Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

tiểu luận kinh tế chính trị phân tích ưu điểm của sản xuất hàng hóa liên hệ thực tiễn việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.63 KB, 14 trang )

TRƯỜNG …
KHOA …


TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH ƯU ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT HÀNG HÓA. LIÊN
HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM

Họ tên học viên:…………………….
Lớp:…………….

- 2022


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
1.
Khái quát về hàng hóa và sản xuất hàng hóa
2.

Ưu điểm của sản xuất hàng hóa

3.
Liên hệ thực tiễn Việt Nam
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1
2


2
2
3
11
12


MỞ ĐẦU
Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội là lịch sử phát triển của những
phương thức sản xuất kế tiếp nhau từ thấp đến cao. Mà lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất, chúng tồn tại không tách
rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng, tạo thành quy luật về
sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quy luật cơ bản nhất của sự vận động phát triển của xã hội. Quy luật quan hệ sản
xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật phổ biến,
tác động trong tồn tiến trình lịch sử của nhân loại. Trong quy luật nêu lên nhiều
nội dung, trong đó có chỉ rõ những ưu điểm của sản xuất hàng hóa có vai trò
quan trọng với phát triển của xã hội.
Đại hội VI của Đảng năm 1986 đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất
nước, trước hết là về kinh tế; với chủ trương nhìn thẳng vào sự thật, khắc phục
những sai lầm trong đường lối, chủ trương, chính sách; phát huy dân chủ xã hội
chủ nghĩa, sự sáng tạo của nhân dân lao động; nhận thức đúng hơn về chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh. Sau đó Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013 ra đời
đã đặt nền móng pháp lý về điều kiện đủ để sản xuất hàng hóa tồn tại và phát
triển ở Việt Nam. Sau hơn 30 năm đổi mới toàn diện đất nước, nền sản xuất
hàng hóa của nước ta ngày càng thay đổi theo hướng hiện đại, phong phú, đa
dạng, đời sống của nhân dân ngày càng cải thiện. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề
“Phân tích ưu điểm của sản xuất hàng hóa. Liên hệ thực tiễn Việt Nam” làm
đề tài tiểu luận có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.


1


NỘI DUNG
1. Khái quát về hàng hóa và sản xuất hàng hóa
Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của
con người và đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi mua bán. Lịch sử phát triển của
nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức kinh tế, đó là sản xuất tự
cung tự cấp và sản xuất hàng hóa.
Sản xuất tự cung tự cấp là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm do lao
động tạo ra nhằm để thỏa mãn trực tiếp nhu cầu của người sản xuất.
Sản xuất hàng hóa là sản xuất ra sản phẩm để bán. Hay nói cách khác, sản
xuất hàng hóa là kiểu tổ chức sản xuất mà trong đó, sản phẩm làm ra khơng phải
để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó mà để đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác thông qua trao đổi, mua bán. Sản xuất
hàng hóa ra đời là bước ngoặt căn bản trong lịch sử phát triển của lồi người.
Sản xuất hàng hóa làm xóa bỏ nền kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh chóng lực
lượng sản xuất và làm nâng cao hiệu quả kinh tế của xã hội. Sản xuất hàng hóa
chỉ ra đời khi có đủ hai điều kiện đó là có phân cơng lao động xã hội và có sự
tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất.
2. Ưu điểm của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa ra đời khai thác được những lợi thế tự nhiên, xã hội, kỹ
thuật của từng người, từng địa phương, từng vùng ở Việt Nam. Ví dụ như vùng
đồng đồng bằng sơng Cửu Long, vì thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lúa
nước nên đây là nơi cung cấp lương thực chủ yếu cho nhu cầu trong nước và
xuất khẩu.
Sản xuất hàng hoá là để trao đổi đáp ứng nhu cầu của xã hội nên người
sản xuất có điều kiện để chun mơn hố cao. Trình độ tay nghề được nâng lên
do tích luỹ kinh nghiệm, tiếp thu được tri thức mới. Công cụ chuyên dùng được
cải tiến, kỹ thuật mới được áp dụng do đó cạnh cạnh tranh ngày càng gay gắt

khiến cho năng suất lao động được nâng lên, chất lượng sản phẩm ngày càng
được cải thiện và tốt hơn.
2


Hiệu quả kinh tế được trú trọng làm mục tiêu đánh giá sự hoạt động của
các thành phần kinh tế. Quy mô sản xuất được mở rộng tạo điều kiện cho việc
ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất thúc đẩy sản xuất phát triển.
Sự tác động của các quy luật: Quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy
luật cạnh tranh… buộc người sản xuất phải luôn năng động, nhạy bén, cải tiến
kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Sản xuất
hàng hóa phát triển làm cho đời sống vật chất và văn hóa tinh thần ngày càng
được tăng cao, phong phú và đa dạng. Quan hệ hàng hoá, tiền tệ, quan hệ thị
trường ngày càng được chủ thể sản xuất hàng hố vận dụng có hiệu quả hơn và
từ đó ngồi các quan hệ kinh tế phát triển mà các quan hệ pháp lý xã hội, tập
quán, tác phong cũng thay đổi.
3. Liên hệ thực tiễn Việt Nam
* Những thành tựu về sản xuất hàng hóa ở Việt Nam
Trong 35 năm qua (1986 đến 2021), kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng
trưởng khá ấn tượng. Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới (1986 - 1990), mức
tăng trưởng GDP bình quân hằng năm chỉ đạt 4,4% thì giai đoạn 1991 - 1995,
GDP bình quân đã tăng gấp đơi, đạt 8,2%/năm; các giai đoạn sau đó đều có mức
tăng trưởng khá cao; giai đoạn 2016 - 2019 đạt mức bình quân 6,8%. Mặc dù
năm 2020, kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 nhưng tốc
độ tăng GDP của Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu
vực, thế giới.
Quy mơ, trình độ nền kinh tế được nâng lên, nếu như năm 1989 mới đạt
6,3 tỷ USD/năm thì đến năm 2020 đã đạt khoảng 268,4 tỷ USD/năm. Đời sống
nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt, năm 1985 bình quân
thu nhập đầu người mới đạt 159 USD/năm thì đến năm 2020 đạt khoảng 2.750

USD/năm. Những nỗ lực đổi mới trong 35 năm qua đã giúp cho môi trường đầu
tư liên tục được cải thiện, nhờ đó đã thu hút ngày càng nhiều hơn vốn đầu tư cho
phát triển. Tính riêng năm 2019, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện theo
giá hiện hành đạt 2.046,8 nghìn tỷ đồng; tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi
(FDI) đạt 38,02 tỷ USD, cao nhất trong vịng 10 năm lại đây.
3


Năm 2020, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Việt Nam vẫn là một điểm
đến tin cậy cho các nhà đầu tư với tổng vốn FDI đạt 28,5 tỷ USD. Ngoài ra, tại
Việt Nam đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm để làm động lực cho phát
triển kinh tế vùng, miền và cả nước; phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp
tập trung nhằm thu hút vốn đầu tư phát triển, đồng thời hình thành các vùng
chun mơn hóa cây trồng, vật ni gắn với chế biến cơng nghiệp... Nhìn chung,
các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triển mạnh mẽ.
Qua 35 năm, từ chỗ thiếu ăn, Việt Nam đã trở thành một trong những
nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt
hàng nông sản, như cà phê, gạo, hạt điều, rau quả, tôm, gỗ và sản phẩm từ gỗ...
ln duy trì ở mức cao. Các mặt hàng xuất khẩu khác cũng có bước tiến lớn.
Đặc biệt, trong bối cảnh bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 khiến hoạt
động thương mại và đầu tư thế giới suy giảm, thì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
hàng hóa của Việt Nam năm 2020 vẫn đạt 543,9 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm
2019; xuất siêu 19,1 tỷ USD - cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm
2016. Với kim ngạch xuất nhập khẩu ấn tượng đã đưa Việt Nam xếp thứ 22 thế
giới về quy mô kim ngạch và năng lực xuất khẩu, đứng thứ 26 về quy mô
thương mại quốc tế. Từ chỗ Nhà nước bao cấp toàn bộ trong việc giải quyết việc
làm đã dần chuyển trọng tâm sang thiết lập cơ chế, chính sách để các thành phần
kinh tế và người lao động đều tham gia tạo việc làm; từ chỗ khơng chấp nhận có
sự phân hóa giàu - nghèo đã đi đến khuyến khích mọi người làm giàu hợp pháp
đi đơi với tích cực xóa đói giảm nghèo. Cơng tác giảm nghèo của Việt Nam đã

đạt được những thành tựu ấn tượng. Tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước đã giảm từ
58% năm 1993 xuống 22% năm 2005; 9,45% năm 2010, 7% năm 2015 và còn
dưới 3% năm 2020 (theo chuẩn nghèo đa chiều). Nền kinh tế Việt Nam hội nhập
ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới trên nhiều cấp độ, đa
dạng về hình thức. Việt Nam đã thiết lập được nhiều quan hệ đối tác chiến lược
về kinh tế; tích cực xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015 và hoàn thiện thị trường
trong nước đầy đủ hơn theo cam kết WTO.
4


Đến nay, đã có 71 quốc gia cơng nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế
thị trường, trong đó có các đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Từ khi gia
nhập WTO đến nay, Việt Nam đã ký kết 15 FTA khu vực và song phương và
đang đàm phán 2 FTA với các đối tác khác. Các FTA mà Việt Nam tham gia có
độ phủ rộng hầu hết các châu lục với gần 60 nền kinh tế có tổng GDP chiếm gần
90% GDP thế giới, trong đó có 15 nước thành viên G20 và 9/10 đối tác kinh tế thương mại lớn nhất của Việt Nam thuộc 3 trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới là
Bắc Mỹ, Tây Âu và Đơng Á. Do đó, việc tham gia và thực thi các FTA sẽ mang
lại những cơ hội lớn cho Việt Nam, tác động tích cực tới phát triển kinh tế, nâng
cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm... Dự báo đến năm
2045 Việt Nam trở thành nước cơng nghiệp hóa theo hướng hiện đại, thu nhập
bình quân đầu người của Việt Nam đạt mức khá trên thế giới.
* Những hạn chế, yếu kém
Làm phân hóa đời sống dân cư, phân hóa giàu nghèo dẫn đến khủng
hoảng kinh tế, thất nghiệp, lạm phát. Xã hội phát sinh nhiều tiêu cực, tệ nạn xã
hội gắn liền với hiện trạng kinh tế sa sút, gây rối loạn xã hội, văn hóa, đạo đức
con người đi xuống.
Vì chạy theo lợi nhuận tối đa dẫn đến sử dụng bừa bãi, tàn phá tài nguyên
và hủy diệt môi trường, sinh thái (điển hình là các cơng ty xả thải bừa bãi ra
ngồi mơi trường làm ơ nhiễm mơi trường). Năm 2004, 5 doanh nghiệp tư nhân
đã nhập khẩu 230 tấn phế liệu không đúng với thực tế khai báo về cảng sài gòn

đã vi phạm về quy định bảo vệ mơi trường. Đặc biệt phải kể đến đó là vụ
Formosa Hà Tĩnh năm 2016 đã dội lên một làn sóng phẫn nộ của người dân trên
cả nước. Nước thải công nghiệp của công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp
Formusa Hà Tĩnh thải trái phép chưa qua xử lý ra môi trường biển đã làm cho
hải sản chết hàng loạt ven biển bốn tỉnh miền Trung, gây thiệt hại nặng nề về tài
sản và môi trường sinh thái dưới biển, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh, du
lịch và đời sống cũng như sức khỏe của người dân. Ở Việt Nam, các “làng ung
thư” xuất hiện ngày càng nhiều.
5


Để tối thiểu hóa đầu tư, tối đa hóa lợi nhuân, các doanh nghiệp bất chấp
sức khỏe người tiêu dùng, làm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Các
vụ việc làm sữa lậu, trà sữa làm từ nguyên liệu kém chất lượng, ngộ độc trà sữa,
… ngày càng nhiều.
Một bộ phận khơng nhỏ cán bộ, đảng viên suy thối về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa… dẫn đến tham nhũng, tham ơ,
lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ địa phương… gây bức xúc và giảm niềm
tin trong nhân dân.
* Giải pháp nâng cao hoạt động sản xuất hàng hóa ở Việt Nam trong
thời gian tới
Để khắc phục những khuyết tật, hạn chế của nền sản xuất hàng hóa thì vai
trị của nhà nước rất quan trọng. Chính từ tính ưu việt rất riêng, rất có lợi (tuy
bên cạnh đó vẫn cịn có những khuyết tật) của sản xất hàng hố mà tại Đại hội
VII Đảng ta đã xác định phương hướng: Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần theo định hướng XHCN vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
nhà nước.
Nhà nước cần phải tăng cường điều chỉnh và quản lý vĩ mô một cách kiên
quyết và khôn khéo để mọi hoạt động vào khuôn khổ và đều tuân theo pháp luật.
Nhà nước cần thiết lập khuôn khổ pháp luật về kinh tế kết hợp với các luật về

bảo vệ môi trường sinh thái để xác định hành vi kinh doanh là hợp pháp hay
không và có biện pháp xử lý khi có cá nhân hoặc tổ chức vi phạm. Thêm vào đó,
Nhà nước phải sử dụng có ý thức các quy luật kinh tế khách quan vào quản lý
nền kinh tế sản xuất hàng hóa để phát huy những ưu thế vốn có và ngăn ngừa,
hạn chế những mặt trái khuyết tật của nó. Chính vì vậy, sử dụng "Bàn tay hữu
hình" của Nhà nước có vai trị quan trọng trong việc tạo ra hành lang và bước đi
cho nền kinh tế thị trường vận động theo định hướng XHCN.
Nêu cao trách nhiệm thực hiện tốt công vụ, sự gương mẫu, làm gương,
tiên phong, nói đi đơi với làm, vì nước vì dân phục vụ thực sự của đội ngũ cán
bộ, đảng viên, nhất là những cán bộ, đảng viên giữ chức vụ càng cao càng phải
gương mẫu, thực hiện tốt.
6


Trong 5 năm tới (2021 – 2026), mục tiêu phát triển cơng nghiệp của Việt
Nam phải kết hợp hài hịa giữa phát triển theo cả chiều rộng, chiều sâu, chú
trọng chiều sâu. Tạo đột phá trong nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả và
sức cạnh tranh, giá trị gia tăng nội địa của sản phẩm công nghiệp; phải tận dụng
tối đa lợi thế của nước đang trong thời kỳ dân số vàng; khai thác triệt để cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và lợi thế thương mại khi Việt Nam tham gia
nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Xây dựng chủ trương, chính sách
đủ mạnh, đồng bộ và khả thi để phát triển ngành công nghiệp có tính chất nền
tảng như: Cơng nghiệp hỗ trợ, cơng nghiệp vật liệu, hóa chất, cơ khí chế tạo, chế
biến và điện tử. Tập trung hoàn thiện thể chế theo quan điểm của Đảng, bảo đảm
công nghiệp - thương mại phát triển mạnh mẽ, đúng hướng, khả thi, trong đó,
việc trước mắt là sửa đổi, bổ sung những cơ chế, chính sách cịn bất cập, mâu
thuẫn, chồng chéo để giải phóng sự phát triển cơng nghiệp của cả khu vực nhà
nước và tư nhân, đồng thời, cắt giảm mạnh thủ tục hành chính, giảm trung gian,
tăng phân cấp, chú trọng hậu kiểm, cá thể hóa trách nhiệm, tăng cường ứng dụng
công nghệ trong chỉ đạo, điều hành, chống tham nhũng, tiêu cực trong tham mưu

xây dựng cơ chế, chính sách thực hiện các dự án trọng điểm, riêng đối với các
dự án chậm tiến độ, thua lỗ kéo dài, cần kiên trì, kiên quyết đề nghị cấp có thẩm
quyền giải quyết theo hướng: khẩn trương định giá đúng, giải quyết dứt điểm,
đúng luật, hợp tình hình để Nhà nước không mất thêm tiền và mất thêm người
vào các dự án kém hiệu quả, đồng thời, hướng đến mục tiêu để khu vực kinh tế
ngoài nhà nước tham gia “giải cứu” các dự án càng sớm càng tốt. Tập trung
nguồn lực để phát triển hạ tầng công nghiệp thương mại, nhất là giao thông của
các khu công nghiệp, khu chế xuất theo cơ chế kết hợp cơng-tư, trong đó, vốn
Nhà nước chỉ là mồi, vốn tư nhân, vốn xã hội là cơ bản, sớm ban hành chính
sách nhằm thu hút nguồn lực trong dân, đa dạng hóa hình thức đầu tư, hình thức
quản lý như kinh nghiệm một số nước trong khu vực và một số địa phương đã
thí điểm thành cơng thời gian vừa qua, hình thức đầu tư công - quản trị tư, đầu
tư tư – quản trị công; đầu tư công-tư kết hợp và quản lý theo cơ chế đấu thầu
khách quan”, tập trung đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao,
7


sẵn sàng thu hút, đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ tay nghề cao cho các dự
án đầu tư lớn của các doanh nghiệp nước ngoài, sẵn sàng đón làn sóng chuyển
dịch đầu tư nước ngồi vào Việt Nam sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát.
Đánh giá lại hiệu quả đầu tư và các chính sách thu hút đầu tư FDI vào nước ta
trong giai đoạn qua, từ đó có chính sách phù hợp hơn, tăng tính ràng buộc hơn
đối với các doanh nghiệp FDI, phải đảm bảo khi doanh nghiệp FDI đầu tư vào
Việt Nam phải có công nghệ thật sự cao, ngành sản xuất của Việt Nam đang
thực sự khuyến khích, mang lại giá trị gia tăng lớn, đồng thời, doanh nghiệp đó
phải có lộ trình để các doanh nghiệp trong nước từng bước tham gia vào chuỗi
sản xuất, cung ứng, nhất là khâu nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm
quyền lợi tốt hơn cho người lao động Việt Nam trước mắt và lâu dài, khẩn
trương đánh giá lại những hạn chế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế vừa
qua để có cơ chế, chính sách phù hợp, rà sốt, sửa đổi, bổ sung chính sách đối

với doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời có cơ chế, chính sách đối với những
doanh nghiệp lớn để các doanh nghiệp này đủ sức tham gia và hỗ trợ các doanh
nghiệp nhỏ trong nước tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu. Đẩy
nhanh tiến độ lập các quy hoạch về năng lượng, điện và khoáng sản, hạ tầng
thương mại từ năm 2030 đến năm 2045, đồng thời chỉ đạo, điều hành và tổ chức
thực hiện một cách linh hoạt và kiên quyết tạo điều kiện cho công nghiệp và
thương mại đất nước phát triển. Tăng cường phối hợp với các bộ, ngành, địa
phương trong việc hoàn thiện chiến lược phát triển ngành công thương dựa trên
tiềm năng, lợi thế của mỗi vùng để đưa vào quá trình xây dựng quy hoạch tỉnh,
quy hoạch vùng và quốc gia trong thời gian tới.
Quyết định số 150/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp
và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chiến
lược đề ra mục tiêu chung xây dựng nền nơng nghiệp sản xuất hàng hóa đồng
thời phát triển nông nghiệp dựa trên lợi thế địa phương, theo hướng hiện đại có
năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững và sức cạnh tranh cao thuộc nhóm dẫn
đầu trong khu vực và trên thế giới, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc
gia, góp phần quan trọng trong việc ổn định kinh tế - xã hội.
8


Cùng với đó, nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống, vai trò và vị thế
của người tham gia sản xuất nông nghiệp; tạo việc làm phi nông nghiệp để phát
triển sinh kế đa dạng, giảm nghèo bền vững cho người dân nông thôn, đảm bảo
cơ hội phát triển công bằng giữa các vùng, miền; phát triển nơng thơn tồn diện,
hiện đại gắn với q trình đơ thị hóa, có cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội đồng bộ
và tiệm cận với khu vực đô thị. Xây dựng nông thôn xanh, sạch, đẹp, an ninh,
trật tự được đảm bảo; phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây
dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái có hiệu quả cao, nơng
thơn hiện đại và nơng dân văn minh. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030, tốc độ tăng
trưởng GDP nơng lâm thủy sản đạt bình qn từ 2,5 - 3%/năm, tốc độ tăng năng

suất lao động nơng lâm thủy sản đạt bình qn từ 5,5 - 6%/năm; mở rộng và
phát triển thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu. Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu
nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 5 - 6%/năm. Nâng cao thu nhập người dân,
giảm nghèo bền vững. Thu nhập của cư dân nông thôn cao hơn 2,5 - 3 lần so với
năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở nơng thơn giảm bình qn 1 - 1,5%/năm.
Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm xuống dưới
20%, tỷ lệ lao động nông nghiệp được đào tạo đạt trên 70%. Chiến lược phát
triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến
năm 2050 hướng đến phát triển nền nơng nghiệp xanh, thân thiện với mơi
trường. Cả nước có ít nhất 90% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 50% số
xã đạt chuẩn nơng thơn mới nâng cao; phát triển nền nông nghiệp xanh, thân
thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm ơ nhiễm mơi trường
nơng thơn, phấn đấu giảm phát thải khí nhà kính 10% so với năm 2020. Chiến
lược cũng đặt ra định hướng, nhiệm vụ đối với từng lĩnh vực sản xuất: trồng trọt,
chăn ni, thủy sản, trong đó phát triển ngành thủy sản thành ngành sản xuất
chiến lược, đảm bảo nhu cầu trong nước và phục vụ xuất khẩu. Song song đó,
xây dựng ngành lâm nghiệp thực sự trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật hiện
đại, có hiệu quả cao, nâng cao thu nhập của người dân, góp phần đắc lực vào
phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh nguồn nước,
giảm nhẹ thiên tai, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, giữ vững quốc phịng
9


và an ninh. Chiến lược cũng nêu rõ, cùng với phát triển nông nghiệp, chú trọng
phát triển kinh tế nông thôn, chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng phi nông
nghiệp để giải quyết việc làm, đảm bảo thu nhập…

10



KẾT LUẬN
Vào thời điểm năm 1986 đất nước ta đang ở tình trạng kém phát triển kinh
tế - xã hội, sản xuất hàng hóa cịn manh mún, nhỏ lẻ, cịn nặng về quan liêu bao
cấp nên đời sống và thu nhập của người dân gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Từ
sau Đại hội VI của Đảng năm 1986 và Hiến pháp 1992 ban hành, xác định đường
lối đổi mới toàn diện đất nước, trước hết là kinh tế đã đặt nền móng cho sản xuất
hàng hóa phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý điều tiết của nhà nước.
Nhìn lại 35 năm (1986 – 2021) thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta
đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, tồn
diện. Quy mơ, trình độ nền kinh tế được nâng lên; đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm
lực, vị thế và uy tín như ngày nay. Đây là niềm tự hào, là động lực, nguồn lực
quan trọng, là niềm tin để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vượt qua mọi khó
khăn, thách thức, tiếp tục vững bước trên con đường đổi mới toàn diện, đồng bộ;
phát triển nhanh và bền vững đất nước.
Đại hội XIII của Đảng năm 2021 xác định đến năm 2030 Việt Nam cơ bản
trở thành nước cơng nghiệp hóa theo hướng hiện đại và đến năm 2045 trở thành
nước cơng nghiệp hóa theo hướng hiện đại, thu nhập bình quân đầu người đạt
mức khá trên thế giới.
Những thành tựu của 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới đã tiếp tục
khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo. Những thành
tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử kết tinh sức sáng tạo của Đảng và nhân dân ta,
khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực
tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn
của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hiến pháp Việt Nam (năm 1992 và năm 2013), Nxb Chính trị quốc gia – Sự
thật, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần
thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần
thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
5. Luật Doanh nghiệp 2015, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.

12



×