Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

tình hình huy động và sử dụng vốn tại công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu đại long-hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.1 KB, 60 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHOA KINH TẾ
TĂNG THỊ GIANG
BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐẦU TƯ
Thái Nguyên, tháng 4/2013
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHOA KINH TẾ
BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐẦU TƯ
Giảng viên hướng dẫn : THS. NGUYỄN THỊ THU HÀ
Sinh viên thực hiện : TĂNG THỊ GIANG
Lớp : K6 KINH TẾ ĐẦU TƯ A
Thái Nguyên, tháng 4/2013
i
LỜI CẢM ƠN
ii
Trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phẩn thương mại và xuất nhập Đại Long và
hoàn thành báo cáo tốt nghiệp với đề tài: “Tình hình huy động và sử dụng vốn tại Công
ty Cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Đại Long ”, em đã nhận được sự giúp đỡ rất
nhiệt tình của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài nhà trường.
Trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể các
thầy cô giáo trong khoa Kinh tế - Trường ĐH Kinh tế và QTKD đã tạo điều kiện giúp đỡ
em trong quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Thu Hà – Giảng viên
khoa Kinh tế, trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên-Người đã tận
tình hướng dẫn, giúp em hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này.


Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo Công ty Cổ phần thương mại và
xuất nhập khẩu Đại Long, nhất là các cô chú, anh chị trong phòng Kế toán tài vụ đã cung
cấp những tài liệu quý báu giúp em thực hiện báo cáo tốt nghiệp này.
Tuy vậy, do điều kiện thời gian và năng lực bản thân còn hạn chế nên báo cáo này
khó tránh khỏi thiếu sót. Em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của ban chủ
nhiệm khoa kinh tế, các Thầy, Cô giáo cùng các bạn để em hoàn thành bài báo cáo tốt
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày 8 tháng 4 năm 2013
Sinh viên
Tăng Thị Giang
TÓM TẮT
Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là trong nền kinh tế
đang có nhiều biến động phức tạp như hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn tìm
kiếm các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trong đó vốn, huy
động vốn ở đâu, sử dụng vốn thế nào để có hiệu quả tối ưu là vấn đề cần được quan tâm
hàng đầu. Chính vì vậy, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài này để tìm hiểu, phân tích và
đánh giá thực trạng huy động và sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần thương mại và xuất
nhập khẩu Đại Long.
Nội dung chính của đề tài được tập trung phân tích thực trạng thu hút và sử dụng
vốn tại Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Đại Long thời kỳ 2010 – 2012
từ đó nhận xét đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn của Công ty qua các năm và
đưa ra một só giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy độn và sự dụng vốn của Công ty.
Trong những năm qua Công ty đã đạt được những thành công nhất định
như công tác huy động vốn tương đối tốt, số vốn huy động qua các năm đều
tăng lên rõ rệt, hiệu quả sử dụng vốn của Công ty thể hiện qua doanh thu và lợi
nhuận hàng năm tăng, đời sống người lao động được cải thiện, nội bộ ổn định,
đoàn kết đã tạo thế lực cho Công ty bước vào thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, Công ty vẫn còn những mặt hạn chế như hiệu quả sử dụng

vốn của Công ty chưa cao. Công ty chưa đa dạng các phương thức huy động
vốn. Trong việc tổ chức và quản lý sử dụng tài sản cố định, mặc dù nhà máy có
kế hoạch sản xuất chữa định kỳ nhưng vẫn chưa thực hiện tốt trong thực tế, chưa
xác định được hiệu quả của công tác sửa chữa đối với từng loại TSCĐ cụ thể. Về
vốn lưu động mặc dù có cơ cấu khá hợp lý trong cơ cấu vốn, nhưng thời gian
một vòng luân chuyển vốn lưu động là khá cao.
Vì vậy, trong thời gian tới Công ty cần có những biện pháp khắc phục kịp
thời, cụ thể cho từng công việc để tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất kinh
doanh, cũng như trong việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn. Để từ đó, không
những doanh nghiệp có thể tồn tại được, có chỗ đứng của mình trên thương
trường, mà còn có thể sử dụng những phần lợi nhuận từ việc sử dụng hiệu quả
của nguồn vốn đem lại để tiến hành đầu tư, tái sản xuất mở rộng quy mô, đưa
doanh nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.
NHẬN XÉT
Của giảng viên hướng dẫn
Họ tên sinh viên: Tăng Thị Giang
Lớp:K6 KTĐTA Chuyên ngành: Kinh tế đầu tư
Tên đề tài: “Tình hình huy động và sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần thương mại
và xuất nhập khẩu Đại Long”
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Thu Hà
1. Kết cấu, hình thức trình bày
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
2. Nội dung của báo cáo
2.1. Phương pháp nghiên cứu
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
2.2. Thông tin về đơn vị thực tập
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………

2.3. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
2.4. Thực trạng vấn đề
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
3. Thái độ của sinh viên trong quá trình thực tập
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
4. Mức độ đáp ứng mục tiêu thực tập tốt nghiệp
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
5. Hướng phát triển nghiên cứu đề tài
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
6. Kết quả:…………………
Thái Nguyên, ngày……tháng 4 năm 2013

Giảng viên hướng dẫn

NHẬN XÉT PHẢN BIỆN
Họ tên sinh viên: Tăng Thị Giang
Lớp:K6KTĐTA Chuyên ngành: Kinh tế đầu tư
Tên đề tài: “Tình hình huy động và sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần thương mại
và xuất nhập khẩu Đại Long”
1. Kết cấu, hình thức trình bày
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
2. Nội dung của báo cáo
2.1. Phương pháp nghiên cứu

…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
2.2. Thông tin về đơn vị thực tập
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
2.3. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
2.4. Thực trạng vấn đề
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
3. Mức độ đáp ứng mục tiêu thực tập tốt nghiệp
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
4. Hướng phát triển nghiên cứu đề tài
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
5. Kết quả:…………………
Thái Nguyên, ngày……tháng 4 năm 2013
Phản biện
MỤC LỤC
TRANG BÌA PHỤ… ……………………………………………………… i
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT iv
2.8 Cơ cấu tài sản lưu động của Công ty v
2.9 Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chung v
2.10 Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn TSCĐ v
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT DẠNG VIẾT TẮT DẠNG ĐẦY ĐỦ

1
CPTM Cổ phần thương mại
2
ĐVT Đơn vị tính
3
STT Số thứ tự
4
TCHC Tổ chức hành chính
5
Tr.đ Triệu đồng
6
TSCĐ Tài sản cố định
7
TSCĐ&ĐTDH Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
8
TSLĐ Tài sản lưu động
9
TSLĐ&ĐTNH Tài sản lưu động và đầu tư dài hạn
10
VCĐ Vốn cố định
11
VLĐ Vốn lưu động
12
XNK Xuất nhập khẩu
iv
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH
NỘI DUNG Trang
Bảng số liệu
1.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2010 - 2012 8
1.2 Tình hình tài chính của Công ty CPTM&XNK Đại Long trong giai đoạn

2010-2012
11
2.1 Bảng tổng hợp nguồn vốn huy động giai đoạn 2010-2012 14
2.2 Tình hình vay ngân hàng của Công ty CPTM&XNK Đại Long
15
2.3 Bảng nguồn vốn tín dụng thương mại của Công ty CPTM&XNK Đại
Long
16
2.4 Bảng vốn tín dụng thương mại trong giai đoạn 2010-2012 16
2.5 Bảng tổng hợp nguồn vốn chủ sở hữu 18
2.6 Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty CPTM&XNK Đại Long 20
2.7 Cơ cấu tài sản cố định hữu hình của Công ty trong giai đoạn 2010-2012 21
2.8 Cơ cấu tài sản lưu động của Công ty 23
2.9 Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chung 26
2.10 Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn TSCĐ 39
2.11 Kết quả chỉ tiêu phân tích đối với vốn lưu động 32
Sơ đồ
1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
4
v
Chuyên ngành: Kinh tế đầu tư SV: Tăng Thị Giang
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Vốn là yếu tố sản xuất đầu tiên và quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Huy động
và sử dụng vốn có hiệu quả là một nhiệm vụ trung tâm của công tác quản lý tài chính
doanh nghiệp. Việc hình thành một cơ cấu vốn hợp lý, sử dụng tiết kiệm và tăng nhanh
tốc độ luân chuyển của vốn là góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và gia
tăng lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp.
Trong quá trình đổi mới kinh tế đất nước, đất nước ta đã đạt được những thành
tựu đáng kể và đang có những bước đột phá đáng kể. Cơ chế kinh tế mới đem lại cho

các doanh nghiệp nhiều cơ hội mới đồng thời cũng cho các doanh nghiệp sự thử thách
trong môi trường cạnh tranh kinh tế hoàn hảo. Để tồn tại và phát triển trong nền kinh
tế quốc dân, đặc biệt là trong nền kinh tế đang có nhiều biến động phức tạp như hiện
nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn tìm kiếm các giải pháp để nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh. Trong đó vốn, huy động vốn ở đâu, sử dụng vốn thế nào để có
hiệu quả tối ưu là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu.
Công ty Cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Đại Long được chính thức thành
lập vào năm 2007, chủ yếu sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, công
nghệ phẩm, lương thực-thực phẩm và một số mặt hàng dân dụng khác. Trong những
năm qua, Công ty đã từng bước phát triển gặt hái được nhiều thành quả, đóng góp một
phần không nhỏ vào sự phát triển chung của thành phố Hà Nội cũng như sự phát triển
của mặt hàng tiêu dùng trong nước nhà, giúp giải quyết việc làm cho một lượng lớn
lực lượng lao động cho đất nước, đáp ứng được cơ bản nhu cầu tiêu dùng trong nước
và ngoài nước. Trong những năm gần đây, Công ty Cổ phần thương mại và xuất nhập
khẩu Đại Long không ngừng phát triển sản xuất kinh doanh, đổi mới trang thiết bị máy
móc, xây dựng nhà xưởng đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Để thực hiện được
những công việc trên, Công ty cần phải có một lượng vốn lớn. Vì vậy việc huy động
và sử dụng vốn tại Công ty là một nhiệm vụ trọng tâm đáng được quan tâm hàng đầu.
Chính vì lý do đó, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tình hình huy động và
sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Đại Long-Hà Nội”
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
2.1. Mục tiêu chung.
Nghiên cứu thực trạng huy động và sử dụng vốn tại Công ty cổ phần thương mại
và xuất nhập khẩu Đại Long.
2.2. Mục tiêu cụ thể
1
Chuyên ngành: Kinh tế đầu tư SV: Tăng Thị Giang
- Nghiên cứu thực trạng huy động và sử dụng vốn tại Công ty cổ phần thương
mại và xuất nhập khẩu Đại Long.
- Đánh giá hiệu quả huy động và sử dụng vốn tại Công ty cổ phần thương mại và

xuất nhập khẩu Đại Long.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Tình hình huy động và sự dụng vốn tại Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập
khẩu Đại Long.
4. Phạm vi nghiên cứu.
4.1. Phạm vi không gian.
Nghiên cứu được tiến hành tại Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu
Đại Long.
4.2. Phạm vi thời gian.
Báo cáo sử dụng số liệu giai đoạn 2010-2012.
4.3. Phạm vi nội dung.
Nghiên cứu tình hình huy động và sử dụng vốn của Công ty cổ phần thương mại
và xuất nhập khẩu Đại Long trong giai đoạn 2010-2012, đánh giá được hiệu quả huy
động và sử dụng vốn của giai đoạn này.
5. Kết cấu đề tài.
Phần 1: Khái quát chung về Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Đại
Long.
Phần 2: Thực trạng huy động và sử dụng vốn tại Công ty cổ phần thương mại và
xuất nhập khẩu Đại Long.
Phần 3: Nhận xét, đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn tại Công ty cổ
phần thương mại và xuất nhập khẩu Đại Long.
2
Chuyên ngành: Kinh tế đầu tư SV: Tăng Thị Giang
PHẦN I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ
XUẤT NHẬP KHẨU ĐẠI LONG.
1.1 CÁC THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY.
- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU ĐẠI
LONG.
- Tên giao dịch đối ngoại: AI LONG TRADING AND IMPORT-EXPORT JOINT

STOCK COMPANY.
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần.
- Trụ sợ cồng ty: số 25, ngõ Ngô Sĩ Liên, Đường Trần Quý Cáp, Phường Văn miếu,
Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.
- Số điện thoại: 04733352
- Fax: 04733352
- Email: congtytcptm&
- Mã số thuế: 0800263590
- Vốn điều lệ: 30.000.000.000 (ba mươi tỷ đồng)
- Giám đốc: Nguyễn Trường Giang.
- Đại diện theo pháp luật: Giám đốc Nguyễn Trường Giang.
1.2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY.
1.2.1 Quá trình hình thành của Công ty.
Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Đại Long là một công ty tư nhân
được thành lập vào tháng 1 năm 2007 theo quyết định của UBND thành phố Hà Nội.
Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Đại Long được thành lập dựa
trên luật doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ theo luật định, tự
chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình trong số vốn điều lệ, có con dấu
riêng, có tài sản và các quỹ tập trung, được mở tài sản tại ngân hàng theo quy định của
Nhà nước.
1.2.2 Quá trình phát triển của Công ty.
Là doanh nghiệp tư nhân, khi mới bắt đầu đi vào hoạt động, Công ty gặp không ít
khó khăn, trợ ngại về mặt vật chất, huy động vốn cũng như trinhg độ tay nghề chuyên
môn của cán bộ công nhân viên lúc này còn hạn chế. Song với sự nỗ lực không ngừng
3
Chuyên ngành: Kinh tế đầu tư SV: Tăng Thị Giang
của ban lãnh đạo Công ty, cùng với sự góp sức của toàn thể công nhân trong công ty,
mọi khó khăn đã được đẩy lùi, đưa Công ty từng bước tiến mới. Mặt khác, Công ty
được đóng tại địa bàn rộng, thị trường tiêu thụ lớn, hệ thống giao thông thuận tiện đã
tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kinh doanh và quá trình tiêu thụ sản phẩm được

diễn ra một cách nhanh chóng.
Hiện nay, Công ty đang bước vào tuổi thứ bảy của quá trình hoạt động, qua hơn
sáu năm đi vào hoạt động, cùng với những đổi mới của đất nước, Công ty đã không
ngừng trưởng thành và ngày càng lớn mạnh, khẳng định vị thế của mình trên thị
trường, các loại mặt hàng ngày càng phong phú, các mối đầu ra ngày càng được mở
rộng. Để có được kết quả như hôm nay, trước hết phải kể đến sự trưởng thành của đội
ngũ cán bộ lãnh đạo trong công tác tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh, luôn phát
huy tính năng động sáng tạo, lãnh đạo đơn vị hoàn thành vượt mức kế hoạch đã đề ra.
Bên cạnh đó là trình độ tay nghề của công nhân ngày càng được chú trọng, đào
tạo, nâng cao. Công ty đã chú trọng vào công tác trang bị máy móc kỹ thuật, phục vụ
cho quá trình sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm đảm bảo cho quá trình tiêu thụ
sản phẩm, thu hút được người sự dụng.
1.3 VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY.
1.3.1 Ngành nghề sản xuất kinh doanh và các sản phẩm chính.
 Mua bán và sản xuất hàng tạp phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ;
 Mua bán và sản xuất hàng nông lâm, hải sản, hàng thực phẩm;
 Mua bán, sản xuất và xuất nhập khẩu trang thiết bị nội thất, nguyên liệu sản
xuất cho ngành cao su, nhựa thủy tinh;
 Sản xuất, gia công và buôn bán hàng tiêu dùng.
1.3.2 Mô hình tổ chức và quản lý Công ty.
4
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM
ĐỐC
Phòng tổ chức
hành chính
Phòng nghiệp
vụ kinh
doanh
Phòng kế toán

tài vụ
Phòng
kỹ thuật
Phòng
thiết kế
Chuyên ngành: Kinh tế đầu tư SV: Tăng Thị Giang
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
1.3.3 Chức năng và nhiệm vụ từng bộ phận trong bộ máy tổ chức-quản lý của
Công ty.
Qua sơ đồ trên ta có thể nhận thấy một cách tổng quát mô hình quản lý và
cách bố trí các bộ phận phòng ban trong công ty nội bộ. Các đơn vị trực thuộc tổ
chức hoạt động theo chức năng, quyền hạn của mình và chịu trách nhiệm trước
giám đốc và trước pháp luật về mọi hình thức hoạt động của mình. Mỗi bộ phận
phòng ban trong công ty có những chức năng nhiệm vụ khác nhau, cụ thể như sau:
• Giám đốc.
Giám đốc là người đại diện pháp nhân của công ty, là người điều hành về công
tác quản lý cao nhất, chịu trách nhiệm trước công ty và pháp luật về mọi hoạt động
của công ty. Giám đốc công ty thực hiện trách nhiệm về quyền hạn của mình theo luật
doanh nghiệp, điều hành toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ngoài
việc điều hành chung giám đốc còn trực tiếp phụ trách những vấn đề cụ thể sau:
 Là chủ tài khoản
 Phụ trách công tác tổ chức cán bộ
 Phụ trách công tác tài chính kế toán
 Phụ trách công việc tại phòng tổ chức hành chính
• Phó giám đốc.
Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc, được phân công là ủy quyền theo
văn bản điều hành một số lĩnh vực hoạt động của công ty. Phó giám đốc chịu trách
nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giám đốc phân công , ủy quyền.
Trường hợp giám đốc trực tiếp xem xét điều hành công việc thực hiện lĩnh vực công
việc đã được phân công cho phó giám đốc phụ trách thì quyết định của phó giám đốc

là quyết định cuối cùng. Những việc vượt quá mức thẩm quyền của mình thì phó giám
đốc phải trao đổi và xin ý kiến của giám đốc.
• Phòng tổ chức hành chính (phòng TCHC).
Phòng tổ chức hành chính có chức năng tham mưu, giúp việc cho giám đốc
trong công tác văn thư, bảo hiểm lao động và các công tác hành chính khác theo đúng
quy định của pháp luật, đúng quy định của Nhà nước, có nhiệm vụ trợ giúp cho ban
giám đốc thực hiện các công việc về quản lý tổ chức, quản lý nhân sự và công tác văn
phòng.
5
Chuyên ngành: Kinh tế đầu tư SV: Tăng Thị Giang
 Tham mưu cho giám đốc về việc thực hiện quản lý tổ chức và bố trí nhân sự
cho phù hợp với yêu cầu phát triển của Công ty.
 Quản lý hồ sơ, lý lịch nhân viên của Công ty, giải quyết các thủ tục về thôi
việc, đề bạt, phân công công tác.
 Quản lý các loại công văn giấy tờ khác.
 Quản lý công tác vệ sinh môi trường và công tác phòng cháy chữa cháy.
• Phòng kế toán tài vụ.
Phòng kế toán tài chính có chức năng giúp việc giám đốc đơn vị chịu sự chỉ đạo trực
tiếp của kế toán trưởng công ty. Với nhiệm vụ chính là tổ chức công tác kế toán trong
hoạt động sản xuất kinh doanh như: quản lý giám sát tài chính, thực hiện đúng chế độ
kế toán theo quy định của nhà nước. Đồng thời phòng kế toán tài chính có nhiệm vụ
ghi chép, tập hợp phân tích số liệu hàng ngày về tình hình sử dụng tài sản vật tư, tiền
vốn và sản phẩm làm ra, bảo đảm cung cấp thông tin kịp thời và chính xác cho hoạt
động sản xuất kinh doanh hàng ngày.
• Phòng nghiệp vụ kinh doanh.
Phòng nghiệp vụ kinh doanh có chức năng là tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm thị
trường mới cho công ty. Phòng kinh doanh cũng đảm nhận việc nhận đơn đặt hàng và
giới thiệu sản phẩm của công ty đến với người tiêu dùng. Đồng thời, phòng kinh
doanh cũng đảm bảo việc lên kế hoạch cho việc sản xuất của công ty.
• Phòng kỹ thuật.

Phòng kỹ thuật có chức năng quản lý kỹ thuật, chất lượng, công tác bảo hộ lao động,
quản lý quá trình sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ mới và tiến bộ khoa học vào
sản xuất.
• Phòng thiết kế.
Phòng thiết kế có chức năng thiết kế các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Tạo ra sự khác biệt giữa sản phẩm của công ty với các sản phẩm của công ty khác.
1.4 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TÀI CHÍNH
CỦA CÔNG TY.
Bước sang nền kinh tế thị trường, trong điều kiện hạch toán độc lập cũng như các
doanh nghiệp khác, Công ty CP thương mại và xuất nhập khẩu Đại Long đã gặp không
ít khó khăn, đặc biệt là về vốn sản xuất kinh doanh. Thị trường ngày càng xuất hiện
nhiều công ty sản xuất kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng với chất lượng chủng loại
phong phú trở thành những đối thủ cạnh tranh gay gắt của Công ty. Nhưng dưới ánh
6
Chuyên ngành: Kinh tế đầu tư SV: Tăng Thị Giang
sáng của Nghị quyết Tỉnh Đảng Bộ, với chủ trương phát triển sản xuất kinh doanh
đúng đắn của Ban giám đốc cộng với tinh thần hăng say lao động của cán bộ công
nhân viên Công ty, trong 3 năm trở lại đây Công ty đã đạt được một số thành quả sản
xuất kinh doanh theo bảng dưới đây:
7
Chuyên ngành: Kinh tế đầu tư SV: Tăng Thị Giang
Bảng 1.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2010-2012.
STT Chỉ tiêu ĐVT
Năm 2011 so với 2010 2012 so với 2011
2010 2011 2012
Giá trị
tuyệt đối
(%)
Giá trị
tuyệt đối

(%)
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
Tr.đ 45.774 68.958 85.567 23.184 150,65 16.609 124,09
2 Doanh thu xuất khẩu Tr.đ 17.176 23.527 27.963 6.351 136,98 4.436 118,85
3 Doanh thu thuần Tr.đ 62.950 92.485 11.3530 29.535 146,92 21.045 122,76
4 Nộp ngân sách Nhà nước Tr.đ 157,375 231,213 283,83 73,8375 146,92 52,6125 122,76
5 Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 4.721,25 6.936,38 8.514,8 2.215,13 146,92 1.578,42 122,76
6 Tổng số cán bộ công nhân viên Người 123 189 215 66 153,66 26 113,76
7 Thu nhập bình quân Tr.đ/người 54 66 74 12 122,22 8 112,12
(Nguồn số liệu: Phòng kế toán tài vụ)
8
Chuyên ngành: Kinh tế đầu tư SV: Tăng Thị Giang
Nhận xét:
Qua số liệu phân tích ở trên, ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ,
doanh thu xuất khẩu của Công ty tăng qua các năm.
- Doanh thu bán hàng 3 năm đều tăng, năm 2011 tăng 23.184 triệu đồng so với năm
2010 với tỷ lệ tăng tương đối là 50,65%; năm 2012 tăng là 16.609 triệu đồng so với
năm 2011 với tỷ lệ tăng tương đối là 24,09%. Có được kết quả như vậy là do ban lãnh
đạo cùng toàn bộ công nhân viên trong Công ty đã làm việc rất hăng say, phát hiện
những điểm hạn chế, từ đó rút ra kinh nghiệm và nỗ lực phấn đấu.
- Doanh thu xuất khẩu năm 2011 so với năm 2010 tăng 6.351 triệu đồng với tỷ lệ
tăng là 36,98%, năm 2012 so với năm 2011 tăng 4.436 triệu đồng với tỷ lệ tăng là
18,85%. Điều này cho thấy Công ty CP thương mại và xuất nhập khẩu Đại Long là
Công ty có quy mô kinh doanh khá lớn.
Có thể thấy rằng qua 3 năm cả hai chỉ tiêu doanh thu bán hàng và doanh thu xuất
khẩu đều tăng, đây là một kết quả tốt, cần khích lệ, tuy vậy hiệu quả mà Công ty đạt
được là chưa cao, thể hiện ở tỷ lệ tăng của hai chỉ tiêu này qua 3 năm đều giảm dần đi.
Nguyên nhân là do nền kinh tế trong luôn có nhiều biến động cùng với sự cạnh tranh

gay gắt của nhiều Công ty khác. Nên Công ty cần đưa ra những chiến lược kinh doanh
mang tầm chiến lược hơn để cạnh tranh cùng với các Công ty.
Về các khoản nộp ngân sách Nhà nước mà Công ty có nghĩa vụ thực hiện thuế
với Nhà nước. Qua 3 năm ta thấy số thuế đóng góp tăng dần qua các năm, năm 2011
tăng 73,8375 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương đối là 46,92%, đặc biệt năm 2012 tăng
52,6125 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương đối là 22,76%.
Lợi nhuận sau thuế cũng tăng, năm 2011 tăng 2.215,13 triệu đồng với tỷ lệ tăng
tương đối là 46,92%, năm 2012 tăng là 1.578,42 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương đối là
22,76%.
Về vốn kinh doanh, lực lượng lao động bình quân và thu nhập bình quân của
Công ty đều tăng lên. Điều này chứng tỏ Công ty đã đầu tư vốn và lao động vào hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Qua các số liệu trên ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang đi
vào ổn định. Công ty đã thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, điều này thể hiện ý thức
tuân thủ luật pháp của Công ty về quyền và nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước. Đây
là một hành động đúng đắn cần được duy trì. Tuy nhiên trong hoạt động sản xuất kinh
doanh xuất nhập khẩu thì chưa mang lại hiệu quả cao. Có thể thấy rằng lợi nhuận sau
thuế của doanh nghiệp tăng chủ yếu do những hoạt động khác chứ không phải do hoạt
9
Chuyên ngành: Kinh tế đầu tư SV: Tăng Thị Giang
động sản xuất kinh doanh mang lại. Vì vậy, Công ty cần nghiên cứu những chiến lược
kinh doanh mới nhằm khắc phục tình trạng trên.
Trên đây là kết quả mà Công ty đã đạt được trong thời gian qua chứng tỏ hàng hóa
của Công ty đã có chỗ đứng nhất định trong thị trường khu vực và quốc tế. Tuy vậy
vẫn còn nhiều điều hạn chế, Công ty cần tìm được hướng đi đúng đắn trong hoạt động
kinh doanh để bổ sung cho những điểm chưa hoàn thiện, khắc phục những khó khăn
của Công ty để từ đó nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh, đời sống của công nhân
viên ngày càng được cải thiện, đóng góp một lượng tiền vào nguồn Ngân sách Nhà
nước góp phần cho công cuộc hiện đại hóa đất nước.
10

Chuyên ngành: Kinh tế đầu tư SV: Tăng Thị Giang
Bảng 1.2: Tình hình tài chính của Công ty CP TM & XNK Đại Long trong giai đoạn 2010-2012.
STT Chỉ tiêu ĐVT
Năm 2011 so với 2010 2012 so với 2011
2010 2011 2012
Tuyệt
đối
% Tuyệt đối %
1 Tổng tài sản Tr.đ 23.972 28.854 33.755 4.882 120,37 4.901 116,99
2 TSCĐ Tr.đ 11.556 15.127 14.556 3.571 130,90 -571 96,23
3 TSLĐ Tr.đ 9.513 12.259 16.054 2.746 128,87 3.795 130,96
4 Vốn bằng tiền Tr.đ 2.903 1.468 3.145 -1.435 50,57 1.677 214,24
5 Tổng nguồn vốn Tr.đ 23.972 28.854 33.755 4.882 120,37 4.901 116,99
6 Nợ phải trả Tr.đ 11.918 14.933 17.779 3015 125,30 2.846 119,06
7 - Nợ ngắn hạn Tr.đ 4.564 6.137 5.984 1.573 134,47 -153 97,51
8 - Nợ dài hạn Tr.đ 7.354 8.796 11.795 1.442 119,61 2.999 134,10
9 Vốn chủ sở hữu Tr.đ 12.054 13.921 15.976 1.867 115,49 2.055 114,76
10 Doanh thu thuần Tr.đ 62.950 92.485 113.530
11 Tỷ suất tài trợ (9/5) % 50,28 48,24 47,329
12 Tỷ suất đầu tư(2/1) % 48,20 52,42 43,12
13 Hệ số nợ(6/1) 0,49 0,51 0,52
14 Hệ số TSLĐ(3/7) 2 2 3
15 Tỷ số thanh toán tức thời(4/7) 0.64 0.24 0.53
16 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản(10/1) % 263 321 336
(Nguồn số liệu: Phòng kế toán tài vụ)
11
Chuyên ngành: Kinh tế đầu tư SV: Tăng Thị Giang
Qua bảng số liệu cho thấy tổng tài sản của Công ty qua các năm đều tăng. Cụ thể
là năm 2010 với tổng tài sản là 23.972 triệu đồng; đến năm 2011 đã tăng lên là 28.854
triệu đồng, tăng 20,37% so với năm 2010; tổng tài sản năm 2012 là 33.755, tăng lên so

với năm 2011 là 4.901 triệu đồng, tức là tăng 16,99%. Tổng tài sản của Công ty tăng
tương đối cao qua các năm, sự tăng trưởng này chứng tỏ sự lớn mạnh của Công ty
bằng việc đầu tư tiền của vào xây dựng nhà xưởng, đầu tư thêm phương tiện sản xuất
kinh doanh để sản xuất kinh doanh với quy mô ngày càng lớn hơn.
Về tỷ suất đầu tư của Công ty: Năm 2010 là 48,20%; năm 2011 là 52,42%; riêng
năm 2012 có sự sụt giảm tỷ suất đầu tư thành 43,12%. Nguyên nhân là do Công ty qua
2 năm 2010, 2011 đầu tư nhiều vào xây dựng nhà xưởng, đến năm 2012 lượng nhà
xưởng phục vụ tương đối đủ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty nên tỷ suất
đầu tư của năm 2012 giảm cũng là điều dễ hiểu.
Nợ phải trả tăng dần qua các năm cụ thể là năm 2011 tăng 25,30% so với năm
2010 đạt 3.015 triệu đồng. Năm 2012 tiếp tục tăng thêm 19,06% so với năm 2011 đạt
2.846 triệu đồng. Khoản nợ phải trả của Công ty đã liên tục tăng qua các năm, điều
này chứng tỏ cho thấy Công ty càng ngày càng có nhu cầu vốn hơn và các tổ chức tín
dụng đã thực sự tin tưởng bởi uy tín, trách nhiệm mà Công ty CP thương mại và xuất
nhập khẩu Đại Long đã tạo dựng được trong những năm qua. Có điểm đáng chú ý là
các khoản nợ của Công ty chiếm tỷ trọng không đều nhau. Nợ dài hạn luôn chiếm tỷ
trọng cao hơn nợ ngắn hạn và có xu hướng giảm dần nhưng không đáng kể. Điều nay
có thể được giải thích là trong ba năm 2010-2012 Công ty đã chú trọng nhiều hơn vào
việc đầu tư đổi mới nâng cấp TSCĐ nhằm nâng cao năng lực sản xuất, mà muốn làm
được điều đó thì cần phải có một lượng vốn lớn và dĩ nhiên nó lớn hơn số vốn cần cho
việc bổ sung vào vốn lưu động. Tuy nhiên nhìn chung thì cả hai loại nợ ngắn hạn và
nợ dài hạn đều có xu hướng giảm đó là do sự tăng lên của vốn chủ sở hữu đã đáp ứng
một phần nhu cầu của Công ty. Đây là xu hướng tốt cần phát huy trong thời gian tới để
Công ty đạt được một cơ cấu vốn hoàn hảo, hợp lý hơn.
Tỷ suất tài trợ của Công ty thể hiện vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần trăm
trong tổng nguồn vốn. Tỷ suất tài trợ của Công ty tăng dần qua các năm, cụ thể là năm
2010 là 50,28%; năm 2011 giảm xuống còn 48,24%; năm 2012 giảm nhẹ chỉ còn
47,329 % . Điều này cho thấy tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn ngày càng
giảm nhẹ qua các năm của Công ty, cho thấy khả năng chủ động về vốn chưa được
cao. Vì vậy Công ty phải chú trọng và đưa ra các chiến lược về quy mô vốn trong kế

hoặc sắp tới.
12
Chuyên ngành: Kinh tế đầu tư SV: Tăng Thị Giang
Về hệ số nợ: Năm 2011 hệ số nợ là 0,51, tăng 0,02 so với năm 2010 có nghĩa là
cứ 1 triệu đồng vốn bình quân năm 2011 Công ty bị giảm đi 0,02 triệu đồng vốn chủ
sở hữu bình quân. Tương tự, năm 2012 tỷ lệ vốn vay bình quân trong tổng vốn bình
quân tiếp tục tăng với mức tăng tuyệt đối là 0,01 triệu đồng có nghĩa là cứ 1 triệu đồng
vốn bình quân Công ty bị giảm đi 0,01 triệu đồng vốn chủ sở hữu bình quân. Như vậy,
hệ số nợ của Công ty có xu hướng tăng lên nhưng đây không phải là điều đáng lo ngại
của Công ty. Vì Công ty mới thành lập nên vốn vay cũng là yếu tố quan trọng của
Công ty.
Hệ số TSLĐ của Công ty tăng dần qua các năm cụ thể là năm 2010 là 2, năm
2011 là 2 và năm 2012 là 3. Ta đã biết hệ số TSLĐ phải lớn hơn 2 mới đảm bảo sự an
toàn về thanh toán ngắn hạn. Năm 2010, 2011 hệ số tài sản lưu động của Công ty đúng
băng 2 điều này cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty là an toàn
nhưng chưa cao. Nhận thức được điều này Công ty đã có những biện pháp điều chỉnh
và đã thu được kết quả đáng khích lệ trong năm 2012 hệ số TSLĐ đã tăng lên 3 một
kết quả khá cao. Điều này cho thấy Công ty đã có những chiến lược mới cho việc đầu
tư vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn.
Tỷ suất thanh toán tức thời của Công ty là thấp cụ thể là năm 2010 là 0,64; năm
2011 là 0,24 và năm 2012 là 0,53. Năm 2011, tỷ suất thanh toán tức thời của Công ty
giảm mạnh do một số nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan của Công ty, tuy
nhiên với sự cố gắng hết mình của mọi người trong Công ty thì đến năm 2012 tỷ suất
thanh toán tức thời của Công ty đã là 0,53. Điều này chứng tỏ Công ty đã có bước đột
phá mới trong việc huy động và sự dụng vốn
Và một chỉ tiêu quan trọng không thể thiếu để đánh giá kết quả hoạt động kinh
doanh của Công ty là hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Hiệu suất sử dụng TSCĐ năm
2010 là 2,63 nghĩa là cứ 1 triệu đồng vốn của Công ty tham gia đầu tư sẽ mang lại 2,63
triệu đồng. Tương tự năm 2011 hệ suất sử TSCĐ của Công ty là 321 và năm 2012 hiệu
suất sử dụng tài sản cố định tăng lên là 336. Qua chỉ tiêu này cho ta thấy Công ty hoạt

động khá hiệu quả.
 Qua bảng kết quả, trong nền kinh tế thị trường hiện nay với nhiều biến động
phức tạp Công ty CP thương mại và xuất nhập khẩu Đại Long cùng với Ban giám đốc,
toàn thể công nhân viên đã vượt qua mọi khó khăn để cùng nhau đưa Công ty CP
thương mại và xuất nhập khẩu Đại Long ngày càng phát triển và vững mạnh.
13
Chuyên ngành: Kinh tế đầu tư SV: Tăng Thị Giang
PHẦN II
TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU ĐẠI LONG.
2.1 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ SỰ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CPTM VÀ
XNK ĐẠI LONG.
2.1.1 Tình hình huy động vốn giai đoạn 2010-2012.
2.1.1.1 Quy mô các nguồn vốn huy động.
Xuất phát từ nhu cầu về vốn của mình, Công ty CP thương mại và xuất nhập
khẩu Đại Long đã xác định sự sống còn của mình phụ thuộc vào hiệu quả của việc huy
động và sử dụng vốn. Các nguồn vốn được huy động thông qua bảng sau:
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp nguồn vốn huy động giai đoạn 2010-2012.
STT
Năm 2010 2011 2012
Chỉ tiêu
Giá trị
( Tr.đ)
%
Giá trị
( Tr.đ)
%
Giá trị
( Tr.đ)
%

1 Vốn vay ngân hàng 18.423 57,07 20.365 49,16 21.078 43,86
2
Vốn tín dụng thương
mại
908 2,81 993 2,40 1.006 2,09
3 Vốn chủ sở hữu 12.948 40,11 20.072 48,45 25.976 54,05
Tổng vốn huy động 32.279 100 41.430 100 48.060 100
(Nguồn số liệu: Phòng kế toán tài vụ)
Nhìn bảng số liệu ta thấy vốn vay ngân hàng của Công ty chiếm tỷ trọng khá cao
trong tổng vốn huy động, đặc biệt là năm 2010 tỷ trọng này lên tới 57,07%, thể hiện
tình hình tài chính của Công ty không ổn định. Nhận thức được điều này trong những
năm tiếp theo ban giám đốc Công ty đã đưa ra những giải pháp làm tỷ trọng vốn vay
ngân hàng trong tổng vốn huy động đã giảm dần qua các năm, tỷ trọng nguồn vốn chủ
sở hữu ngày càng tăng lên, tăng sức mạnh về tài chính.
Nguồn vốn huy động của Công ty tăng dần qua các năm, cho thấy Công ty không
ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh, lượng vốn mà Công ty cần ngày càng nhiều. Cụ thể
năm 2010 tổng vốn huy động được là 32.279 triệu đồng, năm 2011 là 41.430 triệu đồng
và đến năm 2012 đã tăng lên 48.060 triệu đồng, thể hiện sự phát triển và không ngừng lớn
mạnh của Công ty CP TM và XNK Đại Long.
2.1.1.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động.
14
Chuyên ngành: Kinh tế đầu tư SV: Tăng Thị Giang
 Vốn vay ngân hàng
Để có một nguồn vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty, Công ty đã
huy động từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó vốn vay ngân hàng là một nguồn vốn
quan trọng, đáp ứng nhu cầu của Công ty một cách nhanh chóng. Tuy nhiên ta cần chú
ý tới lãi suất của nguồn vốn này cùng với một tỷ trọng hợp lý trong tổng nguồn vốn
huy động.
Bảng 2.2: Tình hình vay ngân hàng của Công ty CP thương mại và xuất nhập
khẩu Đại Long.

Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Giá trị
(Tr.đ)
%
Giá trị
(Tr.đ)
%
Giá trị
(Tr.đ)
%
Vốn vay ngân hàng 18.423 57,07 20.365 49,16 21.078 43,86
Tổng vốn huy động 32.279 100 41.430 100 48.060 100
(Nguồn số liệu: phòng kế toán tài vụ)
Qua bảng số liệu trên Công ty đã khá chủ động trong việc huy động vốn. Với tình
hình chung ở nước ta thì thị trường chứng khoán chưa phát triển nên việc phát hành
các loại cổ phiếu, trái phiếu ra bên ngoài để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân
chúng là khó thực hiện được chính vì vậy Công ty chủ yếu là vay nợ ngân hàng để đáp
ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Khoản nợ vay ngân hàng của
Công ty đã liên tục tăng qua các năm, cho thấy Công ty có nhu cầu vốn lớn và các tổ
chức tín dụng đã thực sự tin tưởng bởi uy tín, trách nhiệm mà Công ty CP TM & XNK
Đại Long đã tạo dựng được trong những năm qua, thì nay lại được minh chứng rõ nét
hơn khi mà vốn vay ngân hàng chiếm tỷ trọng ngày càng giảm đi trong tổng nguồn
vốn, khẳng định sự phát triển đi lên của Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Năm 2011 vốn vay ngân hàng là 20.365 triệu đồng tăng so với năm 2010 thành là
1.942 triệu đồng, nhưng tỷ trọng vốn vay ngân hàng trong tổng vốn huy động lại giảm
7,91%. Năm 2012 vốn vay ngân hàng tiếp tục tăng so với năm 2011 với mức tăng
tuyệt đối là 0.713 triệu đồng nhưng tỷ trọng vốn vay ngân hàng trong nguồn vốn huy
động giảm đi 5.3%. Qua sự so sánh trên ta thấy sở dĩ có hiện tượng vốn vay ngân hàng
tăng nhưng tỷ trọng của nó lại giảm trong tổng vốn là do sự tăng lên rất mạnh mẽ của

vốn chủ sở hữu. Năm 2011 vốn chủ sở hữu tăng 7.124 triệu đồng so với năm 2010
tương ứng với tỷ lệ tăng là 83,4%. Năm 2012 lại tiếp tục tăng so với năm 2011 với
mức tăng tuyệt đối là 5.904 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 56%. Đây là kết quả
rất đáng khích lệ đối với Công ty vì nó thể hiện được việc sử dụng các khoản vay đã
mang lại những kết quả khả quan từ đó góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, giảm bớt
15
Chuyên ngành: Kinh tế đầu tư SV: Tăng Thị Giang
sự phụ thuộc vào các nguồn vốn vay, tiết kiệm được một khoản chi phí tài chính và
tăng khả năng chủ động về vốn của Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
 Vốn tín dụng thương mại
Bảng 2.3: Bảng nguồn vốn tín dụng thương mại của Công ty CP TM & XNK Đại
Long.
Chỉ tiêu
Năm Tốc độ tăng trưởng
2010
(Tr.đ)
2011
(Tr.đ)
2012
(Tr.đ)
2011/2010
(%)
2012/2011
(%)
Phải trả người bán 2.691 2.925 2.340 108,807 80
Người mua trả trước 117,285 98,492 100,167 83,977 102,211
Tổng 2.808,285 3.023,492 2.440,167 107,663 80,707
(Nguồn số liệu: phòng kế toán tài vụ)
Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn tín dụng thương mại của Công ty là
không ổn định. Số tiền người mua trả trước năm 2010 là 2.691 triệu đồng; năm 2011 là

2.925 triệu đồng tăng 8,807% so với năm 2010. Nhưng đến năm 2012 giảm xuống chỉ
còn 2.340 triệu đồng, giảm 20% so với năm 2011. Sự giảm đi này thể hiện sự ràng
buộc về tài chính của Công ty giảm, chứng tỏ Công ty làm ăn ngày có hiệu quả nên
không cần chiếm dụng nhiều hàng hóa từ nhà cung cấp mà có thể trả ngay được một
lượng tiền nhất định. Tương tự số tiền người mua trả trước cũng có biến động cụ thể là
năm 2011 số tiền người mua trả trước giảm 16,023% còn 98,492 triệu đồng; nhưng
đến năm 2012 số tiền người mua trả trước đã tăng lên 100,167 triệu đồng, tăng
2,111%, khẳng định uy tín của Công ty đang được nâng cao, đồng thời bổ sung một
nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh.
Bảng 2.4: Bảng vốn tín dụng thương mại trong giai đoạn 2010-2012.
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Giá trị
( Tr.đ)
%
Giá trị
( Tr.đ)
%
Giá trị
( Tr.đ)
%
Vốn tín dụng thương mại 908 2,81 993 2,40 1.006 2,09
Tổng vốn huy động 32.279 100 41.430 100 48.060 100
(Nguồn số liệu: phòng kế toán tài vụ)
Nhìn chung nguồn vốn tín dụng thương mại của Công ty biến động không nhiều
chứng tỏ Công ty vẫn giữ một vị thế nhất định trong thị trường, hàng năm bổ sung một
lượng vốn vào sản xuất kinh doanh, tuy nhiên lượng vốn này còn nhỏ. Cụ thể là năm
2010 vốn tín dụng thương mại chỉ chiếm 2,81% trong tổng vốn; năm 2011 giảm nhẹ
vốn tín dụng thương mại chiếm 2,40% trong tổng vốn và năm 2012 tiếp tục giảm chỉ
16

×