Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Phân tích nội dung cơ bản của Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế về các nghĩa vụ của bên bán Lựa chọn 01 vụ tranh chấp minh họa (9 điểm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (823.77 KB, 8 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TIỂU LUẬN HẾT HỌC PHẦN
MƠN:
LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
ĐỀ BÀI:
Phân tích nội dung cơ bản của Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp
Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) về các nghĩa vụ của bên
bán. Lựa chọn 01 vụ tranh chấp minh họa cho việc áp dụng quy định về nghĩa vụ
của bên bán theo CISG.
TÊN

VŨ THÙY DƯƠNG

MSSV

431854

LỚP

N04-TL4

NHÓM

NHÓM 3

Hà Nội, 2021


MỤC LỤC



MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
NỘI DUNG ................................................................................................ 1
1. Phân tích các nghĩa vụ của bên bán theo quy định của CISG. .... 1
1.1. Nghĩa vụ giao hàng..................................................................... 1
1.2. Nghĩa vụ giao giấy tờ liên quan đến hàng hóa. ........................ 2
2. Thực tiễn vụ tranh chấp do bên bán vi phạm nghĩa vụ qua án lệ
CLOUT CASE 1398 ........................................................................................ 2
2.1. Tóm tắt vụ án............................................................................... 2
2.2. Lập luận của các bên .................................................................. 3
2.3. Đánh giá và bình luận về vụ việc. .............................................. 4
KẾT LUẬN ................................................................................................ 4
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................ 5


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1

MBHHQT

Mua bán hàng hóa quốc tế

2

MBHH

Mua bán hàng hóa

3


CISG

Cơng ước Viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc
về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế


1

MỞ ĐẦU
Trong thời đại tồn cầu hóa kinh tế, hoạt động MBHHQT được xem là mũi
nhọn có vai trị quan trọng trong thúc đẩy nền kinh tế của mỗi quốc gia. Tuy nhiên
hoạt động MBHHQT cũng được đánh giá là ẩn chứa nhiều nguy cơ tranh chấp hơn
hẳn so với hoạt động MBHH nội địa. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tranh
chấp này là do sự vi phạm nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Để tìm hiểu sâu hơn
về vấn đề này, sinh viên xin được chọn đề tài: “Phân tích nội dung cơ bản của Công
ước Viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
(CISG) về các nghĩa vụ của bên bán”

NỘI DUNG
1. Phân tích các nghĩa vụ của bên bán theo quy định của CISG.
Điều 30 CISG quy định: “Người bán có nghĩa vụ giao hàng, giao chứng từ liên
quan đến hàng hoá và chuyển giao quyền sở hữu về hàng hoá theo đúng quy định
của hợp đồng và của Công ước này.”
1.1. Nghĩa vụ giao hàng.
Nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm.
Theo quy định tại Điều 31 CISG thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng tại địa
điểm mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu các bên khơng có thỏa thuận về
địa điểm giao hàng thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận tải đầu tiên để
chuyển cho bên mua. Trong những trường hợp khác, nếu các bên khơng có thỏa thuận

cụ thể về địa điểm giao hàng thì người bán có nghĩa vụ đặt hàng hóa dưới quyền định
đoạt của người mua tại nơi sản xuất hàng hóa hoặc tại trụ sở thương mại của bên bán
vào thời điểm kí kết hợp đồng.
Nghĩa vụ giao hàng đúng thời gian.
Theo quy định tại Điều 33 CISG bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua
theo đúng thời gian đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu hợp đồng không quy định
thời gian giao hàng cụ thể thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua trong
khoảng thời gian hợp lí sau khi hợp đồng được kí kết.
Nghĩa vụ giao hàng đúng số lượng và chất lượng.


2

Theo quy định tại Điều 35 CISG, bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng số
lượng, chất lượng và quy cách đóng gói như những gì các bên đã thỏa thuận trong
hợp đồng. Ngoại trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, hàng hóa bị coi là khơng
phù hợp với hợp đồng khi có một trong các tiêu chí quy định tại Điều 35(2) CISG.
Ngoài ra, bên bán sẽ khơng phải chịu trách nhiệm khi hàng hóa khơng phù hợp nếu
bên mua, tại thời điểm kí kết hợp đồng, đã biết hoặc không thể không biết về sự
không phù hợp của hàng hóa.
1.2. Nghĩa vụ giao giấy tờ liên quan đến hàng hóa.
Theo quy định tại Điều 43 CISG, bên bán có nghĩa vụ giao các giấy tờ liên
quan đến hàng hóa cho bên mua đúng thời gian, địa điểm và hình thức đã quy định
trong hợp đồng. Theo thông lệ quốc tế, những giấy tờ liên quan đến hàng hóa mà bên
bán có nghĩa vụ giao cho bên mua thường bao gồm: Hóa đơn thương mại; Hối phiếu
thương mại; Giấy chứng nhận phẩm chất, số lượng, trọng lượng; Chứng từ vận tải
và chứng từ bảo hiểm (Đối với hợp đồng CIF hoặc CIP). Tuy nhiên bên bán cũng có
thể giao giấy tờ liên quan đến hàng hóa trước thời gian quy định cho bên mua nếu
điều đó khơng gây bất tiện hoặc phí tổn vơ lý cho bên mua. Nếu việc giao giấy tờ
liên quan đến hàng hóa này gây thiệt hại cho bên mua thì bên bán có nghĩa vụ bồi

thường thiệt hại cho bên mua.
2. Thực tiễn hủy bỏ hợp đồng do bên bán vi phạm nghĩa vụ qua án lệ
CLOUT CASE 1398
2.1. Tóm tắt vụ án
2.1.1 Các bên tham gia giải quyết tranh chấp.
Nguyên đơn: Julie George (người mua Canada)
Bị đơn: Kristian Skovridder (người bán Đan Mạch)
Cơ quan giải quyết tranh chấp: Tòa án quận Horsens, Đan Mạch.
2.1.2. Diễn biến vụ việc
Năm 2009, người mua Canada (A) đã liên hệ với người bán Đan Mạch (B) để
mua 1 con ngựa cho con gái của mình (C) sử dụng tham gia vào các cuộc thi cưỡi
ngựa quốc tế (bao gồm cả Thế vận hội Olympic 2012 sắp tới tại Luân Đôn).


3

Một con ngựa tên Cator được B giới thiệu là chú ngựa thiện chiến, đã tham gia
ít nhất 9 sự kiện tầm cỡ quốc tế. C đã mời một bác sĩ thú y người Canada đến khám
tổng quát cho Cator tại một bệnh viện ở Đan Mạch (V-1). Kết quả V-1 cho thấy
khơng có vấn đề lớn với sức khỏe của Cator cho thấy mức độ rủi ro cao, chỉ có một
số dấu hiệu bất thường phát hiện được liên quan đến chi trước bên phải. Theo đó, có
sự khập khiễng rất nhẹ ở chi trước bên phải khi Cator thực hiện bài kiểm tra uốn
cong. Tuy nhiên khơng có bằng chứng rõ ràng về sự suy yếu ở khu vực chi trước.
Một tuần sau báo cáo V-1, B đã bán Cator cho A với giá 550.000 euro.Vào
2/1/2010, B đã được báo rằng Cator bắt đầu tập tễnh và không thể cưỡi được nữa.
Ngày 5/1/2010, Cator đã được kiểm tra bởi bác sĩ thú y (V-2). Kết quả V-2 cho thấy
một vết thương có thể có từ trước ở chân trước bên phải của Cator. Ngày 10/9/2010,
sau khi các bên không thống nhất được giải pháp thân thiện do B đề xuất (đổi Cator
lấy một con ngựa khác), A đã đệ đơn kiện B ra tòa ở Đan Mạch.
2.2. Lập luận của các bên

Lập luận của nguyên đơn: A cho rằng B đã vi phạm nghĩa vụ giao hàng phù
hợp với hợp đồng theo Điều 35 CISG, yêu cầu được hủy hợp đồng mua bán hàng
hóa với bên bán và nhận lại khoản tiền đã bỏ ra để mua món hàng.
Lập luận của bị đơn: B cho rằng mình khơng vi phạm nghĩa vụ vì tại thời điểm
giao hàng Cator phù hợp với phẩm chất và mô tả trong hợp đồng.
Lập luận của Tịa án:
Về việc xác định tính phù hợp của hàng hóa: Tịa án đã mời một chun gia thú
y tiến hành buổi đánh giá V-3 với Cator để xác định tình trạng của Cator tại thời
điểm ký kết hợp đồng. Bản báo cáo của V-3 chỉ ra rằng, Cator có khả năng vào thời
điểm giao hàng đã có những rối loạn ở chi trước và nhiều khả năng những rối loạn
này có liên quan đến những phát hiện mà V-1 đưa ra trước khi hai bên kí kết hợp
đồng. Bên cạnh đó, tại phiên tịa B khai nhận đã không xem báo cáo V-1 trước khi
giao hàng. Dựa trên kết quả đánh giá và lời khai, Tòa án kết luận Cator ít nhất tại
thời điểm giao hàng, có khuynh hướng phát triển một hoặc nhiều chứng rối loạn được
quan sát thấy ngay sau khi giao hàng và khiến nó trở nên vơ dụng với một vận động
viên đua ngựa. Do đó, nó được coi là hàng hóa không phù hợp.


4

Về việc xác định quyền được hưởng các biện pháp khắc phục hậu quả của bên
mua: Tòa án cho rằng không thể xác định A thuộc trường hợp tại Điều 35(3) CISG
vì tại thời điểm kí kết hợp đồng, A đã được thông báo rằng Cator chưa bao giờ bị
khập khiễng, chưa bao giờ tiêm thuốc, và nó đã được sử dụng liên tục và không
ngừng nghỉ trong những cuộc đua ngựa cấp cao. Ngoài ra báo cáo V-1 cũng không
chỉ ra phát hiện nghiêm trọng nào ảnh hưởng đến tình trạng của Cator. Báo cáo V-3
tuy chỉ ra rằng những rối loạn chi trước của Cator có liên quan đến những phát hiện
ở V-1 nhưng đồng thời cũng khẳng định những phát hiện ở V-1 là không đáng kể để
có thể đánh giá tình trạng khơng phù hợp của Cator. Do đó, khơng thể kết luận rằng
người mua đã biết hoặc khơng thể khơng biết về tình trạng của Cator tại thời điểm kí

kết hợp đồng.
Từ các lập luận trên, Tòa đưa ra kết luận, B đã vi phạm nghĩa vụ giao hàng phù
hợp, gây ra một vi phạm hợp đồng cơ bản với A nên theo Điều 49(1) A được quyền
hủy bỏ hợp đồng với B.
2.3. Đánh giá và bình luận về vụ việc.
Về luật áp dụng: Cả Đan Mạch và Canada đều là thành viên của CISG. Việc
mua hàng của người mua là để phục vụ thi đấu chuyên nghiệp nên không thuộc
trường hợp “hàng bán cho người tiêu dùng” theo Điều 2 (a) của CISG nên Tòa án

áp dụng CISG để giải quyết tranh chấp là hợp lý.
Về phán quyết của Tòa án, sinh viên cho rằng phán quyết này là hợp lý vì trên
cương vị là người buôn ngựa lâu năm, người bán phải hiểu đặc tính của mặt hàng
này và cần xem báo cáo V-1, thực hiện thêm các kiểm tra và quan sát con ngựa kĩ
lưỡng trước khi bán thay vì bỏ qua báo cáo và vội vàng bán ngay sau 1 tuần kể từ
ngày có báo cáo. Như vậy người bán đã vi phạm nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa trước
khi giao hàng dẫn đến vi phạm nghĩa vụ giao hàng phù hợp.
KẾT LUẬN
Hoạt động MBHHQT đem lại lợi nhuận cao nhưng cũng dễ ẩn chứa nhiều
tranh chấp, xung đột. Để đảm bảo uy tín của mình trên thương trường cũng như tránh
những tranh chấp khơng đáng có gây ảnh hưởng đến lợi ích của các bên việc tuân
thủ tuyệt đối nghĩa vụ của từng bên trong hợp đồng là vô cùng quan trọng.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tham khảo là văn bản pháp luật
1. Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế (CISG).
II. Tài liệu tham khảo là giáo trình, cơng trình nghiên cứu khoa học
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại Quốc tế, NXB.
Cơng an nhân dân, Hà Nội, 2017.

3. Trần Minh Thuận, Nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng mua
bán ngoại thương theo Công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế,
Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 1997.
III. Tài liệu trên Internet.
4. CLOUT CASE số 1398,
/>


×