Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

tiểu luận quan điểm của chủ nghĩa máclênin về nhà nước và vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.9 KB, 11 trang )

TRƯỜNG…
KHOA …


TIỂU LUẬN
Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước và vấn đề xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Họ tên học viên:…………………….
Lớp:…………….,

- 2021


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước trong một số
1.
tác phẩm kinh điển
Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước
2.
3.

1
2
2
3

Vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt



Nam hiện nay
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

6
8
9


MỞ ĐẦU
Vấn đề nhà nước là một vấn đề phức tạp. Trong lịch sử tư tưởng nhân loại đã
xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau, thậm chỉ trái ngược nhau về vấn đề này. Sở dĩ
như vậy, một mặt, do vấn đề nhà nước vốn là vấn đề phức tạp hơn tất cả các vấn đề xã
hội khác; mặt khác, quan niệm như thế nào về nguồn gốc và bản chất của nhà nước sẽ
đụng chạm trực tiếp tới lợi ích của các giai cấp. Các giai cấp bóc lột giữ địa vị thống
trị khơng thể hồn tồn vơ tư trong việc lý giải vấn đề này. Họ ln tìm cách che đậy,
xuyên tạc nguồn gốc và bản chất thực sự của nhà nước nhằm biện hộ, bào chữa cho sự
thống trị chính trị và những đặc quyền của mình.
Những học thuyết nhà nước xuất hiện trước khi chủ nghĩa Mác ra đời thường
tuyên truyền tính chất thần bí, thần thánh và duy tâm về nhà nước. Ngày nay, các nhà
tư tưởng tư sản xuyên tạc một cách tinh vi hơn, che đậy bản chất nhà nước một cách
kín đáo hơn. Họ đã và đang ra sức tuyên truyền cho tính chất “xã hội thuần túy, siêu
giai cấp” của nhà nước tư sản. Họ cho rằng, nhà nước tư sản hiện đại là nhà nước dân
chủ nhất, là “nhà nước phúc lợi chung” thực hiện ngày càng đầy đủ ý chí của nhân
dân, phục vụ những nhu cầu của xã hội, đảm bảo phúc lợi cho tất cả mọi người. Những
quan điểm đó khơng những khơng phản ánh đúng đắn, khoa học mà ngược lại, che
đậy, xuyên tạc bản chất đích thực của nhà nước, làm cho vấn đề nhận thức về nhà nước
vốn đã phức tạp, càng trở nên rắc rối hơn. Lý luận khoa học về nhà nước, nguồn gốc
và bản chất của nhà nước chỉ có thể có được khỉ vận dụng quan điểm duy vật lịch sử

vào việc nghiên cứu sự phát triển xã hội. Do đó, nghiên cứu vấn đề “Quan điểm của
Chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước và vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài tiểu luận có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn sâu sắc.

1


NỘI DUNG
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước trong một số tác
phẩm kinh điển
Đối với nhân dân Việt Nam và tất cả các dân tộc tiến bộ trên thế giới, chủ nghĩa
Mác là chủ nghĩa chân chính nhất, cách mạng nhất. Học thuyết của Người nhằm xây
dựng một xã hội tốt đẹp mà ở đó, “sự tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát
triển tự do của tất cả mọi người” mãi mãi là ngọn đuốc sáng ngời dẫn dắt giai cấp cần
lao và nhân loại tự giải phóng mình khỏi ách áp bức và bóc lột, tiến lên xây dựng một
xã hội mới tốt đẹp.
Nghiên cứu di sản tinh thần của các nhà kinh điển mác-xít chúng ta thấy việc
thành lập nhà nước - đặc biệt là nhà nước tư sản, với tư cách là một tổ chức chính trị
của xã hội - là một tất yếu. Tất cả các cuộc cách mạng trước cách mạng vô sản đều
hướng tới việc hồn bị nhà nước tư sản đó mà thơi. Trong tác phẩm “Ngày mười tám
tháng sương mù” của Louis Bonaparte, C.Mác viết rằng: “Quyền lực hành pháp đó, với tổ chức quan liêu và quân sự rộng lớn của nó, với bộ máy nhà nước phức tạp và
nhân tạo của nó, với cái đạo quân viên chức hàng nửa triệu người ấy bên cạnh một
quân đội gồm năm mươi vạn binh lính nữa, chỉ có thể ăn bám đáng sợ ấy trùm lên như
một tấm lưới trên mình xã hội Pháp và bịt kín hết tất cả mọi lỗ chân lơng của xã hội ấy
- quyền lực đó ra đời trong thời quân chủ chuyên chế, vào thời kỳ suy tàn của chế độ
phong kiến, sự suy tàn mà cái cơ thể ấy đã góp phần đẩy nhanh hơn và tất cả các cuộc
cách mạng đã hoàn bị bộ máy đó chứ khơng đập tan nó” [1, tr.290].
Nhưng đối với cách mạng vơ sản thì vấn đề lại khơng phải như vậy. C.Mác đặt
cho cách mạng vô sản nhiệm vụ là phải “đập tan” bộ máy nhà nước tư sản. Trong bản

“Dự thảo lần thứ hai “Nội chiến ở Pháp” C.Mác viết: “Giai cấp vô sản không thể giản
đơn - như các giai cấp thống trị đã làm, cũng như các tập đoàn kiên định khác nhau lần
lượt đã lâu trong các thời điểm thắng lợi của mình - nắm lấy bộ máy nhà nước hiện tồn
và đem sử dụng lực lượng có sẵn ấy vào các mục đích của chính mình. Điều kiện đầu
tiên để giữ vững chính quyền là phải cải tổ guồng máy hoạt động truyền thống của nhà
nước và thủ tiêu guồng máy ấy như là cơng cụ thống trị giai cấp” [2, tr.196]. Ơng cịn
nhấn mạnh: “Giai cấp công nhân không thể đơn giản nắm lấy bộ máy nhà nước có sẵn
và đem sử dụng nó vào các mục đích của chính mình. Cơng cụ chính trị để nơ dịch giai
cấp cơng nhân khơng thể trở thành cơng cụ chính trị để giải phóng nó” [2, tr.197].

2


Căn cứ vào tình hình thực tiễn, dựa vào những khảo nghiệm lịch sử, khái
quát những vấn đề lý luận về nhà nước của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã đi
đến kết luận: “Tất cả những cuộc cách mạng trước kia đã làm cho bộ máy nhà nước
thêm hoàn bị, nhưng điều cần làm là phải phá hủy, phải đập tan nó đi”. V.I.Lênin
cịn khẳng định: “Kết luận ấy là cái chính, cái căn bản trong học thuyết của chủ
nghĩa Mác - Lênin” [6, tr.190].
V.I.Lênin cũng chỉ ra rằng, khác với các giai cấp thống trị trước đây, “giai
cấp vô sản không thể “nắm lấy” “bộ máy nhà nước” và “làm cho bộ máy đó chạy.
Nhưng giai cấp vơ sản có thể đập tan tất cả cái gì là áp bức, là hủ lậu, là tư sản
không thể sửa chữa được trong bộ máy nhà nước cũ và thay thế bằng một bộ máy
mới, bộ máy của mình”. V.I.Lênin cịn nhấn mạnh “chừng nào nhà nước còn là bộ
máy mà giai cấp tư sản dùng để đàn áp giai cấp vô sản, thì khẩu hiệu của giai cấp
vơ sản chỉ có thể là: phá hủy nhà nước đó đi. Nhưng một khi nhà nước là của giai
cấp vô sản, khi nhà nước đó là cơng cụ đàn áp của giai cấp vơ sản đối với giai cấp
tư sản, thì lúc đó chúng ta sẽ tán thành hồn tồn và vơ điều kiện một chính quyền
mạnh và chế độ tập trung” [7, tr.319].
Có thể nói, trong di sản của C.Mác, Ph.Ăngghen, về vấn đề nhà nước, các ông

đã luận giải một cách khá thuyết phục những vấn đề: nguồn gốc ra đời của nhà nước
(nguồn gốc của gia đình, của sở hữu tư nhân và của nhà nước ...); bản chất của nhà
nước (Phê phán cương lĩnh Gô ta); sự tiêu vong của nhà nước (Hệ tư tưởng Đức, Phê
phán cương lĩnh Gôta..) đặc biệt là C.Mác - Ph.Ăngghen đã chỉ ra sự khác nhau căn
bản giữa hai giai đoạn (giai đoạn thấp và giai đoạn cao của chủ nghĩa cộng sản).
2. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước
* Nguồn gốc nhà nước
Sự tồn tại của nhà nước và xã hội không phải khi nào cũng gắn liền với nhau.
Nhà nước là một hiện tượng lịch sử, chỉ xuất hiện trong một giai đoạn phát triển nhất
định của lịch sử xã hội, giai đoạn xã hội có sự phân chia thành giai cấp.
Trong thời kỳ cộng sản nguyên thủy, xã hội chưa phân chia thành giai cấp, nhà
nước chưa xuất hiện.
Tổ chức đầu tiên của xã hội loài người, phù hợp với tình trạng kinh tế cịn thấp
kém lúc bấy giờ là chế độ thị tộc, bộ lạc. Đứng đầu các thị tộc, bộ lạc là những tộc
trưởng, hội đồng tộc trưởng. Họ là những người do nhân dân bầu ra, chịu trách nhiệm

3


trước nhân dân, coi các cơng việc chung và có thể bị bãi miễn nếu khơng cịn sự tín
nhiệm của nhân dân. Tộc trưởng và hội đồng tộc trưởng duy trì xã hội trong vịng trật
tự, điều tiết các quan hệ xã hội, điều khiển các công việc của công xã dựa vào tập
quán, vào sức mạnh dư luận xã hội và trên cơ sở uy tín tinh thần của họ đối với xã hội.
Trong tay họ khơng có và khơng cần có một cơng cụ cưỡng bức đặc biệt nào. Quyền
hành và chức năng của các cơ quan đứng đầu thị tộc, bộ lạc khơng mang tính chất
chính trị, đó mới chỉ là tiền đề của quyền lực nhà nước.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất trong thời kỳ cuối của xã hội nguyên thủy
đã làm xuất hiện chế độ tư hữu và xã hội bị phân hóa thành những giai cấp có lợi ích
đối lập nhau. Các cơ quan quản lý xã hội trong chế độ thị tộc, bộ lạc trờ nên bất lực.
Bộ máy quản lý mới phù hợp với xã hội có đối kháng giai cấp ra đời. Bộ máy đó chính

là nhà nước.
Nói về nguồn gốc trực tiếp của sự xuất hiện và tồn tại nhà nước, V.I.Lênin viết:
“Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa
được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn
giai cấp khơng thể điều hịa được, thì nhà nước xuất hiện. Và ngược lại: sự tồn tại của
nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hịa được” [7,
tr.378]. Khi nói về tính tất yếu khách quan của nhà nước trong xã hội có giai cấp,
Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng: “Nhưng muốn cho những mặt đối lập đó, những giai cấp
có quyền lợi kinh tế mâu thuẫn nhau đó, khơng đi đến chỗ tiêu diệt lẫn nhau và tiêu
diệt luôn cả xã hội trong một cuộc đấu tranh vơ ích, thì cần phải có một lực lượng cần
thiết, một lực lượng rõ ràng là đứng trên xã hội, có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột
và giữ cho sự xung đột đó nằm trong vịng trật tự. Và lực lượng đó, nảy sinh ra từ xã
hội, nhưng lại đứng trên xã hội và ngày càng tách rời khỏi xã hội, chính là nhà nước”
[3, tr.486].
* Bản chất nhà nước
Nhà nước xuất hiện từ sự cần thiết phải kiềm chế sự đối lập giữa các giai cấp, là
sản phẩm của đấu tranh giai cấp, cho nên theo quy luật chung, nó là nhà nước của giai
cấp có thế lực nhất, của giai cấp thống trị về mặt kinh tế và nhờ có nhà nước mà giai
cấp này trờ thành giai cấp thống trị về mặt chính trị. Do đó, nhà nước về bản chất là
quyền lực chính trị của giai cấp thống trị về mặt kinh tế nhằm duy trì trật tự xã hội

4


hiện hành, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, trấn áp sự phản kháng của các giai cấp
và tầng lớp xã hội khác.
Các nhà tư tưởng tư sản và cơ hội chủ nghĩa ra sức tuyên truyền về một nhà
nước phi giai cấp. Họ cho rằng, nhà nước là cơ quan đứng trên mọi giai cấp, điều hòa
lợi ích của các giai cấp. Đó là những luận điểm sai lầm. Trong xã hội có giai cấp đối
kháng, lợi ích của các giai cấp là khơng thể điều hịa được và do đó - như V.I.Lênin chỉ

ra: “Theo Mác, nếu có thể điều hịa được giai cấp thì nhà nước không thể xuất hiện và
cũng không thể đứng vững được” [8, tr.201].
Nhà nước nào về bản chất cũng là quyền lực chính trị cùa một giai cấp. Hay nói
cách khác, nhà nước mang tính giai cấp. Điều dó khơng chỉ bắt nguồn từ mong muốn
chủ quan, mà chủ yếu là do cơ sở kinh tế, mà trên đó nhà nước tồn tại quy định.
Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào cũng muốn giành, nắm, sử dụng chính
quyền nhà nước để bảo vệ và thực hiện lợi ích cơ bản của giai cẩp mình. Do đó, một
giai cấp mỗi khi đã nắm được chính quyền nhà nước thì không bao giờ tự nguyện chia
sẻ quyền lực cho bất kỳ một giai cấp nào khác, nhất là cho giai cấp đối lập. Ngay nhà
nước tư sản - thành quả của cuộc cách mạng dân chù, những quyền dân chủ mà người
dân lao động dược hưởng không phải là do nhà nước đó, giai cấp tư sản tự nguyện trao
cho, ban phát cho mà là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ của quần chúng
lao động.
Như vậy, nhà nước mang tính giai cấp khơng chỉ bắt nguồn từ mong muốn chủ
quan của giai cấp cầm quyền, mà còn là và chủ yếu là do cơ sở kinh tế quy định. Chính
vì vậy, dù có chủ trương hay khơng có chủ trương xây dựng nhà nước theo đường lối
giai cấp thì nhà nước vẫn mang tính giai cấp.
* Chức năng và hình thức của nhà nước
Chức năng chính trị và chức năng xă hội của nhà nuớc. Xem xét nhà nước dưới
những góc độ khác nhau, người ta phân loại chức năng của nhà nước cũng khác nhau.
Với tư cách là một chủ quyền, người ta phân chức năng nhà nước thành chức năng đối
nội và chức năng đối ngoại. Với tư cách là một công quyền, người ta phân chức năng
của nhà nước thành chức năng chính trị và chức năng xã hội.
Hình thức của nhà nước. Phân loại các nhà nước trong lịch sử, quan điểm
mácxít dựa trên hai khái niệm: kiểu và hình thức của nhà nước. Kiểu nhà nước là khái
niệm dừng để chỉ quyền lực nhà nước đó thuộc về giai cấp nào, nó tồn tại trên cơ sở

5



kinh tế nào, tương ứng với hình thái kinh tế - xã hội nào. Cái cốt lõi nhất và là cái đáng
quan tâm nhất của kiểu nhà nước là bản chất quyền lực nhà nước. Hình thức nhà nước
là nói đến phương thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước. Hình thức nhà nước
thường được xem xét trên ba phương diện: hình thức cầm quyền; hình thức cấu trúc
lãnh thổ; chế độ chính trị.
3. Vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
hiện nay
Trung thành và tiếp thu những di sản quý báu về tư tưởng xây dựng nhà nước
pháp quyền trong lịch sử, quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, của Chủ tịch Hồ Chí
Minh và Đảng ta, trong q trình xây dựng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam theo định hướng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân
cần nắm vững những vấn đề sau:
Một là, xây dựng và từng bước hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân, quản lý mọi mặt đời sống xã hội
bằng pháp luật. Quan điểm này thể hiện bản chất của Nhà nước ta và đã được khẳng
định trong tất cả các bản Hiến pháp. Đặc biệt Hiến pháp 2013 đã khẳng định “Nhà
nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả các quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng nhân và đội
ngũ trí thức” [4, tr.3].
Cơ sở chính trị xã hội của nhà nước pháp quyền Việt Nam là mở rộng khối đại
đoàn kết toàn dân, lấy liên minh, trí thức làm nền tảng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo. Phát huy sức mạnh quyền làm chủ của nhân dân là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu,
là bản chất tốt đẹp, ưu việt của nhà nước pháp quyền Việt Nam, phát huy mạnh mẽ
quyền làm chủ của nhân dân, quyền dân chủ đại diện và quyền dân chủ trực tiếp của
nhân dân với cơ chế ngày càng cụ thể, hoàn thiện; bảo đảm ngày càng hiệu quả các
quyền cơ bản của cơng dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Chúng ta phải hiểu rằng,
các cơ quan của chính phủ từ tồn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân,
nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân” [5, tr.120].
Hai là, xây dựng bộ máy nhà nước theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là

thống nhất ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Cải cách, đổi mới, tinh giản, gọn
nhẹ các cơ quan nhà nước, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, đúng chức năng và phối hợp chặt

6


chẽ trong hoạt động của các cơ quan đó, lập pháp, hành pháp và tư pháp đều hoạt động
theo nguyên tắc tập trung dân chủ, nhưng nguyên tắc đó phải được vận hành sáng tạo,
cụ thể, phù hợp với chức năng, nội dung tổ chức, hoạt động của từng lĩnh vực.
Ba là, xây dựng cải cách hệ thống pháp luật đáp ứng các yêu cầu của mục tiêu:
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trên thực tế, đời sống xã
hội ngày càng phát triển đặt ra địi hỏi phải quản lý đất nước “khơng phải bằng đạo lý,
mà phải bằng pháp luật”, và chính điều đó đặt ra yêu cầu cao đối với sự nghiệp xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở nước ta hiện
nay, đồng thời phải hoàn thiện mối quan hệ giữa Nhà nước với đời sống xã hội dựa
trên cơ sở tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, thực hiện thống nhất các chức năng
của nhà nước và phát huy có hiệu quả quyền làm chủ của nhân dân trên mọi hoạt động
của Đảng, Nhà nước cũng như các lĩnh vực của đời sống xã hội vì mục tiêu: dân giàu,
nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Bốn là, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng phù hợp với đặc điểm của Nhà
nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đảng lãnh đạo tuyệt đối việc tổ chức xây
dựng và hoạt động của nhà nước và pháp luật, bảo đảm chặt chẽ bản chất giai cấp công
nhân của nhà nước pháp quyền Việt Nam, bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân. Điều 4 Hiến pháp 2013 đã ghi rõ: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiền phong của
giai cấp công nhân Việt Nam, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức
của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” [4, tr.1]. Phương thức
lãnh đạo của Đảng là bằng quyết định tập thể “thông qua tổ chức đảng chứ không
thông qua cá nhân đảng viên”. Ngày nay, với các yêu cầu mới của công cuộc đổi mới,
đặc biệt là các nhiệm vụ xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
nhiệm vụ đẩy mạnh các q trình dân chủ hố đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, để

tăng cường nhà nước theo hướng nhà nước pháp quyền, vấn đề phân định sự lãnh đạo
của Đảng cầm quyền và sự quản lý, điều hành của nhà nước là hết sức cần thiết.

7


KẾT LUẬN
Nghiên cứu quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê nin về nhà nước có ý nghĩa to
lớn, góp phần tiếp tục không ngừng phát triển lý luận về nhà nước, về nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, là một yêu cầu khách quan, nhằm làm rõ
mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật trong cơ chế một Đảng lãnh đạo, sẽ góp phần
quan trọng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở
nước ta hiện nay. Đây là hệ thống các quan điểm của Đảng ta về xây dựng nhà nước
pháp quyền Việt Nam, là sự kế thừa và tiếp tục phát triển lý luận và quan điểm đó về
xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, phù hợp với đặc điểm và yêu cầu của
thời kỳ hiện nay trong xu thế hội nhập quốc tế. Nhằm xây dựng, hoàn thiện một nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân thực hiện thắng
lợi công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời nó là cơ sở lí luận,
đấu tranh chống các quan điểm cơ hội xét lại, phản động về vấn đề nhà nước và cách
mạng.
Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một vấn đề
quan trọng, cấp bách và mang tính thời sự. Tuy nhiên, đây là vấn đề mới và khó khăn
đối với Đảng ta. Quá trình xây dựng nhà nước kiểu mới, Đảng vừa xây dựng, vừa
nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm và đã vận dụng một cách linh hoạt quan điểm nhà
nước của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Sự vận dụng của Đảng mang
tính toàn diện, sáng tạo ngay từ những ngày đầu giành được chính quyền xây dựng nhà
nước kiểu mới và trong suốt các thời kỳ cách mạng.

8



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C.Mác và Ph.ăng-ghen toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà
Nội, 1976.
2. C.Mác và Ph.ăng-ghen tồn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà
Nội, 1976.
3. C.Mác và Ph.ăng-ghen tồn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà
Nội, 1976.
4. Hiến pháp 2013.
5. Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011.
6. V.I.Lênin, toàn tập, tập 2, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1976.
7. V.I.Lênin, toàn tập, tập 34, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1976.
8. V.I.Lênin, toàn tập, tập 35, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1976.

9



×