Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tiểu luận Thích ứng với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.3 KB, 10 trang )

Contents

1


1. MỞ ĐẦU
Biến đổi khí hậu là thách thức nghiêm trọng nhất đối với toàn nhân loại, ảnh
hưởng sâu sắc và làm thay đổi toàn diện đời sống xã hội toàn cầu. Biến đổi khí hậu sẽ tác
động đến an ninh về thực phẩm và thu nhập; làm suy giảm chất lượng và trữ lượng nguồn
nước; Làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. Đối tượng sẽ phải hứng chịu ảnh
hưởng nhiều nhất là dân nghèo và người ở vùng biên. Vì vậy, để có thể giảm nhẹ một
cách hiệu lực khả năng bị tổn thương, thích ứng với biến đổi khí hậu phải tạo ra một phần
của toàn bộ ứng phó mà nó có mục đích xây dựng khả năng chống chịu (resilience) của
cộng đồng để đứng vững trước một loạt những sức ép và căng thẳng mà họ phải đối mặt.
Biến đổi khí hậu là một thách thức toàn cầu tuy nhiên ở cấp độ địa phương, có rất
nhiều việc có thể làm để giảm thiểu tác động và nắm bắt những cơ hội mà biến đổi khí
hậu mang đến.Việc thích ứng sẽ làm mức độ tác động mà BĐKH tạo ra có sự thay đổi rõ
rệt.Thích ứng bao gồm hai mặt (i) giảm thiểu tính dễ bị tổn thương (tăng sức chịu đựng)
thông qua việc giảm nguy cơ phải đối mặt với các hiểm họa, giảm mức độ nhạy cảm đối
với các hiểm họa, hoặc(ii) tăng sức chống chịu hay khả năng giải quyết hiểm họa. Việc
bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên và các hành động vì cộng đồng hoặc do
cộng đồng thực hiện ngày càng được nhìn nhận như nền tảng quan trọng cho đáp ứng
hiệu quả. Các cách tiếp cận dựa trên cộng đồng cũng rất quan trọng
. Đánh giá khả năng thích ứng là một bước quan trọng trong lựa chọn các chiến
lược thích ứng với BĐKH và nâng cao năng lực của cộng đồng. Nếu bỏ qua nó, chúng
ta có thể gặp phải sai lầm trong việc thiết kế các chương trình thích ứng, gây lãng phí các
nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài, làm cho ý thức tự đối phó của cộng đồng kém đi, khi đó
sẽ làm tăng tình trạng dễ bị tổn thương.
2. CÁC KHÁI NIỆM VỀ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DỰA
VÀO CỘNG ĐỒNG
2.1. Cộng đồng


Trong bối cảnh của thích ứng với BĐKH, cộng đồng được hiểu là nhóm người
sống trong cùng một khu vực địa lý, cùng chịu tác động của BĐKH do vị trí cư trú của
họ, và có thể có chung kinh nghiệm thích ứng với BĐKH. Tuy nhiên, họ có thể có những
nhận thức và cách nhìn đối với rủi ro do BĐKH gây ra khác nhau.
2


Ngoài ra cộng đồng còn được hiểu như một nhóm người có tổ chức, có mối quan
tâm chung, cùng chia sẻ mục tiêu chung, có mối quan hệ chặt chẽ tương tác lẫn nhau.
Năng lực cộng đồng được thể hiện qua các loại vốn:
+ Vốn tự nhiên
+ Vốn kinh tế
+ Vốn con người
+ Vốn văn hóa
+ Vốn xã hội
2.2. Thích ứng dựa vào cộng đồng
Hiện nay phương pháp thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng kế thừa và phát
triển dựa trên các phương pháp quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, phát triển
cộng đồng có sự tham gia, hay các phương pháp cho từng ngành cụ thể như phương
pháp nghiên cứu có sự tham gia của người dân. Các phương pháp thích ứng mới cũng
được đưa vào áp dụng nhằm cùng cộng đồng phân tích nguyên nhân và hậu quả của
BĐKH, đồng thời kết hợp các số liệu khoa học và kiến thức bản địa về khí hậu để đưa ra
các giải pháp ứng phó.
Thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng là một quá trình do cộng đồng xây dựng
và làm chủ, dựa vào các ưu tiên, nhu cầu, kiến thức và khả năng của cộng đồng. Mục
đích của quá trình này là nâng cao khả năng của cộng đồng trong việc lập kế hoạch và
thực hiện các biện pháp ứng phó với tác động của BĐKH. Thông qua phương pháp tiếp
cận có sự tham gia, kinh nghiệm của cộng đồng trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên
theo hướng có hiệu quả, các mô hình thích ứng thân thiện với môi trường sẽ được khuyến
khích phát triển bởi vì họ là người biết rõ nhất đặc điểm của địa phương mình. Bên cạnh

đó, phương pháp này còn giúp đẩy mạnh việc thực hiện chính sách theo cả 2 chiều từ trên
xuống và từ dưới lên cũng như tăng cường khả năng của cán bộ địa phương về kĩ năng và
ý thức phục vụ người dân cho công việc thực tiễn của họ. Từ đó bảo đảm tính bền vững
của các chính sách cả về kinh tế, xã hội và môi trường…

3


2.3. Khả năng thích ứng
Khả năng thích ứng là sự kết hợp tất cả những điểm mạnh và nguồn lực sẵn có tại
một cộng đồng, xã hội hoặc tổ chức nhằm giảm nhẹ các thiệt hại do tác động của BĐKH
gây ra, hoặc ứng phó các hậu quả, đồng thời nắm bắt các cơ hội do BĐKH mang đến.
Khả năng bao gồm các phương tiện vật chất, thể chế, xã hội hoặc kinh tế cũng như
nguồn nhân lực có kỹ năng và các yếu tố khác như lãnh đạo và quản lý.
2.4. Đánh giá khả năng thích ứng
Là quá trình tìm hiểu, phân tích nhằm xác định xem người dân làm gì trong thời
kỳ khủng hoảng để giảm nhẹ tác động gây hại của hiểm họa khí hậu và để đảm bảo các
nguồn sinh sống của họ. Mục đích đánh giá khả năng là để xác định các nguồn lực,
phương tiện, những điểm mạnh tồn tại trong các hộ gia đình và cộng đồng. Những khả
năng đó giúp cộng đồng đối phó, chịu đựng, giảm nhẹ hoặc nhanh chóng khắc phục
thảm hoạ.
Về khả năng thích ứng có thể phân thành ba loại như sau:
Khả năng về vật chất: Cộng đồng bị các tác động tiêu cực do BĐKH gây ra
nhưng họ có thể tận dụng được một số nguồn lực sẵn có trong cộng đồng mình để thích
ứng và phục hồi cuộc sống, hoặc họ có thể dự trữ sẵn lương thực, các nhu yếu phẩm để
giúp vượt qua khó khăn.
Khả năng về tổ chức/xã hội: Khi xảy ra tác động khí hậu cực đoan, dù cho mọi
thứ bị phá huỷ người dân trong cộng đồng vẫn còn kiến thức, kỹ năng; họ có gia đình, có
tổ chức cộng đồng, có lãnh đạo và các cơ chế đưa ra quyết định để ứng phó mọi rủi ro
trong thảm hoạ.

Khả năng về thái độ/động cơ: Thái độ, động cơ tích cực, mạnh mẽ (như yêu
thương, quan tâm, sẵn lòng giúp đỡ nhau) là những khả năng để hình thành sự phát triển.
Thái độ, động cơ cũng quan trọng như những nguồn lực về vật chất hay tổ chức.

4


3.KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC THÍCH
ỨNG VỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (VCA) TẠI: ẤP MỎ Ó , XÃ
TRUNG BÌNH, HUYỆN TRẦN ĐỀ, TỈNH SÓC TRĂNG
Đánh giá tính dễ tổn thương và năng lực thích ứng với tác động của biến đổi khí
hậu được thực hiện tại ấp Mỏ ó, xã Trung Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng nhằm
xác định hiện trạng của khu vực khảo sát dưới tác động của các yếu tố tự nhiên và phi tự
nhiên cũng như năng lực thích ứng của địa phương. Bên cạnh đó, thông qua VCA, các
hoạt động thích ứng tiềm năng sẽ được xác định từ đó làm tiền đề để xây dựng các kế
hoạch hành động ngắn, trung và dài hạn về thích ứng với biến đổi khí hậu tại địa phương
3.1. Thông tin chung về khu vực khảo sát
Ấp Mỏ Ó là một ấp ven biển thuộc xã Trung Bình nằm ở phía đông bắc của huyện
Trần Đề - là huyện nằm cuối dòng sông Hậu. Ấp Mỏ Ó có 680 hộ dân khoảng 2.972
người, trong đó người Kinh là 2.436 người (chiếm 82.8%),người Khmer có 497 người
(chiếm 16.72%), còn lại là người Hoa với 39 người (chiếm 0.48% dân số của cả ấp). Tỷ
lệ hộ nghèo của ấp chiếm 20.74% với 141 hộ trên toàn ấp.
Ấp Mỏ Ó nằm trên trục quốc lộ Nam Sông Hậu nối liền với thành phố Cần Thơ, Hậu
Giang, Bạc Liêu và cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 270km.
Các sinh kế chính ghi nhận tại ấp Mỏ Ó bao gồm:
Đánh bắt thủy sản
• Nuôi trồng thủy sản
• Trồng hoa màu (dưa hấu, hành, đậu phộng, đậu xanh, khoai lang…)
• Chăn nuôi (heo);
• Các nghề dịch vụ khác: đan và vá lưới, buôn bán nhỏ, làm mộc, làm thuê.

• Trong đó, nghề đánh bắt thủy sản thu hút khoảng 298 lao động địa phương, chiếm
10.03% và số lao động còn lại phân bố ở các ngành nghề khác như mua bán, nuôi trồng
thủy sản, trồng hoa màu, chăn nuôi và các nghề dịch vụ và một số lượng không nhỏ
người lao động địa phương là thất nghiệp.

5


3.2. Tác động của các yếu tố khí hậu đến cộng đồng / sinh kế của cộng đồng
khu vực khảo sát
Các hiện tượng thời tiết cực đoan theo ghi nhận của người dân bao gồm nước biển
dâng và triều cường, mưa kéo dài và bão, gió chướng, và nắng nóng kéo dài .
Triều cường ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sinh kế của người dân, vì
gây ngập bờ, nhất là vào khoảng tháng 8, 9 hàng năm. Khi nước lên, việc đánh bắt ven
bờ, đặc biệt là dưới tán rừng ngập mặn không thực hiện được. Ngoài ra, triều cường
thường xuyên gây ngập úng hoa màu. Do những tác động trên, công việc của người làm
thuê sẽ không ổn định, và thu nhập người dân sẽ bấp bênh nên việc chi tiêu mua sắm sẽ
bị hạn chế, ảnh hưởng đến buôn bán.
Nhiệt độ cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc nuôi tôm, dễ làm tôm sú bị sốc,
dễ gây bệnh chết, môi trường nóng sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của người làm thuê vì đa
số phải làm ngoài trời. Tuy nhiên, việc đánh bắt cá, trồng hoa màu và đan lưới thì ít bị
ảnh hưởng hơn vì hoa màu vẫn có thể phát triển được dù bị thiếu nước nên không tốt lắm,
buôn bán có phần ít lại, người đan lưới có thể sẽ bị mệt mỏi và nhu cầu sử dụng điện
tăng.
Bão: Tác động tiêu cực và nghiêm trọng lên tất cả cá hoạt động sinh kế của người
dân. Khi có bão, ngư dân sẽ không ra khơi được do có thể nguy hiểm đến tính mạng, kéo
theo người làm thuê cho các tàu khai thác thủy sản cũng thất nghiệp. Đồng thời, bão sẽ
làm môi trường trong ao tôm xáo trộn, nhà cửa hư hại, sụp đổ, người dân cũng không
mua bán được. Hoa màu thì dập nát, úng hư. Sóng lớn (bao gồm đợt sóng năm 1997) ảnh
hưởng nghiêm trọng đến nhiều hoạt động ven biển, làm lở bờ, tàu không ra khơi được,

người làm thuê thiếu việc, nước tràn vào bờ gây hại đến nuôi trồng, hoa màu bị ngập úng.
Mua bán, nghề đan lưới gặp khó khăn vì sóng to ngư dân không ra biển đánh cá được,
nên nhu cầu mua bán ngư cụ cũng ít.
Lốc xoáy: thường xảy ra cục bộ và không thường xuyên nên tác hại không lớn
đến hoạt động sinh kế của người dân.

6


Nhận xét chung về tính dễ bị tổn thương của ấp Mỏ Ó
Về mức độ nhạy cảm:
Đối với sinh kế: có 4 sinh kế của người dân nơi đây dễ bị tổn thương nhất dưới tác
động của BĐKH gồm: nghề đánh bắt ven bờ, nuôi tôm, trồng màu và làm thuê (tỉ lệ thất
nghiệp cao).
Đối với tài nguyên thiên nhiên: áp lực của phát triển dân số và thất nghiệp lên
nguồn tài nguyên thủy sản ven bờ và rừng ngập mặn là rất lớn, do vậy hai loại tài nguyên
thiên nhiên quan trọng này đang bị tổn thương nhiều nhất.
Đối với sử dụng đất: có 3 vấn đề nổi cộm đang tồn tại ở ấp Mỏ Ó chính là thiếu
đất sản xuất, chưa có giấy tờ chủ quyền đất và người dân định cư ngoài quy hoạch để phù
hợp với sinh kế.
Về mức độ tiếp xúc: Yếu tố tự nhiên: triều cường, giông gió, thời tiết mưa nắng
thất thường, bão là những yếu tố tự nhiên tác động nghiêm trọng nhất đến địa phương.
Về yếu tố phi tự nhiên: thiếu vốn sản xuất, quy hoạch tái định cư không đi kèm tạo
sinh kế phù hợp cho người dân, thiếu chính sách hỗ trợ ngư dân, và thiếu đào tạo nghề là
những vấn đề bức thiết đang cần sự hỗ trợ của các bên.
3.4. Đánh giá Khả năng thích ứng của người dân ấp Mỏ Ó với BĐKH (dựa
trên đánh giá những điểm mạnh, khó khăn của cộng đồng khu vực nghiên cứu trong
công tác thích ứng với biến đổi khí hậu)
Điểm mạnh : Về cơ sở hạ tầng cơ bản, ấp Mỏ Ó nằm gần quốc lộ Nam Sông Hậu,
đây chính là điều kiện thuận lợi cho các hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa ấp

với các địa phương lân cận.
Ấp có nguồn lao động trẻ, dồi dào tạo nền tảng cho các hoạt động sản xuất và phát
triển của địa phương.
Người dân ấp Mỏ Ó có truyền thống nuôi trồng và đánh bắt thủy sản từ rất lâu đời
do vậy họ có kinh nghiệm và dễ dàng phát triển nghề này.
Diện tích rừng phòng hộ ngoài tuyến đê biển chính là bức tường tự nhiên giúp
người dân ấp Mỏ Ó giảm bớt tác động của gió, bão, lốc xoáy đồng thời cũng chính là môi
trường cư trú cho các loài thủy sinh.
7


Khó khăn, thách thức:
Chính quyền địa phương có chính sách hạn chế khoan giếng tự phát tuy nhiên,
trước tình trạng nắng nóng và thiếu nước tưới tiêu nên người dân địa phương phải khoan
giếng bất hợp pháp (khoan lén).
Nhận thức của người dân địa phương về biến đổi khí hậu, nguyên nhân và tác
động của biến đổi khí hậu còn kém do chưa tiếp cận được các nguồn thông tin, mạng lưới
giáo dục và truyền thông của ấp còn yếu và thiếu.
Cơ sở hạ tầng: đường, trường học, nhà sinh hoạt cộng đồng cũ và xuống cấp
nghiêm trọng. Đường giao thông nhỏ, các thương lái khó tiếp cận dẫn đến tình trạng ép
giá hoa màu của nông dân. Ngoài ra, ấp Mỏ Ó chưa được đầu tư xây 12 dựng bãi rác tập
trung, rác thải được thải bỏ vô tội vạ gây ô nhiễm sông, kênh rạch và đất.
Rừng phòng hộ thưa, một số đoạn đê biển không có rừng phòng hộ (diện tích do
quốc phòng quản lý) che chắn do vậy khu vực này bị sạt lở và bị ảnh hưởng nhiều nhất
bởi triều cường và gió chướng.
Trình độ dân trí thấp, trẻ em bỏ học rất nhiều.
Tỷ lệ hộ nghèo cao chiếm 20,7% (141/680 hộ nghèo). Tuy nhiên, điều kiện tiếp
cận nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách là rất thấp, thủ tục vay được người dân địa
phương cho rằng rất rườm rà, khó khăn, phức tạp và hầu hết họ không thể đáp ứng được
tất cả các yêu cầu mà ngân hàng đề ra, trong đónguyên nhân chính là do người dân của ấp

không có giấy tờ “chủ quyền sử dụng đất” để thế chấp vay vốn.
Nguồn lao động trẻ tại chỗ di cư về các thành phố lớn (Tp.HCM, Cần Thơ…) làm
thuê.
Người dân trồng hoa màu chưa tiếp cận được các kỹ thuật gieo trồng mà chủ yếu
dựa trên kinh nghiệm bản thân cũng như học hỏi từ các nông dân khác. Cán bộ kỹ thuật
địa phương chưa có chương trình hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật kịp thời.
Người dân địa phương sử dụng các ngư lưới cụ sai quy định pháp luật, đánh bắt
tận diệt. Nguồn lợi thủy sản đang giảm và có nguy cơ biến mất do tác động này. Hầu hết
những người tham gia đánh bắt thủy sản của nhóm cho rằng, sản lượng thủy sản đang có
nguy cơ cạn kiệt và biến mất tại khu vực mà họ thường đánh bắt. Nguyên nhân mà họ
8


nghĩ đến đó là thời tiết thay đổi làm cho môi trường nước không còn phù hợp để các loài
này sinh sống nên chúng phải di chuyển đến vùng nước khác.
Tiếp đến là do số lượng ngư dân tham gia đánh bắt thủy sản (bao gồm tàu thuyền
khai thác thủy sản của các tỉnh khác) ngày càng tăng trong khi nguồn lợi thủy sản lại
đang giảm.
Người dân địa phương sử dụng các ngư lưới cụ tận diệt, lưới cả cá lớn và cá nhỏ
nên nguồn lợi thủy sản không có thời gian phục hồi. Chính quyền địa phương chưa thật
sự kiểm soát chặt chẽ trong việc sử dụng các dụng cụ khai thác.
4. KẾT LUẬN & ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
THÍCH ỨNG CỦA CỘNG ĐỒNG TẠI ẤP MỎ Ó, XÃ TRUNG BÌNH, HUYỆN
TRẦN ĐỀ , TỈNH SÓC TRĂNG
4.1. Kết luận
Đa số các hoạt động gọi là thích ứng của người dân nơi đây chưa có nhiều nổi bật,
chỉ thực hiện đơn lẻ ở vài hộ và hiệu quả cũng chưa được cao. Vấn đề chính là người dân
thiếu vốn canh tác và biện pháp hạn chế tác động tiêu cực bởi ảnh hưởng của thiên tai.
Trong đó, công việc đắp đê ngăn triều cường tác động vào khu vực trồng màu theo người
dân là biện pháp hữu hiệu nhất giúp họ ổn định cuộc sống. Tuy nhiên vì đa số các hộ nơi

đây đều nghèo nên việc này khó thực hiện.Trong khi vốn nhà nước thì chưa có, do đó
cộng đồng địa phương càng dễ bị tổn thương bởi ảnh hưởng từ nước biển dâng.Riêng các
việc dự trữ nước ngọt tưới hoa màu thì chưa phổ biến, hiệu quả thấp.Việc trồng hoa màu
trong nhà lưới cũng khó áp dụng cho người dân vì cần có vốn và kỹ thuật. Việc chuyển
đổi nghề cá sang thợ mộc cũng chưa phải là một hình thức bền vững
4.2. Đề xuất giải pháp
Từ những đánh giá bước đầu về khả năng DBTT và năng lực thích ứng của cộng
đồng khu vực khảo sát là cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực thích
ứng và giảm tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu dưới đây:\

9


Nâng cấp và xây dựng đê ngăn triều cường ,hệ thống cung cấp nước sạch cho sinh
hoạt và nước tưới hoa màu
Hỗ trợ hội nông dân ấp về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, kỹ thuật trồng hoa màu,•
nguồn giống, vốn đồng thời người dân rất cần đầu ra (cơ sở thu mua) ổn định và không bị
ép giá.
Đầu tư xây dựng bãi thu gom rác thải tập trung nhằm giảm tình trạng rác gây ô
nhiễm các thủy vực.
Nâng cấp trường học và trạm y tế
Mở lớp dạy và đào tạo nghề cho phụ nữ
Chính quyền cần có những quy định và khoanh vùng khu vực nào được phép•
khai thác, khu vực nào không được phép đánh bắt để nguồn lợi thủy sản có thời gian
phục hồi, thành lập khu bảo tồn có thể là một giải pháp. Bên cạnh đó, các luật khai thác
và đánh bắt thủy sản nên được phổ biến rộng rãi đến người dân, chính quyền địa phương
nên có các biện pháp theo dõi và kiểm soát trong quá trình thực thi.

10




×