TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: SINH THÁI RỪNG
Học viên thực hiện:
Nguyễn Tất Đạt
Lớp:
K28A - Lâm học
Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Bùi Thế Đồi
Năm - 2021
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................3
PHẦN I: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÀ GÌ?...........................................................5
1.1. Định nghĩa.................................................................................................5
1.2. Nguyên nhân.............................................................................................5
1.3. Các biểu hiện của biến đổi khí hậu...........................................................7
1.4. Một số hiện tượng của BĐKH..................................................................8
PHẦN II: NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH ĐẾN TÀI NGUYÊN RỪNG
Ở VIỆT NAM.....................................................................................................13
2.1. Giới thiệu khái quát về tài nguyên rừng VN.............................................13
2.2. Tác động của BĐKH tới tài nguyên rừng.................................................13
2.3. Tác động của BĐKH đến lâm nghiệp.......................................................14
PHẦN III: NHỮNG THÁCH THỨC TRONG THỰC THI REDD+............19
HIỆN NAY Ở VIỆT NAM................................................................................19
3.1. REDD+ là gì?............................................................................................19
3.2. Những điều kiện thuận lợi và cơ hội của Việt Nam khi thực hiện REDD+
..........................................................................................................................19
3.3. Khó khăn và thách thức khi thực hiện REDD+ ở Việt Nam.....................21
PHẦN IV: NHỮNG THÁCH THỨC TRONG THỰC THI REDD+ HIỆN
NAY TẠI XÃ BẢN CẨM, HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI..........28
4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Bản Cầm, huyện Bảo
Thắng, tỉnh Lào Cai..........................................................................................28
4.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................28
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.................................................................28
4.2. Tình hình quản lý rừng ở địa phương.....................................................29
4.3. Vấn đề trọng tâm trong thực thi REDD+ tại xã Bản Cầm, huyện Bảo
Thắng, tỉnh Lào Cai..........................................................................................32
4.4. Cơ chế giám sát, đánh giá.......................................................................33
4.4.1. Giám sát hoạt động của cấp cơ sở....................................................33
4.4.2. Giám sát, đánh giá của cấp tỉnh thơng qua Ban Quản lý Chương
trình UN-REDD – tỉnh Lào Cai (PPMU)......................................................34
4.5. Một số thách thức trong thực thi REDD+ tại địa phương......................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................35
MỞ ĐẦU
BĐKH là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế
kỷ 21. Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đang gia tăng ở hầu
hết các nơi trên thế giới, nhiệt độ và mực nước biển trung bình tồn cầu tiếp tục
tăng nhanh chưa từng có và đang là mối lo ngại của các quốc gia trên thế giới.
BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên
phạm vi tồn thế giới: ước tính đến 2080 sản lượng ngũ cốc có thể giảm 2 - 4%,
giá sẽ tăng 13 - 45%, tỷ lệ dân số bị ảnh hưởng của nạn đói chiếm 36-50%; mực
NBD cao gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông
nghiệp, và gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống KT-XH trong
tương lai. Các cơng trình hạ tầng được thiết kế theo các tiêu chuẩn hiện tại sẽ
khó an tồn và cung cấp đầy đủ các dịch vụ trong tương lai.
Ở Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng
khoảng 0,7oC, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm. Hiện tượng El-Nino, LaNina ngày càng tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. BĐKH thực sự đã làm cho
các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt. Những đợt hạn hán
kéo dài, những trận lụt trải dài trên diện rộng sau những đợt mưa với cường độ
lớn gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế của người dân, và sự phát
triển của đất nước. Theo tính tốn, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng
lên 3oC và mực nước biển có thể dâng 1m vào năm 2100. Nếu mực NBD 1m,
khoảng 40 nghìn km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập hàng năm, trong
đó 90% diện tích thuộc các tỉnh Đồng bằng sơng Cửu Long bị ngập hầu như hồn
tồn, 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10%. Nếu
NBD 3m sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất đối với GDP
lên tới 25%. (Bộ TNMT, 2003).
BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên
phạm vi toàn thế giới. Nhiệt độ tăng, mực NBD gây ngập lụt, gây nhiễm mặn
nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và
các hệ thống KT-XH trong tương lai. Vấn đề BĐKH đã, đang và sẽ làm thay đổi
tồn diện và sâu sắc q trình phát triển và an ninh toàn cầu như năng lượng,
nước, lương thực, xã hội, việc làm, ngoại giao, văn hóa, kinh tế, thương mại.
Để giảm tình trạng khí thải gây hiệu ứng nhà kính gây biến đổi khí hậu.
Chương trình REDD+ được xây dựng như một sáng kiến quốc tế, cung cấp và
hỗ trợ tài chính cho những nước đang phát triển thơng qua năm hoạt động chính,
bao gồm: (1) Hạn chế mất rừng; (2) Hạn chế suy thoái rừng; (3) Bảo tồn trữ
lượng carbon rừng; (4) Quản lý bền vững tài nguyên rừng; và (5) Tăng cường
trữ lượng carbon rừng. Tại tỉnh Lào Cai, REDD+ thực thi trong giai đoạn 20152020 có nhiều vấn đề thách thức.
PHẦN I: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÀ GÌ?
Trong nhiều năm trở lại đây thì cụm từ “biến đổi khí hậu” đang được nhiều
người quan tâm và tìm kiếm. Biến đổi khí hậu khơng chỉ có tác động xấu tới đời
sống của con người trên trái đất mà còn đe dọa tới môi trường sống của con
người trong tương lai.
1.1. Định nghĩa
Biến đổi khí hậu (BĐKH) Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí
hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển, băng quyển hiện tại
và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn
nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm.
“Biến đổi khí hậu là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học
gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc
sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của
các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”.
(Theo công ước chung của LHQ về BĐKH).
Sự biển đổi có thể là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố
các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến đổi khí hậu có thế giới
hạn trong một vùng nhất định hay có thể xuất hiện trên toàn Địa Cầu. Trong
những năm gần đây, đặc biệt trong ngữ cảnh chính sách mơi trường, biến đổi khí
hậu thường đề cập tới sự thay đổi khí hậu hiện nay, được gọi chung bằng hiện
tượng nóng lên tồn cầu.
1.2. Ngun nhân
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái Đất là do sự gia tăng các hoạt
động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể
hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven
bờ và đất liền khác. Hiện tượng này gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến nhiều
thành phần và khả năng tự phục hồi hoặc sinh sản của nhiều hệ sinh thái trên trái
đất. Nhằm hạn chế sự biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto nhằm hạn chế và
ổn định sáu loại khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO 2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và
SF6.
- CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là
nguồn khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO 2 cũng
sinh ra từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép.
- CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ
thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than.
- N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp.
- HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC-23 là
sản phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22.
- PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhơm.
- SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê.
Ở Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng
khoảng 0,70C, mực nước biển dâng khoảng 20 cm. BĐKH thực sự đã làm cho
thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt. Theo tính tốn, nhiệt độ
trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 3 0C và mực nước biển có thể dâng 1m vào
năm 2100. Nếu mực nước biển dâng 1m, khoảng 40 nghìn km 2 đồng bằng ven
biển Việt Nam sẽ bị ngập hàng năm, trong đó 90% diện tích thuộc các tỉnh Đồng
bằng sông Cửu Long bị ngập hầu như hoàn toàn (Bộ TNMT, 2003).
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (2007), Việt Nam là một trong
những nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH và nước biển dâng, trong
đó vùng đồng bằng sơng Hồng và sơng Mê Cơng bị ngập chìm nặng nhất. Nếu
mực nước biển dâng 1 m sẽ có khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn
thất đối với GDP khoảng 10%.
Nhận thức rõ ảnh hưởng của BĐKH, Chính phủ Việt Nam đã sớm tham gia
và phê chuẩn Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH và Nghị định thư
Kyoto. Nhiều bộ, ngành, địa phương đã triển khai các chương trình, dự án
nghiên cứu tình hình diễn biến và tác động của BĐKH đến tài nguyên, môi
trường, sự phát triển KT-XH, đề xuất và bước đầu thực hiện các giải pháp ứng
phó.
Mơi trường trước đây
1.3. Các biểu hiện của biến đổi khí hậu
Mơi trường hiện tại
- Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung.
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho mơi trường
sống của con người và các sinh vật trên Trái đất.
- Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng
đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.
- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng
khác nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơđe dọa sự sống của các loài sinh vật, các
hệ sinh thái và hoạt động của con người.
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hồn lưu khí quyển, chu
trình tuần hồn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hố khác.
- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành
phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển.
1.4. Một số hiện tượng của BĐKH
- Hiệu ứng nhà kính
- Mưa axit
- Thủng tầng ô zôn
- Cháy rừng
- Lũ lụt
- Hạn hán
- Sa mạc hóa
- Hiện tượng sương khói
PHẦN II: NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH ĐẾN TÀI NGUYÊN RỪNG
Ở VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu khái quát về tài nguyên rừng VN
- Đồi núi chiếm ¾ tổng diện tích tự nhiên của cả nước.
- Việt Nam có đường bờ biển dài trên 3.000km và 2 đồng bằng rộng lớn có
hệ sinh thái rừng ngập mặn và rừng Tràm phong phú.
- Rừng và đất LN chiếm 48% tổng diện tích tự nhiên (16.2 triệu ha) với
nhiều hệ sinh thái rừng phong, đa dạng sinh học cao: rừng mưa nhiệt đới, rừng á
nhiệt đới trên núi cao, rừng rụng lá, rừng Ngập mặn và rừng Tràm vùng đồng
bằng ven biển.
- Rừng là nơi sinh sống của trên 25 triệu người mà phần lớn số họ là người
dân tộc thiểu số, điều kiện vật chất, chất lượng cuộc sống khó khăn.
- Rừng đóng vai trị quan trọng trong việc bảo vệ mơi trường, bảo tồn đa
dạng sinh học và phát triển KT-XH
- Độ che phủ rừng thay đổi theo không gian và thời gian, đặc biệt kể từ khi
đất nước thống nhất đến nay.
- Độ che phủ giảm từ 43% (1943) xuống còn khoảng 28% (1995) nhưng
tăng lên và đạt 38.7% (2008). Tuy nhiên, sự thay đổi ở các vùng sinh thái là
không liên tục và khơng giống nhau.
- Ngun nhân chính của việc gia tăng diện tích rừng là do trồng rừng chủ
yếu là các loài cây mọc nhanh, chu kỳ kinh doanh ngắn và tái sinh tự nhiên.
- Chất lượng rừng tự nhiên tiếp tục bị suy giảm. Diên tích rừng nguyên sinh
và rừng giàu giảm từ 3.84triệu ha (1990) xuống cịn 0.84triệu (2005)–khoảng
29.000ha/năm.
Diện tích rừng giàu và trung bình phần lớn chỉ còn tập trung ở vùng sâu, vùng
xa, vùng núi cao, biên giới có điều kiện đi lại rất khó khăn
2.2. Tác động của BĐKH tới tài nguyên rừng
- Nước biển dâng lên làm giảm diện tích rừng ngập mặn hiện có, tác động
xấu đến rừng tràm và rừng trồng trên đất bị ô nhiễm phèn ở các tỉnh Nam Bộ.
- Ranh giới rừng nguyên sinh cũng như rừng thứ sinh có thể chuyển dịch.
Rừng cây họ dầu mở rộng lên phía Bắc và các dải cao hơn, rừng rụng lá với
nhiều cây chịu hạn phát triển mạnh.
- Nhiệt độ cao kết hợp với ánh sáng mặt trời dồi dào thúc đẩy quá trình
quang hợp dẫn đến tăng cường quá trình đồng hố cây xanh. Tuy vậy, chỉ số
tang trưởng sinh khối của cây rừng có thể giảm do độ ẩm giảm.
- Nguy cơ diệt chủng của động vật và thực vật gia tăng, một số loài thực
vật quan trọng như trầm hương, hoàng đàn, pơ mu, gỗ đỏ, lát hoa, gụ mật,… có
thể bị suy kiệt.
- Nhiệt độ cao và mức độ khô hạn gia tăng làm tăng nguy cơ cháy rừng,
phát triển dịch bệnh, sâu bệnh,…
2.3. Tác động của BĐKH đến lâm nghiệp
- Biến đổi khí hậu làm suy giảm quỹ đất rừng và diện tích rừng. Diện tích
rừng ngập mặn ven biển chịu tổn thất to lớn do nước biển dâng; Nguy cơ chuyển
dịch diện tích đất lâm nghiệp sang đất dành cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội
khác là tác động gián tiếp song có thể coi là tác động lớn nhất đối với sản xuất
lâm nghiệp.
- BĐKH làm thay đổi cơ cấu tổ chức rừng nâng cao nền nhiệt độ, lượng
mưa, lượng bốc hơi, gia tăng bão, các cực trị nhiệt độ, cường độ mưa và suy
giảm chỉ số ẩm ướt … làm ranh giới giữa khí hậu nhiệt đới và ranh giới nhiệt
đới với nền nhiệt độ á nhiệt đới, ôn đới đều dịch chuyển lên cao, tức là về phía
đỉnh núi. Rừng cây họ dầu mở rộng lên phía Bắc và các đai cao hơn, rừng rụng
lá với nhiều cây chịu hạn phát triển mạnh…
- BĐKH làm suy giảm chất lượng rừng, phát triển đáng kể nhiều sâu bệnh
mới nguy hại hơn hoặc các sâu bệnh ngoại lai. Các quá trình hoang mạc hóa làm
suy giảm nghiêm trọng chất lượng đất, chỉ số ẩm ướt giảm đi gây ra suy giảm
sinh khối trên hầu hết các loại rừng, đặc biệt là rừng sản xuất. Số lượng quần thể
của các loài động vật rừng, thực vật quý hiếm giảm sút đến mức suy kiệt dẫn
đến nguy cơ tuyệt chủng.
- Gia tăng nguy cơ cháy rừng do nền nhiệt độ cao hơn, lượng bốc hơi nhiều
hơn, thời gian và cường độ khô hạn gia tăng. Tăng khai phá rừng làm cho nguy
cơ cháy rừng trở nên thường xun hơn.
- BĐKH gây khó khăn cho cơng tác bảo tồn đa dạng sinh học rừng. Các
biến động, các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên do BĐKH, hệ sinh
thái rừng sẽ bị suy thoái trầm trọng, gây ra nguy cơ tuyệt chủng của một số loài,
làm mất đi nhiều gen quý hiếm. Ngành lâm nghiệp và thách thức mới của biến
đổi khí hậu (Mard-05/12/2012).
Sự biến động thời tiết của nước ta không thể tách rời những thay đổi lớn
của khí hậu thời tiết tồn cầu. Chính sự biến đổi phức tạp của hệ thống khí hậu
thời tiết tồn cầu đã và đang làm tăng thêm tính cực đoan của khí hậu thời tiết
nước ta. Việt Nam là nơi bị ảnh hưởng của hiện tượng El Ninô. Mối quan hệ
giữa El Ninơ và khí hậu thời tiết ở Việt Nam đang được nghiên cứu. Tuy nhiên,
một số biểu hiện của mối quan hệ này có thể thấy rõ qua những lần thiên tai xảy
ra gần đây trên diện rộng ở Việt Nam. Sự biến động phức tạp của thời tiết có thể
gây ra nhiều hậu quả khác nhau. Có thể nêu ra đây hai khía cạnh quan trọng
nhất. Trước hết đó là khả năng tăng tần suất của các hiện tượng thiên tai như
bão, lũ lụt. Mưa lũ tăng lên có nghĩa là nguy cơ ngập lụt đối với các vùng vốn
thường xuyên bị ngập như Đồng bằng sông Cửu Long hoặc các vùng đất thấp
khác sẽ không giảm, gây nhiễm mặn nhiễm phèn trên diện rộng. Hậu quả
nghiêm trọng thứ hai chính là hạn hán. Nếu như các trận mưa lớn xảy ra có thể
gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nhiễm phèn, xói lở đất làm thiệt hại đến mùa
màng, tài sản và con người thì ngược lại những đợt hạn hán trầm trọng kéo dài
có thể ảnh hưởng đến xã hội với qui mô lớn hơn nhiều. Sự thiếu nước không chỉ
ảnh hưởng đến nông lâm nghiệp mà còn ảnh hưởng đến nhiều ngành sản xuất và
đời sống xã hội.Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, Việt Nam nằm trong số 5
nước sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH. Xu hướng BĐKH sẽ kéo theo
sự thay đổi của nhiều yếu tố tự nhiên khác như lượng bốc hơi tăng, độ ẩm giảm,
nhiệt độ khơng khí tăng, băng tan và mực nước biển dâng. Những yếu tố đó ảnh
hưởng trực tiếp tới con người, tới mơi trường và tồn bộ đời sống kinh tế - xã
hội. Sự thay đổi khí hậu ảnh hưởng tới các vùng với những mức độ khác nhau,
cụ thể là:
Đối với vùng núi và trung du phía Bắc: Độ che phủ trung bình của rừng ở
khu vực này hiện nay khoảng 44,2% (Cục Kiểm Lâm, 31/12/2006). Tuy nhiên,
độ che phủ này không đồng đều, thấp nhất là Hà Tây (7,4%), cao nhất là Tuyên
Quang (61,8%). Mặc dù đã có nhiều dự án trữ nước được thực hiện, song do độ
dốc lớn, địa hình bị chia cắt mạnh nên phần lớn các hồ chứa nước đều có quy
mơ nhỏ. Thêm vào đó, do độ che phủ của rừng khơng đồng đều và chất lượng
rừng khơng cao nên trong những năm có lượng mưa nhỏ, việc phịng chống hạn
khơng có mấy hiệu quả. Đối với vùng ven biển Trung Bộ: Độ che phủ của rừng
trung bình tại vùng này khoảng 44,4%. Do địa hình phức tạp với các dãy núi cao
chạy sát biển, xen kẽ với những đồng bằng nhỏ hẹp chịu ảnh hưởng nhiều của
các đợt gió mùa nóng và khơ , lượng mưa thấp nên điều kiện khí hậu của khu
vực này khắc nghiệt nhất toàn quốc. Độ che phủ của rừng không đồng đều, lưu
vực sông ngắn và dốc đã hạn chế khả năng điều tiết dòng chảy của hệ thống tưới
tiêu và sơng ngịi, dễ gây ra lũ lụt nhanh, bất ngờ và hạn hán kéo dài. Do vậy sản
xuất lương thực gặp rất nhiều khó khăn và đời sống của nhân dân ln ở trong
tình trạng phải đối phó với thiên tai. Khu vực này cũng được coi là khu vực
trọng điểm trong Chương trình hành động quốc gia chống hoang mạc hoá.
Đối với vùng Tây Nguyên: Đây là vùng đất bazan rộng lớn nhất Việt Nam.
Loại đấtbazan thường dễ hấp thụ nước và do có độ che phủ trung bình của rừng
cao nhất nước(54,5%) nên nguồn nước ngầm ở đây cịn khá dồi dào. Tuy vậy,
khí hậu bất thường trong các năm 1993, 1998, 2004 và sự khai thác quá mức
nguồn nước cho trồng cây công nghiệp đã gây nên sự mất cân bằng nghiêm
trọng giữa nước mặt và nước ngầm, giữa khả năng cung cấp nước tưới và yêu
cầu phát triển sản xuất. Nguy cơ cháy rừng, mất rừng do nạn khai thác lậu và lấy
đất trồng cây ngắn ngày vẫn đang là vấn đề bức xúc đối với ngành lâm nghiệp ở
địa bàn đầu nguồn các con sơng lớn và cịn diện tích rừng tự nhiên lớn nhất cả
nước này.
Đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Đây là vùng có độ che phủ
trung bình thấp nhất cả nước (12,1%). Nhiều nơi vùng châu thổ sông Mê Cơng
bị tác động của phèn hố ngày càng nặng do các khu rừng Tràm bị phá hoại
nghiêm trọng để lấy đất sản xuất nông nghiệp. Nhiều khu rừng ngập mặn cũng
đã bị phá huỷ để làm hồ nuôi tôm. Việc phá huỷ lớp phủ bề mặt đã làm giảm khả
năng giữ nước của đất, tạo điều kiện để các tầng nhiễm mặn dưới sâu xâm nhập
dần lên bề mặt đất, gây mặn hóa, phèn hố tồn bộ tầng đất mặt, làm chết nhiều
loại cây trồng và thuỷ sản. Khu vực này cũng được coi là vùng sẽ chịu ảnh
hưởng nặng nề nhất của hiện tượng nước biển dâng. Trong vòng nửa thế kỷ qua,
hầu như toàn bộ lãnh thổ Việt Nam đều trải qua những biến đổi lớn về khí hậu
và thời tiết. Nhiệt độ có chiều hướng tăng lên. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn
tới hiện tượng mùa đông ngày càng ngắn hơn và ấm hơn. Tương tự như nhiệt độ,
số giờ nắng và lượng mưa cũng thay đổi rõ nét. Sự thay đổi nhiệt độ và lượng
mưa trên tồn quốc có xu hướng giống nhau và mức độ biến đổi ngày càng trở
nên phức tạp. Sự bđkh ngày càng phức tạp đã dẫn tới hậu quả là thiên tai ngày
một thường xuyên và nghiêm trọng hơn. Có thể liệt kê mấy loại thiên tai có ảnh
hưởng nhiều đến sản xuất nơng lâm nghiệp:
- Bão: Khơng có sự gia tăng số lượng bão đổ bộ vào Việt Nam trong 10
năm gần đây nhưng sự bất thường và phức tạp của các cơn bão có thể quan sát
được một cách rõ ràng.Chẳng hạn cơn bão Linda được hình thành và đổ bộ vào
miền Nam rất nhanh cuối năm1997 là cơn bão thuộc loại này, xảy ra duy nhất
chỉ một lần trong suốt một thế kỷ. Mặc dù về quy mô đổ bộ vào miền Nam trong
thế kỷ 20, Linda chỉ xếp hàng thứ hai, nhưng về cường độ lại là cơn bão mạnh
hơn rất nhiều lần so với cơn bão hồi đầu thế kỷ, và gây ra nhiều thiệt hại nghiêm
trọng. Các cơn bão liên tục đổ bộ vào miền Trung đã gây ra lụt lội nghiêm trọng
ở các tỉnh ven biển miền Trung, gây ra triều cường và hiện tượng nước mặn xâm
nhập sâu vào đất liền, ảnh hưởng nặng nề tới sản xuất nơng lâm nghiệp tại
địabàn. Gần đây, bão có xu hướng tiến sâu về phía Nam.
- Lũ lụt: ở Việt Nam, trong vòng 10 năm gần đây, hầu như hàng năm đều có
lũ lụt nghiêm trọng xảy ra. Nhiều trận lụt lớn xảy ra tại miền Trung và gây ra tổn
thất nghiêm trọng cho sản xuất ở vùng này. Trận lụt tháng 11 năm 1999 là trận
lụt ghi nhiều kỷ lục của một giai đoạn vài chục năm, đặc biệt là về lượng mưa.
Trong vòng 245 giờ, lượng mưa ở Huế đạt 1384 mm, là lượng mưa cao nhất
thống kê được trong lịch sử ngành thuỷ văn ở Việt Namvà chỉ đứng thứ hai sau
kỷ lục thế giới là 1870 mm đo được ở Đảo Reunion ở Thái Bình Dương vào năm
1952. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, lụt lội xảy ra thường xuyên hơn, đặc biệt
trận lũ kéo dài trong năm 2000 là trận lũ lớn nhất trong vòng 70 năm qua. Lũ lụt
cũng gây ra trượt lở đất ở vùng ven biển dẫn tới việc biển tiến sâu vào đất liền
và gây ra hiện tượng nhiễm mặn ở vùng nội đồng. Lũ lụt cũng là loại thiên tai
gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống đồng bào tại vùng
nông thôn.
- Lũ quét và lũ ống: Loại thiên tai này kéo theo hiện tượng trượt lở đất, phá
huỷ rừng, xói mịn đất và gây ra những thiệt hại về kinh tế - xã hội ở nhiều khu
vực, đặc biệt là vùng nông thôn miền núi phía Bắc. Sự xói mịn xảy ra mạnh
nhất ở độ cao 1000-2000 m và thường gây ra trượt lở đất, nứt đất khi có các trận
mưa rào lớn. Do xói mịn mạnh, mộtlượng lớn các chất dinh dưỡng như nitơ,
kali, canxi, magiê cùng các loài vi sinh vật bị cuốn rửa trơi. Đất dần dần mất khả
năng tích nước và trở nên rắn, chặt hơn, gây ra quá trình hoang mạc hóa.
PHẦN III: NHỮNG THÁCH THỨC TRONG THỰC THI REDD+
HIỆN NAY Ở VIỆT NAM
3.1. REDD+ là gì?
REDD viết tắt của cụm từ “Reducing Emission from Deforestation and
Forest Degradation”. Được tạm dịch là “Giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng
và suy thoái rừng”.
REDD+ được hiểu là một sáng kiến quốc tế, cung cấp và hỗ trợ tài chính
cho những nước đang phát triển để giảm tình trạng khí thải gây hiệu ứng nhà
kính gây biến đổi khí hậu. Việc cung cấp hỗ trợ này thơng qua năm hoạt động
chính sau:
- Hạn chế mất rừng
- Hạn chế suy thoái rừng
- Bảo tồn trữ lượng cacbon rừng
- Quản lý bền vững tài nguyên rừng
- Tăng cường trữ lượng cacbon rừng
3.2. Những điều kiện thuận lợi và cơ hội của Việt Nam khi thực hiện
REDD+
Một là, việc thực hiện REDD+ ở Việt Nam nhận được sự quan tâm và cam
kết thực hiện như là một trong những biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu
và phát triển lâm nghiệp bền vững của Chính phủ. Việt Nam đã sớm ký kết
tham gia Cơng ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC)
và đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm ứng phó với biến đổi khí
hậu. Chính phủ Việt Nam đã thể hiện rõ quyết tâm thực hiện REDD+ bằng
việc phê duyệt và ban hành Chương trình hành động quốc gia về “Giảm phát
thải khí nhà kính thơng qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý
bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng cac-bon rừng”.
Chương trình hành động này cũng đã được cụ thể hoá bằng việc phê duyệt Đề
án quản lý phát thải gây hiệu ứng nhà kính; quản lý các hoạt động kinh doanh
tín chỉ các-bon ra thị trường thế giới.
Hai là, chương trình quốc gia của Việt Nam về ứng phó với biến đổi khí
hậu phù hợp với các chiến lược và chương trình hiện hành và các cam kết
quốc tế mà chính phủ Việt Nam đã ký kết. Năm 2007 Thủ tướng Chính phủ đã
phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020;
Năm 2008 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia
ứng phó với biến đổi khí hậu; Năm 2011 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt
Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu. Ở cấp độ quốc tế, Việt Nam đã ký kết
Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto
và Công ước về đa dạng sinh học. Việt Nam cũng đã áp dụng “Công cụ không
mang tính ràng buộc pháp lý về tất cả các loại rừng của Diễn đàn Liên hợp
quốc về Lâm nghiệp (UNFF). Có thể nói chương trình quốc gia của Việt Nam
về thực thi REDD+ hoàn toàn phù hợp với quan điểm, mục tiêu và các hoạt
động của các chiến lược và chương trình về lâm nghiệp mà chúng ta đang thực
hiện và các cam kết quốc tế mà Chính phủ Việt Nam đã ký kết.
Ba là, Việt Nam đã có kinh nghiệm về xây dựng hệ thống phân chia lợi ích
từ chương trình thí điểm và hồn thiện chính sách chi trả dịch vụ mơi trường
rừng và các chương trình trồng rừng quốc gia. Một trong những yêu cầu khi áp
dụng REDD+ là phải thiết kế một hệ thống phân chia lợi ích minh bạch và cơng
bằng. Việt Nam có điều kiện phù hợp để xây dựng hệ thống phân chia lợi ích
theo cơ chế REDD+ vì đã có kinh nghiệm với các hệ thống tương tự như các
chương trình thí điểm và thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng. Đó là những
lợi thế mà Việt Nam có thể sử dụng để đạt được khả năng cạnh tranh cao trong cơ
chế REDD+ trên trường quốc tế trong tương lai.
Bốn là, lợi ích mà REDD+ đem lại rất hứa hẹn và khả năng huy động nguồn
tài trợ lớn từ các quốc gia và tổ chức quốc tế cho việc thực hiện REDD+ ở Việt
Nam. Với hiện trạng tài nguyên rừng, đất lâm nghiệp, chính sách bảo vệ và phát
triển rừng tồn quốc, Việt Nam có tiềm năng to lớn trong việc thực hiện REDD+,
xét về cả góc độ mơi trường và kinh tế - xã hội. Cùng với chính sách chi trả dịch
vụ môi trường rừng (PFES) việc thực hiện REDD+ sẽ đem lại các nguồn lực tài
chính mới, hỗ trợ quản lý bền vững tài nguyên rừng, cải thiện đời sống cộng đồng
địa phương và thúc đẩy việc thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động bảo vệ
và phát triển rừng. Nhận thức được tầm quan trọng của rừng trong việc giảm
thiểu biến đổi khí hậu cũng như lợi ích nhận được khi tham gia REDD+, Việt
Nam đã tích cực tham gia tất cả các chương trình lớn của cộng đồng quốc tế về
REDD+ trong đó phải kể đến Chương trình UN-REDD và Việt Nam là một trong
những quốc gia đầu tiên tham gia.
3.3. Khó khăn và thách thức khi thực hiện REDD+ ở Việt Nam
Khi thực hiện REDD+ các quốc gia đang phát triển có rừng phải thực hiện
các chính sách giảm và thậm chí là xóa bỏ tình trạng chặt rừng, suy thoái rừng
và làm tăng trữ lượng các bon; đổi lại, những quốc gia này sẽ được hưởng lợi
về mặt tài chính từ chính phủ hoặc khu vực kinh doanh của các nước phát triển
(những nước cần bồi hoàn lượng phát thải họ tạo ra). Về mặt lý thuyết, dường
như đây là quá trình đơn giản nhưng trên thực tế việc thực hiện lại vơ cùng khó
khăn do có rất nhiều rào cản về kỹ thuật, chính sách và tổ chức mà các quốc gia
đang phát triển phải vượt qua. Các khó khăn và thách thức cho thực hiện
REDD+ ở Việt Nam có thể được chia thành 03 nhóm: (i) Các vấn đề về kỹ thuật;
(ii) Các vấn đề về thể chế, chính sách; (iii) Các vấn đề về tổ chức và năng lực
thực thi.
Thứ nhất, các yêu cầu về kỹ thuật của REDD+ rất cao và phức tạp trong
khi năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ và nhân viên thực thi còn rất hạn
chế.
REDD+ yêu cầu rất cao về kỹ thuật trong giám sát (Mornitoring), đo đạc,
báo cáo và kiểm chứng các-bon (MRV) và kiểm kê khí nhà kính, trong khi
chúng ta thiếu cơ sở số liệu tổng hợp và năng lực về kỹ thuật để thực hiện. Nhìn
chung các hoạt động giám sát độ che phủ rừng ở Việt Nam cịn mang tính ngắn
hạn và thiếu tính liên tục, khơng có chương trình dài hạn, hệ thống và toàn diện
(Bộ Tài ngun và Mơi trường, 2006). Ngồi ra, một nội dung kỹ thuật rất
phức tạp của REDD+ đó là xây dựng mức phát thải tham chiếu (RELReference Emission Level) và xây dựng kịch bản trên cơ sở đó xác định mức
đền đáp cho quốc gia hay dự án nếu lượng phát thải giảm đi.
Một khó khăn nữa về mặt kỹ thuật đó là vấn đề chuyển đổi địa điểm phát
thải và yêu cầu về các cơ chế giảm ‘rò rỉ’ với hai nguyên nhân ‘rò rỉ’ được xác
định ở Việt Nam là khai thác gỗ bất hợp pháp trong nước và xuyên biên giới
hoặc khu vực; chuyển đổi đất lâm nghiệp sang trồng cây cơng nghiệp (Hồng
và các cộng sự, 2010). Các nguyên tắc về giảm ‘rò rỉ’ ngày càng rõ ràng hơn và
REDD+ có thể sẽ phải được thực hiện ở cấp quốc gia để tránh các vấn đề có
liên quan đến rị rỉ. Theo cách thức này nguồn tài chính sẽ được đưa về cấp
quốc gia, sau đó phân bổ cho các đối tượng được hưởng lợi từ REDD+. Đây là
một thách thức vì báo cáo thực thi cấp quốc gia sẽ phức tạp hơn rất nhiều so
với báo cáo thực thi tại hiện trường do phải bao trùm tồn bộ lâm phận quốc
gia và có liên quan đến các quốc gia mà chúng ta có hoạt động xuất nhập khẩu
gỗ. Với các vấn đề về kỹ thuật nêu trên, REDD+ địi hỏi nhiều kỹ năng chun
mơn mới như đo tính trữ lượng các-bon dưới mặt đất, xác định lượng phát thải
khí nhà kính, đánh giá và thẩm định tín chỉ các-bon, kế tốn các-bon…trong
khi kiến thức và kỹ năng của đội ngũ cán bộ chuyên môn còn rất hạn chế.
Thứ hai, sự bất cập của hệ thống chính sách về REDD+ do một số chính
sách hiện hành khơng phù hợp và nhiều chính sách mới cần phải xây dựng để
đáp ứng được yêu cầu quốc tế.
Mối quan tâm về hệ thống chính sách có liên quan đến thực thi REDD+
chủ yếu tập trung vào ba khía cạnh của khung phân tích 3E’s là hiệu lực
(effectiveness), hiệu quả (efficiency) và công bằng (equity) với các câu hỏi cụ
thể như sau: (i) hệ thống chính sách hiện hành nói chung và chính sách về
REDD+ nói riêng có thật sự làm giảm mất rừng và suy thoái rừng hay khơng?
(ii) REDD+ có thể được thực hiện với chi phí hợp lý nhất hay đạt hiệu quả chi
phí hay khơng? (iii) các chi phí và lợi ích từ REDD+ có được chia sẻ công bằng
giữa các bên tham gia và đặc biệt là người nghèo và các đối tượng dễ bị tổn
thương có thật sự được hưởng lợi từ các chính sách này hay khơng?
Các vấn đề về chính sách để thực hiện REDD+ ở Việt Nam chủ yếu do
những bất cập của các chính sách và quy định hiện hành trong đó nổi bật là các
quy định về chia sẻ lợi ích. Đây là một khó khăn rất lớn đối với các quốc gia
đang phát triển tiến tới thực hiện REDD+ bởi vì khác với các khó khăn mang
tính kỹ thuật hệ thống phân chia lợi ích cần phải giải quyết các vấn đề quản trị
nhạy cảm với bốn nguyên tắc trách nhiệm giải trình, minh bạch, sự tham gia và
quy định của luật pháp. Mặt khác, Việt Nam có nhiều loại rừng, nhiều chủ thể
tham gia quản lý, bảo vệ, phát triển và hưởng lợi từ rừng, dẫn đến xây dựng cơ
chế thực hiện và hưởng lợi rất phức tạp (Phạm và các cộng sự, 2012).
Các quy định về đảm bảo an tồn (safeguards) khi thực hiện REDD+ của
Cơng ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), Chương
trình UN-REDD, Quỹ đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF- Forest Carbon
Partnership Facility) và các nhà tài trợ khác chưa được nghiên cứu và hướng
dẫn thực thi ở Việt Nam (Tổng cục Lâm nghiệp, 2013). Quy định về đảm bảo
an toàn là các biện pháp bảo vệ, chống lại, giảm thiểu các thiệt hại hoặc gia
tăng lợi ích về xã hội và môi trường khi thực thi REDD+. Đây là yêu cầu mang
tính bắt buộc nhằm đảm bảo tính khả thi và tương thích giữa các can thiệp với
điều kiện địa phương về văn hố, xã hội và mơi trường hay sự lành mạnh về xã
hội và môi trường khi thực thi sáng kiến REDD+. Trong số các cơ chế đảm
bảo mà chúng ta phải xây dựng và thực hiện thì đảm bảo về xã hội và chính trị
là vấn đề đáng quan tâm. Đó là các đảm bảo về quản trị, quyền sở hữu rừng và
quyền các-bon, sự tham gia của các chủ thể, công bằng giới và trao quyền cho
phụ nữ, người dân bản địa và trao quyền cho người dân bản địa và đặc biệt là
quyền đồng thuận trước dựa trên nguyên tắc tự nguyện và được cung cấp đủ
thông tin (FPIC). Đây thật sự là những vấn đề khó từ cách tiếp cận, xác định
cách thức đến thực thi do rất nhạy cảm và liên quan đến hệ thống luật pháp
và chính trị quốc gia cũng như đặc thù về văn hoá, xã hội của mỗi địa phương.
Thứ ba, hạn chế về tổ chức, phương pháp tiếp cận ở cấp quốc gia và năng
lực thực thi, phối kết hợp giữa các cơ quan và chính quyền địa phương các cấp
trong thực hiện REDD+.
Việc xây dựng hệ thống tổ chức, quản lý, điều phối REDD+ từ cấp Trung
ương đến địa phương có đủ năng lực là một trong những điều kiện tiên quyết
để các nhà tài trợ xem xét hỗ trợ Việt Nam. Tuy nhiên hệ thống tổ chức thực
hiện REDD+ ở cấp trung ương mới được thành lập, năng lực điều phối, quản lý
và huy động nguồn lực thực hiện REDD+ còn yếu và thiếu. Hệ thống tổ chức
thực hiện REDD+ ở cấp địa phương chưa được thành lập và đi vào hoạt động
theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ. Việc quản lý một khoản tiền lớn của các
nhà tài trợ để thực hiện và thí điểm REDD+ là một thách thức lớn đối với chính
quyền địa phương do cịn thiếu các thủ tục giải trình và minh bạch, dễ dẫn đến
việc chi tiêu và phân bổ ngân quỹ khơng hợp lý, chính xác và cơng bằng. Nhận
thức của các cấp, các ngành, các chủ rừng và cộng đồng địa phương về REDD+
còn nhiều bất cập và chưa đầy đủ dẫn đến sự phối kết hợp giữa các cơ quan và
chính quyền địa phương các cấp với các nhà tài trợ chưa thật sự hiệu quả
(Tổng cục Lâm nghiệp, 2013).
Trong bối cảnh BĐKH, phương pháp tiếp cận cảnh quan sẽ cần thiết để đáp
ứng nhu cầu ngày càng tăng về lương thực mà không cần gây hại đến rừng. Gần
4 tỉ ha rừng che phủ bề mặt trái đất, xấp xỉ 30% tổng diện tích đất. Tuy nhiên,
thế giới lại đang trong guồng quay của những thay đổi lớn nhằm định nghĩa lại
sức ép đối với rừng, bao gồm đơ thị hóa, chế độ ăn nhiều thịt ngày càng tăng,
tăng trưởng dân số và bùng nổ nhu cầu về gỗ và sản phẩm nông nghiệp. Sự kiện
này đánh dấu lần đầu tiên Ngày Lâm nghiệp mở rộng chương trình nghị sự
thơng qua sự đánh giá các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất, và tác
động của các ngành này đối với xã hội. Ngày Lâm nghiệp đang diễn ra cùng với
Ngày Nông nghiệp, Cảnh quan và Đời sống, dưới chủ đề “Cảnh quan sống”, với
các sự kiện khám phá nhằm đưa ra các giải pháp bền vững để ứng phó với
BĐKH cũng như cải thiện đời sống xã hội.L.A (Theo Science) giảm thiểu phát
thải trong ứng phó với BĐKH đóng góp của ngành lâm nghiệp19/12/2011 Việt
Nam được đánh giá là một trong những nước dễ bị tổn thương nhất bởi BĐKH.
Trong những năm gân đây, BĐKH đã ảnh hưởng đến nước ta, thể hiện
qua tần suất và cường độ các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt ngày càng gia
tăng. Có thể nói, BĐKH là một trong những thách thức phát triển lớn nhất mà
Việt Nam phải đương đầu trong thế kỷ 21. Là một trong những nguồn phát thải
lớn nhất, ngành lâm nghiệp có vai trị rất quan trọng để thực hiện thành cơng
giảm phát thải (ADB 2009). Những biện pháp giảm thiểu chính trong ngành lâm
nghiệp Việt Nam là duy trì hoặc tăng diện tích rừng thơng qua giảm phát thải
nhờ nỗ lực giảm suy thối rừng và mất rừng (REDD), cải thiện cơng tác quản lý
rừng, tái trồng rừng và trồng mới rừng. Trồng rừng giúp cải thiện chất lượng
cuộc sống nhờ hấp thụ ơ nhiễm và bụi từ khơng khí, khơi phục môi trường sống
tự nhiên và hệ sinh thái, giảm thiểu sự nóng lên tồn cầu nên rừng tăng hấp thụ
và chuyển hóa khí cacbon điơxít trong khí quyển, tạo nên tài nguyên, đặc biệt là
gỗ, phục hồi đất, thảm thực vật và động vật. Từ sau thống nhất đất nước năm
1975, Việt Nam đã nỗ lực trồng rừng để củng cố rừng và đất. Bên cạnh đó,
Chính phủ đã ban hành một loạt các chính sách liên quan đến bảo vệ, quản lý và
phát triển rừng như: Luật Bảo vệ và phát triển rừng (1991 và 2004), Luật Đất đai
(1993 và 2003), Luật Đa dạng sinh học (2008). Một số chương trình Quốc gia
liên quan là 327, 556, và 661. Đặc biệt, năm 1998, Quốc hội thơng qua Chương
trình trồng mới 5 triệu ha rừng cho giai đoạn 1998 - 2010 (Chương trình 661)
nhằm khơi phục rừng phịng hộ và rừng sản xuât, tăng độ che phủ rừng lên 43%
vào năm 2010, bảo vệ mỗi trường và bảo đảm cung cấp sản phẩm rừng cho phát
triển, giảm áp lực lên rừng tự nhiên, góp phần giảm nghèo và phát triển nơng
thơn, miền núi. Nhờ đó, độ che phủ rừng từ 28,2% năm 1990 lên khoảng 39,5%
(2010). Tuy nhiên, chất lượng cho các khu vực rừng còn thấp so với mong đợi,
các kết quả triển khai dự án theo cơ chế phát triển sạch (A/R-CDM) tại Việt
Nam còn khiêm tốn. Để đẩy mạnh phát triển xanh, bảo vệ rừng bền vững, Chính
phủ đã ban hành Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi
trường rừng. Nghị định này hỗ trợ tích cực cho REDD do đây là nỗ lực để tạo ra
giá trị tài chính nhờ lượng cacbon được lưu giữ trong các khu rừng, cung cấp ưu