Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (752.14 KB, 84 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH






CAO THỊ MINH PHƢƠNG





Tên đề tài
NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ THƢƠNG MẠI TNG



Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ

Giảng viên hƣớng dẫn khoa học:
GS.TSKH LÊ DU PHONG







Thái Nguyên, năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, và đặc biệt là khi Nhà nước áp dụng
hình thức cổ phần hóa để nâng cao hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thì
bắt buộc các doanh nghiệp phải tự thích nghi với khả năng tự cạnh tranh cũng như
nâng cao khả năng kinh doanh của doanh nghiệp mình. Để tồn tại và phát triển,
doanh nghiệp phải kinh doanh có hiệu quả.
Có thể nói Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử
dụng các nguồn lực, các yếu tố cần thiết của doanh nghiệp tham gia vào hoạt động
kinh doanh theo mục đích nhất định. Do đó, hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu
tương đối tổng hợp, đánh giá chính xác tình hình hoạt động kinh doanh của một
doanh nghiệp và nó là căn cứ để đánh giá sự thành công hay thất bại của doanh
nghiệp. Nếu doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả hoặc hiệu quả kinh doanh
thấp thì khả năng cạnh tranh cũng như khả năng kinh doanh của doanh nghiệp thấp,
đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn và nếu hiệu quả kinh doanh thấp
trong một thời gian dài có thể đe doạ đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Điều này có
thể coi đó là một phần làm giảm sự phát triển của đất nước nói chung và của nền
kinh tế nói riêng.
Ở nước ta hiện nay, việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh không còn
là điều mới mẻ. Đã có rất nhiều tài liệu, giáo trình, luận văn nghiên cứu về hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp. Song việc đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh
của một doanh nghiệp, từ đó có những đánh giá một cách tương đối chính xác tình

hình hoạt động của doanh nghiệp, nắm được nguyên nhân của những tồn tại và đề
xuất được giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp lại có nhiều
điều mới mẻ.
Trải qua hơn 20 năm phát triển, đến nay công ty cổ phần đầu tư và thương mại
TNG là một trong mười doanh nghiệp dệt may có uy tín tại Việt Nam với các thế
mạnh là các sản phẩm gia công xuất khẩu may mặc. Đây cũng là mục tiêu chiến lược
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

của Công ty vì nó tiếp tục mang sự ổn định và lợi nhuận cho TNG trong nhiều năm
tới. Để đạt được mục tiêu này, một trong những bài toán quan trọng mà Công ty phải
tìm lời giải đó là vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh
của công ty. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh không chỉ là yêu cầu trước mắt
mà còn là vấn đề mang tính chiến lược lâu dài đối với Công ty. Xuất phát từ tầm quan
trọng của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với mỗi doanh nghiệp nói chung và
với Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG nói riêng, đề tài “Nâng cao hiệu quả
kinh doanh tại Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG” có ý nghĩa cả về mặt
lý luận và thực tiễn. Lựa chọn đề tài trên, tác giả mong muốn đi sâu phân tích thực
trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG; đưa ra
những nhận định, đánh giá để từ đó có những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao
hiệu quả kinh doanh của Công ty trong thời gian tới.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
2.1. Mục đích
Thông qua nghiên cứu sẽ đưa ra đánh giá về hiệu quả kinh doanh, đề xuất
phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần đầu
tư và thương mại TNG
2.2. Nhiệm vụ:
Hệ thống hoá và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
- Phân tích, đánh giá thực trạng kinh doanh nói chung và hiệu quả kinh doanh
nói riêng của Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG.

- Đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty
cổ phần đầu tư và thương mại TNG.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến
hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư
và thương mại TNG nói riêng. Đề tài cũng phân tích tình hình hoạt động kinh doanh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

của công ty, đề xuất phương hướng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh
doanh của công ty trong thời gian tới.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần đầu tư và
thương mại TNG trong giai đoạn 3 năm từ năm 2009 đến năm 2011; những kết quả
đạt được và những vấn đề còn tồn tại, nguyên nhân, giải pháp và kiến nghị nhằm
nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG trong
thời gian tới.
4. Những đóng góp của luận văn
- Luận văn đã hệ thống hóa những lý luận chung về hiệu quả kinh doanh
trong doanh nghiệp.
- Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư và
thương mại TNG; những mặt đạt được và những hạn chế của Công ty, luận giải
những nguyên nhân của những hạn chế đó.
- Đề xuất những kiến nghị, giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh
của Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG trong thời gian tới.
5. Bố cục của luận văn:
Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn được kết cấu theo 4 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về hiệu quả kinh doanh của các công ty cổ
phần trong nền kinh tế thị trường.

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Chương 3: Thực trạng hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của
công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG
Chương 4: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ
phần đầu tư và thương mại TNG



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC
CÔNG TY CỔ PHẦN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG

1.1. KHÁI NIỆM KINH DOANH, HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN
LOẠI HIỆU QUẢ KINH DOANH
1.1.1. Khái niệm kinh doanh, hiệu quả kinh doanh
1.1.1.1. Khái niệm kinh doanh
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm kinh doanh hay hoạt động
kinh doanh. Nhưng dưới góc độ pháp lý thì kinh doanh được hiểu là: " Việc thực hiện
liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu
thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi" (Theo
khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005).
Hoạt động kinh doanh trong một số trường hợp được hiểu như hoạt động
thương mại, khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 giải thích: Hoạt động thương
mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng
dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
1.1.1.2. Khái niệm hiệu quả kinh doanh
Trong cơ chế thị trường như hiện nay, mọi doanh nghiệp hoạt động kinh
doanh đều có một mục tiêu chung là tối đa hoá lợi nhuận. Lợi nhuận là yếu tố quyết

định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Để đạt được mức lợi nhuận
cao, các doanh nghiệp cần phải hợp lí hoá quá trình sản xuất - kinh doanh từ khâu
lựa chọn các yếu tố đầu vào, thực hiện quá trình sản xuất cung ứng, tiêu thụ sản
phẩm. Hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh trình độ và khả năng
quản


của
doanh nghiệp. Mức độ hợp lí hoá của quá trình được phản ánh qua một phạm
trù kinh tế cơ bản được gọi là: Hiệu quả kinh doanh
Theo cách hiểu thông thường, hiệu quả kinh doanh biểu hiện mối tương quan
giữa chi phí đầu vào và kết quả nhận được ở đầu ra của một quá trình Nếu gọi H là
hiệu quả kinh doanh:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Kết quả đầu ra
Kết quả đầu ra Hiệu quả kinh doanh (H) =
Chi phí đầu vào
Công thức này thể hiện hiệu quả của việc bỏ ra một số vốn để thu được kết
quả cao hơn tức là đã có một sự xuất hiện của giá trị gia tăng với điều kiện H>1, H
càng lớn càng chứng tỏ quá trình đạt hiệu quả càng cao. Để tăng hiệu quả (H),
chúng ta có thể sử dụng những biện pháp như: giảm đầu vào, đầu ra không đổi;
hoặc giữ đầu vào không đổi, tăng đầu ra; hoặc giảm đầu vào, tăng đầu ra,
1.1.2. Phân loại hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh những lợi ích đạt được
từ các hoạt động kinh
doanh
c


a doanh nghiệp trên cơ sở so sánh lợi ích thu được
với chi phí bỏ ra trong suốt qúa trình kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.2.1. Hiệu quả cá biệt và hiệu quả kinh tế quốc dân
Hiệu quả cá biệt là hiệu quả thu được từ hoạt động kinh doanh của từng
doanh nghiệp nói riêng
Hiệu quả kinh tế quốc dân được tính cho toàn bộ nền kinh tế.
Về cơ bản nó là sản phẩm thặng dư, thu nhập quốc dân hay tổng sản phẩm
xã hội mà đất nước thu được trong mỗi thời kỳ so với lượng vốn sản xuất, lao động
xã hội và tài nguyên đã hao phí.
1.1.2.2. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả kinh doanh bộ phận
Hiệu quả kinh doanh tổng hợp thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu
được và chi phí bỏ ra để thực hiện hoạt động kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh bộ
phận lại thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí từng yếu tố cần
thiết để thực hiện nhiệm vụ ấy
1.1.2.3. Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối
Hiệu quả tuyệt đối được tính toán cho từng phương án bằng cách xác định
mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra khi thực hiện mục tiêu.
Hiệu quả tương đối được xác định bằng cách so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối,
hoặc so sánh tương quan các đại lượng thể hiện chi phí hoặc kết quả của các
phương án với nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1.2. CÁC NỘI DUNG CẦN XEM XÉT ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH
Khi đề cập đến hiệu quả kinh doanh chúng ta phải xem xét một cách toàn
diện cả về mặt thời gian và không gian trong mối quan hệ với hiệu quả chung của
toàn bộ nền kinh tế quốc dân, hiệu quả đó bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả
xã hội.
1.2.1. Về mặt thời gian
Sự toàn diện của hiệu quả đạt được trong từng giai đoạn không được làm
giảm hiệu quả khi xét trong thời kỳ dài, hoặc hiệu quả của chu kỳ sản xuất trước

không được làm hạ thấp hiệu quả chu kỳ sau. Trong thực tế không ít những trường
hợp chỉ thấy lợi ích trước mắt, thiếu xem xét toàn diện và lâu dài những phạm vi
này dễ xảy ra trong việc nhập về một số máy móc thiết bị cũ kỹ lạc hậu Hoặc
xuất ồ ạt các loại tài nguyên thiên nhiên. Việc giảm một cách tuỳ tiện, thiếu cân
nhắc toàn diện và lâu dài các chi phí cải tạo môi trường tự nhiên, đảm bảo cân
bằng sinh thái, bảo dưỡng và hiện đại hoá, đổi mới TSCĐ, nâng cao toàn diện
trình độ chất lượng người lao động Nhờ đó làm mối tương quan thu chi giảm đi
và cho rằng như thế là có "hiệu quả" không thể coi là hiệu quả chính đáng và toàn
diện được.
1.2.2. Về mặt không gian
Có hiệu quả kinh tế hay không còn tuỳ thuộc vào chỗ hiệu quả của hoạt động
kinh tế cụ thể nào đó, có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả kinh tế của cả hệ
thống mà nó liên quan tức là giữa các ngành kinh tế này với các ngành kinh tế
khác, giữa từng bộ phận với toàn bộ hệ thống, giữa hiệu quả kinh tế với việc thực
hiện các nhiệm vụ ngoài kinh tế.
Như vậy, với nỗ lực được tính từ giải pháp kinh tế - tổ chức - kỹ thuật nào đó
dự định áp dụng vào thực tiễn đều phải được đặt vào sự xem xét toàn diện. Khi
hiệu quả ấy không làm ảnh hưởng đến hiệu quả chung của nền kinh tế quốc dân
thì mới được coi là hiệu quả kinh tế.
1.2.3. Về mặt định lƣợng
Hiệu quả kinh tế phải được thể hiện qua mối tương quan giữa thu chi theo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

hướng tăng thu giảm chi. Điều này có nghĩa là tiết kiệm đến mức tối đa chi phí sản
xuất kinh doanh để tạo ra một đơn vị sản phẩm có ích.
1.2.4. Về mặt định tính
Đứng trên góc độ nền kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế mà doanh nghiệp
đạt được phải gắn chặt với hiệu quả của toàn xã hội. Giành được hiệu quả cao cho
doanh nghiệp chưa phải là đủ mà còn đòi hỏi mang lại hiệu quả cho xã hội. Trong
nhiều trường hợp, hiệu quả toàn xã hội lại là mặt có tính quyết định khi lựa chọn

một giải pháp kinh tế, dù xét về mặt kinh tế nó chưa hoàn toàn được thoả mãn.
Trong bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào khi đánh giá hiệu quả của
hoạt động ấy không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả đạt được mà còn đánh giá
chất lượng của kết quả ấy. Có như vậy thì hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
mới được đánh giá một cách toàn diện hơn. Cụ thể khi đánh giá hiệu quả kinh
doanh chúng ta cần phải quán triệt một số quan điểm sau đây để đánh giá hiệu quả
kinh doanh.
Thứ nhất : là bảo đảm tính toàn diện và hệ thống trong việc nâng cao hiệu
quả kinh doanh. Theo quan điểm này thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh phải
là sự kết hợp hài hoà giữa hiệu quả kinh doanh của các bộ phận trong doanh
nghiệp với hiệu quả toàn doanh nghiệp
Thứ hai: là phải bảo đảm tính thực tiễn cho việc nâng cao hiệu quả kinh
doanh. Quan điểm này đòi hỏi khi đánh giá và xác định biện pháp nâng cao hiệu
quả kinh doanh phải xuất phát từ đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội của ngành,
của địa phương và của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
Thứ ba : là đánh giá hiệu quả kinh doanh phải căn cứ vào cả mặt hiện vật lẫn
giá trị của hàng hoá. Căn cứ vào kết quả cuối cùng cả về mặt hiện vật và mặt giá
trị là một đòi hỏi tất yếu trong quá trình đánh giá hiệu quả kinh doanh trong nền
kinh tế thị trường.
1.3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.3.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Nhân tố bên ngoài môi trường kinh doanh bao gồm nhiều nhân tố như là:
Đối thủ cạnh tranh, thị trường, cơ cấu ngành, tập quán, mức thu nhập bình quân
của dân cư
a) Đối thủ cạnh tranh
Bao gồm các đối thủ cạnh tranh sơ cấp (cùng tiêu thụ các sản phẩm đồng
nhất) và các đối thủ cạnh tranh thứ cấp (sản xuất và tiêu thụ những sản phẩm có

khả năng thay thế). Nếu doanh nghiệp có đối thủ cạnh tranh mạnh thì việc nâng
cao hiệu quả kinh doanh sẽ trở thành nỗi trăn trở của các nhà quản trị doanh
nghiệp. Bởi vì doanh nghiệp lúc này chỉ có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng
cách nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ,
tăng doanh thu, tăng vòng quay của vốn, yêu cầu doanh nghiệp phải tổ chức lại bộ
máy hoạt động phù hợp tối ưu hơn, hiệu quả hơn để tạo cho doanh nghiệp có khả
năng cạnh tranh về giá cả, chất lượng, chủng loại, mẫu mã Như vậy đối thủ cạnh
tranh có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh
nghiệp, đồng thời tạo ra sự tiến bộ trong kinh doanh, tạo ra động lực phát triển của
doanh nghiệp. Việc xuất hiện càng nhiều đối thủ cạnh tranh sẽ tạo thuận lợi cho
việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp .
b) Thị trường
Nhân tố thị trường ở đây bao gồm cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra
của doanh nghiệp. Nó là yếu tố quyết định qúa trình tái sản xuất mở rộng của
doanh nghiệp. Đối với thị trường đầu vào: cung cấp các yếu tố cho quá trình sản
xuất như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị Cho nên nó tác động trực tiếp đến
giá thành sản phẩm, tính liên tục và hiệu quả của qúa trình sản xuất. Còn đối với
thị trường đầu ra quyết định doanh thu của doanh nghiệp trên cơ sở chấp nhận
hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp, thị trường đầu ra sẽ quyết định tốc độ tiêu
thụ, tạo vòng quay vốn nhanh hay chậm từ đó tác động đến hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp.
c) Tập quán dân cư và mức độ thu nhập bình quân dân cư
Đây là một nhân tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nó
quyết định mức độ chất lượng, số lượng, chủng loại, gam hàng Doanh nghiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

cần phải nắm bắt và nghiên cứu làm sao phù hợp với sức mua, thói quen tiêu
dùng, mức thu nhập bình quân của tầng lớp dân cư. Những yếu tố này tác động
một cách gián tiếp lên quá trình sản xuất cũng như công tác marketing và cuối
cùng là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

d) Mối quan hệ và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường
Đây chính là tiềm lực vô hình của doanh nghiệp tạo nên sức mạnh của doanh
nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình, nó tác động rất lớn tới sự thành bại
của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Sự tác động này là sự tác động phi lượng
hoá bởi vì chúng ta không thể tính toán, định lượng được. Một hình ảnh, uy tín tốt
về doanh nghiệp liên quan đến hàng hoá, dịch vụ chất lượng sản phẩm, giá cả là
cơ sở tạo ra sự quan tâm của khách hàng đến sản phẩm của doanh nghiệp mặt khác
tạo cho doanh nghiệp một ưu thế lớn trong việc tạo nguồn vốn, hay mối quan hệ
với bạn hàng Với mối quan hệ rộng sẽ tạo cho doanh nghiệp nhiều cơ hội, nhiều
đầu mối và từ đó doanh nghiệp lựa chọn những cơ hội, phương án kinh doanh tốt
nhất cho mình.
Ngoài ra môi trường kinh doanh còn có các nhân tố khác như hàng hoá thay
thế, hàng hoá phụ thuộc doanh nghiệp, môi trường cạnh tranh nó tác động trực
tiếp hoặc gián tiếp đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì
vậy doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm đến nó để có những cách ứng xử với thị
trường trong từng doanh nghiệp từng thời điểm cụ thể.
e) Nhân tố thời tiết, khí hậu, mùa vụ
Các nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến quy trình công nghệ, tiến độ thực
hiện kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh
các mặt hàng mang tính chất mùa vụ như nông, lâm, thủy sản, đồ may mặc, giày
dép Với những điều kiện thời tiết, khí hậu và mùa vụ nhất định thì doanh nghiệp
phải có chính sách cụ thể phù hợp với điều kiện đó. Và khi các yếu tố này không
ổn định sẽ làm cho chính sách hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không ổn
định và chính là nhân tố đầu tiên làm mất ổn định hoạt động kinh doanh, ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
f) Nhân tố vị trí địa lý
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Đây là nhân tố không chỉ tác động đến công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp mà còn tác động đến các mặt khác trong hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp như: Giao dịch, vận chuyển, sản xuất các nhân tố này tác động đến
hiệu quả kinh doanh thông qua sự tác động lên các chi phí tương ứng.
g) Môi trường chính trị - pháp luật
Các yếu tố thuộc môi trường chính trị - pháp luật chi phối mạnh mẽ đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự ổn định chính trị được xác định là một
trong những tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự
thay đổi của môi trường chính trị có thể ảnh hưởng có lợi cho một nhóm doanh
nghiệp này nhưng lại kìm hãm sự phát triển nhóm doanh nghiệp khác hoặc ngược
lại. Hệ thống pháp luật hoàn thiện, không thiên vị là một trong những tiền đề
ngoài kinh tế của kinh doanh. Mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật
trong nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định và tổ chức thực hiện chiến
lược kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường này tác động trực tiếp đến hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì môi trường pháp luật ảnh hưởng đến mặt
hàng sản xuất, ngành nghề, phương thức kinh doanh của doanh nghiệp. Không
những thế nó còn tác động đến chi phí của doanh nghiệp cũng như là chi phí lưu
thông, chi phí vận chuyển, mức độ về thuế đặc biệt là các doanh nghiệp kinh
doanh XNK còn bị ảnh hưởng bởi chính sách thương mại quốc tế, hạn ngạch do nhà
nước giao cho, luật bảo hộ cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh.
Tóm lại, môi trường chính trị - luật pháp có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách tác động đến hoạt động của
doanh nghiệp thông qua hệ thống công cụ luật pháp, cộng cụ vĩ mô
h) Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng
Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông, hệ thống
thông tin liên lạc, điện, nước, đều là những nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh ở khu vực có hệ
thống giao thông thuận lợi, điện, nước đầy đủ, dân cư đông đúc và có trình độ dân
trí cao sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, tăng tốc độ tiêu thụ
sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí kinh doanh, và do đó nâng cao hiệu quả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


kinh doanh của mình. Ngược lại, ở nhiều vùng nông thôn, miền núi, biên giới, hải
đảo có cơ sở hạ tầng yếu kém, không thuận lợi cho việc cho mọi hoạt động như
vận chuyển, mua bán hàng hoá, các doanh nghiệp hoạt động với hiệu quả kinh
doanh không cao. Thậm chí có nhiều vùng sản phẩm làm ra mặc dù rất có giá trị
nhưng không có hệ thống giao thông thuận lợi vẫn không thể tiêu thụ được dẫn
đến hiệu quả kinh doanh thấp.
Trình độ dân trí tác động rất lớn đến chất lượng của lực lượng lao động xã
hội nên tác động trực tiếp đến nguồn nhân lực của mỗi doanh nghiệp. Chất lượng
của đội ngũ lao động lại là nhân tố bên trong ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
Các nhân tố chủ quan trong doanh nghiệp chính là thể hiện tiềm lực của một
doanh nghiệp. Cơ hội, chiến lược kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp luôn phụ thuộc chặt chẽ vào các yêú tố phản ánh tiềm lực của một doanh
nghiệp cụ thể. Tiềm lực của một doanh nghiệp không phải là bất biến mà có thể
phát triển mạnh lên hay yếu đi, có thể thay đổi toàn bộ hay bộ phận. Chính vì vậy,
trong quá trình kinh doanh các doanh nghiệp luôn phải chú ý tới các nhân tố này
nhằm nâng cao hiệu qủa kinh doanh của doanh nghiệp hơn nữa.
a) Nhân tố vốn
Đây là một nhân tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua
khối lượng (nguồn) vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả
năng phân phối, đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả
các nguồn vốn kinh doanh.
Yếu tố vốn là yếu tố chủ chốt quyết định đến qui mô của doanh nghiệp và
quy mô có cơ hội có thể khai thác. Nó phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp và
là sự đánh giá về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kinh doanh.
b) Nhân tố con người
Trong sản xuất kinh doanh con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm
bảo thành công. Máy móc dù tối tân đến đâu cũng do con người chế tạo ra, dù có
hiện đại đến đâu cũng phải phù hợp với trình độ tổ chức, trình độ kỹ thuật, trình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

độ sử dụng máy móc của người lao động. Lực lượng lao động có thể sáng tạo ra
công nghệ, kỹ thuật mới và đưa chúng vào sử dụng tạo ra tiềm năng lớn cho việc
nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cũng chính lực lượng lao động sáng tạo ra sản
phẩm mới với kiểu dáng phù hợp với cầu của người tiêu dùng, làm cho sản phẩm
của doanh nghiệp có thể bán được tạo cơ sở để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Lực
lượng lao động tác động trực tiếp đến năng suất lao động, trình độ sử dụng các
nguồn lực khác nên tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
c) Nhân tố trình độ kỹ thuật công nghệ
Trình độ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến cho phép doanh nghiệp chủ động nâng
cao chất lượng hàng hoá, năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Các yếu tố
này tác động hầu hết đến các mặt về sản phẩm như: đặc điểm sản phẩm, giá cả sản
phẩm, sức cạnh tranh của sản phẩm. Nhờ vậy doanh nghiệp có thể tăng khả năng
cạnh tranh của mình, tăng vòng quay của vốn lưu động, tăng lợi nhuận đảm bảo
cho quá trình tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp. Ngược lại với trình độ công
nghệ thấp thì không những giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mà còn
giảm lợi nhuận, kìm hãm sự phát triển. Nói tóm lại, nhân tố trình độ kỹ thuật công
nghệ cho phép doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng và hạ giá thành sản
phẩm nhờ đó mà tăng khả năng cạnh tranh, tăng vòng quay của vốn, tăng lợi
nhuận từ đó tăng hiệu quả kinh doanh.
d) Nhân tố quản trị doanh nghiệp
Nhân tố này đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Quản trị doanh nghiệp chú trọng đến việc xác định cho doanh
nghiệp một hướng đi đúng đắn trong một môi trường kinh doanh ngày càng
biến động. Chất lượng của chiến lược kinh doanh là nhân tố đầu tiên và quan
trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Đội ngũ
các nhà quản trị mà đặc biệt là các nhà quản trị cao cấp lãnh đạo doanh nghiệp
bằng phẩm chất và tài năng của mình có vai trò quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng có
tính chất quyết định đến sự thành đạt của một doanh nghiệp. Kết quả và hiệu quả

hoạt động của quản trị doanh nghiệp đều phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên
môn của đội ngũ các nhà quản trị cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

nghiệp, việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân
và thiết lập các mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức đó.
e) Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin
Thông tin được coi là một hàng hoá, là đối tượng kinh doanh và nền kinh tế
thị trường hiện nay được coi là nền kinh tế thông tin hoá. Để đạt được thành công
khi kinh doanh trong đIều kiện cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, các doanh
nghiệp cần nhiều thông tin chính xác về cung cầu thị trường hàng hoá, về công
nghệ kỹ thuật, về người mua, về các đối thủ cạnh tranh Ngoài ra, doanh nghiệp
còn rất cần đến các thông tin về kinh nghiệm thành công hay thất bại của các
doanh nghiệp khác ở trong nước và quốc tế, cần biết các thông tin về các thay đổi
trong các chính sách kinh tế của Nhà nước và các nước khác có liên quan.
Trong kinh doanh biết mình, biết người và nhất là hiểu rõ được các đối thủ
cạnh tranh thì mới có đối sách giành thắng lợi trong cạnh tranh, có chính sách phát
triển mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau. Kinh nghiệm thành công của nhiều
doanh nghiệp nắm được các thông tin cần thiết và biết sử lý sử dụng các thông tin
đó kịp thời là một điều kiện quan trọng để ra các quyết định kinh doanh có hiệu
quả cao. Những thông tin chính xác được cung cấp kịp thời sẽ là cơ sở vững chắc
để doanh nghiệp xác định phương hướng kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh
doanh dài hạn.
f) Mạng lưới kinh doanh và các kênh phân phối
Trong điều kiện cơ chế thị trường hiện nay, để tồn tại và phát triển thì mỗi
doanh nghiệp đều phải mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình, bởi vì đó chính là
cách thức để các doanh nghiệp có thể tiêu thụ sản phẩm của mình.
g) Các đòn bẩy kinh tế trong doanh nghiệp
Việc doanh nghiệp sử dụng các hình thức khuyến khích vật chất, thưởng phạt
nghiêm minh sẽ tạo ra động lực cho người lao động cố gắng hơn trong công việc

của mình, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.4. KINH NGHIỆM KINH DOANH Ở TRONG NƢỚC VÀ NGOÀI NƢỚC
1.4.1. Kinh nghiệm kinh doanh ở trong nƣớc
1.4.1.1. Công ty Cổ phần Sản xuất - Xuất nhập khẩu dệt may (Vinateximex)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Công ty Cổ phần Sản xuất-Xuất nhập khẩu dệt may (Vinateximex) đạt được
kết quả sản xuất kinh doanh hết sức khả quan, tổng doanh thu đạt 1.360 tỷ đồng
tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, tỷ suất p/vốn đạt 21,5% tăng 13% so với cùng
kỳ năm trước. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành dệt may, Vinateximex đã
từng bước khẳng định vị trí của mình là nhà cung cấp chính các nguyên phụ liệu
cho ngành dệt, nhà xuất khẩu hàng dệt may, công ty kinh doanh thương mại có uy
tín trên thị trường, thực sự là cầu nối quan trọng kết nối nhà cung cấp bông, xơ với
doanh nghiệp kéo sợi, giữa các doanh nghiệp kéo sợi với các doanh nghiệp dệt, giữa
các nhà nhập khẩu nước ngoài với các doanh nghiệp dệt may trong nước.
Hàng năm Vinateximex cung cấp cho thị trường 13.000 tấn bông xơ, 5.000
tấn sợi, xuất khẩu trên 2 triệu tá khăn mặt và gần 1 triệu sản phẩm may mặc, 5000
tấn hạt nhựa và nhiều thiết bị phục vụ cho ngành dệt may và nhiều ngành khác.
Ngoài ra Vinateximex là nhà cung cấp quần áo đồng phục văn phòng và bảo hộ lao
động cho các ngành như điện lực, kiểm toán, xây dựng lắp máy, dầu khí đồng
thời trực tiếp tham gia đấu thầu nhiều dự án lớn trong và ngoài ngành. Một số biện
pháp mà Công ty Cổ phần Sản xuất-Xuất nhập khẩu dệt may đã sử dụng để nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là:
Thứ nhất: Đầu tư cơ sở vật chất
Công ty đã đầu tư riêng một dây chuyền may, thêu để sản xuất các sản phẩm
thời trang. Với đội ngũ thiết kế trẻ, giầu tính sáng tạo, sản phẩm đã đạt nhiều Huy
chương Vàng tại Hội chợ Thời trang. Vinateximex còn chú trọng thiết kế thời trang
và đặc biệt chuyên sâu về hàng thời trang nữ ứng dụng và thời trang trẻ em với các
thương hiệu như Vinateximex, V.Style với nét độc đáo mang bản sắc riêng, liên
tục đổi mới.

Thứ hai: Công ty sản xuất đa dạng, phong phú các chủng loại mặt hàng
thời trang
Công ty rất đa dạng phong phú các chủng loại mặt hàng thời trang như váy
liền, áo xếp ly nơ ngưc, áo dài tay chun ngực, áo dài tay chun eo, áo chun gấu, áo cổ
sen tay xốp nhăn, áo một lớp thắt nơ, áo cổ chân chun, áo cổ ve viền, áo bò hoa pha,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vest nữ, váy, Juyt, com lê nam, đơmi nam cùng nhiều loại quần áo kiểu của nam nữ
sản xuất trên nhiều chất liệu và màu sắc khác nhau.
Thứ ba: Công ty luôn tạo được uy tín cao đối với các ngân hàng
Đối với hệ thống các ngân hàng, Vinateximex luôn luôn được các ngân hàng
hàng đầu như Vietcombank, Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt nam đánh giá xếp
hạng doanh nghiệp cao và là đối tác được ưu đãi trong quan hệ tín dụng
Thứ tư: Tham gia tích cực các hoạt động xã hội
Đối với các hoạt xã hội, Vinateximex rất tích cực hưởng ứng, CBCNV Công
ty đã trích một ngày lương thu nhập để đóng góp ủng hộ huyện Sơn Động - Bắc
Giang xoá đói giảm nghèo bền vững; ngoài ra còn tích cực hưởng ứng chương
trình Các doanh nghiệp dệt may đồng hành cùng đồng bào biển đảo của tổ quốc; đóng
góp cho quỹ nghĩa tình biển đảo, ủng hộ đồng bào miền Trung bị bão lụt thiên tai và
quyên góp ủng hộ nhân dân Nhật Bản khắc phục thảm hoạ động đất và sóng thần.
Với đội ngũ CBCNV có trình độ, giầu kinh nghiệm, đầy nhiệt huyệt, đồng
tâm hiệp lực, Vinateximex định hướng phát triển trong tương lai là địa chỉ tin cậy
cho mọi khách hàng, là nhà cung cấp chính các nguyên phụ liệu cho ngành dệt may,
nhà xuất khẩu hàng dệt may, công ty thương mại mạnh cả về thị trường và tiềm lực
tài chính. Trong những năm tới Vinateximex sẽ phấn đấu phát triển bền vững cùng
với sự phát triển của ngành Dệt May Việt nam.
1.4.1.2 Công ty Cổ phần May Phú Thịnh – Nhà Bè
Hoạt động chính của Công ty là Gia công các loại quần áo như quần tây, áo
vest, jacket, váy và một số sản phẩm may mặc khác để xuất khẩu sang nhiều quốc
gia, khu vực trên thế giới như: Mỹ, Nhật, Canada, EU, ASEAN,… Sản xuất kinh

doanh xuất khẩu và Sản xuất kinh doanh nội địa. Một số biện pháp mà Công ty Cổ
phần May Phú Thịnh – Nhà Bè đã sử dụng để nâng cao hoạt động kinh doanh là:
Thứ nhất: Chú trọng vào việc Gia công sản phẩm, Sản xuất kinh doanh
xuất khẩu và nội địa
Gia công sản phẩm: Công ty Cổ phần May Phú Thịnh – Nhà Bè là công ty
thành viên của Công ty Cổ phần May Nhà Bè . Vì vậy , hoạt động sản xuất kinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

doanh theo phương thức gia công sản phẩm cho May Nhà Bè là một trong những
hoạt động đem lại nguồn thu nhập ổ n đị nh của Công ty.
Sản xuất kinh doanh xuất khẩu: Công ty Cổ phần May Phú Thịnh - Nhà Bè
trực tiếp nhập khẩu nguyên phụ liệu và sản xuất thành phẩm may mặc xuất khẩu
sang các quốc gia khác. Nguồn thu nhập từ hoạt động này chiếm tỷ trọng cao nhất
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Sản xuất kinh doanh nội địa: Bên cạnh việc gia công hàng may mặc cho
Công ty Cổ phần May Nhà Bè và các công ty khác, sản xuất thành phẩm may mặc
xuất khẩu Công ty Cổ phần May Phú Thịnh - Nhà Bè cũng đã tìm được một số
khách hàng trong nước để tiêu thụ sản phẩm
Thứ hai : Đầu tư vào nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất hàng may mặc
Nguyên vật liệu chính để sản xuất các sản phẩm của Công ty là các loại vải
sợi cao cấp, chủ yếu được cung cấp bởi các nhà doanh nghiệp lớn, uy tín trong và
ngoài nước. Phần lớn nguồn nguyên vật liệu chính phục vụ sản xuất của Công ty
được nhập khẩu từ nước ngoài, thông qua sự chỉ định của các đối tác, nhằm đảm
bảo chỉ tiêu chất lượng theo yêu cầu của đơn hàng và giá cả cạnh tranh. Ngoài ra,
Công ty còn sử dụng một số nguyên vật liệu, phụ liệu khác để sản xuất như: khuy,
nút, dây kéo, dây thun, chỉ, sơ sợi được cung cấp bởi các doanh nghiệp trong
nước và từ chính các đối tác tiêu thụ sản phẩm.
Nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho ngành dệt may hiện nay là rất dồi dào,
hầu như không có sự khan hiếm đột biến. Hơn nữa, Công ty luôn có sự chủ động dự
trữ nguyên vật liệu, phụ liệu linh hoạt và hợp lý để đảm bảo phục vụ nhu cầu sản

xuất liên tục, đảm bảo tiến độ giao hàng và chất lượng sản phẩm.
Thứ ba: Đầu tư và đổi mới vào trình độ công nghệ
Hiện nay, Công ty Phú Thịnh - Nhà Bè có dây chuyền và thiết bị chuyên
dùng thuộc thế hệ mới của các hãng sản xuất hàng đầu như: máy may (máy 1 kim,
máy 1 kim điện tử, máy 2 kim), máy đính bọ, máy thùa khuy, máy vẽ, máy ép keo
của các hãng JUKI, BROTHER, UNICORN, WEISHI
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Máy móc thiết bị của Công ty đảm bảo sản xuất với số lượng lớn những sản
phẩm đạt chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đảm bảo cạnh tranh với
các doanh nghiệp sản xuất cùng ngành.
Thứ tư: Tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm và dịch vụ
Với tiêu chí hoạt động luôn coi trọng uy tín, chất lượng lên hàng đầu, do vậy
các sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng được Công ty kiểm tra nghiêm ngặt
thông qua những nguyên tắc và quy trình đã được thiết lập sẵn. Công ty đang áp
dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 và SA 8000 nhằm tăng
cường trách nhiệm xã hội của Công ty đối với cộng đồng.
Toàn bộ các khâu của quá trình sản xuất được kiểm soát bởi hệ thống kiểm
tra chất lượng nội bộ của từng bộ phận, các bộ phận này gắn kết chặt chẽ với từng
công đoạn sản xuất. Sau đó, các sản phẩm trước khi nhập kho thành phẩm cũng
được một bộ phận gồm những người có kinh nghiệm kiểm duyệt một lần nữa. Do đó
hầu như tất cả các sản phẩm của Công ty sản xuất đều đáp ứng được nhu cầu của khách
hàng và ngày càng khẳng định uy tín của mình trên thị trường trong và ngoài nước.
Thứ năm: Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, quảng bá thương hiệu
Cùng với công tác quản lý chất lượng sản phẩm, Công ty luôn quan tâm và
thực hiện các hoạt động Marketing như nâng cao chất lượng dịch vụ và xây dựng
mức giá cạnh tranh để duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng cũ, tiếp cận và
thu hút khách hàng mới, tiềm năng bằng uy tín chất lượng sản phẩm, dịch vụ của
Công ty.
Qua thực tiễn hoạt động và tiếp nhận thông tin thị trường những năm sau cổ

phần, Công ty đã xây dựng đường lối phát triển theo hai lĩnh vực chính là sản xuất
và dịch vụ.
1.4.2 Kinh nghiệm kinh doanh ở ngoài nƣớc
Có nhiều công ty xuất khẩu sản phẩm vào thị trường Mỹ, mỗi công ty đều có
những hướng đi riêng nhằm nâng cao khả năng kinh doanh sản phẩm. Các công ty ở
Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất, sau đó là các công ty ở Ấn Độ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1.4.2.1 Tập đoàn gia công và sản xuất sản phẩm Esquel china holdings của
Trung Quốc
Tập đoàn gia công và sản xuất sản phẩm Esquel china holdings của Trung
Quốc là một trong những nhà cung cấp sản phẩm lớn nhất của Trung Quốc trên thị
trường Mỹ, hiện nay trung bình tập đoàn sản xuất 800 triệu sản phẩm/năm trong đó
kim ngạch xuất khẩu sang Mĩ đạt trung bình 450 triệu USD/năm đó là con số tương
đối lớn. Một số biện pháp mà Tập đoàn sản phẩm Esquel china holdings của Trung
Quốc đã sử dụng để nâng cao hoạt động kinh doanh trên thị trường Mỹ:
Thứ nhất: Nâng cao chất lượng
Trong nhiều năm qua, tập đoàn đã không ngừng đổi mới đồng loạt máy móc
thiết bị hiện đại sản xuất sản phẩm, những máy may, là, hấp, cắt, thêu được nhập
khẩu từ Nhật Bản, châu Âu. Do được đổi mới đầu tư đồng bộ máy móc đã làm cho
sản phẩm của Tập đoàn ngày càng có chất lượng cao hơn, đáp ứng yêu cầu ngày càng
cao về sản phẩm có chất lượng của khách hàng Mỹ.
Thứ hai: Giá bán thấp
Nói chung, giá sản phẩm của Tập đoàn thấp hơn các đối thủ cạnh tranh do chi
phí sản xuất sản phẩm ở Trung Quốc thấp như các nguyên phụ liệu được sản xuất
trong nước và do lợi thế sản xuất theo quy mô lớn, giúp cho sản phẩm may mặc của
Tập đoàn bán với giá thấp mà không sản phẩm của đối thủ cạnh tranh nào trên thị
trường Mỹ có thể bán như vậy.
Thứ ba: Đa dạng hóa mẫu mã, màu sắc và nhu cầu sử dụng
Hiện nay, Tập đoàn có 9 nhà máy đặt rải rác trên thế giới và hơn 47.000 công

nhân và đã xây dựng được mô hình “các liên kết công nghiệp”. Đó là sự liên kết
giữa các vùng, miền sản xuất các loại sản phẩm, các nguyên phụ liệu cho sản xuất
sản phẩm, tạo thành các chuỗi sản xuất và Tập đoàn có lợi thế về độ ngũ thiết kế
kiểu dáng công nghiệp rất phát triển, có những trung tâm thiết kế thời trang ở các
thành phố lớn như Thẩm Quyến, Bắc Kinh, Thượng Hải, Hàng Châu, các trung tâm
này nắm bắt nhanh thị hiếu tiêu dùng của khách hàng trên thị trường Mỹ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Thứ tư: Hệ thống kênh phân phối rộng khắp
Tập đoàn thành lập từ năm 1978, cũng là năm Trung Quốc bắt đầu mở cửa
thị trường nên sớm thiết lập quan hệ thương mại với các quốc gia. Với quy mô sản
xuất lớn, bảo đảm chất lượng và thời gian giao hàng, Tập đoàn đã ký được các hợp
đồng sản xuất trực tiếp với các tổ hợp thương mại lớn của Mỹ, Tập đoàn này trực
tiếp là người cung cấp hàng cho các tổ hợp thương mại, vì thế họ đã nhanh chóng
thiết lập mạng lưới tiêu thụ sản phẩm rộng khắp thị trường Mỹ.
Thứ năm: Nhanh chóng đáp ứng những yêu cầu về sản phẩm “xanh”, sản
phẩm “sạch”
Tập đoàn đã và đang cố gắng đưa ra những quy định về quy trình sản xuất
theo tiêu chuẩn môi trường (Eco Friendly) như đổi mới công nghệ, sử dụng nguyên
phụ liệu chất lượng tốt, thực hiện đúng các quy trình sản xuất bao gồm cả hệ thống
xử lý nước thải, xử lý khí thải độc hại. Đây là chiến lược đi tắt đón đầu cho sản
phẩm của Tập đoàn trước những yêu cầu mới trong cạnh tranh trên thị trường Mĩ.
Thứ sáu: Sớm đầu tư vào sản phẩm cao cấp
Tập đoàn đã mạnh dạn đầu tư vào sản xuất những sản phẩm cao cấp như váy
dạ hội, các bộ vesting, comple xuất khẩu hàng loạt sang thị trường Mĩ, nhằm đa
dạng hóa sản phẩm, tạo thế chủ động sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cao cấp, chủ
động chiếm mảng thị trường sản phẩm cao cấp mà ít doanh nghiệp xuất khẩu ở các
quốc gia là đối thủ cạnh tranh dám đầu tư.
1.4.2.2 Công ty của nhà sản xuất Nooyon Dentelle De Calaise tại Srilanca
Công ty của nhà sản xuất Nooyon Dentelle Di Calaise của Pháp đã đầu tư 40

triệu USD cho một nhà máy sản xuất sản phẩm ở Srilanca, là một trong những công
ty có kim ngạch xuất khẩu sản phẩm lớn của Srilanca sang thị trường Mỹ và đã đạt
được những thành công đáng kể. Để có thể thành công trên thị trường Mỹ công ty
của Nooyon Dentelle Di Calaise đã có áp dụng các biện pháp sau:
Thứ nhất: Sản phẩm của công ty đã sử dụng những nhãn hiệu nổi tiếng quốc
tế như Victoria’s Secret, Liz Claiborne, Pierre Cardin, Abercrombie and Fitch,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Nike, GAP …được sản xuất tại Srilanca và xuất khẩu sang thị trường Mĩ. Đây là
một lợi thế cạnh tranh đối với sản phẩm xuất khẩu của công ty, bởi người tiêu dùng
Mỹ đã quá quen thuộc với những nhãn hiệu nổi tiếng này. Điều này làm cho kim
ngạch xuất khẩu sản phẩm công ty của Nooyon Dentelle Di Calaise tăng lên nhanh
chóng qua các năm.
Thứ hai: Công ty của Nooyon Dentelle Di Calaise luôn đặt ra mục tiêu là sản
xuất và xuất khẩu những mặt sản phẩm cao cấp. Đây là bước đi đón đầu trong cuộc
cạnh tranh gay gắt giữa nhiều đối thủ cạnh tranh cùng bán những mặt sản phẩm
trung cấp và thấp cấp trên thị trường Mỹ.
Thứ ba: Công ty đã cố gắng dung hòa được yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường và
tiêu chuẩn lao động của quốc tế trong quá trình sản xuất sản phẩm, đáp ứng được những
yêu cầu về môi trường, lao động, sức khỏe và tiêu chuẩn an toàn.
Thứ tư: Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý thành thạo tiếng Anh. Vì thế,
trong chuyển giao các công nghê hiện đại, đào tạo kỹ năng quản lý, kinh doanh, các
hoạt động kinh doanh giữa bên bán hàng và bên mua thực hiện bằng tiếng Anh rất
thuận lợi và dễ dàng. Đây là một điểm mạnh làm nâng cao khả năng cạnh tranh của
công ty trên thị trường Mỹ nhờ những nhà quản lý, nhân viên thông thạo tiếng Anh
có thể dễ dàng nắm bắt được yêu cầu của người tiêu dùng và thuyết phục người tiêu
dùng.
1.5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CÓ THỂ RÚT RA CHO CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƢ VÀ THƢƠNG MẠI TNG
Mỗi công ty đều có những hướng đi riêng nhằm nâng cao hiệu quả kinh

doanh của doanh nghiệp, nhưng phần lớn đều tập trung vào một vài yếu tố và những
yếu tố này là những kinh nghiệm quý giá có thể áp dụng nâng hiệu quả kinh doanh
cho công ty, đó là:
Thứ nhất: Coi chất lượng là hàng đầu
Sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh không ngừng được nâng cao chất lượng,
thông qua đổi mới máy móc, thiết bị công nghệ. Trong đó, sản phẩm công ty của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

nhà sản xuất Nooyon Dentelle Di Calaise tại Srilanca thể hiện chất lượng thông qua
mua bản quyền của các thương hiệu nổi tiếng trên thị trường Mỹ. Đây là một kinh
nghiệm hay trong khi tạo lập cơ sở xây dựng thương hiệu, nhờ vào uy tín của những
thương hiệu đã trở nên nổi tiếng trên thị trường Mỹ. Qua đó, chất lượng sản phẩm
luôn bảo đảm.
Thứ hai: Hạ giá thành sản phẩm xuất khẩu dựa trên hạ chi phí sản xuất và
phát huy lợi thế sản xuất theo quy mô lớn.
Công ty cần đảm bảo tăng khối lượng sản phẩm cung cấp ra thị trường, nhưng
luôn giữ được mức hạ giá thành sản xuất. Đây là bài toán khó mà sản phẩm của các
công ty ở Trung Quốc đã thực hiện được, sản phẩm của công ty cổ phần đầu tư và
thương mại TNG đòi hỏi cần có nhiều biện pháp kết hợp trong sản xuất hàng
nguyên phụ liệu, sản xuất sản phẩm và xuất khẩu, giữa quy mô sản xuất với hạ giá
thành trên mỗi sản phẩm.
Thứ ba: Nắm bắt kịp thời nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng trên thị trường Mỹ.
Đa dạng hoá mẫu mã và nhu cầu sử dụng là rất cần thiết nhất là đối với các
mặt sản phẩm. Muốn đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm của công ty thì công ty cần
nắm bắt kịp thời nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng trên thị trường Mỹ. Công ty càng đa
dạng sản phẩm xuất khẩu, khách hàng càng dễ lựa chọn theo sở thích, nhu cầu của
mình, ngược lại sản phẩm thiếu tính đa dạng, khách hàng sẽ khó khăn lựa chọn theo
nhu cầu, thị hiếu của mình hơn, như vậy khả năng cạnh tranh sẽ không cao.
Thứ tư: Mở rộng kênh phân phối
Muốn sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao công ty cần phải có hệ thống

phân phối rộng khắp trên thị trường Mỹ. Thiết lập kênh phân phối rộng không nhất
thiết công ty phải tự thực hiện, mà dựa luôn vào các kênh phân phối sẵn có của các
quốc gia nhập khẩu. Điều quan trọng là sản phẩm của công ty phải đáp ứng được
yêu cầu của các kênh phân phối này.
Thứ năm: Quan tâm tới chất lượng người lao động
Công ty của Nooyon Dentelle Di Calaise đã hướng tới đội ngũ cán bộ quản lý
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

đòi hỏi trình độ tiếng Anh khá để giao dịch tốt với các đối tác nước ngoài, để thực
hiện điều tra nghiên cứu thị trường, nhanh chóng nắm bắt xu hướng, thị hiếu tiêu
dùng của khách hàng Mĩ. Ngoại ngữ trở thành yếu tố quan trọng trong giao tiếp trực
tiếp với khách hàng. Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG cần có chính sách
tốt để đầu tư đào tạo đội ngũ lao động có trình độ ngày càng cao góp phần nâng cao
sức cạnh tranh sản phẩm của công ty.
Thứ sáu: Phối hợp với các công ty sản xuất hàng công nghiệp phụ trợ
Các mặt hàng công nghiệp phụ trợ cho sản phẩm như khuy áo, chỉ, khóa kéo,
nhãn, mác. Công ty cần phải tạo sự liên kết chặt chẽ với các công ty cung cấp
nguyên phụ liệu cho sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Đây là một bài học hay nhằm tạo
điều kiện chủ động trong sản xuất và kinh doanh của công ty, góp phần hạ chi phí và hạ
giá thành sản phẩm. Công ty có sự gắn bó chặt chẽ với các công ty sản xuất các mặt
hàng công nghiệp phụ trợ phát triển rõ ràng khả năng cạnh tranh cũng cao hơn.
Trên đây là những kinh nghiệm rất hay và có tính khả thi để công ty có thể áp
dụng, phù hợp với điều kiện sản xuất và kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và
thương mại TNG

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG là như
thế nào?
- Từ đó đưa ra những giải pháp gì để giải quyết những khó khăn của công ty và
phát huy được những thuận lợi của công ty?
- Mạnh dạn đưa ra những đề suất gì để công ty ngày càng phát triển và tiến bộ?
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Cơ sở phƣơng pháp luận
Đề tài lấy quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở phương pháp
luận trong nghiên cứu.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho ta phương pháp nhìn nhận sự vật, hiện
tượng trong trạng thái vận động và phát triển và trong mối quan hệ biện chứng với
các sự vật, hiện tượng khác.
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin
a. Thu thập thông tin sơ cấp (tài liệu đã được công bố sẵn)
Đây là các số liệu từ các công trình nghiên cứu trước được lựa chọn sử dụng
vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu. Nguồn gốc của
các tài liệu này đã được chú thích rõ trong phần “Tài liệu tham khảo”. Nguồn tài
liệu này bao gồm:
- Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện Nghị quyết, các chương trình nghiên
cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên
cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu trên internet
- Tài liệu, số liệu đã được công bố về tình hình kinh tế xã hội, kinh tế của các
ngành sản xuất, báo cáo tài chính, báo cáo thường niên … các số liệu này thu thập
từ phòng Tổ chức cán bộ - hành chính quản trị, phòng Kế toán, phòng Xuất nhập
khẩu, phòng kinh doanh xuất khẩu, phòng kinh doanh nội địa và các phòng, ban, xí
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

nghiệp, phân xưởng có liên quan . Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin
cần thiết phụ c vụ cho công tác nghiên cứu.

b. Thu thập thông tin sơ cấp
Đề tài tập trung điều tra nghiên cứu số liệu của công ty trong các năm gần đây
để phân tích đánh giá.
2.2.3. Phƣơng pháp tổng hợp thông tin
2.2.3.1. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu
- Phương pháp xử lý số liệu: Từ các số liệu thu thập được tiến hành phân tích,
tổng hợp chọn lọc các yếu tố cần thiết để tổng thành các số liệu hợp lý có cơ sở
khoa học.
- Đối với thông tin thứ cấp: Sau khi thu thập tiến hành phân loại, sắp xếp các
thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng; nếu là số liệu được lập thành
bảng biểu.
- Đối với số liệu sơ cấp: Phiếu điều tra được kiểm tra và nhập vào máy tính
bằng phần mềm Excel để tổng hợp.
2.2.3.2. Phương pháp phân tích
* Phương pháp thống kê kinh tế
Trên cơ sở các tài liệu, số liệu đã thu thập được ta tiến hành thống kê, phân
tích lại toàn bộ các tài liệu, số liệu phục vụ cho việc đánh giá tình hình hoạt động
tiêu thụ sản phẩm, loại bỏ số liệu không cần thiết và thiếu chính xác.
* Phương pháp tính toán so sánh
Sau khi tính toán số liệu ta tiến hành so sánh số liệu giữa các năm. Từ đó đưa
ra được số liệu để đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
* Phương pháp chuyên gia chuyên khảo
Sử dụng và nghiên cứu các tài liệu có liên quan, kế thừa các nội dung phù hợp
với đề tài đồng thời tham khảo ý kiến chuyên gia trong quá trình phân tích đánh giá
để tìm ra giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho Công ty.
* Phương pháp dự tính, dự báo

×