Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Tiểu luận quy hoạch lâm nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.44 KB, 54 trang )

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................2
PHẦN 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................4
1.1. Trên thế giới...............................................................................4
1.2. Ở Việt Nam................................................................................6
1.2.1. Các nghiên cứu và thử nghiệm liên quan đến phương pháp quy hoạch sản
xuất lâm nghiệp cấp xã....................................................................6
1.2.2. Một số chính sánh liên quan đến quy hoạch lâm nghiệp cấp xã...........8
1.2.3. Hệ thống quản lý hành chính về đất lâm nghiệp ở Việt Nam..............9
PHẦN 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......10
2.1. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................10
2.2. Nội dung nghiên cứu...................................................................10
2.2.1. Điều tra điều kiện cơ bản của xã Tô Hiệu...................................10
2.2.2. Đề xuất quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp cho xã Tô Hiệu....10
2.3. Phương pháp nghiên cứu..............................................................11
2.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu...................................................11
2.3.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu........................................11
2.3.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu......................................12
PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN....................................15
3.1. Kết quả điều tra, đánh giá điểu kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu........15
3.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................15
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội.........................................................19
3.1.3. Hiện trạng sử dụng đất...........................................................22
3.1.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn cho việc phát triển lâm nghiệp của xã
Tơ Hiệu, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn............................................27
3.2. Quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp cho xã Tô Hiệu....................28
3.2.1. Các căn cứ để đề xuất phương án quy hoạch sản xuất lâm nghiệp cho xã
Tô Hiệu.....................................................................................28
1



3.2.2. Xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển sản xuất lâm
nghiệp cho xã Tô Hiệu...................................................................29
3.2.3. Quy hoạnh sử dụng đất trong xã Tô Hiệu....................................31
3.2.4. Quy hoạch các biện pháp sản xuất lâm nghiệp cho xã Tô Hiệu.........35
3.2.4. Dự tính đầu tư và hiệu quả cho các phương án quy hoạch sản xuất lâm
nghiệp.......................................................................................39
3.2.5. Đề xuất các giải pháp thực hiện phương án quy hoạch phát triển sản xuất
lâm nghiệp..................................................................................42
PHẦN 4. KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ..............................................45
4.1. Kết luận...................................................................................45
4.2. Tồn tại....................................................................................46
4.3. Kiến nghị.................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................48
PHỤ BIỂU..............................................................................................................50

2


ĐẶT VẤN ĐỀ
Lâm nghiệp là một ngành có vai trị quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, Tác
dụng của lâm nghiệp đối với nền kinh tế có nhiều mặt, rừng khơng chỉ cung cấp lâm
đặc sản mà cịn có tác dụng giữ đất, điều tiết nguồn nước, chống ô nhiễm mơi trường,
điều hồ khí hậu, phịng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và các giá
trị cảnh quan du lịch, văn hoá ... Tuy nhiên, trong những năm qua con người đã gần
như lãng quên đi ý nghĩa quan trọng đó, chỉ tập trung vào khai thác nhằm thấy được
lợi ích kinh tế trước mắt và để thoả mãn nhu cầu sử dụng gỗ của mình. Đầu tiên là sự
khai thác kiệt quệ các lồi cây quý hiếm có giá trị cao về kinh tế và thẩm mĩ, tính đa
dạng sinh học, khơng những làm mất đi nguồn gen sinh vật quý và những giá trị văn
hố tồn tại trong nó mà cịn làm xuất hiện hàng loạt các biến đổi của khí hậu như hiệu
ứng nhà kính, thủng tầng ozon hay sự xuất hiện của hạn hán, lũ lụt ... làm thiệt hại

nặng nề đối với chính cuộc sống của con người.
Nước ta là một nước nông nghiệp với dân số khoảng 86,4 triệu người, trong đó
có khoảng 70% dân số làm nơng nghiệp. Đời sống nhân dân cịn gặp nhiều khó khăn,
đặc biệt là vùng nông thôn miền núi thu nhập chủ yếu từ sản xuất nơng - lâm nghiệp.
Tuy nhiên, nhìn chung thì ngành lâm nghiệp tại nước ta cịn kém phát triển, hoạt động
lâm nghiệp cịn gặp nhiều khó khăn, chưa áp dụng được khoa học kĩ thuật vào sản
xuất lâm nghiệp dẫn đến năng suất lao động chưa cao, hơn nữa nhiều nơi việc sử
dụng đất đai còn nhiều bất hợp lý. Việc sử dụng đất đai mới chỉ dừng lại ở việc lợi
dụng mà chưa có biện pháp cải tạo đất, nâng cao hàm lượng mùn, chất dinh dưỡng
cho đất, nhằm sử dụng đất bền vững. Vì vậy để sử dụng đất có hiệu quả, góp phần
nâng cao năng suất trong sản xuất nơng - lâm nghiệp thì phải có phương án quy
hoạch phát triển sản xuất nơng lâm nghiệp hợp lý. Việc quy hoạch sử dụng đất ở nơng
thơn là việc làm cần thiết góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân ở khu
vực nông thơn.
Bình Gia là một huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Lạng Sơn, có tổng diện
tích đất tự nhiên là 109.271,37 ha. Rừng của huyện Bình Gia có ý nghĩa hết sức to
3


lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội và có ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất
của nhân dân trong vùng.
Trong những năm qua trên địa bàn huyện đã tiến hành nhiều dự án trồng rừng
như: dự án 327, dự án định cach - định cư, dự án 661 và một số dự án khác, đã đem
lại hiệu quả kinh tế khá cao, góp phần ổn định cuộc sống người dân trong khu vực.
Trong đó, xã Tơ Hiệu là một trong những xã đi tiên phong trong những vấn đề này.
Tô Hiệu là một xã miền núi, cách trung tâm huyện 2km về phía Nam có tổng
diện tích đất tự nhiên là 2.635 ha. Trong đó đất nông nghiệp là 343,5 ha, đất lâm
nghiệp là 909,2 ha, còn lại là các loại đất khác. Tổng dân số khoảng 4200 người với
1060 hộ trên 15 thôn bản, bao gồm 5 dân tộc cùng sinh sống là: Tày, Nùng, Kinh,
Hoa. Vị trí địa lý xã Tơ Hiệu tập trung chủ yếu các mối giao thông trên địa bàn huyện

thuận tiện cho việc lưu thông buôn bán.
Những năm gần đây chính quyền xã đã làm các dự án trồng cây lâm nghiệp như:
dự án 661,dự án 327,... và cũng đã đạt được kết quả khá cao. Tuy nhiên bên cạnh đó
vẫn cịn có nhiều khó khăn trong việc phát triển sản xuất như: trình độ dân trí chưa
cao, sản xuất còn nhỏ lẻ chưa tập trung, đời sống nhân dân cịn gặp nhiều khó khăn,
chưa áp dụng được khoa học kỹ thuật và sản xuất lâm nghiệp, tính ỷ lại, trơng chờ
vào sự hỗ trợ của nhà nước.......
Tình hình quản lý sử dụng đất đai tại khu vực còn nhiều bất cập, hiệu quả sử
dụng đất chưa cao, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển sản xuất lâm nghiệp và phát
triển kinh tế xã hội, ổn định đời sống của người dân trong xã.
Xuất phát từ thực tiễn đó tơi tiến hành thực hiện nghiên cứu chuyên đề:
"Đề xuất quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp cho xã Tô Hiệu - huyện
Bình Gia - tỉnh Lạng Sơn"

4


PHẦN 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Lịch sử quy hoạch sử dụng đất đã được các nước phát triển bắt đầu quan tâm
nghiên cứu từ những thế kỷ XVII. Những thành tựu về phân loại đất và xây dựng bản
đồ đã được sử dụng làm cơ sở quan trọng cho việc tăng năng suất và sử dụng đất đai
một cách có hiệu quả.
Lịch sử phát triển sản xuất lâm nghiệp được xác nhận như một chuyên ngành
bắt đầu bằng việc quy hoạch vùng từ thế kỷ XVII. Theo Olschowy vào thời gian này,
quy hoạch quản lý rừng và lâm sinh ở châu Âu phát triển ở mức cao trên cơ sở quy
hoạch sử dụng đất.
Vào thế kỉ thứ XIX, có các giả thuyết về "vùng đơng nhất", từ đó hình thành lý
thuyết về "phép vi phân địa lý" để tạo các nhân tố kinh tế trong quy hoạch. Sang đến
đầu thế kỷ XX thì lý thuyết về phép "vi phân không gian địa lý" được sử dụng để tiến

hành giao đất cho các khu công nghiệp, lần đầu tiên các nhân tố địa thế được Weber
đề cập vào năm 1909. Đến năm 1993 Christaller đã xây dựng khái niệm chung về
"các khu trung tâm" cho quy hoạch vùng. Có thể cho rằng các ý tưởng của Weber
năm 1921 trong tác phẩm "hình thành các bang hợp lý", bằng lý thuyết về tổ chức với
các khái niệm về "lập địa hợp lý" và "năng suất sử dụng" đã mở đầu cho thời kỳ quy
hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp. Theo lý thuyết trên thì việc phân chia đất đai
theo địa lý với vùng sản xuất là nền tảng của quy hoạch vùng cho sản xuất lâm
nghiệp.
Tại châu Âu, vào khoảng thập kỷ 30 - 40 của thế kỷ XX quy hoạch ngành giữ
vai trò lấp chỗ trống cho quy hoạch vùng được xác định vào đầu thế kỷ. Năm 1946,
Jacks đã cho ra đời chuyên khảo đầu tiên về phân loại đất với tên gọi là "phân loại đất
cho quy hoạch sử dụng đất", đây cũng là tài liệu đầu tiên đánh giá khả năng của quỹ
đất. Năm 1966 hội đất học Mỹ và hội nông học Mỹ đã cho ra đời chuyên khoa đầu

5


tiên về hướng dẫn điều tra đất, đánh giá khả năng của đất và ứng dụng của nó trong
quy hoạch sử dụng đất.
Từ năm 1976 hội đồng nông nghiệp Châu Âu đã phối hợp với tổ chức FAO tổ
chức nhiều hội nghị về phát triển nông thôn và quy hoạch sử dụng đất. Các hội nghị
đều khẳng định rằng quy hoạch lâm nghiêp đều phải dựa trên quy hoạch đất đai.
Năm 1985 tại hội nghị RRA ở Thái Lan thì thuật ngữ "sự tham gia/người tham
gia" được sử dụng. Với sự tiếp tục của RRA năm 1988 tại hai địa điểm trên thế giới
diễn ra hai chương trình phát triển nông thôn là: Kenya và Ấn Độ.
Giai đoạn 1990-1991 là giai đoạn bùng nổ RRA tại Ấn Độ với các chương trình,
dự án phát triển nơng thơn và phát triển lâm nghiệp xã hội. Và cho đến nay đã có hơn
30 nước đã và đang áp dụng chương trình RRA vào vác chương trình xã hội: xố đói
giảm ngèo, phát triển nông thôn...
Quy hoạch cấp vĩ mô mới được chú ý vào thập niên 70 của thế kỷ 20. Vào thập

niên này xuất hiện nhiều thuật ngữ như: quy hoạch địa phương, quy hoạch cùng tham
gia, quy hoạch thôn bản... Trong thời gian này nhiều cuộc thảo luận của các chuyên
gia đã đề cập đến các phương pháp tiếp cận trong quy hoạch lâm nghiêp cấp vĩ mô.
Thời kỳ từ những năm 50 đến những năm 70 của thế kỷ XX trên thế giới nhấn
mạnh đến nghiên cứu, đánh giá đất đai trong quy hoạch sử dụng đất. Sau đó nhiều
cuộc thảo luận của chuyên gia được tiến hành. Nội dung của các cuộc hội thảo đã đề
cập đến phương pháp cùng tham gia trong quy hoạch lâm nghiệp cấp vi mơ. Phương
pháp quy hoạnh cấp vi mơ có thể tiến hành theo hai cách là tiếp cận từ trên xuống
dưới và từ dưới lên trên. Cách tiếp cận từ trên xuống được hình thành từ khi quy
hoạch được hình thành cho đến nay, và thường được áp dụng cho quy hoạch ngành,
cách tiếp cận này đã bộc lộ những hạn chế, kém hiệu quả vì khơng tiếp cận được kiến
thức bản địa, thiếu sự tham gia cần thiết của cộng đồng, tiếp cận những thay đối do
phương án mang lại. Cách tiếp cận thứ hai được hình thành khi các nhà xã hội học
chứng minh rằng không thể thiếu được vai trò của cộng đồng trong việc lập kế hoạch
và quản lý tài nguyên của cộng đồng đó. Từ thuật ngữ "quy hoạch dựa vào cộng
6


đồng" bắt đầu xuất hiện. Theo Gilmour phân biệt hai cách tiếp cận đó là cách tiếp cận
kinh điển và tiếp cận lấy người dân làm trung tâm.
Từ cuối thế kỷ XX, các phương pháp điều tra đáng giá nông thơn có sự tham gia
như: đánh giá nhanh nơng thơn (RRA) và đặ biệt là phương pháp phân tích hệ tháng
canh tác cho quy hoạch sử dụng đất đai cấp vi mô được nghiên cứu và phát triển rộng
rãi ở nhiều cuốc gia khác nhau. Những thử nghiệm và thực tiễn phương pháp đánh
giá nơng thơn có sự tham gia (RRA) vào thập niên 80 đến nay trong phát triển nông
thôn và lập kế hoạch sử dụng đất được thực hiện ở trên 30 nước trên thế giới đã cho
thấy được ưu thế của phương pháp này.
1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Các nghiên cứu và thử nghiệm liên quan đến phương pháp quy hoạch sản
xuất lâm nghiệp cấp xã

Trong những năm vừa qua, đã có những dự án, những cơng trình nghiên cứu về
công tác giao đất lâm nghiệp ở nước ta, mỗi dự án, mỗi cơng trình nghiên cứu đều có
những cách tiếp cận riêng đối với tác động của chính sách này tới sự phát triển kinh
tế xã hội ở mỗi vùng.
Dự án “ Đổi mới chiến lược ngành lâm nghiệp” đây là dự án xuất phát từ yêu
cầu cấp bách của nước ta sau khi ban hành Luật bảo vệ phát triển rừng năm 1991.
Mục tiêu của dự án là bằng q trình tìm tịi học hỏi và hợp tác để góp phần tìm ra
các giải pháp chiến lược nhằm từng bước thực thi có hiệu quả mục tiêu phát triển
ngành lâm nghiệp trong hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Dự án đã góp phần xây dựng
phương pháp mới về giao đất lâm nghiệp, trên cơ sở học tập kinh nghiệm của các
năm trước và dựa vào các văn bản pháp quy liên quan đến Luật đất đai, Luật bảo vệ
phát triển rừng.
Những nghiên cứu và thử nghiệm về quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm
nghiệp ở Việt Nam mới được hình thành và áp dụng lần đầu tiên năm 1993 tại xã Tứ
Nê, huyện Tân Lạc và xã Hang Kìa, Pà Cị huyện Mai Châu, tỉnh Hồ Bình do dự án

7


dổi mới phát triển lâm nghiệp thực hiện. Theo chiến lược này thì quy hoạch sử dụng
đất được coi là một nội dung chính và được thực hiện trước khi giao đất trên cơ sở
tôn trọng tập quán, lấy xã làm đơn vị cơ bản để lập kế hoạch và giao đất có sự tham
gia tích cực của người dân.
Phương pháp đánh giá nơng thơn có sự tham gia (RRA) được đưa vào nước ta
năm 1991 trong dự án hợp tác phát triển lâm nghiệp Việt Nam - Thuỵ Điển nhằm
phát triển lâm nghiêp trang trại ở 6 tỉnh miền núi phía Bắc. Từ đó đến nay phương
pháp RRA đã và đang phát triển, nó được sử dụng rộng rãi trong trong các trương
trình phát triển nơng thơn miền núi, các dự án quốc tế và chính phủ...
Năm 1996 Vũ Văn Mễ và Desloges đã thử nghiệm phương pháp quy hoạch sử
dụng đất và giao đất lâm nghiêp có sự tham gia của người dân tại Quảng Ninh, đã đề

xuất 6 nguyên tắc và các bước trong quy hoạch cấp xã. Trong hai năm 1996 và 1997
trong quá trình triển khai dự án quản lý nguồn nước hồ Yên Lập có sự tham gia của
người dân tại Hồnh Bồ, tỉnh Qoảng Ninh, tác giả đã thử nghiệm phương pháp lập kế
hoạch có sự tham gia của người dân để quy hoạch phát triển lâm nghiệp cho 3 xã là:
Bằng Cả, Quảng La và Dân Chủ. Năm 1999 và 2000 Novan cùng nhóm cộng sự của
dự án lâm nghiệp Việt Nam - ADB đã nghiên cứu và thử nghiệm phương pháp xây
dựng tiểu dự án cấp xã với mục tiêu là đưa một phương pháp quy hoạch lâm nghiêp
cho 50 xã của 4 tỉnh là: Thanh Hoá, Gia Lai, Phú Yên, Quảng Trị.
Đề tài “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn góp phần xây dựng chính sách
quản lý và khuyến khích phát triển rừng của các hộ nơng dân” của tác giả Nguyễn
Đình Tư và Nguyễn Văn Tuấn, đã tiến hành nghiên cứu phân tích các cơ sở lý luận
vào cơ sở thực tiễn của việc xây dựng hệ thống chính sách, chế độ quản lý và khuyến
khích phát triển rừng cho các hộ gia đình nơng dân. Trên cơ sở tổng kết đánh giá hệ
thống chính sách, chế độ hiện hành, bước đầu đề xuất các khuyến nghị về việc hồn
thiện hệ thống chế độ, chính sách quản lý và khuyến khích phát triển rừng của cá hộ
gia đình nơng dân.

8


1.2.2. Một số chính sánh liên quan đến quy hoạch lâm nghiệp cấp xã
Các văn bản, chính sách của nhà nước ta đề cập đến quy hoạch lâm nghiệp cấp
xã không nhiều, những quan điểm của đảng và nhà nước ta về quy hoạch lâm nghiệp
khá rõ ràng, điều đó được thể hiện rất rõ trong các văn bản như: luật đất đai, luật bảo
vệ phát triển rừng... Trong Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1992 đã nêu rõ "nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp
luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ
chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài".
Luật đất đai năm 1993, luật đất đai sửa đổi năm 1998 và năm 2003, luật bảo vệ
phát triển rừng, các nghi định là cơ sở, tiền đề cho quy hoạch cấp xã.

Nhưng năm gần đây các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp như: PAM,
dự án 661, dự án 327,.... đã sử dụng triệt để phương pháp đánh giá nông thôn có sự
tham gia trong khi tiến hành quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt ở cấp xã và cấp thôn
bản.
Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010. Mục tiêu đến
năm 2020, thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha
đất quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng tỷ lệ đất có rừng lên 42-43% vào năm 2010 và
47% vào năm 2020; đảm bảo có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế và tổ
chức xã hội vào phát triển lâm nghiệp nhằm đóng góp ngày càng tăng vào phát triển
kinh tế- xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp các
dịch vụ mơi trường; góp phần xố đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người
dân nông thôn miền núi và giữ vững an ninh quốc phòng. Tốc độ tăng trưởng giá trị
sản xuất của ngành lâm nghiệp (bao gồm cả công nghiệp chế biến lâm sản và các dịch
vụ môi trường) từ 3,5% đến 4% /năm, phấn đấu đến 2020 GDP lâm nghiệp đạt
khoảng 2-3% GDP quốc gia.
1.2.3. Hệ thống quản lý hành chính về đất lâm nghiệp ở Việt Nam
Hiện nay tổ chức Nhà nước được bố trí theo 4 cấp như sau:

9


- Cấp Trung ương: Chính phủ thơng qua Bộ nơng nghiệp và Phát triển nông thôn
và Bộ Tài nguyên Môi trường.
- Cấp tỉnh: UBND tỉnh thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn và Sở
Địa chính.
- Cấp huyện: UBND huyện và thị trấn thơng qua Phịng Nơng nghiệp và Phát
triển nơng thơn và Phịng Địa chính.
- Cấp xã: UBND xã thông qua Ban Nông lâm nghiệp xã và Ban Quản lý ruộng
đất xã.
Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống bộ máy tổ chức được xác định

theo các văn bản pháp quy của luật tổ chức bộ máy đi đơi với cải cách hành chính
thích ứng với tiến trình đổi mới của Việt Nam. Việc phân cấp quản lý nhà nước của
các cấp về rừng và đất lâm nghiệp được quyết định cụ thể theo quyết định số
245/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 về thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của các
cấp về rừng và đất lâm nghiệp.

10


PHẦN 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu tổng quát:
Góp phần bổ sung những cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đề xuất phương án
quy hoạch và sản xuất lâm nghiệp bền vững của xã.
*Mục tiêu cụ thể:
Đề xuất phương án quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp cho xã Tơ Hiệu,
huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2020.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Điều tra điều kiện cơ bản của xã Tô Hiệu
- Điều tra điều kiện tự nhiên
- Điều tra điều kiện kinh tế xã hội
- Điều tra hiện trạng quản lý sử dụng đất
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong phát triển sản xuất lâm nghiệp cho
xã Tô Hiệu, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
2.2.2. Đề xuất quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp cho xã Tô Hiệu
- Xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển sản xuất lâm nghiệp
cho xã.
- Quy hoạch sử dụng đất trong xã Tô Hiệu
- Quy hoạch các biện pháp sản xuất lâm nghiệp cho xã Tơ Hiệu
- Dự tính đầu tư và hiệu quả cho phát triển sản xuất lâm nghiệp.

- Đề xuất các giải pháp thực hiện.

11


2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu
- Phương pháp kế thừa được dùng để thu thập nhưng tài liệu đã có trên địa bàn
cũng như các tài liệu liên quan đến sản xuất lâm nghiệp.
- Sử dụng kế thừa những tài liệu như:
+ Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, khí hậu, thuỷ văn và đặc
điểm nguồn gốc sản xuất lâm nghiệp xã.
+ Tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng.
+ Tài liệu về tình hình sử dụng đất của xã.
+ Kinh tế xã hội: Tài nguyên về dân số, lao động, thành phần dân tộc, cơ sở hạ
tấng, văn hố xã hội.
+ Phương hướng, đường lối chính sách và các văn bản có liên quan đến phát
triển sản xuất kinh doanh lâm nghiệp trên địa bàn xã.
+ Những nghiên cứu, phương án quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp đã
được thực hiện tại khu vực.
2.3.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu
- Điều tra khảo sát ngoài thực địa dùng để kiểm tra tính kế thừa và bổ sung
những tính chất chưa đầy đủ hoặc khơng cịn cập nhật về điều kiện tự nhiên, tài
nguyên rừng, điều kiện kinh tế xã hội.
- Điều tra bổ sung thu thập tài liệu các loại đất, cơ sở hạ tầng và địa hình.
- Điều tra hiện trạng đất đai tài nguyên rừng: Diện tích, trữ lượng các loại rừng
trên địa bàn, đặc điểm tài nguyên động thực vật, đặc điểm tình hình sinh trưởng, phát
triển, tái sinh rừng...
- Xây dựng các biểu hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng của xã.


12


2.3.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
2.3.2.1. Phương pháp tổng hợp số liệu
Sau khi thu thập các tài liệu từ UBND xã, các phịng ban có liên quan và bổ
sung bằng việc điều tra trực tiếp ngoài thực địa, các thơng tin được tổng hợp và phân
tích những thuận lợi và khó khăn về điều kiện cơ bản của xã đối với sản xuất nông
lâm nghiệp và các số liệu được tổng hợp ghi vào các bảng biểu: biểu hiện trạng sử
dụng đất và biểu phân loại cây trồng.
2.3.2.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế, mơi trường
a. Đánh giá hiệu quả kinh tế
- Dự tính hiệu quả kinh tế cho các mơ hình sử dụng đất và cho bản phương án
quy hoạch sản xuất lâm nghiệp. Dự tính hiệu quả kinh tế được thực hiện theo phương
pháp động và được tính tốn thơng qua phần mềm Excell.
Phương pháp động: coi yếu tố chi phí và kết quả đầu tư có quan hệ với mục tiêu
đầu tư, thời gian và giá trị đồng tiền.
Các yếu tố tính tốn: NPV, BCR, IRR.
- NPV: giá trị hiện tại của thu nhập ròng.
NPV: là hiệu số của thu nhập và chi phí hoạt động sản xuất trong cả chu kỳ kinh
doanh sau khi đã tính đến triết khấu để quy về thời điểm hiện tại. NPV được xác định
theo cơng thức:
n

NPV 
t 1

Trong đó:

Bt  Ct

(1  r )

NPV: là giá trị hiện tại thu nhập ròng.
Bt: Giá trị thu nhập năm thứ t.
Ct: Giá trị chi phí năm thứ t.
r: Lãi suất

13


t: Thời gian thực hiện.
Nếu NPV > 0 thì mơ hình có lãi và NPV càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao.
- BCR: Là hệ số sinh lãi thực tế, tức là cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao
nhiêu đồng lợi nhuận. BCR phản ánh tính chất đầu tư và mức thu nhập trên một đơn
vị chi phí sản xuất.
Cơng thức tính:
n

Bt

 (1  r )

BCR  t n1

Ct

 (1  r )
t 1

Trong đó:


n

n

BCR: tỷ suất giữa thu nhập và chi phí
Bt: Giá trị thu nhập năm thứ (t) đồng
Ct: Giá trị chi phí ở năm thứ (t) đồng
r: lãi suất
t: thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất.

Nếu mơ hình BCR >1 thì có lãi, BCR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao và
ngược lại.
- IRR: tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ:
IRR là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn đầu tư cố tình đến yếu tố thời gian
qua tính triết khấu.
IRR chính là tỷ lệ triết khấu làm cho NPV = 0.
Cơng thức tính:
NPV 

Trong đó:

Bt  Ct
(1  IRR ) n

IRR: Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ.
Bt: Giá trị thu nhập năm thứ (t)
14



Ct: Giá trị chi phí năm thứ (t)
r: Lãi suất
t: Thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất.
IRR dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế và khả năng thu hồi vốn của các hoạt
động sản xuất kinh doanh. Nếu IRR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao, khả năng
thu hồi vốn càng lớn.
b. Đánh giá hiệu quả xã hội
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội bao gồm: mức độ đầu tư, khả năng ứng dụng
của mơ hình, khả năng cho sản phẩm, giải quyết việc làm, khả năng xóa đói giảm
nghèo…
c. Đánh giá hiệu quả mơi trường
Do thời gian có hạn nên chun đề không đi sâu vào nghiên cứu các nhân tố
định lượng có ảnh hưởng của rừng đối với mơi trường mà chỉ đánh giá hiệu quả, tác
động môi trường bằng phương pháp luận thông qua việc phỏng vấn người dân địa
phương trong địa bàn và việc kế thừa một số kết quả nghiên cứu khoa học trong nước
và trên thế giới.

15


PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả điều tra, đánh giá điểu kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Tơ Hiệu là xã miền núi cao, có diện tích tự nhiên 2635 ha, nằm ở phía đơng nam
huyện Bình Gia, cách trung tâm huyện 2 km. Có vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế
xã hội. Trên địa bàn có quốc lộ 1B và tỉnh lộ 226 chạy qua. Vị trí địa lý của xã Tơ
Hiệu như sau:
Phía bắc:


Giáp xã Minh Khai

Phía tây:

Giáp thị trấn Bình Gia và xã Hồng Văn Thụ

Phía nam:

Giáp huyện Bắc Sơn

Phía đơng:

Giáp xã Hồng Thái và xã Tân Văn

3.1.1.2. Địa hình địa thế
Tô Hiệu là xã thuộc tiểu vùng I của huyện Bình Gia, có vị trí thuận lợi, đặc điểm
kiến tạo hình mang đậm nét của vùng núi Tây Bắc Bộ. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi
các dãy núi có độ dốc lớn. Dưới thung lũng là những cánh đồng bậc thang nhỏ hẹp
làm được hai vụ bấp bênh hoặc chỉ được 1 vụ, được nhân dân sử dụng lâu đời.
Tồn bộ phía nam của xã là dãy núi Dục Cướm, vách đá dựng hiểm trở. Khu
vực này hầu hết là rừng tự nhiên trên núi có những lân lũng nhỏ, nhân dân trồng ngơ,
qt cịn lại là những dãy núi có độ cao > 600m so với mặt biển, tầng đất mặt sâu >
70 cm phù hợp phát triển cho cây nơng nghiệp.
Địa hình địa thế như vậy ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sử dụng đất đai. Đất
nông nghiệp thường hay bị khô hạn vào đầu vụ xn và vụ đơng khó nâng cao hệ số
sử dụng đất và chuyển dịch cơ cấu cây trồng.

16



3.1.1.3. Khí hậu thuỷ văn
Xã Tơ Hiệu có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Có mùa đơng lạnh kéo dài từ tháng 10
năm trước đến tháng 3 năm sau, cuối vụ nhiệt độ xuống thấp kéo theo sương muối
gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân và sản xuất nơng lâm nghiệp. Mùa
hè có gió mùa đơng nam, khí hậu mát mẻ về ban đêm. Với đặc điểm này tạo cho Tơ
Hiệu có sự đa dạng về cây trồng đặc biệt là cây ăn quả.
Nhiệt độ trung bình năm: 210C
Nhiệt độ tối cao:

370C

Nhiệt độ tối thấp :

0 0C

Lượng mưa bình qn năm khơng lớn, giao động trong khoảng 1500mm tập
trung phần lớn vào các tháng 6, 7, 8 . Theo ước tính lượng mưa của ba tháng mưa
mưa tại khu vực chiếm hơn 50% lượng mưa của cả năm. Điều này gây khó khăn cho
việc điều tiết nước sinh hoạt và sản xuất.
Trên địa bàn xã khơng có hệ thống sơng suối, chỉ có các khe lách nhỏ dưới chân
núi. Đặc điểm rất ít nước, mùa khơng có mưa trở thành suối cạn. Đây là trở ngại rất
lớn ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân và sản xuất nông lâm nghiệp.
Một số thôn dọc quốc lộ 1B từ Cốc Rặc đến Tân Yên thường thiếu nước sinh
hoạt từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau.
Tuy trên địa bàn xã đã đắp được một số đập nước phục vụ cho sản xuất, nhưng
những đập này không đủ nước để cung cấp do ngăn từ các khe lạch nhỏ, chế độ nước
không ổn định. Duy chỉ có đập Bó Phia nếu biết khai thác thì đây sẽ là nguồn nước
sinh hoạt và sản xuất cho các thơn bản nói trên.
3.1.1.4. Tài ngun thiên nhiên
a. Tài ngun đất

Xã Tơ Hiệu có hai loại đất chính là đất ruộng và đất đồi núi.

17


- Đất ruộng: đây là đất thung lũng dốc tụ Feralít biến đổi do trồng lúa, có tầng
canh tác dày > 20cm. Tuy nhiên rải rác trên các cách đồng có hiện tượng đá nhơ đầu.
Loại đất này có hàm lượng dinh dưỡng thấp và hay bị hạn hán, do phát triển trên nền
castơ. Hướng sử dụng là phải tăng cường bón phân hữu cơ.
Làm tốt hệ thống tưới tiêu để cung cấp nước cho cây trồng sinh trưởng, phát
triển. Một số ruộng bậc thang ở chân núi có thể trồng cây ăn quả thay cho trồng ngô,
khoai lang.
- Đất đồi núi: là loại đất chiếm phần lớn diện tích đất đai của xã, có tầng đất mặt
sâu > 50cm thích hợp cho phát triển cây hồi đặc sản Lạng Sơn.
Hiện nay xã còn 251 ha đất đồi núi chưa sử dụng, đây là quỹ đất để phát triển
cây lâm nghiệp. Nhưng muốn đưa vào khai thác và sử dụng thì phải có biện pháp cải
tạo, những nơi có độ dốc lớn cần trồng cây lâm nghiệp để ngăn chặn hiện tượng xói
mịn rửa trơi.
Ngồi ra trên dãy núi Dục Cướm có nhiều thung lũng nằm rải rác, đã dược nhân
dân khai thác trồng cây màu, cây lâu năm đây là loại đất trồng cây ăn quả như quýt,
đào, mác mật rất tốt.
b. Tài nguyên nước
Trên địa bàn xã Tô Hiệu khơng có hệ thống sơng suối chảy qua do đó hàng năm
đầu thiếu nước sinh hoạt và sản xuất, riêng có đập Bó Phia nằm ở thơn Nà Rạ có
nước chảy quanh năm, đây là nguồn nước ngầm có chất lượng tốt, nếu xây dựng lại
thì có thể cung cấp nước cho các thôn ở hai bên quốc lộ 1B từ Nà Rạ đến Ngọc
Quyến, Ngọc Trí.
c. Tài nguyên rừng
Tính đến 30 tháng 7 năm 2010 xã Tơ Hiệu có 1604,00 ha đất lâm nghiệp. Trong
đó có 1404,06 ha rừng tự nhiên và 855,40 ha rừng trồng. Diện tích rừng phòng hộ

549,20, các loại đất khác 199,40. Thực vật rừng ở đây rất phong phú. Nhưng có một

18


số loại cây gỗ quý như: đinh, nghiến bị khai thác cạn kiệt, trữ lượng gỗ thấp không ổn
định.
c. Tài nguyên nhân văn
Theo số lượng thống kê đến 30/7/ 2010 tồn xã có 4010 nhân khẩu với 917 hộ
gia đình. Có các dân tộc như: Tày, Nùng, Kinh, Hoa cùng sinh sống. Trình độ dân trí
của xã tương đối cao do đó đã biết áp dụng trình độ khoa học kĩ thuật mới vào sản
xuất. Trong toàn khu vực của xã đã có 136 hộ phi nơng nghiệp làm nghề dịch vụ, sản
xuất vật liệu xây dựng, vận tải hàng hố. Đây cũng là đặc điểm ít thấy trên địa bàn
các xã khác. Chứng tỏ rằng đảng uỷ và lãnh đạo địa phương đã biết khai thác thế
mạnh về vị trí địa lý, về con người trên địa bàn xã.
Xã Tơ Hiệu có hang Kéo Lèng là khu di tích lịch sử đã được nhà nước xếp hạng,
cần được tôn tạo và bảo vệ.
* Đánh giá điều kiện tự nhiên - Tài ngun thiên nhiên
- Thuận lợi
+ Có vị trí thuận lợi, có thể phát triển kinh tế xã hội trên nhiều lĩnh vực.
+ Điều kiện đất đai phù hợp với nhiều loại cây đặc sản như: hồi, quýt, đào.
+ Nhân lực dồi dào, trình độ dân trí khá cao.
- Khó khăn
+ Đất đai kém mầu mỡ, thiếu nước sản xuất,nhất là nước san xt nơng nghiệp.
+ Diện tích đất hoang cịn tương đối nhiều, nhưng chưa có kế hoạch đầu tư sản
xuất do thiếu vốn.
+ Rừng trồng sản xuất ít lại không tập trung, đặc biệt là cây lâm nghiêp nên khó
chăm sóc và quản lý. Trong những năm tới cần có kế hoạch cụ thể để chăm sóc cây
lâm nghiệp nhằm nâng cao năng suất và sản lượng rừng.


19


3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động
Theo báo cáo thường niên quá trình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và kế
hoạch thực hiện 6 tháng cuối năm của xã Tô Hiệu, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn,
tính đên 15/6/201 xã Tơ Hiệu có đến 4251 nhân khẩu và 1017 hộ gia đình. Trong đó
có 136 hộ phi nơng nghiệp với 695 nhân khẩu. Và 881 hộ nơng nghiệp với 3556
nhân khẩu.
Tình hình biến động dân số qua các năm khác nhau tại xã Tơ Hiệu được trình
bày tại bảng 3.1:
Bảng 3.1. Tình hình biến động dân số qua một số năm tại xã Tơ Hiệu
Đơn vị

Năm

Năm

Năm

Năm

1. Tổng số nhập khẩu

tính
Người

2008
3908


2009
3981

2010
4010

2011
4251

Trong đó: Phi nơng nghiệp
2. Tổng số hộ

Người
Hộ

560
932

605
914

680
917

695
1017

Trong đó: phi nơng nghiệp
3. Tổng số lao động


Hộ
Người

112
1764

121
1875

136
1964

136
2054

Trong đó: phi nơng nghiệp
4. Tổng số nóc nhà
5. Tỷ lệ gia tăng dân số
6. Bình qn đât nơng

Người
Nóc nhà
%
Ha

224
932
1,2
0,075


242
914
11,5
0,074

272
917
11
0,075

272
1017
11.4
0,073

Chỉ tiêu

nghiệp, khẩu nơng nghiệp

(Ghi chú: các tài liệu về năm 2011 đều là báo cáo 6 tháng đầu năm, chưa có số
liệu chính thức cho cả năm)
Xã Tơ Hiệu có nguồn nhân lực lao động dồi dào, tổng số lao động là 2054
chiếm 48% tổng số nhân khẩu. Đây là nguồn lao động chính thức đẩy sản xuất phát
triển. Ngoài ra nếu tổ chức sản xuất tốt có thể tận dụng số lao động phụ (chiếm 50%
cịn lại). Số lao động phi nông nghiệp là 272 người chiếm gần 10% nhưng các ngành
nghề ở đây chưa thực sự phát triển, thơng thường các hộ gia đình vẫn làm ăn theo
kiểu cá thể, chưa thành lập tổ hợp sản xuất dịch vụ.
20



Trong nhưng năm tới, xã cần có những biện pháp cụ thể để đẩy mạnh sản xuất
nông lâm nghiệp kết hợp sản xuât tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, tránh sự chênh lệch
quá lớn giữa lao động nông nghiệp và phi nơng nghiệp.
3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng - văn hố xã hội
a. Xây dựng cơ bản
Các cơng trình xây dựng cơ bản của xã Tơ Hiệu nhìn chung đã được xây dựng
cơ bản là kiên cố đảm bảo để phục vụ nhân dân như: UBND xã, trạm y tế, trường
học.
Trên địa bàn xã có trường PTTH Bình Gia được xây dựng kiên cố hoá cao tầng,
Trường PT dân tộc nội trú, trường Tiểu học và trường THCS Tô Hiệu ở thơn Pá Nim
và các phân trường ở Ngọc Trí, Pác Nàng, Yên Bình đảm bảo cho con em nhân dân
trong xã học tập.
b. Giao thơng
Tơ Hiệu có rất nhiều lợi thế về giao thơng, trên địa bàn xã có quốc lộ 1B và tỉnh
lộ 266 chạy qua, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế xã hội trong xã. Hệ thống
đường liên thơn, liên xóm đã được bê tơng hoá để thuận tiện cho người dân đi lại trên
địa bàn xã.
c. Thuỷ lợi
Tồn xã có 10,05 ha đất thuỷ lợi, gồm 07 đập chứa nước và hệ thống kênh
mương nội đồng nhưng nhìn chung đã xuống cấp nghiêm trọng. Những đập chứa
nước thường xuyên thiếu nước do rừng đầu nguồn phịng hộ chưa được quan tâm
đúng mức. Do đó, sản xuất trên địa bàn rất bấp bênh.
Hệ thống kênh mương nội đồng hiện nay không đáp ứng được tưới tiêu cho sản
xuất. Cần được kiên cố hoá để tránh thất thốt nước, có như vậy thì trong những năm
tới Tô Hiệu mới chuyển dịch được cơ cấu cây trồng, nâng cao hệ số sử dụng đất so
với hiện nay.

21



d. Nguồn điện
Nguồn điện của xã lấy từ điện lưới quốc gia nên tương đối ổn định. Đến nay đã
có hơn 80% dân số được dùng điện sinh hoạt và sản xuất.
e. Y tế văn hố thơng tin
- Trạm y tế được xây dựng khá lâu, đã xuống cấp, trang thiết bị thiếu, không đáp
ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Nhưng vấn đề dân số luôn được
Đảng uỷ - UBND xã quan tâm, nên tỉ lệ tăng dân số luôn ở mức thấp 1,1%, tỷ suất
sinh thô 0,67%.
- Mạng lưới thông tin đã được cải tiến. Ở khu vực ngã tư có điểm bưu điện của
huyện, ở thơn Nà Làng có điểm bưu điện văn hố xã. Vì vậy văn hố thơng tin đến
với người dân thuận lợi, nhanh.
* Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên và áp lực
phát triển kinh tế xã hội đối với đất đai.
Xã Tô Hiệu có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế xã hội. Nằm ở mối giao thơng
đầu mút nối giữa Bình Gia và thành phố Lạng Sơn, huyện Bắc Sơn và huyện Tràng
Định. Do đó xã Tơ Hiệu có đầy đủ các yếu tố phát triển thành một xã mạnh của
huyện Bình Gia.
Kinh tế xã hội phát triển sẽ gây áp lực mạnh mẽ đối với đất đai, nhất là đất nông
lâm nghiệp. Khi ngành kinh tế dịch vụ sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp phát triển thì có
một số diện tích đất nơng lâm nghiệp, nhất là đất ven đường sẽ bị mất đi để phục vụ
cho các dự án kinh tế - xã hội khác.
3.1.3. Hiện trạng sử dụng đất
3.1.3.1. Tình hình quản lý đất đai
Trước năm 1993: đất đai được hợp tác xã, UBND xã quản lý theo đội tập trung,
khơng có hiện tượng tranh chấp đất đai, hiện tượng lấn chiếm trái phép. Các công

22



trình thuỷ lợi, giao thơng được tu bổ thường xun, việc sử dụng đất tại khu vực có
hiệu quả.
Từ năm 1993 trở lại đây: sau khi có luật đất đai 1993 ban hành, đất đai được
quản lý chặt chẽ hơn. UBND xã phối hợp với phịng địa chính huyện Bình Gia thực
hiện 7 nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
nông nghiệp đạt trên 90%. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp đạt
52,35% diện tích.
Song thực tế hiện nay hợp tác xã khơng cịn, nhân dân địi lại ruộng đất ông cha
để sản xuất đã gây ra không ít khó khăn cho cơng tác địa chính. Nhân dân tự ý
chuyển nhượng mua bán đất đai, tự chuyển đổi mục đích sử dụng nhất là đất nơng
nghiệp sang đất làm nhà.
Đăng ký đất đai không được tiến hành thường xun, xã Tơ Hiệu chưa có quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất, do đó việc sử dụng đất chưa có hiệu quả.
3.1.3.2. Hiện trạng sử dụng đất
Theo số liệu tổng kiểm kê đất tháng 7 năm 2010. Xã Tô Hiệu có tổng diện tích
đất tự nhiên là 2635,0 ha. Trong đó:
Đất nơng nghiệp là 161,4 ha chiếm 6,13 %.
Đất lâm nghiệp là 2315,0 ha chiếm 87,86 %.
Đất chuyên dùng là 27,2 ha chiếm 1,63%.
Đất ở 28,0 ha chiếm 4,56 %.
Đất chưa sử dụng 90,1 ha chiếm 3,42 %.
Hiện trạng sử dụng đất đai tại khu vực xã Tô Hiệu, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng
Sơn năm 2010 được trình bày tại bảng 3.2:
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 xã Tơ Hiệu
(Đơn vị tính: ha)
TT
1

Mục đích sử dụng đất
Tổng diện tích tự nhiên

Nhóm đất nơng nghiệp


NNP

23

Năm 2010
2635,0
2476,4

Cơ cấu (%)
100,00
93,98


1.1
1.1.1
1.1.1.1
1.1.1.2
1.1.1.3
1.1.2
1.1.3
1.1.4
1.2
1.2.1
1.2.2
1.2.3
2
2.1

2.1.1
2.1.2
2.1.3
2.1.4
2.1.5
2.1.6
2.2
3
3.1
3.2

Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng lúa
Đất trồng lúa 1 vụ
Đất trồng lúa 2 vụ
Đất nương rẫy
Đất trồng cây hàng năm
Đất vườn tạp
Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản
Đất sản xuất lâm nghiệp
Đất rừng sản xuất
Đất rừng phòng hộ
Đất rừng đặc dụng
Nhóm đất phi nơng nghiệp
Đất chun dùng
Đất xây dựng
Đất giao thơng
Đất thuỷ lợi và mặt nước
Đất di tích lịch sử văn hố
Đất vật liệu xây dựng

Đất nghĩa địa
Đất ở
Nhóm đất chưa sử dụng
Đồi núi chưa sử dụng
Sông suối

24

SXN
LUA
LUA1
LUA2
NUO
CHN
VUT
THS
LNP
RSX
PRH
RDD
PNN
CDG
DXD
DGT
DTL
DVH
DVL
NTD
OTC
CSD

DCS
DSS

161,4
95,2
29,0
50,1
16,1
28,0
30,1
8,1
2315,0
190,5
1922,2
202,3
55,2
27,2
2,1
10,01
7,02
0,6
6,4
1,02
28,0
103,4
90,1
13,3

6,13
3,61

1,90
1,10
0,61
1,06
1,14
0,31
87,86
7,23
72,95
7,68
2,09
1,03
0,08
0,38
0,27
0,02
0,24
0,04
1,06
3,92
3,42
0,50


* Hiện trạng sử dụng đất nơng nghiệp
Bình qn diện tích đất nơng nghiệp trên đầu người 626m2. Trong tổng số 161,4
ha đất nơng nghiệp chỉ có 50,1 ha sản xuất 02 vụ lúa nhưng bấp bênh, do thiếu nước.
Số diện tích này muốn sản xuất đạt hiệu quả thì phải đầu tư xây dựng lại hệ thống
kênh mương nội đồng, hướng dẫn kĩ thuật để nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Những năm gần đây nhân dân xã Tô Hiệu đã đưa ra một số giống lúa mới vào

sản xuất ở vụ xuân như Q5, lúa lai Trung Quốc, các giống tạp giao. Nên sản lượng
lương thực được nâng cao, đến nay bình quân lương thực trên đầu người đạt 280kg,
nếu tính riêng khẩu nơng nghiệp thì bình quân lương thực trên đầu người trên một
năm đạt 337kg, cao hơn mức bình quân lương thực của tỉnh Lạng Sơn
(276,4kg/người/năm).
Trong số đất nơng nghiệp 161,4 ha thì đất nương rẫy hiện có diện tích 16,1 ha.
Gần 20,88% loại đất này những năm gần đây sản xuất kém hiệu quả, vì đất đai khơng
được đầu tư thâm canh đúng mức, dẫn đến đất đai bị thoái hoá bạc màu. Trên đất
nương rẫy, nhân dân chủ yếu trồng ngô, một số ít trồng đậu tương hoặc lạc nhưng
kém hiệu quả, loại đất này cần nhanh chóng có biện pháp chuyển hướng sang trồng
cây ăn quả để đạt hiệu quả kinh tế cao.
Trong cơ cấu đất nơng nghiệp của xã có 30,1 ha đất vườn tạp xung quanh các hộ
gia đình, các khu dân cư, hiện nay nhân dân trồng nhiều các loại cây ăn quả khác
nhau, hiệu quả kinh tế thấp, diện tích khơng tập trung, diện tích này cần sớm quy
hoạch để trở thành diện tích cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.
Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp: đất lâm nghiệp có 2315,0 ha chiếm 87,9%
tổng diện tích tự nhiên. Đến nay đã giao cho các hộ gia đình 70% diện tích. Số cịn lại
đang tiếp tục được giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Diện tích đất rừng sản xuất của xã Tơ Hiệu, huyện Bình Gia là 190,5ha, chiếm
7,23% diện tích đất trong khu vực xã. Diện tích này so với một xã miền núi, lâm
nghiệp là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn là có giá trị chưa lớn. Diện tích
25


×