Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Báo động tình trạng thiếu vi chất ở bà mẹ và trẻ em ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.53 KB, 4 trang )

Báo động tình trạng thiếu vi chất ở bà mẹ và trẻ em
PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, trưởng khoa vi chất Viện Dinh dưỡng quốc gia cho
biết, nghiên cứu mới nhất của Viện Dinh dưỡng cho thấy, tình trạng thiếu vi chất
dinh dưỡng ở phụ nữ tuổi sinh đẻ và trong thời kỳ mang thai rất trầm trọng. Con số
thiếu sắt ở trẻ em cũng rất đáng báo động, với tỷ lệ khoảng một nửa số trẻ dưới 5
tuổi bị thiếu sắt.
Thiếu vi chất trầm trọng
PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, trưởng khoa vi chất Viện Dinh dưỡng quốc gia cho
biết, nghiên cứu mới nhất của Viện Dinh dưỡng cho thấy, tình trạng thiếu vi chất
dinh dưỡng ở phụ nữ tuổi sinh đẻ và trong thời kỳ mang thai rất trầm trọng.
Cụ thể, tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ mang thai trong suốt thời kỳ thai
nghén đều vượt ngưỡng 30% phụ nữ. Nói nôm na, cứ 3 phụ nữ mang thai thì có
một người thiếu sắt. Trong đó, đỉnh điểm của giai đoạn thiếu sắt là 3 tháng cuối với
tỷ lệ thiếu sắt là 41,2%.
Con số thiếu sắt ở trẻ em cũng rất đáng báo động, với tỷ lệ khoảng một nửa số trẻ
dưới 5 tuổi bị thiếu sắt.
“Hay với vi chất kẽm, ngày nay người ta nhắc nhiều đến kẽm (ZinC) bởi công
dụng tuyệt vời của nó, vừa hỗ trợ điều trị khi tiêu chảy, vừa giúp khắc phục tình
trạng kém ăn, suy dinh dưỡng. Nhưng thực tế, nồng độ kẽm trong máu của ba đối
tượng trẻ dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai và phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ đều cực thấp. Cụ
thể, có tới trên 80% trẻ dưới 5 tuổi, 90% phụ nữ có thai và 65% phụ nữ trong lứa
tuổi sinh đẻ thiếu kẽm”, BS Ninh nói.

Trẻ được uống vitamin A liều cao trong ngày vi chất dinh dưỡng.
Mới 60% bà mẹ được uống vitammin A
Tại Việt Nam, chương trình bổ sung Vitamin A trên diện rộng từ nhiều năm nay
nhưng mới chỉ đạt thành công ở lứa tuổi từ 6 – 36 tháng tuổi với hơn 90% trẻ được
được bổ sung Vitamin A liều cao 2 lần/năm; tỷ lệ khô loét giác mạc cấp tính do
thiếu vitamin A ở trẻ dưới 5 tuổi thấp hơn ngưỡng mức có ý nghĩa sức khỏe cộng
đồng.
Tuy nhiên, với bà mẹ sau sinh, việc bổ sung chưa hiệu quả. Tại buổi họp báo công


bố ngày vi chất dinh dưỡng mới đây, PGS.TS Lê Thị Hợp, Viện trưởng Viện Dinh
dưỡng cho biết, các báo cáo từ địa phương đều cho biết tỷ lệ bà mẹ được uống
vitamin A trong một tháng sau sinh luôn là 80-90%, nhưng thực tế trong đợt phỏng
vấn trực tiếp bà mẹ gần nhất, con số này chỉ đạt 60%.
Theo đó, tỷ lệ bà mẹ ở nông thôn thiếu vitamin A (đo bằng lượng vitamin A trong
sữa mẹ) đang lên đến 30-50%. Ở các TP như Hà Nội, HCM, tỉ lệ này có thấp hơn
nhưng cũng ở mức 20%, chứng tỏ khẩu phần ăn của bà mẹ đang bị thiếu hụt vi
chất. Vì thế, việc bổ sung vitamin A trong vòng một tháng sau sinh rất quan trọng,
giúp tăng hàm lượng vitamin A trong sữa nhưng triển khai việc này lại chưa hiệu
quả.
TS Hợp cho biết, với các bà mẹ sau sinh để được uống vitamin A, hệ thống trạm y
tế ở các vùng nông thôn thực hiện hiệu quả hơn nhờ quản lý thai sản tốt và có hệ
thống cộng tác viên dinh dưỡng. Sau sinh, thai phụ có thể đến trạm y tế xã, phường
để được uống vitamin A.
Còn ở các vùng thành thị, việc bổ sung vitamin A cho các bà mẹ sau sinh chủ yếu
thực hiện tại bệnh viện, nhưng hệ thống bệnh viện thực hiện việc này không hiệu
quả. Vì thế, để đảm bảo quyền lợi cũng như mang lại nguồn chất lượng sữa tốt nhất
cho em bé, các bà mẹ sau sinh có thể đến phường sở tại để đăng ký uống vitamin A
trong vòng một tháng sau sinh.
Để phòng ngừa thiếu vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A, công tác phòng
chống thiếu vi chất dinh dưỡng giai đoạn 2011-2015 tiếp tục được đẩy mạnh với
các giải pháp chính là: bổ sung Vitamin A liều cao cho các đối tượng tại cộng đồng
(trẻ em dưới 5 tuổi và bà mẹ sau khi sinh). Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng
giai đoạn 2011 – 2020 đã được Chính phủ phê duyệt, một trong các mục tiêu là cải
thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng: Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi có hàm lượng
Vitamin A huyết thanh thấp giảm xuống dưới 10% vào năm 2015 và dưới 8% vào
năm 2020.

×