Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Cảm xúc của anh (chị ) khi đứng trước cánh đồng lúa chín docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.09 KB, 5 trang )

Cảm xúc của anh (chị ) khi đứng trước cánh đồng lúa chín




Bài viết
Hè đã về, bố mẹ quyết định cho tôi về thăm quê ngoại. Quê ngoại tôi ở xa nên
đây là lần đầu tiên tôi được về thăm. Từ trung du được về đồng bằng, tôi thấy rất
nhiều điều mới lạ, nhưng điều lạ nhất và tôi thích thú nhất chính là những cánh đồng
lúa trải rộng tít tắp tới tận chân trời. Nơi tôi đang sống không có những cánh đồng
rộng như thế.
Vừa bước xuống xe, tôi đã choáng ngợp trước cánh đồng. Nơi tôi đứng nhìn
thẳng ra cánh đồng lúa đang độ chín. Có lẽ đã bắt đầu vào mùa thu hoạch. Cánh đồng
lúa trải một màu vàng óng, trông như một tấm thảm khổng lồ. Xa xa có mấy bác nông
dân đang hối hả gặt lúa, người bó, người gánh, người ôm. Có lẽ họ đều rất mệt nhưng
niềm vui vì có một vụ mùa thắng lợi đã biểu hiện rất rõ trên những gương mặt hân
hoan.
Cánh đồng lúa trải rộng trước măt mang đến cho tôi bao nhiêu cảm xúc. Trong
lúc chờ cậu tôi ra đón, tôi vào ngồi nghỉ ở một hàng nước ven đường, dưới một gốc
cây sĩ già rất lớn. Tôi thả hồn mình cùng những làn gió nhẹ đưa trên tấm thảm vàng.
Bông lúa trĩu nặng se sẽ rung rinh nô đùa cùng gió. Năm nay được mùa lớn. Nhìn
những hạt lúa mẩy vàng tôi thầm nghĩ: không biết có bao nhiêu giọt mồ hội rơi xuống
thước đất kia, bao nhiêu trí tuệ của con người dồn vào để rồi đất mẹ rút ruột mình ra
tạo nên những hạt thóc mẩy vàng. Tôi chợt nhớ đến câu ca dao:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Rẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần
Ngày nay, khoa học kĩ thuật phát triển, người nông dân phần nào đã được giải
phóng sức lao động, nhưng những giọt mồ hôi ấy vẫn rơi bởi thiếu bàn tay con người
thì không thể có được bất cứ thứ gì trên trái đất này. Cánh đồng lúa chín ấy là sự trả


công xứng đáng của thiên nhiên dành cho con người. Tôi vô cùng biết ơn và khâm
phục nhưng kĩ sư nông nghiệp, những nhà bác học đã nghiên cứu ra những giống lúa
phù hợp với đất đai và khí hậu quê hương. Biết ơn những người nông dân một nắng
hai sương đã biến những công trình khoa học thành hiện thực, đã mang đến cho đất
nước những mùa vàng bội thu.
Nắng tháng năm vẫn trải rộng trên cánh đồng gay gắt, gương mặt của những cô
thôn nữ thêm ửng hồng khoẻ mạnh. Nụ cười tươi làm gương mặt họ bừng sáng. Quê
hương đã thật sự vào mùa. Tôi thấy yêu quê ngoại vô cùng và tự hào về quê hương đất
nước mình. Quê hương mình đã thật sự đổi thay. Với những người biết yêu đồng
ruộng như cha ông chúng ta, quê hương mình sẽ ngày càng giàu đẹp.

Cảm nghĩ về một bài ca dao, dân ca mà anh (chị) yêu thích
Đề 6. Cảm nghĩ về một bài ca dao, dân ca mà anh (chị) yêu thích.
Bài viết
Mỗi chúng ta đều được lớn lên trong tiếng ru ngọt ngào của bà, của mẹ. Tuổi
thơ của chúng ta luôn được đắm chìm trong tiếng sáo diều vi vút trong trẻo và những
lời ru, những câu chuyện cổ tích chứa chan nghĩa tình. Và ở nơi đó chúng ta học được
bao nhiêu điều hay, lẽ phải. Rất khéo léo và trữ tình, cha ông ta đã gửi gắm những lời
giáo dục đạo đức trong những câu ca ngọt ngào. Em đã vô cùng xúc động và thấm thía
khi nghe câu ca dao:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Đây là câu ca dao vô cùng quen thuộc đối với mỗi người. Câu ca đơn giản và
vô cùng dễ hiểu nhưng nội dung lại rất sâu sắc và thấm thía. Bài ca dao nói đến công
ơn to lớn của cha mẹ và giáo dục đạo lí làm con. Nhân dân ta đã ví công lao của cha
mẹ với những hình ảnh hùng vĩ, to lớn. Công cha sừng sững như Thái Sơn - ngọn núi
lớn. Hình ảnh so sánh mạnh mẽ và hùng vĩ, vững chãi. Tục ngữ đã có câu: "Con
không cha như nhà không nóc". Người cha là chỗ dựa vững chắc cho những đứa con.

Hình ảnh so sánh mang đầy ý nghĩa. Ngọn núi Thái Sơn biểu tượng cho sự vững chãi
của người cha. Và càng thú vị hơn khi tìm hiểu ý nghĩa của cặp "Công cha - nghĩa
mẹ". Cha có công nuôi dưỡng giáo dục, mẹ là người mang nặng đẻ đau và sinh thành
ra ta. Công cha lớn bao nhiêu thì nghĩa mẹ vô tận bấy nhiêu. Bên cạnh người cha vững
chãi như Thái Sơn là mẹ hiền với bao yêu thương. "Nước trong nguồn" vừa trong
lành, mát rượi vừa không bao giờ vơi cạn. Hai hình ảnh tạo nên những biểu tượng
nghệ thuật đầy ý nghĩa. So sánh giản dị, đời thường mà sao sâu sắc đến vậy. Hai hình
ảnh so sánh vừa có ý nghĩa biểu tượng, vừa thể hiện được tính chất của "công cha -
nghĩa mẹ". Cha là núi Thái Sơn bởi chja là người che chở, là chỗ dựa và cũng là đỉnh
cao để con hướng tới. Còn mẹ luôn dịu dàng, chăm sóc, yêu thương. Tình thương của
mẹ là dòng sữa ngọt lành nuôi ta lớn lên, là lời ru ngọt ngào đưa ta vào những giấc
ngủ êm đềm, là những bữa cơm ngon, làn gió mát. Tình thương của cha mẹ dành cho
con là vô bờ, chỉ có thể so sánh với những gì vĩ đại nhất của thế giới này. Cha nẹ cho
ta cuộc sống, dạy ta cách sống và là chốn bình yên nhất để ta hướng đến mỗi khi nỗi
nhọc nhằn của cuộc sống đè nặng lên vai. Mái nhà thân yêu, nơi có mẹ có cha ta chính
là bến đỗ bình yên và an toàn trong cuộc đời mỗi con người. Nhà thơ Nga Êxênin đã
từng viết về mẹ như thế:
Chỉ mẹ là niềm vui ánh sáng diệu kì
Chỉ mình mẹ giúp đời con vững bước
Vì thế mỗi chúng ta phải biết thương yêu, quý trọng cha mẹ, dù còn nhỏ hay đã
trưởng thành đều phải biết nghe lời cha mẹ, phải sống cho trọn đạo hiếu. Cha ông đã
từng nói:
Cá không ăn muối cá ươn
Con cưỡng cha mẹ, trăm đường con hư
Bài ca dao đã nhắc nhở bổn phận làm con của mỗi người. Mỗi chúng ta đều
cảm nhận được tình yêu thương mà cha mẹ đã dành cho mình, chúng ta tự biết mình
phải sống, phải lao động và học tập như thế nào để không phụ công nuôi dưỡng,
thương yêu của mẹ cha. Làm một người tốt, đó là sự trả ơn, là đạo hiếu lớn nhất mà
mỗi người con có thể đền đáp cho những nỗi nhọc nhằn của cha mẹ.


×