Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tiểu luận Thích ứng với biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.47 KB, 19 trang )



  
1 Trần Văn Ty Tìm tài liệu về thích ứng dựa vào cộng đồng tại Việt Nam,
chỉnh sửa word, slide, dịch bài.
2 Nguyễn Khắc Huy Tìm tài liệu về cơ sở lý thuyết, slide, thuyết trình phần thích
ứng dựa vào cộng đồng trên thế giới, dịch bài.
3 Vy Quốc Toàn Làm phần mở đầu, slide phần thích ứng dựa vào cộng đồng
tại Việt Nam, thuyết trình phần cơ sở lý thuyết, dịch bài.
4 Bùi Thị Thanh Thảo Làm phần tóm tắt, kết luận , tổng hợp bài.
5 Lê Thị Hoa Tìm tài liệu, thuyết trình phần thích ứng dựa vào cộng đồng
tại Việt Nam.

BĐKH Biến đổi khí hậu
IPCC Ủy ban liên chính phủ về BĐKH
UNFCCC Chương trình Khung của Liên hợp Quốc về BĐKH
NGO Tổ chức phi Chính phủ
NPOs Tổ chức phi lợi nhuận
UNDP-GEF Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc -Quỹ Môi trường toàn cầu
MCD Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng
UDO Cán bộ phát triển liên minh
UCC Ban điều phối liên minh
GC Ủy ban Gram
2

Thích ứng với biến đổi khí hậu là vấn đề đang làm nóng dư luận hiện nay. Việc tìm ra
giải pháp khắc phục hậu quả do biến đổi gây ra là vô cùng khó khăn, tốn nhiều thời gian. Trên
thế giới có rất nhiều mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhưng dựa vào những điều kiện
tự nhiên, kinh tế- xã hội, cũng như mức độ tác động của nó vào Việt Nam mà ta có được mô
hình hiệu quả nhất: thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng. Mô hình đã và đang
mang lại những tác động tích cực cho Việt Nam. Hiệu quả của mô hình được phản ánh cụ thể


trong mô hình thích ứng dựa vào cộng đồng tại Nam Định. Vì thế, nó đang được áp dụng cho
nhiều tỉnh thành trên đất nước Việt Nam.
Trong lúc chờ những giải pháp khắc phục triệt để, tại sao chúng ta không nghĩ ra những
cách để thích ứng với nó? Vì thế, nhóm chúng tôi thưc hiện bài tiểu luận này nhằm mục đích:
• Biết đươc những khái niệm liên quan tới thích ứng với biến đổi khí hậu
• Ảnh hưởng, tác động của biến đổi khí hậu trên thế giới và tại Việt Nam
• Mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng là gì? Nó được thực hiện như
thế nào? Các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng trên thế giới?
Các mô hình được áp dụng ở Việt Nam? Hiệu quả như thế nào?
Cụ thể hơn:
 !"# Trình bày những khái niệm cơ bản về thích ứng với biến đổi khí hậu, các
loại thích ứng, những rào cản của nó; thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, quy
trình thực hiện.
 !"# Thực trạng biến đổi khí hậu trên thế giới, tác động của nó. Qua đó đưa ra
những mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng.
 !"# Thực trạng, tác động của biến đổi khí hậu tại Việt Nam. Những mô hình
được áp dụng cho Việt Nam.
Trọng tâm của bài tiểu luận là chương III: Đi sâu vào phân tích những mô hình thích
ứng dựa vào cộng đồng tại Việt Nam: Khu vực thực hiện mô hình, trình tự thực hiện, hiệu quả
đem lại Có nhiều mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu nhưng việc lựa chọn mô hình phù
hợp cho kịch bản của Việt Nam thì rất khó khăn. Nó còn phải dựa vào những điều kiện khác
nhau của nước ta, diễn biến cũng như tác động của biến đổi khí hậu đang ở mức độ nào để đưa
ra quyết định. Trong quá trình thực nghiệm,thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng
đã và đang đem lại hiệu quả cho các địa bàn áp dụng. Vì thế, việc nhân rộng mô hình trên
nhiều khu vực cũng đang được đẩy mạnh.
3
$%#%&'(
I. )*+!", /.0!12.3)45
1. 
Theo IPCC: "Thích ứng là việc điều chỉnh các hệ thống tự nhiên hoặc con người trong

phản ứng lại với các kích thích khí hậu thực tế hoặc dự kiến hoặc tác động của chúng, để tiết
chế các tổn hại hoặc tận dụng các cơ hội có lợi. "
Theo UNFCCC: “ thích ứng là một quá trình mà thông qua đó xã hội làm cho mình tốt
hơn với một tương lai không chắc chắn”.
Các nhà khoa học đồng ý rằng sự thích nghi với khí hậu là một hiện tượng tự nhiên
trong suốt lịch sử nhân loại. Xã hội, con người và các hệ sinh thái tự nhiên luôn luôn có cách
tự động thích nghi với biến đổi khí hậu. Ví dụ, người nông dân phải thay đổi loại cây trồng và
giống cây khác nhau cho các mùa khác nhau, và động vật hoang dã đã phải di chuyển đến môi
trường sống phù hợp hơn khi khí hậu / mùa thay đổi.
2. 
Nhiều loại hình thích ứng cũng đã được đề xuất trong các tài liệu khí hậu để hiểu rõ hơn
về sự đa dạng của các biện pháp cần thiết để có kế hoạch thích ứng thành công. Các loại thích
ứng cơ bản với biến đổi khí hậu bao gồm:
Thích ứng tự phát: Những người thực hiện để đáp ứng với biến đổi khí hậu được quan
sát- đã xảy ra. Được thực hiện bởi các tổ chức và cá nhân như một sự can thiệp có ý thức, hoặc
như các loài động thực vật - một cách vô thức, như một biện pháp tự phát.
Thích ứng chủ động: Định ra trước tác động của biến đổi khí hậu được quan sát thấy -
trước khi thực tế xảy ra. Nó đòi hỏi sự can thiệp có ý thức để chuẩn bị cho tác động biến đổi
khí hậu tiềm năng.
Tuy nhiên, có rất nhiều thách thức và các yếu tố cần được nghiên cứu chi tiết và cần
được thảo luận ở cấp địa phương và quốc tế để cho phép tiếp cận các giải pháp thành công, phá
bỏ các rào cản hiện có và tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc thực hiện có hiệu quả các
biện pháp thích ứng ở các nước đang phát triển.
II. )*+!"678,9:*;!"1<!"
Định nghĩa: Thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng là một quá trình hướng tới cộng
đồng, dựa vào những ưu tiên, nhu cầu, kiến thức và khả năng của cộng đồng nhằm trao quyền
cho họ trong việc lập kế hoạch để ứng phó với những tác động của BĐKH.
4
Hình 1: Mối quan hệ giữa các bên liên quan trong thích ứng dựa vào cộng đồng
$%#=>?@=A

I. 7*BCD!"/.0!12.3)45BCE!B0"
Năm 2010 cũng so sánh tương đương với năm nóng kỷ lục 2005, với nhiệt độ đất liền và
bề mặt biển toàn cầu cao hơn 0,62
o
C so với nhiệt độ trung bình 13,9
o
C của thế kỷ 20. Bờ
Đông Mỹ tuyết lạnh hơn, Amazon ở Brazil hạn hán tồi tệ.
Nhiệt độ trung bình đã tăng lên tới 0,3 - 0,4 độ C trong mấy chục năm vừa qua và hiện
đang có xu hướng tăng tiếp.Xu thế nhiệt độ tăng trong 100 năm (kể từ năm 1906 – 2005) là
0,740C (0,560C đến 0,920C), lớn hơn xu thế được đưa ra trong báo cáo đánh giá lần thứ 3 của
IPCC là 0,60C (từ 0,40C đến 0,80C) (kể từ năm 1901-2000). (IPCC, 2007).
Những thay đổi về nồng độ khí nhà kính trong khí quyển, các sol khí, độ che phủ đất và
bức xạ mặt trời đã làm thay đổi cân bằng năng lượng của hệ thống khí hậu. Lượng khí thải nhà
kính trên toàn cầu do con người đã tăng khoảng 70% so với thời kỳ trước cách mạng công
nghiệp, trong khoảng thời gian từ 1970 đến 2004.
5
II. F*1;!"*G8/.0!12.3)45BCE!B0"
Châu Phi - Năm 2020: 75 – 250 triệu người chịu áp lực lớn về thiếu nước. Sản xuất lương
thực bị thiệt hại nghiêm trọng, ảnh hưởng tới an ninh lương thực.
- Cuối thế kỷ 21: Nước biển dâng sẽ ảnh hưởng tới vũng trũng ven biển, đông
dân. Chi phí thích ứng chiếm 5 – 10% trong GDP.
- Năm 2080: Diện tích đất khô cằn tăng từ 5 – 8%.
Châu Á - Đến năm 2050: Lượng nước ngọt có thể sử dụng được tại các khu vực Đông
Nam Á, Đông Á, Trung Á, Nam Á sẽ giảm xuống.
- Hạn hạn, lũ lụt.
- Dịch bệnh.
Châu Úc - 2020: Suy giảm đa dạng sinh học.
- 2030: An ninh nguồn nước trở nên trầm trọng (Nam Úc, Đông Úc), sản xuất
nông nghiệp giảm do hạn hạn, cháy rừng.

- 2050: Nước biển dâng, tăng tần suất, cường độ của bão, lũ ven biển.
Châu Âu - Lũ lụt, xói mòn
- Độ che phủ của tuyết giảm, suy giảm số lượng lớn các loài.
- Tăng mối nguy hiểm tới sức khỏe
Châu Mỹ
Latinh
- Thế kỷ 21: Đông Amazon, nhiệt độ tăng và nguồng nước giảm làm cho thay thế
rừng nhiệt đới thành hoang mạc, thảm thực vật bán khô hạn thành khô hạn.
- Mất đa dạng sinh học.
- Năng suất cây trồng giảm
- Lượng mưa thay đổi và sự biến mất của các sông băng ảnh hưởng tới nước
phục vụ sinh hoạt, nông nghiệp, thủy điện.
6
III. )*+!", /.0!12.*G8*;!"1<!"BCE!B0"
1.  !"#$%&
Triển khai từ 2008 – 2012
- Tiền tài trợ: 4,5 triệu USD và nguồn khác
- 10 nước tham gia: Bangladesh, Bolivia, Guatemala, Jamaica, Kazacstan, Morocco, Namibia,
Niger, Samoa và Việt Nam.
- Mỗi nước được tài trợ hơn 50 ngàn USD
- 37 dự án điểm đang được thực hiện
- 27 dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị
- Tổng số 90 dự án sẽ được thực hiện cho tới năm 2012.
- Chương trình hiện đang cùng phối hợp với Nhóm tình nguyện của Liên hợp quốc nhằm tăng
cường những nguồn lực từ cộng đồng, thừa nhận những đóng góp từ những tình nguyện viên,
và đảm bảo sự tham gia của những nhóm bên ngoài trong chương trình, cũng như hỗ trợ xây
dựng nguồn nhân lực cho những cộng tác là những tổ chức phi chính phủ và tổ chức cộng
đồng. Nhóm tình nguyện viên của Liên hợp quốc hiện đang làm việc tại 7 quốc gia nằm trong
chương trình.
2. '()*++,-.

a) )*+!", !-*/.H!6I!"J5,8K5
Là một quốc đảo nằm cao hơn so với mực nước biển trung bình 1 mét, đất nước này rất
mong manh trước sự dâng lên của mực nước biển. Người dân nơi đây đang bị thiếu nước ngọt
nghiêm trọng.Nhiều thế hệ người Tuvalu đang lấy nước uống từ nước mưa, nhưng những ngày
này, mưa rơi rất ít. Nguồn dự trữ nước ngọt trong lòng đất thì có hạn, nhưng thường bị nhiễm
bẩn do chất thải.
Thủ tướng Tuvalu M.Toafa cho biết: “Dân số tăng lên đồng nghĩa với nhu cầu nước
tăng. Vấn đề đáng chú ý hiện nay là hiện tượng xâm mặn nguồn nước ngầm của chúng tôi.
Những năm gần đây, Tuvalu đang ngày càng có tiếng nói hơn tại các Hội nghị quốc tế về biến
đổi khí hậu nhằm giành được sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế”.
Thủ tướng Toafa cho biết, Tuvalu sẽ tham gia tích cực tại Hội nghị ở Cancun để cố gắng
cứu người dân của mảnh đất này. “Tôi tin rằng chúng tôi có thể cùng hợp tác để tìm cách giải
quyết các vấn đề và tác động của biến đổi khí hậu, trong đó có cả việc đưa ra sáng kiến cứu
Tuvalu”.
Hiện một số trong 9 hòn đảo của Tuvalu không còn ai sinh sống. Nếu mực nước biển
tiếp tục tăng, Tuvalu sẽ bị nước biển nhấn chìm trong vòng từ 30 đến 50 năm tới.
7
Hình 2: Mô hình thích ứng ' Tuvalu
b) )*+!", /.0!12.3)45J8!"K86LM
Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới về hậu quả của việc Trái Đất nóng lên đối
với Bangladesh, quốc gia có tới 150 triệu dân này với 80% đất nông nghiệp là đồng bằng sẽ
đứng trước nguy cơ ngập lụt nghiêm trọng.
Thống kê nêu rõ khi nhiệt độ tăng thêm 2
0
C làm mực nước biển nâng cao, đe dọa các
khu đô thị và cơ sở hạ tầng của Bangladesh, ảnh hưởng đến ngành nuôi thủy sản nước ngọt,
lương thực của người dân nước này. Nếu mực nước biển tăng thêm 1 mét, Bangladesh sẽ mất
17% diện tích. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), từ nay tới
năm 2100, mức nước biển sẽ chỉ tăng khoảng từ 26 tới 88cm.
Theo chu kỳ 5 năm, 50 triệu người Bangladesh, tương đương 1/3 dân số, phải gánh chịu

thiên tai do băng trên núi Himalaya tan, lốc xoáy, lũ lụt, sụt lở, xói mòn…
Chính phủ Bangladesh đã có những biện pháp làm giảm bớt thiệt hại về người do lốc
xoáy nhờ khâu dự đoán, dự báo tốt hơn. Người dân cũng thích nghi hơn với thiên tai bằng cách
dựng nhà sàn và di chuyển nhà cùng người đến nơi khác khi có thiên tai.
Theo thống kê, từ nay tới năm 2050; 9,6 triệu người Bangladesh sẽ phải di cư, trong đó
1,9 triệu người phải lánh nạn do đất bị lở và xói mòn, 5,4 triệu người do lũ lụt và 2,3 triệu
người bị ảnh hưởng bởi bão.
8
Hình 3: Mô hìnhthích ứng ' Bangladesh
• Tóm tắt
Dự án ở Tavalu Dự án ở Bangladesh
Hoạt
động
của
cộng
đồng
NCung cấp cho các nhà tài trợ các thông tin kiến
thức bản địa.
-Trong dự án này, nhà khảo cổ học và nhân
chủng học tiến hành nghiên cứu về lịch sử và
kiến thức bản địa của cộng đồng, chủ yếu bằng
cách điều tra tài liệu và tiến hành các cuộc
phỏng vấn với người dân. Từ kết quả các cuộc
điều tra, nó bật ra rằng cộng đồng trong Tuvalu
đã từng có quan niệm cho rằng có thể tránh xói
lở bờ biển do sự tồn tại của thảm thực vật ven
biển. Tuy nhiên, thảm thực vật ven biển đã bị
mất khi các đồn điền cây cọ được mở rộng
trong những năm 1980 và nguy cơ bị xói mòn
tăng lên. Mặc dù cây cọ các đồn điền đã giảm

bớt giờ, nhưng thảm thực vật ven biển đã bị
mất. Do đó, rõ ràng rằng một hiệu quả để giảm
nguy cơ gia tăng của mực nước biển được thảo
luận với cộng đồng là sự cần thiết của thảm
Tổ chức Ủy ban Gram (GC)
tập hợp/ biên dịch bình luận
trong cộng đồng về sự cần
thiết cho các dịch vụ hành
chính và đảm nhiệm vai trò
của một kênh chuyển tải cho
Ủy ban điều phối Liên minh
(UCC).
9
thực vật ven biển thông qua phổ biến/ hoạt
động hướng dŒn để khôi phục các thảm thực
vật ven biền.
-Cư dân lâu đời đã có một mạng lưới để di dời
đến nơi cư trú của người thân của họ và điều đó
như một thói quen để chuyển đến đất đai của
họ vào những thời điểm thiên tai như thủy triều
cao. Tuy nhiên, bây giờ mạng lưới tái định cư
và các thói quen di chuyển đến nhà ở của người
thân đã bị không còn và quyền sở hữu đất cá
nhân trở nên chặt chẽ chẽ hơn, điều đó gây khó
khăn cho những không có đất sở hữu để có nơi
trú ẩn trong hoặc di dời đến vùng đất của
những người khác tại thời gian của triều cường.
liệu có nên chia lại đất cho việc cư trú, đó có
thể là biện pháp để đối phó với triều cường
trong tương lai. Những ví dụ này cho thấy tính

hiệu quả của phương pháp kết hợp với kiến
thức bản địa và các công nghệ mới nhất.
-Tuy nhiên, công đồng dân cư ít quan tâm về
vấn đề xói mòn ven biển và sự dâng lên của
mực nước biển, và không có động cơ thích ứng
Hoạt
động
của
chính
quyền
địa
phươn
g
Hệ thống hành chính của Tuvalu được tạo
thành từ chính phủ và cộng đồng, và chính
quyền địa phương không phải là một tác nhân
chính.
-Ủy ban Điều phối Liên minh
(UCC) được tạo ra trong Liên
minh với vai trò của kênh
đàm phán với chính phủ địa
phương và là kênh đàm phán
với GC.
-Cán bộ phát triển liêm minh
(Udo) với vai trò điều phối
giữa Ban phát triển Nông
thôn Bangladesh(BRDB) và
cộng đồng. Udo cũng sắp xếp
các hội thảo thực tế cho cộng
đồng

Hoạt
động
của
chính
phủ
-Thẩm quyền mà chính phủ có thể thực thi cho
cộng đồng là khá hạn chế, và chính phủ không
thể đến thúc đẩy di chuyển hoặc thay đổi hệ
thống quyền sở hữu đất.
-Mặc dù mối đe dọa của sự gia tăng của mực
nước biển và sự cần thiết bảo tồn đất được
chính phủ thực hiện rất tốt, nhưng thích ứng cốt
Hội đồng quản trị Phát triển
Nông thôn Bangladesh
(BRDB) là đối tác của Dự án
đã tạo ra UCC trong Udo với
nhiệm vụ như một người hổ
trợ, và do đó thành lập một hệ
thống mà trong đó các nhu
10
lõi đã không được thực hiện do thiếu nguồn tài
nguyên.
-Trong đảo nhỏ trũng thấp như Tuvalu, nó chỉ
ra rằng trong khi chính phủ nhận thức được
nguy cơ thiệt hại gây ra bởi sự gia tăng của
mực nước biển, họ cũng không thể đủ khả năng
thực hiện bất kỳ biện pháp đối phó cụ thể đối
với khí hậu thay đổi vì sự tồn tại của các vấn đề
khác với ưu tiên cao hơn bao gồm cả những
liên quan đến việc cung cấp thực phẩm. Trong

trường hợp này, năng lực của mình để thực
hiện các hoạt động thích ứng phụ thuộc vào số
lượng tài nguyên thặng dư sở hữu của chính
phủ. Chính vì vậy, chính phủ đang mong muốn
hợp tác với các tổ chức viện trợ nước ngoài và
cũng để cung cấp các giải pháp cho cộng đồng
cầu của từng Gram được thu
thập thông qua một phương
pháp từ dưới lên
Hoạt
đông
của các
tổ chức
bên
ngoài
-Một nhóm nghiên cứu, cũng là một các nhà tài
trợ, đo mức độ xói lở bờ biển ở giai đoạn này
và đã thông báo chính quyền trung ương trên
các kết quả và tác động của một tăng tương lai
của mực nước biển và đưa ra khuyến nghị.
Cùng lúc, họ điều tra kiến thức bản địa của
cộng đồng thông qua các nghiên cứu về tài liệu
và các cuộc phỏng vấn với cư dân.
-Nhóm nghiên cứu Nhật Bản đang làm việc
trực quan giải thích tình hình có thể xảy ra cho
tương lai cộng đồng bằng cách sử dụng một
bản đồ khu vực chỉ ra sự ảnh hưởng bởi sự gia
tăng của mực nước biển. Bằng cách này, các tổ
chức bên ngoài đã đóng tích cực và làm việc
hiệu quả với cộng đồng.

-Một trường đại học Nhật Bản tham gia vào các
hoạt động để thúc đẩy hỗ hành động giữa các
cộng đồng và các chính phủ địa phương bằng
việc bồi dưỡng nguồn nhân lực ở cấp địa
phương.
-JICA, là một nhà tài trợ,
giám sát toàn bộ Dự án và
hành động như một người hỗ
trợ giữa các tác nhân khác
nhau.
-Đại học Kyoto và Viện Phát
triển kinh tế, trong đó có các
thành viên của các nhà tài trợ,
đã thực hiện một điều tra tình
hình kinh tế-xã hội của cộng
đồng mục tiêu.
-NGOs và NPOs là tham gia
thêm sâu sắc sự trong hành
chính cơ quan của họ và cộng
đồng bằng cách cộng tác với
các tổ chức như UCC tạo dự
án này
Trong một ví dụ ở tỉnh
Noakhali, một số NPO và phi
chính phủ đã làm việc về
thích ứng và cung cấp hướng
dŒn kỹ thuật cho cộng
đồng. Đặc biệt, họ đã được
thực hiện hiệu quả hoạt động
tuyên truyền/ khai sáng bằng

cách sử dụng nhân vật linh
vật dựa trên một con ếch để
11
các hoạt động có thể được
chấp nhận dễ dàng ngay cả
trẻ em.
$%#AO?=PQR?ST
I. .H5.U!*G8/.0!12.3)45J.UB8V
Theo báo cáo của IPCC năm 2007, nhiệt độ trung bình toàn cầu và mực nước biển đã
tăng nhanh trong vòng 100 năm qua, đặc biệt trong khoảng 25 năm gần đây. Ở Việt Nam,
trong vòng 50 năm qua nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,5
o
C, mực nước biển
đã dâng khoảng 20cm.
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của
BĐKH, trong đó đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồng bằng trên thế giới dễ
bị tổn thương nhất do nước biển dâng, bên cạnh đồng bằng sông Nile (Ai cập) và đồng
bằng sông Ganges (Bangladesh). Theo các kịch bản BĐKH được công bố bởi Bộ Tài
nguyên và Môi trường (2009), cho đến cuối thế kỷ 21 nhiệt độ trung bình năm của Việt
Nam có thể tăng khoảng 2,3
o
C, tổng lượng mưa năm và lượng mưa mùa mưa tăng
trong khi đó lượng mưa mùa khô lại giảm, mực nước biển có thể dâng khoảng từ
75cm đến 1m so với trung bình thời kỳ 1980-1999. Nếu mực nước biển dâng cao 1m,
sẽ có khoảng 40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích đồng bằng sông
Hồng và 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển sẽ bị ngập, trong đó,
thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị ngập trên 20% diện tích,khoảng 10-12% dân số nước ta
bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất khoảng 10% GDP. Tác động của BĐKH đối với
nước ta là rất nghiêm trọng, là nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo,
cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước.

II. F*1;!"*G8?=J.UB8V
Ở nước ta, BĐKH thể hiện rõ nhất ở sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan và
thiên tai, cả về số lượng lŒn cường độ. Trong khi tình trạng nắng nóng gay gắt kéo dài vào mùa
hè kéo theo hạn hán dữ dội trên diện rộng, thì trong những năm gần đây số cơn bão có cường
độ mạnh cũng xuất hiện nhiều hơn. Nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển bất thường, phức tạp,
khó dự đoán và mùa mưa bão cũng kết thúc muộn hơn. Cùng với sự nóng lên của bề mặt trái
đất, nhiệt độ trung bình của các khu vực ở nước ta cũng tăng lên.
Hiện tượng BĐKH ở nước ta đã và đang tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến mọi lĩnh vực
liên quan đến đời sống con người, nhất là có vấn đề sức khỏe, BĐKH cũng gây ra những tác
động xấu đối với sản xuất nông nghiệp, các ngành công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ…
đều chịu những tác động tiêu cực từ hiện tượng BĐKH gây ra. Bên cạnh đó, BĐKH cũng có
tác động trực tiếp và gián tiếp đến các họat động văn hóa, du lịch, thương mại, dịch vụ.
III. O!"6W!"*F*X !"XFXB)*+!"678,9:*;!"1<!"*G8B0" ,9:.UB
8V
12
Nước ta đã phê chuẩn Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu
(UNFCCC) vào năm 1994 và Nghị định thư Kyoto năm 2002. Bộ Tài nguyên và Môi trường là
cơ quan Chính phủ làm đầu mối trong việc thực hiện công ước và nghị định trên về BĐKH.
Mục tiêu của chiến lược quốc gia là nhằm giảm thiểu nguy cơ từ thiên tai, bao gồm một
loạt những biện pháp như xây dựng hệ thống các trung tâm cảnh báo thiên tai trên cả nước, xây
dựng hành lang chống lũ (đê biển, đê sông) và các hoạt động nâng cao nhận thức.
1. /.012$/34 *
• Nhận thức về biến đổi khí hậu:
Mức độ nhận thức về BĐKH vŒn còn rất hạn chế. Tỷ lệ những người đã từng nghe đến
BĐKH là tương đối ít. Các kênh thông tin mà mọi người có thể tiếp cận về BĐKH bao gồm các
phương tiện truyền thông đại chúng, các panô/ áp phích, phổ biến từ chính quyền địa phương
và từ các dự án nghiên cứu. Các phương tiện truyền thông là kênh thông tin tốt nhất giúp phổ
biến thông tin.
• Những cách truyền thống trong việc nhận diện biến đổi khí hậu:
Việc tiếp cận với kiến thức khoa học về nhận diện những dấu hiệu của biến đổi khí hậu

của người dân là rất hạn chế. Người dân Việt Nam từ xa xưa đến nay đã quan sát các hiện
tượng tự nhiên bằng cách nhìn nhận sự vật, hiện tượng. Tuy chỉ mang tính chất tương đối
nhưng thực chất nó cũng rất hữu hiệu trong việc dự báo những hiện tượng biến đổi khí hậu để
có những giải pháp kịp thời.
Những kiến thức truyền thống về nhận diện biến đổi khí hậu thường thấy: nhìn trời;
xem cỏ cây, hoa lá; quan sát hoạt động của chim thú…
• Các cách truyền thống trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu
VD: Trong việc thích ứng với bão
Những phương pháp thông thường mà người dân vŒn hay sử dụng:
=.!!".UV Y
Ngắn hạn - Cập nhật thông tin kịp thời
- Giằng chống nhà cửa
- Neo, đậu thuyền bè
- Chuẩn bị lương thực
- Sơ tán
- Tìm nơi trú ẩn
- Khác
64,7
75,3
0,7
28
22,7
18,7
16,8
Dài hạn - Xây nhà an toàn 65,3
13
- Thay đổi sinh kế
-Di chuyển tới địa điểm an toàn
- Thay đổi cơ cấu cây trồng
- Xây hầm trú ẩn

- Trang bị hệ thống cảnh báo tốt
- Diễn tập cảnh báo bão
- Khác
7,8
19,3
13,4
0,2
8
5,3
2,7
VD: Kinh nghiệm của cộng đồng trong việc thích ứng với lũ lụt:
=.!!".UV Y
Ngắn hạn - Cập nhật thông tin kịp thời
- Di chuyển đồ vật lên cao
- Kiên cố nhà cửa
- Chuẩn bị lương thực
- Neo đậu tàu thuyền
- Tìm nơi trú ẩn
- Sơ tán
- Khác
64,7
75,3
28
12
18,7
22,7
16,7
37,4
Dài hạn - Trồng rừng ngập mặn
- Thay đổi cơ cấu mùa vụ

30,3
7,8
2. *+.012$/34 *
a) Z[!X\!"*]!"B.E!B8.
Tỉnh Nam Định dự kiến huy động một nguồn kinh phí lên tới hơn 553 tỷ đồng để đầu tư
cho 16 chương trình, dự án lớn thuộc "Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH giai đoạn
2011-2015, tầm nhìn 2020", trong đó tập trung vào các lĩnh vực: Tài nguyên nước, nông
nghiệp, y tế và sức khỏe, năng lượng, xử lý chất thải, tăng cường cơ chế, chính sách, năng lực
quản lý, dự báo, cảnh báo thiên tai, xây dựng đô thị và phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn Cụ
thể, Nam Định sẽ tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao kiến thức về BĐKH và nước
biển dâng cho các cán bộ Sở, ban, ngành, địa phương và cộng đồng dân cư, đặc biệt là dân cư
14
ven biển; thực hiện dự án phục hồi tài nguyên, hệ sinh thái bị suy thoái vùng ven bờ; tiến hành
điều tra, quy hoạch mạng lưới quan trắc nước dưới đất, quy hoạch khai thác, sử dụng tài
nguyên nước và quy hoạch hệ thống tiếp nhận nguồn xả thải, xây dựng 3 khu xử lý chất thải
rắn tại xã Nghĩa Hải (huyện Nghĩa Hưng), Giao Châu (huyện Giao Thủy), thị trấn Thịnh Long
(huyện Hải Hậu); xây dựng hệ thống quản lý tổng hợp thông tin về tài nguyên và môi trường;
lập quy hoạch hệ thống hồ điều tiết chống hạn hán, điều tiết dòng chảy và tham gia cắt lũ cho
tỉnh Nam Định.
Đặc biệt, tỉnh sẽ tu bổ, nâng cấp hệ thống kè chống sạt lở đê trên toàn tuyến đê của tỉnh
với tổng kinh phí 200 tỷ đồng; đầu tư 180 tỷ đồng để nghiên cứu Quy hoạch hệ thống công
trình thủy lợi thích ứng với biến động về dòng chảy đến lưu lượng và chất lượng nước tại lưu
vực sông, trong đó có tính đến việc xây dựng mô hình đập điều tiết lũ, ngăn mặn trên sông
Ninh Cơ; nghiên cứu, xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác, sử dụng phân bón và cải tạo đất
cho cây trồng chính ở các vùng chịu ảnh hưởng bất lợi của BĐKH và nước biển dâng; hỗ trợ
phát triển hệ thống Biogas góp phần giảm phát thải khí nhà kính và tạo nguồn điện cho các hộ
gia đình. Nam Định đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống thủy lợi nội đồng có tính đến dự trữ nước
trên toàn hệ thống kênh và đảm bảo thoát lũ, tiêu úng, chống ngập với tổng kinh phí khoảng 50
tỷ đồng. Bên cạnh đó, tỉnh cũng tiến hành quy hoạch các nhà máy cung cấp nước sạch cho
nhân dân các xã khó khăn về nước sinh hoạt và các xã ven biển trên địa bàn các huyện Nghĩa

Hưng, Hải Hậu và Giao Thủy; hỗ trợ vốn vay giải quyết việc làm cho hộ nghèo thuộc các cộng
đồng dân cư bị ảnh hưởng nặng nề bởi BĐKH và nước biển dâng tại các xã ven biển; tổ chức
các chương trình truyền thông thay đổi hành vi dự phòng bệnh, tiết kiệm năng lượng, sử dụng
năng lượng sạch
b) Z[!XFBBC.H!BG^M_!
Giao Thủy là huyện có nghề nuôi thủy sản phát triển nhất Nam Định và năm 1989 đã
được UNESCO công nhận là vùng Dự trữ Sinh quyển Thế giới. Nuôi ngao trên Cồn Lu, Cồn
Ngạn và các vùng triều khác đã hình thành từ những năm 1990 và phát triển khá mạnh sau năm
2004. Nuôi ngao đã trở thành sinh kế mang lại thu nhập đáng kể cho người nghèo, đồng thời có
tác động tích cực bảo vệ và phát triển các vùng sinh thái tự nhiên, vì vậy đã nhận được sự ủng
hộ của các tổ chức phi lợi nhuận trong nước và quốc tế, tuy nhiên sản lượng nuôi đang bị suy
giảm, một phần do BĐKH (nắng nóng kéo dài, độ mặn tăng ). Để phát triển bền vững nghề
này, một tổ hợp tác nuôi ngao bền vững được thành lập, các vây nuôi theo quy hoạch chung và
quy trình kỹ thuật chuẩn thống nhất, có các thiết bị kiểm tra chất lượng môi trường, đánh giá và
dự báo được những diễn biến của thời tiết. Nghề nuôi được Tổ áp dụng như: đảm bảo khoảng
cách giữa các vây nuôi là 2m (so với trước đây là 30 – 40 cm), các con lạch được mở rộng 12
-15m, toàn bộ các thành viên trong tổ đều thực hiện theo “sổ tay hướng dŒn kỹ thuật nuôi ngao
giống”. Tất cả các hoạt động của tổ đều có sự bàn bạc và thống nhất chung, mỗi tháng tổ họp 1
lần để rà sát các hoạt động, chia sẻ kinh nghiệm và định hướng các hoạt động tiếp theo. Sau ba
tháng thả ngao giống, tốc độ ngao được ghi nhận đã phát triển hơn các năm trước từ 2 -3 lần và
tỉ lệ sống cao hơn hẳn so với các năm trước đây.
Bên cạnh các hoạt động diễn ra tại cộng đồng, sự tham gia của các bên đã được thực
hiện mạnh mẽ trong quá trình thực hiện đồng quản lý mà biểu hiện rõ nhất là việc thành lập ban
cố vấn đồng quản lý. Ban này mỗi năm họp hai lần nhằm đảm bảo được nguồn thông tin thông
suốt từ dưới lên trên và ngược lại, đồng thời cải thiện tiếng nói của Tổ hợp tác, những người
dân “nhỏ bé”, và tạo ra sự tham gia trong việc hỗ trợ công tác bảo vệ nguồn lợi.
15
Sau hơn 3 năm thực hiện, kết quả cho thấy ngao của tổ hợp tác tăng trưởng nhanh hơn
các hộ nuôi khác và có khả năng chống chịu được những cú sốc môi trường và BĐKH. Mô
hình đang được các hộ dân khác mong muốn tìm hiểu và nhân rộng.Ngoài ra, MCD đã hỗ trợ

xây dựng thành công thương hiệu Ngao Sạch Giao Thuỷ và hoạt động của hiệp hội nhuyển thể
Giao thuỷ với 200 thành viên.
c) Z[!B`!"M.!30*;!"1<!"*:!"a.6I!1b8X !"
Du lịch sinh thái cộng đồng (DLSTCĐ) được xem như một sinh kế bổ trợ giúp cho
người dân ven biển có thể có công ăn việc làm và thu nhập thêm thông qua khai thác nguồn lợi
biển một cách gián tiếp và thân thiện với môi trường. Thử nghiệm ban đầu ở vùng châu thổ
sông Hồng (Nam Định và Thái Bình) cho thấy đây là hướng đi khả quan.
Chỉ tính riêng năm 2011, hoạt động du lịch cộng đồng xã Giao Xuân đã thu hút gần
1000 khách trong và ngoài nước, đem lại thu nhập từ 1-1,5 triệu đồng /tháng cho hơn 20 hộ dân
trực tiếp tham gia. Ecolife Cafe đã tổ chức nhiều sự kiện cộng đồng thu hút hàng trăm lượt
người tham gia về các bài học sinh kế mới, về môi trường, về các kỹ năng cần thiết để ứng phó
tốt hơn với BĐKH.
d) C5!"BIVc*B4X*;!"1<!",d/.0!12.3)45
Một trong những hạn chế của người dân địa phương là họ có ít cơ hội tiếp xúc và tìm
hiểu những tài liệu và kiến thức về thiên tai nói chung và BĐKH nói riêng. Chính vì lẽ đó, một
mô hình nhằm đưa những kiến thức khoa học gần hơn với người dân địa phương được xây
dựng là dự án ECOLIFE.
Ecolife Café là một sáng kiến do VIETNET ICT, MCD và ECOLIFE khởi xướng từ
10/2009 nhằm thiết lập Trung tâm thông tin Du lịch Sinh thái và Giáo dục Cộng đồng về môi
trường và BĐKH gắn với đời sống văn hóa và giải trí của cư dân ven biển. Đó là mô hình quán
cà phê kinh doanh các dịch vụ ẩm thực tại chỗ, kết hợp với các góc thông tin miễn phí sử dụng
máy tính kết nối internet và các bảng tin hay tủ sách với các tư liệu cập nhật kiến thức về môi
trường, BĐKH, các sinh kế bền vững vùng ven biển v.v… do người dân thuộc nhóm nòng cốt
DLSTCĐ vận hành, phục vụ lợi ích chung của cộng đồng và du khách. So với với các trung
tâm học tập của cộng đồng đã có, Ecolife Café có lợi thế là điểm đầu mối giao lưu rất thân
thiện trong lòng cộng đồng, dễ tiếp cận và gắn bó với đời sống hàng ngày của người dân. Do
đó, bên cạnh việc đem lại giá trị gia tăng cho các hoạt động DLSTCĐ tại địa phương, kích
thích tính sáng tạo trong kinh doanh DLSTCĐ, Ecolife Café tạo cơ hội thuận lợi cho cộng đồng
dân cư tiếp cận công nghệ thông tin và kiến thức mới, góp phần tăng chất lượng cuộc sống.
Đến cuối năm 2011, Ecolife Café tại Giao Xuân và Vạn Hưng đã được xây dựng và vận hành

tốt, và Ecolife Café tại Phù Long đang được chuẩn bị.
16
=
Biến đổi khí hậu đang là vấn đề làm nóng dư luận hiện nay. Hàng loạt các vấn đề biến
đổi khí hậu được đưa ra và nó có ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt: đời sống sinh hoạt,
kinh tế, xã hội của mọi quốc gia. Vậy chúng ta phải làm gì? Trong lúc này, việc ngăn chặn triệt
để biến đổi khí hậu là việc làm hết sức khó khăn, thế nên việc tìm ra cách thích ứng với nó lại
là việc đáng quan tâm hơn. Thay vì tìm cách chống lại biến đổi khí hậu, ta nên tìm cách thích
ứng với nó.
Việt Nam cũng đang phải gánh chịu những hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra. Nó ảnh
hưởng rất nhiều tới khí hậu, đất đai, đến các hoạt động kinh tế-xã hội. Lượng nước biển dâng
cao, nhiệt độ tăng, hạn hạn, lũ lụt thường xuyên xảy ra là minh chứng cho điều đó. Vì thế, tìm
ra được biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu là vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế
xã hội hiện nay. Kế thừa kinh nghiệm của các nước trên thế giới, Việt Nam đã ứng dụng thành
công nhiều mô hình phù hợp cho điều kiện nước mình. Nó làm giảm thiểu tác động tiêu cực
của biến đổi khí hậu, giúp chúng ta thích nghi được với nó, sống chung với nó. Việc xây dưng
một hệ thống pháp luật chặt chẽ cũng như nâng cao ý thức về môi trường của công đồng, sự
quan tâm của các ban ngành chức năng rất quang trọng trong việc hoạc định ra các giải pháp
thích ứng với biến đổi khí hậu.
Một mô thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng đang ứng dụng tại nhiều tỉnh
thành tại Việt Nam. Nó là những kinh nghiệm, những mô hình mà người dân có thể áp dụng nó
một cách dễ dàng. Tuy có hạn chế, nhưng mô hình này thực sự đem lại những hiệu quả lớn
trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu tại đất nước Việt Nam- một đất nước có nền kinh tế
đang phát triển, việc áp dụng những phương pháp khoa học có thể rất tốn kém. Thế nên, vừa dễ
thực hiện, vừa phù hơp với điều kiện của Việt Nam, mô hình sẽ được nhân rộng cho nhiều khu
vực, đến được với những nơi mà người dân đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của
biến đổi khí hậu, giúp họ sống được, thích ứng được với những biến đổi khắc nghiệt đó.
17
=eQ
Bộ Tài nguyên Môi trường (2009), Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến

đổi khí hậu tại Việt Nam.
Bộ Tài nguyên Môi trường (2009), Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt
Nam.
Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Trọng Hiếu, Trần Thục (2011), Biến đổi khí hậu và tác
động ' Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
Trần Thục (2011), Biến đổi khí hậu: Tác động và các giải pháp thích ứng, Viện Khoa
học Khí tượng, Thủy văn và Môi trường, Hà Nội.
Viện Khoa học Khí tượng, Thủy Văn và Môi trường (2011), Tài liệu hướng dẫn : Đánh
giá tác động của Biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng, NXB Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội.
Nguyễn Thu Hà(2012), Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí
hậu dựa vào cộng đồng tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên.
Hozuma Sekine, Kotaro Fukuhara, Aya Uraguchi, Chun Knee Tan, Mikiko Nagai and
Yuko Okada (2009), The Effectiveness of Community-based Adaptation(CBA) to Climate
Change, Mitsubishi Research Institute AndUnited Nations University – Institute of
Sustainability and Peace (UNU-ISP).
C8!"fL/
Cổng thông tin điện tử tỉnh Nam Định
Cổng thông tin điện tử huyện Giao Thủy, tỉnh Nam
Định.
Website của Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển
cộng đồng.
18
Website Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn -quản lý tài
nguyên.
19

×