơ sở này có 2 loại tồn kho:
+ Tồn kho theo mùa: Do đặc tính mùa vụ của sản phẩm tại địa phương này (
có nhu cầu tăng vào mùa mưa và nhu cầu giảm vào mùa nắng ). Vì vậy, vào
mùa nắng cơ sở thường tồn kho khoảng 15-20% sản phẩm để cung cấp vào mùa
mưa.
+ Tồn kho an toàn: Mỗi tháng, cơ sở phân phối 20 chuyến hàng cho cửa
hàng Ngọc Lan - Hàng Bè Huế. Ngoài ra, cơ sở còn bán lẻ cho cư dân ở quanh
đầm phá Tam Giang. Về mùa mưa, nhu cầu lưới tăng mạnh, để chủ động đáp
ứng với nhu cầu thất thường của khách hàng, cơ sở thường tồn kho khoảng
500kg lưới.
=> Mặc dù chi phí tồn kho rất thấp, nhưng với sự phát triển của công nghệ
thì tương lai chắc chắn sẽ xuất hiện những công cụ đánh bắt hiệu quả hơn. Vì
vậy, chủ cơ sở nên có những dự đoán chính xác hơn, thường xuyên cập nhập
thông tin về thị trường để giảm lượng tồn kho nhằm mục đích tối đa hóa lợi
nhuận cho Cơ sở sản xuất.
III. Kết luận:
Thừa Thiên Huế là nơi có điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi
trồng thủy hải sản. Mặt khác, hiện nay nhu cầu đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
đang phát triển và được khuyến khích mạnh. Vì vậy, sản xuất ngư lưới cụ là một
ngành nghề phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Qua việc
phân tích ở trên, ta thấy rằng hoạch định là một hoạt động rất quan trọng đối với
một doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp dự báo được cung, cầu, đặc tính sản
phẩm, môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp. Thông qua đó để xác định giá,
số lượng tồn kho cho phù hợp để tối đa hóa lợi nhuận. Đối với Cơ sở mà nhóm
đang nghiên cứu thì hiện nay Cơ sở đã đáp ứng được một phần nhu cầu về sản
phẩm lưới của thị trường. Tuy nhiên, để Cơ sở phát triển lớn mạnh hơn, đáp ứng
tốt nhu cầu của khách hàng thì bên cạnh việc đầu tư vào vốn, Cơ sở cần chú
trọng nhiều hơn trong công tác hoạch định. Chủ cơ sở cần phải có cái nhìn xa
hơn, quan sát thị trường kĩ hơn để kịp thời đưa ra những dự báo chính xác, như là
cần phát huy cải tiến kỹ thuật, tập trung đầu tư nâng cao năng suất và chất lượng

sản phẩm… để thỏa mãn nhu cầu của ngư dân và tối đa hóa lợi nhuận cho Cơ sở.

×