Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Cảm xúc của anh (chị ) khi đứng trước cánh đồng lúa chín potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.94 KB, 6 trang )

Cảm tưởng của anh (chị) về bài thơ Tỏ
lòng của Phạm Ngũ Lão




Bài viết
Tỏ lòng là bài thơ nói về chí làm trai theo quan niệm Nho giáo xưa. Bài thơ đã
xây dựng nên một hình tượng đẹp về người anh hùng thời loạn: một tráng sĩ hiên
ngang tay cắp ngang ngọn giáo, đánh đông dẹp bắc để lập công danh. Bài thơ khiến ta
nhớ đến bài ca dao:
Làm trai cho đáng nên trai
Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng
Đó là tiêu chuẩn lí tưởng của người đàn ông trong bất cứ thời đại nào. Trong
thời loạn, chí khí ấy lại càng cần thiết. Phạm Ngũ Lão đã hình tượng hoá quan niệm
của Nho gia về đáng nam nhi. Đây là một quan niệm dúng đắn và cao đẹp. Là con
người, dù là đàn ông hay đàn bà, dù là già hay trẻ đều phải có trách nhiệm với đất
nước, với quê hương, với cộng đồng, huống chi là người tráng sĩ sinh ra trong thời
loạn. Họ phải biết mang sức lực, tài trí của mình ra giúp dân, giúp nước, bảo vệ sự ổn
định của xã hội. Với những bậc quân tử xưa, đền nợ nước, báo ơn vua là lí tưởng và
mục đích sống của họ. Như Nguyễn Công Trứ từng nói:
Đã sinh ra ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông
Nếu họ không thực hiện được con đường công danh ấy, họ sẽ cảm thấy hổ thẹn
với mọi người. Cả cuộc đời người quân tử chỉ có một lí tưởng duy nhất để theo đuổi
đó là lập công danh. Con đường mà Nho giáo đã vạch sẵn cho tất cả các đấng nam nhi
là "tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Tư tưởng này đã trở thành một động lực thôi thúc
các nhà Nho phát huy tài trí của mình ra giúp nước. Nhà Nho tiến bộ của thế kỷ XX -
Phan Bội Châu- cũng đã từng thể hiện một cách hùng hồn và đầy nhiệt huyết cái chí
khí ấy của người anh hùng thời loạn:
Làm trai phải lạ ở trên đời


Há để càn khôn tự chuyển rời
Trong khoảng trăm năm cần có tớ
Sau này muôn thủa há không ai?
Tư tưởng ấy đã làm nên một hình tượng đẹp thể hiện khát vọng cứu nước trong
văn học Việt Nam:
Muốn vượt biển đông theo cánh gió
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi
Trong suốt mấy ngàn năm lịch sử, đất nước ta đã phải trải qua nhiều cuộc chiến
tranh vệ quốc. Một đất nước nhỏ bé luôn đứng trước nguy cơ bị xâm lược nên ý thức
giữ nước đã trở thành ý thức có tính chất bản năng của mỗi người dân. Vì thế mà hình
tượng đẹp nhất về người anh hùng bao giờ cũng là người anh hùng thời loạn. Trong đó
hình tượng người tráng sĩ trong Tỏ lòng là một hình tượng có vẻ đẹp lí tưởng, bởi thời
kì lịch sử ấy, nhà Trần với ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông đã viết lên những
trang sử vô cùng chói lọi trong thiên sử chống ngoại xâm của dân tộc ta Sau người
tráng sĩ ấy còn biết bao hình tượng đẹp nữa, trong đó không thể không kể đến những
anh bộ đội cụ Hồ, những anh vệ quốc quân trong kháng chiến chống Pháp, những anh
giải phóng quân - chàng Thạch Sanh của thế kỉ XX - trong kháng chiến chống Mĩ…
Người anh hùng với lí tưởng cao đẹp đã từng đánh đông dẹp bắc, từng làm nên
cái khí thế "nuốt sao Ngưu" dũng mãnh ấy, khi nhìn lại sự nghiệp của mình vẫn mang
những niềm trăn trở day dứt:
Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu
Đây là cái thẹn của một nhân cách cao đẹp. Như thế vẫn chưa thoả mộng công
danh, người quân tử không có điểm dừng trong sự nghiệp công danh của mình. Phạm
Ngũ Lão với Tỏ lòng đã thể hiện một nhân cách cao đẹp của người tướng lĩnh, con
người suốt cuộc đời khao khát lập công, khao khát mang sức lực và tài trí của mình ra
giúp nước. Bài thơ là niềm tự hào của mỗi chúng ta về truyền thống đạo đức, truyền
thống yêu nước của cha ông ta.

Suy nghĩ của anh (chị) khi nhìn những em bé không nơi nương tựa

Đề 8. Suy nghĩ của anh (chị) khi nhìn những em bé không nơi nương tựa.
Bài viết
Mỗi lần đi trên đường phố, gặp những đứa trẻ lang thang bán báo, đánh giày,
tôi lại chợt nhớ đến câu hát "Mồ côi tội lắm ai ơi, đói cơm khát nước biết người nào
lo, đói cơm khát nước, biết người nào thương". Câu hát ấy từng làm nức nở bao
người. Thật tội nghiệp những đứa trẻ còn đang ở tuổi đến trường lại phải nai lưng ra
kiếm sống. Các em đã phải hứng lấy tất cả những bụi bặm của cuộc đời. Hàng ngày
phải đương đầu với biết bao khó khăn của cuộc sống, phải đối diện với hầu hết những
cặn bã của xã hội, làm thế nào để các em có thể giữ gìn được sự trong sáng cho tâm
hồn mình.
Mỗi em đều có những hoàn cảnh sống riêng, có những con đường riêng để rồi
các em sớm gặp nhau trên đường đời. Khi những bạn nhỏ như các em được cha mẹ
nâng niu, chăm bẵm, lo lắng cho từng bữa ăn giấc ngủ, được đến trường với những bộ
quần áo mới đắt tiền và được đưa đón thương yêu thì các em với đầu trần chấn bươn
bải trên khắp các con đường ngõ phố để kiếm sống. Để rồi khi thì bị hắt hủi, khi bị
đáng đuổi và cả những khi nhịn đói chịu rét trên hè phố hay ghế đá công viên. Trước
khi đến với đám bạn nơi đường phố, chắc rằng nhiều em cũng có gia đình. Nhưng rồi
hoàn cảnh xô đẩy đã cướp đi của các em cha mẹ và gia đình. Có em mất cha mất mẹ
vì thiên tai lũ lụt, có em thì bỏ quê ra đi vì nghèo quá. Nhưng cũng có em thì bỏ nhà đi
bụi, nhưng số đáng trách này không nhiều. Thương tâm nhất là những đứa trẻ vô thừa
nhận. Mẹ các em sinh ra các em rồi đang tâm vứt bỏ. Các em lớn lên trong những trại
trẻ mồ côi rồi phải tự ra đường kiếm sống.
Những đứa trẻ ấy ngay từ nhỏ đã phải chịu bao nhiêu thiệt thòi, khổ cực. Các
em không được vui chơi, không được đến trường. Đã có lúc tôi vô tình được chứng
kiến cảnh các em cùng nhau nô đùa trong công viên. Bên cạnh đó la liệt những nón
áo, hòm đánh giày, báo, những túi đựng ni lông đồng nát. Các em vui đùa thật vô tư.
Nhưng nếu có khách gọi là chúng lại lao ra tranh nhau khách. Nhũng nụ cười hồn
nhiên vô tư lại được thay thế bằng vẻ mặt thật khắc nghiệt. Tôi thương chúng vô cùng
nhưng tôi chẳng có nhiều tiền để cho chúng. Mỗi người tự lo cho mình có cuộc sống
yên ổn đã quá mệt nhọc rồi, liệu mấy ai còn đủ thời gian rảnh để suy nghĩ xem số

phận những đứa trẻ ấy sẽ ra sao. Hay chúng lại trở thành những kẻ phạm tội, để rồi
khi tạm biệt đường phố chúng lại đến với song sắt nhà tù.
Nhìn những đứa trẻ lang thang trên đường phố với một tương lai mờ mịt, trong
lòng tôi dấy lên bao nhiêu cảm xúc.Giá như, những người quyền cao chức trọng bớt
ăn chơi xa xỉ, những thanh niên con nhà giàu bớt những cuộc ăn chơi thâu đêm suốt
sáng thì chắc rằng sẽ có rất nhiều em nhỏ đáng lang thang kia có được một chốn bình
yên để đi về, có được một chỗ ấm áp để trú chân trong những mùa đông rét mướt.
Cuộc sống còn bộn bề những lo toan và còn bao nhiêu bất trắc. Sẽ vẫn còn
những đứa trẻ lang thang, không nhà không cửa, không người che chở yêu thương.
Chỉ mong rằng, những bậc cha mẹ biết nghĩ hơn, sinh ít con để đảm bảo cuộc sống
cho chúng, những bà mẹ hãy có trách nhiệm hơn khi đã trót sinh ra một đứa trẻ. Đừng
vì cuộc sống của riêng mình mà nỡ bỏ rơi đứa con do mình đứt ruột đẻ ra. Và cũng
mong rằng chúng ta sẽ qun tâm giúp đỡ để hạn chế những thiệt hại do thiên tai bão lụt
gây ra, để những đứa trẻ không phỉ rời bỏ gia đình, quê hương bản quán mà đi tha
phương cầu thực… Còn biết bao cảnh ngộ đáng thương tâm, nếu mỗi chúng ta đều
biết sống nhân hậu hơn thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn, và chắc hẳn trên đường phố sẽ bớt đi
những mảnh đời côi cút, chắp vá.
Nhân dân ta vốn có truyền thống "Lá lành đành lá rách", đã khuyên chúng ta:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Lời dạy đầy tình nghĩa ấy chắc rằng sẽ lay động lương tâm mỗi con người, để
trái tim ta không bị chai sạn trước những mảnh đời đáng thương hơn mình. Khi trái
tim con người còn biết rung động với niềm vui và nỗi buồn của đồng loại, khi ấy cuộc
sống vẫn thật tuyệt vời. Những em nhỏ mồ côi kia rồi sẽ được cộng đồng yêu thương,
sẻ chia bất hạnh và cuộc sống của các em sẽ bớt nhọc nhằn hơn.

×