MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU …………………………………………………… 1
NỘI DUNG ……………………………………………………… 1
1. Vài nét về chế định ly hôn ………………………….. 1
1.1. Khái niệm ly hôn .………………………………………... 1
1.2. Căn cứ ly hôn theo Luật HN&GĐ VN …………………... 1
1.3. Điều kiện hạn chế ly hôn …………………………………. 3
1.4. Các trường hợp ly hôn và đường lối giải quyết ……….... 4
1.5. Hậu quả pháp lý ………………………………………….. 4
2. Chế định ly hôn với việc bảo vệ bà mẹ và trẻ em ….. 7
2.1. Một số chính sách của Nhà nước về việc bảo vệ bà mẹ và trẻ em sau
khi ly hôn …………………………………………………………. 7
2.2. Thực tiễn về việc bảo vệ bà mẹ và trẻ em sau ly hôn ……. 11
3. Một số giải pháp hoàn thiện chế định hôn nhân với việc bảo
vệ bà mẹ và trẻ em ………………………………………………... 12
KẾT LUẬN ……………………………………………………….. 14
LỜI MỞ ĐẦU
Nếu như trong xã hội phong kiến và thực dân nửa phong kiến, ngừoi
phụ nữ và trẻ em thường bị chèn ép thì trong xã hội hiện đại ngày nay, vai trò,
thiên chức của nguời phụ nữ và việc chăm lo cho tương lai con trẻ càng được
đề cao. Xuất phát từ tinh thần ấy, pháp luật dần có những quy định về việc bảo
vệ bà mẹ và trẻ em, dần được cụ thể hóa trong các chế định kết hôn, ly hôn,…
Có thể nói rằng “Chế định ly hôn với việc bảo vệ bà mẹ và trẻ em” là một
nội dung quan trong trong luật HN&GĐ nói riêng và trong các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước nói riêng.
Thực tế có rất nhiều vấn đề liên quan đến nội dung này đang dần trở
nên phức tạp và gây nhìu khó khăn cho việc giải quyết của Tòa án. Vậy nội
dung nay được hiểu thế nào? Vì sao bảo vệ bà mẹ và trẻ em sau khi ly hôn là
điều quan trong và cần thiết? Chúng ta sẽ làm gì để bảo vệ bà mẹ và trẻ em
sau khi ly hôn? Chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu để tìm câu trả lời cho các
thắc mắc nêu trên.
NỘI DUNG
1. Vài nét về chế định ly hôn
1.1. Khái niệm ly hôn
Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết
định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc của cả hai vợ chồng.
1.2. Căn cứ ly hôn theo Luật HN&GĐ VN
* Khái niệm căn cứ ly hôn:
Căn cứ ly hôn là những tình tiết (điều kiện) được quy định trong pháp
luật mà chỉ khi có những tình tiết (điều kiện) đó, Tòa án mới được xử cho ly
hôn. Như vậy, căn ly hôn chính là chuẩn mực pháp lý mà dựa vào đó Tòa án
đánh giá thực chất mối quan hệ vợ chồng để giải quyết, tức là dựa vào bản
chất hôn nhân chứ không phải lỗi.
* Nội dung căn cứ ly hôn:
Điều 89 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định:
“1. Tòa án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng,
đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì Tòa
án quyết định cho ly hôn.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất
tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.”
Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao nêu rõ:
“8.a.1. Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:
- Vợ, chồng không yêu thương, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, như:
Người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng
muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ
chức nhắc nhở, hòa giải nhiều lần.
- Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như: Thường
xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và
uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn
thể nhắc nhở, hòa giải nhiều lần.
- Vợ, chồng không chung thủy với nhau, như: Có quan hệ ngoại tình, đã
được người chồng hoặc người vợ hay bà con than thích của họ, hoặc cơ quan,
tổ chức nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có hành vi ngoại tình.
8.a.2. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể
kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại đã đạt đến mức trầm
trọng như điểmna.1. mục 8 này chưa. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở,
hòa giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục
sống ly than, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi, hành hạ,
xúc phạm nhau thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng
không thể kéo dài được.”
Khi thực tế quan hệ vợ chồng trong “tình trạng trầm trọng, đời sống
chung không thể kéo dài” thì thường dẫn tới hậu quả “mục đích hôn nhân
không đạt được”. Ở đây, cần hiểu mục đích hôn nhân dưới chế độ xã hội chủ
nghĩa là xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bên vững.
Mục đích hôn nhân còn có thể hiểu trên góc độ riêng tư, đó là tình yêu, trách
nhiệm giữa vợ, chồng và các thành viên khác trong gia đình.
Nhận xét:
Dựa vào những căn cứ ly hôn được quy định tại điều 89 Luật HN & GĐ
và các nôi dung được cụ thể hóa trong Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP
ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, ta nhận
thấy việc giải quyết hôn nhân không dựa vào hình thức bên ngoài và đã quy
định tương đối rõ ràng, cụ thể căn cứ ly hôn. Tuy nhiên, trên thực tế tùy từng
trường hợp mà có cách xử lý khác nhau và việc giải quyết cũng phụ thuộc
nhiều vào trình độ, khả năng phán đoán và trạng thái tâm lý của thẩm phán.
1.3. Điều kiện hạn chế ly hôn
Điều 85 Luật HN & GĐ năm 2000 quy định:
“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết
việc ly hôn.
2. Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng
tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn.”
Phân tích điều luật này, ta nhận thấy:
- Thứ nhất, quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn chỉ có thể là quyền
của vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng mà không thể chuyển giao cho bất kỳ ai.
- Thứ hai, Luật chỉ quy định “vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười
hai tháng tuổi”; do đó, nếu người vợ đang thuộc một trong các trường hợp nêu
trên, không phân biệt người vợ có thai với ai hoặc bố đứa trẻ dưới mười tháng
tuổi là ai thì người chồng vẫn không có quyền yêu cầu ly hôn mà quyền yêu
cầu ly hôn chỉ thộc về người vợ. Đây cũng chính là việc bảo quyền lợi của bà
mẹ và trẻ em trong chế định ly hôn.
1.4. Các trường hợp ly hôn và đường lối giải quyết
Trên thực tế xảy ra trường hợp ly hôn là do ý chí của một bên hoặc do
cả hai bên thuận tình.
* Trường hợp 1: Ly hôn do một bên vợ hoặc chồng yêu cầu.
Sau khi lấy lời khai của hai bên, Tòa án tiến hành thu thập thêm thông
tin bổ sung đồng thời xác nhận lại lời khai của cả hai bên. Sau đó, Tòa tiến
hành hòa giải đoàn tụ vì mặc dù có yêu câu ly hôn nhưng có thể bên yêu cầu
chưa hiểu hết hậu quả sau ly hôn và cũng để mỗi bên tự nhận biết được lỗi của
mình, ở đây, mục đích duy nhất là nhằm để nguyên đơn rút đơn. Nếu hòa giải
không thành, Tòa tiến hành xét xử. Việc xét xử cũng chia thành 2 trường hợp:
chấp nhận yêu cầu ly hôn nếu đủ căn cứ hoặc bác yêu cầu ly hôn nếu xét thấy
chưa đủ yêu cầu ly hôn. Quyết định của Tòa án là độc lập, dựa vào các căn cứ
thực tế chứ không dựa vào ý chí nguyên đơn.
* Trường hợp 2: Ly hôn do thuận tình
Việc giải quyết ly hôn do thuận tình có thủ tục pháp lý cũng tương tự
như trường hợp 1 nhưng sau khi hòa giải không thành, Toà tiến hành xét xử
theo các hướng:
- Hướng 1: Công nhận thỏa thuận ly hôn nếu các bên thực sự, tự nguyện
ly hôn; thỏa thuận được với nhau về vấn đề con cái và tài sản chung. Từ đó,
có căn cứ để tuyên bố ly hôn.
- Hướng 2: Mở phiên tòa nếu hai bên vợ chồng không tự thỏa thuận
được với nhau về vấn đề con chung và tài sản chung.
- Hướng 3: Bác yêu cầu thuận tình ly hôn nếu các bên không thực sự tự
nguyện ly hôn và chưa có đủ căn cứ ly hôn.
Như vậy, có thể nhận thấy rằng việc giải quyết ly hôn do thuận tình
cũng chứa đựng yếu tố bảo vệ quyền lợi của trẻ em sau ly hôn vì vấn đề con
chung được xem là một nội dung quan trọng trong chế định này. Đó là một
trong những yếu tố tác động đến hướng giải quyết trường hợp ly hôn này.
1.5. Hậu quả pháp lý
- Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng:
Khi bản án quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì quan
hệ vợ chồng được chấm dứt. Tức là, người vợ, chồng đã ly hôn có quyền kết
hôn với người khác và sau khi ly hôn nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng sẽ
chấm dứt hoàn toàn (như là: nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ nhau
cùng tiến bộ, nghĩa vụ chung thủy giữa vợ chồng, quyền đại diện cho nhau,
…), dù vợ chồng có thỏa thuận được hay không thỏa thuận được thì Tòa án
vẫn sẽ quyết định. Tuy nhiên, một số quyền nhân than khác không ảnh hưởng,
không thay đổi dù vợ chồng ly hôn như quyền về họ tên, tôn giáo, dân tộc,
quốc tịch, nghề nghiệp,…).
- Chia tài sản củavợ chồng khi ly hôn:
Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000: Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn.
1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả
thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc
quyền sở hữu của bên đó.
2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét
hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào
việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia
đình được coi như lao động có thu nhập;
b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành
niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và
không có tài sản để tự nuôi mình;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề
nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên
nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng
thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.