Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHẾ ĐỘ THAI SẢN TRONG LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI – THỰC TIỄN THỰC THI TẠI CHI NHÁNH MAY VIỆT ĐỨC – CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.31 KB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHOA QUẢN LÝ - LUẬT KINH TẾ

BÙI KHẮC HUY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH LUẬT KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH DOANH
TÊN ĐỀ TÀI:
CHẾ ĐỘ THAI SẢN TRONG LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI – THỰC
TIỄN THỰC THI TẠI CHI NHÁNH MAY VIỆT ĐỨC – CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG

Thái Nguyên, tháng 5/2021



TRƯỜNG ĐH KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHOA QUẢN LÝ - LUẬT KINH TẾ
TRANG PHỤ BÌA

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH LUẬT KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH DOANH

Giảng viên hướng dẫn: TS. TRẦN THÙY LINH
Sinh viên thực hiện: BÙI KHẮC HUY
Lớp: LUẬT KINH DOANH A

Thái Nguyên, tháng 5/2021


1


2


Chuyên ngành: Luật Kinh doanh

Bùi Khắc Huy

LỜI CẢM ƠN
Được sự tạo điều kiện của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh
Thái Nguyên, cùng với Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Luật kinh tế của trường và
Chi nhánh may Việt Đức – Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG đã giúp
đỡ rất nhiều để em thực hiện và hồn thành được bài khóa luận tốt nghiệp “Chế độ
thai sản trong luật bảo hiểm xã hội – thực tiễn thực thi tại chi nhánh may Việt
Đức – TNG” này.
Em xin phép gửi lời cảm ơn tới nhà trường đã tạo cho em có cơ hội học tập,
học hỏi thêm nhiều kiến thức lý thuyết, cho em bước ra thực tiễn, thực tế để áp
dụng những kiến thức mà các thầy cô giáo đã giảng dạy. Em xin gửi đến quý thầy,
cô giáo trong khoa Quản lý - Luật kinh tế đã tạo điều kiện để em có một bài khóa
luận tốt nghiệp một cách tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo, các phòng ban của Chi nhánh may
Việt Đức đã tạo điều kiện cho em được tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá trình làm
việc tại cơng ty. Em xin cảm ơn các cơ chú, anh chị phịng tổ chức đã giúp đỡ,
cung cấp những số liệu thực tế để em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp
này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày…..tháng…..năm 2021
Sinh viên


Bùi Khắc Huy

2


Chun ngành: Luật Kinh doanh

Bùi Khắc Huy

TĨM TẮT
Trong bài khóa luận tốt nghiệp này, em xin được trình bày các vấn đề liên
quan đến việc tìm hiểu về Chế độ thai sản trong luật bảo hiểm xã hội và thực tiễn
thực thi, áp dụng những quy định về chế độ thai sản này vào thực tế ra sao. Tuy
rằng hiện tại chế độ thai sản đã khơng cịn xa lạ đối với mọi người và cũng là chế
độ được nhiều người lao động biết đến cùng với bảo hiểm hưu trí thì mọi người
hiện nay cũng đã phần nào nắm giữ được lợi ích của chế độ thai sản đối với bản
thân và cộng đồng nhưng để hiểu được phần nào những quy định của pháp luật về
chế độ này cũng như cách thức vận hành và hoạt động như nào,… thì khơng phải
ai cũng nắm rõ.
Hiện nay, chế độ thai sản đối với người lao động là một khoản đóng bắt buộc
nằm trong BHXH, và hầu hết tất cả những doanh nghiệp sẽ trích một phần lương
của cơng nhân để thay họ đóng chế độ thai sản này, và việc đó được áp dụng như
thế nào, các doanh nghiệp có đang áp dụng đúng với các quy định của pháp luật về
Bảo hiểm xã hội hay khơng, có những khó khăn hạn chế nào trong các doanh
nghiệp về quản lý Bảo hiểm y tế cũng như về các chế độ khác trong đó có chế độ
thai sản hay khơng? Đây là một vấn đề cần chúng ta tìm hiểu để từ đó đưa ra các
giải pháp để khắc phục. Vậy nên, bài khóa luận tốt nghiệp “Chế độ thai sản trong
luật bảo hiểm xã hội – thực tiễn thực thi tại chi nhánh may Việt Đức – TNG”
của em sẽ làm rõ phần nào những thắc mắc này.



Chuyên ngành: Luật Kinh doanh

Bùi Khắc Huy

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ & QTKD

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA QUẢN LÝ – LUẬT KINH TẾ

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHẬN XÉT
CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: Bùi Khắc Huy
Lớp: Luật kinh doanh A

Chuyên ngành: Luật kinh tế

Tên đề tài: Chế độ thai sản trong luật bảo hiểm xã hội – thực tiễn thực thi tại chi

nhánh may Việt Đức – TNG
Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Thùy Linh
1. Kết cấu, hình thức trình bày
.............................................................................................................................................
2. Nội dung của khóa luận
2.1. Phương pháp nghiên cứu
.............................................................................................................................................

2.2. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
.............................................................................................................................................
2.3. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
.............................................................................................................................................
2.4. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
.............................................................................................................................................
3. Thái độ sinh viên trong quá trình làm khóa luận
.............................................................................................................................................
4. Mức độ đáp ứng mục tiêu thực tập tốt nghiệp
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
5. Kết quả............................................................................................................................
Thái Nguyên, ngày……tháng……năm 2021
Giảng viên hướng dẫn


Chuyên ngành: Luật Kinh doanh

Bùi Khắc Huy

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ & QTKD

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA QUẢN LÝ – LUẬT KINH TẾ

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHẬN XÉT PHẢN BIỆN
Họ và tên sinh viên: Bùi Khắc Huy

Lớp: Luật kinh doanh A

Chuyên ngành: Luật kinh tế

Tên đề tài: Chế độ thai sản trong luật bảo hiểm xã hội – thực tiễn thực thi tại chi

nhánh may Việt Đức – TNG
Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Thùy Linh
1. Kết cấu, hình thức trình bày
.............................................................................................................................................
2. Nội dung của báo cáo
2.1. Phương pháp nghiên cứu
.............................................................................................................................................
2.2. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
.............................................................................................................................................
2.3. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
.............................................................................................................................................
2.4. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
.............................................................................................................................................
3. Mức độ đáp ứng mục tiêu thực tập tốt nghiệp
.............................................................................................................................................
4. Kết quả............................................................................................................................
Thái Nguyên, ngày……tháng……năm 2021
Giảng viên phản biện


Chuyên ngành: Luật Kinh doanh

Bùi Khắc Huy



Chuyên ngành: Luật Kinh doanh

Bùi Khắc Huy

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA.....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................ii
TÓM TẮT.................................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................iv
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG SỐ LIỆU..........................................................v
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................3
5. Kết cấu của báo cáo...............................................................................................4
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ THAI SẢN
TRONG LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI...................................................................5
1.1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam.................................................................................5
1.1.1. Khái niệm Bảo hiểm xã hội.............................................................................5
1.1.2. Vai trò của Bảo hiểm xã hội trong hệ thống An sinh xã hội của Việt Nam.....5
1.1.3. Các chế độ bảo hiểm xã hội.............................................................................8
1.2. Chế độ thai sản của Bảo hiểm xã hội...............................................................10
1.2.1. Khái niệm, vai trò, ý nghĩa............................................................................10
1.2.2. Nguyên tắc của chế độ thai sản.....................................................................11
1.2.3. Lịch sử phát triển của pháp luật về chế độ thai sản tại Việt Nam.................13
1.3. Một số quy định của pháp luật quốc tế về chế độ Bảo hiểm thai sản...............16
1.3.1. Các công ước quốc tế....................................................................................16

1.3.2. Tham khảo một số nước về chế độ thai sản..................................................17
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ THAI
SẢN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI CHI NHÁNH MAY VIỆT ĐỨC TNG........................................................................................................................19
2.1. Thực trạng quy định của pháp luật về chế độ thai sản.....................................19


Chuyên ngành: Luật Kinh doanh

Bùi Khắc Huy

2.1.1. Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ thai sản..............................................19
2.1.2. Chế độ và quyền lợi của chế độ thai sản.......................................................20
2.1.3. Trình tự thủ tục, hồ sơ hưởng chế độ thai sản...............................................22
2.1.4. Mức đóng và nguồn hình thành chế độ bảo hiểm thai sản............................25
2.2. Thực tiễn thực hiện chế độ thai sản tại Chi nhánh may Việt Đức – TNG........27
2.2.1. Khái quát chung về chế độ thai sản tại Chi nhánh may Việt Đức.................27
2.2.2. Đánh giá mức độ hiểu biết về chế độ thai sản trong Bảo hiểm xã hội của
người lao động trong Chi nhánh..............................................................................46
2.2.3. Đánh giá chung về thực tiễn áp dụng chế độ thai sản trong Chi nhánh may
Việt Đức – TNG......................................................................................................48
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ THAI SẢN TẠI NHÁNH
MAY VIỆT ĐỨC – TNG.......................................................................................51
3.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật của chế độ thai sản.....51
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác thực hiện chế
độ thai sản tại Chi nhánh may Việt Đức – TNG......................................................53
3.2.1. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ thai sản tại Chi
nhánh may Việt Đức – TNG....................................................................................53
3.2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Bảo hiểm xã hội tại Chi nhánh
may Việt Đức...........................................................................................................56

KẾT LUẬN............................................................................................................58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................60


Chuyên ngành: Luật Kinh doanh

Bùi Khắc Huy

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DẠNG VIẾT TẮT

DẠNG ĐẦY ĐỦ

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

HĐQT

Hội đồng quản trị


NLĐ

Người lao động

NSDLĐ

Người sử dụng lao động

TNLĐ – BNN

Tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp

TNG

Thái Nguyên Garment

UBND

Ủy ban nhân dân

4


Chuyên ngành: Luật Kinh doanh

Bùi Khắc Huy

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG SỐ LIỆU

NỘI DUNG


TRAN
G

Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3

BẢNG SỐ LIỆU
Mức đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN
Cơ cấu người lao động từ năm 2019 – 2/2021
Số lao động tham gia BHXH tại Chi nhánh may Việt Đức

29
39
41

Bảng 2.4

Số liệu về tình hình cấp sổ trong Chi nhánh may Việt Đức

42

Bảng 2.5

Tổng quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH 2019 - 2021

42

Bảng 2.6


Bảng thống kê về mức chi trả BHXH tại chi nhánh may
Việt Đức

43

Sơ đồ 1

SƠ ĐỒ
Cơ cấu bộ máy quản lý của Chi nhánh may Việt Đức

5

31


Chuyên ngành: Luật Kinh doanh

Bùi Khắc Huy

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, quan hệ lao động giữa NLĐ và NSDLĐ là quan hệ khơng cịn xa lạ
đối với chúng ta hiện nay. Và về vấn đề tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao
động cũng vậy. Thực tế rằng một phần không nhỏ những NLĐ theo như tìm hiểu sẽ
chỉ có sự hiểu biết là quan hệ lao động của họ là quan hệ làm công ăn lương, NLĐ
bán sức lao động của mình để nhận được thù lao (tiền lương) được trả bởi NSDLĐ
đã thuê họ. Một phần khác thì ngồi việc chỉ có tầm hiểu biết về chế độ tiền lương
thì họ có biết một chút về những quyền lợi khác của mình ngồi tiền lương thì có
cả những chế độ mà họ được hưởng khác gọi là BHXH. Và phần còn lại, hầu hết là

những NLĐ chất lượng cao thì họ có hiểu biết và ngồi tiền lương thì họ cũng rất
trú trọng và quan tâm đến việc họ được hưởng những chế độ như thế nào trong
quan hệ lao động của chính họ.
Cịn về phía NSDLĐ thì mục đích chính họ tham gia vào quan hệ xã hội chính
là lợi nhuận, họ mua sức lao động của của NLĐ và trả công cho họ. Sau rất nhiều
năm đấu tranh giữa NLĐ và NSDLĐ trên thế giới và những nỗ lực bảo vệ quyền
lợi của những NLĐ, đến hiện nay, pháp luật Việt Nam nói riêng và những quy định
của thế giới nói chung đều có những quy định bắt buộc về quyền lợi của NLĐ cũng
như những quy định về BHXH dành cho những NLĐ để NSDLĐ phải tuân theo
khi tham gia vào quan hệ lao động.
Trong hệ thống những chính sách xã hội thì BHXH là chính sách quan trọng
nhất và là trụ cột trong hệ thống chính sách xã hội. Thực hiện chính sách BHXH
đối với nhà nước thì góp phần phân phối thu nhập một cách công bằng, hợp lý giữa
các tầng lớp trong xã hội, đảm bảo sự bình đẳng của NLĐ trong các thành phần
kinh tế khác nhau để từ đó nâng cao và thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội.
Đối với NLĐ thì ổn định cuộc sống người lao động, trợ giúp cho NLĐ trong
trường hợp bất ngờ gặp phải rủi ro nâng cao quyền lợi và mức sống cho NLĐ. Còn
đối với NSDLĐ thì giúp giảm một phần gánh nặng khi phải thực hiện việc chi trả
khoản bồi thường khi có trường hợp rủi ro xảy ra với NLĐ của họ, sự đóng góp
1


Chuyên ngành: Luật Kinh doanh

Bùi Khắc Huy

cho BHXH của NSDLĐ cũng là một phần đóng góp khơng nhỏ cho ngân sách nhà
nước. Quỹ BHXH bao gồm nhiều chế độ khác nhau và trong đó có chế độ thai sản
được coi là một trong những quỹ lớn trong hệ thống các quỹ tạo nên quỹ bảo hiểm
xã hội. Thai sản đồng nghĩa với chế độ nhắm tới đối tượng là những sản phụ,

những người phụ nữ hoặc người chồng có vợ đang mang thai và nuôi con nhỏ đảm
bảo được mức trợ cấp cần thiết khi mà họ phải thực hiện những việc liên quan đến
những việc về thai nhi, thai sản. Có thể nói, việc người phụ nữ ni con rất được
nhà nước và các cơ quan quan tâm vì những thai nhi đó sẽ là những mầm non
tương lai, là nguồn lao động để phát triển cho đất nước sau này, và cơng việc chăm
sóc những mầm non đó ngồi sự quan tâm của các bậc cha mẹ, ơng bà thì cũng rất
cần có sự can thiệp của pháp luật để giúp đỡ những người phụ nữ đang mang thai,
đặc biệt là người lao động đang mang thai hoặc ni con nhỏ và chồng của những
người phụ nữ đó.
Trong thực tế, pháp luật của Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản khác có liên
quan đã phần nào hỗ trợ rất tốt và đảm bảo được quyền và lợi ích của những người
thuộc đối tượng hưởng chế độ thai sản trong quan hệ lao động, nhưng đâu đó vẫn
xảy ra những bất cập, những tình huống khó xử lý cũng như mới xuất hiện mà
chưa thể lường trước được của pháp luật, điều này đòi hỏi các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phải nắm bắt được và cố gắng giải quyết và chúng ta phải chỉ ra những
biểu hiện để từ đó nêu ra một số kiến nghị, giải pháp khắc phục và hoàn thiện hơn
các quy định pháp luật về BHXH. Qua thực tế tại Chi nhánh may Việt Đức – Công
ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG em nhận thấy Chi nhánh và công ty đã
thực hiện hầu như là rất tốt trong việc thực hiện và áp dụng những chính sách về
BHXH đối với người lao động nói chung cũng như về chế độ thai sản nói riêng.
Nhưng vẫn có một số điểm do một phần pháp luật chưa được quy định rõ ràng.
Vậy nên, em chọn đề tài “Chế độ thai sản trong luật bảo hiểm xã hội – thực tiễn
thực thi tại chi nhánh may Việt Đức – TNG” để làm minh chứng về chế độ thai
sản của một doanh nghiệp có một lượng lớn người lao động là nữ đã thực hiện và
áp dụng pháp luật về Bảo hiểm xã hội nói chung và chế độ thai sản nói riêng.

2


Chuyên ngành: Luật Kinh doanh


Bùi Khắc Huy

2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung
Tìm hiểu và luận giải một số vấn đề trong lý luận và thực tiễn về chế độ thai
sản, những thuận lợi, khó khăn về các mặt trong thực hiện công tác liên quan đến
chế độ thai sản để từ đó hồn thiện hơn những quy định về BHXH và chế độ về
thai sản trong Chi nhánh may Việt Đức nói riêng và BHXH Việt Nam nói chung.
* Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu về cơng tác quản lý và thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội cụ thể
trọng tâm là về chế độ thai sản.
Tìm hiểu mức độ hiểu biết và thực hiện chế độ thai sản của người lao động.
Từ quan sát, tìm hiểu nêu ra ý kiến, kiến nghị, chỉ ra và đề xuất một số giải
pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về chế độ thai sản
ở Chi nhánh may Việt Đức – TNG nói riêng và BHXH nói chung.
3. Đối tượng nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
- Các vấn đề lý luận về chế độ thai sản trong BHXH
- Quy định của pháp luật BHXH Việt Nam hiện hành về chế độ thai sản
- Việc thực hiện BHXH tại Chi nhánh may Việt Đức – Công ty cổ phần Đầu
tư và Thương mại TNG.
* Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi nội dung: Quy định về chế độ thai sản trong BHXH và việc
thực hiện chế độ thai sản của Việt Nam nói chung và tại Chi nhánh may Việt
Đức – TNG nói riêng.
 Phạm vi thời gian: Từ 2019 – Tháng 2/2021
 Phạm vi không gian: Chi nhánh may Việt Đức – Công ty cổ phần Đầu tư
và Thương mại TNG.
4. Phương pháp nghiên cứu


3


Chuyên ngành: Luật Kinh doanh

Bùi Khắc Huy

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tác giả vận dụng
tổng hợp phương pháp nghiên cứu khoa học liên ngành và chuyên ngành, trong đó
chú trọng sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu lý luận chủ yếu được sử dụng khi nghiên cứu, luận
giải các vấn đề lý luận về pháp luật BHXH.
Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng ở hầu hết các chương mục,
nhằm phân tích làm rõ các luận điểm và đi đến tổng kết, rút ra kết luận nghiên cứu.
Phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích tài liệu sơ cấp và thứ cấp. Tài
liệu sơ cấp bao gồm các văn bản pháp luật của Nhà nước và văn kiện, nghị quyết
của Đảng có liên quan, các số liệu thống kê chính thức của cơ quan có thẩm quyền.
Tài liệu thứ cấp bao gồm các cơng trình khoa học, đề tài, tạp chí, kết luận đã được
các tác giả khác thực hiện.
Phương pháp tổng hợp được sử dụng để tổng hợp các số liệu tri thức có từ
hoạt động phân tích tài liệu, nghiên cứu thực tế của tác giả. Việc tổng hợp nhằm
mục đích đưa ra những luận giải, đề xuất của chính tác giả.
Phương pháp hệ thống hóa được sử dụng nhằm trình bày các vấn đề, nội dung
nghiên cứu theo một trình tự, bố cục hợp lý chặt chẽ, logic và gắn kết được những
vấn đề cần nghiên cứu.
Phương pháp thống kế toán học được dùng để xử lý các số liệu, tài liệu đã thu
thập được xử lý các thơng tin định lượng được trình bày dưới dạng: con số rời rạc,
bảng số liệu, biểu đồ, xử lý thơng tin định tính dưới dạng biểu đồ, làm cho các kết
quả nghiên cứu trở nên chính xác, bảo đảm độ tin cậy

5. Kết cấu của báo cáo
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung khóa
luận gồm có 3 chương:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận chung về chế độ thai sản trong luật bảo hiểm
xã hội
Chương 2. Thực trạng áp dụng chế độ thai sản tại chi nhánh may Việt Đức
– TNG

4


Chuyên ngành: Luật Kinh doanh

Bùi Khắc Huy

Chương 3. Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực
hiện chế độ thai sản tại nhánh may Việt Đức – TNG

5


Chuyên ngành: Luật Kinh doanh

Bùi Khắc Huy

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ THAI SẢN TRONG
LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam
1.1.1. Khái niệm Bảo hiểm xã hội

Theo Tổ chức lao động quốc tế ILO: "Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế
hoặc bù đắp một phần thu nhập từ nghề nghiệp do bị mất hoặc giảm khả năng lao
động hoặc mất việc làm do những rủi ro xã hội thơng qua việc hình thành, sử dụng
một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội, nhằm góp
phần đảm bảo an tồn đời sống của người lao động và gia đình họ, đồng thời
góp phần đảm bảo an tồn xã hội". mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ
bảo hiểm xã hội".
- Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014: “Bảo hiểm xã hội là sự
bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị
giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,
hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”.
Có hai loại hình bảo hiểm xã hội là:
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức
mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. (Khoản 2 Điều 3
Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức
mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu
nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để
người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. (Khoản 3 Điều 3 Luật Bảo hiểm
xã hội 2014).
1.1.2. Vai trò của Bảo hiểm xã hội trong hệ thống An sinh xã hội của Việt Nam
Thứ nhất, thực hiện chính sách BHXH nhằm ổn định cuộc sống người lao
động, trợ giúp người lao động khi gặp rủi ro: ốm đau, tai nạn lao động - bệnh

6


Chuyên ngành: Luật Kinh doanh


Bùi Khắc Huy

nghề nghiệp, thất nghiệp... sớm trở lại trạng thái sức khỏe ban đầu cũng như sớm
có việc làm....
Hoạt động BHXH, một mặt, địi hỏi tính trách nhiệm cao của từng người lao
động đối với bản thân mình, với gia đình và đối với cộng đồng, xã hội thông qua
quyền và nghĩa vụ, mặt khác, thể hiện sự gắn kết trách nhiệm giữa các thành viên
trong xã hội, sự gắn bó, đùm bọc hỗ trợ nhau giữa mọi người trong xã hội. Về
người sử dụng lao động cũng phải có trách nhiệm đóng góp BHXH cho người lao
động để có thể được BHXH san sẻ gánh nặng về chi phí phải trả khi NLĐ của họ
khơng may gặp rủi ro, và việc này cũng đóng góp một phần khơng nhỏ trong việc
bảo vệ và duy trì nguồn lao động của mình.
Về phía nhà nước giữ một vai trò quan trọng trong quản lý về BHXH, bảo hộ
cho quỹ BHXH mà không phải chi từ ngân sách nhà nước cho lĩnh vực này. Mặt
khác, chính sách BHXH, là một bộ phận quan trọng của chính sách xã hội, giúp
Nhà nước điều tiết mối quan hệ giữa chính sách kinh tế và xã hội trên phương diện
vĩ mô, bảo đảm cho nền kinh tế liên tục phát triển và giữ gìn ổn định xã hội trong
từng thời kỳ cũng như trong suốt quá trình.
Thứ hai, thực hiện tốt chính sách BHXH, nhất là chế độ hưu trí, góp phần ổn
định cuộc sống của người lao động khi hết tuổi lao động hoặc khơng cịn khả năng
lao động
Khơng thể phủ nhận là chế độ hưu trí trong BHXH được coi là một chế độ
được quan tâm nhất và cũng được ví như là mục đích quan trọng nhất của việc
tham gia BHXH. Trong nhiều năm qua, kể từ khi chính sách BHXH được thực
hiện, cùng với sự thay đổi của xã hội cũng như nền kinh tế ngày càng phát triển,
mức lương hưu và độ tuổi hưởng lương hưu không ngừng được điều chỉnh cho phù
hợp với mức sống chung của toàn xã hội. Mỗi lần điều chỉnh về chế độ hưu trí, nhà
nước đều có sự điều chỉnh một cách hợp lý. Mức lương hưu không ngừng được
điều chỉnh cho phù hợp với mức sống chung toàn xã hội tại thời điểm hưởng lương
hưu đã bảo đảm cuộc sống của người nghỉ hưu, tạo sự an tâm, tin tưởng của người

về hưu sau cả cuộc đời lao động.

7


Chuyên ngành: Luật Kinh doanh

Bùi Khắc Huy

Thứ ba, thực hiện chính sách BHXH góp phần ổn định và nâng cao chất
lượng lao động, bảo đảm sự bình đẳng về vị thế xã hội của người lao động trong
các thành phần kinh tế khác nhau, thúc đẩy sản xuất phát triển
Hiện nay, phạm vi đối tượng tham gia BHXH không ngừng được mở rộng đã
thu hút hàng triệu người lao động làm việc trong các thành phần kinh tế khác nhau,
khuyến khích họ tự giác tham gia và thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi BHXH, tạo
sự an tâm, tin tưởng và yên tâm lao động, sản xuất, kinh doanh.
Người lao động tham gia BHXH khi gặp rủi ro ảnh hưởng đến tài chính của
bản thân họ thì họ được nhận tiền trợ cấp khi ốm đau không đi làm được, được
nghỉ chăm con ốm; khi thai sản được nghỉ khám thai, được nghỉ khi sinh đẻ và
nuôi con, được nhận trợ cấp khi sinh con và trợ cấp thai sản; khi bị tai nạn lao động
hoặc bệnh nghề nghiệp sẽ được nhận phần trợ cấp do giảm khả năng lao động do
tai nạn, bệnh nghề nghiệp gây ra. Ngoài ra, người lao động còn được nghỉ dưỡng
sức và phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau, sinh đẻ hay điều trị thương tật nhằm
nâng cao thể lực. Khi người lao động mất việc làm sẽ được hưởng trợ cấp thất
nghiệp và được giới thiệu việc làm hoặc gửi đi học nghề để có cơ hội tìm kiếm
việc làm mới.
Với những quyền lợi của người lao động khi tham gia BHXH đã góp phần thu
hút nguồn lao động vào nền sản xuất xã hội, giữ gìn và nâng cao thể lực cho người
lao động trong suốt quá trình lao động, sản xuất. Việc được tham gia BHXH,
BHYT khi đang làm việc và được hưởng lương hưu sau này đã tạo ra cho người

lao động sự phấn khởi, tâm lý ổn định, an tâm vào việc làm mà họ đang thực hiện.
Thực tế là nhiều doanh nghiệp, khi tuyên truyền quảng cáo tuyển dụng lao động,
thì tiêu thức được tham gia BHXH, BHYT cũng là một quyền lợi quan trọng thu
hút được nhiều lao động.
Thứ tư, BHXH là một công cụ đắc lực của Nhà nước, góp phần vào việc
phân phối lại thu nhập quốc dân một cách công bằng, hợp lý giữa các tầng lớp
dân cư, đồng thời giảm chi cho ngân sách nhà nước, bảo đảm an sinh xã hội bền
vững

8


Chuyên ngành: Luật Kinh doanh

Bùi Khắc Huy

Khi tham gia vào quan hệ lao động thì những NLĐ có mức thu nhập cao hơn
mức hỗ trợ của nhà nước và NSDLĐ phải thực hiện nộp thuế thu nhập, Nhà nước
sẽ tiến hành phân phối lại thơng qua chính sách BHXH. Khi đó, người có năng lực
hơn, nhận được tiền lương cao hơn sẽ đóng góp nhiều hơn cho xã hội để trợ giúp
một bộ phận lao động khác do gặp phải rủi ro trong cuộc sống như về sức khỏe, về
năng lực, về hồn cảnh gia đình... có việc làm và thu nhập thấp hơn sẽ nhận được
các quyền lợi BHXH, để duy trì cuộc sống. Bên cạnh đó, chế độ hưu trí, tử tuất với
nguyên tắc tương đồng giữa mức đóng và mức hưởng đã khuyến khích người lao
động khi làm việc có thu nhập cao và đóng góp ở mức cao, với thời gian dài thì sau
này sẽ được hưởng tiền lương hưu với mức cao, an tâm nghỉ ngơi khi tuổi già.
Bảo hiểm xã hội, BHYT đều được thực hiện theo nguyên tắc đóng - hưởng,
có nghĩa là người tham gia đóng góp vào quỹ BHXH, BHYT thì người đó mới
được hưởng quyền lợi về BHXH. Như vậy, nguồn để thực hiện chính sách là do
người lao động đóng góp, Nhà nước khơng phải bỏ ngân sách ra nhưng vẫn thực

hiện được mục tiêu an sinh xã hội lâu dài.
1.1.3. Các chế độ bảo hiểm xã hội
a. Chế độ Bảo hiểm ốm đau
Chế độ Bảo hiểm ốm đau là chế độ Bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo thu nhập
cho người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội mà bị tạm thời bị gián đoạn do phải
nghỉ việc vì ốm đau, tai nạn, chăm con ốm theo quy định của pháp luật, theo đó khi
trong q trình lao động mà người lao động bất chợt hoặc trước đó đã bị bệnh
trong người thì chế độ ốm đau sẽ giúp người lao động đó có một khoảng thời gian
để nghỉ ngơi cùng với chi phí để khám và chữa bệnh, đảm bảo họ vẫn phần nào có
cuộc sống ổn định khi đang nghỉ hưởng chế độ ốm đau.
b. Chế độ Bảo hiểm thai sản
Chế độ bảo hiểm thai sản là một trong các chế độ bao gồm các quy định của
nhà nước nhằm đảm bảo thu nhập và đảm bảo sức khỏe ổn định cho người lao
động nữ nói riêng khi mang thai, sinh con hoặc cho người lao động nói chung khi
ni con sơ sinh, khi thực hiện các biện pháp tránh thai , phá thai bệnh lý.
c. Chế độ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
9


Chuyên ngành: Luật Kinh doanh

Bùi Khắc Huy

Tai nạn lao động là tai nạn gây thương tổn bất kỳ bộ phận, chức năng nào của
cơ thể người lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động là chế độ khi mà người lao động bị tai nạn lao
động trong khi đang làm việc hoặc đang những trường hợp ngoài giờ làm việc
được pháp luật quy định mà rủi ro xảy ra khiến họ bị tai nạn và bị ảnh hưởng đến
sức lao động và tệ hơn là bị chết thì người lao động đó sẽ được hưởng chế độ tai
nạn lao động từ cả phía người lao động và cơ quan BHXH để hỗ trợ họ tùy theo

mức độ suy giảm sức lao động sau khi được giám định mà sẽ có những mức hưởng
trợ cấp riêng được quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn vệ sinh
lao động.
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề
nghiệp tác động đối với người lao động. Chế độ bệnh nghề nghiệp được Bộ y tế
phối hợp với Bộ lao động - Thương binh và Xã hội quy định về các nhóm bệnh
nghề nghiệp, người lao động mà bị bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong mơi trường hoặc nghề có yếu
tố độc hại có mức suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên khi giám định mức
suy giảm lao động thì tùy vào từng trường hợp theo pháp luật quy định thì sẽ được
hưởng những mức trợ cấp khác nhau.
d. Chế độ Bảo hiểm hưu trí
Chế độ hưu trí là chế độ Bảo hiểm xã hội đảm bảo thu nhập cho người hết
tuổi lao động hoặc khơng cịn tham gia lao động nữa. Dưới góc độ pháp lý, chế độ
Bảo hiểm hưu trí là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định về các điều kiện và
mức trợ cấp cho những người tham gia Bảo hiểm xã hội khi đã hết tuổi lao động
hoặc khơng cịn tham gia quan hệ lao động. Đây được coi là “mục đích” tham gia
bảo hiểm xã hội của hầu hết những người tham gia bảo hiểm xã hội, nó được coi là
đích đến khi mà người lao động khi họ đã đến tuổi già hoặc là khơng cịn đủ sức
lao động do tuổi già thì với chế độ hưu trí này sẽ giúp họ được nhận một khoản
tiền có thể là một lần hoặc hàng tháng để người lao động sau khi nghỉ hưu sẽ vẫn
có một khoản tiền duy trì cuộc sống khi họ khơng còn tham gia lao động nữa.
e. Chế độ Bảo hiểm tử tuất
10


Chuyên ngành: Luật Kinh doanh

Bùi Khắc Huy

Chế độ tử tuất là chế độ Bảo hiểm xã hội đối với thân nhân của người lao

động đang tham gia lao động hoặc đã tham gia quan hệ lao động nay đang hưởng
Bảo hiểm, đang chờ hưởng bảo hiểm mà chết nhằm trợ giúp một phần tiền tang tế
và trợ giúp cho thân nhân gia đình khi mất đi trụ cột trong gia đình.

11


Chuyên ngành: Luật Kinh doanh

Bùi Khắc Huy

1.2. Chế độ thai sản của Bảo hiểm xã hội
1.2.1. Khái niệm, vai trò, ý nghĩa
* Khái niệm
Chế độ bảo hiểm thai sản là một trong các chế độ BHXH bao gồm các quy
định của nhà nước nhằm bảo hiểm thu nhập và bảo đảm sức khỏe cho lao động nữ
nói riêng khi mang thai, sinh con và cho người lao động nói chung khi nuôi con sơ
sinh, khi thực hiện các biện pháp tránh thai.
* Vai trò, ý nghĩa
Thứ nhất, đối với NLĐ, chế độ bảo hiểm thai sản có vai trị bù đắp một phần
thiếu hụt về thu nhập của NLĐ.
Trong quá trình hưởng chế độ thai sản của NLĐ nữ thì họ sẽ phải nghỉ việc để
thực hiện các hoạt động liên quan đến thai sản, như vậy thì họ sẽ gặp tình trạng
khơng có lương do khơng đi làm, vì thế thu nhập sẽ bị giảm, gánh nặng về chi phí
sinh hoạt cũng như là về vấn đề phục vụ cho sinh sản sẽ gặp nhiều khó khăn.
Nhưng với chế độ bảo hiểm thai sản thì BHXH sẽ trợ cấp cho NLĐ một khoản trợ
cấp phục vụ cho NLĐ nghỉ hưởng chế độ thai sản, một mặt đã bù đắp được thu
nhập bị giảm, hỗ trợ các khoản chi phí tăng thêm như: mua sắm dụng cụ tã lót,
sữa…., góp phần thực hiện tốt chức năng và bảo vệ quyền làm mẹ, làm vợ của
người phụ nữ, mặt khác là thực hiện được vai trò của việc tham gia BHXH của

người lao động. Quy định trong chế độ bảo hiểm thai sản đã góp phần ổn định tâm
lý cho NLĐ, đặc biệt là lao động nữ khi họ có nhu cầu có con, xin con ni, giúp
họ có thời gian chăm sóc con cái bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và con, khơng lo lắng
về chi phí sinh con khi không tham gia lao động. Đồng thời thể hiện sự quan tâm
của Nhà nước, NSDLĐ và cả những NLĐ với nhau, đặc biệt là lao động nam đối
với lao động nữ vì thường chế độ này chỉ thể hiện đối với lao động nữ.
Thứ hai, đối với NSDLĐ, thực hiện chính sách thai sản tốt góp phần bảo vệ
chất lượng lao động, thu hút lao động nữ vào các doanh nghiệp
Hiện nay lực lượng nữ tham gia lao động ngày càng lớn cộng với những cơng
việc có u cầu người lao động là nữ ngày càng gia tăng. Vậy nên, nguồn lao động
nữ có tay nghề và trình độ ngày càng cao ngày càng chiếm một vị trí quan trọng
12


×