Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Phân tích nội dung cơ bản của mỗi quyền, nghĩa vụ của từng chủ thể và ý nghĩa của việc quy định quyền, nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.26 KB, 15 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Hệ thống tổ chức tín dụng luôn đóng vai trò to lớn đối với nền kinh tế,
đặc biệt là trong hoàn cảnh hiện nay khi Việt Nam đang xây dựng công
nghiệp hóa - hiện đại hóa và tham gia ngày càng sâu vào quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế. Xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa với nhiều cạnh tranh gay
gắt đang đặt ra cho các tổ chức tín dụng những cơ hội và không ít thách thức
đòi hỏi phải đổi mới đa dạng hóa và hoàn thiện các loại hình nghiệp vụ kinh
doanh ngân hàng. Là một trong những hoạt động tín dụng truyền thống,
nghiệp vụ bảo lãnh bắt đầu được sử dụng rộng rãi trên thế giới từ cuối những
năm 70 của thế kỷ trước đóng vai trò quan trọng trong giao dịch kinh tế toàn
cầu nhất là trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu và thương mại quốc tế.
Ở nước ta, bảo lãnh ngân hàng xuất hiện từ thập kỷ 80 và được đề cập đến
trong các văn bản pháp luật nhưng còn mang tính chất như là một công cụ hỗ
trợ do Ngân hàng Nhà nước thực hiện nhằm giúp các doanh nghiệp quốc
doanh vay vốn nước ngoài để phát triển sản xuất kinh doanh. Trong vài năm
gần đây, bảo lãnh ngân hàng thật sự là biện pháp bảo đảm nghĩa vụ thông
dụng trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng do hiệu quả bảo đảm cao cho quyền
lợi của người thụ hưởng.
Vì vậy để làm rõ hơn vấn đề này chúng ta đi vào tìm hiểu vấn đề “ Phân
tích nội dung cơ bản của mỗi quyền, nghĩa vụ của từng chủ thể và ý nghĩa của
việc quy định quyền, nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng ”
1
NỘI DUNG
1. Khái quát chung:
1.1 Bảo lãnh ngân hàng là gì ?
Xét về phương diện học thuật, bảo lãnh ngân hàng vừa có ý nghĩa là
danh từ kinh tế, vừa có tính cách là một thuật ngữ pháp lý. Với ý nghĩa là một
danh từ kinh tế, bảo lãnh ngân hàng có thể được hiểu là một nghiệp vụ cấp tín
dụng của ngân hàng cho khách hàng thông qua việc ngân hàng cam kết trả nợ
thay cho các khách hàng đối với bên có quyền, nếu đến thời hạn mà người
này không thực hiện nghĩa vụ của mình. Tuy là một hình thức cấp tín


dụng nhưng “ bảo lãnh không phải là cho vay vì người bảo lãnh không hề
ứng tiền mà chỉ nhận bảo đảm cho người thiếu nợ đối với chủ nợ mà
thôi”. Còn với tính cách là một thuật ngữ pháp lý, bảo lãnh ngân hàng lại
được định nghĩa tương đối khác nhau giữa pháp luật thực định và quan
niệm luật học.
Theo pháp luật thực định, “ bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản
của tổ chức tín dụng với bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính
thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam
kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được
trả thay”
1.2 Chủ thể tham gia trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng :
Nghiệp vụ bảo lãnh của các TCTD vốn mang bản chất là hoạt động
thương mại nên có cấu trúc pháp lý khá đặc thù, bao gồm sự gắn kết giữa hai
loại hợp đồng – hợp đồng bảo lãnh ( được kí kết giữa bên bảo lãnh và bên
nhận bảo lãnh ) và hợp đồng dịch vụ bảo lãnh ( được ký kết giữa bên được
bảo lãnh và bên bảo lãnh ). Như vậy chúng ta có thể nhận thấy được chủ thể
trong giao dịch bảo lãnh ngân hàng bao gồm 3 chủ thể :
- Người bảo lãnh ( các TCTD )
- Người được bảo lãnh ( khách hàng )
- Người nhận bảo lãnh ( bên có quyền )
Có thể mô tả cấu trúc chủ thể tham gia hoạt động bảo lãnh ngân hàng
bằng sơ đồ sau đây :
2
(2)
(1)
(1) (3) (2)
(1) Hợp đồng dịch vụ bảo lãnh
(2) Hợp đồng bảo lãnh
(3) Hợp đồng nghĩa vụ tài sản cần được bảo đảm
Giao dịch bảo lãnh được thiết lập giữa ba chủ thể trong đó, ngân hàng là

chủ thể tham gia trực tiếp vào hai quan hệ pháp luật; quan hệ giữa ngân hàng
với khách hàng được bảo lãnh (hình thức pháp lý của quan hệ này là hợp đồng
dịch vụ bảo lãnh) và quan hệ giữa ngân hàng với người nhận bảo lãnh – bên
có quyền (hình thức pháp lý của quan hệ này là hợp đồng bảo lãnh). Khi tham
gia vào hai mối quan hệ pháp lý này, ngân hàng không chỉ có hai tư cách pháp
lý hoàn toàn độc lập với nhau, xét trong từng mối quan hệ mà còn độc lập về
quyền và nghĩa vụ đối với các bên đối tác trong từng mối quan hệ .
2.Quyền nghĩa vụ và ý nghĩa của các chủ thể trong quan hệ bảo
lãnh ngân hàng.
2.1 Quyền nghĩa vụ của tổ chức tín dụng thực hiện bảo lãnh và ý
nghĩa của việc quy định :
Khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng tổ chức tín dụng phải xác
lập 2 mối quan hệ pháp lí khác nhau với hình thức hợp đồng khác nhau. Vì
vậy chủ thể này sẽ có 2 tư cách pháp lí khác nhau với cơ cấu quyền và nghĩa
vụ pháp lí khác nhau
a. Quyền nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong hợp đồng dịch vụ bảo lãnh
3
Người bảo lãnh
( các tổ chức tín dụng )
Người nhận bảo lãnh Người được bảo lãnh
( khách hàng )
Trong quan hệ hợp đồng dịch vụ bảo lãnh với khách hàng được bảo lãnh
tổ chức tín dụng có tư cách là bên cung ứng dịch vụ bảo lãnh, theo luật định(
K1- Điều 16 quy chế bảo lãnh ngân hàng ) có các quyền và nghĩa vụ sau:
- Quyền yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu thông tin về khả
năng tài chính và các tài liệu khác liên quan đến nghĩa vụ được bảo lãnh, báo
cáo tình hình sản xuất kinh doanh, báo cáo tình hình thực hiện hợp đồng và
các nghĩa vụ có liên quan đến giao dịch bảo lãnh.
Cơ sở khoa học vủa việc quy định quyền năng pháp lí này cho tổ chức tín
dụng xuất phát: 1 ngân hàng chấp nhận bằng tài sản của mình bảo lãnh cho 1

nghĩa vụ tài chính của khách hàng để đánh giá khả năng thực hiện nghĩa vụ
được bảo lãnh cũng như nghĩa vụ hoàn trả khi tổ chức tín dụng thực hiện
nghĩa vụ thay cho khách hàng. Trên cơ sở đó hạn chế các rủi ro mà ngân hành
có thể phải gánh chịu. Qui định này nhằm đảm bảo cho quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức tín dụng, nâng cao ý thức trách nhiệm thực hiện hợp đồng
của khách hàng được bảo đảm. Đồng thời cũng nhằm mục đích đảm bảo sự an
toàn cho hoạt động kinh doanh ngân hàng trong nền kinh tế.
- Quyền yêu cầu khách hàng đề nghị bảo lãnh phải có sự bảo đảm
bằng tài sản cho nghĩa vụ hoàn trả của họ đối với mình.
Việc pháp luật qui định này không ngoài mục đích là bảo đảm quyền và
lợi ích chính đáng cho tổ chức tín dụng. Bảo lãnh cũng như các hoạt động cấp
tín dụng khác của ngân hàng, là loại hình kinh doanh chứa đựng rủi ro cao.
Vì vậy, ngân hàng có quyền yêu cầu các biện pháp bảo đảm, nhằm hạn
chế thấp nhất những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra, đảm bảo an toàn vốn, lợi
nhuận của ngân hàng khi tham gia hoạt động cấp tín dụng.
- Quyền yêu cầu khách hàng được bảo lãnh thanh toán tiền phí dịch
vụ bảo lãnh cho mình theo thoả thuận trong hợp đồng, sau khi phát hành thư
bảo lãnh và gửi cho bên nhận bảo lãnh.
Việc qui định này cho tổ chức tín dụng xuất phát từ đặc điểm bảo lãnh
ngân hàng là một giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại, là hoạt
động bảo lãnh có thu phí. Theo thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ, tổ chức tín
dụng phải phát hành thư bảo lãnh để cho bên nhận bảo lãnh vì quyền lợi của
khách hàng được bảo lãnh.
Do đó tổ chức tín dụng đương nhiên có quyền yêu cầu khách hàng được
bảo lãnh thanh toán tiền phí dịch vụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình.
4
- Quyền yêu cầu khách hàng hoặc bên phát hành bảo lãnh đối ứng
hoàn trả số tiền bảo lãnh mà tổ chức tín dụng đã trả thay.
Điều này cũng đã được thể hiện ngay trong khái niệm của bảo lãnh ngân

hàng. Trường hợp tổ chức tín dụng phải thực hiện nghĩa vụ thay khách hàng
thì lúc này giữa tổ chức tín dụng và kháh hàng không chỉ có quan hệ cấp tín
dụng cấp với hình thức bảo lãnh mà còn phát sinh thêm quan hệ tín dụng cho
vay, tổ chức tín dụng không chỉ có tư cách là người cung ứng dịch vụ bảo
lãnh mà còn có thêm tư cách là người cấp tín dụng với hình thức cho vay. Khi
đó khách hàng phải thực hiện cả 2 nghĩa vụ trả phí dịch vụ bảo lãnh và hoàn
trả số tiền mà tổ chức tín dụng đã ứng trước để thực hiện nghĩa vụ thay cho
mình với bên nhận bảo lãnh. Quyền yêu cầu hoàn trả của tổ chức tín dụng
nhằm đảm bảo cho quyền và lợi ích của chính mình.
Ngoài ra còn có một số quyền khác như :
- Quyền hạch toán ghi nợ khách hàng hoặc tổ chức tín dụng phát hành
bảo lãnh đối với số tiền trả thay.
- Quyền xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng theo quy định tại thông tư
số 07/2003/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện về bảo đảm tiền vay của tổ chức
tín dụng
- Đề nghị tổ chức tín dụng khác xác nhận việc bảo lãnh của mình với
khách hàng.
- Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị bảo lãnh của khách hàng hoặc tổ
chức tín dụng phát hành bảo lãnh đối ứng trong thời hạn tối đa là 45 ngày kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ.
- Được khởi kiện theo quy định của pháp luật khi khách hàng, bên
phát hành bảo lãnh đối ứng vi phạm hợp đồng
- Có thể chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín
dụng khác quy định tại Điều 3 của Quy chế này nếu được bên nhận bảo lãnh
chấp thuận bằng văn bản.
* Bên cạnh các quyền trên, tổ chức tín dụng có các nghĩa vụ :
Thực hiện nghĩa vụ phát hành thư bảo lãnh gửi cho bên nhận bảo lãnh vì
quyền lợi của khách hàng được bảo đảm. Nghĩa vụ này có mục tiêu hướng tới
việc phục vụ quyền lợi của khách hàng được bảo lãnh. Chỉ khi nào tổ chức tín
dụng (với tư cách là bên cung ứng dịch vụ bảo lãnh) đã thực hiện xong nghĩa

vụ này thì họ mới có quyền yêu cầu bên hưởng dịch vụ bảo lãnh thanh toán số
tiền công là phí dịch vụ bảo lãnh.
5
Nghĩa vụ thực hiện các cam kết khác trong hợp đồng dịch vụ bảo lãnh đã
ký với khách hàng.
Đôn đốc khách hàng thực hiện đầy đủ và đúng nghĩa vụ đã cam kết với
bên nhận bảo lãnh.
Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm nếu có và giấy tờ có liên quan khi khách
hàng đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh.
b, Quyền và nghĩa vụ của tổ chưc tín dụng trong hợp đồng bảo lãnh
Trong trường hợp bên bảo lãnh cầm cố, thế chấp để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh thì có các quyền như của khách hàng vay khi cầm cố thế
chấp tài sản.
Trong quan hệ hợp đồng bảo lãnh, có thể phân loại hợp đồng bảo lãnh là
hợp đồng đơn vụ mà cũng mang đặc diểm của hợp đồng có điều kiên, bên có
nghĩa vụ trong hợp đồng này là những tổ chức tín dụng theo đó nghĩa vụ chủ
yếu của tổ chức tín dụng là thực hiện cam kết đối với những người nhận bảo
lãnh khi khách hàng được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ của họ khi đến hạn. Việc quy định này bảo đảm nghĩa vụ hợp
pháp của bên nhận bảo lãnh và có tác dụng đảm bảo lợi ích của khách hàng
được bảo lãnh
Quyền của tổ chức tín dụng: tổ chức tín dụng có quyền từ chối yêu cầu
thực hiện nghĩa vụ quân dân cự của người bảo lãnh, cơ sở của quy định này là
ở chỗ mặc dù người bảo lãnh đã cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho người
được bảo lãnh nhưng nếu việc đòi tiền của người nhận là không có cơ sở pháp
lý thì người bảo lãnh có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ.
Khi bên bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ bảo lãnh thì có quyền yêu cầu
khách hàng vay thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi bảo lãnh, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác. Ở đây có sự chuyển giao quyền yêu cầu từ
bên nhận bảo lãnh sang bên bảo lãnh. Tuy nhiên, có một vấn đề chưa được

làm rõ là liệu bên được bảo lãnh ( khách hàng vay ) có thể phản tố lại bên bảo
lãnh bằng những lý do xuất phát từ quan hệ với TCTD cho vay ( bên nhận bảo
lãnh) không.
Ví dụ sau khi bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với TCTD, thì nghĩa
vụ chính giữa khách hàng vay vốn và TCTD cho vay hết thời hiệu.
Trong trường hợp này liệu bên bảo lãnh có thể lấy lý do là nghĩa vụ trả
nợ ( nghĩa vụ chính ) đã hết thời hiệu mà từ chối thực hiện nghĩa vụ đối với
bên bảo lãnh không và nếu có thì bằng cách nào có thể bảo vệ lợi ích của bên
6

×